Hiểu được điều này, nhóm 1 lớp… chúng emxin chọn đề bài số 01, từ đó làm rõ hơn về các tình huống liên quan đến kỷ luật laođộng.NỘI DUNGCâu 1: Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao độ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
ĐỀ BÀI TẬP: 01
NHÓM 1 – LỚP 4722 (N07 – TL2)
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngày:
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 01 Lớp: 4722 (N07 – TL2)
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:
Tên bài tập: Đề bài 1
Người lao động P được thuê làm việc tại vị trí Giám đốc kinh doanh của Công ty H theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2017 P thường xuyên nắm giữ thông tin được coi là bí mật kinh doanh của công ty (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương thức bán hàng…) và có trách nhiệm bảo vệ các
bí mật này theo hợp đồng lao động và nội quy lao động của công ty
Khi trao đổi với đồng nghiệp T (cũng là người lao động làm việc tại Công ty H), P đã tiết lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của Công ty H trong năm 2023 Thông tin này được T báo cho Công ty D là đối thủ cạnh tranh của Công ty H Công ty H tiến hành xử lý kỷ luật sa thải đối với
P, tuy nhiên P không đồng ý vì cho rằng P chỉ tiết lộ cho người lao động cùng doanh nghiệp chứ không tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh, mặt khác cũng chưa gây thiệt hại gì cho công ty
Hỏi:
1 Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không?
2 Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao?
3 Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động?
4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T?
PAGE \* MERGEFORMAT 18
Trang 3Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
Đánh giá của
ký tên
Đánh giá của giáo
viên
số
Điểm chữ
Ký tên
4 472204 Phạm Hoàng Thu Thảo X
7 472207 Trần Nguyễn Ngọc Diễm X
8 472208 Đỗ Nguyễn Thuỷ Tiên X
Trang 4- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Trưởng nhóm
Lương Nguyệt Minh
PAGE \* MERGEFORMAT 18
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 6
Câu 1: Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không? 6
Câu 2: Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của NSDLĐ nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao? 7
Câu 3: Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động? 9
Câu 4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T? 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ Bộ luật Lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
Trang 6MỞ ĐẦU
Kỷ luật lao động là một trong những vấn đề quan trọng nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của người lao động, đồng thời xây dựng môi trường làm việc nề nếp và trật tự Tuy nhiên, tình trạng vi phạm kỷ luật lao động diễn ra khá nhiều và các tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật ngày càng nhiều hơn Điều này xuất phát
từ cả hai phía, người lao động và người sử dụng lao động, khi họ có thể chưa thật
sự hiểu rõ các quy định về pháp luật lao động Từ đó, ảnh hưởng không chỉ trực tiếp với bản thân người lao động và người sử dụng lao động, mà còn gián tiếp tác động không nhỏ đến trật tự xã hội Hiểu được điều này, nhóm 1 lớp… chúng em xin chọn đề bài số 01, từ đó làm rõ hơn về các tình huống liên quan đến kỷ luật lao động
NỘI DUNG Câu 1: Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không?
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 21, Điều 117, điểm đ Khoản 2 Điều 118, khoản
5 Điều 122, khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019
Khái niệm:
Căn cứ Điều 117 BLLĐ 2019: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc
tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.”
Kỷ luật sa thải1: Là việc NSDLĐ chấm dứt quan hệ lao động với NLĐ khi họ có
hành vi vi phạm kỷ luật, không có ý thức chấp hành kỷ luật và kỷ cương của đơn vị
đã được quy định trong nội quy doanh nghiệp, tổ chức, HĐLĐ đã giao kết hoặc các quy định của pháp luật.
Căn cứ xử lý KLLĐ sa thải anh P:
Hành vi vi phạm KLLĐ của anh P ở mức bị xử lý kỷ luật sa thải, cụ thể:
Căn cứ khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019, Anh P đã có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh với người không có quyền nắm giữ các bí mật kinh doanh, cụ thể là tiết lộ
1 Nguyễn Thị Mai Phương (2022) Pháp luật lao động Việt Nam về xử lý kỷ luật sa thải và thực trạng thực
hiện tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
PAGE \* MERGEFORMAT 18
Trang 7thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của công ty H trong năm 2023 (đây được coi là bí mật kinh doanh của công ty) với T (chỉ là NLĐ làm việc tại công ty H)
Hành vi vi phạm của anh P là lỗi mang tính chất cố ý vi phạm:
Anh P là người có đầy đủ trách nhiệm hành vi dân sự và khả năng điều khiển hành vi cũng như hoàn toàn có khả năng nhận thức được mình là người nắm giữ những bí mật kinh doanh của công ty Tuy nhiên, anh vẫn cố tình tiết lộ cho người ngoài là T không có quyền được biết Do đó, anh không thuộc trường hợp được quy định trong khoản 5 Điều 122 BLLĐ 2019 và vẫn phải chịu xử lý kỷ luật vì hành vi
cố ý của mình
Ngoài ra, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh được quy định trong nội quy lao động theo điểm đ Khoản 2 Điều 118 và trong HĐLĐ theo khoản 2 Điều 21 BLLĐ
2019 Vì vậy, việc bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với P khi tham gia quan hệ lao động Lý do anh P đưa ra là không hợp lý vì chỉ cần có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty là
đủ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P, chứ không cần bàn đến việc tiết lộ cho ai, vi phạm ở mức độ nào hay hậu quả có xảy ra hay không
Do đó công ty H hoàn toàn có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với anh P.
Câu 2: Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của NSDLĐ nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao?
Căn cứ pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 122 BLLĐ 2019, khoản 2 Điều 70 NĐ
145/2020/NĐ-CP
Để xác định công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P hay không thì cần xét theo các trường hợp sau đây:
Trường hợp P không xác nhận tham gia dự họp, không trả lời thông báo họp hoặc P có xác nhận tham gia dự họp nhưng không có mặt tại thời điểm diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:
Trang 8Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 122 BLLĐ 2019 thì NLĐ là thành phần bắt buộc phải tham gia khi NSDLĐ thực hiện họp xử lý kỷ luật Điều này nhằm đảm bảo quyền bào chữa cho NLĐ, giúp họ có cơ hội chứng minh bản thân không phạm lỗi hoặc giải trình để giảm nhẹ lỗi, bảo vệ những lợi ích hợp pháp khác của mình Đồng thời cũng đảm bảo cho quá trình xử lý kỷ luật lao động diễn ra một cách khách quan, NSDLĐ cũng có thêm thông tin, cơ sở để đưa ra quyết định xử lý kỷ luật chính xác, hợp lý và có tính thuyết phục
Tuy nhiên, đối với những trường hợp mặc dù NSDLĐ đã thông báo thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động nhưng NLĐ không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt khi đã xác nhận tham dự thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp xử
lý kỷ luật lao động Việc xử lý kỷ luật sa thải NLĐ trong trường hợp này được coi
là hợp pháp, trừ trường hợp xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ trong các trường hợp thuộc khoản 4 và 5 Điều 122 và điều 127 BLLĐ 2019
Trường hợp P không xác nhận tham gia dự họp vì có lý do cá nhân:
Theo điểm b khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP: “Trường hợp một trong các thành phần tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc có lý do chính đáng để không tham gia dự họp thì NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp”
Những thành phần bắt buộc tham dự cuộc họp chỉ có duy nhất một lần được thay đổi thời gian, địa điểm cuộc họp2 Theo đó, các bên sẽ thỏa thuận lại xem lý do
P đưa ra có cần thiết phải hoãn lại không nhằm tránh tình trạng đưa ra “lý do chính đáng” để cố ý trì hoãn buổi họp, khiến thời gian xử lý kỷ luật lao động bị kéo dài
và có thể hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động Trường hợp hai bên không thống nhất được thời gian, địa điểm họp hoặc P không đồng ý thay đổi thời gian, địa điểm cuộc họp thì thời gian, địa điểm họp mới do NSDLĐ quyết định Nếu đã có địa điểm, thời gian họp mới mà anh P không tham dự thì công ty được phép xử lý vắng mặt P
2 Vũ Thị Thanh Thủy (2021) Kỷ luật lao động sa thải theo BLLĐ năm 2019, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
PAGE \* MERGEFORMAT 18
Trang 9Đối với các trường hợp trên thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải khi vắng mặt NLĐ đều phải được thực hiện tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 70 NĐ 145/2020/NĐ-CP
Tóm lại, điều kiện để xử lý kỷ luật lao động vắng mặt như sau:
Như vậy, trong quá trình xử lý kỷ luật dù P nhận được thông báo họp của NSDLĐ nhưng không tham dự thì công ty H vẫn có thể xử lý kỷ luật vắng mặt
P
Câu 3: Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động?
Căn cứ pháp lý: Khoản 8 Điều 34, khoản 1 Điều 48, khoản 3 Điều 113
BLLĐ 2019; Điều 49 Luật Việc làm 2013
Như đã phân tích ở những ý trên, công ty H sẽ xử lý kỷ luật sa thải với anh P, cũng tức là chấm dứt HĐLĐ một cách hợp pháp theo khoản 8 điều 34 BLLĐ 2019 Căn cứ vào pháp luật lao động, anh P sẽ nhận được một số chế độ khi bị sa thải
Thứ nhất, công ty H có nghĩa vụ thanh toán những khoản tiền sau:
(1) Tiền lương chưa được thanh toán
Theo khoản 1 điều 48 BLLĐ 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ, với trường hợp công ty H không thuộc điểm a, b, c, d của khoản này, trong thời gian 14 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty H có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của anh P, trong đó có tiền lương
(2) Tiền phép năm chưa nghỉ hết
Theo khoản 3 điều 113 BLLĐ 2019, trường hợp chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết thì NLĐ sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ
Theo quy định này, trường hợp thôi việc ở đây không phân biệt NLĐ nghỉ việc vì lý do đơn phương chấm dứt hợp động, chấm dứt theo thỏa thuận hay do bị
sa thải Vì vậy, trường hợp nghỉ việc do bị xử lý kỷ luật sa thải hợp pháp của anh P
Trang 10vẫn năm trong quy định nêu trên Giả sử anh P chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết những ngày phép năm thì công ty H phải thanh toán tiền lương những ngày đó cho anh P
Thứ hai, công ty H có nghĩa vụ giải quyết những giấy tờ liên quan đến quyền lợi của anh P:
Theo khoản 3 điều 48 BLLĐ 2019 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, công ty H có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy
tờ khác nếu công ty H đã giữ của anh P; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của anh P nếu anh P có yêu cầu và chi phí sao, gửi tài liệu sẽ cho công ty H chi trả
Thứ ba, anh P có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp:
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đối chiếu với P:
- P thuộc đối tượng thuộc khoản 1 điều 43 về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- P thuộc trường hợp bị công ty H xử lý kỷ luật sa thải, tức bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ
- Giả sử H đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ; đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của Luật Việc làm; chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp
hồ sở hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 4 điều 49 Luật Việc làm
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức hưởng hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của BLLĐ đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc
PAGE \* MERGEFORMAT 18
Trang 11Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng
Câu 4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T?
Căn cứ pháp lý: Điểm đ Khoản 2 Điều 118, Khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019,
Khoản 7 Điều 4, Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
Theo đó, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh đã được quy định trong nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động theo điểm đ Khoản 2 Điều 118 Vì vậy, việc bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty H là nghĩa vụ bắt buộc đối với anh T khi tham gia quan hệ lao động với công ty
Công ty H có thể xử lý kỷ luật lao động sa thải với anh T:
Căn cứ khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019, Anh T đã có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh với người không có quyền nắm giữ các bí mật kinh doanh, cụ thể là tiết
lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của công ty
H trong năm 2023 cho công ty D - đối thủ cạnh tranh của công ty H
Hành vi vi phạm của anh T mang lỗi cố ý:
Anh T là có đầy đủ trách nhiệm hành vi dân sự và khả năng điều khiển hành
vi, có khả năng nhận thức được việc mình đang nắm giữ những bí mật kinh doanh của công ty và không được tiết lộ những bí mật ấy cho những đối tượng khác Tuy nhiên, anh vẫn cố tình tiết lộ cho công ty D là bên không có quyền được biết Bởi vậy, anh T không thuộc trường hợp được quy định trong khoản 5 Điều 122 BLLĐ
2019 và vẫn phải chịu xử lý kỷ luật vì hành vi cố ý của mình
Bởi vậy công ty H hoàn toàn có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với anh T
Công ty H có thể yêu cầu xử phạt hành chính anh T:
Theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi vi phạm hành chính liên quan đến tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại biện pháp bảo mật hoặc tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của
Trang 12chủ sở hữu thông tin đó sẽ bị xử phạt tiền Ở đây T đã có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh nên sẽ bị xử phạt tiền
Tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức Căn cứ quy định tại Điều
16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh: Mức tiền phạt cho các hành vi vi phạm trên được quy định từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với tổ chức và từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với cá nhân
Như vậy, T có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép
sẽ bị xử phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng
Công ty H có thể yêu cầu anh T bồi thường:
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau: Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên Công ty H phát hiện anh T có hành vi
vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động (điểm a) thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 130 BLLĐ 2019 Khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể quy định về xử lý bồi thường thiệt hại tại Điều 130 Bộ luật Lao động 2019 Theo đó quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực
tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động
Như vậy, với hành vi vi phạm của anh T, công ty H có thể áp dụng các biện pháp xử lý như: kỷ luật lao động sa thải, yêu cầu xử phạt hành chính anh T
và yêu cầu anh T bồi thường.
KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực lao động, hoạt động lao động có sự tham gia của nhiều người, là hoạt động mang tính tập thể, vì vậy cần phải có kỷ luật để thống nhất hoạt động chung của con người với nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định Đối với
PAGE \* MERGEFORMAT 18