Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HOÀI NAM Mã học viên: C01943 SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẨM MỸ TẠI PHÒNG KHÁM THẨM MỸ HOÀNG TUẤN HÀ NỘI NĂM 20
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN HOÀI NAM
Mã học viên: C01943
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẨM MỸ
TẠI PHÒNG KHÁM THẨM MỸ HOÀNG TUẤN HÀ NỘI NĂM 2023
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây chuyên ngành thẩm mỹ phát triển rộng khắp trên cả nước với số lượng ngày càng nhiều, không còn chỉ có ở các thành phố lớn đông dân cư, mà nó đã về đến tất cả các địa phương
Hệ thống phòng khám Thẩm mỹ Hoàng Tuấn được hình thành
và phát triển hơn 10 năm qua Với sự hình thành lớn mạnh đó, sau 10 năm đã mở rộng nên một hệ thống gồm 12 phòng khám với các lĩnh vực như trên nằm ở 3 trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh
Tỷ lệ hài lòng của khách hàng là bao nhiêu? Và yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng đó? Vì vậy, việc đánh giá này sẽ giúp người quản lý các cơ sở hành nghề chuyên khoa thẩm mỹ có cái nhìn tổng quan về ngành, về đối tượng khách hàng, tâm tư, nguyện vọng của họ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tại phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan” nhằm 2 mục
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Hành nghề chuyên ngành thẩm mỹ
Hành nghề chuyên ngành thẩm mỹ (Phẫu thuật thẩm mỹ, Nha khoa thẩm mỹ, Da liễu thẩm mỹ) là một hoạt động y tế nhằm tạo ra một sự cân bằng hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần cho con người thông qua các kỹ thuật điều trị không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn hay nói cách khác là thẩm mỹ ngoại khoa (có phẫu thuật, gây chảy máu) và thẩm mỹ nội khoa (không phẫu thuật, không sử dụng dao kéo) dựa trên cơ sở y học chứng cứ
1.1.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
DVYT là một loại hình dịch vụ đặc biệt, tác động mang tính xã
hội Bệnh tật có thể xảy ra với bất kỳ ai và buộc họ phải sử dụng dịch
vụ khám, chữa bệnh không tương đồng với điều kiện kinh tế Bệnh viện (hay các cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân nói chung) là nơi cung cấp dịch vụ đặc biệt này cho xã hội nhưng cũng đồng thời là một tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả
Trang 41.1.4 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là việc khác hàng căn cứ vào những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng
Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng Nếu lợi ích thực
tế không như kỳ vọng thì khách hàng sẽ thất vọng Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lòng Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi [27],[30],[47],[48]
1.2 Đo lường đánh giá sự hài lòng của khách hàng
1.2.1 Chỉ số hài lòng của khách hàng
Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) được ứng dụng nhằm đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp, dịch vụ công ở nhiều quốc gia trên thế giới
Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng Customer
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5Satisfaction Score (CSAT) hay có thể hiểu là chỉ số khách hàng hài lòng Đây là chỉ số đo lường trực tiếp về cảm nhận của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ Chỉ số này có số điểm từ 1 đến 5 và thể hiện bằng năm trạng thái khuôn mặt Ở mức
4 “hài lòng” và mức 5 “rất hài lòng”, số phần trăm của chỉ số này trên tổng số đánh giá khách hàng chính là chỉ số CSAT
Công thức tính CSAT: CSAT = (số khách khàng đánh giá tốt + khách hàng yêu thích)/Tổng số lượng đánh giá
Chỉ số Customer Effort Score (CES)
Để tính toán CES, khách hàng thường được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với câu hỏi như “Tôi đã tốn
ít nỗ lực khi giải quyết vấn đề của mình với doanh nghiệp.” Khách hàng sẽ đánh giá từ 1-7, với 1 là “không đồng ý” và 7 là “đồng ý hoàn toàn” Điểm CES cuối cùng được tính bằng cách tính trung bình các điểm đánh giá của khách hàng tham gia
Trang 61.2.2 Các yếu tố thể hiện sự hài lòng của khách hàng
Khi đặt câu hỏi để đo lường sự hài lòng của khách hàng thì người trả lời nên được hỏi theo kiểu đồng ý hay không đồng ý với mỗi
ý kiến sử dụng 5 thang điểm từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”
1.2.3 Quan điểm cung cấp dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm
Chúng ta cần làm thế nào để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng nếu họ kể cho chúng ta biết các hành vi, thói quen của họ? Hành vi của khách hàng là cái
sẽ giúp họ nhanh hồi phục hơn, giảm thiểu khả năng tái khám, kết quả mang lại gần với sự mong đợi của họ
1.2.4 Tổng quan về chăm sóc y tế lấy người bệnh làm trung tâm
Với khái niệm của “Chăm sóc y tế lấy người bệnh làm trung tâm” (PCC) về mối quan hệ tương tác của thầy thuốc và cán bộ y
tế khác với người bệnh và gia đình người bệnh, trong đó người bệnh, gia đình người bệnh được hướng dẫn, được hỗ trợ đưa ra các quyết định và tham gia chăm sóc cho chính họ, cung cấp thông tin giúp bác sĩ.[54]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 71.3 Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của khách hàng
1.3.1 Sự thuận tiện trong KCB
Yếu tố về sự thuận tiện trong hoạt động KCB tại BV được xem xét qua sự hài lòng của người bệnh/khách hàng về hệ thống các bảng chỉ dẫn, việc đi lại thuận tiện tới các điểm khám, cách bố trí các điểm khám và việc giải quyết các thủ tục hành chính
1.3.2 Chi phí KCB
Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh/khách hàng hài lòng với chi phí KCB nói chung là khá cao (65,7%) với điểm trung bình là 3,85, trong đó hài lòng với chi phí của các xét nghiệm Vi sinh, Huyết học, Sinh hóa là cao nhất (67,6%) và chi phí của các xét nghiệm Xquang, Siêu âm là thấp nhất (59,3%)
1.3.3 Thời gian chờ đợi KCB
Bảng 1 1: Sự hài lòng của n g ư ờ i bệnh nội trú khi tiếp cận dịch vụ y tế tại Bệnh viện trường Đại học Tây Nguyên, năm
2012 [27],[51]
Nội dung Cỡ mẫu Điểm TB ± SD
Thời gian chờ tại phòng đăng ký 167 3,62 0,59
Thời gian chờ tại Phòng khám CK 167 3,79 0,91
Thời gian chờ làm thủ tục ra viện 167 3,61 0,85
Thời gian chờ đợi thanh toán BH 167 3,71 0,73
Chi phí khám chữa bệnh 167 3,15 0,79
Trang 8Bảng 1 2: Thời gian chờ đợi tiếp cận dịch vụ CSSK tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên, năm 2012
6,06 Khám chuyên khoa 167 21,82 68,48 7,88
1,82 Xét nghiệm CLS 167 24,85 60,61 13,33
1,21 Thủ tục ra viện 167 15,15 38,79 39,39
6,67
1.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ KCB
Cơ sở vật chất và TTB đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng KCB của các CSYT
Đầu tư về cơ sở hạ tầng nhà cửa khang trang sạch đẹp, mua sắm TTB và dụng cụ y tế mới, hiện đại, đào tạo CBYT nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các kỹ thuật y tế mới, chuyên sâu, kỹ thuật cao là chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành Y tế nói chung và các BV nói riêng Tất cả sự đầu tư này đều nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ KCB, hài lòng bệnh/khách hàng
và thu hút người dân đến KCB
Bảng 1 3: Sự hài lòng của người bệnh đối với CSVC/TTB tại BV Đại học Tây Nguyên, năm 2012 [27],[51]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9Nội dung Cỡ mẫu Điểm TB
± SD Sự sạch sẽ của các phòng khám CK 167 4,07 0,65
Sự sạch sẽ của trang thiết bị tại phòng khám CK 167 4,01 0,64
Sự sạch sẽ của trang thiết bị tại các khoa của BV 167 4,02 0,61
Tình trạng vệ sinh của phòng khám chuyên khoa 167 4,01 0,56
Sự sạch sẽ của các khoa phòng trong BV 167 4,02 0,58
Thực trạng của chăn gối tại các phòng bệnh 167 3,84 0,73
Vệ sinh chung của BV 167 3,90 0,74
Tình trạng nhà vệ sinh tại BV trường ĐHTN 167 3,67 0,98
Cung cấp nước sinh hoạt tại các khoa phòng 167 4,01 0,74
Chất lượng môi trường trong BV 167 3,94 0,68
1.3.5 Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của NVYT
Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu, mọi thành công trong cuộc sống, công việc, lao động và học tập, đều cần đến giao tiếp
1.4 Hệ thống các văn bản quy định về quản lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
1.4.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Để được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.4.2 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ
Đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động (Thẩm mỹ viện, Viện thẩm mỹ) nhưng
Trang 10phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định này gửi về Sở Y
tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Phòng khám chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ đã được Sở
y tế Hà Nội phê duyệt nhiều danh mục kỹ như: Cắt mí, nâng mũi, độn cằm, độn thái dương, căng da măt… Trong đó dịch vụ cắt mí
và nâng mũi là hai dịch vụ có lượng khách hàng đông đảo nhất 1.6
- Thông tin truyền thông, tư vấn về dịch vụ thẩm mỹ
- Khả năng quay lại hoặc giới thiệu người thân, bạn bè đến HTPK TMHT khi có nhu cầu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Khách hàng đến đã sử dụng dịch vụ phẫu thuật tại phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn Hà Nội năm 2023, bao gồm các dịch vụ: Phẫu thuật can thiệp vùng mí mắt (cắt mí trên, cắt mí dưới, nhấn mí) và phẫu thuật can thiệp vùng mũi (nâng mũi cấu trúc Pure form, cấu trúc Sline)
Người thân của khách hàng (Bố/mẹ; vợ/chồng; con/cháu; anh/chị; bạn bè; đồng nghiệp) của những khách hàng tham gia phỏng vấn nghiên cứu được lấy ý kiến qua khách hàng
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu
Khách hàng đã sử dụng vụ và có kết quả cuối cùng
Khách hàng đồng ý tham gia nghiên cứu
Khách hàng trên 18 tuổi
Tiêu chuẩn loại ra
Khách hàng có những vấn đề khiếm khuyết về mặt tâm lý như các bệnh về thần kinh, không thể tự chủ cảm xúc hoặc mất khả năng tri giác
Khách hàng không thể nghe, nói hoặc hiểu nội dung nghiên cứu
Khách hàng là nhân viên của hệ thống phòng khám [20]
Trang 122.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2023 đến tháng 09/2023
Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu là các phòng khám thuộc hệ thống phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn đã được sở y tế TP Hà Nội cấp phép
2.3 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
d2Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
Z là hệ số tin cậy lấy ở ngưỡng sác xuất α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 =1,96
p = 0,5 (do chưa có nghiên cứu nào tại các cơ sở thẩm mỹ được thực hiện nên chúng tôi chọn p=q=0,5)
d: Độ sai số mong muốn 5%, d = 0,05
Thay giá trị vào công thức trên được n= 384, trên thực tế chúng tôi
đã khảo sát trưng cầu ý kiến của 405 khách hàng [20]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện:
Theo tỷ lệ với cỡ dân số PPS, làm tròn số Dựa vào lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại tháng 12/2022 tại các cơ sở, cụ thể:
Cách 1: Nhân viên tại phòng khám xin thực hiện cuộc phỏng vấn đối tượng nghiên cứu khi họ đến tái khám bằng cách cho đối tượng nghiên cứu quét mã QR để vào bộ câu hỏi và tự điền vào bộ câu hỏi đó trên Google form
Cách 2: bộ phận chăm sóc khách hàng gửi mã QR bộ câu hỏi qua zalo cho khách hàng đã tham gia dịch vụ và hướng dẫn khách hàng thao tác điền thông tin trên bộ câu hỏi đó, sau khi kết thúc, câu trả lời của khách sẽ cập nhập tại địa chỉ Google form
Trang 142.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.5.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.6.2 Tiêu chí đánh giá
2.7 Sai số và khống chế sai số
2.8 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi nhận được sẽ được kiểm tra, loại bỏ thông tin trùng lặp, và lưu trên file Excel Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý thô, sau
đó nhập vào máy vi tính hai lần độc lập bằng phần mềm Epidata 3.1
2.9 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được Hội đồng thẩm định đề cương về chuyên môn của Trường Đại học Thăng Long ngày 21/02/2023 về việc phê duyệt tên đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý bệnh viện - khóa 10 theo Quyết định số 23042405/QĐ-ĐHTL ngày
24 tháng 04 năm 2023
2.10 Hạn chế của nghiên cứu
Tính khái quát hoá mô hình lý thuyết chưa cao do chỉ đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ phẫu thuật Mí, Mũi
Phương pháp thu thập mẫu thuận tiện có khả năng tổng quát hoá thấp và không thể đo lường sai số thu mẫu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu của khách hàng tại PK TMHT
(n=405)
lượng
Tỷ lệ (%)
34,3±9,7
Trình độ học
vấn
1 Tốt nghiệp trung học phổ thông
2 Trung cấp, cao đẳng 49 12,1
3 Đại học, trên đại học 343 84,4
Trang 16Đặc điểm Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của khách hàng (n=405) Nhận xét:
Biểu đồ 3.1 cho thấy, khách hàng chủ yếu của hệ thống phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn là nữ giới với 91,9%, khách hàng là nam giới 8,1%
Trang 173.2 Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẩm mỹ
Bảng 3.2 Sự hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn (n=405)
Bảng 3.2 cho thấy, 97,8% khách hàng hài lòng về cơ sở vật chất
kỹ thuật của phòng khám TMHT, 2,2% khách hàng chưa hài lòng, trong đó khách hàng chưa hài lòng cao nhất về tiêu chí “Nhân viên y tế trang phục gọn gàng, sạch, đẹp”
Bảng 3.3 Sự hài lòng của khách hàng về việc đối xử của NVYT
phòng khám TMHT (n=405)
Trang 18Tiêu chí
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 NVYT thực hiện
đúng mọi việc như đã
thông báo với khách
Bảng 3.4 Sự hài lòng của khách hàng về trình độ chuyên môn
và thái độ của nhân viên y tế tại phòng khám TMHT (n=405)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 191 NVYT thông báo chính
xác thời gian cung cấp dịch
4 Nhân viên PK quá bận
nên không kịp thời phục vụ
vụ khách hàng”
Trang 20Bảng 3.5 Sự hài lòng của khách hàng về thủ tục hành chính và quy trình thực hiện dịch vụ của phòng khám TMHT (n=405)
vụ tại PK”
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21Bảng 3.6 Sự hài lòng của khách hàng về thông tin, truyền thông,
5 NVYT bố trí thời gian
thuận tiện cho mọi khách
Trang 22Bảng 3.7 Sự hài lòng của người thân của khách hàng về kết quả sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tại phòng khám TMHT (n=405)
Ý kiến
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Ý kiến của Bố/Mẹ anh
3.3 Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của khách hàng
Bảng 3.8 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm khách hàng với sự hài lòng về cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng khám
TMHT (n=405)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23Đặc điểm Hài lòng
SL (%)
Chưa Hài lòng
SL (%)
OR (95%CI) p
(0,33-0,735
>=35 tuổi 154
(97,5)
4 (2,5)
(0,06-0,119
(98,1)
7 (1,9)
(0,37-0,265 Khác
15 (93,8)
1 (6,3)
(0,02-0,002
(98,2)
7 (1,8)
(0,48-0,164
(97,1)
8 (2,9)
7,04)
(0,49-0,352 Trung
bình
159 (97,0)
5 (3,0)
Trang 24Nhận xét:
Kết quả phân tích đơn biến tại bảng 3.8 cho thấy, trình độ học vấn của khách hàng có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng về cơ
sở vật chất kỹ thuật tại phòng khám TMHT (95%CI: 0,02-0,58; OR
= 0,1; p=0,002) Các yếu tố về tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp
và mức thu nhập chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.9 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm khách hàng với sự hài lòng về việc đối xử với khách hàng tại phòng khám
TMHT (n=405)
Đặc điểm
Hài lòng
SL (%)
Chưa hài lòng
5,55)
(0,45-0,471
>=35 tuổi 153
(96,8)
5 (3,2)
1,67)
(0,07-0,165
(97,8)
8 (2,2)
Dân tộc Kinh 381
(97,9)
8 (2,1) 6,80 0,008
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 25Đặc điểm
Hài lòng
SL (%)
Chưa hài lòng
35,02)
0,65)
(0,02-0,004
ĐH, SĐH 383
(98,0)
8 (2,0)
9,37)
(0,41-0,390
(97,1)
8 (2,9) Mức
13,88)
(0,90-0,054 Trung bình 157
(95,7)
7 (4,3)
Nhận xét:
Kết quả phân tích đơn biến tại bảng 3.9 cho thấy, có 2 yếu tố liên quan đến sự hài lòng về việc đối xử với khách hàng của phòng khám TMHT là yếu tố dân tộc (95%CI: 1,32-35,02; OR= 6,8; p=0,008) và trình độ học vấn (95%CI: 0,02-0,65; OR = 0,12; p=0,004) Các yếu tố về tuổi, giới tính, nghề nghiệp và mức thu nhập chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Trang 26Bảng 3.10 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm khách hàng với sự hài lòng về trình độ chuyên môn và thái độ của NVYT tại
phòng khám TMHT (n=405)
SL (%)
Chưa hài lòng
SL (%)
OR (95%CI)
3,09)
(0,25-0,855
>=35 tuổi 154
(97,5)
4 (2,5)
Giới tính
(90,9)
3 (9,1) 0,21
0,87)
(0,05-0,019
(97,8)
8 (2,2)
Dân tộc
(97,4)
10 (2,6) 2,52
21,03)
(0,30-0,375
(93,7)
1 (6,3)
Trình độ
(85,7)
2 (14,3) 0,14
0,72)
(0,02-0,007
ĐH, SĐH 382
(97,7)
9 (2,3)
39,32)
(0,63-0,092
(96,3)
10 (3,7)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27Đặc điểm Hài lòng
SL (%)
Chưa hài lòng
SL (%)
OR (95%CI)
9,17)
(0,76-0,113 Trung bình 157
(95,7)
7 (4,3)
Nhận xét:
Kết quả phân tích đơn biến tại bảng 3.10 cho thấy, có 2 yếu tố liên quan đến sự hài lòng của khách hàng về trình độ chuyên môn và thái độ của nhân viên y tế tại phòng khám TMHT là yếu tố giới tính (95%CI: 0,05-0,87; OR = 0,21; p=0,019) và trình độ học vấn (95%CI: 0,02-0,72; OR= 0,14; p=0,007) Các yếu tố về tuổi, dân tộc, nghề nghiệp và mức thu nhập chưa tìm thấy mối liên quan có
SL (%)
Chưa hài lòng