Câu 2: Giải quyết quyền lợi cho anh C khi bị tai nạn Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động: Trách nhiệm của công ty Z đối với anh C bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc sẽ được
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: Luật Lao động
ĐỀ BÀI SỐ 02
Nhóm 02
2023
Trang 2-DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM VÀ KẾT QUẢ BÀI TẬP NHÓM
Nhóm: 02 Lớp: 4717 Khóa: 47 Khoa: Pháp luật Kinh tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật Lao động
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm:
STT MSSV Họ và tên Xếp loại Sinh viên ký
tên
Giảng viên cho điểm
1 471713 Bùi Ngọc Sao Mai
2 471716 Trần Thanh Vân
3 471711 Nguyễn Đức Bình
4 471715 Nguyễn Quỳnh Chi
5 471714 Nguyễn Thúy Ngà
6 471712 Bùi Dương Khánh Chi
7 471718 Thẩm Đức Việt
8 471722 Đặng Thùy Anh
9 471721 Lương Thị Khuyến
10 471720 Phạm Thành Lực
Nhận xét của giảng viên Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023
NHÓM TRƯỞNG
Bùi Ngọc Sao Mai
Trang 3Bài tập số 2 :
Anh C là kỹ sư của công ty Z (100% vốn nước ngoài, trụ sở quận Đống Đa, Tp Hà Nội), làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng (từ 04/01/2022 đến 03/01/2025) Trước khi ký HĐLĐ, hai bên thỏa thuận trong thời hạn anh C thu xếp công việc tại công ty cũ, anh sẽ nộp cho công ty Z 2 triệu tiền chi phí tuyển dụng công ty đã bỏ ra, công ty sẽ trả lại khoản tiền này khi anh C đến làm đúng hạn thỏa thuận
Ngày 30/8/2022, trong quá trình làm việc anh C bị tai nạn phải vào viện điều trị 1 tháng Sau khi ra viện, anh C được xác định suy giảm 35% khả năng lao động Ngày 01/10/2022, công ty Z ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với anh C vì lý do anh không đủ sức khỏe và công việc đã có người khác thực hiện Tuy nhiên, nhận thức được việc chấm dứt HĐLĐ của công ty là trái pháp luật nên ngày 18/10/2022 công ty gửi thông báo về việc hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ và đề nghị anh C quay trở lại làm việc nhưng anh C không đồng ý
Ngày 01/11/2022, anh C đã khởi kiện vụ việc ra tòa án yêu cầu công ty phải bồi thường toàn bộ tiền lương cho anh trong thời gian không được làm việc làm việc (từ ngày 01/10/2022 – 03/01/2025)
Hỏi:
1 Nhận xét về thoả thuận liên quan đến chi phí tuyển dụng của công ty Z đối với anh C?
2 Giải quyết quyền lợi cho anh C khi bị tai nạn?
3 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh C?
4 Yêu cầu của anh C có được chấp nhận không? Tại sao?
Trang 4Câu 1: Nhận xét về thoả thuận liên quan đến chi phí tuyển dụng của công ty Z đối với anh C?
Nhận xét: Trong trường hợp trên thỏa thuận liên quan đến chi phí tuyển dụng
của công ty Z đối với anh C là trái với quy định của pháp luật
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 11 Bộ luật lao động 2019 có quy định như
sau: “Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.”
Phân tích:
Việc pháp luật ban hành quy định không được thu phí tuyển dụng của người lao động là pháp luật đang trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Đây là nguyên tắc được ghi nhận xuyên suốt trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội
Bởi vì trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở
vị trí yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Do đó, muốn quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động
đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động Bảo vệ người lao động được hiểu là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối người lao động khi tham gia quan hệ lao động
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động (là anh C) sẽ không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động Cụ thể là nộp 2 triệu tiền chi phí tuyển dụng cho công ty Z
Thương binh và Xã hội quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (nơi công ty Z đóng trụ sở) hòa giải để trả lại tiền phí 2 triệu Nếu như công ty không trả lại tiền, anh C có
Trang 5thể khởi kiện ra tòa án quận nơi công ty đóng trụ sở để được bảo vệ quyền lợi Và hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng thì sẽ bị xử phạt theo
khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
“1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
…
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
…
4 Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, còn với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức
phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) Như vậy
công ty Z có khả năng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với hành vi thu chi phí tuyển dụng của anh C Đồng thời, công ty còn phải buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu
Câu 2: Giải quyết quyền lợi cho anh C khi bị tai nạn
Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động: Trách nhiệm của công ty Z đối với
anh C bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc sẽ được giải quyết như sau:
- Theo Khoản 1: Thì công ty Z phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho anh C bị
tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho anh C bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc
- Theo khoản 2: Công ty Z phải thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp
cứu đến khi điều trị ổn định cho anh C bị tai nạn lao động trong quá trình
Trang 6làm việc (bao gồm cả chi phí tạm ứng và chi phí toàn bộ) Theo điểm a
của khoản này thì công ty Z phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với
anh C tham gia bảo hiểm y tế Theo điểm b thì công ty Z phải trả phí
khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoản Sau khi ra viện, anh C được xác định là suy giảm 35% khả năng lao động thì công ty Z phải bồi
thường Vì tỉ lệ suy giảm tối thiểu là 5% thì được bồi thường theo Khoản
1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH Theo điểm c thì công ty Z
phải thanh toán toàn bộ chi phí đối với anh C không tham gia bảo hiểm y tế
- Theo khoản 3: Công ty Z phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho anh
C bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động Do trong quá trình làm việc anh C bị tai nạn phải vào viện điều trị 1 tháng mà đề bài không đề cập đến lỗi của người lao động là do chính anh c gây ra hay là không hoàn toàn do lỗi của anh C Do đó chia thành 2 trường hợp để giải quyết:
+ TH1: Theo khoản 4: Công ty Z phải bồi thường cho anh C bị tai nạn
lao động mà không hoàn toàn do lỗi của anh C gây ra Vì anh C được xác định mức suy giảm là 35% thì theo điểm a khoản 4 là công ty Z phải bồi thường ít nhất là bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động, sau đó cứ tăng 1% thì cộng thêm 0,4 tháng tiền
lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% Theo Điểm b
khoản 3 điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức bồi
thường và công thức tính mức bồi thường là: Tbt = 1,5+{(a – 10)×0,4} Trong đó:
Trang 7 Tbt: là mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên ( đợn vị: tính bằng tháng tiền lương)
đến 10%
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1%
Mức suy giảm khả năng lao động của anh C là 35% thì mức bồi thường của anh C là: Tbt = 1,5+{(35-10)×0,4} = 11,5 tháng tiền lương
+ TH2: Theo khoản 5: Công ty Z phải trợ cấp cho anh C bị tai nạn lao
động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng Mức suy giảm khả năng lao động của anh C là 35%, do đó công ty Z phải trả tối thiểu 40% mức quy định tại khoản 4 và tính theo công thức
của điểm b khoản 3 điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Ttc = Tbt×0,4 Trong đó:
động từ 10% trở lên (đơn vị: tháng tiền lương)
10% trở lên (đơn vị: tháng tiền lương) Mức trợ cấp của anh C là: Ttc = 11,5×0,4 = 4,6 tháng tiền lương
- Theo khoản 6: Công ty Z phải giới thiệu để anh C bị tai nạn lao động
trong quá trình làm việc được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật
Trang 8- Theo khoản 7: Công ty Z phải thực hiện bồi thường hoặc trợ cấp cho anh
C bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động của anh
C hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người
- Theo khoản 8:Công ty Z phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe
của anh C theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với anh C bị tai nạn lao động với mức suy giảm là 35% khả năng lao động sau khi điều trị phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc
- Theo khoản 9: Công ty Z phải lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao
động của anh C từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Mục 3: Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Chương I của bộ luật An toàn vệ sinh lao động Vì vậy Công ty Z phải hoàn thiện hồ sơ cho anh C để chuyển sang cơ quan Bảo hiểm xã hội để anh C được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, theo điều 57 của Bộ luật an toàn vệ sinh lao động quy định
về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: Công ty Z phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo đúng về mặt pháp lý cho anh C:
- Số bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú
- Biên bản giám định mức khả năng suy giảm lao động của Hội đồng giám định y khoa
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động tgeo mẫu do bảo hiểm
xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội
Câu 3 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn của anh C
Trang 9Để xác định vụ việc trên có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không, dựa
trên Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về lao
động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“1 Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;”
Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vụ việc của anh C
Khi đã xác định được thẩm quyền xét xử, điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015
chính là căn cứ pháp luật xác định được tòa án nào có quyền thụ lý vụ án của anh C:
“1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây:
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này được xác định
là Tòa án cấp huyện
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại điểm a, b khoản 1
Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Theo đó, Toà án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết vụ việc này là:
- Trường hợp 1: Nếu hai bên thỏa thuận được theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015:
“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân
Trang 10hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”;
thì theo sự thỏa thuận của văn bản đó Và tòa án được xác định đó là Tòa án nơi anh C cư trú
- Trường hợp 2: Không có thỏa thuận: Anh C sẽ nộp đơn lên tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú Đó là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Thành phố
Hà Nội Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015:
“ a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Câu 4 Yêu cầu của anh C có được chấp nhận không? Tại sao?
Nhận định: Yêu cầu của anh C không được chấp nhận.
Giải thích:
Việc công ty Z đã có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh C vì lý do anh không đủ sức khỏe và công việc đã do người khác thực hiện là lý do không hợp
lý theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019 về các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Dựa theo Điều 41 BLLĐ
2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
“1 Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm
Trang 11cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
…
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều
36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2 Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động”.
Trong trường hợp của anh C, ngày 18/10/2022 công ty đã gửi thông báo hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với anh C và đề nghị anh quay trở lại làm việc nhưng anh không muốn tiếp tục làm việc cho công ty nữa Như vậy, công ty Z sẽ có
nghĩa vụ đối với anh C theo quy định tại khoản 2 điều 41 BLLĐ 2019 bao gồm:
phải trả lại tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những anh C không được làm việc và phải trả thêm cho anh C một khoản tiền
ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động Bên cạnh đó, công ty Z
phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ 2019.
Những ngày mà người lao động không được làm việc ở đây tính theo thời hạn của hợp đồng lao động, nếu tại thời điểm có quyết định về giải quyết tranh chấp (ví
dụ như: Bán án sơ thẩm) mà thời hạn hợp đồng đã hết thì người sử dụng lao động chỉ trả đủ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với phần thời gian còn lại của hợp đồng cho dù người sử dụng lao động
có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì Tòa án cũng không tuyên nhận nữa vì hợp đồng đã hết hạn
Trang 12Trên thực tế, nếu tại thời điểm có quyết định về giải quyết tranh chấp mà HĐLĐ còn thời hạn thì tiền lương được tính đến thời điểm tòa án xét xử Lý do chỉ tính lương đến thời điểm xét xử của vụ án là liên quan đến cách tính án phí khi hợp đồng còn thời hạn Nếu như tính đến ngày kết thúc hợp đồng (03/01/2025) thì tòa
án khó có thể xác định được án phí cho các bên
Anh C khởi kiện vụ việc ra tòa vào ngày 01/11/2022, thời gian làm việc trong HĐLĐ mà anh C đã ký với công ty Z kéo dài đến ngày 03/01/2025, tức là hai thời điểm này cách nhau khoảng 25 tháng
Điều 203 BLTTDS 2015 có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử, theo đó, thời
hạn đối với vụ án này là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Như vậy, trừ trường hợp đặc biệt là có quyết định tạm đình chỉ thì tranh chấp lao động giữa anh C và công ty Z chắc chắn sẽ được tòa xét xử trước khi HĐLĐ hết thời hạn Đồng nghĩa với đó là tiền lương mà công ty phải bồi thường cho anh C chỉ được tính đến ngày tòa án xét xử, tức là trước ngày 03/01/2025 Cụ thể, công ty
Z cần phải trả cho anh C số tiền lương tính từ ngày 01/10/2022 (là ngày công ty Z
có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với anh C) đến ngày tòa
án xét xử Vì thế, yêu cầu của anh C về việc công ty phải bồi thường toàn bộ tiền lương trong thời gian không được làm việc làm việc (từ ngày 01/10/2022 – 03/01/2025) là không hợp lý và không được Tòa án chấp nhận
Tài liệu tham khảo
1 Bộ luật Lao động năm 2019
2 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015