Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Hiện nay Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cần được ưu tiên khuyến khích phát triển. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng lên phù hợp với nền kinh tế đa thành phần và cho phép sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước. DNVVN đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm. Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực. Nhận thức được điều này, các ngân hàng thuơng mại đã giành sự quan tâm đến đối tượng khách hàng đầy tiêm năng, mở rộng hoạt động theo chiều sâu và chiều rộng, đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì khai thác tốt một thị trường to lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các Ngân hàng thương mại hoạt động theo định hướng của Nhà nước ngày càng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn cho các DNNVV. Đồng thời BIDV cũng chú trọng việc gia tăng thu nhập chính từ các sản phẩm cho vay đối tượng khách hàng này. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với ngày càng nhiều của các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Từ năm 2015, BIDV Đắk Lắk đã có những thay đổi đang kể về hoạt động cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng đã thành lập thêm Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 tách ra từ phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp ban đầu với chức năng nhiệm vụ cho vay và phát triển dịch vụ đối với đối tượng khách hàng DNNVV, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Không chỉ đổi mới ở cơ cấu tổ chức, BIDV Đắk Lắk đã áp dụng các chính sách tiếp thị thành công các DNNVV vay vốn ngắn hạn và vay vốn theo các hình thức khác. Từ những nỗ lực đó, hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định. Tính đến 31122018, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV chiếm gần 20% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, đứng thứ hai về quy mô chỉ sau dư nợ cho vay ngắn hạn bán lẻ và chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh trong hệ thống và các TCTD khác trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. Việc tăng trưởng quy mô tín dụng cũng đặt ra nhiều thách thức cho chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng của các khoản vay ngắn hạn đối với DNNVV. Do đó để có thể góp phần cho chi nhánh hoàn thành các nhiệm vụ Hội sở chính giao và tăng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, đó là lý do tại sao tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đắk Lắk từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đắk Lắk trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV Đắk Lắk, dưới góc độ của ngana hàng. Về không gian: tại BIDV Đắk Lắk. Về thời gian: giai đoạn 2017 đến 2019
Trang 1LÊ ĐÌNH NAM
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH - ĐĂKLĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
Trang 2LÊ ĐÌNH NAM
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH – ĐĂKLĂK
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THỊ TUYẾT
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Đình Nam
Trang 4Tuyết đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện để tôi có thể hoàn
thành luận văn này Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đạihọc Duy Tân đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốtthời gian tôi học tại trường để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn anh, chị, em đồng nghiệp công tác tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk đã giúp đỡ, động viên,luôn cung cấp số liệu cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chịtrong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk, tuynhiên việc nghiên cứu, đánh giá sẽ không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mongnhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn
Tác giả
Lê Đình Nam
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục luận văn 4
6 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 7
1.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 7
1.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7
1.1.2 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 12
1.2 NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 18
1.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghieepjnhor và vừa 18
1.2.2 Quy trình cho vay và Các chính sách áp dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 19
1.2.3 Đa dạng hóa hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.21 1.2.4 Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 21
1.2.5 Chất lượng nguồn lực triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 23
Trang 61.3.2 Các nhân tố khách quan từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa 25
1.4 KINH NGHIỆM CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM 27
1.4.1 Kinh nghiệm tại Mỹ và các nước thành viên Liên minh Châu Âu 271.4.2 Kinh nghiệm tại Đài Loan 281.4.3 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt NamTechcombank và ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 301.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng BIDV chi nhánh Đắk Lắk 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 36 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk 362.1.2 Cơ cấu tổ chức 372.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 392.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn năm 2017-2019 41
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 44
Trang 7hạn 52
2.2.3 Thực trạng về dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV 54
2.2.4 Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 57
2.2.5 Thực trạng về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 59
2.2.6 Thực trạng kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 60
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 63
2.3.1 Kết quả đạt được 63
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 70
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV ĐẮK LẮK 70
3.1.1 Định hướng hoạt động của hệ thống BIDV 70
3.1.2 Mục tiêu hoạt động của BIDV Đắk Lắk 71
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CỦA BIDV ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DNNVV 72
3.2.1.Các mục tiêu chung 72
3.2.2 Định hướng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 73
Trang 83.3.1 Xây dựng kế hoạch cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 73
3.3.2 Tận dụng triệt để các gói lãi suất ưu đãi do HSC ban hành, đồng thời chuyển hướng tăng thu nhập từ hoạt động cho vay sang các loại phí 74
3.3.3 Đa dạng hóa phương thức, đối tượng cho vay và nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới của HSC phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh 74
3.3.4 Nâng cao công tác thẩm định 76
3.3.5 Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị đến các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 77
3.3.6 Xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn 78
3.3.7 Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn DNNVV và chú trọng công tác xử lý nợ 79
3.3.8 Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch của BIDV Đắk Lắk và chú trọng vào cơ sở vật chất hiện đại 81
3.4 KIẾN NGHỊ 82
3.4.1 Kiến nghị đối với BIDV Hội sở chính 82
3.4.2 Kiến nghị đối với cơ quan hữu quan 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Viết Tắt Diễn giải
BIDV ĐăkLăk Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi
Nhánh ĐăkLăk
Trang 10Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu giai đoạn năm 2017 – 2019 của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Đắk Lắk 44
Bảng 2.2: Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng………47
Bảng 2.3: Chính sách cấp tín dụng theo xếp hạng nhóm đối tượng khách hàng 51
Bảng 2.4: Số lượng khách hàng vay vốn tại BIDV Đắk Lắk 52
Bảng 2.5: Cơ cấu số lượng khách hàng vay vốn tại BIDV ĐăkLăk theo các tiêu thức phân loại 53
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp 54
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo phương thức cho vay 55
Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp 56
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu 57
Bảng 2.10: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo lĩnh vực hoạt động của DNNVV 58
Bảng 2.11: Cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn DNNVV 59
Bảng 2.12: Tỷ lệ trích DPRR 60
Bảng 2.13: Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn DNNVV 61
Bảng 2.14: Năm bình quân của các khoản vay ngắn hạn DNNVV 62
Bảng 3.1 Dự kiến quy mô hoạt động HĐV và dư nợ cho vay DNNVV 2020 -2022 .72 DANH MỤC HÌNH VẼHình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV ĐăkLăk 39
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội nước ta Hiện nay Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vớikinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế và cần được ưu tiên khuyến khích phát triển Số lượng cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng lên phù hợp với nền kinh tế đa thànhphần và cho phép sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước.DNVVN đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làmmới mỗi năm
Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa pháthuy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học côngnghệ và nguồn lực Nhận thức được điều này, các ngân hàng thuơng mại đã giành
sự quan tâm đến đối tượng khách hàng đầy tiêm năng, mở rộng hoạt động theochiều sâu và chiều rộng, đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng tạo điều kiện cho doanhnghiệp nhỏ và vừa mở rộng hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận cho ngânhàng vì khai thác tốt một thị trường to lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các Ngân hàng thương mại hoạt động theo định hướng của Nhà nước ngàycàng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn cho các DNNVV Đồng thời BIDVcũng chú trọng việc gia tăng thu nhập chính từ các sản phẩm cho vay đối tượngkhách hàng này Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với ngày càng nhiềucủa các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Từ năm 2015, BIDV Đắk Lắk đã cónhững thay đổi đang kể về hoạt động cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng đã thànhlập thêm Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 tách ra từ phòng quan hệ khách hàngdoanh nghiệp ban đầu với chức năng nhiệm vụ cho vay và phát triển dịch vụ đối vớiđối tượng khách hàng DNNVV, nhất là trong lĩnh vực thương mại Không chỉ đổimới ở cơ cấu tổ chức, BIDV Đắk Lắk đã áp dụng các chính sách tiếp thị thành côngcác DNNVV vay vốn ngắn hạn và vay vốn theo các hình thức khác Từ những nỗlực đó, hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV trong những năm gần đây đã đạt được
Trang 12những kết quả nhất định Tính đến 31/12/2018, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đốivới DNNVV chiếm gần 20% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, đứng thứ hai vềquy mô chỉ sau dư nợ cho vay ngắn hạn bán lẻ và chiếm trên 80% tổng dư nợ chovay đối với DNNVV Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng củaChi nhánh trong hệ thống và các TCTD khác trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Việc tăngtrưởng quy mô tín dụng cũng đặt ra nhiều thách thức cho chi nhánh trong việc kiểmsoát rủi ro và nâng cao chất lượng của các khoản vay ngắn hạn đối với DNNVV Do
đó để có thể góp phần cho chi nhánh hoàn thành các nhiệm vụ Hội sở chính giao và
tăng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, đó là lý do tại sao tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi Nhánh Đắk Lắk” làm
đề tài luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay ngắn hạn đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại
Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV ĐắkLắk từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanhnghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đắk Lắk trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa baogồm cả doanh nghiệp tư nhân
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐắkLắk, dưới góc độ của ngana hàng
Về không gian: tại BIDV Đắk Lắk
Về thời gian: giai đoạn 2017 đến 2019
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp chi nhánh ngân hàng, các số liệu nàyđược thu thập trong các năm 2017; 2018; 2019 từ bộ phận hành chính, kế toán, tíndụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.Thuthập các số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo thường niên của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, BIDV Đắk Lắk, Sở Kế Hoạch vàĐầu Tư Tỉnh Đắk Lắk, các tạp chí kinh tế…
4.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp
Các số liệu thu thập từ các bộ phận của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk được chọn lọc, tính toán lại hay tính toán các chỉ tiêumới, sắp xếp theo mục đích khác nhau trong quá trình phân tích Dựa vào các chỉ tiêu:Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu,… phân tích sự biếnđộng hoạt động cho vay khách hàng DNNVV tại Ngân hàng
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê mô tả, có sự đối chiếu và sosánh giữa các nhóm phân loại và thời gian, tạo cơ sở đưa ra các nhận xét và đánhgiá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV
Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp nhận dạng hiện tượng thông
qua quy mô, mức độ của hiện tượng được thể hiện thông qua các số bình quân, tầnsuất, số lớn nhất, số nhỏ để phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk
Phương pháp so sánh: dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu của chi nhánh
trong 3 năm để thấy được những biến động trong hoạt động cho vay ngắn hạn đốivới DNNVV của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhĐắk Lắk
So sánh tuyệt đối: để biểu hiện quy mô lượng, giá trị của một số chỉ tiêu kinh
tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể, so sánh tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữacác khoảng thời gian khác nhau để thấy được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế
Trang 14So sánh tương đối: Biểu hiện qua quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tượngnghiên cứu, số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng trong mốiquan hệ so sánh với nhau
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày ở
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàngdoanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanhnghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánhĐắk Lắk
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với kháchhàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt NamChi nhánh Đắk Lắk
6 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Tác giả Lê Nghĩa Đức Hòa, năm 2017 “ Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắnhạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam– Chi nhánh ĐăkLăk” Nội dung chính của đề tài tác giả đã nêu lên được đặc thùcho vay ngắn hạn của DNNVV, đánh giá được thực trạng công tác cho vay ngắnhạn DNNVV tại Vietinbank ĐăkLăk đã đạt được những thành tựu và hạn chế nàotrong giai đoạn năm 2012-2016, từ đó đề ra những khuyến nghị cụ thể đối việcVietinbank ĐăkLăk và Vietinbank Việt Nam để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắnhạn đối với khách hàng DNNVV tại Vietinbank ĐăkLăk Tuy nhiên hạn chế của đềtài trên mới chỉ đánh giá từ phía ngân hàng, trong nội dung phân tích đánh giá cáckết quả đạt được của hoạt động cho vay ngắn hạn chưa đánh giá được quá trìnhcung cấp sản phẩm vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng, khách hàng DNNVV cảm thấyhài lòng như thế nào và còn những hạn chế nào nhằm đưa ra thêm các giải pháp tậptrung vào hành vi của khách hàng gắn với tính chất hoạt động tại địa bàn của từng
Trang 15chi nhánh ngân hàng.
- Tác giả Nguyễn Phú Phúc đề tài, năm 2017 “ Phân tích tình hình cho vayngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Đà Nẵng” Đề tài bao gồm các nội dung: hệ thống hóa cở sở lýluận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV, phân tích tình hình cho vayngắn hạn đối với DNNVV tại Vietcombank Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2016 và đánhgiá được những kết quả cũng như hạn chế còn tồn đọng, Từ đó đưa ra các khuyếnnghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừatại Vietcombank Đà Nẵng.Cách tiếp cận của đề tài trên về mặt thực tiễn tập trungvào phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, chưa có những khảosát và điều tra khách hàng
- Tác giả Đỗ Lê Huy, năm 2018 đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng Nam” Luận văn đã làm sáng tỏ những lý luận chung về hoạtđộng cho vayDNNVV của ngân hàng thương mại Đối tượng nghiên cứu của đề tài
là toàn bộ hoạt động cho vay đối với DNNVV bao gồm hình thức vay ngắn hạn,trung và dài hạn Đề tài đã phân tích kết quả thực hiện cho vay DNNVV củaAgribank Quảng Nam theo quy mô, thị phần cho vay DNNVV, phân tích cơ cấu dư
nợ, phân tích chất lượng dịch vụ thông qua phương pháp điều tra, khảo sát kháchhàng, phân tích kết quả kiểm soát rủi ro trong cho vay DNNVV và phân tích thunhập từ hoạt động cho vay DNNVV Sau khi phân tích, tác giả đã đánh giá đượcnhững kết quả đạt được và chỉ ra được mặt còn hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ
đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối vớiDNNVV phù hợp với bối cảnh hoạt động tại Agribank tỉnh Quảng Nam
- Tác giả Trần Thị Kim Loan đề tài, năm 2018 “Hoàn thiện hoạt động cho vayngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu ViệtNam - Chi Nhánh Quảng Ngãi” Nội dung chính của đề tài: hệ thống hóa những vấn
đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hoạt động cho vay ngắn hạn doanh
Trang 16nghiệp nhỏ và vừa của NHTM, phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạndoanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Eximbank Quảng Ngãi, dựa trên nhữngđánh giá, phân tích đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vayngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Eximbank Quảng Ngãi Đây là đềtài mới bảo vệ trong năm 2018 và có đối tượng nghiên cứu giống như luận văn đangthực hiện, tuy nhiên trong phần đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các khuyếnnghị hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV trong thời gian tới tác giảchưa chú ý đến các tác động của sự thay đổi các tiêu chí xác định DNNVV và dựthảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vàvừa sẽ có hiệu lực trong thời gian sắp tới thay thế nghị định 56/2009/NĐ-CP
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận cấu thành không thểthiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ không thể tách rời với các chủ thể khác.Việc phân chia DNNVV dựa vào tiêu thức quy mô doanh nghiệp Theo tiêu thứcnày doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa Có nhiềuquan điểm khác nhau về khái niệm DNNVV nhưng khái niệm chung nhất vềDNNVV như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư cáchpháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong nhữnggiới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăngthu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia [11]
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,lao động hay doanh thu DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đólà: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ [2]
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanhnghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ
10 người đến 50 người, doanh nghiệp vừa có từ 50 người đến 300 lao động [2]
Mỗi nước đều có tiêu chí riêng để xác định DNNVV Ở Việt Nam, khái niệmdoanh nghiệp nhỏ và vừa Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị định 39/2018 của
Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và
vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chiathành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
Trang 18tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể:
Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Số lao động
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến 300người
II Công
nghiệp và
xây dựng
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến 300ngườiIII Thương
mại và dịch
vụ
10 người trởxuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến 50người
từ trên 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng
từ trên 50người đến 100người
(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị định 38/2018)
1.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đa dạng về loại hình sở hữu DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi loại hình
khác nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã
Tính năng động và linh hoạt cao: Các DNNVV có mức đầu tư ban đầu thấp,
sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ Do đó, các DNNVV có thể
dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp
Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ: Các DNNVV hoạt động kinh doanh chủ yếu
trong các ngành nghề truyền thống, đơn giản phù hợp với trình độ và kinh nghiệmcủa chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp
Là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ: Vốn kinh doanh của các
Trang 19DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ ngườithân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp Nguyênnhân là do các DNNVV thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõràng, minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường.
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh nghiệp mới hìnhthành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa cónhiều khách hàng truyền thống Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanhnghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thịthường mới là rất khó khăn
Trình độ quản lý chưa cao: DNNVV được thành lập và hoạt động chủ yếu
dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộmáy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng
Lao động trong các DNNVV có trình độ thấp và doanh nghiệp thường sử
dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên chấtlượng sản phẩm chưa cao
1.1.1.3 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế
Góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế-xã hội
Trước hết, các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, thậm chí áp đảotrong tổng số doanh nghiệp Sự phát triển nhanh của các DNNVV cả về số lượng vàchất lượng đã đóng góp quan trọng vào GDP (ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp
có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95% tổng doanh nghiệp, đóng góp 40% vào GDP)
Vì vậy, việc phát triển DNNVV đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển
Vì DNNVV có quy mô nhỏ nên được điều chỉnh hoạt động Các doanh nghiệp nàythường hoạt động rất năng động và linh hoạt nên kéo theo nền kinh tế năng động theo
Sự góp mặt đáng kể của các doanh nghiệp này khiến cho các doanh nghiệp lớn cũng phảiđiều chỉnh theo, tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển
Hoạt động đa năng và bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, DNNVV đã và
Trang 20đang cung cấp một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế Vớinhững ưu thế về ngành nghề, tính nhạy cảm thị trường cao, các DNNVV có nhiềulợi thế trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước vàngoài nước Các DNNVV cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu.
Ở các nước đang phát triển, một số ngành nghề có lợi thế xuất khẩu như: nông sản,thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, dệt may thì đều do các DNNVV sảnxuất Từ đó, tạo nguồn thu nhập ốn định cho dân cư
Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực:
Về tiềm lực vốn: Các DNNVV có thể thành lập và hoạt động mà không cần
quá nhiều vốn Điều này đã thu hút được đông đảo người dân tham gia đầu tư, đặcbiệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Hơn nữa, lợi thế của các DNNVV là có thể
dễ dàng huy động được vốn từ người thân, bạn bè và biến các khoản tiền nàythành các khoản đầu tư có hiệu quả
Về nguồn lao động: Chiếm ưu thế về số lượng, DNNVV đã và đang thu hút
một lượng lớn lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Thông thườngnguồn lao động chiếm tỷ lệ từ 60 - 80% trong tổng số lao động trong nền kinh tế.Các DNNVV chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ nên nhu cầu laođộng nhiều Một đặc điểm là lao động trong này thường là lao động đơn giản,không mất nhiều thời gian đào tạo, chỉ cần bồi dưỡng ngắn ngày là họ có thể thamgia sản xuất được Đặc biệt, đối với những nước đang phát triển, nguồn lao động taynghề và trình độ thấp nhiều, chính các DNNVV là nơi vừa tạo công ăn việc làm cho
họ, vừa tận dụng nguồn lao động sẵn có mà chi phí nhân công lại rẻ
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế chung, các DNNVV cũngxuất hiện nhiều hơn mà đứng đầu là các chủ doanh nghiệp Đây là lực lượng rất cầnthiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Ngày nay, nhiều gươngmặt trẻ tài năng đã tự mình thành lập và vận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả Chính từ đây mà đội ngũ cán bộ, nhà kinh doanh có trình độ, kỹ năng đã ra đời.Với khả năng am hiểu thị trường, trình độ quản lý chuyên nghiệp, cùng với sự năngđộng và linh hoạt, họ đã và đang khẳng định vai trò to lớn của DNNVV trong nền
Trang 21kinh tế thị trường.
Về tài nguyên thiên nhiên: Các DNNVV khai thác, phát huy các nguồn lực và
tiềm năng tại chỗ của địa phương hiệu quả Phân bố phân tán giúp cho DNNVV cóthể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương
Phân phối thu nhập có hiệu quả trong nền kinh tế
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có nguồnlao động Sự phát triển vượt bậc của các DNNVV cả về số lượng và chất lượng đãgóp phần không nhỏ vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xãhội
DNNVV tạo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, góp phầngiảm bớt chênh lệch về thu nhập cho các bộ phận dân cư Từ đó, tạo ra sự phát triểntương đối đồng đều giữa các vùng miền khác nhau và cải thiện mối quan hệ giữacác khu vực kinh tế khác nhau
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền kinh tế
DNNVV có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại tất yếu kháchquan trong nền kinh tế của mỗi nước Nó là một bộ phận hữu cơ, gắn bó chặt chẽvới các doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp lớn thường tập trung vào những đoạn thịtrường có quy mô lớn và không thể bao quát được toàn bộ thị trường Trong khi đóthị trường mục tiêu của các DNNVV lại tập trung vào những thị trường ngách nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối cung cầu trong
xã hội Với vai trò là một kênh phân phối có hiệu quả, các DNNVV vừa cung cấpcác yếu tố đầu vào vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm Có thể nói với số vốn hoạtđộng không nhiều, một số DNNVV hoạt động trên thị trường nguyên vật liệu trởthành những vệ tinh cung cấp các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp lớn Một sốDNNVV khác lại trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn
ví dụ như mua máy móc, thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh
Sự tham gia của các DNNVV trên thị trường làm cho số lượng và đa dạng về
Trang 22hàng hóa, dịch vụ Với khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ cùng với xu thế pháttriển của nền kinh tế, các DNNVV buộc phải đổi mới phương thức hoạt động, đadạng hoá sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giáthành Điều này dẫn đến tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gaygắt.Đứng trước thách thức này, các doanh nghiệp lớn cũng phải thường xuyên đổimới và nâng cao năng lực hoạt động, tạo ra những lợi thế nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh với các DNNVV.Những yếu tố đó có tác động lớn làm nền kinh tếnăng động, hiệu quả hơn.
1.1.2 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn DNNVV
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và truyền thống của các tổ chức tíndụng Cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DNNVV là hình thức cấp tín dụng,theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng DNNVV mộtkhoản tiền 1 để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, thời gian đó là ngắn hạn và từ 1năm trở xuống [3]
Trong quá trình hoạt động các DNNVV cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động
và thông thường doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn Trườnghợp thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn các DNNVV sẽ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tạicác NHTM Nhu cầu này được phân loại thành nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn thườngxuyên và nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn thời vụ
1.1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục, trong quátrình hoạt động DNNVV cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định,trong đó những nguồn vốn ngắn hạn mà DNNVV thường sử dụng để tài trợ cho tàisản lưu động trước hết là vốn tự có và các nguồn vốn chiếm dụng khác như phải trảngười bán, các khoản ứng trước…của doanh nghiệp, tuy nhiên để hoạt độngDNNVV được liên tục do sự thiếu hụt tạm thời các nguồn vốn ngắn hạn mà
Trang 23DNNVV có thể tận dụng được thì các khoản vay ngắn hạn là cần thiết đối vớiDNNVV.
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì thông qua sửdụng vốn vay ngắn hạn các DNNVV tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính và
lá chắn thuế cho doanh nghiệp
Góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và tập trung vốn sản xuất, nâng caokhả năng cạnh tranh của các DNNVV
Đối với ngân hàng thương mại
Góp phần tạo thu nhập cho NHTM Thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thuchính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM Hoạt động cho vay ngắnhạn DNNVV thường là nhưng khoản vay có quy mô lớn so với các đối tượng khácnhư cá nhân, hộ gia đình, vì vậy khi các NHTM càng tăng quy mô cho vay ngắnhạn đối tượng DNNVV thì lãi thu càng lớn, lợi nhuận NHTM càng cao, tạo thunhập cho NHTM
Góp phần phân tán rủi ro, trong quá trình hoạt động các NHTM luôn luôn đadạng hóa hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, đối tượng và thờihạn cho vay nhằm phân tán rủi ro và kiểm soát vốn cho vay chặt hơn
1.1.2.3 Đặc điểm và nguyên tắc cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Đặc điểm cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là loại cho vay có thời hạn từ 1 nămtrở xuống nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những đối tượng cho vay doanh nghiệp
mà các TCTD đang thực hiện cho vay Hình thức cho vay ngắn hạn đối với DNNVVtuân theo quy trình chung đối với cho vay doanh nghiệp nói chung
Nguyên tắc cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động cho vay của các NHTM đối với khách hàng DNNVV được thựchiện theo thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư
39 và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi
Trang 24Khách hàng DNNVV vay vốn ngắn hạn tại NHTM phải đảm bảo sử dụng vốnvay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận vớicác NHTM
1.1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay các TCTD thực hiện cho vay ngắn hạn đối với DNNVV thông quacác phương thức phổ biến sau:
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: tổ chức tín dụng
chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của kháchhàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanhtoán Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 năm
Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện
thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay, đây là hình thức cho vay tương đốiphổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thườngxuyên, không có đủ điều kiện để cấp hạn mức tín dụng Chỉ khi có nhu cầu thời vụhay mở rộng sản xuất đặc biệt thì khách hàng mới vay ngân hàng, tức là vốn từngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinhdoanh
Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cầnthiết Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho cho vay, xác định quy môcho vay, xác định thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếucần.Mỗi món vay được tách biệt thành những hồ sơ khác nhau Theo từng kỳ hạn nợtrong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi
Cho vay theo hạn mức: tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách
hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần Mộtnăm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa
và thời gian duy trì mức dư nợ này
Đây là hình thức vay thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn
Trang 25vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Khách hàng chủđộng trả nợ khi có doanh thu về do đó tạo tính chủ động trong quản lý dòng tiền chokhách hang.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo
sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏathuận Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mứccho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm
1.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
a Chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Số lượng DNNVV đang có quan hệ vay vốn ngắn hạn: đây là một chỉ tiêutuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN Qua mỗinăm, số liệu này sẽ phản ánh sự tăng trưởng về số lượng DNVVN có quan hệ vayvốn ngắn hạn với ngân hàng cũng như việc ngân hàng có tiến hành việc đẩy mạnhcho vay đối với đối tượng khách hàng này hay không Quá trình đánh giá có thểphân chỉ tiêu này theo các tiêu thức:
Theo ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp và xây dựng;
thương mại và dịch vụ
Theo đối tượng: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa
Dư nợ cho vay: là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ Thông qua chỉ tiêu này, ta có thể biết được tăng trưởng dư nợ cho vay của DNVVN qua các năm Mặt khác ta còn tính được tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN.
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn
Trang 26quy mô của các khoản dư nợ trong một thời kỳ, tuy theo yêu cầu đánh giá hoặc các báocáo thực tế được tính theo hàng quý, bán niên hay hàng năm
b Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tỷ lệ nợ
xấu =
Tổng dư nợ xấu vay ngắn hạn DNVVN Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của DNVVNBiến động cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạnDNNVV:
Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 – nhóm 5) cho phép đánh giá toàn bộ cácbiểu hiện của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứkhông đồng nhất nên để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phântích thêm về cơ cấu các nhóm nợ và biến động trong cơ cấu nhóm nợ theo thời gian.Trường hợp các nhóm nợ của các khoản vay ngắn hạn DNNVV có mức độ rủi
ro cao hơn có tỷ trọng giảm trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV, ta có thểđánh giá mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay ngắn hạn đối với DNNVV giảm,kết quả chất lượng tín dụng tốt hơn và ngược lại
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:
Mức trích lập dự phòng rủi ro phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàngdựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn
bị của một ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước
c Chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kết quả từ hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV = Thu nhập từ hoạt động cho
Trang 27vay ngắn hạn DNNVV – Chi phí từ hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV.
Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp thu nhập của hoạtđộng cho vay ngắn hạn DNVVN trong tổng thu của NHTM để đánh giá được kếtquả của hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN qua các năm
Hệ số chênh lệch lãi ròng (NIM Net Interest Margin): Là tỷ số giữa thu nhập lãiròng với số tài sản có, chỉ tiêu này chủ yếu được sử dụng cho hội sở chính, tuy nhiênđối với chi nhánh: NIM hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV được tạm tính theo côngthức lãi cho vay (đầu ra) – lãi huy động vốn cho vay (đầu vào) mà chưa tính đến cácchi phí quản lý và chi phí hoạt động khác
d Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đánh giá bên trong: các NHTM tự đánh giá chất lượng dịch vụ, NHTM thông
qua các phân tích, đánh giá chất lượng quá trình cung ứng dịch vụ cho vay ngắn hạnDNNVV, từ đó đưa ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế so với cácđối thủ cạnh tranh
Đánh giá bên ngoài: thực tế cho thấy các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang
tính đồng nhất cao, gần như những sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với các kháchhàng DNNVV của các NHTM là giống nhau, nên vấn đề cơ bản là NHTM nào biếttạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, tính thuận lợi, hồ sơ, thủtục nhanh gọn, chất lượng tư vấn tài chính, hỗ trợ, mức phí và lãi suất hấp dẫn, cácdịch vụ bán chéo tốt… thì ngân hàng đó sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, làm kháchhàng hài lòng hơn, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn DNNVV
Vì vậy các khảo sát điều tra từ phía khách hàng là cần thiết để đánh giá một cáchkhách quan hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV
1.2 NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghieepjnhor và
Trang 281.2.1.1 Mục tiêu về quy mô
Các NHTM trong quá trình hoạt động có nhiều lựa chọn về chiến lược kinhdoanh của mình, trong đó mục tiêu về tăng trưởng quy mô là một trong những lựachọn của các NHTM Hiện nay hầu hết các NHTM đều chú trọng vào mục tiêu tăngtrưởng quy mô, không ngừng mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường và mang lại thu nhập cho ngân hàng Tăng trưởng quy mô cho vay ngắn hạnDNNVV góp phần tăng trưởng quy mô từng chi nhánh NHTM, góp phần nâng caohiệu quả của từng chi nhánh NHTM
1.2.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro
Danh mục các sản phẩm cho vay của các NHTM ngày càng đa dạng, bên cạnhcác sản phẩm cho vay bản lẻ, các NHTM thực hiện cung cấp các sản phẩm cho vay đốivới các khách hàng DNNVV, do số lượng khách hàng DNNVV lớn, quy mô từngkhoản vay nhỏ so với các đối tượng DN lớn, DN nước ngoài, hoạt động trải rộng trênhầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tánrủi ro của các danh mục cho vay
1.2.1.3 Tăng thu nhập
Các NHTM đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV nhằm tăng thu lãi
từ hoạt động cho vay này Ngoài ra tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng dotổng số lượng các giao dịch lớn, các DNNVV lại thường có xu hướng sử dụng trọngói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và thay đổidần cơ cấu thu nhập Phát triển nền khách hàng DNNVV giúp các NHTM bán chéothêm các sản phẩm dịch vụ đi kèm như chuyển tiền, các dịch vụ thu hộ ngân sách,nộp thuế điện tử, mua bán ngoại tệ đối với các DN xuất nhập khẩu hàng hóa, dịchvụ…
1.2.1.4 Kiểm soát rủi ro
Khi các NHTM cho vay đối với khách hàng DNNVV sẽ gặp phải các khó khănnhư kiểm soát dòng tiền của các DNNVV sau khi giải ngân vốn vay, không có thông
Trang 29tin đầy đủ về DNNVV, không kiểm soát được quá trình mua bán, thanh toán hàng hóa
và hàng tồn kho, vật tư đảm bảo món vay, vì vậy việc hoàn thiện các quy trình kiểmsoát rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay ngắn hạn khách hàng DNNVV là cần thiết
và phải được thực hiện xuyên suốt
1.2.1.5 Khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước
Do các DNNVV có địa bàn hoạt động trải rộng trên cả nước nên các ngân hàng
có thể khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố Ngân hàng
dễ dàng quản lý do DNNVV thường có quy mô nhỏ, gọn, địa bàn hoạt động hẹp và cótrụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh phân bố trải dài theo từng địa bàncùng với các chinhánh hay phòng giao dịch của các NHTM
1.2.2 Quy trình cho vay và Các chính sách áp dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại là tổnghợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng Trong đó, cácgiai đoạn cụ thể được xây dựng theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ
đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trình baogồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định đồng thời
có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau Hiện quy trình cho vay DNNVV của cácNHTM tuân theo quy trình chung về cho vay khách hàng tổ chức nói chung, ngoài
ra các NHTM cũng xây dựng những quy trình cụ thể cho khối SMEs nói riêng, quytrình dành riêng cho khách hàng SMEs có những đặc điểm nổi bật sau:
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các khách hàng DNNVV có tình hình tài chính tốt,điểm số xếp hạng tín dụng nội bộ ở mức cao, tỷ lệ TSĐB thường lớn với các loại TSĐB
có hệ số quy định cao theo quy định nội bộ của các NHTM như bất động sản hay độngsản là ô tô không phục vụ mục đích kinh doanh trực tiếp
Các bước trong quy trình đơn giản, rút ngắn hơn so với quy trình cho vaychung đối với khách hàng tổ chức, ví dụ như thường khách hàng DNNVV mới phảitrình qua bộ phận tái thẩm định nhưng quy trình SMEs dành riêng cho khách hàng
Trang 30DNNVV bỏ qua các khâu này, thời gian từ lúc tiếp cận khách hàng đến lúc giảingân được quy định rút ngắn hơn
Các chính sách áp dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính sách tiếp thị khách hàng: các NHTM xác định nhóm khách hàng mục tiêu,
thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng và không ngừng tăng cường mở rộng để pháttriển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng
Chính sách giá
Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của
khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường,mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng
Chính sách cấp tín dụng: thông thường khách hàng DNNVV được các NHTM
xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
Đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay hiện nay làthông tư 39 và đáp ứng các quy định nội bộ của các NHTM
Có mức xếp hạng tối thiểu theo quy định Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộcủa các NHTM
Có hệ số nợ (nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu) tại thời điểm cuối năm tài chínhtheo báo cáo tài chính năm trước liền kề đáp ứng một mức nhất định, tuỳ thuộc vàongành nghề kinh doanh của khách hàng quy định tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ của các NHTM, ví dụ thông thường các NHTM áp dụng hệ số nợ cho từngngành cụ thể như sau: hệ số nợ thấp đối với các ngành có tính chất rủi ro như kinhdoanh bất động sản giai đoạn đầu tư; kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi…
Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất bình quân đầu
vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảohiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phítrích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận dự kiến
Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ
sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải
Trang 31tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng
1.2.3 Đa dạng hóa hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khách hàng DNNVV được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có do cácNHTM triển khai và xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theoyêu cầu, phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng Hiện để thu hút các kháchhàng DNNVV và đáp ứng nhu cầu thực tế rất đa dạng của các khách hàng DNNVV,các NHTM triển khai các gói sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với từng đối tượng kháchhàng DNNVV, ví dụ như cho vay xây lắp, cho vay tài trợ đại lý ô tô, cho vay ngànhdược, đóng tàu…
Cho vay khi doanh nghiệp đáp ứng tỷ lệ vốn tự có với từng phương án sảnxuất kinh doanh, cụ thể khách hàng DNNVV phải có vốn chủ sở hữu tham gia tốithiểu bao nhiêu % phương án sản xuất kinh doanh
1.2.4 Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động kinh doanh ngân hàng được xem là hoạt động kinh doanh gắn liền vớirủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng Trong rủi ro tín dụng, sự bất định là yếu tố cơ bản vìvậy thời gian vay càng dài, sự bất định trong khả năng thu hồi các khoản nợ càng lớn
Do đó việc cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn so với cho vay trung dài hạn; tuynhiên, thời hạn cho vay ngắn cũng tạo ra sức ép lớn về mặt thời gian sẽ dễ khiến chokhách hàng vay không đủ thời gian sắp xếp để thanh toán các khoản nợ đúng hạn Córất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV như:nguyên nhân chủ quan do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến khả năng của các doanhnghiệp sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp…, nguyên nhân kháchquan như DNNVV gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, doanh thu bán hànggiảm sút, chi phí quản lý , bán hàng hay sản xuất tăng cao… dẫn đến lợi nhuận giảmsút, nguồn thu không đủ hoặc không thu hồi kịp thời để trả các khoản vay ngắn hạnđến hạn…
Về phía các NHTM triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV, mục tiêu
Trang 32của các ngân hàng là tăng trưởng quy mô, tăng trưởng thu nhập, tuy nhiên bên cạnh
đó các NHTM cần phải kiểm soát được rủi ro Để hạn chế rủi ro tín dụng trong chovay ngắn hạn đối với DNNVV các NHTM sử dụng tổng hợp những công cụ, biệnpháp khác nhau nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực do rủi ro tín dụng gây nêntrong khi vẫn bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời phù hợp vớibối cảnh và chiến lược kinh doanh của các NHTM trong từng thời kỳ, cụ thể:
Các NHTM sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp cụ thể trước, trong và sau khicho vay nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tín dụng đồng thời hạn chế xác suất xảy
ra rủi ro tín dụng, các biện pháp triển khai như:
Phân tích, đánh giá và xác định các loại rủi ro tiềm tàng trong các khoản vaycủa khách hàng doanh nghiệp
Thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ bước xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đốitượng khách hàng doanh nghiệp
Công tác thẩm định tín dụng phải được tiến hành một cách chính xác, có chấtlượng và tuân thủ quy trình và quy định
Các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các khoảnvốn vay của khách hàng phải cập nhật kịp thời
Chú trọng việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản phù hợp với từng kháchhàng cụ thể
Đa dạng hóa các danh mục cho vay đối với Doanh nghiệp một cách hợp lý
Tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng quy định
Khi tổn thất xảy ra, các NHTM kết hợp thực hiện các biện pháp để hạn chế tổnthất xuống mức thấp nhất Để tránh tối đa những thiệt hại đối với hoạt động cho vayngắn hạn DNNVV của Ngân hàng, cần phải tiến hành, thực hiện các biện pháp sau:
Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại nợ
Áp dụng các biện pháp thanh lý nợ rủi ro, trích lập dự phòng, bán nợ
Hoàn thiện kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề
1.2.5 Chất lượng nguồn lực triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 33Để tổ chức triển khai hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng DNNVV cácNHTM cần có các nguồn lực sau:
Cơ sở vật chất: bao gồm trụ sở công ty, phòng làm việc, các thiết bị làm việc,
do đặc điểm kinh doanh dịch vụ có tính vô hình vì vậy nguồn lực này đặc biệt đượccác ngân hàng chú trọng, nâng cao để ngày càng tạo hình ảnh và diện mạo đẹp , uytín đến với các khách hàng, tạo cho khách hàng sự an tâm và an toàn trong giao dịchvới các NHTM
Nhân lực: nguồn nhân lực phải đáp ứng được hai yếu tố là năng lực chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp Thực tế đã chứng minh là NHTM nào có đội ngũ cán
bộ làm công tác liên quan đến tín dụng tốt thì ở đó công tác hạn chế rủi tro tín dụngđạt kết quả tốt và ngược lại Đặc biệt là lĩnh vực cho vay đối tượng khách hàngDNNVV với các ngành nghề kinh doanh đa dạng cũng như việc am hiểu ngànhnghề đã đạt đến một trình độ nhất định khi đã khởi nghiệp thành công một doanhnghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVVphải đạt được trình độ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, thuyết phục và bán hàng tốt
Công nghệ thông tin ứng dụng về ngân hàng: có thể nói công nghệ thông tin đã trở
thành công cụ đóng vai trò quan trọng mọi hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạtđộng cho vay ngắn hạn DNNVV nói riêng Thông qua các phần mền ứng dụng cho phéphoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV được cải tiến từ khâu xếp hạng doanh nghiệp,quản lý hồ sơ tín dụng và thực hiện các công tác báo cáo thống kê phục vụ cho công tácđánh giá, kiểm soát các khoản vay đến hạn, quá hạn và công tác báo cáo cho các cơ quanban ngành có liên quan như Ngân hàng Nhà nước và hiệp hội doanh nghiệp…
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện nay, quá trình cạnh tranh càng ngày càng trở nên gaygắt, mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn vàhiệu quả
Để phù hợp với xu thế hiện nay các NHTM đang ngày càng quan tâm đến các
Trang 34DNNVV và thúc đẩy việc thiết lập chiến lược kinh doanh hướng vào đối tượng này.Chính điều này đã có ảnh hưởng quyết định đến họat động cho vay nói chung,doanh số cho vay cũng như chất lượng cho vay đối với DNNVV nói riêng trongmỗi một ngân hàng
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là nhân
tố quan trọng quyết định đến khả năng cho vay của một ngân hàng
Ngoài ra, quy mô của ngân hàng cũng ảnh hưởng đáng kể đối với thu nhập ròngcủa các loại hình cho vay Để đạt được hiệu quả cao nhất trong cho vay, ngân hàng cầncung cấp các loại hình cho vay mà ngân hàng có lợi thế nhất
Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay
Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng.Một ngân hàng sẽ ít có khả năng lớn mạnh, khả năng mở rộng cho vay nếu nhữngsản phẩm cho vay mà nó cung cấp cho khách hàng là đơn điệu, chất lượng hoạtđộng không cao Một trong những đặc điểm đặc trưng của các sản phẩm dịch vụngân hàng là không có sự khác biệt Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh diễn rangày càng khốc liệt như ngày nay, buộc các ngân hàng phải không ngừng nâng caochất lượng các sản phẩm dịch vụ và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra tínhkhác biệt cho sản phẩm ngân hàng để củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năngcạnh tranh của ngân hàng
Thông tin tín dụng
Là tất cả các thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, đảm bảo tiền vay, tìnhhình tín dụng và thông tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với ngân hàng Hệthống thông tin tín dụng được đưa ra nhằm hình thành cơ sở dữ liệu về khách hàng
để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi rotín dụng Mục đích quan trọng nhất của nó là tìm kiếm và phát hiện ra sớm cáckhoản tín dụng có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ đồngthời dự báo trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu Đối vớicho vay ngắn hạn DNNVV thông tin tín dụng vô cùng quan trọng, ngân hàng
Trang 35thường cho vay dựa trên mối quan hệ, đây là cách để khắc phục tình trạng thu thậpđược ít thông tin hay thiếu cơ sở thông tin của các DNNVV Vì dựa vào các mốiquan hệ cá nhân ngân hàng có thêm thông tin về DNNVV, đối tác uy tín hay các cơquan có liên quan (các đơn vị nộp ngân sách đầy đủ, các đơn vị uy tín trong thựchiện các gói thầu…)
Trình độ và đạo đức cán bộ công nhân viên
Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng hoạt động tín dụng của NHTM Khi các cán bộ tín dụng có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng có thể phân tích và nắm bắt đượctình hình của khách hàng, Từ đó đưa ra được quyết định tín dụng chính xác Tronglĩnh vực kinh doanh tiền tệ và bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, một vấn đề nổitrội là tuyển dụng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt
1.3.2 Các nhân tố khách quan từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.2.1 Các nhân tố vĩ mô
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến toàn bộcác hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Khi một hệthống pháp luật đồng bộ thì sẽ tạo ra được một hành lang an toàn cho hoạt động củacác doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng Trong nềnkinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò cực kỳ quantrọng, nó như một hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bìnhđẳng, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắtbuộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó
Môi trường chính trị xã hội
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định đối với các nhàđầu tư Khi nền chính trị ổn định thì nó sẽ tạo ra được sự tin tưởng lớn đối với cácnhà đầu tư Khi đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng pháttriển sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được thúc đẩymạnh mẽ
Trang 361.3.2.2 Các nhân tố vi mô
Năng lực tài chính của DNNVV
Năng lực tài chính của DNNVV là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởngquyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động hiệuquả thì tình hình tài chính sẽ vững mạnh từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu củangân hàng và có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng Năng lực tài chínhđược thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn kinh doanh của DNNVV.Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ tàichính, khả năng chống chọi với hoàn cảnh bất lợi của doanh nghiệp Khi tỷ trọngvốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng nhỏ chi phí vốnvay càng lớn và đó có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối tàichính, khi tình hình kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ chongân hàng của doanh nghiệp
Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV
Đây là một trong những điều kiện vay vốn hàng đầu của DNNVV Để đảmbảo thu hồi được vốn vay từ các doanh nghiệp, ngân hàng phải chọn những phương
án khả thi, có khả năng thực hiện được và thực sự có hiệu quả để tiến hành đầu tư
Do vậy, việc doanh nghiệp có khả năng vay vốn của ngân hàng phụ thuộc một phầnvào phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả của doanh nghiệp
Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
Khi một doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt sẽ có được chiến lược kinhdoanh tốt, khả năng kinh doanh cao và có thể quản lý vốn tốt Điều này được thểhiện ở cách thức tổ chức hoạt động chung, tổ chức hoạt động sổ sách kế toán, quản
lý tài chính hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, môi trường kinh doanh.Ngoài ra còn thể hiện ở trình độ nhận định thị trường để có được chiến lược kinhdoanh năng động và các biện pháp nhằm chống lại những biến động bất lợi của thịtrường Năng lực quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, đến sản phẩm củadoanh nghiệp, đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và mối quan hệ với các đối tác Đâycũng là một tiêu chí quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay và hạn mức
Trang 37vay cho DNNVV.
Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận vốn ngânhàng của DNNVV và đây chính là thiện chí trả nợ của chủ DNNVV Đạo đức kinhdoanh của DNNVV thể hiện ở việc doanh nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mụcđích, quản lý tốt, báo cáo trung thực, đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh,đảm bảo trả nợ được cho ngân hàng
1.4 KINH NGHIỆM CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1 Kinh nghiệm tại Mỹ và các nước thành viên Liên minh Châu Âu
Một trong các nguyên nhân làm ngân hàng do dự khi cho vay đối với cácDNNVV là việc họ không thể đánh giá hết các rủi ro bởi thiếu các thông tin tàichính đáng tin cậy Các thông tin càng đầy đủ thì chi phí tiếp cận vốn càng thấp Dovậy nhóm công tác liên chính phủ (ISAR- Intergovermental Working Group ofExperts on International Standards of Accounting and Reporting) đã xác định ra cácđặc thù đối với một hệ thống kế toán của các DNNVV: dễ sử dụng, linh hoạt, biểumẫu chuẩn chung và nhất quán theo các phương thức kế toán đang được áp dụngrộng rãi
Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro vì thiếu thông tin về các DNNVV và giảmchi phí cho vay, các ngân hàng trong khối này đã áp dụng các giải pháp sau để phục
vụ tốt hơn các DNNVV:
Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng;
Sử dụng thông tin do bên ngoài cung cấp;
Đánh giá rủi ro đối với chủ DNNVV;
Xây dựng hệ thống chi phí và giá trên cơ sở mức độ rủi ro;
Chia sẻ rủi ro với bên thứ ba;
Thiết lập các bộ phận chuyên hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp có độ rủi rocao, đặc biệt là các DNNVV mới thành lập;
Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại;
Trang 38Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp và đơn giản hóa thủ tục cho vay;
Phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của DNNVV;
Cải tiến việc cung cấp các dịch vụ cho các DNNVV thông qua đào tạo cácnhân viên ngân hàng và phân khúc các nhóm khách hàng;
Hợp tác với các tổ chức của DNNVV và các tổ chức cung cấp dịch vụ pháttriển kinh doanh để giảm rủi ro và chi phí cũng như tích hợp các dịch vụ tài chính
và phi tài chính
1.4.2 Kinh nghiệm tại Đài Loan
Ngân hàng Hợp tác Đài Loan (TCB) trong một thời gian dài đã cung cấpnhiều loại dịch vụ tài chính cho DNNVV Đài Loan, bao gồm cho vay và tư vấn tàichính Những doanh nghiệp được Ngân hàng Hợp tác Đài Loan hỗ trợ, cùng với nỗlực của bản thân họ đã có khả năng cạnh tranh vững mạnh ở thị trường trong nước
và nước ngoài Sau khi sáp nhập với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ngày01/05/2006, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan là ngân hàng thương mại lớn nhất tại ĐàiLoan, và lớn thứ 8 tại Châu Á
Với các yếu tố quan trọng như mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng,củng cố kênh dịch vụ và tạo qui mô kinh tế, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan không chỉgiúp tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của mình mà còn tăng cườngdịch vụ cho DNNVV thông qua các biện pháp sau:
Cải thiện các báo cáo tài chính của DNNVV và tăng độ minh bạch đối vớicác thông tin tài chính;
Bổ sung kiến thức tài chính và khả năng lập kế hoạch tài chính cho chủDNNVV và nhân viên kế toán;
Giúp DNNVV hiểu được các qui trình và tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng.Ngoài việc duy trì uy tín về kết quả hoạt động và hồ sơ tín dụng cũng nhưchuẩn bị các kế hoạch tài chính và kế hoạch trả nợ phù hợp, việc phải làm trongtương lai đối với các DNNVV là tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược mộtcách năng động và hệ thống chứ không phản ứng một cách thụ động, nhằm tăngcường khả năng lập kế hoạch tài chính để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả
Trang 39Nhằm khuyến khích việc thiết lập quan hệ dài hạn giữa các ngân hàng vàDNNVV, Đài Loan đã khởi xướng một dự án đặc biệt vào ngày 01/07/2005 với tiêu
đề “Ngân hàng địa phương tăng vốn vay cho DNNVV”, với mục tiêu ban đầu là các
ngân hàng trong nước giải ngân số vốn vay 6,24 tỷ USD cho DNNVV từ tháng06/2005 đến tháng 06/2006 Kết quả hoạt động của từng ngân hàng sẽ được đánhgiá làm cơ sở để đưa ra những phần thưởng tương ứng cho các ngân hàng Dự ánnày sẽ được triển khai trong 3 năm, trong đó thực tiễn và nội dung hoạt động sẽđược xây dựng và rà soát lại trên cơ sở hàng năm
Ngoài việc củng cố hoạt động kinh doanh thông qua các khoản cho vaydoanh nghiệp lớn và bảo hiểm, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan còn nhận nhiệm vụdành riêng một phần vốn của mình để thúc đẩy DNNVV phát triển, thông qua cácquỹ như Quỹ phát triển DNNVV…
Đối với những DNNVV có tiềm năng nhưng thiếu tài sản đảm bảo Ngânhàng Hợp tác Đài Loan giúp họ có thể được bảo lãnh từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng choDNNVV để giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng
Nhằm hỗ trợ DNNVV phản ứng với môi trường kinh tế thường xuyên thayđổi, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan đã giới thiệu một sản phẩm tài chính mới –
Những khoản cho vay có giá trị nhỏ cho DNNVV- theo đó đơn xin vay và qui trình
đánh giá được đơn giản hóa Sản phẩm mới này được thiết kế nhằm giúp DNNVV
dễ tiếp cận vốn vay nhờ đó có thể mở rộng diện khách hàng và tăng lợi nhuận chongân hàng
Về thủ tục và qui trình cho vay:
Đơn xin vay và qui trình đánh giá được đơn giản hóa.Các món vay có thểđược giải ngân trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp tất cả các giấy tờ được yêu cầu
Sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá uy tín của khách hàng bằng việcxem xét các nhân tố bao gồm khoảng thời gian kể từ khi thành lập, hồ sơ tín dụng,năng lực của đơn vị bảo lãnh, và hồ sơ giới thiệu về doanh nghiệp để xác định giátrị của khoản vay có thể cấp cho khách hàng với cách thức tương tự như sản phẩmngân hàng tiêu dùng
Trang 40Phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV để một mặt giải quyết tìnhtrạng thiếu tài sản đảm bảo của người xin vay vốn, và mặt khác là phân tán rủi ro tíndụng.
Quy định mức trần cho vay để có thể kiểm soát được rủi ro của khoản vay.Trong trường hợp quá hạn, chủ DNNVV có khả năng trả nợ dưới hình thứctrả góp
1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank và ngân hàng TMCP Phương Đông OCB
1.4.3.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank.
Dễ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, các NHTMCP thời gianqua đã tích cực nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời, tạo đòn bẩycho doanh nghiệp vượt khó Các gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp bổ sungvốn lưu động của các ngân hàng lớn như ANZ, Techcombank, Vietcombank,ACB liên tục được giới thiệu và đã dần nhận được sự quan tâm rất lớn của giớidoanh nghiệp
Điển hình như gói tín dụng chung của ngân hàng Techcombank nhằm tài trợvốn lưu động cho phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp cần vay vốn này Đại diệnTechcombank cho biết: tỷ lệ cho vay/giá trị định giá tài sản đảm bảo (LTV) vớidoanh nghiệp được ngân hàng xếp loại A là 80%, với doanh nghiệp xếp loại B là75%, loại C trở lên là 70% Ngoài ra, Techcombank còn đưa ra mức cho vay đápứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp, với tổng dư nợ ngắn hạn lên đến 5 tỷđồng/khách hàng
Đặc biệt, ngân hàng này còn nới lỏng giới hạn đối tượng cho vay Theo đó,các doanh nghiệp đạt xếp hạng C trở lên theo quy định xếp hạng QCA, tức là nhữngdoanh nghiệp có quy mô doanh thu dưới 200 tỷ đồng và có kinh nghiệm hoạt độngtrong ngành từ 24 tháng trở lên, không có nợ loại 2-5 tại Techcombank và các tổchức tín dụng khác trong 12 tháng gần nhất đều sẽ được tiếp cận gói vay này Đây