Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướngdẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mạiTrong điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNH
Trang 1
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2
Đề bài: TM2-N7
Hà Nội, năm 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 05
Khoa Luật Kinh tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
Lớp: N10.TL1 Khóa: 46
+ Có mặt: 10
+ Vắng mặt: 0 Có lí do: …
Đề bài: TM2-N7
Không lí do: ……
Môn học: Luật Thương mại 2
ĐÁNH GIÁ CỦA
TÊN
Kết quả điểm bài viết:… Hà Nội, tháng 3 năm 2023
Hà Anh Thủy
Trang 3MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 1 NỘI DUNG BÀI LÀM 3
Câu 1: Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao? 3 Câu 2: Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho Công ty Thanh Trà không? Vì sao? 5 Câu 3: Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà có hợp pháp không? Tại sao? 8 Câu 4: Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải quyết như thế nào? 9 Câu 5: Giả định trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH hai bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH không? Vì sao? 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5ĐỀ BÀI TM2-N7 (Tác giả: TS Trần Thị Bảo Ánh)
Ngày 2/4/2019, Công ty TNHH Hải An ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH với Công ty cổ phần Thanh Trà tại tỉnh Hải Phòng của Việt Nam Trong hợp đồng có một số điều khoản sau:
- Công ty Hải An bán cho Công ty Thanh Trà hai chiếc máy mài chuyên dụng, model 2M.2125 do Trung Quốc sản xuất, chất lượng máy mới 100%
- Tổng giá trị hợp đồng là 1,9 tỷ đồng
- Thời hạn giao hàng: từ ngày 15/4/2019 đến ngày 25/4/2019
- Phạt vi phạm hợp đồng:
+ Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt giao hoặc nhận hàng chậm
+ Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% giá trị hợp đồng
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thương mại
Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?
2 Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho Công
ty Thanh Trà không? Vì sao?
3 Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà
có hợp pháp không? Tại sao?
Trang 64 Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải quyết như thế nào?
5 Giả định trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH hai bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH không? Vì sao?
Trang 7NỘI DUNG BÀI LÀM Câu 1: Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?
1.1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH là:
1.1.1 Luật thương mại 2005
Nguồn luật điều chỉnh trước hết và trực tiếp trong tình huống này là Luật thương mại 2005 vì chủ thể của hợp đồng số 01/HĐMBHH là công ty TNHH Hải
An và công ty CP Thanh Trà, cả hai đều là thương nhân theo Khoản 1, Điều 2, LTM 2005; hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa theo khái niệm quy định tại Khoản 8, Điều 3, LTM 2005, thể hiện hoạt động mua bán hàng hóa thương mại giữa hai bên công ty Hải An và công ty Thanh Trà nhằm mục đích sinh lợi Hợp đồng số 01/HĐMBHH có những điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận, bao gồm nghĩa vụ giao và nhận hàng, nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa được giao cũng như mức phạt vi phạm hợp đồng Tất cả những điều khoản kể trên đều được LTM 2005 quy định
1.1.2 Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng số 01/HĐMBHH còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 BLDS 2015 có quy định các điều luật làm cơ sở nền tảng chung có thể được áp dụng để điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, bao gồm cả quan hệ trong lĩnh vực thương mại Đây là văn bản pháp luật quan trọng quy định tương đối đầy đủ về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng, là văn bản gốc điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng Trong trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và không được quy định trong các luật khác có liên quan thì áp dụng BLDS 2015 để điều chỉnh quan
hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Trang 81.1.3 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại
Trong điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Hải
An và Công ty Cổ phần Thanh Trà có sự thoả thuận về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH tại Trung tâm trọng tài thương mại
Do đó, hợp đồng số 01/HĐMBHH sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài
Như vậy, hợp đồng số 01/HĐMBHH được điều chỉnh bởi Luật Thương mại
2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại
1.2 Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?
Theo Điều 60, LTM 2005 có quy định:“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng”.
“Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy định của Điều này là đối tượng của hợp đồng mà hai bên ký kết, thay vì có vị trí cố định thì hàng hóa đó đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng, chứ không phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp đồng giao kết và đang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua Rủi ro được chuyển qua cho bên mua trong trường hợp này là ngay khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng
Trang 9Như vậy, giả định trong lúc hàng hóa đang vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng mà công ty Hải An và công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH và hai bên không có bất kỳ thỏa thuận nào về bên chịu rủi ro thì đối tượng giao dịch ở đây được xem “hàng hóa đang trên đường vận chuyển” và thời điểm chuyển rủi ro được xác định là lúc hai công ty giao kết hợp đồng Khi tàu gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số hàng hóa được chuyển giao cho bên mua, tức là rủi ro thuộc về công ty Thanh Trà
Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về bên chịu rủi ro thì các bên có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận
Câu 2: Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho Công ty Thanh Trà không? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, công ty TNHH Hải An có thể được miễn trách
nhiệm do không giao được hàng cho Công ty CP Thanh Trà nếu thuộc một trong
các trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 294, LTM 2005 về các trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm
Giao hàng đúng thời hạn (từ ngày 15/4/2019 đến ngày 25/4/2019) như đã thoả thuận là nghĩa vụ cơ bản mà công ty Hải An phải thực hiện khi giao kết và thực hiện hợp đồng với công ty Thanh Trà Trong hợp đồng, hai bên đã thoả thuận về
điều khoản phạt vi phạm “Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số
hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt giao hoặc nhận hàng chậm” Như vậy,
giữa hai công ty chỉ có thỏa thuận trong trường hợp giao hoặc nhận hàng chậm mà không có sự thỏa thuận về việc không giao hàng cũng như miễn trách nhiệm khi không giao được hàng, tức công ty Hải An không được miễn trách nhiệm theo
Điểm a, Khoản 1, Điều 294, LTM 2005: “Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách
nhiệm trong trường hợp: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận”
Tuy nhiên, công ty Hải An vẫn có thể được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho công ty Thanh Trà nếu thuộc các trường hợp sau:
Trang 102.1 Có sự kiện bất khả kháng xảy ra:
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 294, LTM 2005:“Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong trường hợp: Xảy ra sự kiện bất khả kháng” và Khoản
1, Điều 156, BLDS 2015:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Dựa vào căn cứ trên, để được miễn trách nhiệm do không giao hàng đúng hạn, công ty Hải An cần chứng minh có sự kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình công ty vận chuyển khiến hàng hóa không thể được giao đến cho công ty Thanh Trà, chẳng hạn như gặp lũ lụt, hoả hoạn, bão, dịch bệnh
Tình tiết giả định cho thấy, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng
về Hải Phòng và sau đó tàu gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng, do
đó, sự kiện tàu gặp nạn có thể coi là sự kiện bất khả kháng Ngay khi tàu gặp nạn, công ty Hải An cần ngay lập tức thông báo thông tin này cho công ty Thanh Trà Không những thế, công ty Hải An cũng cần chứng minh rằng mặc dù đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp khắc phục có thể trong khả năng của mình để khắc phục tác động của sự kiện đến việc thực hiện hợp đồng nhưng vẫn không có hiệu quả theo
như quy định tại Khoản 2, Điều 294, LTM 2005: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa
vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm” Ngoài ra, trong trường hợp bất
khả kháng, hai bên công ty có thể thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là 5 tháng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 1, LTM 2005
2.2 Có “hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia”:
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 294, LTM 2005:“Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong trường hợp: Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn
do lỗi của bên kia”, công ty Hải An có thể được miễn trách nhiệm trong trường
hợp chứng minh được việc giao hàng không đúng thời hạn quy định như đã thoả
Trang 11thuận trong hợp đồng hoàn toàn do lỗi của công ty Thanh Trà, chẳng hạn như cố tình làm hư hỏng số hàng hóa cần vận chuyển của công ty Hải An, cố tình làm tàu của công ty Hải An gặp tai nạn, cản trở việc giao hàng của công ty Hải An để được nhận 5% phí phạt giao hàng chậm từ công ty này, và các lý do khác khiến công ty Hải An không thể giao được hàng Trong trường hợp công ty Hải An chứng minh được việc giao hàng không thể hoàn thành hoàn toàn là do lỗi của bên công ty Thanh Trà thì công ty Hải An được miễn trách nhiệm
2.3 Có “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
Căn cứ vào Điểm d, Khoản 1, Điều 294, LTM 2005: “Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong trường hợp: Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”, công ty Hải An sẽ được miễn
trách nhiệm do không giao được hàng nếu như trong quá trình vận chuyển hàng hoá, Nhà nước có sự thay đổi hay ban hành những chính sách, văn bản pháp luật mới khiến công ty Hải An không thể giao hàng theo đúng thời hạn như đã thỏa thuận hoặc không thể giao hàng cho công ty Thanh Trà và cả hai bên đều không biết trước về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật này khi giao kết hợp đồng Việc Nhà nước thay đổi chính sách mang tính quy phạm buộc những đối tượng chịu điều chỉnh phải thi hành, do đó, nếu vì thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà công ty Hải An không thể giao hàng theo đúng như thỏa thuận với công ty Thanh Trà thì công ty Hải An được miễn trách nhiệm Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, quy định này còn vướng phải khá nhiều bất cập Đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành để hướng dẫn thi hành quy định này
Tóm lại, Công ty Hải An có thể được miễn trách nhiệm do không giao được
hàng cho Công ty Thanh Trà nếu trong quá trình vận chuyển, công ty Hải An gặp các trường hợp: xảy ra sự kiện bất khả kháng; có hành vi vi phạm của công ty
Trang 12Thanh Trà và hoàn toàn là do lỗi của bên công ty đó; có hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Đồng thời, công ty Hải
An cần chứng minh được công ty gặp phải các trường hợp trên thì được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
Câu 3: Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà có hợp pháp không? Tại sao?
Hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH giữa Công ty TNHH Hải An
và Công ty Cổ phần Thanh Trà có quy định điều khoản phạt vi phạm hợp đồng như sau:
1 Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt giao hoặc nhận hàng chậm
2 Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% giá trị hợp đồng
Căn cứ vào Điều 301, LTM 2005 về mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Dựa vào căn cứ trên, có thể thấy, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của công
ty Hải An và công ty Thanh Trà có điểm hợp pháp nhưng cũng có điểm không
hợp pháp.
Điều khoản phạt vi phạm: “Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị
số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt giao hoặc nhận hàng chậm” là hợp
pháp.
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên đã thỏa thuận về thời hạn giao hàng
là từ ngày 15/4/2019 đến ngày 25/4/2019, như vậy, nếu công ty Hải An giao hàng sau ngày 25/4/2019 hoặc ngược lại, công ty Thanh Trà nhận hàng sau ngày 25/4/2019 thì có nghĩa là một trong hai bên đã vi phạm hợp đồng (giao hoặc nhận
Trang 13hàng chậm) và phải chịu mức phạt là 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm
đó Tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cũng chính là giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo như quy định tại Điều 301, Luật Thương mại 2005
Ví dụ, nếu công ty Hải An giao chậm một chiếc máy mài thì phải chịu mức phạt vi phạm là 5% giá trị của chiếc máy mài bị giao chậm đó Mức phạt vi phạm được quy định tại Điều luật này là không quá 8%, trong khi đó, mức phạt vi phạm được hai bên công ty Hải An và công ty Thanh Trà thỏa thuận trong hợp đồng là 5%, không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Do đó, có thể khẳng định điều khoản phạt trên hoàn toàn hợp lý với quy định của pháp luật Điều khoản phạt vi phạm “Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% giá trị
hợp đồng” là không hợp pháp
Trong trường hợp công ty Hải An chỉ vi phạm nghĩa vụ về giao hàng đúng chất lượng thì căn cứ vào Điều 301, LTM 2005, công ty Hải An đã vi phạm nghĩa
vụ của hợp đồng và mức phạt vi phạm mà công ty phải chịu là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, tức là 8% tính trên giá trị của hàng hóa không đúng chất lượng Ví dụ nếu công ty Hải An giao hai chiếc máy mài cho công ty Thanh Trà nhưng trong đó có một chiếc bị giao không đúng chất lượng thì công ty Hải An chỉ chịu mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị của một chiếc máy mài bị giao không đúng chất lượng chứ không phải là giá trị của hợp đồng như trong điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận
Căn cứ theo Điều 301, LTM 2005, tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng là không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, như vậy, giả sử thỏa thuận về phạt vi phạm giao hàng không đúng chất lượng là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm, nếu tính tổng hai điều khoản phạt
vi phạm hợp đồng của công ty Hải An và công ty Thanh Trà thì tổng mức phạt vi phạm hợp đồng đã vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm so với quy định của luật Có thể thấy, tổng giá trị mức phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp này là bất hợp lý