1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn Luật Hình Sự 2.Pdf

14 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn Luật Hình Sự 2
Tác giả Đào Việt Hà, Phan Đức Duy, Nguyễn Đức Linh, Đặng Minh Tấn, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Đặng Tuấn, Trần Thị Kim Anh, Đoàn Thị Phương Thảo, Phạm Thị Phương Anh, Phạm Mai Anh, Nguyễn Minh Tú
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự 2
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 228,16 KB

Nội dung

Giả sử sau khi siết cổ, tưởng chị C đã chết nên A và B bỏ đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa chị C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt cao nhất với hành vi của

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2023

BÀI TẬP NHÓM

Môn: LUẬT HÌNH SỰ 2

Đề bài: 05

Nhóm : 04

Lớp : N05 TL2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Trang 2

Môn: LUẬT HÌNH SỰ 2 Nhóm: 04- Lớp: N05 TL2 Tổng số thành viên: 11

ST

T Họ và tên MSSV

Mức độ hoàn thành

Xếp loại Tốt Khá Trung bình

1 Đào Việt Hà 47103

2 Phan Đức Duy 47103

3 Nguyễn Đức Linh 471039 X A

4 Đặng Minh Tấn 471040 X A

5 Nguyễn Huy Hoàng 471041 X A

6 Phạm Đặng Tuấn 471042 X A

7 Trần Thị Kim Anh 471043 X A

8 Đoàn Thị PhươngThảo 471044 X A

9 Phạm Thị PhươngAnh 471045 X A

10 Phạm Mai Anh 471046 X A

11 Nguyễn Minh Tú 471047 X A

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023

Nhóm trưởng

Phạm Đặng Tuấn

Trang 3

ĐỀ BÀI

Đề bài đề số 05:

Ngày 17/5/2022, A (19 tuổi) và B (17 tuổi) rủ nhau đi sang xóm bên chơi Trên đường đi A nhìn thấy C (20 tuổi) đang đi một mình trên quãng đường vắng gần

đó nên A đã bàn với B về ý định giao cấu với C Khi C đi tới thì cả hai lao ra khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây gần đó Sau đó A và B thay nhau thực hiện hành vi giao cấu với C Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã cùng nhau siết cổ C làm C chết

Câu hỏi:

1 Hãy định tội danh và mức hình phạt cao nhất đối với hành vi của A và B?

2 Giả sử sau khi siết cổ, tưởng chị C đã chết nên A và B bỏ đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa chị C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt cao nhất với hành vi của A và B có thay đổi không?

3 Nếu trước khi thực hiện hành vi phạm tội A biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hành vi này với chị C thì tội danh và khung hình phạt áp dụng với A có thay đổi hay không? Tại sao?

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 Câu 1: Hãy định tội danh và mức hình phạt cao nhất đối với hành vi của A

và B? 1 Câu 2: Giả sử sau khi siết cổ, tưởng chị C đã chết nên A và B bỏ đi, rất may

có người phát hiện kịp thời nên đưa chị C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt cao nhất với hành vi của A và B có thay đổi không? 5 Câu 3: Nếu trước khi thực hiện hành vi phạm tội A biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hành vi này với chị C thì tội danh và khung hình phạt áp dụng với A có thay đổi hay không? Tại sao? 7 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 5

MỞ ĐẦU

Vấn đề tội phạm về hiếp dâm là một thách thức nghiêm trọng trong xã hội hiện nay Tội phạm hiếp dâm có thể xảy ra đối với cả nam và nữ và không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội hay địa điểm do vậy để có thể trừng trị đúng người đúng tội việc đưa ra các hình phạt thích đáng thì vai trò của luật hình sự trong xử lí các vụ án hiếp dâm là hết sức quan trọng Luật pháp Việt Nam đã có những quy định và biện pháp nhằm ngăn chặn, trừng phạt tội hiếp dâm Cụ thể, Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) đã điều chỉnh và nâng cao mức phạt và tội phạm cho tội phạm hiếp dâm đồng thời tăng cường quyền bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân

Để làm rõ hơn về quy định của pháp luật đối với tội phạm này nhóm sẽ đi phân tích

và giải quyết tình huống được đưa ra theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

NỘI DUNG

Câu 1: Hãy định tội danh và mức hình phạt cao nhất đối với hành vi của A và B?

1 Định tội danh:

Căn cứ pháp lý:

- Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

- Điều 123 BLHS 2015 quy định về tội giết người;

- Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm.

1.1 Hành vi của A và B đã cấu thành “tội hiếp dâm” theo quy định của điểm c,

Khoản 2, Điều 141 BLHS 2015: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau

đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: c) Nhiều người hiếp một người”.

Thứ nhất, về mặt khách quan: Theo quy định của điều luật thì hành vi hành vi

khách quan của tội phạm là: hành vi giao cấu trái ý muốn hoặc hành vi quan hệ

Trang 6

tình dục khác Hành vi này được thực hiện với thủ đoạn dùng vũ lực; đe doạ dùng

vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác

Trong tình huống trên, A và B khi thấy C đang đi một mình trên đoạn đường vắng

đã lên ý định giao cấu với C sau đó có hành vi dùng vũ lực, cụ thể là khi C đi tới thì

cả hai đã lao ra khống chế, bịt miệng C và kéo vào gốc cây gần đó Sau đó A và B thay nhau thực hiện hành vi giao cấu với C Bên cạnh đó cả hai còn thay phiên nhau thực hiện hành vi giao cấu với C A và B là đồng phạm về tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm là tội cấu thành hình thức tức là A và B chỉ cần thực hiện hết các hành vi khách quan được cho là cần thiết, thì tội phạm đã cấu thành, chứ không nhất thiết hiếp dâm xong mới cấu thành tội phạm

Thứ hai, về khách thể: Hành vi hiếp dâm đã xâm hại đến sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự thậm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của con người mà khách thể này đã được luật hình sự bảo vệ Trong tình huống trên, hành vi của A và B đã xâm hại đến thân thể và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của C khi khống chế và bịt miệng của C sau đó có hành

vi giao cấu trái ý muốn với C

Thứ ba, về mặt chủ quan: A và B phạm tội hiếp dâm với lỗi cố ý trực tiếp Do

cả hai nhận thức rõ hành vi của bản thân là giao cấu với C, hành vi nguy hiểm cho

xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi trên và mong muốn hậu quả xảy ra Mục đích

là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội danh A và B thực hiện hành vi với mục đích giao cấu trái ý muốn với C

Thứ tư, về chủ thể: A và B là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự

gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi, từ đủ 16 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam

Trang 7

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”

Với quy định trên, A và B thỏa mãn các điều kiện trở thành chủ thể của tội này

1.2 Hành vi của A và B đã cấu thành “tội giết người” theo điểm e và điểm g,

Khoản 1, Điều 123 BLHS 2015:

“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”

Thứ nhất, về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội giết người là hành

vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật

Trong tình huống trên, A và B sau khi thực hiện hành vi giao cấu với C sợ sự việc

sẽ bị phát hiện nên cả hai đã cùng nhau siết cổ C làm C chết Hành động của A và B cùng nhau siết cổ là hành vi tước đoạt trái pháp luật về tính mạng của C, chấm dứt

sự sống của C

Thứ hai, về mặt chủ quan: A và B phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp A

và B thấy trước được hành vi siết cổ sẽ gây hậu quả chết người, nhưng vì mong muốn hậu quả xảy ra là C chết nên vẫn thực hiện hành vi Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của C nhằm mục đích che giấu một tội phạm liền ngay trước đó

Trang 8

Thứ ba, về chủ thể của tội phạm: A và B là người có đầy đủ năng lực trách

nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi, từ đủ 16 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” Với quy định trên, A và B thỏa mãn các điều kiện trở thành chủ thể của tội này

Thứ tư, về khách thể của tội phạm: Trong BLHS 2015 không mô tả các dấu

hiệu về tội giết người, nhưng theo thực tiễn xét xử đúc kết ra: Giết người là hành vi

cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ

Khách thể của tội phạm trong tình huống này là tính mạng của con người Đối tượng tác động là con người, cụ thể là A và B đã tước đoạt tính mạng của C một cách trái pháp luật

2 Mức hình phạt cao nhất đối với hành vi của A và B:

Căn cứ pháp lý:

- Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm;

- Điều 55 BLHS 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội;

- Điều 123 BLHS 2015 quy định về tội giết người;

- Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm.

Tội hiếp dâm của anh A và B quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 141 BLHS

2015 Do đó A và B chịu mức phạt cao nhất về tội hiếp dâm là 15 năm tù

Trang 9

Tội giết người của A và B quy định tại điểm e và điểm g, Khoản 1, Điều 123 BLHS Do đó A và B chịu mức hình phạt cao nhất về tội giết người là tử hình

Tổng hợp hình phạt của A và B: theo Điểm d, Khoản 1, Điều 55 BLHS: “Khi xét

xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1 Đối với hình phạt chính:

d)Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình”

thì mức hình phạt cao nhất của A và B là tử hình Tuy nhiên trong tình huống này

B 17 tuổi nên căn cứ theo Khoản 1 Điều 101 BLHS quy định về hình phạt đối với

người dưới 18 tuổi phạm tội: “Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới

18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1 Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” thì B

chịu mức hình phạt cao nhất là 18 năm tù

Câu 2: Giả sử sau khi siết cổ, tưởng chị C đã chết nên A và B bỏ đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa chị C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt cao nhất với hành vi của A và B có thay đổi không?

Căn cứ pháp lý:

- Điều 15 BLHS 2015 quy định về phạm tội chưa đạt;

- Điều 55 BLHS 2015 quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội;

Trang 10

- Điều 57 BLHS 2015 quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt;

- Điều 101, 102, 103 BLHS 2015 quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;

- Điều 123 BLHS 2015 quy định về tội giết người;

- Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm

 Xác định tội danh:

Với tình huống của câu hỏi này, A và B không nhận thức một cách đúng đắn, chính xác thực tế hành vi và hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả mình gây ra Bởi vậy, đã dẫn đến trường hợp sai lầm của A và B cụ thể là sai lầm về quan

hệ nhân quả Sau khi siết cổ C, tưởng C đã chết nên A và B bỏ đi, nhưng chị C được người phát hiện và đem đi cấp cứu kịp thời, chị C không chết Hành động của

A và B đến từ chính ý chí chủ quan của A và B, không đến từ bất kỳ sự tác động từ khách quan ở bên ngoài

Căn cứ vào Điều 15 BLHS quy định về “Phạm tội chưa đạt”, phạm tội chưa đạt là

cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Ý chí của A và B là muốn làm cho chị C chết nhưng ngoài ý muốn lại có người cứu sống được chị C

Vì vậy, A và B phạm tội Hiếp dâm và tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành

 Mức cao nhất của khung hình phạt:

Đối với A, tội danh của A là hiếp dâm với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù theo quy định của khoản 2, điều 141 BLHS 2015 và tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành theo quy định của điều 15, điều 57, điều 123 BLHS 2015 với

Trang 11

khung hình phạt không quá 20 năm tù Tổng hợp hình phạt theo quy định tại điều

55 BLHS 2015, mức cao nhất của khung hình phạt mà A phải nhận trong trường hợp này là 30 năm tù

Đối với B, tội danh của B cũng là hiếp dâm theo quy định của khoản 2 điều 141 BLHS 2015 và tội giết người ở giai đoạn đã hoàn thành theo quy định của điều 15

và điều 123 BLHS 2015 Tuy nhiên, khi thực hiện tội phạm, B chỉ mới 17 tuổi nên quyết định hình phạt tù đối với tội hiếp dâm theo quy định của khoản 1 điều 101, mức cao nhất của khung hình phạt sẽ là 11 năm 3 tháng tù Còn đối với tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành theo quy định của khoản 3 điều 102, mức cao nhất của khung hình phạt ở tội này dành cho B là 9 năm tù Tổng hợp hình phạt theo quy định của khoản 1 điều 103, mức phạt tổng hợp cao nhất dành cho B là 18 năm tù

 Kết luận:

- Tội danh của A và B đã thay đổi từ tội hiếp dâm và giết người thành tội hiếp dâm và giết người chưa đạt chưa hoàn thành

- Hình phạt của A có sự thay đổi từ tử hình sang tù có thời hạn 30 năm

Câu 3: Nếu trước khi thực hiện hành vi phạm tội A biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hành vi này với chị C thì tội danh và khung hình phạt áp dụng với A có thay đổi hay không? Tại sao?

Căn cứ pháp lý:

- Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm;

- Điều 52 BLHS 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS;

- Điều 123 BLHS 2015 quy định về tội giết người;

- Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm.

Trang 12

Khẳng định: Tội danh và khung hình phạt đối với A trong trường hợp này sẽ

không thay đổi

Giải thích:

- Xác định tội danh:

Đối với tội hiếp dâm mà anh A thực hiện, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều

141 BLHS 2015, tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội" đã là một trường hợp phạm tội đối với tội hiếp dâm

Đối với tội giết người mà A thực hiện, theo quy định tại điểm e và điểm g khoản

1 Điều 123 BLHS 2015, anh A đã giết chị C thuộc trường hợp: “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” - trước đó anh A đã thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội hiếp dâm, tình tiết thứ hai là “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” - vì sợ sự việc giao cấu với chị C bị phát hiện nên anh A đã cùng với B siết cổ chị C để che giấu đi hành vi phạm tội của mình, hai tình tiết này thuộc trường hợp được quy định đối với tội giết người ( Điều 123 BLHS 2015) Như vậy, tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với anh A sẽ không thay đổi trong trường hợp này

- Định khung hình phạt:

Thứ nhất, hành vi phạm tội của A cấu thành tội hiếp dâm thuộc điểm b, điểm c khoản 3 Điều 141 BLHS 2015 A biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi giao cấu với chị C Hành vi này bị phạt tù từ 12 năm đến 20 hoặc tù chung thân

Thứ hai, hành vi phạm tội của anh A là siết cổ giết chị C để che giấu đi tội phạm khác, như vậy, anh A phạm tội giết người thuộc điểm e, điểm g khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 Theo điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS quy định về phân loại tội phạm,

Trang 13

tội giết người và tội hiếp dâm mà anh A thực hiện đều là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù,

tù chung thân hoặc tử hình Do vậy, khung hình phạt được áp dụng đối với anh A theo quy định đối với tội giết người thuộc khoản 1 Điều 123 anh A sẽ bị phạt tù từ

12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 52, BLHS 2015, A phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình

KẾT LUẬN

Luật hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và an ninh trong xã hội, bảo vệ quyền lợi và sự bình đẳng của công dân, cũng như xây dựng một xã hội công bằng và phát triển Qua tình huống vụ án liên quan đến hiếp dâm trên ta có thể nhìn rõ được những quy định và biện pháp xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về tội hiếp dâm đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người bị hại từ đó răn đe những người có ý định phạm tội Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc ngăn chặn và trừng phạt tội phạm hiếp dâm ở Việt Nam Sự cảnh báo, nhận diện và tổ chức xử lý tội phạm hiếp dâm còn gặp khó khăn do nhiều yếu tố, bao gồm thiếu ý thức của người dân, lòng tin vào cơ quan chức năng và sự im lặng của các nạn nhân Do đó cần có sự tăng cường giáo dục về vấn đè này và thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả hơn để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của mọi người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Ngày đăng: 04/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN