Tuy nhiên căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 20 của BLLĐ2019: "Trường hợp hai bên ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xácđịnh thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỀ BÀI SỐ 03:
Năm 2019, ông B và công ty Y ký hợp đồng lao động thời hạn
12 tháng Ngày 9/5/2023, ông B nhận được quyết điều động sang công việc khác Ông B không đồng ý với quyết định điều động nên không đi làm kể từ ngày 13/5/2023 Sau khi tổ chức họp đầy đủ thành phần theo quy định, ngày 01/6/2023, Giám đốc công ty Y ra quyết định sa thải ông B Ngày 13/9/2023, ông B làm đơn gửi TAND để yêu cầu giải quyết tranh chấp Trả lời các câu hỏi.
Nhóm: 04 - Lớp: N06.TL2
Hà Nội - Tháng 10 năm 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Ngày: 31/10/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47
Tổng số sinh viên của nhóm: 12
+ Có mặt: Đủ
+ Vắng mặt: Không Có lý do: Không Không lý do: Không
Phân công công việc và tiến độ làm việc:
- Phân công công việc:
+ Phân công công việc, tổng hợp kết quả: Ma Xuân Hoàng (472044)+ Câu 1: Bùi Thị Hồng Thắm (472037), Ngân Thị Thuỷ (472041)
+ Câu 2: Hoàng Thị Thảo (472050), Phạm Minh Thuý (472038)
+ Câu 3: Đặng Ngọc Linh (472049), Bùi Thị Huyền Trang (472045)+ Câu 4: Lê Yến Ngọc (472047), Hoàng Khánh Toàn (472046), ĐàoQuang Huy (472051)
+ Chỉnh sửa bản word, làm slide thuyết trình: Vũ Hồng Nhung (472039)+ Thuyết trình: Ma Xuân Hoàng (472044), Đinh Thị Hà Trang (472043)
- Tiến độ làm việc:
+ 06/10/2023: Họp nhóm lần 1, xác định vấn đề, phân chia công việc+ 07/10/2023 – 23/10/2023: Các thành viên hoàn thành nội dung
+ 24/10/2023: Họp lần 2, các thành viên trao đổi, chỉnh sửa, góp ý
+ 25/10 – 30/10/2023: Các thành viên chỉnh sửa kết quả dựa trên phầnđược góp ý
+ 31/10/2023: Họp lần 2, tổng hợp kết quả, in ấn
Sau khi họp, thông nhất xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từngsinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
Trang 3STT Họ và tên MSSV
Đánh giá của sinh viên
Sinh viên kí tên
Đánh giá của GV
Điểm (số)
Điểm (chữ)
GV kí tên
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:………
+ Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm
2023
Trưởng nhóm
Ma Xuân Hoàng
Trang 4ĐỀ BÀI SỐ 03:
Ngày 09/01/2019, ông B và công ty Y chi nhánh Tp Hồ Chí Minh ký hợpđồng lao động thời hạn 12 tháng Sau đó, mỗi năm các bên lại ký mới HĐLĐ xácđịnh thời hạn 1 năm Công việc của ông B là nhân viên bảo vệ, mức lương cơbản là 3.500.000 đồng/tháng (mỗi năm thêm 20%); phụ cấp tiền cơm mỗi ngày
đi làm là 25.000 đồng; hỗ trợ điện thoại là 200.000 đồng/tháng
Ngày 9/5/2023, ông B nhận được Quyết định số 40/QĐ của Giám đốc Chinhánh có nội dung điều động ông B sang công việc bốc xếp kho văn phòngphẩm, thời gian là 20 ngày (kể từ ngày 13/5) Lý do là kho hàng trong khu vực bịngập lụt cần di dời khẩn cấp (đã được quy định trong Nội quy lao động của côngty)
Ông B không đồng ý với quyết định điều động trên nên không đi làm kể từngày 13/5/2023 Sau khi tổ chức họp đầy đủ thành phần theo quy định, ngày01/6/2023, Giám đốc công ty Y Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra quyếtđịnh sa thải ông B với lý do “không thực hiện điều động, tự ý bỏ việc kể từ ngày
13 - 31/5/2023”
Ngày 13/9/2023, ông B làm đơn gửi TAND để yêu cầu giải quyết tranh chấp.Hỏi:
1 Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ của công ty Y và ông B?
2 Quyết định điều chuyển của công ty đối với ông B có hợp pháp không?
3 Việc công ty Y sa thải ông B có hợp pháp không?
4 Ông B có thể nộp đơn khởi kiện ra thẳng TAND đề yêu cầu giải quyếttranh chấp không? TAND nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Biết rằngông B làm việc tại chi nhánh Tp Hồ Chí Minh có địa chỉ tại quận Bình Tân,trong khi trụ sở chính của công ty đặt tại quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội
Trang 6MỤC LỤC
Câu 1: Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ của công ty Y và ông B? 1
Câu 2: Quyết định điều chuyển của công ty đối với ông B có hợp pháp không? 3
2.1 Về thẩm quyền đưa ra quyết định điều chuyển 4
2.2 Về quyết định điều chuyển NLĐ 4
Câu 3: Việc công ty Y sa thải ông B có hợp pháp không? 6
3.1 Về căn cứ để sa thải ông B 6
3.2 Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động 7
3.3 Về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động 8
3.4 Về thẩm quyền ban hành quyết định sa thải 9
Câu 4: Giả sử khi bị chấm dứt HĐLĐ, ông M có gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động Hãy xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết? 10
4.1 Về khả năng ông B nộp đơn khởi kiện thẳng ra TAND để giải quyết tranh chấp 10
4.2 Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 7Câu 1: Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ của công ty Y và ông B?
Về chủ thể của hợp đồng lao động: Trong giao kết HĐLĐ luôn bao gồm 2
bên là NLĐ và NSDLĐ Trong tình huống trên, ông B được xác định là cá nhân cónhu cầu về việc làm, còn công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh là doanh nghiệp cónhu cầu thuê mướn, mua sức lao động Khi hai bên xác lập quan hệ lao động cá nhân,ông B được xem là NLĐ còn công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh chính là NSDLĐ.Việc ông B thực hiện trực tiếp giao kết HĐLĐ với công ty Y chi nhánh tp Hồ ChíMinh là đúng thẩm quyền, đáp ứng được điều kiện về chủ thể theo quy định tạikhoản 3 và khoản 4 Điều 18 BLLĐ 2019 Như vậy, chủ thể thực hiện giao kếtHĐLĐ phù hợp với quy định pháp luật
Về hình thức: Bất kỳ HĐLĐ nào cũng phải được giao kết bằng hình thức văn
bản, căn cứ khoản 1 Điều 14 BLLĐ 2019: "HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản
và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này" Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ đối với trường hợp hợp đồng
có thời hạn dưới 1 tháng có thể giao kết dưới hình thức bằng lời nói (khoản 2 Điều
14 BLLĐ 2019) Song HĐLĐ giữa ông B và công ty Y chi nhánh TP Hồ Chí Minhđược xác định thời hạn là 12 năm, do vậy không thể nào xác lập hình thức giao kếtHĐLĐ bằng lời nói mà bắt buộc ở đây phải là bằng văn bản Thực tế ông B và công
ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh đã ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản cho thấy vềhình thức của HĐLĐ giữa ông B và công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh là hợppháp
Về loại và thời hạn hợp đồng: Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép các bên
trong QHLĐ giao kết 2 loại hợp đồng nhất định, đó là HĐLĐ xác định thời hạn vàHĐLĐ không xác định thời hạn Theo đề bài đưa ra: “Ngày 9/1/2019 ông B và công
ty Y chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã thực hiện ký hợp đồng xác định thời hạn 12tháng Sau đó, cứ mỗi năm các bên lại ký mới HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm” Dựa
vào điểm b khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019 ghi rõ: “HĐLĐ xác định thời hạn là hợp
Trang 8đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng”.
Do đó các loại HĐLĐ giữa ông B và công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh ký là hợpđồng xác định thời hạn Tuy nhiên căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 20 của BLLĐ
2019: "Trường hợp hai bên ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 điều 149, khoản 2 điều 151 và khoản 4 điều 177 của Bộ luật này" Ta thấy rằng 2 HĐLĐ xác định thời hạn thứ nhất và thứ
hai của ông B và công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh ký kết là phù hợp với quyđịnh của điểm c khoản 2 điều 20 BLLĐ 2019, tuy nhiên theo quy định trên thì kể từhợp đồng thứ 3 trở đi phải là loại hợp đồng không xác định thời hạn, nhưng trên thực
tế loại hợp đồng mà các bên ký kết lại là hợp đồng xác định thời hạn (cụ thể là 1năm), ngoài ra do ông B không thuộc những trường hợp đặc biệt được ký kết nhiềuhơn 2 HĐLĐ có thời hạn Nên điều này đã không đúng với loại hợp đồng mà phápluật đã quy định
Như vậy có thể thấy về khía cạnh này, giữa hai bên chủ thể đã thực hiện sailuật, phát sinh vấn đề sai sót
Về nội dung của hợp đồng: Theo đề, “công việc của ông B là nhân viên bảo
vệ, với mức lương cơ bản là 3.500.000 đồng/tháng (mỗi năm tăng 20%); phụ cấptiền cơm mỗi ngày đi làm là 25.000 đồng; hỗ trợ điện thoại là 200.000 đồng/tháng”
Khoản 2 điều 90 BLLĐ 2019 quy định về tiền lương: “Mức lương theo công
việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu”.
Khoản 1 điều 91 BLLĐ 2019 quy định về mức lương tối thiểu: “Mức lương
tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản
Trang 9đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”
Theo đó, các quy định về mức lương và phụ cấp được thỏa thuận trongHĐLĐ không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định Cụ thể, căn cứvào điểm a khoản 1 Điều 3, khoản 1 điều 4, Phụ lục Nghị định 157/2018/NĐ-CP (cóhiệu lực từ ngày 01/01/2019):
“Điều 3 Mức lương tối thiểu vùng
1 Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
Điều 4 Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Phụ lục: 1 Vùng I, gồm các địa bàn: Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc
Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh”
Do công ty Y chi nhánh tp Hồ Chí Minh có địa chỉ tại quận Bình Tân thuộcvùng I nên mức lương tối thiểu khi mà công ty này giao kết HĐLĐ là phải ở mức4.180.000 đồng/tháng, tuy nhiên trên thực tế thì mức lương tối thiểu trong HĐLĐcủa công ty đối với ông B là 3.500.000 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức lươngtối thiểu theo vùng mà Nhà nước quy định
Như vậy, về khía cạnh tiền lương hai bên giao kết trong HĐLĐ là sai quyđịnh của pháp luật
Trang 10Câu 2: Quyết định điều chuyển của công ty đối với ông B có hợp pháp không?
Quyết định điều chuyển của công ty đối với ông B là hợp pháp Giải thích: 2.1 Về thẩm quyền đưa ra quyết định điều chuyển:
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 6 BLLĐ 2019 quy định: “1 Người sử dụng lao
động có các quyền sau đây: a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”.
Theo 5 Điều 84 BLDS 2015: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại
diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”.
Như vậy, giám đốc chi nhánh sẽ là người đứng đầu chi nhánh, đại diện thựchiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền Do đó sẽ là đại diện cho bên người sửdụng lao động, và có các quyền như tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sátlao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo như quy định điểm akhoản 1 điều 6 BLLĐ 2019 Do đó, căn cứ vào tình huống trên, việc Giám đốc chinhánh công ty Y ban hành quyết định điều chuyển đối với ông B là hoàn Toàn đúngvới quy định của pháp luật
2.2 Về quyết định điều chuyển NLĐ:
Thứ nhất, về các trường hợp được điều chuyển người lao động Khoản 1
Điều 29 BLLĐ 2019 quy định:“Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn,
dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người
sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
so với hợp đồng lao động” Công ty Y gặp khó khăn đột xuất do thiên tai (kho hàng
trong khu vực bị ngập lụt cần di dời khẩn cấp) và muốn điều chuyển tạm thời (20ngày) ông B (đang là nhân viên bảo vệ) sang công việc bốc xếp kho văn phòng
Trang 11phẩm Như vậy, trong trường hợp này, việc công ty Y đưa ra quyết định điều chuyểntạm thời đối với ông B là hoàn Toàn đúng với quy định của luật.
Thứ hai, về thời hạn điều chuyển lao động Khoản 1 Điều 29 BLLĐ 2019
quy định: “… người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động
làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác
so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản” Như vậy, đối với quyết định số
40/QĐ của Giám đốc Chi nhánh công ty Y có nội dung điều động ông B sang côngviệc bốc xếp kho văn phòng phẩm, thời gian là 20 ngày (từ ngày 13/5/2023), trongtrường hợp này công ty Y không cần sự đồng ý bằng văn bản của ông B Công ty Y
đã áp dụng đúng quy định của pháp luật khi điều chuyển NLĐ là ông B đúng thờihạn cho phép
Thứ ba, về nội quy lao động Tại điểm e Khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019 cũng
như điểm e Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ laođộng về nội dung phải có trong nội quy lao động như sau:
“2 Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau: e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động”
Khoản 1 Điều 29 BLLĐ 2019 cũng quy định: “Người sử dụng lao động quy
định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động”
Nội quy lao động của công ty Y đã quy định trường hợp công ty được quyềnchuyển người làm công việc khác so với HĐLĐ, trong trường hợp này là do kho
Trang 12hàng trong khu vực bị ngập lụt cần di rời Khi thỏa thuận với công ty Y, ông B cũng
đã phải biết và nắm rõ nội quy của công ty Vì vậy, khi ký HĐLĐ, ông B phải chấphành đúng nội quy của công ty Việc công ty Y đưa quy định về điều chuyển laođộng tạm thời vào nội quy của công ty là hoàn Toàn hợp pháp và được pháp luật chophép và đây cũng là căn cứ để công ty Y có thể điều chuyển tạm thời người lao động(ông B)
Thứ tư, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi điều chuyển lao động Căn cứ Khoản 2 Điều 29 BLLĐ 2019 quy định: “Khi tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động” Theo đó, thời gian làm công việc
mới bắt đầu từ ngày 13/5/2023 và thời gian ông B biết thông báo điều chuyển là vàongày 9/5/2023, tức là ông B đã biết trước 04 ngày làm việc, đảm bảo đủ thời gian ítnhất 03 ngày Nội dung thông báo đã được công ty Y đưa ra rõ ràng và được thể hiệntrong quyết định số 40/QĐ của giám đốc chi nhánh và ông B cũng đã nhận đượcquyết định đó Trong nội dung đã bao gồm đầy đủ về thời hạn làm tạm thời của ông
B (20 ngày) và bố trí công việc bốc xếp kho văn phòng phẩm cũng phù hợp với giớitính, sức khỏe của ông B khi làm nhân viên bảo vệ Như vậy, công ty Y đã thực hiệnđúng và đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm khi điều chuyển theo quy định của phápluật
Kết luận: Như vậy, dù cho quyết định điều chuyển của công ty Y đối với ông
B là hợp pháp nhưng việc điều chuyển ông B làm công việc khác so với HĐLĐ cũng
sẽ ít nhiều làm xáo trộn và ảnh hưởng đến cuộc sống ông B, nên công ty Y cần phảiđảm bảo quyền lợi cho ông B: khi hết hạn điều chuyển thì công ty Y phải sắp xếpcho ông B công việc cũ là bảo vệ như đã giao kết hợp đồng và trả đúng mức lươngcông việc mới cho ông B theo đúng quy định của pháp luật