Top 10 mẫu phiếu đánh giá nhân viên được nhiều người lựa chọn nhất

Phiếu đánh giá nhân viên là một loại phiếu quan trọng và cần thiết đối với các công ty, doanh nghiệp. Trong công việc để có thể đánh giá và có được nhận xét đúng nhất về một nhân viên, nhà quản lý cần làm phiếu đánh giá nhân viên một cách chi tiết, đầy đủ.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những mẫu phiếu đánh giá nhân viên được nhiều người lựa chọn nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

I. Top 10 mẫu đánh giá nhân viên bạn nên biết 

1. Phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Phiếu đánh giá nhân viên thử việc do Trưởng đơn vị và bộ phận nhân sự đánh giá sẽ gồm 4 phần chính: đánh giá kết quả công việc; đánh giá năng lực, đánh giá sự phù hợp cũng như khả năng làm việc lâu dài tại công ty; đề xuất việc ký hợp đồng lao động và mức lương. 

Phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Download tài liệu

2. Phiếu đánh giá nhân viên thử việc

Nếu bạn cần một mẫu phiếu đánh giá nhân viên đơn giản với các mức đạt, không đạt hoặc vượt mức của các phần mục tiêu công việc, kỹ năng thì mẫu phiếu đánh giá dưới đây sẽ phù hợp với yêu cầu của bạn đấy. Thảo khảo qua đường link phía dưới nhé. 

Phiếu đánh giá nhân viên thử việc
Phiếu đánh giá nhân viên thử việc

Download tài liệu

3. Phiếu đánh giá nhân viên của công ty cổ phần phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu

Trong bảng phiếu đánh giá nhân viên sẽ được chia làm 5 mức điểm năng lực, chất lượng, ý thức bao gồm: giỏi – vượt mức yêu cầu; khá – đạt yêu cầu; trung bình – không đạt yêu cầu nhưng không thường xuyên; yếu – luôn không đạt yêu cầu. 

Phiếu đánh giá nhân viên của công ty cổ phần phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu
Phiếu đánh giá nhân viên của công ty cổ phần phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu

Download tài liệu

4. Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại cán bộ nhân viên không trực tiếp giảng dạy

Một trong những phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả nhất đó chính là sử dụng phiếu đánh giá. Bản đánh giá xếp loại cán bộ nhân viên không trực tiếp giảng dạy của trường tiểu học bao gồm nội dung về phẩm chất, đạo đức lối sống và chuyên môn, nội vụ. 

Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại cán bộ nhân viên không trực tiếp giảng dạy
Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại cán bộ nhân viên không trực tiếp giảng dạy

Download tài liệu

5. Mẫu phiếu điều tra đánh giá nhân viên đối với chương trình đào tạo 

Phiếu điều tra đánh giá nhân viên đối với chương trình đào tạo được làm đơn giản chỉ với 1 trang nhưng lại đầy đủ mọi nội dung cần đánh giá, nhận xét khác của nhân viên hay mức độ đánh giá. Bên cạnh đó là nội dung ý kiến hay kiến nghị của nhân viên để hoàn thiện khóa học, đơn giản nhưng chi tiết và đầy đủ. 

Mẫu phiếu điều tra đánh giá nhân viên đối với chương trình đào tạo 
Mẫu phiếu điều tra đánh giá nhân viên đối với chương trình đào tạo

Download tài liệu

6. Mẫu phiếu đánh giá nhân viên, công nhân trong công ty

Đây là một trong những mẫu đánh giá nhân viên trong công ty tổng quát nhất mà bạn có thể tham khảo. Trong bản đánh giá, quản lý đánh giá những nội dung như sau: công việc, thái độ, ý kiến nhân viên được đánh giá, ý kiến phòng nhân sự, xét duyệt của ban giám đốc. 

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên, công nhân trong công ty
Mẫu phiếu đánh giá nhân viên, công nhân trong công ty

Download tài liệu

7. Phiếu đánh giá nhân viên, giảng viên tự đánh giá

Khác với những mẫu phiếu đánh giá nhân viên khác, mẫu phiếu này sẽ do chính nhân viên, giảng viên tự đánh giá về công việc của mình. Bảng đánh giá có thông tin của giảng viên, các tiêu chí đánh giá, điểm đạt được và nguồn minh chứng. Từ đó đưa ra đánh giá điểm mạnh yếu của bản thân mình. 

Phiếu đánh giá nhân viên, giảng viên tự đánh giá
Phiếu đánh giá nhân viên, giảng viên tự đánh giá

Download tài liệu

8. Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

Để hiểu rõ hơn về quy định đánh giá công việc, từng nội dung mà bạn cần có trong một bảng đánh giá nhân viên hãy cùng tham khảo bài viết theo đường link phía dưới nhé. 

Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên
Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

Download tài liệu

9. Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại giáo viên

Trong mẫu phiếu đánh giá nhân viên năm 2008-2009 sẽ bao gồm có mục thông tin sơ yếu lý lịch của giáo viên, phần mục nhận xét về đạo đức, xếp loại đạo đức và đánh giá về chuyên giảng dạy. Kèm theo phiếu là bảng học lực và hạnh kiểm của lớp chủ nhiệm làm chứng nhận đánh giá cho giáo viên. 

Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại giáo viên
Phiếu đánh giá nhân viên: xếp loại giáo viên

Download tài liệu

10. Phiếu đánh giá nhân viên: báo cáo thử việc

Nếu bạn chỉ cần một phiếu đánh giá nhân viên đơn giản, gọn gàng với mục chính là công việc được giao, kết quả và đánh giá kết quả thì bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo thử việc dưới đây. 

Phiếu đánh giá nhân viên: báo cáo thử việc
Phiếu đánh giá nhân viên: báo cáo thử việc

Download tài liệu

100+ Mẫu phiếu đánh giá nhân viên đúng chuẩn

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Tổng hợp những điều bạn nên biết khi làm phiếu đánh giá nhân viên 

1. Tại sao phải thường xuyên đánh giá nhân viên

Rõ ràng đánh giá năng lực của nhân viên là công việc nhạy cảm vì kết luận này ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của họ, từ việc tăng lương, xét thưởng đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của mình một cách cao nhất. Người được đánh giá đúng năng lực sẽ hài lòng vì được công nhận. Họ sẽ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao, góp phần làm giảm chi phí. Bên cạnh đó, về phía công ty, một khi đã đánh giá đúng người thì sẽ giảm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo nhân viên.

Ảnh 11 

Cần phải đánh giá nhân viên thường xuyên để nắm bắt đúng năng lục của họ 

Việc đánh giá năng lực nhân viên nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Hệ thống này cần phải được xây dựng thật chi tiết, khoa học và phù hợp với mô hình và văn hóa của doanh nghiệp mới đảm bảo tính hiệu quả.

Và nhờ có nó mà người làm công tác quản lý tránh được các vấn đề như nguồn nhân lực cạn kiệt, tinh thần sa sút, sắp xếp nhân sự không hợp lý dẫn đến năng suất thấp, chi phí cao, chất lượng sản phẩm kém.

2. Những tiêu chí xây dựng một hệ thống đánh giá nhân viên hiệu quả

Đánh giá nhân viên chính là bước quan trọng để bạn biết được nhân viên của mình đã hoàn thành công việc như thế nào và có thật sự hiệu quả hay không. Chính vì vậy muốn phát huy được tính hiệu quả và tận dụng được hết hệ thống đánh giá nhân viên, bạn cần lưu ý 4 tiêu chí sau:

* Tính liên tục

Liên tục ở đây không phải là lúc nào cũng cần đánh giá mà bạn cần đánh giá theo từng kỳ, từng năm và thực hiện đều qua các năm. Thực tế, để đánh giá nhân viên hiệu quả, bạn cần thực hiện theo 1 chu kỳ và chu kỳ được khuyến nghị triển khai tại các doanh nghiệp như sau

  • Tổ chức các cuộc họp với mục tiêu cải thiện chất lượng công việc theo các quý để nhân viên hiểu được hiệu quả công việc của mình cũng như đưa ra giải pháp hữu hiệu để tăng chất lượng làm việc. 
  • Các doanh nghiệp nhỏ có thể tổ chức các buổi trao đổi 1:1 để góp ý về công việc cho nhân viên. 

* Thời gian: một bản đánh giá hiệu quả cần xác định khoảng thời gian cụ thể. Mỗi một khoảng thời gian luôn có sự thay đổi về mục tiêu công việc, mức đánh giá đạt hay không chính vì vậy bạn cần có thời gian xác định để đánh giá nhân viên nhé. 

* Tính chính xác: sự chính xác, trung thực trong từng phiếu đánh giá nhân viên chính là cách tốt nhất để bạn có được thông tin hoàn hảo và có được định hướng hay quyết định trong tương lai như thế nào cho phù hợp nếu tiếp tục làm việc lâu dài. 

* Mục tiêu: mục tiêu của mình bàn đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp bạn là gì? Chúng có thật sự chỉ đơn thuần là công cụ để bạn đo lường về nhân viên đó để đưa ra quyết định thưởng phạt. Nếu mục đích của bạn là như vậy thì sẽ thật sai lầm. 

Khi bạn kết hợp mục tiêu ràng buộc các yếu tố vật chất cùng với hiệu suất làm việc thì những người nhân viên của bạn sẽ dần mất đi tinh thần làm việc. Vậy nên hãy xác định mục tiêu của những phiếu đánh giá nhân viên là công cụ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để giúp họ thay đổi và phát triển hơn trong tương lai. 

3. Những phương pháp đánh giá nhân viên 

Có rất nhiều cách để bạn có thể đánh giá một nhân viên, 6 phương pháp sau đây là hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn và có được đánh giá chính xác. 

  • Phương pháp theo dõi những sự việc quan trọng: nhà quản lý sẽ theo dõi và ghi chép tất cả những hành vi của người nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định và tổng kết lại vào cuối quý. Dù phương pháp này giúp nhà quản lý có thể đánh giá được chi tiết nhưng lại không có tính tổng quát và đôi khi có thiếu sót khiến đánh giá cuối kỳ sẽ không còn chính xác nữa. 
  • Phương pháp đánh giá 360 độ: với phương pháp này không chỉ quản lý mà những người đồng nghiệp hay những người tiếp xúc trực tiếp cũng sẽ đưa ra ý kiến, đánh giá về một nhân viên. Phương pháp này sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn như nó lại rất phúc tạp và khó kiểm soát được sự chính xác về thông tin. 
  • Phương pháp Checklist: checklist là danh sách các câu hỏi để đánh giá tính hiệu quả trong làm việc của nhân viên. Phương pháp này có ưu điểm la đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên những câu hỏi dạng tích hay chọn đúng sai sẽ chứa đựng nhiều ý kiến chủ quan nên thường độ chính xác thấp. Dù vậy nếu bạn cần cần đánh giá tổng quan, không cần quá chi tiết thì có thể áp dụng phương pháp này. 
  • Phương pháp tự đánh giá: đây là phương pháp hay và cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, tự đánh giá giúp nhân viên có thể tự mình nhận ra được ưu nhược điểm của bản thân trong quá trình làm việc để từ đó có thể phát huy hay thay đổi để tốt hơn. Tuy nhiên, tự đánh giá cũng có nhược điểm vì nó là ý kiến đánh giá chủ quá của nhân viên vậy nên để đảm bảo thông tin được đánh giá chính xác bạn cũng cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để tham chiếu và thay đổi nếu cần thiết. 

Đọc thêm:

Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn các mẫu phiếu đánh giá nhân viên phổ biến và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là các tiêu chí và phương pháp để có thể đánh giá được nhân viên tốt nhất.