1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại một số khoa phòng bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng”

126 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Văn Hóa An Toàn Người Bệnh Của Nhân Viên Y Tế Tại Một Số Khoa Phòng Bệnh Viện Nhi Trung Ương Năm 2020 - 2021 Và Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng
Tác giả Phan Vũ Trung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường học Trường Đại Học Y Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Y Tế
Thể loại Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Khi sự cố không mong muốn sảy ra không chỉ có người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân mà cán bộ y tế (CBYT) liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa cũng là nạn nhân và cũng cần được hỗ trợ về tâm lý 1. Đã có rất nhiều văn bản được Chính phủ, Bộ y tế ban hành nhằm cải thiện chất lượng bệnh viện nói chung và chất lượng khám chữa bệnh nói riêng song vấn đề ATNB vẫn đang là thách thức lớn của ngành y tế, là mối quan tâm theo dõi của xã hội đối với hệ thống khám chữa bệnh nước ta hiện nay. Các nghiên cứu cho rằng để đảm bảo ATNB phải tiếp cận một cách có hệ thống về ATNB và nâng cao tính tích cực của văn hóa tổ chức vào ATNB hay còn gọi là văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) . Và có thể nói VHATNB là một phần quan trọng đóng vai trò nền tảng trong ATNB. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu về VHATNB để đề ra chính sách và các giải pháp nhằm cải thiện ATNB và giảm thiểu các sự cố y khoa. Vậy văn hóa an toàn người bệnh là gì, VHATNB là tập hợp những giá trị, thái độ, niềm tin, nhận thức và những quy tắc, quy phạm về an toàn của mọi nhân viên trong một bệnh viện 2 An toàn người bệnh (ATNB) là làm giảm tối đa các sai sót có nguy cơ gây tổn hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc tại các cơ sở y tế 2. Theo cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe (Agency for Healthcare Research and Quality – AHRQ), ATNB là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng phương pháp an toàn nhằm hướng đến xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ đáng tin cậy.

Trang 1

PHAN VŨ TRUNG

THùC TR¹NG V¡N HãA AN TOµN NG¦êI BÖNH CñA NH¢N VI£N Y TÕ T¹I MéT Sè KHOA PHßNG BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG N¡M 2020 - 2021

Trang 2

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ lòng biết

ơn chân thành đến:

Trường Đại học Y Hà Nội; Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế; Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa phòng/Trung tâm Bệnh viện Nhi TƯ đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Thu - Người thầy đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các Thầy

cô đã cho tôi nhiều chỉ dẫn và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành đề tài

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2021

Phan Vũ Trung

Trang 3

Tôi là Phan Vũ Trung- Bác sĩ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Quản

lý y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:

1 Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS TS Nguyễn Thị Hoài Thu.

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2021

Học viên

Phan Vũ Trung

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Sự cố y khoa và phân loại sự cố y khoa: 4

1.2.1 Khái niệm sự cố y khoa: 4

1.2.2 Phân loại sự cố y khoa 5

1.2.3 Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa 9

1.3 Tầm quan trọng của an toàn người bệnh 10

1.4 Nguyên lý an toàn người bệnh và văn hóa an toàn người bệnh 11

1.4.1 Tiếp cận hệ thống về an toàn người bệnh 11

1.4.2 Văn hóa không buộc tội 12

1.4.3 Hệ thống khó mắc lỗi 13

1.4.4 Khảo sát Văn hóa an toàn người bệnh 14

1.5 Một số nghiên cứu về sự cố y khoa và văn hóa an toàn người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam 16

1.5.1 Trên thế giới 16

1.5.2 Tại Việt Nam 23

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế 28

1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu 34

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 36

2.2 Đối tượng nghiên cứu 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 36

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 37

2.3.3 Bộ công cụ mô tả thực trạng Văn hóa an toàn người bệnh 37

2.3.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 40

Trang 5

2.4.2 Xử lý, phân tích số liệu 44

2.4.3 Cách đánh giá 46

2.5 Các loại sai số và cách khắc phục 46

2.5.1 Sai số có thể gặp phải: 46

2.5.2 Khắc phục 47

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 47

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

3.1 Mô tả quan điểm của nhân viên y tế về báo cáo sự cố y khoa 49

3.1.1 Thông tin chung 49

3.1.2 An toàn người bệnh theo cấp độ khoa phòng 52

3.1.3 An toàn người bệnh theo Cấp độ bệnh viện 58

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB tại Bệnh viện Nhi Trung ương 63

3.2.1 Một số yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến VHATNB 63

3.2.2 Yếu tố môi trường và hệ thống quản lý 67

3.2.3.Yếu tố thuộc về người bệnh 71

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 73

4.1 Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 73

4.2 Thực trạng văn hoá an toàn người bệnh 74

4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng văn hoá an toàn người bệnh 80

4.3.1 Yếu tố về đặc điểm của nhân viên y tế 80

4.3.2 Yếu tố môi trường và hệ thống quản lý 81

4.3.3 Yếu tố thuộc về người bệnh 83

4.4 Hạn chế của nghiên cứu: 84

KẾT LUẬN 86

KHUYẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1 Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương 5

Bảng 1 2 Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng (NC3) 6

Bảng 1 3 Tần suất, tỷ lệ sự cố y khoa được báo cáo tại một số nước phát triển 17

Bảng 2 1 Thang đo nghiên cứu VHATNB 38

Bảng 2 2 Bảng biến số nghiên cứu 40

Bảng 2 3 Bảng biến số phân tích mối liên quan, yếu tố ảnh hưởng VHATNB 41

Bảng 2 4 Bảng tính điểm nghiên cứu 45

Bảng 3 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 49

Bảng 3 2 Thông tin về môi trường làm việc của ĐTNC 51

Bảng 3 3 Tần suất báo cáo sự cố y khoa 51

Bảng 3 4 Nhận thức tổng quát về ATNB 52

Bảng 3 5 Quan điểm và hành động của người quản lý khoa 53

Bảng 3 6 Công tác cải tiến, học tập hệ thống 54

Bảng 3 7 Mối quan hệ và làm việc theo ekip trong cùng một khoa/phòng 55

Bảng 3 8 Phản hồi và trao đổi về sai sót 55

Bảng 3 9 Trao đổi cởi mở 56

Bảng 3 10 Nhân sự 57

Bảng 3 11 Văn hóa trừng phạt khi phạm lỗi 58

Bảng 3 12 Hỗ trợ về quản lý ATNB 58

Bảng 3 13 Làm việc theo ê kip giữa các khoa/phòng 59

Bảng 3 14 Bàn giao và chuyển bệnh 60

Bảng 3 15 Văn hóa an toàn người bệnh chung 61

Bảng 3 16 Văn hóa an toàn người bệnh chung và đặc điểm 63

Bảng 3 17 Mối liên quan giữa đặc trưng công việc và VHATNB chung 64

Bảng 3 18: Phân tích hồi quy đa biến giữa VHATNB chung và các yếu tố liên quan 66

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1 1: Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố 12Hình 1 2 Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu 35Biểu đồ 3 1: VHATNB chung 62

Trang 9

Các nghiên cứu cho rằng để đảm bảo ATNB phải tiếp cận một cách có hệ thống về ATNB và nâng cao tính tích cực của văn hóa tổ chức vào ATNB hay còn gọi là văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) Và có thể nói VHATNB là một phần quan trọng đóng vai trò nền tảng trong ATNB Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu về VHATNB để đề ra chính sách và các giải pháp nhằm cải thiện ATNB và giảm thiểu các sự cố y khoa

Vậy văn hóa an toàn người bệnh là gì, VHATNB là tập hợp những giá trị, thái độ, niềm tin, nhận thức và những quy tắc, quy phạm về an toàn của mọi nhân viên trong một bệnh viện [2]

An toàn người bệnh (ATNB) là làm giảm tối đa các sai sót có nguy cơ gây tổn hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc tại các cơ sở y tế [2] Theo cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe (Agency for Healthcare Research and Quality – AHRQ), ATNB là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng phương pháp an toàn nhằm hướng đến xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ đáng tin cậy

Theo các chuyên gia y tế thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) an toàn cho người bệnh Các chuyên gia y tế nhận ra rằng bệnh viện không phải nơi an toàn như họ mong muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người [4]

Trang 10

Ước tính tại Mỹ có khoảng 44.000 đến 98.000 trường hợp người Mỹ chết mỗi năm do các sai sót y khoa, con số này vượt qua con số tử vong do tai nạn giao thông, ung thư và bệnh AIDS với tổng con số tổn thất ước tính 40 đến 50 tỷ

đô la [4]

Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên người được phẫu thuật tại một

số bệnh viện trên toàn quốc chiếm từ 4,1% đến 7,9% trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn vết

mổ cao ở nhóm người bệnh phẫu thuật ruột non (19,5%) người bệnh phẫu thuật đại tràng (11%) và dạ dày (7,9%) [5], [6]

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày tiếp khoảng 3000 lượt khách hàng đến khám và chữa bệnh Bệnh viện đã thành lập Phòng Quản lý chất lượng gồm thành viên và ban chuyên trách thuộc Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện Trong

đó có Ban An toàn người bệnh phụ trách an toàn người bệnh của bệnh viện, thành viên trong ban là các nhân viên đại diện của các khoa/phòng và hàng tháng ban an toàn người bệnh họp 1 lần Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban an toàn người bệnh nói riêng và Hội đồng quản lý chất lượng nói chung giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như là nhân viên y tế câu hỏi cần đặt ra ở đây là: “Nhận thức của nhân viên về văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện như thế nào?” và

“Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh ở tại bệnh viện?

Xuất phát từ hai câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng văn hóa

an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại một số khoa phòng bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020- 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng” với hai mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại một số khoa phòng bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020- 2021

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại một số khoa phòng bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 - 2021

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 An toàn người bệnh (Patient Safety)

An toàn người bệnh (Patient safety) theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) an toàn người bệnh (ATNB) là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị chăm sóc [2]

Theo Tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng (AHRQ): ATNB là một chuyên ngành trong lĩch vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng đến một mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy ATNB còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi khi có sự cố [7]

Ngày nay ATNB được xem là một môn học trong khoa học quản lý bao gồm các nguyên lý chính về ATNB như là cách tiếp cận hệ thống, văn hóa không buộc tội, tư duy yếu tố con người vào môi trường làm việc tạo nên một hệ thống khó mắc lỗi và văn hóa an toàn người bệnh [8]

1.1.2 Văn hóa an toàn người bệnh (Patient Safety Cuture)

Văn hóa an toàn người bệnh (Patient Safety Cuture) là khía cạnh cụ thể của

nền văn hóa chung tại cơ sở y tế, an toàn người bệnh đã nhận được sự quan tâm ngày càng cao trong tổ chức chăm sóc sức khỏe và ưu tiên hàng đầu trên thế giới Văn hóa an toàn người bệnh đề cập đến giá trị, niềm tin và các chuẩn mực về quản

lý và nhân viên trong cơ sở chăm sóc sức khỏe, cách mà các thành viên cơ sở chăm sóc sức khỏe được kỳ vọng cư xử thái độ và hành động nào phù hợp và không phù hợp và những quy trình thủ tục nào được khen thưởng và trừng phạt liên quan đến

sự an toàn người bệnh [9]

VHATNB thể hiện năm thuộc tính văn hóa mà nhân viên y tế cần nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn người bệnh mạnh mẽ Năm thuộc tính đó là [10]:

Trang 12

(1) Văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh, và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và khách đến thăm;

(2) Văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và tổ chức; (3) Văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn;

(4) Văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/tai biến; (5) Văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn

Một tổ chức được xem là có văn hoá an toàn khi mỗi thành viên của tổ chức

đó, bất chấp ở cương vị nào, đều thể hiện vai trò chủ động trong phòng ngừa sai sót,

và vai trò của từng cá nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức [6]

Nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh, các tác giả đã đúc kết bảy yếu tố cấu thành văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện, (1) Lãnh đạo xem an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của bệnh viện, (2) các hoạt động trong bệnh viện được tổ chức làm việc theo đội/nhóm một cách hiệu quả, (3) thực hành dựa vào chứng cớ như phác đồ điều trị của bệnh viện phải dựa trên cơ sở

y học chứng cớ, và thực hành lâm sàng tuân thủ phác đồ điều trị, (4) mọi người được quyền nói và chỉ ra những nguy cơ, sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng kiến cải tiến về an toàn người bệnh, (5) cách thức bệnh viện tổ chức học hỏi từ sai sót, và cải tiến từ sai sót; (6) đảm bảo công bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân và nguyên tắc thứ (7) rất quan trọng và xuyên suốt hoạt động công tác của bất cứ một tổ chức y tế nào chính là “lấy người bệnh làm trung tâm”

1.2 Sự cố y khoa và phân loại sự cố y khoa:

1.2.1 Khái niệm sự cố y khoa:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sự cố y khoa (SCYK) là những tổn thương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày

Trang 13

nằm viện hoặc chết có nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh hơn là do biến chứng của người bệnh [1]

1.2.2 Phân loại sự cố y khoa (Thông tư 43) [13]

Bảng 1 1 Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

báo cáo Theo

diễn biến tình huống

Theo mức độ tổn thương đến sức khỏe, tính mạng người bệnh

tiếp đến người bệnh, cần phải

theo dõi hoặc đã can thiệp

điều trị kịp thời nên không gây

nguy hại

tự nguyện

5 Sự cố đã xảy ra gây nguy hại

tạm thời và cần phải can thiệp

điều trị

bình (NC2)

Trang 14

tạm thời, cần phải can thiệp

điều trị và kéo dài thời gian

nằm viện

7 Sự cố đã xảy ra gây nguy hại

kéo dài, để lại di chứng

(NC3)

(kèm theo bảng sự

cố y khoa nghiêm trọng)

1 Phẫu thuật sai vị trí (bộ phận cơ thể)

Là phẫu thuật ở vị trí cơ thể người bệnh không đúng với những dữ kiện ghi trong hồ sơ bệnh án, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:

A Thay đổi vị trí phẫu thuật xảy ra quá trình phẫu thuật

B Sự thay đổi này được chấp thuận

Là phẫu thuật trên người bệnh không đúng với những dữ kiện về nhận diện người bệnh ghi trong hồ sơ bệnh án

Là phương pháp phẫu thuật thực hiện không đúng với kế hoạch phẫu thuật

đã đề ra trước đó, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:

A Thay đổi phương pháp phẫu thuật xảy ra trong quá trình phẫu thuật

B Sự thay đổi này được chấp thuận

phẫu thuật hoặc những thủ thuật xâm lấn khác:

Ngoại trừ:

Trang 15

A Y dụng cụ đó được cấy ghép vào người bệnh (theo chỉ định)

B Y dụng cụ đó có trước phẫu thuật và được chủ ý giữ lại

c Y dụng cụ không có trước phẫu thuật được chủ ý để lại do có thể nguy hại khi lấy bỏ Ví dụ như: những kim rất nhỏ hoặc những mảnh vỡ ốc vít

5 Tử vong xảy ra trong toàn bộ quá trình phẫu thuật (tiền mê, rạch da, đóng da) hoặc ngay sau phẫu thuật trên người bệnh có phân loại ASA độ I

SỰ CỐ DO TRANG THIẾT BỊ

7 Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng hoặc liên quan đến chức năng của y dụng cụ trong quá trình chăm sóc người bệnh khác với kế hoạch đề ra ban đầu

khí nội mạch trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh

Ngoại trừ: Những thủ thuật ngoại thần kinh hoặc tim mạch được xác định

có nguy cơ thuyên tắc khí nội mạch cao

SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH

Bao gồm: Cho một loại thuốc mà biết người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc

và tương tác thuốc có khả năng đưa đến tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng

Ngoại trừ: Những khác biệt có lý do của việc lựa chọn thuốc và liều dùng trong xử trí lâm sàng

Trang 16

13 Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến tán huyết

do truyền nhầm nhóm máu

14 Sản phụ tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến quá trình

chuyển dạ, sinh con:

Bao gồm những sự cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau sinh) Ngoại trừ:

A Thuyên tắc phổi hoặc thuyên tắc ối

B Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

C Bệnh cơ tim

thời gian điều trị

bilirubin máu ở trẻ sơ sinh

sang chấn cột sống

Bao gồm nhầm lẫn tinh trùng hoặc trứng trong thụ tinh nhân tạo

SỰ CỐ DO MÔI TRƯỜNG

Ngoại trừ: Những sự cố xảy ra do điều trị bằng điện (sốc điện phá rung hoặc chuyển nhịp bằng điện chọn lọc)

bệnh như:

A Nhầm lẫn chất khí Hoặc

B Chất khí lẫn độc chất

kỳ nguyên nhân nào khi được chăm sóc tại cơ sở

Trang 17

chăm sóc y tế tại cơ sở

SỰ CỐ ĐƢỢC CHO LÀ PHẠM TỘI HÌNH SỰ

viên y tế trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

các mục từ 1 đến 27

1.2.3 Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa

a Yếu tố con người

- Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy (bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án, điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh…) Các sai lầm này không liên quan tới kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà thường liên quan tới các thói quen làm việc

- Do quên (bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán, điều dưỡng viên quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm, …)

- Do tâm lý, sinh lý của nhân viên y tế

- Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng các quy định chuyên môn không phù hợp Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cố y khoa không mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm nhất và đang trong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm với người bệnh

- Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn

- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp

b Yếu tố môi trường

- Môi trường vật lý (tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích…)

Trang 18

- Môi trường công việc (quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện…);

- Môi trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, quan hệ đồng nghiệp…)

c Yếu tố bệnh tật

- Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi Cùng một bệnh không giống nhau trên các người bệnh khác nhau

- Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất

- Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn đến rủi ro và biến chứng bất khả kháng

d Yếu tố quản lý

- Quy trình khám chữa bệnh khá phức tạp, ngắt quãng, nhiều đầu mối, nhiều

cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt

- Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm chăm sóc người bệnh 24 giờ/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc chăm sóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục

- Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên

- Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan

1.3 Tầm quan trọng của an toàn người bệnh

Từ thời Hippocrates, phương châm nổi tiếng “PRIMUM NON NOCERE” (trước tiên đừng làm hại bệnh nhân) đã nhắc nhở thầy thuốc cẩn trọng trong điều trị, chăm sóc người bệnh (CSNB) vì các quyết định và thủ thuật của thầy thuốc đều có thể gây hại cho người bệnh [14] Tuy vậy, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20 y học hiện đại mới bắt đầu quan tâm và phát hành nhiều thống kê mô tả tính chất trầm trọng do sai sót trong thực hành y khoa Khi đến một cơ sở y tế người bệnh luôn kỳ vọng được chẩn đoán sớm bệnh, chính xác, chăm sóc và điều trị một cách an toàn,

có chất lượng với các dịch vụ mà họ nhận được Sức khỏe và tính mạng họ hoàn toàn tin tưởng ở thầy thuốc Đảm bảo ATNB là trách nhiệm thể hiện sự cam kết của mọi NVYT và các cơ sở y tế [15]

ATNB là một nguyên tắc y tế mới Các báo cáo, phân tích về công tác phòng ngừa sai sót y tế cho thấy có nhiều sự kiện bất lợi xảy ra cho người bệnh trong chăm

Trang 19

sóc sức khỏe Tần suất và cường độ các sự kiện bất lợi cho người bệnh không được quan tâm cho đến năn 1990, khi nhiều quốc gia báo cáo số lượng đáng kinh ngạc của người bệnh bị tổn thương và tử vong bởi sai sót y tế Thừa nhận rằng trong CSSK cứ chăm sóc 10 người thì có 1 sai sót y tế ảnh hưởng đến người bệnh Như vậy để đảm bảo ATNB cần phải giảm thiểu sự cố y khoa

1.4 Nguyên lý an toàn người bệnh và văn hóa an toàn người bệnh

An toàn người bệnh ngày nay được xem là một môn học trong khoa học quản lý, các nguyên lý chính của an toàn người bệnh bao gồm:

- Tiếp cận hệ thống

- Văn hóa không buộc tội

- Hệ thống khó mắc lỗi

- Văn hóa an toàn người bệnh

1.4.1 Tiếp cận hệ thống về an toàn người bệnh

Khi phân tích nguyên nhân của các sự cố y khoa đòi hỏi phải tìm nguyên nhân từ hệ thống chứ không chỉ dừng lại ở cá nhân Theo tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ Y tế có hướng dẫn cách thức phân tích nguyên nhân gây ra sự cố bằng phân tích nguyên nhân gốc với mô hình phân tích nguyên nhân sự cố theo Reason J Cathey

Theo tác giả Reason JT và cộng sự (2001) mô tả về mô hình pho mát Thụy Sỹ giải thích cách thức các sự cố sảy ra trong hệ thống Mô hình cho thấy lỗi ở một tầng của hệ thống chăm sóc thường chưa đủ để gây sự cố, nó là kết quả của nhiều tầng lớp bảo vệ khác nhau nhưng trong đó phân thành lỗi cá nhân và lỗi hệ thống [16]

Lỗi cá nhân hay còn gọi là lỗi hoạt động là những người thuộc tầng phòng thủ cuối cùng trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc người bệnh, và khi sự cố xảy ra họ thường bị đổ lỗi Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều lỗi cá nhân do hệ thống gây ra

và 80% sự cố do lỗi hệ thống Lỗi hệ thống liên quan đến các quy trình, quy định của tổ chức các chính sách không phù hợp và các yếu tố này không được chú ý xem xét phân tích nguyên nhân sự cố, do đó các lỗi tương tự tiếp tục xảy ra

Trang 20

Trong y tế, lỗi hoạt động liên quan trực tiếp tới người hành nghề vì họ ở lớp hàng rào phòng ngự cuối cùng dễ bị gán lỗi Tuy nhiên các yếu tố hệ thống có vai trò rất quan trọng liên quan tới các sự cố đó là công tác quản lý, tổ chức lao động, môi trường làm việc và thường ít được chú ý xem xét về sự liên quan Các nhà nghiên cứu nhận định cứ có một lỗi hoạt động thường có 3-4 yếu tố liên quan tới lỗi

hệ thống

Hình 1 1: Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố

Nguồn: Reason J Carthey, Diagnosing vulnerable system sysdrome [16]

1.4.2 Văn hóa không buộc tội

Cách tiếp nhậntruyền thống khi có sự cố, tai biến, sai xót xảy ra là đặt câu hỏi “Ai? Ai làm sai?” Và thường có khuynh hướng quy trách nhiệm liên quan đến

cá nhân, đến người trực tiếp chăm sóc người bệnh (CSNB) ở thời điểm gây sự cố Hậu quả là các sai sót có thể lặp đi lặp lại ở các cá nhân khác hoặc các cá nhân khác

do bệnh viện không biết và đương nhiên không có biện pháp chủ động phòng ngừa

Theo nguyên lý tiếp cận hệ thống, để có thể tìm ra hết những sai sót liên quan đến tai biến điều trị bao gồm cả sai sót chủ động và sai sót tiềm ẩn của hệ thống Khi phân tích những nguyên nhân của tai biến câu hỏi đầu tiên nên được đặt

ra là “Cái gì sai?” câu trả lời là liệt kê tất cả những nguyên nhân hoặc yếu tố có liên quan đến tai biến, từ đó có đề xuất các giải pháp khắc phục liên quan Với cách tiếp cận này, một mặt làm giảm đi sự e ngại khi báo cáo sai sót của của các khoa, đồng

Trang 21

thời giúp bệnh viện chủ động phòng ngừa được các sai sót lặp đi lặp lại trong các khoa khác trong bệnh viện [17]

1.4.3 Hệ thống khó mắc lỗi [18]

Bên cạnh nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên, việc tạo môi trường làm việc có sự hỗ trợ chủ động của hệ thống nhằm hạn chế những sai sót do nhược điểm của yếu tố con người đã được chứng minh hiệu quả tại nhiều bệnh viện trên thế giới

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các cảnh báo tự động của phần mềm, tức là muốn làm bước này phải thực hiện bước trước đó trong quy trình Ví dụ: Muốn vào chỉ định phải có chẩn đoán đầu vào, muốn kê đơn phải có chẩn đoán đầu ra, với trẻ em phải có cân nặng để tránh kê nhầm liều thuốc

- Chuẩn hóa các quy trình, ưu tiên các quy trình có nguy cơ cao về an toàn người bệnh như: quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình truyền máu, quy trình cấp phát thuốc…

- Giảm dựa vào trí nhớ, tăng sử dụng hệ thống nhắc: hạn chế nhược điểm của việc sử dụng trí nhớ, sử dụng những phương tiện thay thế trí nhớ như máy tính, phần mềm tin học…

- Sử dụng bảng kiểm: công cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu được tuân thủ nghiêm túc áp dụng trong các trường hợp chuẩn bị dụng cụ, vận hành máy móc…

- Đơn giản hóa các bước trong quá trình, nhưng giao quyền kiểm soát các bước thực hiện quy trình Ví dụ: trong quá trình an toàn phẫu thuật tránh mổ nhầm

vị trí, kỹ thuật viên gây mê được quyền từ chối đưa người bệnh vào phòng mổ nếu như phát hiện bác sỹ chưa đánh dấu vị trí phẫu thuật

- Kiểm tra lẫn nhau đối với những quy trình có nguy cơ cao đây là nguyên tắc

cơ bản trong khoa học an toàn, đối với những khâu quan trọng sự nhầm lẫn có thể gây sự cố thì khi thực hiện phải được người thứ hai chứng kiến và kiểm tra Ví dụ trước khi rạch da phẫu thuật cần một phút hội ý trong kíp mổ, kiểm tra lẫn nhau về tên, chẩn đoán, vị trí phẫu thuật, điều dưỡng kiểm gạc trước và sau mổ cần được người thứ hai chứng kiến và cùng kiểm tra; điều dưỡng sao chép y lệnh thuốc của

Trang 22

các bác sỹ cần được người thứ hai kiểm tra lại trước khi chuẩn bị thuốc cho người bệnh…

1.4.4 Khảo sát Văn hóa an toàn người bệnh (Servey on patient safety)

Hiệp hội QTNB quốc gia tại Mỹ (2001) văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế (NVYT) nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn chặt chẽ, bao gồm: (1) văn hóa trong đó mọi NVYT (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh và cán bộ quản lý điều hành) chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, người bệnh, nhân thân người bệnh

và khách đến thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính

và tổ chức; (3) văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/tai biến; (5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu qủa các hệ thống đảm bảo an toà [7]

Trong nghiên cứu về VHATNB, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đã chỉ ra bảy yếu tố cấu thành VHATNB trong bệnh viện, bao gồm: (1) lãnh đạo xem ATNB

là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của bệnh viện, (2) Các hoạt động trong bệnh viện được tổ chức làm việc theo đội/nhóm một cách hiệu quả, (3) Thực hành dựa trên bằng chứng như phác đồ điều trị của bệnh viện phải dựa trên cơ sở y học chứng cớ và thực hành lâm sàng tuân thủ phác đồ điều trị, (4) Các cá nhân được quyền nói và chỉ ra những nguy cơ sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng kiến cải tiến về ATNB, (5) Cách thức bệnh viện tổ chức học hỏi từ sai sót và cải tiến từ sai sót; (6) Đảm bảo công bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi các nhân và (7) Nguyên tắc thứ 7 rất quan trọng và xuyên suốt hoạt động công tác của bất cứ một tổ chức y tế nào chính là “lấy người bệnh làm trung tâm” [7]

1.4.5 Một số văn bản quy định về ATNB tại Việt Nam

Đảm bảo ATNB và chất lượng bảo đảm an toàn là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm Do vậy, Bộ Y tế đã ban hành, hướng dẫn và triển khai một số văn pháp pháp quy quy đinh về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh trong khám chữa bệnh như sau:

Trang 23

 Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về hướng dẫn quản lý chất lượng khám chữa bệnh trong các bệnh viện [19] Trong đó tại Tại điều 7 của thông tư đã quy định triển khai 7 biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế, chương III có hướng dẫn và quy định tổ chức hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện Đây là cơ sở để các bệnh viện thực hiện tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh và hoạt động quản lý chất lượng tại đơn vị mình

Tổ hoặc phòng quản lý chất lượng của bệnh viện được thành lập và thực hiện hoạt động theo nội dung hướng dẫn của thông tư này

 Tài liệu đào tạo liên tục về an toàn người bệnh, ban hành kèm theo quyết định số 56/BYT-K2ĐT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế Tài liệu này được

Bộ y tế ban hành dựa trên khuyến cáo và hướng dẫn cập nhật cuả Tổ chức y tế Thế giới và triển khai thực hiện điều 7 của Thông tư số 19/2013/TT-BYT Mục đích của Tài liệu nhằm cung cấp các kiến thức hiểu biết về tần suất các sai sót chuyên môn,

sự cố y khoa, các nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế các sai sót chuyên môn

và sự cố y khoa tới mức thấp nhất có thể trong các cơ sở khám chữa bệnh

theo quyết định này là “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Viêt Nam”, bao gồm 83 tiêu chí chất lượng, được áp dụng để đánh giá, chứng nhận và cải tiến chất lượng cho toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân [20] Sau 2 năm ra đời, từ phiên bản ban đầu 1.0 đến năm 2018, Bộ tiêu chí đã được nâng cấp phiên bản 2.0 sau khi được rút kinh nghiệm,sửa đổi, bổ sung về nội dung các tiêu chí Nhiều tiêu chí được bổ sung thêm các tiểu mục mới và có yêu cầu khó, chặt chẽ hơn

 Quyết định số 7482/QĐ-BYT ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2018 với 8 tiêu chí chất lượng đánh giá bảo đảm phẫu thuật an toàn Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật được triển khai thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện phẫu thuật để tự đánh giá và cải tiến bảo đảm an toàn phẫu thuật và để cơ quan quản lý kiểm tra, đánh giá, giám sát bảo đảm an toàn phẫu thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc

Trang 24

 Thông tư 43/2018TT-BYT được Bộ y tế ban hành ngày 26 tháng 12 năm

2018, hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [13] Nội dung thông tư đã quy định rõ khái niệm, phân loại sự cố y khoa và quy trình vận hành hệ thống báo cáo sự cố y khoa;

chữa bệnh ngày 28 tháng 12 năm 2018 [21]

1.5 Một số nghiên cứu về sự cố y khoa và văn hóa an toàn người bệnh trên

thế giới và tại Việt Nam

1.5.1 Trên thế giới

Tổ chức y tế thế giới và các nước tiên phong đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như thành lập hiệp hội ATNB toàn cầu, thành lập các ủy ban ATNB quốc gia, các Viện nghiên cứu ATNB và ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, cũng như thiết lập các hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và tự nguyện để nâng cao nhận thức và đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu các sai sót, sự

cố y khoa trong các cơ sở khám chữa bệnh [10], [22]

Tại Mỹ, nghiên cứu tổng quan của John T Jame đăng trên Tạp chí Lippincott William & Wilkin ước tính thấp nhất 210.000 tử vong hàng năm liên quan tới sự cố

y khoa so với nghiên cứu của Viện y học Mỹ (Institute of Medicine) năm 1999 ước tính hàng năm có tới 44000 - 98.000 người tử vong liên quan tới sự cố y khoa Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện của Mỹ cao hơn tử vong do tai nạn giao thông (43.458), ung thư vú (42.297), và bệnh AIDS (16.516) là ba vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay [23] Các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh

là 2262USD và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh Theo một nghiên cứu khác của viện y học Mỹ, chi phí tăng 2595USD/người bệnh và tăng 2,2 ngày/người bệnh [10]

Hàng năm, ở Úc có 470 000 người bệnh nhập viện vì gặp sự cố y khoa Trong đó có 18000 người tử vong, 17000 người tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời [10], [24], [25]

Trang 25

Theo báo cáo y tế của Bang Minisota – Mỹ năm 2012 cho biết bình quân mỗi tháng có 26,1% sự cố; trong đó 28% các sự cố y khoa gây hậu quả cho người bệnh

và 4% sự cố y khoa dẫn đến chết người [26]

Bộ Y tế nước Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh viện nước Anh, chi phí trực tiếp phải chi thêm tới 2 tỷ bảng Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu nại về lâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải mất 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng đội chi phí lên rất lớn, lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và

28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [27]

Gần đây nhất, Tác giả Khan A và cộng sự nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2017 chỉ ra rằng, đa phần cha mẹ của các trẻ nhập viện yêu cầu cơ sở y tế phải báo cáo các sự cố y khoa và các điều kiện không tốt Nhưng thực tế điều đó không được báo cáo trong hệ thống giám sát an toàn người bệnh của bệnh viện [27]

Một số công bố các nghiên cứu quốc tế được liệt kê trong bảng dưới đây cho thấy những con số choáng ngợp về số ca tai biến điều trị, với tỉ lệ dao động trong khoảng 3,2 đến 16,6 [28]

Bảng 1 3 Tần suất, tỷ lệ sự cố y khoa được báo cáo tại một số nước phát triển

Trang 26

Văn hoá an toàn người bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hành

y tế Các đánh giá có hệ thống đều cho thấy, mặc dù hầu hết những nghiên cứu về

an toàn người bệnh đều chỉ có chất lượng từ thấp đến trung bình nhưng chúng đều cho thấy rằng các can thiệp có thể cải thiện nhận thức về văn hóa an toàn đều có khả năng làm giảm tác hại cho bệnh nhân [29], [30] Trong 12 nhân tố cầu thành nên văn hoá an toàn người bệnh, các nghiên cứu tiến hành trên các đối tượng và địa điểm khác nhau thì có kết quả khác nhau về tính chất mạnh yếu của từng thành tố Tuy vậy, nhìn chung, các khía cạnh được chứng minh là mạnh là 'Làm việc theo nhóm trong đơn vị' và 'Học tập trong tổ chức - cải tiến liên tục' Các khía cạnh đặc biệt yếu là "Phản ứng không trừng phạt khi mắc lỗi", "Nhân sự", "Bàn giao và chuyển bệnh" và "Làm việc theo nhóm giữa các đơn vị" [31], [32]

Tại Mỹ, các dữ liệu về VHATNB tại các bệnh viện được gửi về tổ chức AHRQ và lần đầu được tổng hợp, so sánh vào năm 2007 bao gồm 382 bệnh viện Đến năm 2016, báo cáo so sánh kết quả nghiên cứu của tổ chức AHRQ đã lên đến

680 bệnh viện, với tổng số nhân viên được khảo sát 447,584 người Kết quả cho thấy NVYT là điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất 36% Hầu hết người trả lời (77%) cho biết họ có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Hơn một nửa số người được hỏi (56%) cho biết họ đã làm việc tại bệnh viên hiện tại ít nhất 6 năm Tương tự, gần một nửa số người được hỏi (47%) cho biết họ đã làm việc trong khoa, phòng hiện tại ít nhất 6 năm Hầu hết người trả lời làm việc ít hơn 40 giờ trong một tuần (46%) hoặc 40 đến 59 giờ mỗi tuần (47%) Kết quả nghiên cứu 12 lĩnh vực về VHATNB cho thấy phần nội dung có tỷ lệ đáp ứng cao nhất là làm việc nhóm trong một đơn

vị của tổ chức (82%), tiếp đến sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị (78%), thông tin và phản hồi về sai sót (68%), tần suất báo cáo sự cố (67%), nhận thức về an toàn người bệnh (66%), cởi mở thông tin về sai sót (64%), làm việc nhóm giữa các đơn vị (61%) Phần nội dung thấp điểm nhất thuộc về các nhóm văn hóa không trừng phạt (45%), bàn giao và chuyển bệnh (48%), nhân lực (54%), và làm việc nhóm giữa các khoa, phòng (51%) Kết quả phân loại mức độ an toàn người bệnh của các tổ chức được khảo sát đa số trả lời kết quả tích cực 76%, trong đó “Xuất sắc” (34%)

Trang 27

hoặc “Rất tốt” (42%) Ngoài ra kết quả phân tích cũng nêu tỷ lệ người được khảo sát có báo cáo sự cố ít nhất một lần trong 12 tháng chỉ đạt 45%, việc báo cáo sự cố không đầy đủ cho thấy vấn đề ATNB chưa thực sự được quan tâm [33]

C Wagner và các cộng sự (2012) đã dùng bộ HSOPSC khảo sát VHATNB tại các bệnh viện của 03 nước Hà Lan, Mỹ và Đài Loan Nghiên cứu này cho thấy

cả 3 nước này đạt tỷ lệ cao về hoạt động nhóm “Bàn giao và chuyển bệnh‟ cần có chuyển biến tốt hơn, các lĩnh vực “Không trừng phạt khi có sai sót” , “Phản hồi và trao đổi khi có sai sót”, “Trao đổi cởi mở” có điểm tương đương nhau [34]

Nghiên cứu của tác giả Amemie Vlayen về VHATNB trên 180 bệnh viện tại

Bỉ, kết quả cho thấy phần nội dung thấp điểm (<40%) thuộc về các nhóm yếu tố: Sự

hỗ trợ của lãnh đạo, Văn hóa không trừng phạt, bàn giao chuyển bệnh và làm việc nhóm giữa các khoa phòng [35]

Một nghiên cứu trên 1160 NVYT tại 32 bệnh viện thuộc 15 thành phố của Trung Quốc năm 2013, chỉ ra rằng tỷ lệ đáp ứng ở các yếu tố khảo sát dao động từ 36% đến 89%, trong đó 3 yếu tố là: Làm việc nhóm trong khoa phòng; cải tiến liên tục/học tập một cách hệ thống và văn hóa không trừng phạt có tỷ lệ đáp ứng cao hơn so với các dữ liệu của AHRQ công bố [36]

Năm 2016, nghiên cứu tại các bệnh viện trong khu vực Tây nam Ethiopia về VHATNB ghi nhận, tỷ lệ phản hồi tích cực cho 12 lĩnh vực là 46,7%, lĩnh vực có tỷ

lệ đáp ứng tích cực cao nhất là làm việc nhóm trong khoa (82%), lĩnh vực cần ưu tiên nhất để cải thiện với tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp nhất là văn hóa trừng phạt khi

có sai sót (23,7%) Trong số những người được phỏng vấn có 34% đối tượng đánh giá mức độ ATNB tại đơn vị làm việc ở mức rất tốt và tuyệt vời Có đến 69% số người trả lời không bao giờ báo cáo bất kỳ sự cố nào trong 12 tháng [37]

Tại Mỹ, các dữ liệu nghiên cứu về VHATNB tại các bệnh viện gửi về tổ chức AHRQ và lần đầu được tổng hợp, so sánh vào năm 2007 bao gồm 382 bệnh viện Đến năm 2016, báo cáo so sánh kết quả nghiên cứu của tổ chức AHRQ đã lên đến 680 bệnh viện với tổng số nhân viên được khảo sát là 447.584 người Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế tham gia nghiên cứu là điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao

Trang 28

nhất 36% Hầu hết người trả lời (77%) cho biết họ có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Hơn một nửa số người được hỏi (56%) cho biết họ đã làm việc với bệnh viện hiện tại ít nhất 6 năm Tương tự, gần một nửa số người được hỏi (47%) cho biết họ

đã làm việc trong khoa, phòng hiện tại ít nhất 6 năm Hầu hết người trả lời làm việc

ít hơn 40 giờ trong một tuần (46%) hoặc 40 đến 59 giờ mỗi tuần (47%) Kết quả nghiên cứu về 12 lĩnh vực VHATNB cho thấy phần nội dung có tỉ lệ đáp ứng cao nhất là làm việc nhóm trong 01 đơn vị của tổ chức (82%), kế đến sự hỗ trợ của của lãnh đạo đơn vị (78%), học tập và cải tiến liên tục (73%), sự hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện (72%), thông tin và phản hồi về sai sót (68%), tần suất báo cáo sự cố (67%), nhận thức về an toàn người bệnh (66%), cởi mở thông tin về sai sót (64%), làm việc nhóm giữa các đơn vị (61%) Phần nội dung thấp điểm nhất thuộc về các nhóm văn hóa không trừng phạt (45%), chuyển bệnh và bàn giao trong tổ chức (48%), nhân lực (54%), và làm việc nhóm giữa các đơn vị trong tổ chức (51%) Kết quả phân loại mức độ an toàn người bệnh của các tổ chức được khảo sát đa số trả lời kết quả tích cực 76%, trong đó “xuất sắc” (34%) hoặc “rất tốt” (42%) Ngoài ra kết quả phân tích cũng nêu tỷ lệ người được khảo sát có báo cáo sự cố ít nhất 1 lần trong 12 tháng chỉ đạt 45%, việc báo cáo sự cố không đầy đủ cho thấy vấn đề an toàn người bệnh chưa thật sự được quan tâm [3]

Tại Đài Loan, kết quả khảo sát 788 NVYT tại 42 bệnh viện vào năm 2010 cho thấy, tỷ lệ đáp ứng tích cực trung bình cho 12 lĩnh vực của cuộc khảo sát HSOPSC là 64%, cao hơn một chút so với tỷ lệ đáp ứng tích cực trung bình cho dữ liệu AHRQ (61%) Kết quả cho thấy nhân viên bệnh viện ở Đài Loan thấy tích cực đối với VHATNB trong tổ chức của họ Lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất

là “Làm việc theo nhóm trong đơn vị” (94%), tương tự kết quả được báo cáo ở Hoa

Kỳ Lĩnh vực có tỷ lệ phản hồi tích cực thấp nhất là “Nhân sự” (39%) Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa Đài Loan và Hoa Kỳ ở ba lĩnh vực bao gồm

“Thông tin và phản hồi về sai sót”, “Cởi mở thông tin về sai sót” và “Tần suất báo cáo sự cố” [38]

Trang 29

Tại Bỉ, kết quả khảo sát 3.940 NVYT được thực hiện tại 5 bệnh viện vào năm 2005, kết quả nghiên cứu cho thấy phần nội dung thấp điểm nhất thuộc về các nhóm sự hỗ trợ của lãnh đạo (35%), văn hóa không trừng phạt (36%) và làm việc nhóm giữa các đơn vị tổ chức (40%) [39]

Một nghiên cứu tại Trung Quốc được thực hiện tại 19 bệnh viện với 1,397 NVYT tham gia ghi nhận kết quả như sau: Tỷ lệ đáp ứng tích cực của 12 lĩnh vực VHATNB đạt từ 32,8% - 80,29% Trong đó, các lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng tích cực

từ 75% trở lên được xem là lĩnh vực mạnh, và những lĩnh vực từ 50% trở xuống được xem là lĩnh vực yếu Kết quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực “làm việc theo nhóm trong các đơn vị” (80.29%) và “học tập tổ chức và cải tiến liên tục” (79,14%)

là biểu thị điểm mạnh của VHATNB và các lĩnh vực “nhân sự” (36,73%) và “phản ứng không trừng phạt đối với lỗi” (39,52%) là biểu thị điểm yếu trong VHATNB) Kết quả nghiên cứu này cũng ghi nhận, các nhân viên của khoa phẫu thuật có thực hiện nhiều báo cáo sự cố (50%) hơn so với các khoa khác (41%), nhưng có một vài người làm việc trong khoa phẫu thuật đánh giá mức độ an toàn của bệnh nhân là tốt/xuất sắc (55%), trong khi các khoa khác có đánh giá mức độ ATBN cao hơn (61%) [40]

Tại Riyadh, kết quả nghiên cứu năm 2004 với 2.572 NVYT tham gia cho thấy kết quả: các lĩnh vực có điểm số cao nhất do đó coi là lĩnh vực sức mạnh ( 75%) là Học tập tổ chức và cải thiện liên tục (79,6%) và Làm việc theo nhóm trong đơn vị (78,5%) Các lĩnh vực ghi điểm thấp nhất và như vậy có thể được coi là các vấn đề cần cải thiện (<50%) là Hành xử không buộc tội khi có sai sót (42,9%) Khoảng một nửa số người được hỏi đã đánh giá bệnh viện của họ ở mức độ an toàn bệnh nhân rất tốt (49%) Khoảng một phần ba (28,7%) báo cáo 1 đến 2 sự cố và 13% báo cáo 3 đến 5 sự cố Điều đáng chú ý là có 1.4% số người được hỏi báo cáo trên 2 sự cố trong vòng 12 tháng [41]

Văn hoá an toàn người bệnh dường như có mối liên hệ rất lớn với yếu tố văn hoá – xã hội nói chung Chính vì vậy, việc cải thiện văn hóa an toàn người bệnh nên bao gồm tất cả các bên liên quan, như các nhà hoạch định chính sách, nhà cung cấp

Trang 30

dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những người chịu trách nhiệm giáo dục y tế Một tổng quan hệ thống được tiến hành tại Ả-Rập vào năm 2017 mới đây đã xác định rằng phản ứng không trừng phạt đối với lỗi được coi là một vấn đề nghiêm trọng cần được cải thiện Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở các nước Ả Rập có xu hướng nghĩ rằng vẫn tồn tại một 'văn hóa đổ lỗi' khiến họ không thể báo cáo sự cố Nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự tương đồng tổng thể giữa điểm tổng hợp được báo cáo cho “làm việc theo nhóm trong các đơn vị” trong tất cả các nghiên cứu đã xem xét Làm việc theo nhóm trong các đơn vị được nhận thấy là tốt hơn làm việc theo nhóm giữa các đơn vị bệnh viện Tất cả các nghiên cứu được đánh giá đều báo cáo rằng việc học hỏi tổ chức và cải tiến liên tục là đạt yêu cầu vì điểm trung bình của khía cạnh này cho tất cả các nghiên cứu là 73,2% Hơn nữa, đánh giá cho thấy rằng

sự cởi mở trong giao tiếp dường như là một vấn đề đáng lo ngại đối với các chuyên gia y tế ở các nước Ả Rập [42]

Văn hoá an toàn người bệnh còn cho thấy có sự liên hệ với những đơn vị chăm sóc sức khoẻ đặc biệt Trong cuộc khảo sát tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), 138 nhân viên của ICU đã tham gia, bao gồm: bác sĩ, nhà tâm lý học, chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu, y tá, kỹ thuật viên điều dưỡng và thư ký Tỷ lệ kỹ thuật viên điều dưỡng chiếm ưu thế (76,8%) và thời gian làm việc từ 5 đến 21 năm (62,3%) Trung bình tổng thể của văn hóa an toàn trong ICU là 57,80 và các lĩnh vực có mức trung bình tốt nhất là nhận thức về căng thẳng (73,84) và sự hài lòng trong công việc (72,38) và với mức trung bình kém nhất là nhận thức của ban quản

lý bệnh viện (42,69) Nhận thức về thái độ an toàn trong hạng mục nghề nghiệp của bác sĩ có mức trung bình chung là 61,63, được củng cố về mức độ hài lòng trong công việc (77,89) và nhận thức cao hơn về mối quan hệ với y tá Điểm trung bình chung của ICU cho văn hóa an toàn bệnh nhân là dưới 75, điều này cho thấy nhân viên y tế trong môi trường này có thái độ an toàn yếu và ngoài ra, nhận thức thấp về thái độ an toàn dựa trên kết quả của lĩnh vực quản lý, điều kiện làm việc và thất bại trong giao tiếp [43] Tương tự, một nghiên cứu về văn hoá an toàn người bệnh tại khoa cấp cứu bệnh viện đại học Y ở Thuỵ Sĩ vào năm 2019 cũng cho thấy mức

Trang 31

điểm tích cực đã được tìm thấy đối với các hạng mục "phản ứng không trừng phạt",

"làm việc nhóm trong đơn vị", "kỳ vọng của người quản lý và các hành động thúc đẩy an toàn cho bệnh nhân" và so với các bệnh viện khác, cũng là "nhân sự" Phần trăm phản hồi tích cực trung bình thấp nhất được tìm thấy trong các danh mục "tần suất của sự kiện được báo cáo", "làm việc nhóm giữa các đơn vị" và "quá trình bàn giao và chuyển bệnh" Y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe có quá trình làm việc lâu hơn có đánh giá tổng thể tiêu cực hơn về văn hóa an toàn bệnh nhân, khi so sánh với các bác sĩ và nhân viên có thời gian làm việc ngắn hơn, tương ứng [44]

Năm 2016, nghiên cứu tại các bệnh viện trong khu vực Tây Nam Ethiopia về VHATNB ghi nhận tỷ lệ phản hồi tích cực cho 12 lĩnh vực là 46,7%, lĩnh vực có tỷ

lệ đáp ứng tích cực cao nhất là Làm việc nhóm trong khoa (82%), lĩnh vực cần ưu tiên nhất để cải thiện với tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp nhất là Phản ứng không trừng phạt khi có sai sót (23,7%) Trong số những người được phỏng vấn có 34% đối tượng đánh giá mức độ ATNB tại đơn vị làm việc ở mức rất tốt và tuyệt vời Có đến 69% số người trả lời không bao giờ báo cáo bất kỳ sự cố nào trong 12 tháng [37]

1.5.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam các nghiên cứu về sự cố y khoa và an toàn người bệnh chưa được nhiều và phổ biến bởi nhiều lý do và vấn đề nhạy cảm Vì vậy, các số liệu và kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế và chưa được công bố một cách hệ thống và chính thức Tuy nhiên ta có thể thấy qua vài nghiên cứu tại một số bệnh viện lớn trong cả nước như sau

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh tại bệnh viện đa khoa Cai Lậy thực hiện nghiên cứu trên 89 điều dưỡng về SCYK không mong muốn trong ATNB cho ra kết quả: các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đến thuốc chiếm tỉ lệ 30,42%; sự cố liên quan cận lâm sàng chiếm tỉ lệ 12,54%; rủi ro nghề nghiệp chiếm

tỉ lệ 16,03%, chuyên khoa ngoại sản chiếm tỉ lệ 7,61% và các sự cố y khoa khác chiếm tỉ lệ là 33,4% [45]

Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng báo cáo sự cố y khoa của bệnh viện Trưng Vương từ 01/01/2017 đến ngày 31/5/2018, cho thấy Có 78 sự cố y khoa được

Trang 32

ghi nhận trong thời gian nghiên cứu Tỷ lệ sự cố y khoa tại Bệnh viện được báo cáo chiếm 0,12% lượt người bệnh nhập viện Trong đó bao gồm, sự cố về chuyên môn 29,5%, an toàn sử dụng thuốc 29,5%; quy trình, thủ tục khám, chữa bệnh chiếm 24,4%; vật tư, trang thiết bị chiếm 20,5%; tai nạn, té ngã 5% Sau khi phân tích nguyên nhân, đã tìm được 17 trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng, lỗi hệ thống là 54,7%; cá nhân là 45,3%

Các sự cố lỗi liên quan hệ thống bao gồm: huấn luyện, đào tạo chiếm 26,9%; công tác hội chẩn 17,3% và liên quan đến quy trình là 14,7% Các sự cố lỗi liên quan cá nhân bao gồm: thiếu kỹ năng kinh nghiệm 50%; chủ quan trong điều trị, theo dõi chăm sóc người bệnh 20,59%; thiếu kiến thức 14,71%; chưa tuân thủ quy chế, qui định 11,76% [24]

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Ngọc Trường về nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2010 trên 4431 người bệnh được phẫu thuật tại khoa ngoại; khoa Chấn thương; khoa Gây

mê hồi sức và khoa Phụ sản của bệnh viện tuyến trung ương là: BV Bạch Mai, BV trung ương Huế, BV đa khoa Cần Thơ và 4 bệnh viện tuyến tỉnh là: BV Ninh Bình

BV Hưng Yên, BV Phố Nối – Hưng Yên và BV Yên Bái, cho thấy, có 241 trên 4.413 người bệnh có phẫu thuật vị NKVM (chiếm tỷ lệ 5,5%) NKVM trung bệnh tại BV tuyến TW là 4,4%, tuyến tỉnh là 7% Bị NVVM cao ở nhóm người bệnh phẫu thuật ruột non (29,5%), đại tràng (11%) và dạ dày (7,9%) [5]

An toàn người bệnh trở thành một vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước phát triển cũng như không pháttriển Ở các nước đang phát triển nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, hiện chưa có số liệu công bố chính thức về tai biến điều trị Tuy nhiên tỉ lệ sự cố y khoa tại các nước này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, cung ứng và chất lượng thuốc không đáng tin cậy, yếu kém trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được mong đợi do thiếu kỹ năng làm việc và tạo động lực thấp Riêng nhiễm khuẩn bệnh viện, Tổ chức y tế thế giới ước tính tại các nước đang phát triển cao gấp 20 lần so với các nước đã phát triển [46]

Trang 33

Để hướng tới chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất, đảm bảo an toàn người bệnh, giảm thiểu sự cố, sai sót hoặc những nguy cơ tiềm ẩn có rủi ro cao, các tổ chức y tế, lãnh đạo bệnh viện cần xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý sự cố, văn hóa an toàn và một môi trường khuyến khích mọi người báo cáo những sai sót, thừa nhận sai phạm, đưa ra ý kiến và trao đổi ý kiến Và để tăng số lượng và chất lượng báo cáo sự cố một cách tình nguyện và bắt buộc, nhằm giảm thiểu sự cố, các cơ sở y tế cần phải nghiên cứu quan điểm, hành vi, thái độ của NVYT về an toàn người bệnh

để luôn khắc phục, điều chỉnh và cải tiến hệ thống phù hợp

Năm 2012, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát thực trạng và văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa (90%), lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (86%), hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích an toàn người bệnh (82%), thông tin phản hồi (82%) và học tập cải tiến liên quan đến an toàn người bệnh (88%) Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh vực như sự phối hợp giữa các khoa/phòng (61%), phối hợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh (57%), nhân sự (52%), cởi mở trong thông tin

về sai sót (55%), tần suất báo cáo sự cố (64%) và nhất là “hành xử không buộc tội khi có sai sót” (51%) [47]

Cũng trong năm 2012, tác giả Nguyễn Cẩm Hằng đã đưa ra kết quả nghiên cứu VHATNB tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp khi nghiên cứu trên 400 nhân viên của bệnh viện, trong đó điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, và đối tượng khác chiếm 86,5%, còn lại bác sỹ chiếm 13,5%, như sau: 06 lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng cao gồm,

Hỗ trợ của lãnh đạo khoa (80%), Nhận thức về ATN (78,3%), Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện (78%), làm việc nhóm giữa các khoa, phòng (78%), học tập và cải tiến liên tuc (75%), làm việc nhóm trong khoa (75%) Các lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng thấp như Bàn giao và chuyển bệnh (68%), thông tin và phản hồi sai sót(57%), nhân lực (53%), văn hóa trừng phạt (30%), giao tiếp cởi mở (29%), tần suất báo cáo sự cố (4,1%) Đa số nhân viên xếp loại trung bình cho ATNB (84,8%), 11% mức độ tuyệt

Trang 34

vời và rất tốt Tuy nhiên có tới 57% nhân viên không có báo cáo sự cố trong vòng

12 tháng [48]

Cũng năm 2012, tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp đã tiến hành nghiên cứu VHATNB trên 400 nhân viên của bệnh viện, trong đó điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên và các đối tượng khác chiếm 86,5%, còn lại là bác sỹ chiếm 13,5% Kết quả nghiên cứu ghi nhận được như sau: 06 lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao bao gồm hỗ trợ của lãnh đạo khoa trong ATNB (80%), nhận thức về ATNB (78,3%), hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện về ATNB (78%), làm việc nhóm giữa các khoa (78%), học tập và cải tiến liên tục (75%), làm việc nhóm trong khoa (75%) Các lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng thấp như giao ca chuyển bệnh (68%), thông tin và phản hồi về sai sót (57%), nhân lực (53%), phản ứng của nhân viên về sai sót (30%), giao tiếp cởi mở về ATNB (29%), tần suất báo cáo sự cố (4,1%) Đa số nhân viên xếp loại trung bình cho ATNB (84,8%), 11% cho mức độ tuyệt vời và rất tốt Tuy nhiên có tới 57,5% nhân viên không có cáo cáo sự kiện/sai sót trong

số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Không trừng phạt khi có sai sót” [8]

Trang 35

Năm 2016, sở Y tế TP HCM đã thực hiện công trình nghiên cứu cấp thành phố về chủ đề VHATNB Kết quả khảo sát thực trạng VHATNB tại 43 bệnh viện trên địa bàn Thành phố với tổng số nhân viên được khảo sát là 1.435 NVYT, trong

đó điều dưỡng, kỹ thuật viên chiếm 62,9% Có 90,2% nhân viên làm việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Tỷ lệ phản hồi tích cực chung ở 12 lĩnh vực là 78,5% Tỷ

lệ trả lời tích cực chủ yếu tập chung ở các lĩnh vực: Làm việc nhóm trong khoa (96,3%), lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (94,4%), học tập và cải tiến liên tục (93,9%), hỗ trợ của lãnh đạo về ATNB (91%), làm việc nhóm giữa các khoa (85,1%) Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh vực như: cởi

mở trong thông tin về sai sót (67,3%) và tần suất báo cáo sự cố (72.5%) Nhân viên tại các bệnh viện TP HCM trong cuộc khảo sát cũng đánh giá mức độ ATNB khá cao, tỷ lệ trả lời ở mức xuất sắc/rất tốt 74,1%, trong đó rất tốt đạt 64% Nhưng khi xét về tần suất báo cáo sự cố, có 56,7% người được khảo sát không có báo cáo sự cố nào trong năm Sau khi thu được kết quả nghiên cứu, Sở Y tế TP HCM cũng xây dựng và bạn hành 13 khuyến cáo về VHATNB nhằm định hướng cho các bệnh viện trong nâng cao chất lượng điều trị và ATNB [50]

Tương tự, năm 2017, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiều tỉnh Bến Tre cũng tiến hành khảo sát 389 nhân viên tại Bệnh viên Kết quả khảo sát: nhân viên đều là điều dưỡng chiếm 56,1% còn bác sỹ chiếm 13,1% Phần lớn nhân viên làm việc có phản hồi tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực: làm việc nhóm trong khoa (91,1%), lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (90,5%), hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện (96,4%) Các lĩnh vực có ít ý kiến tích cực: sẵn sang trao đổi thông tin về ATNB (34,7%), phản hồi thông tin về sai sót (72,7%), hành xử không buộc tội khi có sai sót (61%), bàn giao và chuyển bệnh (56,9%), tần suất báo cáo sự cố (63,3%) [51]

Năm 2017, tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện khảo sát tại

30 khoa, phòng với tổng số 580 NVYT thu được kết quả đáp ứng tích cực khá cao của nhân viên về các lĩnh vực của VHATNB Kết quả có một số cải thiện so với nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012 Các lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng tích cực trên 90% như: làm việc nhóm trong khoa, phòng (95,3%), sự hỗ trợ về quản lý cho

Trang 36

ATNB (94,8%), quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý (90,7%), làm việc nhóm giữa các khoa (90,3%) Các lĩnh vực còn lại có tỷ lệ đáp ứng tích cực dưới 90% như: phản hồi và trao đổi về sai sót (71,6%), trao đổi cởi mở (59%), tần suất ghi nhận sự cố/sai sót (53,8%), bàn giao và chuyển tiếp (72,6%), không trừng phạt khi có sai sót (74,5%) Đa số nhân biên đánh giá mức độ ATNB tại bệnh viện

là rất tốt/xuất sắc (73,1%) [52]

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế

Việc thiết lập văn hóa an toàn người bệnh đóng vai trò quan trọng nằm nâng cao ATNB Xây dựng VHATNB là hoạt đông có thể góp phần làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành vi liên quan đến ATNB của nhân viên bệnh viện theo chiều hướng tích cực [47], [50], [53] Theo kết quả nghiên cứu tại Anh năm 2011 VHATNB có ảnh hưởng tích cực đến người bệnh như VHATNB giúp làm giảm sự

cố y khoa, giảm tỷ lệ sai sót khi sử dụng thuốc, giảm tỷ lệ tái nhập viện, giảm thời gian nằm viện và các biến chứng do phẫu thuật Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng khẳng định VHATNB cũng ảnh hưởng tích cực đến nhân viên y tế như giúp cải thiện thái độ của nhân viên, tăng tỷ lệ báo cáo sự cố, giảm tỷ lệ chấn thương cho điều dưỡng và giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên [54]

1.6.1 Yếu tố về đặc điểm của nhân viên y tế

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhân viên y tế có ảnh hưởng tới văn hóa ATNB Kết quả nghiên cứu của Sở Y tế TP HCM cho thấy nhóm điều dưỡng/kỹ thuật viên

có tỷ lệ đáp ứng tích cự cao hơn bác sỹ ở 7/12 lĩnh vực (làm việc nhóm trong khoa, lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB, học tập – cải tiến liên tục, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện về ATNB, nhân lực, bàn giao và chuyển bệnh, hành xử không buộc tội khi có sai sót) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Nhóm bác sĩ và nhóm nhân viên làm việc lâu năm trong bệnh viện có vẻ “bi quan” hơn về mức độ ATNB của bệnh viện với những đối tượng khác Nhóm cán bộ quản lý có lần xuất báo cáo trên 2 sự cố /năm cao hơn hẳn các đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng, dược sĩ, trong

đó điều dưỡng là nhóm có tần xuất báo cáo thấp nhất Ngoài ra SYT TPHCM cũng tìm ra những vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng đến VHATNB tại các bệnh viện trên

Trang 37

địa bàn thành phố cần cải thiện như: hiểu biết về VHATNB của NVYT tại các bệnh viện, tần suất ghi nhận, báo cáo sai sót còn rất thấp, hệ thống báo cao sai sót chưa hiệu quả - nhân viên chưa biết được lợi ích và quy trình báo cáo sự cố, các sự cố thường xảy ra khi nhân viên không tuân thủ các quy trình chuyên môn, thiếu nhân

sự, nhiều sai sót do không tuân thủ quy trình bàn giao và chuyển bệnh, lãnh đạo bệnh viên ít tổ chức bàn giao với nhân viên về ATNB, giữa các khoa chưa có sự phối hợp tốt với nhau, nhân viên chưa có kiến thức đầy đủ về ATNB nên chưa có thái độ, hành vi tích cực về ATNB [50]

Nghiên cứu tại các khu vực phía Tây Nam Ethiopia năm 2016 cũng ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng từ nhân viên chăm sóc sức khỏe như sự hợp tác của các NVYT và tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố quan trọng Kết quả nghiên cứu cho thấy

sự thiếu phối hợp giữa bác sỹ và điều dưỡng cũng như các nhân viên khác là một rào cản cho sự cải thiện VHATNB Bên cạnh đó, thái độ còn hạn chế của các NVYT đối với sự ATNB được báo cáo là ảnh hưởng đến VHATNB Những người trả lời nhấn mạnh sự nhận thức của các nhân viên về sự an toàn của bẹnh nhân là rất thấp [37]

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp cũng ghi nhận các yếu

tố ảnh hưởng như nơi làm việc chính của đối tượng nghiên cứu có liên quan với 6/10 lĩnh vực VHATNB bao gồm quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý, phản hồi và trao đổi về sai sót, trao đổi cởi mở, làm việc theo nhóm giữa các khoa, phòng, bàn giao và chuyển bệnh, không trừng phạt khi có sai sót, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,1) Thâm niên công tác có ảnh hưởng đến lĩnh vực hỗ

tại bệnh viện cũng có mối liên quan với lĩnh vực này (OR = 1,7; = 2,25; p = 0,09) Yếu tố thâm niên làm việc tại bệnh viện cũng ảnh hưởng tần suất ghi nhận sự

ảnh hưởng đến lĩnh vực không trừng phạt khi có sai sót/lỗi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR = 1,63; = 5,42; p = 0,02) [52]

Trang 38

Nghiên cứu của Trần Nguyễn Như Anh tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy: Thông tin bàn giao và chuyển bệnh không chính xác cũng như tần suất ghi nhận sự cố của nhóm nữ hộ sinh, điều dưỡng và nhóm nhân viên hành chính, kế toán, thư ký y khoa cần được chú trọng vì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Những lĩnh vực như phản hồi, trao đổi về sai sót hay như hỗ trợ về quản lý trong công tác ATNB của nhóm điều dưỡng, nữ hộ sinh có tác động tích cực đến thành phần VHATNB Điều quan trọng tác giả nhận thấy qua kết quả bộ dữ liệu, nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên có khuynh hướng làm việc theo e kip kém hơn,

hỗ trợ quản lý cho ATNB thấp hơn và khi sai sót xảy ra thì thiếu phản hồi và trao đổi so với nhóm công tác dưới 1 năm Nhân viên có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê [8]

1.6.2 Yếu tố hệ thống và quản lý

Bên cạnh yếu tố cá nhân nhân viên y tế thì hệ thống báo cáo, cơ cấu tổ chức

và các yếu tố quản lý trong mỗi cơ sở y tế cũng ảnh hưởng đến văn hóa ATNB Năm 2016 trong nghiên cứu đánh giá VHATNB và các yếu tố ảnh hưởng tại các bệnh viện khu vực Jimma phía Tây Nam Ethiopia đã ghi nhận yếu tố mang tính hệ thống đã ảnh hưởng đến VHATNB theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực khác nhau, cụ thể là [37]:

Hệ thống báo cáo sự cố ảnh hưởng tích cực đến VHATNB Báo cáo sự cố đã được các nhân viên chăm sóc ý tế nhắc đến như một thành phần thiết yếu để cải thiện văn hóa học tập và sau đó là VHATNB Tuy nhiên, những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng hệ thống báo cáo sự cố đã không được thành lập trong bệnh viện và hầu hết các nhân viên trong bệnh giện không bao giờ báo cáo sự cố

Tình trạng thiếu hụt trang thiết bị là những yếu tố cản trở VHATNB Những người được phỏng vấn nhấn mạnh tình trạng thiếu nước, thiếu gang tay, ống tiêm, thuốc cấp cứu và kệ tủ mà dường như đơn giản nhưng ảnh hưởng mạnh đến VHATNB

Trang 39

Năm 2017, nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp cũng ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng tới VHATNB như yếu tố quản lý trong đó hoạt động QLQL là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các cơ sở y tế ngày nay; hoạt động kiểm tra giám sát về ATNB là hoạt động quan trọng vì nó cung cấp các dữ liệu cơ bản cho các kế hoạch phòng ngừa hay can thiệp về ATNB nhằm giảm thiểu các sai sót; tình trạng nhân lực là một yếu tố hầu hết các nhân viên đều không hài lòng [52]

Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra, môi trường bệnh viện có thời gian làm việc dài, căng thẳng nghề nghiệp có thể dẫn đến suy giảm văn hóa an toàn bệnh nhân ở các cán bộ y tế [55], [56], [57] Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên gần 1000 bệnh viện thuộc 3 địa điểm Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy, các y tá làm việc ≥60 giờ /tuần tại Nhật Bản và Hoa Kỳ có mức đánh giá văn hóa an toàn người bệnh thấp hơn đáng kể so với những người làm việc <40 giờ /tuần Ở ba quốc gia, các y tá làm việc ≥40 giờ/tuần có xu hướng xảy ra các sự cố y khoa cao hơn đáng kể cho số lượng sự kiện được báo cáo Điểm trung bình trên yếu

tố “nhân sự” tại nhóm y tá làm việc ≥60 giờ/tuần thấp hơn đáng kể trong so với nhóm làm việc <40 giờ/tuần ở cả ba quốc gia Điểm trung bình cho yếu “Làm việc theo ekip trong cùng 1 khoa phòng” ở nhóm ≥60 giờ thấp hơn đáng kể so với nhóm

<40 giờ ở Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc [55] Nghiên cứu tại Mazandaran, Iran năm 2017 trên 380 y tá cũng chỉ ra, có một mối quan hệ đáng kể trực tiếp giữa

12 khía cạnh khác nhau của văn hóa an toàn người bệnh và mức độ căng thẳng giữa các y tá, mức độ stress tự nhận mà họ phải chịu đựng càng cao, điểm trung bình đánh giá văn hóa an toàn người bệnh càng giảm sút [56]

Việc chú trọng văn hóa an toàn người bệnh và đặt đó làm tôn chỉ hoạt động của bệnh viện cũng là yếu tố thúc đẩy cho sự đánh giá của nhân viên y tế [57] Nghiên cứu thực hiện trên 4000 nhân viên y tế thuộc 40 bệnh viện tại Nhật Bản cho thấy việc đặt văn hóa an toàn người bệnh là một tuyên bố sứ mệnh cho hoạt động của bệnh viện tác động tích cực tới đánh giá của nhân viên y tế, với 5/12 yếu tố đánh giá văn hóa an toàn người bệnh phân tích liên quan có ý nghĩa thống kê [57]

Trang 40

Nếu như thời gian làm việc dài, căng thẳng nghề nghiệp có thể dẫn đến suy giảm văn hóa an toàn người bệnh, thì việc tăng giờ nghỉ, ngày nghỉ cho nhân viên y

tế lại có thể cải thiện được vấn đề này [55], [57] Cũng trong nghiên cứu năm 2016 tại Nhật Bản, với những nhân viên y tế phải trực 4 đêm trở xuống mỗi tháng và nhân viên có 7 ngày nghỉ mỗi tháng có tương quan tích cực với điểm số của 7/12yếu tố đánh giá và cấp độ an toàn người bệnh chung [57]

Việc mở các lớp đào tạo cho nhân viên y tế về văn hóa an toàn người bệnh được chứng minh là một trong các biện pháp hiệu quả nhất trong cải thiện đánh giá

an toàn người bệnh trong bệnh viện [58], [59], [60] Nghiên cứu của Maria Ahmed thực hiện trên 1169 nhân viên y tế Tây Bắc nước Anh với khóa học bắt buộc 60 phút mỗi tháng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2011 thu lại kết quả: Sự hài lòng của nhân viên y tế tham gia ghi nhận rất tốt kết quả đào tạo cho thấy, có sự cải thiện đáng kể trong 2 trong 4 lĩnh vực thái độ an toàn (khả năng ảnh hưởng đến an toàn và ý định hành vi) Kiến thức an toàn chung cho người bệnh được cải thiện đáng kể (từ 51.1%lên 57,6%, p <0,001) Các học viên đã báo cáo sự cố an toàn bệnh nhân nhiều hơn đáng kể trong 6 tháng sau khi đưa ra biện pháp can thiệp (p <0,001) [59] Nghiên cứu can thiệp của Cox tại Mỹ năm 2011 trên 12 nhân viên y tế và 46 bác sĩ nội trú, dựa trên biện pháp giảng bài bao gồm các video, nhập vai và các tình huống giả lập, kết hợp hướng dẫn về các chủ đề quan trọngvề giáo dục an toàn người bệnh, cùng với đó là chia sẻ câu chuyện an toàn hàng tháng giữacác nhân viên, bác sĩ nội trú với giảng viên để thảo luận về các yếu tố đóng góp và

đề xuất các giải pháp tiềm năng Kết quả đạt được rất khả quan: Mức độ hài lòng của người tham gia cao, 85% đánh giá đây là một trải nghiệm học tập tích cực 44% tự báo cáo cải thiện về thái độ an toàn Sự tham gia của người tham gia học cao, 78% bác sĩ nội trú đã chia sẻ một câu chuyện của họ và 87% tham dự ít nhất

1 buổi học về an toàn [60]

1.6.3 Yếu tố liên quan tới người bệnh

Trong nghiên cứu tại các khu vực Jimma phía Tây Nam Ethiopia năm 2016 cũng nêu ra yếu tố ảnh hưởng từ người bệnh: nhận thức của người bệnh về dịch vụ

Ngày đăng: 02/03/2024, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w