1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm luật thương mại 1

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm luật thương mại 1
Tác giả Dương Xuân Nhi, Nguyễn Văn Tài, Bùi Quang Sáng, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Tuyết Mai, Nguyễn Thị Phương Mây, Ninh Tú My, Đậu Thị Thanh, Viên Đình Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Bùi Thị Phương Thảo, Phạm Việt Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương Mại I
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 373,67 KB

Nội dung

Tại khoản 1 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định mua lại cổ phần theo quyết định của công ty như sau: “Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

Xếp loại

Có Không

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

Trang 3

Đề LTM1 – N4: Công ty cổ phần xây dựng Hoàng Long được thành lập

vào tháng 01/2021, vốn điều lệ 6 tỷ (tương đương 600.000 cổ phần, mệnh giá

cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần) Công ty có 10 cổ đông, trong đó có 3 cổ đông sáng lập, với số cổ phần sở hữu cụ thể như sau:

- Ông Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị (người đại diện theo pháp luật):

sở hữu 150.000 cổ phần phổ thông

- Ông Kiên – Giám đốc công ty: sở hữu 150.000 cổ phần phổ thông, 25.000

cổ phần ưu đãi biểu quyết, 25.000 cổ phần ưu đãi cổ tức

- Ông Quyết: sở hữu 150.000 cổ phần phổ thông

- Các cổ đông khác nắm giữ số cổ phần còn lại là 100.000 cổ phần phổ thông Hỏi:

1 Sau khi được thành lập, công ty triển khai một số hoạt động như sau:

- Gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông nắm giữ trên 1%

cổ phần của công ty

- Hội đồng quản trị quyết định mua lại 120.000 cổ phần phổ thông đã phát hành

Nhận xét về tính hợp pháp của các hoạt động này

2 Trong quá trình hoạt động của công ty, nhận thấy ông Kiên không có khả năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, ông Đức đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc của ông Kiên và bổ nhiệm ông Quyết thay thế Hãy nhận xét về quyết định của ông Đức?

3 Ở thời điểm năm 2021, nhận thấy tình hình kinh doanh gặp khó khăn, ông Kiên muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình ở công ty cho người khác để rút ra khỏi công ty Ông Kiên có thực hiện được ý định này không? Nếu được chuyển nhượng thì các loại cổ phần của ông sẽ được chuyển nhượng cụ thể như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trang 4

4 Công ty hoạt động một thời gian thì các thành viên muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật Hãy tư vấn thủ tục cần thiết để công ty có thể thực hiện được ý định này

5 Vì quy mô kinh doanh không phát triển được như dự định ban đầu nên công ty muốn giảm vốn điều lệ Hãy nêu rõ cách thức, điều kiện và các thủ tục pháp lý liên quan để công ty có thể giảm vốn điều lệ

6 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông tham dự họp đề nghị giải thể Công ty cổ phần Hoàng Long, nhưng Đức

và Quyết không đồng ý Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể Công ty Hoàng Long có thể thông qua được hay không? Vì sao?

7 Giả sử Đại hội đồng cổ đông Công ty Hoàng Long thông qua Nghị quyết

về việc giải thể công ty Trong quá trình giải thể, Công ty cổ phần Châu Sơn - một chủ nợ của Công ty Hoàng Long phát hiện công ty đã mất khả năng thanh toán Vậy Công ty Hoàng Long có được tiếp tục thực hiện thủ tục giải thể công

ty hay không? Tư vấn cho Công ty Châu Sơn những giải pháp phù hợp để đòi lại được số nợ từ Công ty Hoàng Long?

Trang 5

M ỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A.MỞ ĐẦU 1

B.NỘI DUNG 1 Câu 1: Sau khi được thành lập, công ty triển khai một số hoạt động như sau: Gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần của công ty Hội đồng quản trị quyết định mua lại 120.000 cổ phần phổ thông đã phát hành Nhận xét về tính hợp pháp của các hoạt động này 1Câu 2: Trong quá trình hoạt động của công ty, nhận thấy ông Kiên không có khả năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, ông Đức đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc của ông Kiên và bổ nhiệm ông Quyết thay thế Hãy nhận xét về quyết định của ông Đức? 4 Câu 3: Ở thời điểm năm 2021, nhận thấy tình hình kinh doanh gặp khó khăn, ông Kiên muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình ở công ty cho người khác để rút ra khỏi công ty Ông Kiên có thực hiện được ý định này không? Nếu được chuyển nhượng thì các loại cổ phần của ông sẽ được chuyển nhượng cụ thể như thế nào theo quy định của pháp luật? 5 Câu 4: Công ty hoạt động một thời gian thì các thành viên muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật Hãy tư vấn thủ tục cần thiết để công ty có thể thực hiện được ý định này 8 Câu 5: Vì quy mô kinh doanh không phát triển được như dự định ban đầu nên công ty muốn giảm vốn điều lệ Hãy nêu rõ cách thức, điều kiện và các

thủ tục pháp lý liên quan để công ty có thể giảm vốn điều lệ 9 Câu 6: Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông tham dự họp đề nghị giải thể Công ty cổ phần Hoàng Long, nhưng Đức và Quyết không đồng

Trang 6

ý Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể Công ty Hoàng Long

có thể thông qua được hay không? Vì sao? 12 Câu 7: Giả sử Đại hội đồng cổ đông Công ty Hoàng Long thông qua Nghị quyết về việc giải thể công ty Trong quá trình giải thể, Công ty cổ phần Châu Sơn - một chủ nợ của Công ty Hoàng Long phát hiện công ty đã mất khả năng thanh toán Vậy Công ty Hoàng Long có được tiếp tục thực hiện thủ tục giải thể công ty hay không? Tư vấn cho Công ty Châu Sơn những giải pháp phù hợp để đòi lại được số nợ từ Công ty Hoàng Long? 14

C KẾT LUẬN 18

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

1

Xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO ngày 7/11/2006), chính là bước ngoặt lớn đưa nước ta thật sự bước vào thời kỳ hội nhập cùng nền kinh tế thế giới đầy năng động Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi sự hình thành các công ty cổ phần và vấn đề này là tất yếu đối với quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường Chính vì thế, nhóm chúng em xin phép chọn đề bài số 4 để làm rõ hơn về các vấn đề pháp lý xoay quanh công ty cổ phần

Câu 1: Sau khi được thành lập, công ty triển khai một số hoạt động như sau: Gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần của công ty Hội đồng quản trị quyết định mua lại 120.000

cổ phần phổ thông đã phát hành Nhận xét về tính hợp pháp của các hoạt động này

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau; số lượng cổ đông tối thiểu từ 3 thành viên và không hạn chế số lượng tối đa; các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Đây là doanh nghiệp đặc trưng của mô hình công ty đối vốn - chỉ quan tâm đến số vốn góp mà không quan tâm đến nhân thân người góp vốn

Do số lượng thành viên công ty cổ phần rất lớn nên việc tổ chức quản lý công ty cũng là vấn đề phức tạp Luật Doanh nghiệp hiện nay có đưa ra hai mô hình tổ chức quản lý để các CTCP lựa chọn nhưng dù mô hình nào cũng không thể thiếu Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị

Trang 9

2

Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP1 Thông thường, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên một năm một lần; người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp Vì bản chất của từng loại cổ phần khác nhau mà quyền dự họp, quyền biểu quyết của cổ đông cũng có những sự khác biệt nhất định Đối với loại cổ phần mà cổ đông

sở hữu không được tham dự vào cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông là CPƯĐCT hoặc CPƯĐHL Trong đó, cổ đông sở hữu CPƯĐHL được quy định:

“ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông…, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này” 2 Tương tự, Khoản 3 Điều 117 cũng không cho phép cổ đông sở hữu CPƯĐCT tham dự cuộc họp và đưa ra biểu quyết về nghị quyết, quyết định của công ty3 Tuy vậy, vẫn có trường hợp ngoại lệ cho phép cổ đông sở hữu hai loại cổ phần này tham gia và đưa ý kiến biểu quyết đó

là khi “Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền

và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu loại cổ phần ưu đãi đó” 4

Đối với hai loại cổ phần còn lại, pháp luật đã quy định cụ thể về quyền biểu quyết tương ứng với mỗi một cổ phần Cứ mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết5 và CPƯĐBQ là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác6 Ngoài ra, quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của CĐPT và cổ đông sở hữu CPƯĐBQ cũng được nêu rõ tại Điểm a Khoản 1 Điều 115 và Điểm b Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp hiện hành Như vậy, cổ đông cho dù chỉ sở hữu một CPPT hoặc một CPƯĐBQ

1 Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022

2 Khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022

3 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông,…., trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.

4 Khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022

5 Điểm a Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022

6 Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022

Trang 10

3

thì vẫn có quyền tham dự cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông - quyền này là bất khả xâm phạm và nếu một cuộc họp tổ chức mà không thông báo cho họ thì họ có quyền khởi kiện lên Tòa Án yêu cầu tuyên bố nghị quyết, quyết định

của buổi họp đó là vô hiệu Do đó, việc công ty chỉ gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần của công ty là không hợp pháp, không đúng với quy định của pháp luật

Bên cạnh Đại hội đồng cổ đông, công ty còn có “Hội đồng quản trị là cơ

quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông” 7 Tại khoản 1 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020

có quy định mua lại cổ phần theo quyết định của công ty như sau: “Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần

do Đại hội đồng cổ đông quyết định” Mà theo đề bài nêu trên, sau khi công ty

được thành lập Hội đồng quản trị đã ra quyết định mua lại CPPT, điều này là hợp pháp vì đề bài không nói rõ Hội đồng quản trị ra quyết định ở khoảng thời gian nào Chính vì thế, ta mặc định rằng sau khi công ty thành lập là ngay sau khi công ty thành lập, thoả mãn yếu tố đầu tiên trong việc mua lại cổ phần của công ty Tiếp theo, luật chỉ cho phép HĐQT quyết mua lại không quá 10% tổng

số cổ phần của từng loại đã bán ra, vậy nên trong trường hợp này, số CPPT tối

đa được phép mua về là:

(150000 + 150000 + 150000 + 100000) × 10% = 55000 CPPT Như vậy, việc HĐQT ra quyết định mua lại 120000 CPPT là không hợp

lệ và trái với quy định của pháp luật

7 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022

Trang 11

Như đã phân tích ở câu trên, HĐQT của CTCP là cơ quan quản lý công

ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa

vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông Nếu HĐQT thực hiện việc quản lý công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu

sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao8

Theo đề bài, ông Đức là Chủ tịch HĐQT của công ty và đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc của ông Kiên và bổ nhiệm ông Quyết lên thay thế Khi xem xét về các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch HĐQT có quyền và nghĩa vụ xoay quanh việc lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị nội dung và chủ tọa phiên họp của HĐQT; Tổ chức thông qua và giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐQT; Quyền và nghĩa

vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty9 Trong các quyền được pháp luật quy định cứng cho chủ tịch HĐQT thì không có quyền miễn nhiệm hay bổ nhiệm Giám đốc nhưng chủ tịch HĐQT còn có thể có các quyền khác

do Điều lệ công ty quy định nếu quyền đó không được pháp luật quy định cho

cơ quan khác Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 162 Luật Doanh nghiệp quy định

“HĐQT bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” và Điểm i Khoản 2 Điều 153 quy định về quyền của HĐQT “ bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác

8 Khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022

9 Khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022

Trang 12

5

do Điều lệ công ty quy định.” Như vậy, quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám

đốc công ty đã được pháp luật ghi nhận cho HĐQT nên Điều lệ công ty không thể quy định cho chủ tịch HĐQT

Tóm lại, việc ông Đức - Chủ tịch HĐQT đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc của ông Kiên và bổ nhiệm ông Quyết thay thế là nhận định chủ quan, quyết định vượt quá thẩm quyền, không đúng quy định của pháp luật Trong trường hợp nhận thấy ông Kiên không có khả năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày thì ông Đức phải liên hệ với các thành viên HĐQT khác

đề nghị triệu tập họp HĐQT Sau đó, việc có miễn nhiệm chức vụ Giám đốc của ông Kiên hay không và có bổ nhiệm ông Quyết lên thay thế hay không là

do HĐQT quyết định

Câu 3: Ở thời điểm năm 2021, nhận thấy tình hình kinh doanh gặp khó khăn, ông Kiên muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình ở công ty cho người khác để rút ra khỏi công ty Ông Kiên có thực hiện được

ý định này không? Nếu được chuyển nhượng thì các loại cổ phần của ông

s ẽ được chuyển nhượng cụ thể như thế nào theo quy định của pháp luật?

CTCP là doanh nghiệp đặc trưng cho mô hình công ty đối vốn - loại hình chỉ quan tâm đến số vốn góp mà không quan tâm đến nhân thân người góp vốn Chính vì vậy, các cổ đông gần như có thể tự do chuyển nhượng vốn góp của bản thân cho người khác mà không bị hạn chế Tuy nhiên, đối với CĐSL của một CTCP thì cũng có những giới hạn nhất định dành cho họ khi chuyển nhượng CP để hạn chế tình trạng các CĐ đặc biệt là CĐSL chuyển nhượng CP quá nhiều lần và quá thường xuyên, đảm bảo được CĐSL phải có trách nhiệm đối với doanh nghiệp của mình, giảm thiểu tối đa tình trạng doanh nghiệp mọc lên không bao lâu sụp đổ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế chung

Dữ kiện đề bài cho biết ông Kiên là CĐSL của CTCP Hoàng Long do đó, ông Kiên sẽ có những hạn chế nhất định khi muốn chuyển nhượng CP của bản

thân để rút ra khỏi công ty “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường

Trang 13

6

hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng” 10 như quy định trên thì CP khi muốn chuyển nhượng thành công không được thuộc hai trường hợp thuộc Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp, trong Điều lệ công ty quy định và nêu

rõ trong cổ phiếu của CP tương đương Khoản 3 Điều 120 quy định rõ về quyền

chuyển nhượng CPPT của CĐSL, đó là “trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công

ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của

cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông” Giả sử, ông Kiên chuyển nhượng toàn

bộ số CPPT mình đang có là 150000 CPPT cho 1 trong 2 hoặc cả 2 CĐSL là ông Đức và ông Quyết thì pháp luật không ngăn cấm hành vi này và ông Kiên

có thể tự do chuyển nhượng mà không cần sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông Tuy nhiên, bởi vì thời gian mà ông Kiên muốn rút khỏi công ty là vào năm 2021 chưa quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên nếu ông Kiên muốn chuyển nhượng 150000 CPPT cho người ngoài công ty hoặc CĐ khác trong công ty nếu được Đại hội đồng cổ đông đồng

ý Trong trường hợp này thì ông Kiên không có quyền biểu quyết nhưng CĐ khác trong công ty mà ông Kiên muốn chuyển nhượng CPPT cho thì vẫn có quyền biểu quyết

Ngoài 150000 CPPT, ông Kiên còn nắm giữ 25000 CPƯĐBQ - đây là loại CPPT đặc biệt, có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với CPPT khác nên quy định

về việc chuyển nhượng chúng cũng khắt khe và có sự khác biệt với CPPT thông

thường “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển

n hượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản

10 Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w