1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm luật đất đai đề số 4 phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối vớiđất nông nghiệp

32 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nguyên Tắc Đặc Biệt Ưu Tiên Đối Với Đất Nông Nghiệp
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 348,11 KB

Cấu trúc

  • 1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp (15)
  • 2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp (16)
    • 2.1. Về mặt tích cực (17)
    • 2.2. Về mặt hạn chế cần khắc phục, cải thiện (17)
  • 3. Kiến nghị hoàn thiện (19)

Nội dung

Trang 5 cho mục đích chính là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhưtrồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,...Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 phân loại nhóm đấtnông nghiệp thành 8 loại đất, b

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022, tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có tổng diện tích tự nhiên:33.134.482 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp:28.002.574 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.961.324 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.170.584 ha 2 Như vậy, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong tổng diện tích đất đai tại Việt Nam, bao gồm các loại đất sử dụng trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và sản xuất nông nghiệp khác So sánh với kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021, trong năm 2022, diện tích đất nông nghiệp đã tăng thêm 8.255 ha. Đồng thời, theo thông tin được công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cập nhập ngày 17/10/2023, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cho thấy: 90% đất sản xuất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng với phương thức sản xuất phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả thấp còn phổ biến Trong khi đó, các tổ chức kinh tế chỉ quản lý sử dụng 10% đất sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất còn nhỏ

Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn chưa đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ; lao động nông nghiệp chiếm tới 34% lao động cả nước Chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ chưa bền vững, hộ nông dân vẫn có tâm lý giữ đất để đề phòng những lúc khó khăn, phải quay về quê hương, lấy sản xuất nông nghiệp làm chỗ dựa Đây là nguy cơ lớn đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước, bởi đất nông nghiệp không chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu cho quốc gia.

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

Về mặt tích cực

Việc áp dụng nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp trên thực tế đã đạt được không ít những thành tựu quan trọng đem lại những hiệu quả rõ rệt.

Thứ nhất, nhờ nguyên tắc này mà nước ta đã hạn chế được thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác thông qua những quy quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước,

Thứ hai, tăng thêm được vốn đất nông nghiệp nhờ các chính sách như khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống đồi trọc, đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong nước cũng như đạt được các chỉ tiêu về xuất khẩu hằng năm Việc này giúp hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, phát huy lợi thế về quy mô do khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mở rộng diện tích canh tác, tránh lãng phí đất; có khả năng ứng dụng khoa học

Nghiên cứu về biến động diện tích các loại đất giai đoạn

2011 - 2020 của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy, cả giai đoạn 2011- 2020 vừa qua, diện tích nhóm đất nông nghiệp tăng đều, từ 26,23 triệu ha lên 27,99 triệu ha và nhóm đất phi nông nghiệp tăng từ 3,71 triệu ha lên 3,93 triệu ha Thay đổi lớn nhất là đất chưa sử dụng đã giảm mạnh từ 3,16 triệu ha xuống còn 1,21 triệu ha trong cùng kỳ (diện tích được đưa vào sử dụng trên 1,95 triệu ha) Điều này cho thấy việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vào các mục đích khác nhau đã và đang được đẩy mạnh

Về mặt hạn chế cần khắc phục, cải thiện

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục:

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động còn thấp và không được đồng đều; tình trạng sản xuất manh mún, phân tán vẫn tồn tại, nhất là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đời sống nông dân nhìn chung còn nghèo, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng giãn ra, trong đó khoảng cách về mức sống giữa nông dân miền xuôi và miền ngược, giữa vùng trồng lúa và vùng trồng cây công nghiệp, thủy sản cũng ngày một lớn hơn Khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân còn rất thấp dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của họ Rất nhiều nông dân vì làm nông nghiệp không hiệu quả, đã phải kiếm thêm thu nhập bằng các hoạt động phi nông nghiệp phi chính thức.

Thứ hai, việc thiếu hỗ trợ tín dụng dẫn đến việc nhiều nông dân giỏi, có nhiều tâm huyết muốn mua lại đất hoặc thuê đất của các nông dân khác để nghiên cứu, phát triển nông nghiệp nhưng lại không đủ khả năng chi trả tiền mua hoặc tiền thuê đất Kết quả là, rất nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô hoặc đất rừng, đã bị bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả

Thứ ba, chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn thấp, chưa trở thành công cụ đắc lực cho việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất Đất nông nghiệp trong khu dân cư quá nhỏ lẻ,phân tán không đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đôi khi chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên sản xuất kém hiệu quả, nhiều diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, nhất là tại các đô thị lớn, gần các khu công nghiệp còn để hoang hóa, chưa kể đến nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi cho các mục đích phi nông nghiệp nhưng để cỏ mọc nhiều năm trong khi người dân lại không có đất để sản xuất, gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất đai, tình trạng lấn chiếm đất vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

Thứ tư, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định pháp luật Điều này không chỉ gây khó khăn trực tiếp đến công tác quản lý mà còn làm gây ra hậu quả thiệt hại kinh tế, lãng phí tài nguyên đất, và những tiêu cực khác Hiện nay vẫn có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn 4.000ha đất canh tác không hiệu quả, chỉ làm một vụ hoặc canh tác mang tính tận dụng Cụ thể, huyện Thanh Oai có hơn 100ha, huyện Ứng Hòa khoảng 400ha, huyện Mê Linh hơn 100ha… 3 Về mặt công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đến nay chưa hoàn thành, việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa thường xuyên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài, gây ra khó khăn cho những người làm nông đồng thời còn gây ra những tranh chấp không đáng có, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ

Kiến nghị hoàn thiện

Trước hết, cần ban hành đầy đủ, đồng bộ, không chồng chéo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai Trong mỗi văn bản cũng cần quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể và hoàn thiện các khái niệm để người sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, người sử dụng đất nói chung thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện, góp phần sử dụng tài nguyên đất một cách hiệu quả.

Thứ hai, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai (thông qua các cuộc thi tìm hiểu Luật Đất đai, phát hành tài liệu hỏi đáp pháp luật đất đai, thông qua các phương tiện truyền thông, để người dân biết và chấp hành

Bên cạnh đó, cần tăng cường các chính sách miễn, giảm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp với mục đích tích tụ đất đai mở rộng sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, cũng nên miễn các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất, đầu tư tiến bộ kĩ thuật trong nông nghiệp Để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tránh để đất hoang cũng cần có chính sách áp dụng thuế suất lũy tiến theo diện tích đất không sử dụng hay sử dụng không hiệu quả

Mặt khác, về chính sách giao đất nông nghiệp, để đảm bảo đất sản xuất cho lao động nông nghiệp chưa có đất hoặc có đất nhưng có nhu cầu sử dụng nhiều đất hơn, Nhà nước cần khuyến khích và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tự thỏa thuận, điều chỉnh với những hộ và cá nhân không có nhu cầu này cho phù hợp với điều kiện cụ thể Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách, kế hoạch để phân bổ lại lao động và dân cư giữa các vùng trong cả nước, kết hợp với phát triển ngành nghề ở nông thôn, trợ cấp phù hợp nhằm giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư sau khi thu hồi đất nông nghiệp

Cuối cùng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

Quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất trồng lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác Hơn nữa, để người sử dụng đất nông nghiệp yên tâm đầu tư hơn vào sản xuất, cần tăng kỳ quy hoạch sử dụng đất bằng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

KẾT LUẬN Đất đai có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước và sự ổn định xã hội Đồng thời, xuất phát từ vai trò và chiến lược của ngành nông nghiệp, nên việc sử dụng đất đai để phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc sử dụng đất nói chung ở nước ta Do đó, bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp là một trong những chủ trương cấp thiết của nước ta Và nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp là một trong những nỗ lực của chủ trương trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật:

2 Nghị định 43/2014/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

3 Nghị định 35/2015/NĐ - CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

4 Nghị định 62/2019/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, 2022, Nxb Công an nhân dân

Các tài liệu tham khảo khác:

1 Đỗ Hương, “Phát huy quyền sử dụng đất nông nghiệp nâng cao kinh tế”, Báo Điện tử Chính phủ, 24/10/2019

2 “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường,

3 Bạch Thanh, “Ngăn chặn tình trạng đất nông nghiệp bỏ hoang”, Báo HàNội mới, 09/03/2023

 Luật Đất đai 2013 Điều 27 Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1 Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

2 Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. Điều 54 Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2 Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

3 Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4 Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

5 Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này. Điều 57 Chuyển mục đích sử dụng đất

1 Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2 Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Điều 110 Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1 Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; b) Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; c) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số; d) Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập; đ) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp; g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2 Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 129 Hạn mức giao đất nông nghiệp

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w