Al HNVHM VAL |
3 HANG TON KHO TRONG KIEM TOAN BAO CAO
3 TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIEM TOÁN VÀ TƯ VAN
ae TAI CHINH QUOC TE THUC HIEN
ệ HÀ NỘI 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC BẢN
CHƯƠNG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO
CHUYEN DE THUC TAP
CHUYEN NGANH: KIEM TOAN
DE TAL
HOÀN THIEN QUY TRINH KIEM TOÁN CHU TRÌNH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DAN
CHUONG TRINH CHAT LUQNG CAO
K TRƯỜNG ĐHKTQD
me | VIEN| THÔN iG TIN THU a
DE TAI:
HOAN THIEN QUY TRINH KIEM TOAN CHU TRINH
HANG TON KHO TRONG KIEM TOÁN BAO CÁO TÀI CHÍNH DO CONG TY KIEM TOÁN VÀ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH QUOC TE THỰC HIỆN
Sinh viên : Tạ Khánh Duy
Chuyên ngành : Kiểm toán
Trang 3Chuyên dé thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị
Thanh Diệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường, bạn bè, các
anh chị làm việc tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC,
người hướng dẫn thực tập chị Nguyễn Thị Hồng Nhung đã giúp đỡ và hỗ trợ em
thực hiện các thủ tục trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Một lân nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4Chuyên dé thực tập
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TU VIET TATDANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO
0980067100157 1
CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE HÀNG TON KHO VA
KIEM TOAN CHU TRINH HANG TON KHO TRONG KIEM TOAN BAO
CÁ TÀI CHING ss ccrsescosassconnessrezersnnszesoscetnpaes sersnescussnaasssancasesvansceoceseusessanueanscnreaeenvass 2
1.1 Ly luận cơ bản về hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính: 21.1.1 Khái niệm va đặc điểm về hang tồn kho trong doanh nghiệp: - 21.1.2 Tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho: -. -2- 22 22++++£x++++zx+zxzz++zxez 3
1.2.3 Những sai sót thường gặp đối với hàng tồn kho -2- 2 2-s2sz+s++ssze- 61.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho -. 2-2©22©5255z+s>se2 71.2 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán chu trình hàng tồn kho: 2-5: 8
1.2.1.Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong doanh nghiệp: - §1.2.2 Căn cứ (nguồn tài liệu) để kiểm toán chu trình hàng tồn kho: - 10
1.3 Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
2 || | ae ene en een nt rrr ie ets retest Trt 10
1.3.1 Lap kế hoạch kiểm tan: c.cccecscssseesesssesesssecsesesesesecssevscsesessscsescsesssseseseessesseeees 10ILX3 "iRise KHI a serene nnn tense sm cena weno smc 24
1.3.3 Kết thúc kiểm toán chu trình hàng tồn kho -¿2z+2z+2z++c++zxzx+ee 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIEM TOÁN HÀNG TON KHO
TRONG KIEM TOÁN BAO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIEM TOÁN
VÀ TƯ VAN TÀI CHÍNH QUOC TE THỰC HIEN 5-5 << <2 32
2.1 Giới thiệu về Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế: - 32
2.1.1 Lich sử hình thành va phát triển của Công ty Kiểm toán và tư van tài chính quốc
In vi ro AT, cv CÔ 32
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty Kiểm toán và tư van tài chính quốc tế 322.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế: 342.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báocáo tài chính do công ty kiểm toán và tư van tài chính quốc tế (IFC) thực hiện 37
2.2.1 Kiểm toán Chu trình Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do IFC
ri HiỆ6 Tới, gà GÌ U TẾ D seuaaesnasenuorgbirongtitiosotribirstarggtisatieitiufiipitieygieilenggi408440003000230/40300780E0819036 37
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát - 2-2-2 ++©2+++++E++£++zzxzzxezzszrveex 38
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán cụ thỂ: + + 2 + ©s©++S+22£E£E£EeEEvzvzrezrrrrrrreee 44
2.2.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty A -. - 46
Trang 5Chuyên dé thực tập
2.2.6 Công việc thực hiện sau kiểm toán: - + ++2s++£x++rerrerxerrkerkerrreee 79
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIA VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIEM TOÁN CHU TRÌNH HANG TON KHO TRONG KIEM TOÁN BAO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIEM TOÁN VA TƯ VAN TÀI CHÍNH QUOC TE THUC HIỆN: 80 3.1 Đánh giá thực trạng quy trình Kiểm toán Hàng tồn kho trong Kiểm toán Báo
cáo Tài chính do Công ty Kiểm toán và tư van tài chính quốc tế thực hiện: 80
3.1.1 Ưu điỂm: -¿- 66t SE SE E1 11 11 171111171111111111 12222 00 80
OM A carer cet minhunsaclerrrkerfExSeice-fSBEefEcg tr ne 81
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hang tồn kho do
Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế thực hiện 55-552 82 3.2.1 Cac giải pháp liên quan đến việc thực hiện kiểm toán ¿5- c+sccccsa 82
3.2.2 Các giải pháp về hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế: 84 3.3 Kiến nghị cá nhân về hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho
do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế thực hiện -. 85
KT YA wcreemasernnecrncnomcasxssusnmnserresurressonrsnrennanemsansentsancenensnsnsssinessoesinniis 350162001166 87
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-2 << s<ss=ssessersevse 88
Trang 6Chuyên dé thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng
tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn
re r A Ẩ oa x A ` oA z 2 tA
tài chính quốc tê thực hiện” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
TẠ KHÁNH DUY
Trang 7Chuyên dé thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Viết tắt | Viết đầy đủ
BCTC | Báo cáo tài chính
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Hàng hóa dịch vụ
HTK Hàng tồn kho
KTV Kiểm toán viên
KSNB Kiêm soát nội bộ
SXKD Sản xuât kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
Trang 8Chuyên dé thực tập
DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO
Bảng biểu, | Nội dung
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Sơ đồ2.I | Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty |
Bang 2.1 | Phân tích tông quát Bảng can đối kế toán của công ty A
Bảng 2.2 Tổng hợp hàng tồn kho
Bảng 2.3 | Nguyên, vật liệu
Bảng 2.4 | Giấy tờ làm việc D541 Tổng hợp nhập xuất tồn
-[Băng 2.5 | Giấy to làm việc D542- Đối chiếu kiểm kê |
Bang 2.6 | Giây to làm việc D543- Kiểm tra phương pháp tính giá
Bang 2.7 | Giấy tờ làm việc D544- Tinh giá Nguyên vật liệu
Bảng 2.8 Giấy tờ làm việc D545- Tính giá công cụ dụng cụ |
Bảng 2.9 | Giây tờ làm việc D546- Tính giá Thành pham
Bang 2.10 | Giấy tờ làm việc D547- Kiểm tra chỉ tiết hàng nhập
Bảng 2.11Giây tờ làm việc D548- Tính giá thành
Bảng 2.12 Giấy tờ làm việc D550- Kiểm tra sự cắt kỳ muộn
Bang 2.13 | Giây tờ làm việc D551- Kiêm tra sự cắt kỳ sớm
Bảng 2.14 Tổng hợp kêt quả kiêm toán
Trang 9Chuyên đê thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển nền kinh tế bền vững, lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài
chính đang ngày càng thể hiện vai trò hết sức quan trọng như một kênh hỗ trợ hoạt động và tư vấn cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp làm minh bạch tình hình tài
chính doanh nghiệp, từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Việc kiểm toán các khoản mục trong một BCTC của doanh nghiệp đòi
hỏi các yêu cầu khác nhau dựa trên cơ sở đặc điểm của từng khoản mục Một
trong những khoản mục trọng yếu và liên quan tới rất nhiều chỉ tiêu trong
BCTC là hàng tồn kho Các chỉ tiêu về HTK trên BCTC là một trong những
tiêu thức đánh giá tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Việc quản lý, ghi nhận và đánh giá HTK cũng có nhiều phức
tạp,dễ nảy sinh gian lận hoặc sai sót.Vì thế kiểm toán khoản mục HTK có y
nghia rat lon và rủi ro trong kiểm toán cũng rat cao Nhận thức được tinh cấp
thiết của vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Công ty kiểm toán và tư vấntài chính IFC, em đã lựa chọn nghiên cứu dé tài “Hoàn thiện quy trình kiểm
toán chu trình hàng ton kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty
kiểm toán và tw van tài chính quốc tế thực hiện ”
Luận văn này ngoài phân mở đâu và kêt luận gôm có 03 phân:
Chương 1: Những van dé lý luận chung vê hàng ton kho và kiểm toán
chu trình hàng tôn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình hàng ton kho trong kiểm
toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và tư van tài chính quốc té
thực hiện
Chương 3:Danh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình hang ton kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán
và tw vấn tài chính quốc tê thực hiện
Do thời gian nghiên cứu và năng lực chuyên môn còn hạn chê nên trongquá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi sai sót Vì vậy, em rât mong
thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để hoàn thiện bài luận văn hơn.
Trang 10Chuyên dé thực tập
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE HANG TON
KHO VA KIEM TOAN CHU TRINH HANG TON KHO TRONG
KIEM TOAN BAO CAO TAI CHINH
1.1/Ly luận cơ bản về hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
1.1.1./Khai niệm và đặc điểm về hàng tôn kho trong doanh nghiệp:
Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để bán trong
kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh
doanh dở dang và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì hàng tồn kho thường là một bộ
phận tài sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ tài sản.kiểm toán hàng
tồn kho cũng là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kiểm toán,được quan
tâm đặc biệt và là một bộ phận tương đối phức tạp,chiếm nhiều thời gian và
chi phí của cuộc kiểm toán.
Hàng tồn kho thường mang trong mình nhiều đặc điểm chi phối rất lớn
đến quá trình kiểm toán Thứ nhất, hàng tồn kho doanh nghiệp thường bao
gồm nhiều loại,mỗi loại được chia thành các nhóm và thứ khác nhau Hàng
tồn kho thường được bảo quản và lưu giữ tại nhiều địa điểm khác nhau (có thể
là các địa điểm bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp) và do nhiều người quản lý về mặt hiện vật Do vậy việc quản lý hàng tồn kho cả về hiện vật và
giá trị thường rất khó khăn,phức tạp,khả năng phát sinh các sai phạm là tương
đối lớn.Thứ hai, các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho của doanh nghiệp
thường phát sinh rất nhiều trong kỳ Các nghiệp vụ này thường liên quan đến
một lượng lớn các tài khoản kế toán,việc hạch toán các nghiệp vụ này cũng là
một điều không đơn giản,dễ dẫn đến các sai sót, nhầm lẫn cũng như các gian
lận làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của Doanh nghiệp Thứ ba, việc
tính toán và đánh giá hàng tồn kho chịu sự chi phối của nhiều nguyên tắc kế
toán(giá gốc,trọng yếu,thận trọng,nhất quán ) và cũng có nhiều phương
pháp tính cho các loại hàng tồn kho khác nhau(mua ngoài,tự sản xuất,khi xuất
kho ).Khi van dụng các nguyên tắc và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
đối với từng doanh nghiệp lại ít nhiều mang tính chất chủ quan,do vậy cũng
dễ dẫn đến khả năng các sai phạm và đặc biệt là xem xét tính hợp lý của việc đánh giá hàng tồn kho Thứ tư, hàng tồn kho liên quan đến các chỉ tiêu trọng
Trang 11Chuyên dé thực tập
yếu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Do vậy,các sai phạm về
hàng tồn kho thường ảnh hưởng lớn mang tính chất trọng yếu đối với toàn bộ
hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2./T6 chức công tác kế toán hàng ton kho:
Công tác kế toán Hàng tồn kho bao gồm cả một hệ thống chứng từ,số sách,các báo cáo,bảng biểu liên quan đến quá trình nhập xuất Hàng tồn kho
trong kỳ.
1.1.2.1./ Phương pháp tinh giá đối với hàng tôn kho:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 02 thì Hàng tồn kho được tính
theo gía gốc.
s Đối với hàng hoá vật tư nhập kho:
: : Chỉ Các khoản Thuế
Giá nun phi chiết nhập
thực te — hoá a thu - khau,giam + khẩu
don mua gia ,
Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thì thuế phải nộp không được tính vào giá thực tế hàng nhập Đối với doanh
nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng được tính vào giá thực tế hàng mua về.
e - Đối với vật tư hàng hoá xuất kho:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp mình mà việc tính giá Hàng tồn kho có thé được thực hiện theo các phương pháp sau:
- Giá thực tế đích danh
- Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền
- Phương pháp giá hạch toán
1.1.2.2 Hạch toán chỉ tiết Hàng tôn kho:
Đề hạch toán chi tiết Hàng tồn kho doanh nghiệp có thể sử dụng một
Trang 12Chuyên dé thực tập
trong ba phương pháp sau: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối
chiếu luân chuyển và phương pháp số dư.
Phương pháp thẻ song song: Don giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn kho của
từng loại vật tư kịp thời, chính xác Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp
với các doanh nghiệp có ít loại vật tư.
Phương pháp số đối chiếu luân chuyên: Thích hợp với những doanh
nghiệp có nhiều loại vật tư hàng hoá, số lượng chứng từ nhập- xuất không
Phương pháp số số dư: Phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại vật
tư hàng hoá đồng thời số lượng chứng từ nhập- xuất nhiều.
Dù cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào đi nữa thì Hàng tồn kho
cần phải được theo dõi chi tiết theo chủng loại, quy cách và đảm bảo sự khớp
đúng cả về mặt giá trị với hiện vật, số lượng thực tế với s6 sách
1.1.2.3 Hạch toán tổng hợp Hàng tôn kho:
Để hạch toán tổng hợp Hàng tồn kho thì doanh nghiệp có thé lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kì.
ePhương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản
ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng ton kho một cách thường
xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Phương
pháp này thường xuyên được sử dụng vì những tiện ích của nó, đặc biệt là đối
với các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh thương mại với các
mặt hàng có giá trị lớn Tuy nhiên với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại
vật tư hàng hoá với giá trị thấp và nhiều nghiệp vụ phát sinh trong kì thì
phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức Tuy vậy phương pháp này có ưu
điểm đó là độ chính xác cao và cung cấp thông tin về Hàng tồn kho một cách
kịp thời Tại bất kì thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng
Trang 13Chuyên dé thực tập
nhập, xuất, tồn của từng loại Hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói
riêng Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế và số lượng tồn trên số kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu và tìm nguyên nhân dé
có giải pháp xử lý kịp thời Với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ
thông tin thì việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên ngày càng pho
bién, dé dang va chiém nhiều ưu thé Phương pháp này giúp doanh nghiệp
kiểm soát Hàng tồn kho một cách chặt chẽ, tránh dự trữ thừa không cần thiết-làm tăng chỉ phí lưu kho hoặc dự trữ thiếu gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
e Phương pháp kiêm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách
thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá,
sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh
giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ,xác
định lượng tồn kho thực tế Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất,
kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ Phương pháp này thường được áp
dụng ở những đơn vi có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu
mã, giá trị thấp và được xuất thường xuyên Phương pháp này có ưu điểm là
giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, nhưng nhược điểm là độ chính xác
về Hàng tồn kho xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại các kho, bãi, quay
1.1.2.4 Tổ chức số kế toán hang ton kho:
Số kế toán là biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản, là phương
tiện vật chất căn bản cần thiết để người làm công tác kế toán ghi chép, phản
ánh hệ thống hoá số liệu kế toán trên cơ sở chứng từ sốc và các tài liệu khác
có liên quan để phục vụ cung cấp thông tin cho công tác quản lí.
Theo mức độ thông tin được phản ánh trên số kế toán, số kế toán được
chia ra thành số tông hợp và số chỉ tiết Số tông hợp được mở cho tài khoản
tổng hợp tương ứng, đây chính là cơ sở dé lập ra các báo cáo tài chính Số chi
Trang 14Chuyên đề thực tập
tiết dùng để phản ánh chỉ tiết một đối tượng cụ thể sử dụng cả thước đo hiện
vật và thước do giá trị Số liệu trên số chỉ tiết là căn cứ dé lập nên các số liệu trên sổ tổng hợp Sự đối chiếu giữa sé chỉ tiết, số tong hợp với kiểm kê thực tế
phải được thực hiện một cách định kỳ để kịp thời phát hiện và sửa chữa
những chênh lệch nếu có.
Nếu một doanh nghiệp có hệ thống sé kế toán đơn giản thì chỉ có thể
theo dõi được sự biến động của hàng tồn kho về mặt số lượng còn đối với một
hệ thống số sách kế toán phức tạp thì còn có thế theo dõi sự biến động của
Hàng tôn kho về mặt giá trị nữa.
1.2.3./ Những sai sót thường gap đỗi với hàng ton kho
Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng trong khối tài sản của Doanh
nghiệp Việc theo dõi và quản lý Hàng tồn kho tương đối nhạy cảm và phức tạp Do đó chu trình hàng tồn kho trong đơn vị cũng chứa đựng nhiều rủi ro
sai phạm, như:
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp bị hư hỏng trong quá trình bảo quản
mà không được đánh giá lại hay trích lập dự phòng.
- Hàng tồn kho không được ghi nhận theo giá gốc.
- Hàng tồn kho không được đánh giá đúng đắn.
- Hàng tồn kho không được hạch toán đúng phương pháp hoặc phương
pháp áp dụng để hạch toán hàng tồn kho không nhất quán.
- Hàng tồn kho bị lỗi thời, giảm giá nhưng Doanh nghiệp không trích lập
dự phòng.
- Hàng tồn kho gửi tại đơn vị khác hay hàng tồn kho do đơn vị khác gửi
nhưng không được phản ánh riêng rẽ mà đang hạch toán nhằm.
- Hàng tồn kho thực tế không hiện hữu do doanh nghiệp không tiền hành
kiểm kê định kỳ để xác định lại giá trị và số lượng hàng tồn kho.
- Hàng tồn kho bị khai khống, hàng tồn kho thực tế không tồn tại.
Trang 15Chuyên dé thực tập
1.1.4./ Kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho
Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản lý và điều hành các
hoạt động cua don vi.
Pham vi của KSNB rất rộng, nó không chi giới han trong phạm vi của
những hoạt động về kế toán, tài chính mà bao gồm tất cả những lĩnh vực hoạt
động của don vi.
KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kém toán dé lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích
hợp và có hiệu quả.
Các chức năng cơ bản của hệ thống KSNB của đơn vị là:
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế ghi sô phải có căn cứ hợp lý Cơ cau
kiểm soát nội bộ phải được thiết kế sao cho không cho phép ghi chép những
nghiệp vụ không tồn tại hoặc những nghiệp vụ giả vào các sô kế toán và các
nhật ký.
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn Nếu
một nghiệp vụ kinh tế không được phê chuẩn xảy ra, nó có thé dẫn đến một sự
lừa đảo và ảnh hưởng làm tốn that tài sản.
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, các tài sản hiện có phải
được ghi sé đầy đủ Cơ cấu kiểm soát nội bộ phải được thiết kế nhắm không
để bất cứ một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, hay một tài sản hiện có nào nằm
ngoài số kế toán Chúng phải được ghi đầy đủ vào các số kế toán và được
tông hợp trên các BCTC.
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế, các tài sản hiện có phải được đánh giá
và tính toán đúng đắn Hệ thống KSNB phải có các quá trình kiểm soát để đảm bảo là không để xảy ra sai sót trong khi đánh giá, tính toán và ghi SỐ SỐ
tiền của nghiệp vụ đó ở các giai đoạn khách nhau của quá trình ghi SỐ.
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn Các quá
trình kiểm soát phải bao gồm một hệ thống các tài khoản thích hợp, được quy
định rõ rang về nội dung và quan hệ đối ứng để phân loại các nghiệp vụ kinh
tế một cách đúng đắn.
Trang 16Chuyên dé thực tập
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ánh kịp thời, đúng kỳ.Hệ thống KSNB phải được thiết kế dé đảm bảo rang các nghiệp vụ kinh tếphát sinh phải được ghi kịp thời, đúng kỳ vào các số kế toán.
- Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào các sô chỉ
tiết và phải được tổng hợp chính xác
Quá trình KSNB Hàng tồn kho: Hàng tồn kho trong đơn vị có quy trình
KSNB riêng được áp dụng riêng trong từng khâu:
- Đối với quá trình mua hàng
- Đối với quá trình kiêm nhận nhập kho hàng mua
- Đối với quá trình quản lý và bảo quản hàng trong kho
- Đối với quá trình xuất kho sử dụng- Đối với quá trình sản xuất
- Đối với quá trình nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành - Đối với quá trình xuất kho tiêu thụ
- Đối với quá trình ghi nhận các nghiệp vụ hàng tồn kyho Các nội dung cụ thé sẽ được thể hiện ở phần sau.
1.2./Mục tiêu, căn cứ kiểm toán chu trình hàng tồn kho:
1.2.1./Muc tiêu kiểm toán chu trình hàng ton kho trong doanh nghiệp: Mục đích cụ thể của kiểm toán hàng tồn kho là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp,từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan(đã nêu ở trên) Đồng thời cũng cung cấp những thông tin,tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục
khác trên BCTC.
Mục tiêu cụ thê khi kiêm toán các nghiệp vụ về hàng tôn kho là:
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho được ghi số trong kỳ là phát sinh thực tế,không có các nghiệp vụ ghi khống,đặc biệt là các
nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi phi phát sinh.
Trang 17Chuyên dé thực tập
- Tính toán,đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ hàng tồn kho được xácđịnh theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng
đăn,không có sai sót.
- Day du: Cac nghiép vu hang ton kho (nghiép vu xuat kho,nhap kho
từ quá trình sản xuất,mua hang) đều được phản anh,theo dõi đầy đủ trên các số kế toán.
- Đúng đắn: Các nghiệp vụ hàng tồn kho phát sinh trong kỳ đều đượcphân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực,chế độ kế toán liên quan
và quy định đặc thù của doanh nghiệp Các nghiệp vụ này được hạch toán
đúng trình tự và phương pháp kế toán.
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho, chi phi, giá thành
đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích, đặc
biệt với các khoản chi phí trả trước và chi phí phải trả
Mục tiêu cụ thê của kiêm toán sô dư các tài khoản hàng tôn kho là:
- Su hiện hữu: Tất cả hàng tồn kho được doanh nghiệp trình bày trên
Báo cáo Tài chính la phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên các BCTC là phải tồn tại thực tế tai thời điểm báo cáo Số liệu trên các báo cáo
phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp.
- Quyén và nghĩa vụ: Toàn bộ hàng tồn kho được báo cáo phải thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có một bộ phận hàng tồn kho được
báo cáo nào thuộc sở hữu của đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ có quyền
quản lý.
- anh giá: Số dư các tài khoản hàng tồn kho được đánh giá theođúng quy định của Chuẩn mực,chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh
nghiệp Đặc biệt là các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳphải được xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê tin cậy với phương pháp đánhgiá phù hợp Trong trường hợp hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp có xu
hướng bị giảm giá do giá trị thuần có thé thực hiện được nhỏ hơn giá góc thi
cần phải trích lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho Trong trường hợp này
các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứphù hợp.
- Tinh toán: Việc tính toán xác định số dư hàng tồn kho là đúngđăn,không có sai sót.
- Đẩy đủ: Toàn bộ hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các BCTC (không thiếu hoặc sót).
- _ Đúng dan: Hàng tồn kho phải được phân loại đúng đắn dé trình bày
trên các BCTC.
Trang 18Chuyên dé thực tập
- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các số chi tiết hàng tồn kho
được xác định đúng đăn Việc kết chuyền số liệu từ các số kế toán chỉ tiết sang số kế toán tổng hợp và số cái không có sai sót.
- Bao cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và
không có sai sót.
1.2.2./Can cứ (nguon tài liệu) dé kiêm toán chu trình hang ton kho:
Dé có thê tiên hành kiêm toán và có thê đưa ra nhận xét vê các chỉ tiêucó liên quan đên hang tôn kho KTV cân dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Cac nội quy,quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng
tồn kho.
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho như:
Các hợp đồng mua bán,các kế hoạch sản xuất,các kế hoạch tiêu thụ sản
- Cac chứng từ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho như: Hóa đơn mua bán hàng,các chứng từ nhập xuất kho
- (Cac tài liệu kiểm kê thực tế,các bảng kê,các tài liệu trích lập và hoàn
nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Các số kế toán tông hợp và chỉ tiết của các tài khoản có liên quan
như: Số chỉ tiết các tài khoản hàng tồn kho, số tổng hợp và số cái có liên
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chỉ tiết của các tài khoản có liên quan như: Báo cáo Hàng tồn kho,các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm
hoàn thành Các BCTC có liên quan.
Các nguôn tài liệu vê quá trình xử lý kê toán chủ yêu cung câp băng
chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã
trình bày trên Báo cáo tai chính được kiêm toán.
1.3./Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính:
1.3.1./Lập kế hoạch kiểm toán:
Việc lập kế hoạch kiểm toán được thông qua các bước thể hiện qua Sơ đồ
10
Trang 19Chuyên đê thực tập
So đồ 1.1: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Đánh giá về trọng yêu, rủi ro kiêm toán
Tìm hiệu hệ thông kiêm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiêm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảochương trìng kiểm toán
1.3.1.1./Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:
Trước khi chấp nhận một khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm
toán, KTV và công ty kiêm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh
vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất,
tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động cua đơn vi, qua đó đánh giá
khả năng có thể thu thập được những thông tin (hiểu biết) cần thiết về tình
hình kinh doanh của khách hàng để thực hiện công việc Kiểm toán.
Theo thông lệ, các đơn vị có nhu cầu kiểm toán BCTC sẽ lựa chọn doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Kiểm toán và gửi thư mời Kiểm toán (trừ trường hợp
có quy định hoặc có thỏa thuận khác) Sau khi nhận được thư mời kiểm toán,
doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải tiến hành những công việc chủ yếu như:
- _ Đánh giá khả năng kiểm toán
- _ Nhận diện các lý do kiểm toán
- _ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán- Dat được một hợp đồng kiểm toán
e - Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:
11
Trang 20Chuyên dé thực tập
Xem xét về lý do mà khách hàng đã chọn và mời xem có hợp lý, thỏa
đáng hay không Những trường hop bat thường như họ từ bỏ doanh nghiệp
kiểm toán cũ dé chuyển sang doanh nghiệp kiểm toán mới hay khách hàng dễ
chấp nhận giá phí kiểm toán cao hơn rất đáng được cân nhắc kỹ lưỡng.
Xem xét các yêu cầu của khách hàng trên các mặt chủ yếu như: Mục tiêu kiểm toán; phạm vi kiểm toán; thời gian thực hiện và hình thức báo cáo;
Cần đảm bảo các yêu cầu này trước hết phải không được trái với các quy địnhcủa pháp luật và các quy định của nghề nghiệp; Cân nhắc khả năng và điều
kiện của đơn vị mình ( năng lực chuyên môn, lực lượng KTV; thời gian thực
hiện ) đối với yêu cầu của khách hàng.
KTV phải đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tụckhách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động nghé nghiệp của công ty hay
không? Để làm được điều đó KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát chất
lượng của công ty mình- trong đó có tính đến độ độc lập của KTV, khả năngphục vụ khách hàng của công ty kiểm toán, xem xét tính liêm chính của Ban
giám đốc công ty khách hàng và liên lạc với KTV tiền nhiệm(đối với khách hàng tiém năng) để có thêm thông tin, phục vụ cho quyết định cung cấp dịch
e Nhận diện các lí do kiểm toán của công ty khách hàng
KTV cần xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo
của họ Có thé thực hiện việc này thông qua phỏng van trực tiếp ban giám đốckhách hàng ( đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc
kiểm toán đã được thực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ).
e Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiêm toán
Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cần quan
tâm tới 3 van đề Thứ nhất, nhóm kiểm toán có những người có khả năng
giám sát thích đáng các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề Thứhai, công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán chomột khách hàng trong nhiều năm Thứ ba, khi phan công KTV thực hiện cuộc
kiểm toán cần chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
12
Trang 21Chuyên dé thực tập
e Hợp đồng kiểm toán
Bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiêm
toán phải đạt được là một hợp đồng kiểm toán Ở Việt Nam, các công ty kiểm
toán và khách hàng thường gặp gỡ trực tiếp, thỏa thuận các hợp đồng và kí
một hợp đồng kiểm toán.
Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục đích và
phạm vi kiểm toán, trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và KTV, hình thức thông báo kết quả kiểm toán, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán,
căn cứ tính giá phí và hình thức thanh toán và xác định KTV không chịu trách
nhiệm những sai sót mà do bản chất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán,
KSNB và kiểm toán.
1.3.1.2./Thu thập thông tin cơ sở
KTV cần thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của
khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, KSNB và các bên liên quan để
đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán.
Thứ nhất, KTV cần tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của
khách hàng Những hiểu biết cần thu thập bao gồm những hiểu biết chung về nên kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ
chức và hoạt động của đơn vị kiểm toán KTV còn phải hiểu cả những khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thé như: cơ cấu tô chức, dây chuyền Và các dịch vụ sản xuất, cơ cấu vốn, chức năng và vi tri cua kiểm toán nội bộ, KTV có thể có được hiểu biết này bằng nhiều cách nhưng phương pháp
thường được sử dụng nhiều nhất là trao đôi với các KTV có kinh nghiệm
trong lĩnh vực của công ty khách hàng, trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban
giám đốc của khách hàng Ngoài ra, KTV còn có thể nghiên cứu các sách báo,
tạp chí chuyên ngành,
Thứ hai, KTV cần xem lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ
kiểm toán chung Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều
thông tin hữu ích về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tô chức và
các đặc điểm hoạt động.
Ngoài ra, KTV cũng cân tham quan nhà xưởng và nhận diện các bên liên
quan, dự kiên nhu câu chuyên gia bên ngoài.
13
Trang 22Chuyên đê thực tập
1.3.2.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hang
Bước này giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý
có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh Những thông tin về các nghĩa vụ pháp lý bao gồm 4 loại: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty; các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; biên bản các cuộc họp cỗ đông, Hội đồng quản tri và ban
giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng.
1.3.1.4./Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng dé KTV
đưa ra các xét đoán chuyên môn Mức độ hiểu biết tình hình kinh doanh và
việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp KTV trong các
công viéc:
- Đánh giá rủi ro và xác định các van dé đáng chú ý.
Việc hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là căn cứ để KTV đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.Khi tìm hiểu về đặc
điểm hoạt động kinh doanh, bản chất của sản phẩm, dịch vụ do Doanh nghiệp
cung cấp ra thị trường, bản chất các loại tài sản trong đơn vị được kiểm toán sẽ giúp KTV đánh giá duoc rủi ro tiềm tàng hợp ly và cuộc kiểm toán
sẽ hiệu quả hơn Đặc biệt sự hiểu biết về thực tế kiêm soát nội bộ trong Doanh nghiệp sẽ giúp KTV đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định, lựa chọn phương
pháp kiểm toán phù hợp Cũng thông qua đó, KTV xác định được các vấn đề bất hợp lý để có căn cứ lưu ý, chú trọng và đầu tư kiểm toán một cách đúng
mức vào những vấn đề này.
- Lập kê hoạch và thực hiện công việc kiêm toán một cách hiệu quả.
- Đánh giá băng chứng kiêm toán.
Nếu ở một đơn vị được kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt chặt
chẽ, rủi ro kiểm soát thấp thì các bang chứng thu được ở đơn vị này sé tin cậy
hơn ở Doanh nghiệp, đơn vi có hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu quả.
- KTV sẽ xem xét, cân nhắc dé có được những quyết định hợp ly và một khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán.
Nếu KTV có hiểu biết đầy đủ chặt chẽ về đơn vị được kiểm toán thì
KTV sẽ thực hiện kiểm toán hoặc từ chối kiểm toán khi thấy rủi ro có thê xảy
ra ở đơn vị được kiểm toán là thấp hay cao, có an toàn hay không? Khi đó
14
Trang 23Chuyên dé thực tập
KTV mới có đủ bằng chứng để tiếp nhận, chấp nhận hay từ chối một khách
hàng khi đã loại trừ được những rủi ro có thé xảy ra.
Trong quá trình kiểm toán, hiểu biết về tình hình kinh doanh là rất quan trọng dé giúp KTV xét đoán trên các khía cạnh cụ thé sau:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở đơn vị được kiểm toán.
- Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của Giám đốc
hoặc người đứng đầu Từ đó có đủ căn cứ để đánh giá khả năng tin cậy vào
các số liệu trong báo cáo tài chính và xác định tính trọng yếu trong quá trình
kiểm toán
- Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán phù hợp, hiệu quả.
- Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán.
- Đánh giá và có được định hướng đúng đắn đề thu thập về sự đầy đủ và
tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán.
- Đánh giá đúng đắn các ước tính kế toán và giải trình của Giám đốc.
- Xác định các vùng và phạm vi phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán cũng như các kỹ năng kiểm toán cần thiết.
- Xác định các vùng và phạm vi phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán
cũng như các kỹ năng kiểm toán cần thiết.
- Xác định đúng dan được các bên và sự ảnh hưởng của các bên liên
quan cũng như nghiệp vụ phát sinh giữa các bên có liên quan.
- Xác định các tình huống bất thường như những gian lận hoặc những hiện tượng không tuân thủ pháp luật và các quy định hay số liệu thống kê mâu thuẫn với số liệu của báo cáo tài chính
- Pat ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý về các câu trả lời của đơn vị được kiểm toán.
- _ Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên
báo cáo tài chính.
Trong quá trình kiểm toán, khi sử dụng các trợ lý kiểm toán được phân
công thực hiện công việc kiểm toán cũng phải đảm bảo đạt được sự hiểu biết
nhất định về tình hình kinh doanh dé thực hiện công việc của mình.Ngoài ra,
các trợ lý kiểm toán phải thực hiện thu thập các thông tin bố sung đáp ứng
yêu cầu công việc của mình và trao đổi các thông tin đó với các thành viên khác của nhóm kiểm toán.
15
Trang 24Chuyên dé thực tập
Dé sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, KTV phải
đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thé từ những hiểu biết của minh
đến báo cáo tài chính của đơn vị, cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu
trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của KTV về tình hình kinh
Sự đánh giá này có đúng đăn hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình kiểm toán, quá trình thu thập bằng chứng, khối lượng công việc, thời
gian, biên chế, chi phí kế cả rủi ro của một cuộc kiểm toán Sự xét đoán này
hoàn toàn phụ thuộc vào những thông tin thu được có đầy đủ có sát thực, có
tin cậy hay không, cũng như phụ thuộc vào những kinh nghiệm và khả năng
xét đoán nghề nghiệp của mỗi KTV.
1.3.1.5./ Nghiên cứu hệ thong kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh
giá rủi ro kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát
là một phần hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong một cuộc kiểm
toán và đã được quy định trong chuẩn mực kế toán 1.3.1.6/ Xây dung kế hoạch kiểm toán:
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bước, đó là:
- Lập kế hoạch chiến lược
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thé
- Lap chuong trinh kiém toan
a./ Lap kế hoạch chién lược:
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kelerm toán Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức
tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm.
Kế hoạch chiến lược thường được lập thành một văn bản riêng, cũng có
thé được lập thành một phan riêng và được kẹp cùng với kế hoạch kiểm toán
tổng thể.
Nội dung kế hoạch kiểm toán chiến lược thường bao gồm:
l6
Trang 25- Đánh giá ban đâu về rủi ro tiêm tàng và rủi ro kiêm soát.- Đánh giá hệ thông kiêm soát nội bộ
- Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ
yếu khi thực hiện
- Dự kiên nhóm trưởng, thời gian băt đâu và kêt thúc cuộc kiểm toán- Xác định rõ các chuyên gia cân phôi hợp và tư vân cân thiết
- Một sô điêu kiện cân thiệt khác như các tài liệu cân cung cấp, địa điểmvà phương tiện làm việc
Kế hoạch chiến lược được giám đốc phê duyệt, sau đó kế hoạch này
được thông báo cho các nhóm kiểm toán Trưởng các nhóm kiểm toán dựa
trên kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt tiễn hành thu thạp thêm các bằng
chứng và sự hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán dé lập kế
hoạch kiểm toán tổng thé và chương trình kiểm toán.
b./ Lập kế hoạch kiềm toán tổng thể:
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chỉ tiết, cụ thê về
nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp
dụng cho một cuộc kiểm toán.
Nội dung cơ bản của một kế hoạch kiểm toán tổng thể là:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp, chỉ đạo,giám sát và kiểm tra
- Các vần đề khác và những-yêu-eằt-cụ thể -—~— 56 — 3.4,
Trang 26Chuyên đề thực tập
- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tong thé
c./ Lập chương trình kiểm toán:
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm
toán chỉ tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ
thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Nội dung chương trình kiểm toán Hàng tồn kho bao gồm: Kiểm tra hệ
thống kiểm soát; Thực hiện phân tích soát xét; kiểm tra chi tiết và kết luận
đưa ra cho chu trình Dưới đây sẽ trình bày nội dung chu trình kiểm toán
Hàng tồn kho:
Phan 1: Kiểm tra hệ thống kiểm soát
(1) Kiểm tra qui chế quản lý hàng tồn kho, chính sách kế toán áp dụng
của khách hàng như: Phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá, phương
pháp và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(2) Thu thập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ
chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép) Các chính sách và quy trình kiểm
soát trình tự các nghiệp vụ từ khi lập kế hoạch mua hàng đến khi kết thúc.
Việc kiểm tra này phải bao gom việc xem xét thu tục thanh toán đối với quá
trình mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ Chọn một số
nghiệp vụ về nhập xuất kho và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để kiểm
tra tính tuân thủ quy chế hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu phát sinh
đến khi kết thúc Việc kiểm tra này phải bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ
theo các quy chế quản lý hàng tồn kho và các qui định của luật pháp Việc
kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc Ghi chép lại các sai sót đượcphái hiện trên giấy tờ làm việc Công việc này phải được hoàn thành cùng với
chương trình kiểm kê hàng tồn kho.
Phần II: Phân tích soát xét:
(1) Phân tích so sánh sô dư và cơ câu sô dư hàng tôn kho của năm trước
voi năm nay.
(2) Trên cơ sở loại hình sản xuất kinh doanh của công ty, tính toán và
phân tích tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản; tổng số hàng tổn kho/doanhthu hoặc hàng tồn kho/giá vốn hàng bán và so sánh với các tỷ suất này với kỳ
trước Xác định nguyên nhân biến động lớn như: Hàng ế đọng do sản phẩm
18
Trang 27Chuyên dé thực tập
lỗi thời, thay đổi mức quy định trong dự trữ hàng ton kho hay sam pham mat
suc canh tranh
(3) Phân tích đánh giá cụ thể khoản mục sản phâm dở dang, xác định tỷ
trọng trong tổng hàng tồn kho và so với kỳ trước Đánh giá tính chất và sự
phù hợp của khoản mục này.
Phan III: Kiểm tra chỉ tiết
(1) Lập bảng tổng hợp về hàng tồn kho theo các khoản mục.
(2) Tham gia kiểm kê hoặc kiểm kê mẫu
- KTV tham gia và quan sát quá trình kiểm kê hàng tồn kho.
- Hoàn thành mẫu kiểm tra quan sát trong kiểm kê.
- Sử dụng biện pháp chọn mẫu dé đếm số lượng thực tế.
- Trong quá trình kiểm kê, KTV phải quan sát nhằm đảm bảo hàng của
bên thứ ba không có trong hàng được kiểm kê và hàng tồn kho không bị đếm
2 lần Mặt khác các hàng được kiểm kê không bao gồm số hàng được nhập
kho sau ngày khoá số.
(3) Thu thập báo cáo hàng tồn kho (Báo cáo nhập, xuất, tồn) và đốic hiếu
các báo cáo này với kết quả kiểm kê.
- Tìm các bằng chứng về hàng tồn kho tương ứng dé giải thích cho việcchênh lệch giữa số sách với kết quả kiểm kê.
(4) Chắc chắn rằng tính đúng kỳ của hàng tồn kho đã được thực hiện
bằng cách soát xét các chứng từ doanh thu và mua hàng bao gồm cả hàng mua
đang đi đường và các phiếu xuất hàng trong những ngày trước và sau ngày
khoá số.
- Kiêm tra việc xuât hàng trước thời điểm khoá sô mới được loại trừ ra
khỏi sô hàng kiêm kê và tính giá trị xuât trên sô Cái tài khoản giá thành sản
xuât hoặc tài khoản giá thành hàng bán.
(5) Kiểm tra hàng tồn kho
- Soát xét bút toán trên số cái tài khoản hàng tồn kho trước và sau ngày
kiểm kê dé dam bao rằng tat cả các bút toán như lượng tồn tích, phân bé chi
phi phân xưởng, điều chỉnh chênh lệch đã được thực hiện đúng kỳ kế toán.
19
Trang 28Chuyên đề thực tập
- Kiêm tra quyên sở hữu của doanh nghiệp về hàng tôn kho thông qua
xác nhận của ban quản trị và phỏng vân các nhân viên trong đơn vị.
- Xác nhận về sô lượng hàng hoá gửi bán và đôi chiêu với sô sách.
- Kiểm tra một số hoá đơn mua hàng của các hàng hoá mới nhận được
gần nhất mà đã được chép trước khi kiểm kê, liệu các nghiệp vụ này đã được
phản ánh trên tài khoản mua hàng và tài khoản phải trả hoặc đã được thanh
toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
- Kiêm tra những khoản thanh toán bao gom cả những hàng hoá trả lại
trước thời điêm kiêm kê, nham đảm bảo các tài khoản này đã được phản ánh
trên các tài khoản mua hang, tài khoản phải trả và tài khoản vôn băng tiên.
- Những hoá đơn bán hàng gần nhất đã được phản ánh trên tài khoản
doanh thu và phải thu có phù hợp với phiếu xuất kho đã được lập trước thời
điểm kiểm kê.
(6) Phỏng vấn quản đốc phân xưởng liệu có sự thay đổi lớn nào trong
phương thức sản xuất của niên độ kế toán hay không, nếu có thì phải xem xét
những ảnh hưởng có thé tới giá trị ghi số và phản ánh điều kiện đó với chủ
nhiệm kiểm toán.
- Chủ nhiệm kiểm toán sẽ quyết định những công việc cần làm thêm đểđảm bảo chắc chắn rằng những chi phí mới phát sinh là được phản ánh chính
xác trong giá vốn hàng tồn kho.
- Kiểm tra việc hạch toán chi phi đã được sử dụng dé tính toán hàng ton
kho (hoặc không hạch toán chi phi, thì tiến hành những thir nghiệm phù hợp
trực tiếp đối với bảng tính giá hàng tồn kho) với:
a) Các hoá đơn mua hàng và các đơn đặt hàng.
b) Bảng lương
c) Bảng chỉ phí sản xuất.
- Xác định chi phí sản xuất chung đã được hạch toán trong giá trị hàng
tồn kho Xác định xem phương pháp tính của chi phí sản xuất chung có đúng
theo chế độ kế toán hiện hành.
(7) Phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho đối với mua hàng hiện thờivà sản xuất hiện thời.
20
Trang 29Chuyên đề thực tập
- So sánh giá với với báo cáo hàng tôn kho của năm trước.
(8) So sánh giữa số dư hàng tồn kho tại ngày kiểm kê với số dư hàng tồnkho tại ngày khoá số và giải thích các khoản chênh lệch.
(9) So sánh giá với báo cáo tồn kho năm trước
(10) Bước kiểm tra thời điểm khoá sé.
- Chắc chắn rằng việc xuất hàng đã được ghi số và ghi vào tài khoản giá
thành bán hàng trong mối quan hệ chặt chẽ với việc ghi chép hạch toán ở tài
khoản phải thu
- Chac chăn răng hàng hoá nhận trước ngày cuôi năm mới được ghi tăng
hàng tôn kho và tăng khoản phải trả người bán.
- Chắc chắn rằng hàng tồn kho không bị báo cáo nhỏ hơn hoặc lớn hơn
hàng luân chuyền giữa các chi nhánh, công ty nội bộ.
- Nếu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khê khai thường
xuyên để xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm thì phải giải thích xem làm
thé nào có thé kiểm tra được thời điểm ghi nhập hàng, xuất hàng cho sản xuất và xuất bán tại thời điểm khoá sé (Phương pháp tính giá hàng tồn kho áp
(11) Kiểm tra cơ sở tính giá hàng tồn kho áp dụng ( đặc biệt khoản mục
có giá trị lớn) đối chiếu với hoá đơn của nhà cung cấp hoặc đối chiếu theo sé
chỉ tiết hàng tồn kho hoặc theo giá định mức.
- Đảm bảo rằng các chi phí liên quan đến hàng nhập như chi phí vận
chuyền, thuế nhập khâu, bảo hiểm được tính vào giá trị hàng tồn kho.
- Nếu dùng giá định mức thì phải đánh giá xem xét cơ sở xác định giá
định mức và phân tích chêch lệch giữa giá định mức với giá thực tế.
(12) Xác định hàng chậm luân chuyên, hư hỏng hoặc lỗi thời.
- Xem xét kết quả của công việc đã làm trong kiểm kê để xem xét liệu có cần lập dự phòng cho những hàng tồn kho lỗi mốt, cũ nát hoặc vượt quá nhu cau dự trữ trong kho.
- Chủ nhiệm kiểm toán sẽ phỏng vấn những người có trách nhiệm trong
đơn vị, liệu họ có thé biết những ảnh hưởng nào có thé dẫn tới làm giảm giá
hàng tồn kho.
21
Trang 30Chuyên dé thực tập
- Soát xét báo cáo lỗ lãi theo tong sản phẩm của khách hàng để soát xét
phân tích kỹ lưỡng những loại hàng bị lỗ Xác định nguyên nhân lỗ, phươngpháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Danh mục hàng hoá tồn kho lập dự
- Soát xét doanh thu theo từng loại hàng sau ngày khoá số để đảm bảo
rằng giá có bán được tại thời điểm khoá số không lớn hơn giá thực tế có thể
bán sau ngày khoá sé.
(13) Xác nhận hàng đại lý hoặc gửi ở nơi thứ ba.
(14) Xác nhận với người mua hoặc người bán trong các trường hợp hàng
bán đang đi trên đường và hàng mua đang đi trên đường
(15) Xác nhận hàng tồn kho được trình bay theo đúng luật và chuẩn mực
kế toán.
(16) Kiểm tra chỉ phí sản xuất (sản pham dở dang) Kiểm tra hệ thống
kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra phương pháp tập hợp chỉ phí sản xuất và tính giá thành của
công ty.
- Trong trường hợp Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phẩmtheo phương pháp định mức hoặc giá chuẩn thì phải kiểm tra cơ sở, phương
pháp xây dựng định mức hoặc đơn giá.
Phân tích soát xét:
- So sánh chi phí sản xuat của năm nay với năm trước.
- Phân tích ty trọng của các loại chi phí trong sản xuất dé từ đó xác định
trọng tâm kiểm toán và đưa ra phương pháp kiểm toán phù hợp là phươngpháp tiếp cận dựa trên hệ thống và phương pháp kiểm tra cơ bản.
Kiểm tra chỉ tiết:
- Đối với chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Chọn mẫu một số loại vật tư chủ yếu dé đối chiếu và kiểm tra việc ghi
chép vào tài khoản chi phí có phù hợp không?
22
Trang 31Chuyên dé thực tập
+ Đối chiếu phiếu xuất kho với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư với sự phêduyệt để tìm ra những sai xót trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu
giữa các tài khoản 621, 627, 641 và 642.
+ Tính toán xác định số đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một đơn VỊ sản phẩm với định mức hoặc dự toán để phát hiện ra những chênh lệch bất
hợp lý đặc biệt là tỷ lệ hao hụt cho phép.
+ Tham chiếu với phần kiểm tra hàng tồn kho ở trên.- Đối chiếu chi phí nhân công trực tiếp.
- Nội dung kiểm tra chi tiết được tham chiếu tới phan kiểm tra Tiền lương phải trả (TK 334 ) Ngoài ra trong phần này cần tập trung kiểm tra
những nội dung sau:
+ Đối chiếu xem xét bảng tính lương, phân bổ tiền lương vào các khoản tính trên tiền lương có được hạch toán vào chi phí cho từng đối tượng hay không dé tìm ra những sai sót trong hạch toán chi phí nhân công.
+ So sánh chi phí nhân công theo thời gian lao động thực tế với địnhmức chỉ phí của một sản phẩm dé phát hiện ra những chênh lệch.
+ Đối với các chỉ phí nhân công thuê ngoài phải kiểm tra kỹ các hợp
đồng lao động và phương thức thanh toán, chi trả dé tìm ra những dấu hiệu về
gian lận như lập Hợp đồng lao động giả
- Đôi với chi phí sản xuat chung:
+ Chi phí khấu hao tài sản có định được tham chiếu tới phần kiểm toán Tài sản cố định.
+ Chi phí bằng tiền khác được tham chiếu tới phần kiểm tra tài khoản tiền hoặc có sự kết hợp.
- Kiểm tra chỉ tiết đánh giá sản phẩm dé dang cuối kỳ:
+ Kiểm tra kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ về hiện vật.
+ Kiểm tra phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà công ty áp dụng (theo số lượng hoàn thành tương đương, theo nguyên vật liệu trực tiếp, theo
chỉ phí định mức) và phương pháp này có nhất quán với kỳ trước hay không?
23
Trang 32Chuyên đê thực tập
+ So sánh đối chiếu tỷ lệ sản phẩm dé dang kỳ này so với kỳ trước để
phát hiện những thay đổi bất thường nhất là ở những trường hợp công ty đánh
giá giá trị sản phẩm dở dang cao dé tao ra lãi giả tạo hoặc ngược lại 1.3.2./ Thực hiện kiểm toán:
1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra dé thu thập bằng chứng kiểm toánvề sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ (Theo giáo trình Kiểm toán tài chính).
Các thủ tục kiểm toán cụ thé được thực hiện trong việc kiểm tra hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với chu trình Hàng tồn kho bao gồm:
(1) Đối với quá trình mua hàng:
- Xem xét việc xử lý đơn đặt hang có được thực hiện đúng theo quy trình.
được doanh nghiệp quy định không?
- Xem xét chữ ký trên đơn đặt mua hàng có thực sự đúng (đúng người,
đúng cấp quản lý) không?
- Xem xét các thủ tục kiểm nhận hàng có được thực hiện không và thực
hiện có đúng trình tự không?
- Xem xét người chịu trách nhiệm mua hàng, kê toán, người kiêm nhậnhàng mua và thủ kho có độc lập không và có kiêm nhiệm các công việckhông?
(2) Đối với quá trình nhập xuất kho:
- Khi kiểm tra quá trình nhập, xuất kho hàng, thông thường KTV xem
xét các thủ tục về nghiệp vụ nhập, xuất kho được tiến hành đúng theo nguyêntắc và quy định không?
- Việc tô chức nhận hàng nhập kho và quá trình làm việc của ban kiểm
nhận hàng nhập kho có đúng trình tự không?
- Kiểm tra quá trình hoàn thành các thủ tục xuất kho hàng, từ việc lập
các phiếu yêu cầu vật tư của bộ phận sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng của
khách hàng, việc phê chuẩn hoặc ký lệnh xuất kho và lập phiếu xuất kho đến
thực hiện nghiệp vụ xuất kho của thủ kho.
24
Trang 33Chuyên đề thực tập
- Việc theo dõi ghi sô nhật ký hàng vận chuyền ra ngoài công của bảo vệcơ quan, KTV cũng cân phải xem xét.
- Kiểm tra việc tôn trọng nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất
kho, quy trình làm việc va xác nhận chất lượng hàng nhập kho của bộ phận
KCS (Kiểm soát chất lượng sản phẩm).
- Xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao hàng nhận hàng và
các kế toán viên phần hành Hàng tồn kho Quá trình kiểm tra kiểm soát của
KTV thực hiện thông qua việc quan sát và tiếp cận với nhân viên trực tiếp làm công việc kiểm nhận, nhập kho và kiểm tra chất lượng Trong một số trường hợp có thé trực tiếp giám sát một số lần nhập xuất kho hàng dé có thêm những bằng chứng cho đánh giá cơ cau kiểm soát nghiệp vụ nhập, xuất kho.
(3) Đôi với kiêm soát sản xuât và chi phí sản xuât
Thông thường ở doanh nghiệp sản xuất có một bộ phận kiểm soát sản
xuất dé xem xét số lượng chúng loại sản phẩm được sản xuất có đúng theo
yêu cầu hay lệnh sản xuất không, kiểm soát chất lượng sản phẩm ở các phân
xưởng, phế liệu cũng như kiểm soát quá trình bảo vệ và theo dõi nguyên vật liệu ở phân xưởng sản xuat Ngoai ra doanh nghiệp cũng có một cơ cau kiểm soát nội bộ đối với kế toán chi phí sản xuất dé chi phi san xuất được tinh đúng đủ hợp lý cho từng đối tượng Khi kiểm tra cơ cau kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất, KTV có thể tiến hành xem xét một số vẫn dé chủ yếu sau: - Việc ghi chép của nhân viên thống kê phân xưởng, tổ, đội, cũng như sự giám sát
của quản đốc phân xưởng hoặc tô trưởng, đội trưởng có thường xuyên và chặt
chẽ không.
- Xem xét việc ghi chép nhật ký sản xuất của từng bộ phận sản xuất theo
dõi số lượng, chất lượng, chủng loại, sản phẩm hỏng, phế liệu
- Quan sát quy trình làm việc bộ phận kiểm tra chất lượng ở phân xưởng, tính độc lập của bộ phận này với bộ phận kiểm nhận hàng nhập kho.
- Xem xét việc lập báo cáo sản xuât hàng của phân xưởng.
- Xem xét quá trình kiểm soát công tác kế toán chi phí của doanh nghiệp có được thực hiện thường xuyên hay không Điều đó được thé hiện thông qua
các dấu hiệu kiểm tra số kế toán chi phí của những người có trách nhiệm và
độc lập với những người ghi số.
25
Trang 34Chuyên dé thực tập
- Xem xét phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có tuân thủ đúng nguyên tắc và tính nhất quán giữa kỳ này so với kỳ trước hay không, cũng
như sự giám sát của người có trách nhiệm trong công việc đánh giá sản phẩm dở dang Quá trình khảo sát kiểm soát chỉ phí tiền lương ở chu kỳ tiền lương và nhân sự cũng là một phần liên quan đến khảo sát kiêm soát chi phí sản xuất
1.3.2.1./ Thực hiện thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích chủ yếu có thé sử dụng bao gồm:
- Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh số dư của các loại hàng tồn kho cuối kỳ với các kỳ trước; So sánh các loại hàng tồn kho thực tế với định mức dự trữ mà đơn vị đã xác định cho từng loại hàng tồn kho
- Kỹ thuật phân tích dọc:
+ So sánh số vòng luân chuyên hàng tồn kho với các kỳ trước và với số
liệu bình quân ngành.
Z ˆ er 2 id uốn hang bán trong Kỳ
So vòng luân chuyên hàng tôn kho = ACso du bình quán hàng ton kho
Trong đó:
số du hang tốn kho dau Kỳ+số du hang tồn kho cuối ky
Số du bình quân = : hang ton kho
+ So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước và với số liệu bình quân ngành
Tỷ lệ lãi gộp = Sẽ
KTV cũng phải lưu ý đến các rủi ro có thể liên quan đến hàng tồn kho
trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích:
+ Các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa: lỗi thời, lạc hậu, mat
pham chat, qua han
+ Cac rui ro lién quan dén san xuat: Chat luong nguyén vat liéu; tinh thường xuyên cua hoạt động cung ứng vật liệu va các yếu tố khác phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, tính bất thường, tính chất thời vụ, tính chất chu
kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh.
26
Trang 35Chuyên dé thực tập
+ Các rủi ro liên quan đến quá trình kinh doanh: sự mở rộng hoặc thu
hẹp của thị trường; các chính sách cạnh tranh của đơn vi; các chính sách cạnh
tranh của các đối thủ
+ Các rủi ro liên quan đến đánh giá hàng tồn kho ( đặc biệt khi đơn vị sử
dụng các phương pháp đánh giá cho các ước tính kế toán ), hệ thống kế toán
quản trị môi trường kiểm soát, trình độ nhân viên 1.3.2.3./ Thực hiện thủ tục kiểm toán chỉ tiết
a./ Kiểm tra chỉ tiết nghiệp vụ hàng tôn kho
Mục tiêu kiểm tra chỉ tiết nghiệp vụ là phát hiện những sai sót trong hạch
toán hay những sai sót trong hạch toán hàng tồn kho không đúng nguyên tắc.
Thủ tục kiêm tra chi tiêt nghiệp vụ thông thường là xem xét lại môi quan
hệ giữa các tài khoản liên quan, băng cách đôi chiêu sô liệu phát sinh của các
tài khoản hàng tôn kho và các tài khoản chi phí liên quan.
- Xem xét đối chiếu giữa số liệu trên TK 152 - Nguyên vật liêu với các
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 627 - Chi phí sản xuất chung,
các TK chi phí khác.
- Đối chiếu số liệu giữa các tài khoản chi phí như TK 621- Chi phí NVL
trực tiếp; TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp với tài khoản 154- Chi phí
SXKD dở dang.
- Đối chiếu số liệu giữa TK 627- Chi phí sản xuất chung với TK 154 - Đối chiếu số liệu giữa TK 154 với số liệu TK 155 - Thành phẩm.
- Hoặc đối chiếu giữa TK 155 - Thành phẩm; (TK 156 - Hàng hoá) với
TK 157 - Hàng gửi bán và TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ cũng còn được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa số dư trên tài khoản hàng tồn kho với số liệu kiểm kê thực tế.
Kiểm tra chỉ tiết nghiệp vụ chủ yếu chú trọng vào những chu trình hàng tồn
kho hoặc chi phí thiếu bằng chứng có tính thuyết phục hoặc trong quá trình
khảo sát kiểm soát KTV nhận thấy có những khả nghi và rủi ro kiểm soát lớn Thực tế KTV thường mở rộng các thủ tục kiểm tra chỉ tiết nghiệp vụ hàng ton
kho ở các khoản mục thuộc hệ thống kế toán chỉ phí sản xuất.
Nhiêu doanh nghiệp có cơ câu kiêm soát nội bộ về quá trình sản xuât vàchi phí sản xuât không chặt chẽ tao sơ hở cho những gian lận trong việc sử
a7
Trang 36Chuyên dé thực tập
dụng nguyên vật liệu, như: Nguyên vật liệu xuất dùng nhưng không được sử
dụng vào sản xuất mà vẫn hạch toán vào chi phí sản xuất, hoặc nguyên vậtliệu đã xuất dùng nhưng không được tính toán vào chỉ phí sản xuất, hoặc tính
không đúng vào chi phí của bộ phận sử dụng, phản ánh sai lệch giá trị tài
sản Ngoài ra nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Chỉ phí sản xuất không
hiệu lực thì sẽ phát sinh những sai sót trong việc tập hợp chi phí không đúng,
hoặc phân bé chi phí sản xuất chung không hợp ly dẫn đến việc đánh giá sai
lệch trị giá tài sản (sản phẩm dở dang, thành phẩm) Hoặc tính sai kết quả
kinh doanh do hạch toán nhằm chi phí sản xuất chung vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp Tương tự, việc không tuân thủ nhất quán nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng là nguyên nhân gây ra
những sai sót trọng yếu của khoản mục sản pham dở dang và thành phẩm.
KTV có thể thực hiện một số thủ tục kiểm tra nghiệp vụ để phát hiện
những sai sót và gian lận sau đây:
- Đề xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với các chi phí vật liệu ở các bộ phận bằng cách đối chiếu trị giá nguyên vật liệu xuất kho trên TK 152 - Nguyên vật liệu với tổng chi phí nguyên vật liệu trên các
TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272 - Chi phí ngyên vật liệu); TK
641-Chi phi bán hang (6412 - 641-Chi phi vật liệu, bao bì); TK 642 - 641-Chi phí quản lý
doanh nghiệp (6422 - Chi phí vật liệu quản lý) Đồng thời xem xét việc ghi chép trên số theo dõi vật tư sử dụng ở các phân xưởng sản xuất Đối chiếu giữa số liệu vật tư xuất dùng cho phân xưởng với báo cáo sử dụng vật tư của
phân xưởng dé phát hiện sai lệch nếu có (Khảo sát nghiệp vụ này sẽ được tiến
hành kết hợp với quá trình khảo sát thống kê ở phân xưởng).
- Dé đánh giá quá trình tập hợp chi phí sản xuất là đúng dan và hợp lý,
KTV trước hết phải xem xét chứng từ, tài liệu của các chi phí phát sinh được
hạch toán vào các tài khoản chi phí có đầy đủ và hợp lý không Sau đó sẽ đối chiếu giữa số liệu trên các tài khoản 621 Chi phí NVL trực tiếp; TK 622 -Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 - -Chi phí sản xuất chung với số liệu phát
sinh nợ trên TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
- Để xác định tinh hợp lý của quá trình phân bổ chi phí, KTV xem xét
tiêu thức phân b6 chi phí theo các đối tượng tính giá cá biệt có thay đối đáng kế so với các kỳ trước hay không Nếu có thay đổi từ tiêu thức này sang tiêu
thức khác mà có ảnh hưởng lớn va đáng ké đến chi phí và giá thành của
những đối tượng tính giá cá biệt Nếu sự thay đổi đó có khả năng làm mat đi
28
Trang 37Chuyên dé thực tập
tính trung thực của quá trình đánh giá hàng tồn kho thì cần phải xem xét có
nên chấp nhận tiêu thức phân bổ chỉ phí đó không.
- KTV xem xét việc ghi chép số theo dõi sản phẩm dở dang cuối kỳ ở
phân xưởng sản xuất có đầy đủ, kịp thời không Đồng thời đối chiếu phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang kỳ này với các kỳ trước có nhất quán không.
Nếu có sự thay đôi thì tìm hiểu nguyên nhân và sự ảnh hưởng của chúng Đốichiếu sự phù hợp giữa số lượng sản phẩm dở dang với giá trị sản phẩm đó để
phát hiện những biến động bắt thường và tính không hợp lý.
Tương tự như vậy, KTV cũng cần khảo sát xem có sự thay đôi trong việc
sử dụng phương pháp tính toán giá thành của doanh nghiệp không Ngoài ra
KTV có thé tính toán một số khoản mục chi phí và việc tổng hợp chi phi,phân bố chi phí vào tính giá thành nhằm phát hiện những sai sót trong quá
trình tính toán.
b./ Kiểm tra chỉ tiết số dự hàng tôn kho
Khi kiểm toán số dư hàng tồn kho KTV phải thực hiện các khảo sát chi
tiết hàng tồn kho là điêu cần thiết và quan trọng Khi khảo sát chỉ tiết hàng tồn
kho cần lưu ý và xem xét kết quả kiểm tra chỉ tiết của các chu trình liên quan:
Chu trình Mua vào và Thanh toán, chu trình Tiền lương và Nhân viên, chu
trình Bán hàng và Thu tiền bởi vì kết quả kiểm tra các chu trình đó có ảnh
hưởng đến các kiểm tra chỉ tiết Hàng tồn kho.
Công tác kiểm toán Hàng tổn kho rất phức tạp và nó liên quan đến hiện
vật và giá trị hàng tồn kho Vì vậy kiểm tra chỉ tiết Hàng tồn kho được đề cập
chủ yếu hai vấn đề: Quan sát vật chất và quá trình định giá, hạch toán hàng
tồn kho Quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho của KTV thường được tiến
hành theo các bước: Tìm hiểu các quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê, xác
định các quyết định kiểm toán và thực hiện quan sát vật chất Ở bước thứ hai,
các quyết định kiểm toán của quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho bao
gồm: Lựa chọn thủ tục kiểm toán, xác định thời gian, xác định quy mô mẫu
và lựa chọn khoản mục dé kiểm tra.
Bên cạnh đó, để xác định quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho
đúng đắn hay không KTV cần phải kiểm tra chỉ tiết các quá trình này Kiểm
tra chi tiết quá trình tinh giá và hạch toán hàng tồn kho bao gồm tất cả các
khảo sát đơn giá hàng xuất kho có đúng và chính xác không, khảo sát quá
trình tính toán giá trị hàng xuất kho, kiểm tra quá trình tính toán, tập hợp,
29
Trang 38Chuyên đê thực tập
phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra chỉ tiết tính toán xác
định giá trị sản phẩm dé dang và kiểm tra quá trình hạch toán hàng tồn kho.
Bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra chỉ tiết quá trình tính giá và hạch
toán HTK là cần tìm hiểu quá trình KSNB tính giá và hạch toán HTK Nếu doanh nghiệp có một cơ cầu kiểm soát nội bộ đầy đủ và đáng tin cậy trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình tính giá và ghi số kế toán chỉ phí thì KTV đã
phan nào tin tưởng các chi phí là đảm bảo hợp lý Chi phí đã được sử dụng dé
tính giá các đối tượng hàng tồn kho và các phương pháp sử dụng để tính giá là hợp lý Tiếp đó, cần kiểm tra công tác tính giá HTK Kiểm tra quá trình tính giá hang tồn kho thường là một trong những phan quan trọng nhất và mat nhiều thời gian nhất của cuộc kiểm toán chỉ tiết hàng tồn kho Khi kiểm tra
cần quan tâm tới 3 van dé của phương pháp tính giá (các đối tượng chủ yếu là
hàng xuất kho, sản phẩm dé dang cuối ky va giá thành thành phẩm) đó là:
- Phương pháp tính mà doanh nghiệp áp dụng có phù hợp với các nguyên
tắc kế toán được thừa nhận hay không Quá trình áp dụng phương pháp tính
giá có nhất quán với các niên độ kế toán trước đó không.
- Số liệu tính toán có chính xác và hợp lý không.
- Mỗi đối tượng tính giá có đặc điểm khác nhau nên sẽ được sử dụng các
phương pháp khác nhau dé kiểm tra việc tính toán giá của đối tượng tính giá
Kiểm tra quá trình tính giá HTK bao gồm: kiểm tra công tác tính giá xuất
HTK, kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm
(bao gồm kiểm tra chỉ tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm tra chỉ tiết chi phí nhân công trực tiếp, kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung, kiểm tra
chỉ tiết đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ)
1.3.3./Kết thúc kiểm toán chu trình hàng tôn kho
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan
đến số liệu kế toán thuộc chu trình hàng tồn kho, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu trình này Tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồn kho
thường được thé hiện dưới hình thức một “'Bảng tổng hợp kết quả kiểm
todn’’ hay ‘’ Biên bản kiểm toan’’ Các nội dung chủ yếu được thể hiện:
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiêm tra chi tiệt các nghiệp vu va sô du
tài khoản và đánh giá vê mức độ sai phạm
30
Trang 39Chuyên dé thực tập
- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa)
- Y kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối vớichu trình hàng tồn kho.
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Bang 1.1: T ong hop két qua kiém toán
Tổng hop kết quả kiểm toán- _ Công ty kiểm toán :
- Khách hàng:
- Nién độ kế toán:
- _ Công việc : Tổng hợp kết quả kiểm toán Hàng tồn kho trên BCTC
- * Công việc KTV đã thực hiện
- - Khảo sát vê kiêm soát nội bộ đôi với chu trình Hang tôn kho
- -Thuc hiện các thủ tục phân tích liên quan đến Hàng tồn kho
- _- Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan, kiểm tra chỉ tiết số dư, kiểm tra các tài khoản có liên quan đến Hàng tồn kho
- * Giới hạn kiểm toán:
Trang 40Chuyên dé thực tập
CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG QUY TRÌNH KIEM TOÁN HANG TON KHO
TRONG KIEM TOÁN BAO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
KIEM TOÁN VÀ TƯ VAN TÀI CHÍNH QUOC TE THỰC HIỆN
2.1/Giới thiệu về Công ty Kiểm toán và tư van tài chính quốc tế:
2.1.1⁄ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán và tưvan tài chính quốc té
Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC) là đại diện duy nhấttại Việt Nam của Hãng kiểm toán Quốc tế AGN International (IFC), một hãng
kiểm toán - kế toán lớn với 197 hãng thành viên ở khắp 90 quốc gia trên thế giới, với 455 văn phòng và trên 8.800 Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp.
IFC được thành lập trên co sở hội tụ những các KTV và chuyên gia tư vấn
giàu kinh nghiệm tại các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam Hiện nay, IFC là một trong 10 công ty kiểm toán có số lượng KTV lớn nhất và giàu kinh
nghiệm nhất trong số hơn 160 công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam
với trên 100 nhân viên, trong đó có gần 20 thành viên có chứng chỉ KTV quốc
gia (CPA) và các chứng chỉ quốc tế khác.
Một trong những thế mạnh của IFC so với các công ty kiểm toán khác là
IFC kết hợp chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo họ đạt được mục tiêu của mình đến nay công ty đã vượt qua những trở ngại và ngày càng phát triển Uy
tín của công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao rõ rệt, công ty ngàycàng nhận được sự tin tưởng của các khách hàng Đó là ghi nhận xứng đáng
cho những cô găng lớn lao của ban Giám đôc và nhân viên./
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính
quốc tê
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Kiêm toán và tư vân tài chính quôc tê cung cap các dịch vụ liên
quan dén tài chính, gôm có:
32