Nội dung thực hiện đề tài: Tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty SAAC được minh họa tại khách hàng ABC qua 3 giai đoạn:
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
GVHD: ĐỖ THỊ HẰNG SVTH: VÕ THỊ DIỄM SƯƠNG MSSV: 16125064
SKL 0 0 7 3 2 0
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
Trang 3Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2020
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1 Tên đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Minh họa tại công ty TNHH ABC)
2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc liên quan đến kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Công ty TNHH ABC của công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh
- Các tài liệu chung liên quan đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH
Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
3 Nội dung thực hiện đề tài: Tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty SAAC (được minh họa tại khách hàng ABC) qua 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn khi tham gia thực tập Từ đó, nêu lên những nhận xét về quy trình kiểm toán HTK tại SAAC và đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình này
4 Sản phẩm: Bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
Trang 4PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Sinh viên: MSSV:
Ngành:
Tên đề tài:
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn:
NHẬN XÉT 1 Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
2 Ưu điểm:
3 Khuyết điểm:
4 Đề nghị cho bảo vệ hay không?
5 Đánh giá loại:
6 Điểm:……….(Bằng chữ: )
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Giáo viên hướng dẫn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Trang 5PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên Sinh viên: MSSV:
Ngành:
Tên đề tài:
Họ và tên Giáo viên phản biện:
NHẬN XÉT 1 Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
2 Ưu điểm:
3 Khuyết điểm:
4 Đề nghị cho bảo vệ hay không?
5 Đánh giá loại:
6 Điểm:……….(Bằng chữ: )
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Giáo viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM, đặc biệt là những Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu,
đó là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là những bước
đi đầu tiên giúp em theo đuổi con đường sự nghiệp trong tương lai
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Đỗ Thị Hằng, người Cô đã trực tiếp theo sát, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp em thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình một cách hoàn thiện và tốt nhất
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Giám đốc Công ty, các anh chị của phòng dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là chị Vũ Thị Tuyết Mai đã nhiệt tình chỉ bảo và giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại Công ty
Tuy bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi nhiều hơn nhưng với quỹ thời gian tham gia thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của Thầy Cô Từ đó, em rút ra được kinh nghiệm để thực hiện khóa luận tốt nghiệp một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Diễm Sương
Trang 7TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
Với đề tài của khóa luận này, tác giả đã chia bài viết thành 4 chương để đi sâu tìm hiểu Trong chương đầu, tác giả giới thiệu tổng quan về SAAC, bao gồm lịch sử hình thành của Công ty, quá trình phát triển, các yếu tố tác động đến sự phát triển của Công ty, từ đây nhìn nhận được những điểm mạnh và thuận lợi cũng như những điểm yếu và khó khăn mà Công ty gặp phải Ngoài ra, tác giả trình bày về chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, nêu lên tầm nhìn, sứ mệnh và phương châm hoạt động của Công ty Ở chương 2, tác giả tiến hành hệ thống những cơ sở lý luận chung về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC Cụ thể: một là, khái quát chung về hàng tồn kho thông qua khái niệm, phân loại, đặc điểm, quy trình vận động, các cách xác định giá trị và việc trích lập dự phòng giảm giá HTK; hai là, làm rõ những vấn đề về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC, gồm khái quát chung về kiểm toán BCTC, khái niệm kiểm toán HTK, tầm quan trọng của việc kiểm toán HTK, mục đích kiểm soát nội bộ đối với HTK cũng như là những rủi ro sai sót thường gặp đối với HTK và mục tiêu kiểm toán HTK dựa trên các cơ sở dữ liệu; ba là đưa ra các thủ tục kiểm toán tiến hành đối với hàng tồn kho, bao gồm thủ tục đánh giá rủi ro, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với HTK qua thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết Sau cùng là tổng hợp, đưa ra ý kiến và tiến hành lập báo cáo kiểm toán
Ở chương tiếp theo, tác giả đã mô tả lại chi tiết quy trình thực hành kiểm toán đối với khoản mục HTK tại đơn vị khách hàng ABC qua 3 giai đoạn cụ thể, các công việc cần thực hiện từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện kiểm toán và cuối cùng là hoàn thành kiểm toán Đồng thời trích các giấy tờ làm việc tương ứng thể hiện cho từng nghiệp vụ cụ thể Chương cuối, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán HTK trong việc kiểm toán BCTC tại SAAC, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại SAAC Những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện những hạn chế trong quy trình và mang tính đề nghị, trên thực tiễn sự hạn chế về mặt thời gian và sự hợp tác của khách hàng rất quan trọng mà đôi khi kiểm toán viên không thể thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết
Trang 8TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH
In the topic of this thesis, the author has divided the article into 4 chapters to study in depth In the first chapter, the author introduces an overview of SAAC, including the history of the Company, development process, factors affecting the development of the Company, from here recognize the strengths and advantages as well as the weaknesses and difficulties the Company must deal with Besides, the author presents the functions, tasks and business features of the Company, and the vision, mission and operation motto of the Company In Chapter 2, the author presents general theory about auditing of inventory in financial statement audits Specifically: the first, a general overview of inventory through the concept, classification, characteristics, advocacy processes, ways of determining values secondly and making of provisions for devaluation of inventory; secondly, clarifying the issues of inventory audit in financial statement audits, including general overview of financial statements audit, definition of inventories audit, importance of inventory audit, purpose of internal control for inventory as well as common error in inventory and inventory audit goals based on management assertion; thirdly, present audit procedures to be carried out with inventories, consist
of risk assessment procedures, perform control and basic testing with inventory through basic analysis and detailed testing The last is synthesise, provide opinions and conduct audit report In the next chapter, the author mentions the practical process in inventory from customer auditing at SAAC through 3 period: Audit planning, conduct audit and complete audit; extract the corresponding working papers showing for each specific work The last chapter, the author gives some comments and solutions about this process in order to contribute completely in the audit process of inventory at SAAC These solutions are only suggestive to improve weaknesses in process In fact, time limitation and customer cooperation are so important that sometimes auditors are unable to perform all the necessary procedures
Trang 9MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT v
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM – CN TP HỒ CHÍ MINH 4
1.1 Thông tin chung về Công ty 4
1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2.1 Quá trình hình thành phát triển 4
1.2.2 Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của Công ty 5
1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 5
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ 5
1.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 6
1.3.3 Tầm nhìn, sứ mệnh 8
1.4 Chiến lược, phương hướng phát triển 8
1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9
Trang 101.5.2 Chức năng của các bộ phận 10
Tóm tắt chương 1 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO 13
2.1 Khái quát chung về hàng tồn kho 13
2.1.1 Khái niệm và phân loại hàng tồn kho 13
2.1.2 Đặc điểm của HTK 14
2.1.3 Quy trình luân chuyển của hàng tồn kho 15
2.1.4 Xác định giá trị của hàng tồn kho 15
2.1.5 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 18
2.2 Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC 20
2.2.1 Khái quát về kiểm toán BCTC 20
2.2.2 Khái niệm về kiểm toán hàng tồn kho 21
2.2.3 Tầm quan trọng của kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC 21
2.2.4 Mục đích kiểm soát nội bộ đối với HTK 21
2.2.5 Rủi ro và các sai sót thường gặp đối với hàng tồn kho 22
2.2.6 Mục tiêu của kiểm toán hàng tồn kho 23
2.3 Các thủ tục kiểm toán tiến hành đối với hàng tồn kho 24
2.3.1 Thủ tục đánh giá rủi ro 24
2.3.2 Thử nghiệm kiểm soát 25
2.3.3 Thử nghiệm cơ bản đối với HTK 26
2.3.4 Kết thúc kiểm toán 26
Tóm tắt chương 2 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 29
3.1 Quy trình kiểm toán BCTC tại SAAC 29
3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 31
3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 33
3.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 33
3.2 Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH ABC do Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh thực hiện 34
Trang 113.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 35
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 46
3.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 66
Tóm tắt chương 3 67
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN 68
4.1 Nhận xét chung về Công ty SAAC và quy trình kiểm toán BCTC 68
4.1.1 Ưu điểm 68
4.1.2 Hạn chế và giải pháp 69
4.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán HTK tại SAAC 70
4.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch 70
4.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 71
4.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 73
4.3 Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế 73
4.4 Một số giải pháp 74
4.5 Một số kiến nghị khác 75
4.5.1 Đối với Nhà nước và Hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán 76
4.5.2 Đối với các công ty kiểm toán 77
4.5.3 Đối với ngành giáo dục 77
Tóm tắt chương 4 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 ASOSAI Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á - Asian
Organization of Supreme Audit Institutions
3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
4 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
6 BCĐPS Bảng cân đối phát sinh
9 CTKT Chương trình kiểm toán
10 DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán
11 IFAC Liên đoàn Kế toán Quốc tế - International Federation of
Accountants
12 INTOSAI Tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao -
International Organization of Supreme Audit Institutions
13 GTGT Giá trị gia tăng
26 VPĐD Văn phòng đại diện
Trang 13DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư
48/2019/TT-BTC về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 19
Bảng 2.2: Các sai phạm thường gặp đối với hàng tồn kho 22
Bảng 2.3: Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho theo cơ sở dẫn liệu 23
Bảng 3.1: Bảng Mức trọng yếu – Công ty TNHH ABC 44
Bảng 3.2: Xác định khoảng cách mẫu (KCM) áp dụng cho các khoản mục kiểm tra chọn mẫu 46
Bảng 3.3: Tính cỡ mẫu kiểm tra số phát sinh TK 152 58
Bảng 3.4: Tính cỡ mẫu kiểm tra số phát sinh TK 153 59
Trang 14DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương
Nam 9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty SAAC 10
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển của HTK 15
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán BCTC của Công ty SAAC 29
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán khoản mục HTK của Công ty SAAC 33
Sơ đồ 3.3: Quy trình quản lý sản xuất của Công ty TNHH ABC 42
Trang 15PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và dần hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa Đồng thời, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) vừa được ký kết, điều đó mang lại những cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp nước ta Hoạt động trong nền kinh tế thị trường điều quan trọng đối với các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước về kinh tế tài chính là có được những thông tin trung thực, đáng tin cậy để đưa ra quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh hoặc quyết định điều tiết Với những tác dụng thực tiễn đó, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị tường hiện nay Một trong những dịch vụ chủ yếu mà các công
ty kiểm toán cung cấp đó là kiểm toán báo cáo tài chính; đó là việc kiểm tra và xác minh về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và đưa những thông tin đáng tin cậy đến người sử dụng BCTC
Hàng tồn kho được đánh giá là một khoản mục quan trọng trong kiểm toán BCTC, bởi vì HTK thường có giá trị lớn, đa dạng chuẩn loại, việc ghi nhận giá trị của HTK dễ dẫn đến các sai phạm Thêm vào đó, HTK thường có giá trị lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tài sản ngắn hạn của đơn vị Do đó các sai sót về HTK thường có ảnh hưởng trọng yếu đến mức độ trung thực và hợp lý của BCTC Ngoài ra, có nhiều hệ thống tính giá thành khác nhau, nhiều phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho được chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép lựa chọn Chính vì vậy dễ xảy ra trường hợp đơn vị áp dụng các hệ thống, phương pháp không nhất quán giữa các thời kỳ nhằm để điều chỉnh giá trị HTK và kết quả kinh doanh theo mong muốn
Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC, từ những kiến thức đã học và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tác giả
quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương
Nam – Chi nhánh Tp HCM” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Tác
giả mong muốn qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp bản thân hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục HTK nói riêng cả về mặt
lý thuyết và thực tiễn
Trang 161.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Nghiên cứu về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục HTK của Công ty SAAC cụ thể tại công ty TNHH ABC, từ đó rút
ra được những kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho công việc trong tương lai
Đánh giá tổng quát về quy trình kiểm toán HTK tại SAAC và từ đó rút ra nhận xét, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các bước cần thực hiện trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam nhằm phát hiện những hạn chế của quy trình và đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp sau:
Quan sát các công việc thực tế do các anh chị KiTV thực hiện về kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục HKT nói riêng tại các công ty khách hàng; Trao đổi, tham khảo với GVHD và các anh chị KiTV để được giải đáp các thắc mắc, học hỏi thêm kinh nghiệm; Trực tiếp tham gia vào đoàn kiểm toán của công
Trang 171.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH
Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Chương 4: Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kế toán và Kiểm
toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh thực hiện
Trang 18CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM – CN TP HỒ CHÍ MINH 1.1 Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam –
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Tên tiếng anh: Accounting & Auditing Service Co., LTD
Logo Công ty:
Loại hình hoạt động: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ngày hoạt động: 15/11/2016
Giấy phép kinh doanh: 0306672217-005
Lĩnh vực: Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán
Địa chỉ: 94 Vũ Tông Phan, Phường An Phú, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh
27 Nguyễn Kim, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Người đại diện
Trang 19Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và mở rộng thị trường, năm 2016 Phương Nam đã thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 11 năm 2016, Giám đốc chi nhánh là ông Nguyễn Khắc Đoàn
Tuy chỉ thành lập gần 3 năm nhưng SAAC đã giúp tổng công ty thu lại được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh Bên cạnh đó còn giúp quảng bá được thương hiệu của công ty, giúp cho việc sử dụng dịch vụ của chính khách hàng được tiến hành thuận tiện hơn
1.2.2 Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của Công ty
Điểm mạnh và thuận lợi:
Trong 28 năm qua, ngành Kiểm toán độc lập đã không ngừng trưởng thành, phát triển, khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển của nền kinh tế và mở rộng hội nhập quốc tế của Việt Nam Đây cũng là cơ hội giúp cho công ty có điều kiện phát triển và mở rộng kinh doanh, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Bên cạnh đó, công ty được thành lập bởi các kiểm toán viên công chứng và các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp đã và đang hoạt động tại các đơn vị hàng đầu trong ngành kiểm toán và tư vấn; những lợi thế này cho phép công ty tập hợp được một nguồn nhân lực hùng hậu có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu của Việt Nam và quốc tế Trong quá trình làm việc, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết cùng các kiến thức bổ trợ về Kinh
tế, Luật, … để có khả năng đa dạng hóa những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng
Điểm yếu và khó khăn:
Công ty phải chịu áp lực cạnh tranh với nhiều công ty lớn cùng ngành, những công ty này được thành lập trước nên có quy mô lớn và chiếm được thị phần hơn Bên cạnh đó, một số công ty mới thành lập cũng gây trở lại lớn vì một số chính sách gia nhập thị trường của công ty mới
Đồng thời, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên không đồng đều, gây khó khăn trong việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng mới
1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
Trang 20a) Chức năng
SAAC ra đời nhằm thực hiện các chức năng: Xác minh mức độ trung thực
của tài liệu, tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các BCTC;
đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, mức độ hợp lí của các thông tin tài chính
kế toán của các doanh nghiệp Từ đó cung cấp các thông tin đáng tin cậy đến người
sử dụng
b) Nhiệm vụ
Thực hiện các cuộc kiểm toán BCTC cho khách hàng, tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn; đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, bảo đảm trung thực, độc lập, khách quan, công bằng và tuyệt đối giữ bí mật số liệu của khách hàng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành của Việt Nam và các chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế phổ biến được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận
1.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
a) Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp
Dịch vụ kiểm toán:
Kiểm toán Báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo thu chi, quỹ bảo trì cho Ban Quản trị toà nhà
Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ
Soát xét Báo cáo tài chính
Kiểm tra thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước
Soát xét việc tuân thủ pháp luật
Dịch vụ kế toán:
Tư vấn xây dựng bộ máy kế toán
Tổ chức công tác hạch toán kế toán tài chính
Hoàn thiện sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
Hướng dẫn và thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, lập các BCTC
Tư vấn chính sách tuyển dụng và cung cấp nhân sự kế toán
Dịch vụ tư vấn thuế:
Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế
Quản lý rủi ro về thuế
Dịch vụ tư vấn thuế trọn gói
Trang 21 Tư vấn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân
Hỗ trợ, tư vấn lập hồ sơ thuế cho cá nhân, doanh nghiệp
Soát xét các vấn đề về thuế
Tư vấn ưu đãi thuế
Soát xét tờ khai thuế do doanh nghiệp/ cá nhân tự lập
Dịch vụ tư vấn giải trình thuế
Dịch vụ tư vấn hoàn thuế
Dịch vụ tư vấn quản lý và tài chính:
Tư vấn tài chính Doanh nghiệp
Tư vấn tái cấu trúc Doanh nghiệp
Tư vấn sáp nhập và mua bán Doanh nghiệp
Tư vấn xây dựng hệ thống, kiểm soát nội bộ
Tư vấn đầu tư dự án: lập dự án, giấy phép, chuyển nhượng
Tư vấn sắp xếp vốn cho Doanh nghiệp
b) Thị trường hoạt động của công ty
SAAC là một trong những công ty được tín nhiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Cùng với sự chuyên nghiệp
và chất lượng các dịch vụ, Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường hoạt động của mình Khách hàng của SAAC rất đa dạng, bao gồm những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí,…; Các dự án có nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cộng đồng Châu Âu và các Tổ chức phi chính phủ; Các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện và những cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán đòi hỏi phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, do đó các đối thủ cạnh tranh của Phương Nam cũng không ngừng thay đổi Hiện nay, các công ty đang cạnh tranh với công ty bao gồm: Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán - Tư vấn Việt Nam (AACC), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup), Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam (AFC VIETNAM), … Chính vì sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong cùng lĩnh vực, Phương Nam đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ mà công ty đang cung cấp
Trang 221.3.3 Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn
Bằng khát vọng khẳng định cùng với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào con người, Công ty SAAC phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam
Phương châm hoạt động
Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào con người, SAAC sử dụng Công nghệ vào hệ thống quản lý, tạo lập những mối quan hệ xã hội sâu rộng Với những tố chất nêu trên SAAC – “Bác sĩ Doanh nghiệp” luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp một cách hiệu quả, luôn mang lại giá trị gia tăng lớn nhất cho khách hàng Năng lực cốt lõi của công ty được xây dựng dựa trên tính chuyên nghiệp, tận tâm, chất lượng của dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, quản lý và sự đóng góp
của công ty cho cộng đồng doanh nghiệp Với phương châm hoạt động: “Là người
bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp”, SAAC sẵn sàng “Trao giải
pháp - tạo niềm tin” với tiêu chí chuyên nghiệp, chất lượng cùng mức phí phù hợp,
có tính cạnh tranh cao
1.4 Chiến lược, phương hướng phát triển
Công ty TN HH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh luôn phấn đấu nỗ lực đem lại những lợi ích cao nhất và cam kết cung cấp
các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cho khách hàng SAAC sẽ nỗ lực hết mình,
thực hiện đầy đủ 5 giá trị cốt lõi “Chính trực – Tinh thông – Chuyên nghiệp – Cầu tiến – Chia sẻ” trong việc thực hiện sứ mệnh “Bác sĩ doanh nghiệp” Công ty sẽ là
một chuyên gia, là nơi hội tụ những nhân tài với tinh thần tận tụy, có kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, quản lý
Với tầm nhìn phát triển sâu rộng, công ty luôn duy trì và mở rộng tối đa kênh giao tiếp với khách hàng, để lắng nghe và giải quyết nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và tin tưởng lẫn nhau Đây là nơi đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực đáp ứng yêu
Trang 231.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kế toán
và Kiểm toán Phương Nam
(Nguồn: Website Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam)
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
BAN
CỐ VẤN BAN
KIỂM SOÁT
PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG
TƯ VẤN
CHI NHÁNH
TP HỒ CHÍ MINH
CHI NHÁNH CẦN THƠ
VPĐD
BÌNH ĐỊNH
VPĐD NHA TRANG
VPĐD
ĐÀ LẠT
VPĐD VŨNG TÀU
Trang 24Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty SAAC
(Nguồn: Công ty SAAC)
1.5.2 Chức năng của các bộ phận
Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Thành viên
là tổ chức chỉ định người đại diện ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
Ban giám đốc: là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội bộ của công
ty Có nhiệm vụ xây dựng, giám sát công ty nhằm đảm bảo việc kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về quyền và nghĩa vụ được giao
Ban cố vấn: Là nơi tham mưu, tư vấn cho Ban Giám Đốc công ty về hoạt động
kinh doanh và phương hướng phát triển của công ty
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt
động của công ty Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm
toán độc lập, thẩm định các BCTC, báo cáo về hệ thống KSNB…
Phòng Kiểm toán BCTC: Có nhiệm vụ phụ trách dịch vụ kiểm toán BCTC Phòng Kiểm toán XDCB: Có nhiệm vụ phụ trách dịch vụ kiểm toán các công
trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và bàn giao
Phòng dịch vụ kiểm toán: Có nhiệm vụ cung cấp những dịch vụ kiểm toán cho
khách hàng, trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng
Giám đốc chi nhánh
Kiểm toán viên
Trợ lý kiểm toán
Trang 25Phòng tư vấn: Gồm có trưởng phòng tư vấn và các chuyên viên tư vấn, có
nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ về tư vấn doanh nghiệp và tư vấn thuế cho khách hàng
Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt
trong công ty Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu các dịch vụ và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới
Chi nhánh: là đơn vị phụ của công ty, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động
kinh doanh, kí kết hợp đồng với các đối tác nhằm mục đích sinh lời cho công ty
Văn phòng đại diện: Là văn phòng liên lạc, văn phòng giao dịch; thực hiện
hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ công ty tiếp cận với thị trường và đối tác mới
Trang 26Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả đã phác họa những nét chính về công ty TNHH
Kế toán và Kiểm toán Phương Nam – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh như các thông tin chung về công ty, lịch sử hình thành và quá trình phát triển, các nhân tố tác động đến sự phát triển của công ty, từ đây nhìn nhận được những điểm mạnh và thuận lợi cũng như những điểm yếu và khó khăn mà công ty gặp phải Ngoài ra, chương này nói về chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, nêu lên tầm nhìn, sứ mệnh và phương châm hoạt động của công ty
Trang 27CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO
2.1 Khái quát chung về hàng tồn kho
2.1.1 Khái niệm và phân loại hàng tồn kho
a) Khái niệm
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) “Hàng tồn kho” được ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì HTK là những tài sản:
+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
+ Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Hay nói cách khác, hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, có thể mua từ ngoài hoặc do doanh nghiệp tự sản xuất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh
b) Phân loại
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” và Điều 23 Thông
tư 200/2014/TT-BTC “Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho” thì hàng tồn kho của
doanh nghiệp bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và
đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn
Trang 28Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận
ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho
2.1.2 Đặc điểm của HTK
Hàng tồn kho là một phạm trù quản lý vô cùng phức tạp và khó khăn trong doanh nghiệp Đây còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng HTK chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán cũng như trong hoạt động kiểm toán do những đặc trưng cơ bản sau:
HTK chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là một khoản mục nhạy cảm với gian lận và có rủi ro mất mát cao, đặc biệt nếu HTK có giá trị cao và dễ di chuyển Hơn nữa, đây là chu trình chủ yếu trên BCTC nên rất dễ xảy
ra những sai sót, gian lận, có ảnh hưởng trọng yếu đến chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
HTK của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với những chi phí cấu thành khác nhau, do đó giá gốc của HTK cũng khác nhau Khi xác định đúng, đủ yếu tố chi phí cấu thành thì giá gốc HTK sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc HTK và chi phí của HTK được dùng làm cơ sở
để xác định được lợi nhuận trong kỳ
HTK tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn Qua đó, HTK có sự biến đổi về mặt hình thái hiện vật và được chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác như tiền, sản phẩm dở dang hay thành phẩm
HTK đa dạng, phong phú về chủng loại, có công dụng, đặc điểm khác nhau, được bảo quản ở nhiều địa điểm khác nhau, được quản lý bởi nhiều người phụ trách vật chất (thủ kho) Việc kiểm soát vật chất, kiểm tra chất lượng và giá trị rất phức tạp, do đó hàng tồn kho dễ xảy ra mất cắp, việc quản lý bảo quản, công tác kiểm kê và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí lớn; khả năng xảy ra các sai sót, gian lận cao hơn các tài sản khác (nhiều HTK khó phân loại và xác định giá trị như những linh kiện điện tử có cấu tạo phức tạp, khoáng sản, kim khí quý…) Bên cạnh đó, hàng tồn kho còn được đánh giá thông qua chủng loại, số lượng, chất
Trang 29lượng Vì thế, với những giá trị lớn và có liên quan đến nhiều loại chứng từ thì việc ghi chép, quản lý HTK vô cùng phức tạp
2.1.3 Quy trình luân chuyển của hàng tồn kho
Quy trình luân chuyển của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm, hàng hóa
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển của HTK
(1),(2),(3),(4),(5),(6): Đối với doanh nghiệp sản xuất (1),(7): Đối với doanh nghiệp thương mại
2.1.4 Xác định giá trị của hàng tồn kho
HTK được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Theo Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02)
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua
Trang 30Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp
đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm
các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đồng thời, tại Khoản 6-7-8 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài
chính có quy định rằng:
Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho
Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết
bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định
và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
a) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa , kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo)
Trang 31b) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán)
Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Theo Khoản 9 Điều 23 TT 200/2014/TT-BTC, khi xác định giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích
danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia
quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước,
xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo
phương pháp Giá bán lẻ Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ
để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng
và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc
khác (Quy định tại Điều 29 TT 200/2014/TT-BTC)
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu
Trang 32cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp
2.1.5 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo quy định tại Điều 4 TT 228/2009/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”:
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển
… ), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho)
mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn
so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó
Mức trích lập dự phòng tính theo Công thức sau:
x
Giá gốc hàng tồn kho theo sổ
kế toán
-
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Xử lý khoản dự phòng:
Tại Khoản 3 Điều 4 TT 228/2009/TT-BTC quy định rõ về việc xử lý khoản
dự phòng như sau:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định
Trang 33- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán
Sự khác nhau giữa Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư 48/2019/TT-BTC về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư 48/2019/TT-BTC về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm
Là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho
Thời điểm trích lập và
hoàn nhập các khoản
Nguyên tắc chung
Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch
Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong
kỳ báo cáo năm sau
Đối tượng
lập dự phòng
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng
cụ, hàng hóa, hàng mua
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường,
Trang 34đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sô kế toán cao hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được
hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ
kế toán cao hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được
Không quy định Trường hợp nguyên vật liệu
có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất
từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó
bỏ
Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức
năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy
bỏ, thanh lý
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.2 Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC
2.2.1 Khái quát về kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC (còn được gọi vắn tắt là kiểm toán tài chính) là việc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý về BCTC của một đơn vị
Do BCTC bắt buộc phải được lập và trình bày theo các chuẩn mực kế toán và chế
độ kế toán hiện hành nên chúng được xem là tiêu chuẩn để kiểm toán viên đánh giá
và nhận xét về BCTC của đơn vị được kiểm toán Kết quả kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị và cho bên thứ ba như nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư tương lai, ngân hàng, chủ nợ, khách hàng,…để họ đưa ra các quyết định kinh tế
Kiểm toán BCTC nhằm gia tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với thông tin trên BCTC Mục tiêu đầu tiên của cuộc kiểm toán BCTC được chuẩn mực kiểm
Trang 35toán Việt Nam số 200 xác định là: “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KiTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Bên cạnh mục tiêu trên, VAS 200 còn xác định thêm mục tiêu của kiểm toán BCTC là: “Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin liên tục theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KiTV” Với các mục tiêu kiểm toán nêu trên, KiTV chỉ chịu trách nhiệm phát hiện các sai sót trọng yếu chứ không có trách nhiệm phát hiện mọi sai sót trên BCTC
2.2.2 Khái niệm về kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho là việc xác minh và đưa ra ý kiến về thực trạng hoạt động của hàng tồn kho bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật do các kiểm toán viên
có trình độ nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực, nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu của HTK thông qua những thủ tục kiểm toán
2.2.3 Tầm quan trọng của kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC
HTK là một khoản mục quan trọng trong BCTC nên việc kiểm toán HTK sẽ mang vai trò và chức năng như kiểm toán BCTC đối với các đối tượng quan tâm Đồng thời, từ các đặc điểm của HTK thì việc kiểm toán hàng tồn kho có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp được kiểm toán và đơn vị kiểm toán khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính Nó ảnh hưởng đến BCĐKT và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp trong tương lai
2.2.4 Mục đích kiểm soát nội bộ đối với HTK
Để kiểm soát tốt HTK, đơn vị phải thiết lập một hệ thống KSNB tương đối phức tạp Mục đích chính KSNB đối với HTK bao gồm:
- Xác định mức tồn kho hợp lý để vừa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất (đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ) hoặc đủ cung cấp cho thị trường (đối với thành phẩm, hàng hóa), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự trữ quá mức
- Giảm thiểu khả năng hàng tồn kho bị hư hỏng hay lỗi thời do tồn kho quá lâu, đồng thời tiết kiệm được lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho
- Đảm bảo chất lượng hàng tồn kho trong suốt quá trình tồn trữ
- Đảm bảo rằng đơn vị luôn tiếp cận được với những nguồn hàng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất
Trang 36- Đảm bảo HTK được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, mục tiêu này cũng bao gồm mục tiêu bảo vệ vật chất đối với hàng tồn kho, tức là đảm bảo hàng tồn kho không bị thất thoát, bị sử dụng cho mục đích cá nhân hay mất cấp, đồng thời hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình đối với HTK
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan đến HTK, cũng như quá trình hoạt động của HTK cả về mặt số lượng lẫn về mặt giá trị
2.2.5 Rủi ro và các sai sót thường gặp đối với hàng tồn kho
Khi thực hiện kiểm toán khoản mục HTK, KiTV cần có các hiểu biết về rủi
ro gắn với các sai sót trong các nghiệp vụ về HTK Do khối lượng giao dịch, khả năng dịch chuyển của HTK, có thể xảy ra nhiều gian lận, hầu hết là tăng giá trị tồn kho, liên quan đến việc mua hàng giả, nhân viên trộm cắp HTK, lập khống danh sách các nhà cung cấp Một số chỉ tiêu về gian lận tiềm ẩn có ảnh hưởng đến HTK cần được KiTV xem xét: HTK tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu; chi phí sản xuất cao hoặc thấp hơn một cách đáng kể mức chuẩn của ngành, dự phòng giảm đáng kể,… Bảng dưới đây thể hiện các sai phạm của DNSX mà KiTV thường gặp khi kiểm toán HTK:
Bảng 2.2: Các sai phạm thường gặp đối với hàng tồn kho
- HTK đã trả lại nhà cung cấp hoặc mất trộm nhưng không ghi giảm
- Ghi nhận HTK khi chưa thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Đầy đủ
- Ghi thiếu HTK: HTK thuộc quyền sở hữu của DN nhưng không có tại kho của DN mà đang được gửi bán, ký gửi… ở bên thứ ba và không được theo dõi trên sổ sách - Không ghi nhận trong giá trị HTK khi có sự chiết khấu hoặc giảm giá HTK từ người bán, không phản ánh các chi phí thu mua HTK Quyền và
Trang 37dự phòng cho những hàng hóa giữ hộ không thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị, trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ
Trình bày
và Công bố Các loại HTK bị phân loại sai và phản ánh vào tài khoản không chính xác
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.2.6 Mục tiêu của kiểm toán hàng tồn kho
Bảng 2.3: Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho theo cơ sở dẫn liệu
Cơ sở
dẫn liệu
Mục tiêu đối với nghiệp vụ
Sự hiện hữu
hoặc phát sinh
Các nghiệp vụ HTK được ghi sổ
là phát sinh thực tế, không bị ghi khống đặc biệt là nghiệp vụ liên quan tới chi phí phát sinh
Số dư HTK được phán ảnh trên bảng cân đối kế toán là thực sự tồn tại và khớp đúng với số lượng kiểm kê thực
tế tại đơn vị
Đầy đủ
Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán, báo cáo kế toán
Số dư HTK đã bao hàm nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa hiện có tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán Quyền và
Đánh giá
HTK được ghi nhận và đánh giá theo một phương pháp phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, đồng thời áp dụng nhất quán phương pháp này
Số dư HTK phản ánh đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần có thể thực hiện và tuân theo các nguyên tắc chung được thừa nhận Với HTK bị giảm giá trị, lỗi thời, chậm luân chuyển, vào cuối kỳ phải trích lập dự phòng theo đúng các nguyên tắc, quy định
Tính đúng kỳ
Các nghiệp vụ nhập - xuất HTK, chi phí, giá vốn cần phải ghi nhận đúng kỳ phát sinh
Kiểm tra việc khóa sổ cuối kì
Trình bày và
Công bố
Các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho cần phải được xác định, ghi sổ, phân loại và trình bày một các đúng đắn trên
Số liệu lũy kế tính dồn trên Sổ chi tiết HTK được xác định đúng đắn Việc kết chuyển số liệu từ sổ chi tiết sang sổ tổng
Trang 38hệ thống BCTC hợp, sổ cái không có sai sót
Các chỉ tiêu HTK trên BCTC được xác định đúng theo quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán
Kiểm toán viên cần phải đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cho cả hai cấp
độ là toàn bộ báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu Dựa trên việc đánh giá này, KiTV
sẽ thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm toán tiếp theo phù hợp
Để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với hàng tồn kho, KiTV phải tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán, trong đó có KSNB và môi trường của đơn vị Để có được sự hiểu biết này, KiTV sẽ thường tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc và các
cá nhân khác trong đơn vị, thực hiện các thủ tục phân tích, quan sát và cả thảo luận
trong nhóm kiểm toán
Ở cấp độ CSDL, KiTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Đối với rủi ro tiềm tàng, KiTV phải xem xét những đặc điểm của HTK, các chính sách bán hàng…để xét đoán nguy cơ tiềm ẩn gây ra những sai sót trọng yếu đến khoản mục này Về rủi ro kiểm soát, KiTV tìm hiểu KSNB về HTK dựa trên năm yếu tố cấu thành hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát) Đồng thời, KiTV cũng cần hiểu biết
về hệ thống kế toán chi phí cũng như phương pháp kế toán (kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên), hệ thống sổ chi tiết HTK mà đơn vị được kiểm toán đang áp dụng KiTV cần lưu ý rằng khi tìm hiểu về KSNB về hàng tồn kho, KiTV cần tập trung vào các thủ tục kiểm soát liên quan đến HTK vì không phải thủ tục kiểm soát nào cũng liên quan đến chúng
Ngoài ra, KiTV cần chú ý về tính chính trực hay sự khống chế KSNB của Ban Giám đốc về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với HTK Sau khi tìm hiểu KSNB, KiTV có thể sử dụng bảng tường thuật hay lưu đồ hoặc bảng câu hỏi về KSNB và sau đó KiTV nên thực hiện kỹ thuật kiểm tra từng bước nhằm đảm bảo sự
mô tả của mình đúng với hiện trạng của hệ thống trong thực tế
Trang 392.3.2 Thử nghiệm kiểm soát
2.3.2.1 Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ mua hàng
Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng và kiểm tra bằng chứng về những thủ tục kiểm soát quan trọng mà đơn vị đã thiết lập đối với chu trình nghiệp vụ mua hàng, bao gồm:
- Kiểm tra xem Phiếu đề nghị mua hàng có được lập và xét duyệt hay không
- Kiểm tra Đơn đặt hàng để đảm bảo đã được đánh số thứ tự liên tục…
- Kiểm tra Hợp đồng kinh tế (hợp đồng mua bán), Hóa đơn đầu vào, Biên bản nghiệm thu, Phiếu nhập kho…So sánh số lượng, quy cách, giá cả với Đơn đặt hàng, tính toán lại giá trị Hóa đơn, tính toán lại các khoản chiết khấu được hưởng và kiểm tra việc xét duyệt thanh toán
- Lần theo các bút toán ghi nhận nghiệp vụ mua hàng, trả lại hàng bán và thanh toán
nợ phải trả trên sổ kế toán chi tiết
- Đối chiếu số tổng cộng của sổ kế toán chi tiết với sổ cái
2.3.2.2 Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí
Mục tiêu của việc kiểm tra hệ thống kế toán chi phí là nhằm có được bằng chứng về việc kiểm soát việc tập hợp và phân bổ các chi phí có thực sự hữu hiệu hay không Kiểm toán viên cần phải:
- Kiểm tra số lượng và đơn giá của NVL trực tiếp Bên cạnh đó, KiTV cần lưu ý rằng, đối với chi phí NVL hao hụt trong sản xuất hoặc phát sinh trên mức bình thường thì VAS 02 “Hàng tồn kho” không cho phép tính vào giá gốc của HTK
- Kiểm tra số giờ lao động trực tiếp đã sử dụng trong kỳ và đơn giá tiền lương
- Kiểm tra việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, Công
việc hay quy trình sản xuất
2.3.2.3 Kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết
Kiểm toán viên kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết để xác minh sự hữu hiệu của việc kiểm soát sự ghi chép có chính xác và đầy đủ của hệ thống hay không đối với các nghiệp vụ mua hàng Thử nghiệm kiểm soát này phải dựa trên nguyên tắc:
- Kiểm tra từ sổ kế toán chi tiết đến những chứng từ gốc nhằm đảm bảo rằng các nghiệp vụ mua hàng thực sự phát sinh và được ghi chép chính xác
- Kiểm tra từ chứng từ gốc đến sổ kế toán chi tiết nhằm đảm bảo những nghiệp vụ
đã phát sinh đều được ghi chép đầy đủ và chính xác
Trang 402.3.3 Thử nghiệm cơ bản đối với HTK
2.3.3.1 Thủ tục phân tích cơ bản
- So sánh số dư HTK năm hiện hành với số dư năm trước
- So sánh số vòng quay HTK năm hiện hành với năm trước
- So sánh tỷ số lãi gộp năm hiện hành với năm trước
- Phân tích sự biến động của giá trị hàng mua trong năm
- So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành với năm trước
- So sánh giá thành của năm hiện hành với năm trước, giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế
- So sánh tỷ số chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành với năm trước
- So sánh chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn
2.3.3.2 Kiểm tra chi tiết
- Chứng kiến kiểm kê HTK
- Gởi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị khác
- Kiểm tra việc tính giá HTK
- Kiểm tra việc khóa sổ kế toán
- Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ
- Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường
- Kiểm tra số dư đầu kì của HTK
- Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá HTK
- Xem xét việc trình bày và thuyết minh
2.3.4 Kết thúc kiểm toán
Sau khi xem xét kỹ lưỡng và đánh giá lại các bằng chứng thu thập được, KiTV sẽ đưa ra ý kiến rằng BCTC có đảm bảo tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, có thoả mãn những mục tiêu kiểm toán không Nếu
có sai phạm thì phải đưa ra các bút toán điều chỉnh, chủ nhiệm kiểm toán sẽ căn cứ vào đánh giá mức trọng yếu để đưa ra ý kiến thích hợp Đồng thời KiTV cũng phải nêu ra những hạn chế trong quá trình kiểm toán tại đơn vị mà KiTV cho rằng có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC