Khái niệm về MarketingTheo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con ngườinhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.Hoặc: Marketing là một quá trình
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÚC ĐỒNG MỸ
NGHỆ QUANG HÀ – CHI NHÁNH HÀ NỘI
ĐINH THỊ HUẾ LỚP: CQ57/32.03
Chuyên ngành : Marketing
Giảng viên hướng dẫn: THs Nguyễn Quang Tuấn
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu ra trong khóa luận tốt nghiệp đều là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING VÀ MARKETING - MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
1.1 Tổng quan về marketing-mix 5
1.1.1 Khái quát về marketing 5
1.1.2 Khái niệm và vai trò Marketing – Mix 9
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết của việc gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 16
1.2.2 Sự cần thiết của việc gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.3 Marketing - Mix đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22
1.3.1 Nội dung chiến lược Marketing - Mix 22
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng marketing-mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 28
1.4 Kinh nghiệm của 1 số DN khác trên thị trường 34
1.4.1 Hiệu quả hoạt động marketing-mix nâng cao hiệu quả kinh doanh của 1 số DN 34
1.4.2 Bài học rút ra 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ - CHI NHÁNH HÀ NỘI 37
2.1 Khái quát về Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà 37
2.1.1 Tổng quan về Công Ty 37
2.1.2 Cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 40
2.1.3 Tình hình nguồn nhân lực công ty 43
2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường kinh doanh 45
Trang 42.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 46
2.2 Thực trạng hoạt động marketing - mix nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà - Chi Nhánh Hà Nội 49
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng marketing-mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 49
2.2.2 Thực trạng hoạt động Marketing – Mix trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi Nhánh Hà Nội 52 2.3 Đánh giá chung về hoạt động marketing-mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 63
2.3.1 Ưu điểm và hạn chế 63
2.3.2 Nguyên nhân 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ - CHI NHÁNH HÀ NỘI 68
3.1 Phương hướng, mục tiêu của Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi Nhánh Hà Nội trong tương lai 68
3.1.1 Định hướng trong thời gian tới 68
3.2 Giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi Nhánh Hà Nội 70
3.2.1 Về chính sách sản phẩm 70
3.2.2 Về chính sách giá 74
3.2.3 Về chính sách phân phối 76
3.2.4 Về chính sách xúc tiến hỗn hợp 77
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp (điều kiện của công ty, các bộ phận khác, điều kiện tổng quát chung…) 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi
Nhánh Hà Nội 40
Bảng 2.1 Số lượng nhân lực của Công ty giai đoạn 2020-2022 44
Bảng 2.2: Báo cáo tổng hợp kinh doanh của Công ty năm 2020-2022 47
Bảng 2.3.: Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ kinh doanh giai đoạn 2019-2021 53
Bảng 2.4 Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi nhánh Hà Nội 54
Sơ đồ 2: Kênh phân phối của Dung Quang Hà 59
Biểu hình 1: Mô hình phát triển mặt hàng mới 73
Biểu hình 2: Quy trình định giá 74
Sơ đồ 3: Kênh phân phối đề xuất của công ty 76
Sơ đồ 4: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 78
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hơn nữa hộinhập vào WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệptrong nước Cơ hội đến từ việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, nâng cao
sự cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế Bên cạnh đó, những thách thứcđặt ra cũng không nhỏ bởi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, sựcạnh tranh gay gắt từ các công ty đối thủ và quan trọng nhất là nhu cầu thịhiếu của khách hàng ngày càng cao Để nắm được cơ hội thị trường mang lại,phát huy những điểm mạnh để khắc phục những điểm yếu Thực trạng chungcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là hạn chế về năng lực tài chính,chi phí cho hoạt động marketing chưa xứng đáng Vì vậy, đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp
Là một sinh viên chuyên ngành Marketing – Học Viện Tài Chính, đượcđào tạo cơ sở lý luận tại trường, được cung cấp những kiến thức từ cơ bản đếnnâng cao để giúp em cải thiện trình độ hiểu biết của mình, dễ dàng tiếp cậnđược những xu hướng mới nhất Sau quá trình tìm hiểu để hỗ trợ cho côngviệc thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp em đã lựa chọn đơn vị thực tập làCông Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà chi nhánh Hà Nội Trongthời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và tìm hiểu được những vấn đề
về tổng quan công ty, thấy được tình hình hoạt động và sản xuất của công tynói chung cũng như tình hình hoạt động Marketing nói riêng Cùng với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các anh/chị hướng dẫn thực tập trong việc thu thập sốliệu đã giúp em có nhiều kiến thức về hoạt động marketing của công ty, phântích được những điểm mạnh và những mặt còn tồn đọng từ đó giúp em hoàn
Trang 7thành bài báo cáo này Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên em được làm việctrong một môi trường công ty nên có nhiều sai sót trong quá trình làm việctrình bày và tìm hiểu về Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà,mong các thầy cô đóng góp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung: Trên cơ sở hoạt động marketing của Công Ty
TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà - Chi nhánh Hà Nội đưa
ra các phân tích, nhận định để hoàn thiện chiến lược marketing mix phù hợp với công ty
● Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược Marketing Mix trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công tytrong giai đoạn 2019-2022
-● Đề xuất các giải pháp vận dụng Marketing – Mix nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của Công Ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về
chiến lược marketing - mix trong doanh nghiệp
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu của chi nhánh từ năm
2018 đến năm 2021
Trang 8+ Phạm vi không gian: Được thực hiện tại Công Ty TNHH Đúc
Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà - Chi Nhánh Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Để thu nhập các thông tin thứ
cấp, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Các nguồn tài liệu bao gồm:
● Giáo trình, sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết, công trình nghiêncứu đã được công bố về hoạt động marketing dịch vụ tài chính,chất lượng dịch vụ của ngân hàng thương mại
● Các văn bản đã công bố từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổchức, ban, ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu
● Các báo cáo của doanh nghiệp từ năm 2018 đến năm 2021
● Các nguồn tài liệu khác
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: Các dữ liệu đã thu thập được xử lý
bằng những phương pháp cơ bản sau:
● Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập số liệu, tiến hànhphân tổ thống kê và tổng hợp tính toán các loại chỉ số tuyệt đối,tương đối, số bình quân Trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biếnđộng của các hiện tượng, quá trình cũng như đặc trưng củachúng
● Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộngrãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội mang tính đồngnhất giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáovới kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác…
● Phương pháp minh hoạ bằng sơ đồ hình ảnh
● Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích và đánh giá tổng hợp,phân tích chỉ số tuyệt đối, tương đối, giả thiết
Trang 95 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thi bài luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những lý luận về marketing và marketing-mix nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing – Mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Đề xuất giải pháp Marketing – Mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà – Chi nhánh Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING VÀ MARKETING - MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.Tổng quan về marketing-mix
1.1.1 Khái quát về marketing
1.1.1.1 Khái niệm về Marketing
Theo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con ngườinhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi
Hoặc: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó màcác cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông quaviệc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những ngườikhác
Theo viện nghiên cứu Marketing Anh thì: “Marketing là chức năngquản lý công ty về mặt quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc pháthiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mộtmặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng nhằmđảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến.”
Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi Một nhà kinh doanh tiến hành cáchoạt động Marketing thực chất là làm việc với thị trường để thực hiện những
vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người
Để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình thông qua trao đổi thì cảngười bán và người mua đều phải tiến hành Marketing Tuy nhiên, ở thịtrường của người bán, khi mà người bán có quyền lực thì người mua sẽ làngười làm Marketing tích cực nhất Trong giai đoạn phát triển của lý thuyếtMarketing hiện đại, khi cung đã vượt cầu về hàng hóa
Trang 111.1.1.2 Chức năng của Marketing trong doanh nghiệp
Với nội dung chủ yếu là trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thịtrường, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu Marketing chứađựng trong nó nhiều chức năng khác nhau Dưới đây là những chức năng chủyếu:
Chức năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của xã hội:
Đây là chức năng cơ bản nhất của mọi hoạt động Marketing Chức năng nàyđược thực hiện thông qua việc nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường baogồm cả nhu cầu thực tế, nhu cầu tiềm năng và nhu cầu lý thuyết Quá trìnhphân tích cho phép nắm bắt được tính quy luật của việc hình thành và pháttriển nhu cầu cũng như những biểu hiện cụ thể phong phú và đa dạng của nhucầu Trên cơ sở đó hoạt động Marketing sẽ hướng tới những giải pháp cụ thể,phù hợp để khai thác và thỏa mãn phát triển cũng làm kéo theo sự phát triểncủa sản xuất xã hội và như thế với chức năng này hoạt động Marketing sẽđảm bảo cho xã hội một mức sản xuất và tiêu dùng cao nhất
Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường:
Thị trường là một lĩnh vực phức tạp Nhu cầu thị trường rất phong phú
và đa dạng Thị hiếu, tập quán, đặc điểm và tâm lý tiêu dùng của khách hàng
ở các vùng thị trường khác nhau là khác nhau Vì vậy, hoạt động Marketingcần phải tạo ra sự phân hóa các giải pháp kinh doanh, đảm bảo sự kích ứngcủa các giải pháp với đặc điểm của thị trường và nhóm khách hàng Mặt khác,nhu cầu thị trường luôn biến động phát triển, việc đổi mới các giải phápMarketing cho phép các doanh nghiệp tránh được tình trạng lạc hậu và trí trệtrong kinh doanh, đón được những tình huống và cơ hội kinh doanh Với việcsử dụng hệ thống các chính sách Marketing các doanh nghiệp đã nắm bắt vàsử dụng linh hoạt các vũ khí cạnh tranh của thị trường, tăng trưởng mở rộng
Trang 12thị trường thu hút khách hàng, gia tăng sức sống và khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp.
Chức năng tiêu thụ sản phẩm: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn
đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra có một vaitrò đặc biệt quan trọng Một trong những chức năng và nhiệm vụ cơ bản củahoạt động Marketing là phải đẩy mạnh quá trình tiêu thụ mở rộng thị trường
và tăng cường khả năng cạnh tranh Giải quyết bài toán tiêu thụ theo quanđiểm kinh doanh Marketing hiện đại luôn gắn liền với một tổng thể các giảipháp Marketing Đó là việc xác định một chiến lược giá có khả năng thíchứng và kích thích tiêu thụ mạnh mẽ nhất, là việc tổ chức và hoàn thiện hệthống phân phối, xây dựng và thực hiện các kỹ thuật kích thích tiêu thụ nhưquảng cáo, xúc tiến bán hàng,…Ngoài ra, để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ, cácdoanh nghiệp cần thiết chú ý đến việc đào tạo và nâng cao kiến thức cùngnghệ thuật bán hàng của nhân viên
Chức năng tăng cường hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Toàn bộ các hoạt động của Marketing luôn hướng tới mục tiêu hiệu quả củasản xuất kinh doanh Tuy nhiên, khi giải quyết bài toán hiệu quả kinh doanh,Marketing hiện đại luôn đảm bảo sự hài hòa giữa các mối quan hệ lợi ích Đóchính là mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội, lợi ích của doanh nghiệp và lợiích của thị trường Lợi ích của xã hội được thể hiện ở sự tăng trưởng của sảnxuất và tiêu dùng, ở một thị trường và môi trường cạnh tranh lành mạnh, ởviệc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên chống ô nhiễm Lợi ích của thịtrường chính là sự thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Chi có thểtrên cơ sở thỏa mãn những lợi ích đó, các doanh nghiệp mới có thể thỏa mãnđược các lợi ích của mình, thông qua việc thực hiện các mục tiêu của chiếnlược Marketing Nói một cách khác, hoạt động Marketing luôn hướng tới việc
Trang 13thỏa mãn nhu cầu của xã hội và thị trường để thỏa mãn cho nhu cầu của chínhbản thân doanh nghiệp.
1.1.1.3.Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp
Marketing là khoa học và nghệ thuật kinh doanh xuất hiện ở cácnước tư bản chủ nghĩa phát triển Với sự ra đời và phát triển của lý thuyếtMarketing hiện đại, người ta đã tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu thuẫntrong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở những năm 30 của thế kỷ
20 Đó chính là mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự phát triển của nhu cầuthị trường Nhờ có hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, Marketing đảmbảo cho kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân mang tính hiện thực và khả thi,giúp nhà nước định hướng được sự phát triển của các ngành và cả nền kinh tếquốc dân một cách có hiệu quả Nghiên cứu nhu cầu, tìm mọi biện pháp đểthỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường sẽ tạo động lực để thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển
Đối với doanh nghiệp, Marketing là công cụ quan trọng nhất
giúp họ hoạch định được chiến lược phát triển kinh doanh chiến lược thịtrường và chiến lược cạnh tranh Với hệ thống các chính sách của mìnhMarketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh lựa chọn đúng đắnphương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh, mà còn giúp họ xâydựng được chiến lược cạnh tranh và sử dụng các vũ khí cạnh tranh có hiệuquả nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng và tăng cường khả năngcạnh tranh thị trường
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, việcnghiên cứu và vận dụng các kiến thức kinh doanh Marketing cho phép cácdoanh nghiệp trong nước có khả năng đương đầu với những thử thách củaviệc mở cửa nền kinh tế của xu hướng hội nhập và sức ép cạnh tranh thịtrường ngày một gia tăng
Trang 14Tuy nhiên, cũng cần chỉ rõ, bên cạnh những tác động tích cực
cả ở cả vi mô và vĩ mô của hoạt động Marketing, trên thực tế sự phổ biến vàphát triển của Marketing cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục Đó là sựxuất hiện của tư tưởng trục lợi quá đáng, tạo ra những nhu cầu giả tạo, hoặctạo ra những khan hiếm không cần thiết cho thị trường
Mặt khác đối với người tiêu dùng, các nỗ lực Marketing từ
phía nhà kinh doanh có thể mang lại những thiệt hại cho họ như: làm tăng giábán hàng hóa, dịch vụ, sự tác động mạnh mẽ vào tâm lý tạo nhu cầu khôngthiết thực Để giành thắng lợi trong cạnh tranh thị trường, các nhà kinh doanh
có thể sử dụng các thủ pháp cạnh tranh không lành mạnh, và vì vậy có thể gâyhậu quả xấu đối với sự phát triển của thị trường và văn minh xã hội… Nhữngmặt hạn chế đòi hỏi cần có sự điều tiết và kiểm soát của quản lý vĩ mô bằngcác đạo luật của Nhà nước cũng như giải pháp cụ thể của phong trào bảo hộlợi ích người tiêu dùng, bảo hộ môi trường…
1.1.2 Khái niệm và vai trò Marketing – Mix
1.1.2.1 Khái niệm Marketing – Mix
Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sửdụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình Là sự phối hợp giữacác yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp
Marketing-mix gồm nhiều công cụ khác nhau Theo McCarthy, có 4yếu tố cơ bản trong một hỗn hợp Marketing là: Sản phẩm – Product, Giá cả -Price, Phân phối – Place, Xúc tiến hỗn hợp – Promotion
1.1.2.2 Nội dung và vai trò của chính sách Marketing – Mix trong doanhnghiệp sản xuất
Vai trò của chính sách Marketing – Mix trong doanh nghiệp:
Khái niệm Marketing – Mix lần đầu được biết đến vào năm 1960 và dần trởthành công cụ thiết yếu trong quá trình Marketing của doanh nghiệp Có thể
Trang 15dễ dàng thấy được Marketing – Mix tạo ra sự kết nối của doanh nghiệp với thịtrường và khách hàng trong mọi khâu của quá trình tái sản xuất.
Với Marketing – Mix, doanh nghiệp dễ dàng thích ứng hơn trước sự biếnđộng của thị trường, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin từ thị trường đồngthời đem thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ ra thị trường.Marketing – Mix cho phép doanh nghiệp thu thập và xử lý thông tin một cáchhiệu quả nhất, thấu hiểu khách hàng một cách tối ưu, nắm bắt được xu hướngtiêu dùng và tâm lý khách hàng Qua đó, Marketing – Mix giúp doanh nghiệpthỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, tăng cường khả năng thích ứng vàcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đầy biến động, thúc đẩy quá trìnhtiêu thụ, và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Với Marketing – Mix, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cóđược sự định hướng đúng đắn, hướng theo thị trường, lấy nhu cầu và mongmuốn của khách hàng để đưa ra mọi quyết định kinh doanh Nhờ có Mix, cácquyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên khoa học,chính xác hơn
Đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Marketing – Mix đemđến cho doanh nghiệp những giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt độngkinh doanh thông qua việc phối hợp 4Ps Việc thực hiện tốt các chính sách vềsản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp giúp doanh nghiệp tăng khảnăng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu, tối thiểu hóa chiphí Qua đó, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợinhuận, thị phần, qua đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tối ưuhóa
Vai trò chính sách sản phẩm
- Chính sách sản phẩm bao gồm các hoạt động và giải pháp nhằm để ra vàthực hiện các chiến lược, chiến thuật về sản phẩm của doanh nghiệp Các hoạt
Trang 16động này rất phong phú, bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, thiết kế, sảnxuất và tung sản phẩm vào thị trường, cho đến các hoạt động xây dựngthương hiệu, nâng cao uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của sảnphẩm.
- Chính sách sản phẩm là cơ sở cho việc thực hiện triển khai và phối hợp mộtcách hiệu quả các chính sách khác: chính sách giá cả, chính sách phân phối vàchính sách xúc tiến hỗn hợp
- Triển khai tốt chính sách sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanhnghiệp thực hiện được các mục tiêu Marketing trong từng thời kỳ
- Chính sách sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lượcMarketing của bất kỳ một doanh nghiệp nào Chính sách sản phẩm là bộ giữ
vị trí xương sống, trụ cột, quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của nhàkinh doanh Chính sách sản phẩm sẽ quyết định những vấn đề chủ yếu nhấttrong hoạt động kinh doanh Đó là phương hướng sản xuất, quy mô và tốc độphát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nhờ các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng, doanh nghiệp
có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, có chất lượngcao, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựngđược một cơ cấu sản phẩm tối ưu, làm cơ sở để đầu tư hợp lý, có hiệu quả.Chính sách sản phẩm còn góp phần quyết định trong việc thực hiện các mụctiêu của chiến lược Marketing Muốn đứng vững trên thị trường, bành trướngthế lực, chi phối thị trường điều kiện đầu tiên nhà kinh doanh phải quan tâmđến là sản phẩm chứ không phải giá cả hay dịch vụ Sản phẩm được ngườitiêu dùng chấp nhận và tin tưởng là cơ sở quan trọng nhất để thu hút kháchhàng, mở rộng thị phần, tăng cường khả năng cạnh tranh
Vai trò chính sách giá
Trang 17- Nhìn từ góc độ của kinh doanh thì giá cả là một biến số tạo nên doanh thu vàlợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, sử dụng giá cả linh hoạt để kích thíchnhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lànhiệm vụ rát quan trọng của quản trị Marketing.
- Chiến lược kinh doanh bao gồm một hệ thống các quan điểm và đường lốichính sách và giải pháp của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu về giá
cả của từng thời kỳ phương thức Nhìn một cách tổng quát chiến lược nàygồm ba nội dung căn bản là:
Phân tích, đánh giá và dự báo chính xác các nhân tố có tác động ảnhhưởng tới quyết định giá sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thờikỳ
Ra các quyết định về giá bán sản phẩm và phương pháp tính chất giácho sản phẩm trong từng thời kỳ kinh doanh
Chủ động lựa chọn về các phương thức ứng xử về giá bán sản phẩm
- Chiến lược giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quyết định Marketingcủa nhà kinh doanh Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của chiến lược giátrên những góc độ sau đây:
Chiến lược giá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng hàng hóa tiêuthụ của doanh nghiệp: Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, chiến lược giá
có tác dụng rất mạnh mẽ và là nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến việckích thích nhu cầu thị trường về sản phẩm Tác động kích cầu này củagiá cả được xem xét từ hai góc độ là ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngthanh toán và tâm lý của khách hàng Ngay cả ở góc độ quản lý kinh tế
vĩ mô, thì sự can thiệp vào chính sách giá từ phía chính phủ cũng thấyrất rõ điều này
Chiến lược giá có ảnh hưởng to lớn đến thu nhập và lợi nhuận của nhàkinh doanh: Khi điều hành chiến lược giá các doanh nghiệp cần nhận
Trang 18thấy rõ tác động kép của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Trongkinh doanh, lợi nhuận là hiệu số của thu nhập và chi phí Trong quan hệnày, chiến lược giá có ảnh hưởng đến cả hai nhân tố này Đối với thunhập, giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ vàgiá đơn vị sản phẩm Đối với chi phí, giá cả có ảnh hưởng một cáchgián tiếp thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ và chi phí bình quâncho một đơn vị sản phẩm.
Chiến lược giá có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vòng đờisản phẩm: Như đã phân tích, chịu ảnh hưởng rất mạnh của các chínhsách Marketing của doanh nghiệp, trong đó có các quyết định về giá
Sự linh hoạt trong ứng xử về giá bán sản phẩm cho phép các doanhnghiệp có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm, kéo dài các giai đoạnkinh doanh có hiệu quả và rút ngắn các giai đoạn kinh doanh kém hiệuquả
Chiến lược giá có ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, thương hiệu củadoanh nghiệp và còn là một vũ khí cạnh tranh sắc bén trên thị trường.Đặc biệt là trong điều kiện ở những thị trường có khả năng thanh toánthấp
Vai trò chính sách phân phối
- Chiếc lược phân phối là một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó một tổ chức hivọng có thể đạt được các mục tiêu phân phối của họ trên thị trường mục tiêu.Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệthống phân phối Kênh phân phối là đường đi và phương thức di chuyển hànghóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
- Vai trò của phân phối trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đượcthể hiện ở những mặt sau:
Trang 19 Phân phối góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường mụctiêu, làm cho sản phẩm có mặt trên thị trường đúng lúc, đúng nơi để đivào tiêu dùng Phân phối giúp doanh nghiệp tăng cường mức độ baophủ thị trường, đưa sản phẩm thâm nhập vào các đoạn thị trường mới,phát triển các khu vực thị trường mới.
Phân phối giúp doanh nghiệp tăng cường liên kết hoạt động sản xuấtcủa mình với khách hàng, trung gian và triển khai tiếp các hoạt độngkhác của Marketing như: giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mại, dịch vụsau bán hàng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thị trường
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, phân phối giúp cho doanh nghiệptạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở hành vũ khí cạnh tranh hữuhiệu
Các quyết định về phân phối cùng với các chính sách khác củaMarketing hỗn hợp thực hiện đồng bộ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệuquả kinh doanh, đạt được các mục tiêu Marketing đề ra
Vai trò chính sách xúc tiến hỗn hợp
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong Marketing bao gồm tất cả các hoạtđộng và giải pháp nhằm đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúctiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy bán hàng, nâng cao uy tín và vị thế, tăng cườngkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trước hết là tập hợp những kỹ thuật thúcđẩy tiêu thụ và yểm trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đóchính là những nỗ lực nhằm kích thích vào nhu cầu tiêu dùng và quyết địnhmua của khách hàng
- Một hỗn hợp xúc tiến của doanh nghiệp gồm năm công cụ chủ yếu sau:Quảng cáo - Quan hệ công chúng - Khuyến mãi - Bán hàng cá nhân -Marketing trực tiếp
Trang 20- Xúc tiến hỗn hợp và truyền thông Marketing có vai trò quan trọngkhông chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn giúp người tiêu dùng và xã hộinhiều lợi ích hơn.
Đối với doanh nghiệp:
o Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trườngmới, giữ thị phần
o Giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìmkhách hàng mới Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và
hỗ trợ cho chiến lược định vị
o Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyếnkhích trung gian phân phối
o Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với cácnhóm công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thuhút sự chú ý
Đối với người tiêu dùng:
o Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm công sức,thời gian khi mua sắm
o Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức vềsản phẩm trên thị trường
o Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng
o Tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt độngMarketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng
Đối với xã hội:
o Xúc tiến hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chấtlượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xãhội tốt hơn
Trang 21o Tạo công việc cho người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liênquan (Nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR ) tạo động lực cạnh tranh.
o Là yếu tố đánh giá sự năng động phát triển của nền kinh tế
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết của việc gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năngphản ánh được cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực Để từ đóđạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xácđịnh Cụ thể, doanh nghiệp có thể so sánh sự chênh lệch giữa kết quả đầu ra
và kết quả đầu vào, giữa chi phí đầu tư và doanh thu nhận được Chỉ cácdoanh nghiệp kinh doanh mới cần đánh giá chỉ số này bởi mục tiêu mà họhướng đến chính là tối đa hoá lợi nhuận
Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh
tế, xã hội, chính trị… mà các tổ chức, cá nhân đạt được trong quá trình hoạtđộng của mình Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinhdoanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì cócác nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau
1.2.2 Sự cần thiết của việc gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trùhiệu hoạt động SXKD quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, sosánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mụctiêu tối đa hoá lợi nhuận Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tíchkinh tế, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổnghợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn
Trang 22đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanhnghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt,khan hiếm do hoạt động thai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch củacon người Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngàycàng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ là phạm trù không
có giới hạn – càng nhiều càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt Sự khanhiếm đòi hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điềukiện cần, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng kếtquả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất Điều kiện đủ là cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều phương pháp khácnhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng những nguồn nhân lực đầuvào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sựphát triển kinh thế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theochiều sâu Sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu dựa vào việccải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuậtmới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế Nói mộtcách khái quát là nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cáigì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cungcầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa rachiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình.Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính quyếtđịnh Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp Mặt khácdoanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển được,
Trang 23phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là không ngừng nâng cao chấtlượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất là điều tất yếu.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Doanh thu
Doanh thu là tất cả giá trị mà doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt độngkinh doanh bán hàng như sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động đem lại lợi íchcho cá nhân, tổ chức Doanh thu là chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Nếu không tạo ra được doanhthu, doanh nghiệp sẽ không thể trả các chi phí cho hoạt động kinh doanh, vậnhành doanh nghiệp hoặc thậm chí là cho nguồn vốn trong kỳ kinh doanh kếtiếp
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đạt được doanh thu đều đặn thì tốc độ luânchuyển nguồn vốn cũng từ đó mà gia tăng, giá trị thanh khoản của doanhnghiệp cũng được đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho việc tái đầu tư và quayvòng vốn nhanh chóng
Doanh thu của các doanh nghiệp thường đến từ: hoạt động bán hàng, cho thuêtài sản, lãi tiền gửi ngân hàng và đầu tư trái phiếu, hoạt động bán ngoại tệ,sang nhượng cửa hàng, hoặc lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ,
…
Theo nội dung doanh thu được chia thành 4 loại:
Doanh thu bán hàng: là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sảnxuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư
Doanh thu cung cấp dịch vụ: là doanh thu thực hiện công việc đã thỏathuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch
vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuêhoạt động,
Trang 24 Doanh thu bán hàng nội bộ: là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được
từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn
vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công tytính theo giá nội bộ
Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác củadoanh nghiệp
1.2.3.2 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp
và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực
tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của mộtdoanh nghiệp
Lợi nhuận chính là mục tiêu, là động cơ cũng là động lực của hoạt động sảnxuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Dựa vào chỉ số lợi nhuận củadoanh nghiệp đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh
tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiếnhành đầu tư
Lợi nhuận sẽ được chia thành các loại như: lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, Với mỗi loại sẽ phản ánh tình hình chi phí khác nhau ở một mức nhất định
Lợi nhuận gộp: đây là khoản lợi nhuận thu về sau khi đã khấu trừ đi hếtgiá vốn gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm vàchi phí liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng: Khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộchi phí đầu tư cho sản phẩm ( giá vốn, chi phí vận hành quản lý, ), baogồm cả thuế
Công thức tính lợi nhuận:
Trang 25Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Đối với lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu- Giá vốn hàng bán
Đối với lợi nhuận ròng:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.3.3 Sự hài lòng của khách hàng
Trang 26Theo Kotler (2000): “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thấtvọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sảnphẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ” Ta có thểhiểu: Sau khi khách hàng thực hiện việc mua sắm và sử dụng một loại sảnphẩm bất kỳ của một doanh nghiệp nào đó, sự so sánh giữa kỳ vọng và thực tế
sẽ được hình thành Điều này sẽ phản ánh được sự hài lòng của khách hàng.đối với sản phẩm thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu của những sản phẩmđó
Sự hài lòng của khách hàng là một dạng cảm giác thoả mãn của kháchhàng ngay sau khi những kỳ vọng, nhu cầu và mong muốn của họ được đápứng một cách tốt nhất và triệt để nhất Sự hài lòng thường được hình thànhthông qua quá trình tích luỹ và trải nghiệm khách hàng khi thực hiện hành vimua sắm hoặc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh
3 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp chính là yếu tố đầu tiên phải nhắc đến Bởi chất lượngcàng giống với kỳ vọng của khách hàng và đúng theo những gì đượcquảng bá thì sẽ nhận được mức độ hài lòng của khách hàng càng cao.Nếu chất lượng của các sản phẩm này không thể đáp ứng được kỳ vọngkhách hàng thì mức độ hài lòng sẽ hao hụt đáng kể
Dịch vụ khách hàng: Nếu các doanh nghiệp khác cũng cung cấp các sảnphẩm chất lượng để cạnh tranh thì chắc chắn mức độ hài lòng củakhách hàng sẽ phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp của các dịch vụchăm sóc khách hàng Việc áp dụng các chế độ phục vụ chuyên nghiệpchính là ưu điểm giúp khách hàng tin tưởng hơn về các sản phẩm, dịch
vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho họ
Trang 27 Giá thành của sản phẩm, dịch vụ: Việc áp dụng giá thành sản phẩm,dịch vụ phù hợp với chất lượng sản phẩm sẽ là một cách hay để giatăng được mức độ hài lòng về sản phẩm của khách hàng Với thị trườngcạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp nên tìm hiểu và nghiên cứu để đưa
ra được một mức giá phù hợp nhất kèm theo các chương trình khuyếnmãi và ưu đãi để nâng cao trải nghiệm khách hàng
1.3.Marketing - Mix đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Nội dung chiến lược Marketing - Mix
* Chiến lược giá:
Chiến lược giá trong kinh doanh bao gồm một hệ thống các quan điểm vàđường lối chính sách và giải pháp của doanh nghiệp nhằm thức hiện các mụctiêu về giá cả trong từng thời kỳ phương thức
* Nội dung của chiến lược giá rất phong phú Nhìn một cách tổng quát chiếnlược này gồm ba nội dung căn bản là:
Trang 281 Phân tích, đánh giá và dự báo chính xác các nhân tố có tác động ảnhhưởng tới quyết định giá sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2 Ra các quyết định về giá bán sản phẩm và phương pháp tính chất giátrong sản phẩm trong từng kỳ kinh doanh
3 Chủ động lựa chọn về các phương thức ứng xử về giá bán sản phẩm
* Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá cả sản phẩm:
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: Mục tiêu Marketing trong từngthời kỳ, Chi phí sản xuất kinh doanh, Uy tín và chất lượng sản phẩm, Cácnhân tố khác
- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Đặc điểm của thị trường và cầu
về sản phẩm, Khả nằng chấp nhận và tâm lý khách hàng, Đặc điểm cạnh tranh
và các nhân tố khác
Phương pháp xác định giá bán: Định giá theo phương pháp cộng lãi vàochi phí, theo phương pháp cạnh tranh, theo phương pháp hòa vốn và theo giátrị cảm nhận của khách hàng
Quy trình định giá sản phẩm bao gồm: Xác định mục tiêu và phươnghướng, Xác định nhu cầu trên thị trường mục tiêu, Xác định và phân tích chiphí, Phân tích thị trường và môi trường kinh doanh, Lựa chọn phương phápđịnh giá
Chiến lược giá của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc xác định xácmức giá bán phù hợp cho sản phẩm mà còn được thể hiện ở cơ chế điều hànhgiá Một trong những biểu hiện của cơ chế điều hành giá là doanh nghiệp thựchiện chính sách phân hóa giá trong kinh doanh Phân hóa giá là việc xác địnhcác mức giá bán khác nhau cho cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tùythuộc vài từng điều kiện cụ thể của thị trường và khách hàng
1.3.1.2 Chính sách sản phẩm
Trang 29* Khái niệm chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm bao gồm cáchoạt động và giải pháp nhằm đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật vềsản phẩm của doanh nghiệp Các hoạt động này rất phong phú, bắt đầu từ việcnghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất và tung sản phẩm vào thị trường, chođến các hoạt động xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và tăng cường khảnăng cạnh tranh của sản phẩm
* Vai trò: Chiến lược sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trongchiến lược Marketing:
Sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp,
Chiến lược sản phẩm là cơ sở cho việc thực hiện triển khai và phối hợpmột cách hiệu quả các chính sách khác: chính sách giá cả, chính sách phânphối và chính sách xúc tiến hỗn hợp
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tốt giúp doanhnghiệp thực hiện được các mục tiêu Marketing trong từng thời kỳ
* Nội dung chính sách sản phẩm:
Các quyết định về nhãn hiệu Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hay sựphối hợp giữa chúng nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp
và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Một nhãn hiệu sản phẩm bao gồm những thành phần cơ bản là: tên nhãnhiệu, dấu hiệu của nhãn hiệu, nhãn hiệu đã đăng ký
Quyết định về nhãn hiệu bao gồm:
Quyết định về đặt tên nhãn hiệu
Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
Nâng cao uy tín nhãn hiệu
Quyết định về bao bì sản phẩm:
Trang 30Bao bì sản phẩm thường có 3 lớp cơ bản: Lớp tiếp xúc trực tiếp với hànghóa, lớp bao bì ngoài là lớp bao bì vận chuyển.
Để tạo ra bao bì có hiệu quả cho một sản phẩm nhà quản trị Marketingphải thông qua hàng loạt các quyết định như: Xây dựng quan niệm về bảo bìsản phẩm, quyết định các khía cạnh liên quan đến bao bì, quyết định về thửnghiệm bao bì, quyết định về các thông tin trên bao bì
Quyết định về dịch vụ hỗ trợ sản phẩmMột nguyên tắc cơ bản trong hoạt động Marketing là làm cho kháchhàng hài lòng Có thể họ hài lòng khi được cung ứng hàng hóa, dịch vụ vớichất lượng tốt, giá cả phải chăng và họ cũng có thể hài lòng do được phục vụtốt trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng vềsản phẩm của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp còn sửdụng nó như một công cụ cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.Tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm, đặc điểm sử dụng và yêu cầu của kháchhàng mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng có thể khác nhau
Quyết định phát triển sản phẩm mới:
Phát triển sản phẩm mới là một vấn đề mang tính sống còn đối với nhiềudoanh nghiệp, nhưng nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro, thậm chí thất bại vìnhiều nguyên nhân Để giảm bớt nhưng yếu tố rủi ro, doanh nghiệp thườngxem xét quá trình phát triển sản phẩm mới qua nhiều giai đoạn:
- Hình thành và lựa chọn ý tưởng
- Soạn thảo và thẩm định dự án
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
- Thiết kế kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm
- Thử nghiệm sản phẩm
- Triển khai sản xuất, tung sản phẩm mới ra thị trường
Trang 31Quyết định về chủng loại sản phẩm
- Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ vớinhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng những nhómkhách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trongkhuôn khổ cùng một dãy giá
Các quyết định về chủng loại sản phẩm bao gồm một loạt các quyết địnhquan trọng như: Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm, Quyết địnhphát triển chủng loại sản phẩm, Quyết định bổ sung chủng loại sản phẩm,Quyết định về danh mục sản phẩm
1.3.1.3 Chính sách phân phối
* Khái niệm phân phối: Phân phối được hiểu là quá trình tổ chức, kinh
tế, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đếnngười tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao
Trong kinh doanh, phân phối là một quá trình từ việc quyết định tunghàng hóa vào các kênh phân phối, xây dựng hệ thống mạng lưới trung gian,lựa chọn các phương án phân phối đến việc điều hành công việc vận chuyểnhàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Chiến lược phân phối là một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó một tổ chức
hi vọng có thể đạt được các mục tiêu phân phối của họ trên thị trường mụctiêu
Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các
hệ thống phân phối Kênh phân phối là đường đi và phương thức di chuyểnhàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Một số trung gian phân phối: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và ngườimôi giới
Các quyết định cơ bản của kênh gồm: Quyết định thiết kế kênh, quyếtđịnh quản lý kênh
Trang 32Theo các mối quan hệ giữa các thành viên và cách thực hiện công việcphân phối, có thể chia các kênh phân phối trên thị trường thành:
Các kênh phân phối truyền thống: Được mô tả như một tập hợp ngẫunhiên các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý, mỗithành viên kênh ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống
Kênh phân phối liên kết dọc: Gồm nhà sản xuất, một hay nhiều ngườibán sỉ và một hay nhiều người bán lẻ hoạt dộng như một hệ thống thống nhất.Kênh phân phối kiên kết ngang: là hai hay nhiều công ty sẵn sàng hợplực lại để cùng nhau khai thác những khả năng Marketing đang mở ra
Kênh phân phối nhiều kênh: Được sử dụng nhằm chiếm lĩnh vực cùngmột số thị trườn hay những thị trường khác nhau Việc bán hàng qua nhiềukênh, một mặt có thể gây ra mâu thuẫn trong hệ thống kênh phân phối, mặtkhác lại tăng khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
1.3.1.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
* Xúc tiến hỗn hợp là gì?
Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong Marketing bao gồm tất cả các hoạtđộng và giải pháp nhằm đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúctiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy bán hàng, nâng cao uy tín và vị thế, tăng cườngkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Xúc tiến hỗn hợp có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp
mà còn giúp người tiêu dùng và xã hội nhiều lợi ích hơn
Các công cụ xúc tiến hỗn hợp: Quảng cáo, quan hệ công chúng, Khuyếnmãn, Bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp
Quảng cáo: Quảng cáo được hiểu là những hoạt động giới thiệu
và tuyên truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệpnhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, nâng cao uy tín chonhà kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
Trang 33Quảng cáo cần phải thực hiện các mục tiêu: quảng cáo giới thiệu, quảngcáo thuyết phục và quảng cáo nhắc nhở Chức năng của quảng cáo: Thu hút
sự chú ý của khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp, Thuyết phục kháchhàng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, Hướng dẫn giáo dục tiêu dùng
Các phương tiện quảng cáo: Báo chí, truyền thanh, truyền hình, quảngcáo ngoài trời, internet, ẩn phẩm trực tiếp, phương tiện vận tải, trên không,bao bì sản phẩm,
Quan hệ công chúng: P.R là những nỗ lực được lên kế hoạch vàkéo dài liên tục, để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữamột tổ chức và công chúng của nó
Nội dung của hoạt động PR trong tổ chức: Hoạch định chiến lược PR,
PR nội bộ, Quan hệ báo chí, Tổ chức sự kiện, Quản trị khủng hoảng, Quan hệcộng đồng
Khuyến mãi: Là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo ra sự khích lệngắn hạn, thúc đẩy khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn
và mua thường xuyên hơn
Bán hàng cá nhân: Là hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhânviên bán hàng và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họquan tâm hoặc mua sản phẩm
Marketing trực tiếp: Là phương thức truyền thông trực tiếp màdoanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới các hình thứcnhư thư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu thông qua thư tín,phone, email, fax,… với mong muốn nhận được sự đáp ứng kịp thời
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng marketing-mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc môi trường Marketing của doanh nghiệp luôn tácđộng rất lớn đến việc vận dụng Marketing Mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
Trang 34động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Philip Kotler: “Môi trườngMarketing của công ty la tập hợp những tác nhân và lực lượng hoạt động ởbên ngoài công ty có ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong việcthiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với khách hàng mục tiêu.”1.3.2.1 Môi trường marketing vĩ mô
Môi trường kinh tế
Sự tác động của các nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến sự diễn biến của cung, cầu và mối quan hệ cung – cầu trên thị trường,ảnh hưởng đến quy mô và đặc điểm các mối quan hệ trao đổi trên thị trường.Môi trường kinh tế được phản ánh thông qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, xu hướng của GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của kháchhàng và tốc độ tăng thu nhập của họ, cơ cấu chỉ tiêu và sự thay đổi cơ cấu chỉtiêu khách hàng,
Tốc độ phát triển của nền kinh tế, xu hướng tăng của GDP và tỷ lệ lạmphát ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của thị trường, đặc điểm mua hàng củangười dân Bên cạnh đó, cơ cấu chi tiêu của khách hàng trên khu vực địa lýrất khác nhau và phụ thuộc vào: điều kiện sống, giai đoạn phát triển của nềnkinh tế, chu kỳ kinh doanh, thói quen, tâm lý tiêu dùng, Mức độ phânhóa thu nhập giữa các nhóm khách hàng cũng cho thấy sự khác biệt rõ nét
về mức độ và sự phân bố cơ cấu chi tiêu Hoạt động Marketing cần theo dõi
kỹ mọi biến động lớn trong thu nhập, giá sinh hoạt, lãi suất tiết kiệm, các kiểutiết kiệm và vay tiền vì nó có ảnh hưởng to lớn
Tại Việt Nam, khách hàng có thu nhập thấp rất phổ biến, họ không đòihỏi cao về chất lượng hàng hóa, song yếu tố giá cả lại ảnh hưởng rất nhiều.Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của ngườidân Việt Nam cũng có những sự biến động rõ rệt
Môi trường tự nhiên
Trang 35Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp tớicác yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp và từ đó tác động không nhỏ tới quátrình sản xuất – kinh doanh của họ.
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh bền vững, người làm Marketingcần phải tính đến những đe dọa và các cơ hội liên quan đến môi trường tựnhiên như: tình trạng khan hiếm về tài nguyên, khoáng sản sắp diễn ra, chi phí
về năng lượng gia tăng, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng và sự can thiệp củaChính phủ vào việc quản lý quá trình sử dụng cũng như việc tái sản xuất cácnguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cương quyết hơn
Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do chất thải côngnghiệp, kể cả khí thải và vỏ đồ hộp, bao bì nhựa , các chất thải này đang làvấn đề nan giải cho các doanh nghiệp Khi tất cả mọi người đều lên án tìnhtrạng trên, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách sản xuất phục vụ khách hàngtheo một phương pháp khác Cùng với sự gia tăng môi trường bị ô nhiễm thì
sự can thiệp của Nhà nước vào các khía cạnh trên đối với các doanh nghiệpnày càng cương quyết và mạnh mẽ hơn Vì vậy nếu doanh nghiệp không lưu ýđến các yếu tố này trong kinh doanh sẽ khó có thể tồn tại và phát triển bềnvững trong tương lai
Môi trường công nghệCông nghệ là yếu tố quan trọng nhất định hình nên cuộc sống của conngười Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sựsáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mở Cách mạng khoa học kỹ thuật làmcho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn dần Các doanh nghiệp cần gia tăng
số lượng nhân viên Marketing vào các bộ phận nghiên cứu để có được các kếtquả sát với yêu cầu cụ thể của từng bộ phận thị trường Mặt khác, nhờ tiến bộkhoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc
Trang 36cải tiến hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có, hoặc sản phẩm của đối thủcạnh tranh, làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm đã kéo dài vòng đời1.3.2.2 Môi trường marketing vi mô
Những người cung ứngCác nhà cung ứng là những người cung cấp cho doanh nghiệp và các đốithủ cạnh tranh những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh Nhàcung ứng sẽ chi phối chất lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp cũngnhư nhịp độ sản xuất
Nhà quản trị Marketing cần phải theo dõi để nắm vững những thay đổi
về giá cả của các mặt hàng cung ứng, nắm chắc các thông tin về chất lượngcũng như số lượng hàng hóa cung ứng của nhiều nhà cung cấp trên thị trường.Thậm chí đôi khi còn phải theo dõi cả thái độ của các nhà cung ứng đối vớidoanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh Khi nguồn lực khan hiếm, giá cả tănglên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, trầmtrọng hơn có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phá sản
Các trung gian MarketingTrung gian Marketing bao gồm các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệpkhác và các cá nhân hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức tốt việc đưa sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ của mình tới tay người tiêu thụ cuối cùng
Giới trung gian có thể là nhà môi giới Marketing, người giúp công ty tìmthị trường, tìm khách hàng, giới thiệu cách thức xâm nhập thị trường Họ cóthể là các nhà bán buôn, đại lý, bán lẻ Các trung gian phân phối này có thểđảm bảo cho người mua hàng những điều kiện thuận tiện về thời gian, địađiểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm.Ngày nay, các trung gian phân phối không còn là những nhà bán lẻ nhỏ
mà hình thành các nhà bán lẻ lớn với các chuỗi siêu thị, đại siêu thị có mặttrên khắp toàn cầu Họ tiến hành hàng loạt các hoạt động như: vận chuyển,
Trang 37lưu kho dự trữ, làm tăng giá trị và phân phối hàng hóa một cách nhanh chóng,
an toàn và hiệu quả
Khách hàngKhách hàng là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp, là yếu tố quantrọng nhất quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh Doanh nghiệp cóchiến lược thị trường tốt đồng nghĩa với việc họ có một kế hoạch khai tháckhách hàng một cách có hiệu quả
Khi nghiên cứu khách hàng cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
Khách hàng vừa là người mua hàng của công ty, nhưng họ cũng là ngườimua hàng hóa của các công ty khác, vì vậy phải biết họ cần gì để phục vụ họtốt hơn các đối thủ cạnh tranh
Có nhiều dạng khách hàng khác nhau, cách ứng xử của họ hay hành vicủa họ thường có sự khác biệt Vì vậy, phải nghiên cứu kỹ lưỡng từng đốitượng khách hàng để thỏa mãn họ một cách tốt nhất
Mong muốn và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng luôn thay đổi theo thờigian và cả không gian Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu và dự báo đượcnhững nhân tố dẫn đến sự thay đổi đó để kịp thời phục vụ nhu cầu kháchhàng
Đối thủ cạnh tranhCác đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối thủ cạnhtranh đối đầu trực diện thường tác động rất lớn đến mọi quyết định Marketingcủa doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể chia thành nhữngloại sau:
Đối thủ cạnh tranh nhằm thỏa mãn những mong muốn khác nhau: Vớimột lượng thu nhập nhất định người tiêu dùng sẽ phân bố cơ cấu chi tiêu chotừng loại sản phẩm như thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại Cơ cấu chitiêu thường phản ánh xu hướng tiêu dùng ở từng khu vực trong từng giai đoạn
Trang 38nhất định, từ đó tạo ra các cơ hội hoặc những thách thức không nhỏ đối vớihoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh giữa các loại hàng hóa đáp ứng cùng một mongmuốn Khi nghiên cứu loại đối thủ cạnh tranh này, các nhà quản trị Marketingcần phải nắm được thói quen tiêu dùng của từng bộ phận thị trường
Đối thủ cạnh tranh giữa các nhãn hiệu với nhau Khi nghiên cứu cạnhtranh giữa các nhãn hiệu, các nhà quản trị cần biết được những điểm mạnh,điểm yếu của từng nhãn hiệu trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh tươngứng
Trong các loại cạnh tranh nêu trên, mức độ cạnh tranh sẽ tăng dần từcạnh tranh thuộc các nhóm ngành khác nhau đến cạnh tranh giữa các nhãnhiệu, có nghĩa là loại cạnh tranh cuối cùng là gay gắt và khốc liệt hơn cả.Doanh nghiệp cần phải tính đến mức độ cạnh tranh của cả bốn loại trên đểđưa ra được các quyết định Marketing hữu hiệu nhất
tâm thực sự hay có thể quan tâm đến những tổ chức có ảnh hưởng đếnnhững khả năng đạt tới những mục tiêu đã đề ra
Doanh nghiệp thường hoạt động trong môi trường gồm các giới côngchúng cơ bản sau: giới tài chính, giới truyền thông đại chúng, công chúngthuộc các cơ quan Nhà nước, các nhóm công dân hành động, các tổ chức quầnchúng trực tiếp, quần chúng đông đảo và công chúng nội bộ
Như vậy, trong các quyết định Marketing của mình, doanh nghiệp cầnquan tâm đúng mực tới các tầng lớp công chúng bên trong cũng như bênngoài để tranh thủ được sự ủng hộ của họ nhằm góp phần nâng cao danh tiếng
và uy tín của doanh nghiệp đối với đông đảo người tiêu dùng trong xã hội.Nội bộ doanh nghiệp
Trang 39Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Marketing là phải giúp doanh nghiệptạo ra được những sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu củakhách hàng trên thị trường mục tiêu của mình.
Như vậy, các quyết định Marketing trước hết phải đảm bảo cho doanhnghiệp thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể cũng như cácchính sách và định hướng của ban lãnh đạo trong từng giai đoạn nhất định
Do đó, lãnh đạo công ty có tác động lớn nhất tới hiệu quả hoạt động của hệthống Marketing Các nhà quản trị Marketing cần biết phối hợp chặt chẽ vớicác bộ phận chức năng khác trong công ty như: Tài ch.ính – Kế toán, bộ phậncung ứng vật tư, nghiên cứu triển khai, những người thiết kế, bộ phận nhân sự
và bộ phận sản xuất
1.4 Kinh nghiệm của 1 số DN khác trên thị trường
1.4.1 Hiệu quả hoạt động marketing-mix nâng cao hiệu quả kinh doanh của 1 số DN
Hiệu quả hoạt động marketing – mix nâng cao hiệu quả kinh doanh tạicông ty cổ phần Thiên Bằng:
- Về chính sách sản phẩm: chất lượng là điểm nổi trội ở các sản phẩmcủa công ty cổ phần Thiên Bằng nhờ việc áp dụng thành công công nghệ nanovào đồ Bảo Hiểm Lao Động giúp cho người sử dụng có được sự thoải mái khilao động
Sự đa dạng hóa sản phẩm cũng giúp cho công ty cổ phần Thiên Bằng dễdàng thích nghi hơn với thị trường khi trước đây công ty chỉ tập trungvào
quần áo trang phục bảo hiểm lao động thì nay đã có thêm nhiều mặt hàngkhác trong lĩnh vực bảo hiểm lao động và trang thiết bị phòng cháy chữa cháyvới các dịch vụ đi kèm
Trang 40- Về chính sách giá: Với mỗi dòng sản phẩm lại có nhiều loại sản phẩmvới nhiều mức giá tương ứng với chất lượng và phù hợp với túi tiền của kháchhàng từ trung cấp cho đến cao cấp giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựachọn từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng hơn Tất nhiên mức giá sẽ tươngxứng với chất lượng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì công ty cổ phầnThiên Bằng
cam kết điều đó
- Về chính sách phân phối: Việc công ty cổ phần Thiên Bằng sử dụngkênh phân phối trực tiếp giúp cho những khách hàng đến với công ty cảmthấy an tâm, tin tưởng hơn khi được tiếp xúc trực tiếp, được sự tư vấn nhiệttình, đồng thời nhận được mức giá thấp hơn so với việc mua sản phẩm thôngqua các kênh trung gian như các công ty khác Mặt khác kênh phân phối trựctiếp sẽ giúp công ty cổ phần Thiên Bằng chăm sóc khách hàng của mình tốthơn, hiểu rõ nhu cầu và tâm lý khách hàng hơn để có chiến lược cho tươnglai
- Về chính sách xúc tiến hỗn hợp: Công ty cổ phần Thiên Bằng cũng đãtiến hành được một số hoạt động để quảng bá hình ảnh của mình đến với côngchúng Đặc biệt là hoạt động quảng cáo qua internet, website được thực hiệnrất tốt Thiết kế website chuyên nghiệp Công ty cổ phần Thiên Bằng cũngđưa ra những chương trình khuyến mãi cho khách hàng của mình, giúp kháchhàng tiến gần tới sản phẩm hơn, cũng có những thông điệp truyền thông gửiđến khách hàng thông qua Logo, Slogan và các hoạt động cộng đồng khác