Ưu điểm và hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác Các biện pháp giải quyết tranh chấp quố
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI 06: “Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên”.
Hà Nội, 2021
Trang 2M ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1
1 Ưu điểm và hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác 1
1.1 Ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác 1
1.2 Hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác 5
2 Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên 7
KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế (LQT) được xây dựng, điều này cũng kéo theo gia tăng tỉ lệ tranh chấp quốc tế giữa những chủ thể này Tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp trong đó bao gồm giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc
tế Biện pháp này được nhiều chủ thể LQT lựa chọn bởi tính nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên, liệu so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, trọng tài quốc tế có thực
sự ưu việt hơn và biện pháp này có khả thi giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam
là một bên hay không Để trả lời câu hỏi này, em xin lựa chọn trình bày đề tài: “Phân
tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên”
NỘI DUNG
1 Ưu điểm và hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác
Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc: “Các bên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình bao gồm: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” Căn cứ vào bản chất, thẩm quyền, và thủ tục giải quyết tranh chấp, các biện pháp giải quyết tranh chấp trên được chia thành các nhóm chính sau: đàm phán trực tiếp, giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba (bao gồm: biện pháp trung gian, biện pháp hòa giải và biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua
ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải), giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức quốc tế, giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế Trong đó, biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế nằm trong biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
1.1 Ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc
tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác
Trang 4Thứ nhất đối với biện pháp đàm pháp trực tiếp, đây là biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp trao đổi thông tin, quan điểm, thỏa thuận giữa các bên nhằm đạt được giải pháp để giải quyết tranh chấp1 Biện pháp này thường được các bên áp dụng ngay khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra bởi với tinh thần thiện chí, các bên sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết vấn đề qua phương thức đơn giản nhất là đàm phán Tuy nhiên chính vì thủ tục đơn giản nên kết quả và việc thi hành kết quả khi giải quyết tranh chấp bằng phương pháp này phụ thuộc lớn vào thiện chí của mỗi bên So với điểm này, trọng tài quốc tế có ưu điểm hơn bởi phán quyết của cơ quan này có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành với các bên Điều này có nghĩa là sau khi có phán quyết giải quyết tranh chấp các bên không thể kháng nghị đến cơ quan nào khác, việc thực thi phán quyết là được tiến hành ngay không phụ thuộc vào ý chí của các bên Ưu điểm này của trọng tài quốc tế giúp tranh chấp được giải quyết triệt để và các bên có thể yên tâm về tính bắt buộc thi hành của phán quyết cuối cùng Qua đó cũng đem lại hiệu quả pháp lý cao cho những thỏa thuận giữa các bên, trọng tài quốc tế đảm bảo rằng nếu một trong các bên vi phạm thỏa thuận thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
Thứ hai, đối với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba, cụ thể là thông qua biện pháp trung gian, hòa giải, thông qua ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải Đặc điểm chung của những biện pháp này là trong quá trình giải quyết tranh chấp, ngoài các bên tranh chấp sẽ có sự hiện diện của bên thứ ba (có thể là cá nhân, quốc gia,
tổ chức quốc tế…) Khi áp dụng biện pháp trung gian, bên thứ ba chỉ có nhiệm vụ khuyến khích, động viên các chủ thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình và có thể đưa ra đề xuất, phương hướng để hai bên thiện chí giải quyết tranh chấp Biện pháp hòa giải có phạm vi rộng hơn bắt đầu từ quá trình đàm phán cho đến khi kết thúc tranh chấp Để giải quyết tranh chấp bên hòa giải có thể điều khiển cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị để giúp các bên hóa giải mâu thuẫn Biện pháp giải quyết tranh chấp qua uy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải là do các bên thỏa thuận thành lập nên các cơ quan này Ủy ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan tình hình, sự kiện đã xảy ra rồi đưa ra bác cáo nhưng chỉ mang tính khuyến nghị Các bên hoàn toàn có thể chấp nhận hoặc bác bỏ báo cáo này Ủy ban hòa giải có phạm vi trách nhiệm rộng hơn ủy ban đièu tra bởi không
1 TS Nguyễn Thị Hồng Yến – TS Lê Thị Anh Đào (đồng chủ biên), Hướng dẫn môn học Công pháp quốc tế, Nxb Lao động, tr.303
Trang 5chỉ xác định tính khách quan mà còn có nghĩa vụ chuẩn bị dự thảo nghị quyết hoặc đưa
ra những giải pháp mà cơ quan này cho là hợp lý để các bên giải quyết tranh chấp Tất
cả những biện pháp trên có những mức độ tham gia khác nhau của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng nhìn chung quyết định của bên thứ ba đều không mang tính bắt buộc thi hành và các bên hoàn toàn có thể không thực hiện phán quyết này Vì vậy, phán quyết mang tính chung thẩm, bắt buộc trở thành ưu điểm của trọng tài quyết
tế so với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba Ưu điểm này của trọng tài quốc tế giúp tranh chấp được giải quyết triệt để và các bên có thể yên tâm về tính bắt buộc thi hành của phán quyết cuối cùng Qua đó cũng đem lại hiệu quả pháp lý cao cho những thỏa thuận giữa các bên, trọng tài quốc tế đảm bảo rằng nếu một trong các bên vi phạm thỏa thuận thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi Ngoài ra, thay vì
có thể lựa chọn một hoặc một số cá nhân, quốc gia, tổ chức làm bên thứ ba, khi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế, các bên chỉ được lựa chọn một hoặc một
số cá nhân để thành lập hội đồng trọng tài Điều này giúp tránh trường hợp khi các cường quốc giữ vai trò là bên thứ ba sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây tác động mạnh mẽ, thậm chí là can thiệp vào tranh chấp để khiếp các bên chấp nhận một giải pháp nào đó Thứ ba, đối với biện pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức quốc tế, khi thành lập tổ chức quốc tế, các chủ thể LQT sẽ xây dựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật cho chính tổ chức quốc tế đó và các thành viên của nó, bao gồm các quy định giúp các bên giải quyết tranh chấp Trong khuôn khổ hợp tác, một số tổ chức quốc tế còn xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế Ví dụ, Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hoặc đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế Thẩm quyền của Hội đồng bảo an khá đầy đủ khi có thể yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, điều tra tranh chấp hoặc tình thế, kiến nghị thủ tục, phương thức giải quyết, yêu cầu các bên tuân thủ biện pháp tạm thời, quyết định áp dụng biện pháp quân sự hoặc phi quân sự…2 Tuy nhiên, dù là Hội đồng bảo an hay bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức quốc tế nào cũng chỉ có phạm vi thẩm quyền giới hạn với các nước là thành viên của tổ chức quốc tế đó Vì vậy, ưu điểm của trọng tài quốc tế so với biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ tổ chức quốc tế là có phạm vi rộng hơn, bất kì chủ thể
2 Hiến chương Liên hợp quốc
Trang 6quốc tế nào cũng có thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế
mà cũng không bị hạn chế về phạm vi nội dung tranh chấp Điều này mang lại sự thuận tiện, linh hoạt cho các bên
Thứ tư, đối với biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua tòa án quốc tế cũng là một loại của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua cơ quan tài phán quốc tế bởi tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế đều là cơ quan tài phán quốc tế Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế so với giải quyết tranh chấp qua tòa án quốc tế là sự đề cao sự thỏa thuận của các bên bởi ngoài áp dụng luật quốc tế để giải quyết, các bên còn có thể thỏa thuận áp dụng luật quốc gia Bên cạnh đó, trình tự tố tụng của trọng tài quốc tế cũng linh hoạt hơn, có thể được thỏa thuận bởi các bên, nếu các bên không thỏa thuận thì tuân theo các điều ước quy định về trình tự, thủ tục về trọng tài như Công ước Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc
tế, Quy chế mẫu về thủ tục trọng tài do Ủy ban Luật quốc tế Liên hợp quốc soạn thảo
và được thông qua năm 1958 Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp qua trọng tài quốc tế, các bên còn được quyền lựa chọn trọng tài viên Điều này làm tăng sự tham gia của các bên vào quá trình điều tra và giải quyết tranh chấp, vì vậy cũng đem lại sự tin cậy nhát định của các bên để các bên có thiện trí và nhanh chóng thực hiện phán quyết của tòa trọng tài
Cuối cùng, so với tất cả những biện pháp trên, giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế có ưu điểm hơn ở điểm được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nghĩa là nội dung vụ việc tranh chấp sẽ được đảm bảo giữ bí mật Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật và quy tắc tố tụng của nhiều nước Quy tắc UNCITRAL quy định: “Phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chức
bí mật trừ khi các bên có thỏa thuận khác Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bất cứ nhan chứng nào hoặc các nhân chứng rút khỏi trong quá trì thẩm vấn các nhân chứng khác”3 Ngoài ra, tại Điều 1 phụ lục II ban hành kèm theo Quy tắc ICC còn quy định tính bí mật của công việc của Tòa án Trọng tài Quốc tế Đây là ưu diểm vượt trội của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế bới các bên sẽ được đảm bảo thông tin cá nhân cũng như thông tin vụ việc và phán quyết cuối cùng của tòa trọng tài mà
3 Khoản 4 Điều 25
Trang 7không lo sợ sẽ bị mất uy tín hay danh dự hay ảnh hưởng đến các yếu tố chính trị - xã hội khác
1.2 Hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc
tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác
Thứ nhất, so với biện pháp đàm phán trực tiếp, biến pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế có thủ tục phức tạp hơn, không thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi theo ý muốn của các bên và cũng tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian, đồng thời đây cũng là biện pháp ít mang tính thiện chí hơn Ngoài ra, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế thì ít nhiều phương hướng giải quyết của hai bên đã bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba, điều này có thể làm phức tạp thêm nội dung tranh chấp và cách
xử mâu thuẫn lợi ích giữa các bên
Thứ hai, so với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba, cụ thể là biện pháp trung gian hoặc hòa giải thì thay vì được lựa chọn bên thứ ba là bất kì cá nhân,
tổ chức hay quốc gia nào, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế phải lựa chọn thành viên hội đồng trọng tài là cá nhân Vì vậy, có thể nhiều trường hợp các bên không tin tưởng vào phán quyết của tòa trọng tài, đồng thời phán quyết của tòa trọng tài quốc
tế là phán quyết bắt buộc thi hành nên không mang tính mềm mỏng và có tính thuyết phục cao cho cả hai bên dẫn đến một bên có thể không thiện chí, tự giác thực hiện nghĩa
vụ của mình theo phán quyết So với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải, hội đồng trọng tài quốc tế không có nhiệm vụ giúp các bên hiểu rõ ràng, khách quan về các sự kiện tranh chấp mà các bên phải chứng minh sự thật khách quan với hội đồng trọng tài và từ đó hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết Điều này đã dẫn tới một hạn chế nữa của biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế là những tình tiết được đưa ra và xác nhận bởi hội đồng trọng tài sẽ không thật sự khách quan và công tâm với các bên bằng việc ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải tự thực hiện nhiệm vụ xác minh của mình
Thứ ba, so với biện pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc
tế, trong một số trường hợp đặc biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa trọng tài quốc tế không đáp ứng đúng với tính chất của tranh chấp Ví dụ, trong vụ việc “Chiến tranh Vùng Vịnh” giữa Iraq và Kuwait bắt đầu từ nguyên nhân khai thác dầu mỏ tại
Trang 8đường biên giới đang tranh chấp giữa hai nước Sau thời gian đàm phán nhưng không đạt được kết quả như ý muốn, Iraq đã tập trung lực lượng quân đội để chiếm đóng Kuwait Chỉ sau một thời gian ngắn, Iraq đã chiếm được Kuwait Trước tình hình ấy, các phái đoàn ngoại giao của Kuwait và Mỹ đã yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp và thông qua Nghị quyết 660, lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân nhưng Iraq vẫn tiếp tục chiếm đóng Kuwait Sau đó hàng loạt Nghị quyết của Hội đồng bảo an
và Liên đoàn Ả Rập được đưa ra về cuộc xung đột Một trong những Nghị quyết quan trọng nhất là Nghị quyết 678 của Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11 cho phép sử dụng
"mọi biện pháp cần thiết” - một công thức ngoại giao cho phép sử dụng biện pháp mạnh nếu Iraq không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/19914 Điều này đã cho phép lực lượng liên quân của Mỹ và các nước đồng minh thực hiện các biện pháp quân sự để giải phóng Kuwait Qua ví dụ trên ta có thể thấy với những tranh chấp đặc biệt như tranh chấp liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới thì cần những cơ chế giải quyết riêng để
có những biện pháp đảm bảo tranh chấp được giải quyết và trong những trường hợp này, các bên không thể sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế Bên cạnh đó, trong những vụ tranh chấp giữa các thành viên của một tổ chức quốc tế đã
có quy định riêng về giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo những quy định này để tranh chấp được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả
Thứ tư, so với việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế, đa số những thiết chế tòa án quốc tế hiện nay đã được hình thành bằng các điều ước quốc tế đa phương còn việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế nhiều trường hợp để đảm bảo tính nhanh gọn nên đã lựa chọn các trọng tài viên theo vụ việc thông qua điều ước quốc tế song phương hoặc các điều khoản trọng tài Điều này dẫn đến nhiều trường hợp thỏa thuận trọng tài này bị vô hiệu kéo theo phán quyết trọng tài bị vô hiệu nên dù các bên đã mất nhiều thời gian và chi phí nhưng tranh chấp vẫn không được giải quyết Bên cạnh đó, trọng tài viên không đảm bảo tính độc lập cao bằng các thẩm phán trong tòa án quốc tế nên tồn tại những trường hợp có dấu hiệu mua chuộc thành viên của hội đồng trọng tài, điều này cũng dẫn đến phán quyết của hội đồng trọng tài quốc tế vô hiệu hoặc khiến cho các bên không tin tưởng vào phán quyết cuối cùng Ngoài ra, cũng chính
4
https://baotintuc.vn/ho-so/chien-tranh-vung-vinh-19901991-ky-5-chien-dich-la-chan-sa-mac-20131206072055784.htm
Trang 9vì tính linh hoạt và các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng cũng như thủ tục tố tụng khi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế nên trong tranh chấp với các nước mạnh, các nước yếu có thể bị gây ảnh hưởng, áp lực phải tuân theo ý muốn của nước mạnh Trong trường hợp đó, việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế với quy định áp dụng luật quốc tế và thủ tục tố tụng được quy định rõ ràng, cụ thể trong quy chế, điều lệ hoạt động của tòa án sẽ đem lại sự công bằng cho các bên
2 Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên
Như đã phân tích ở trên, mỗi biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế đều có những
ưu điểm và hạn chế nên tùy từng trường hợp cự thể mà chúng ta cần linh hoạt lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế phù hợp Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp quốc
tế thông qua trọng tài quốc tế vẫn đem lại nhiều thuận lợi hơn cho các bên và có thể áp dụng được trong nhiều trường hợp, đặc biệt là các trường hợp như tranh chấp thương mại quốc tế
Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế với vai trò là một bên trong tranh chấp bởi trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã có sự chuẩn bị và những bước tiến trong nội luật hóa và áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế trên thực tiễn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luật Trọng tài thương mại (TTTM) chính thức được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 Luật TTTM được ban hành là sự cụ thể hóa chủ trương khuyến khích phát triển trọng tài như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005, trong đó đã chỉ đạo “Hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc
tế Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 chỉ rõ “Khuyến
khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa
án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”
Luật TTTM được ban hành đã khắc phục được các bất cập của Pháp lệnh TTTM
2003, tiếp thu các tiêu chuẩn và thực tiễn pháp luật trọng tài quốc tế, thúc đẩy trọng tài
Trang 10trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, cụ thể như: Tiếp thu các nguyên tắc quan trọng của Luật Mẫu về trọng tài của UNCITRAL tạo ra một khuôn khổ tương đối thuận lợi cho sự phát triển của phương thức trọng tài; Mở rộng thẩm quyền cho HĐTT, giúp quá trình tố tụng hiệu quả hơn bao gồm thẩm quyền triệu tập nhân chứng và thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các quy định mới khác Thứ hai, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam được thành lập tháng 4/1993 trên cơ sở hợp nhất hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải theo quyết định số 204 TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ
VIAC đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của tổ chức trọng tài có uy tín và kinh nghiệm tại Việt Nam Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010 Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được cải thiện Các Trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và trao đổi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng được cải tiến và hoàn thiện Thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn VIAC cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo tiêu chí linh hoạt và thuận tiện của trọng tài như việc tổ chức các phiên họp qua hình thức trực tuyến, teleconference, video conference, giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian, chi phí khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài Trên phương diện hợp tác quốc tế, VIAC đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác với các tổ chức trọng tài quốc tế để trao đổi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp và hợp tác trong việc chia sẻ thông tin thông qua các hoạt động hội thảo và đào tạo5
Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam hầu như chưa tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế mà chủ yếu là giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) bởi hầu hết các quốc gia sẽ phát sinh tranh chấp quốc tế khi đã xác lập quan hệ quốc tế với nhau, thường được xác lập thông qua điều ước quốc tế đã bao gồm các điều khoản về việc giải quyết tranh chấp quốc tế
5 LS Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
“Thực tiễn thi hành luật trọng tài tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam”