1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm tra hư hỏng, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số Toyota Wigo. Mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

102 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Tra Hư Hỏng, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Toyota Wigo. Mô Hình Hộp Số Sàn Xe Tải Vinaxuki 1,2 Tấn
Tác giả Lê Thiên Hữu
Người hướng dẫn Thầy Phạm Văn Thức
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,86 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Mở đầu (16)
    • 1.1 Tổng quan về đề tài (16)
    • 1.2 Lý do chọn đề tài (16)
    • 1.3 Giới hạn đề tài (16)
    • 1.4 Cấu trúc tổng quan của đề tài (17)
  • Chương 2: Kết cấu hộp số sàn C551 (18)
    • 2.1 Giới thiệu chung về hộp số sàn (18)
      • 2.1.1 Khái niệm hộp số sàn (18)
      • 2.1.2 Phân loại hộp số sàn (18)
      • 2.1.3 Công dụng của hộp số sàn (19)
      • 2.1.4 Yêu cầu chung với hộp số sàn (19)
      • 2.1.5 Cấu tạo chung của hộp số sàn (20)
      • 2.1.6 Nguyên lý hoạt động chung của hộp số sàn (21)
    • 2.2 Giới thiệu hộp số sàn C551 của Toyota Wigo (21)
      • 2.2.1 Giới thiệu chung về dòng xe Toyota Wigo (21)
      • 2.2.2 Giới thiệu hộp số sàn C551 (22)
    • 2.3 Kết cấu hộp số sàn C551 (24)
      • 2.3.1 Cấu tạo trên vỏ hộp số (24)
      • 2.3.2 Cấu tạo cơ cấu càng gạt số (25)
      • 2.3.3 Cấu tạo trục sơ cấp (26)
      • 2.3.4 Cấu tạo trục thứ cấp (27)
      • 2.3.5 Cấu tạo cụm cần chuyển số và bánh răng vi sai (28)
    • 2.4 Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn C551 (29)
  • Chương 3: Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số sàn C551 (32)
    • 3.1 Công đoạn giao nhận xe (32)
    • 3.2 Lịch trình bảo dưỡng định kỳ cho hộp số sàn (33)
      • 3.2.1 Khái niệm bảo dưỡng và lợi ích của việc bảo dưỡng định kỳ (33)
      • 3.2.2 Bảo dưỡng từ 40,000 đến 60,000 km (34)
      • 3.2.3 Bảo dưỡng từ 100,000 đến 120,000 km (35)
    • 3.3 Cách nhận biết các triệu chứng hư hỏng đến từ bên trong hộp số sàn (36)
      • 3.3.1 Tiếng kêu của bánh răng khi chuyển số (36)
      • 3.3.2 Gặp khó khăn khi chuyển số (38)
      • 3.3.3 Hiện tượng nhảy số (39)
      • 3.3.4 Có tiếng ồn và tiếng kêu lạ (41)
    • 3.4 Trình tự các bước tháo hộp số sàn C551 (42)
      • 3.4.1 Công đoạn cần chuẩn bị trước khi tháo các chi tiết bên trong hộp số (42)
      • 3.4.2 Trình tự các bước tháo các chi tiết vỏ hộp số (42)
      • 3.4.3 Trình tự các bước tháo cụm càng gạt số (46)
      • 3.4.4 Trình tự các bước tháo trục sơ cấp (50)
      • 3.4.5 Trình tự các bước tháo trục thứ cấp (56)
      • 3.4.6 Trình tự các bước tháo các bánh răng vi sai (61)
    • 3.5 Cách kiểm tra các chi tiết trên hộp số sàn C551 (64)
      • 3.5.1 Chuẩn bị trước khi kiểm tra (64)
      • 3.5.2 Cách kiểm tra các chi tiết cụm càng gạt số (64)
      • 3.5.3 Cách kiểm tra các chi tiết trên trục sơ cấp (69)
      • 3.5.4 Cách kiểm tra các chi tiết trên trục thứ cấp (73)
    • 3.6 Trình tự lắp lại toàn bộ hộp số sàn C551 (77)
      • 3.6.1 Chuẩn bị và lưu ý trước khi lắp lại (77)
      • 3.6.2 Trình tự các bước lắp các bánh răng vi sai (77)
      • 3.6.3 Trình tự các bước lắp các chi tiết trên trục thứ cấp (81)
      • 3.6.4 Trình tự các bước lắp các chi tiết trên trục sơ cấp (85)
      • 3.6.5 Trình tự các bước lắp cụm trục càng gạt số (88)
      • 3.6.6 Trình tự các bước lắp vỏ hộp số (92)
  • Chương 4: Mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn (96)
    • 4.1 Mục đích thiết kế mô hình (96)
    • 4.2 Chuẩn bị vật tư và thiết bị (96)
    • 4.3 Phương pháp cắt mô hình (97)
    • 4.4 Trình tự các bước tiến hành làm mô hình hộp số (97)
    • 4.5 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn (98)
      • 4.5.1 Cấu tạo hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn (98)
      • 4.5.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn (99)
  • KẾT LUẬN (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)

Nội dung

Qua những năm không ngừng cải cách và tiếp tục hoàn thiện dưới sự lãnh đạo đúng đắng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các công tác đối nội, đối ngoại,… mang nền kinh tế của nước ta không ngừng có những phát triển vượt bật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Ngoại Thương,… và trong đó ngành Công Nghiệp ô tô là một trong những ngành có sua hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Biểu hiện là số lượng ô tô của nước ta tăng mạnh, kéo theo các công tác bảo dưỡng, sửa chữa củng tăng lên.

Kết cấu hộp số sàn C551

Giới thiệu chung về hộp số sàn

2.1.1 Khái niệm hộp số sàn

Hộp số cơ khí, thường được gọi là hộp số sàn (MT), hay còn được biết đến như hộp số tiêu chuẩn ở Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và cần số ở Hoa Kỳ, là một hệ thống truyền động đa tốc độ trong xe cơ giới Người lái phải thủ công thay đổi số bằng cách vận hành cần số và bộ ly hợp (thường là bàn đạp ly hợp cho ô tô hoặc cần gạt tay cho xe máy)

2.1.2 Phân loại hộp số sàn

Phân chia dựa trên tỷ số truyền:

+ Hộp số vô cấp: Tỷ số truyền có khả năng thay đổi liên tục trong một phạm vi nhất định

+ Hộp số cấp bậc: Tỷ số truyền có khả năng tăng hoặc giảm theo từng cấp độ khác nhau Trên các phương tiện, thường có sử dụng hộp số 3 cấp, 4 cấp hoặc 5 cấp Phân loại dựa trên phương pháp truyền lực:

+ Hộp số cơ học: Truyền lực thông qua các yếu tố cơ học

+ Hộp số điện tử: Truyền lực sử dụng điện từ

+ Hộp số thủy lực: Truyền lực thông qua chất lỏng

Phân chia dựa trên phương pháp điều khiển: Hộp số sàn, tự động và bán tự động Phân chia dựa trên số lượng trục:

+ Dạng 2 trục: Bao gồm trục chủ động (trục đầu vào) và trục bị động (trục đầu ra)

+ Dạng 3 trục: Bao gồm trục chủ động (trục đầu vào), trục bị động (trục đầu ra), và trục trung gian

2.1.3 Công dụng của hộp số sàn

Thay đổi tỷ số truyền động giữa động cơ và bánh xe để điều chỉnh tốc độ và sức kéo phù hợp với trọng lượng của động cơ Thay đổi hướng momen xoắn ở bánh xe để xe có thể di chuyển về phía trước hoặc lùi Ngắt kết nối truyền động tạm thời giữa động cơ và hệ thống truyền động khi xe khởi động mà không mang theo tải trọng

+ Ưu điểm: Tạo cảm giác lái tự nhiên và thú vị cho người lái Xe trang bị hộp số sàn thường có giá thành thấp hơn so với xe tự động Độ bền cao hơn, đồng nghĩa với chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thấp hơn và tiết kiệm hơn

+ Nhược điểm: Quá trình điều khiển phức tạp, có thể khiến người lái cảm thấy căng thẳng vì cần thực hiện nhiều thao tác cùng lúc và đồng thời phải theo dõi tình hình giao thông, đặc biệt trong điều kiện đường đông đúc Thường xuyên sử dụng chân để điều khiển bộ ly hợp có thể gây mệt mỏi hoặc đau nhức chân

2.1.4 Yêu cầu chung với hộp số sàn

Hộp số sàn có rất nhiều yêu cầu, tuy nhiên có một số yêu cầu chung của hầu hết hộp số sàn:

+ Hiệu suất chuyển số cần có khả năng chuyển số mượt mà, nhanh chóng và chính xác để đảm bảo trải nghiệm lái tốt

+ Phải được thiết kế sao cho an toàn khi sử dụng Điều này bao gồm việc đảm bảo không có khả năng tự động chuyển số khi không có tác động từ người lái + Có độ tin về độ bền, đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không gặp sự cố Phải dễ sử dụng, với các phím chuyển số rõ ràng và dễ dàng tiếp cận

+ Cho phép việc kiểm soát tốc độ và mô-men xoắn sao cho tiết kiệm nhiên liệu tối đa trong mọi tình huống lái xe Khả năng điều chỉnh so cho phù hợp với động cơ và môi trường sử dụng

+ Khả năng lùi xe dễ dàng và an toàn Đồng thời đảm bảo tính tiện lợi trong việc sử dụng và bảo dưỡng Cung cấp trải nghiệm lái xe thú vị và linh hoạt cho người lái

Hình 2.2 Bên trong buồn điều khiển xe số sàn 2.1.5 Cấu tạo chung của hộp số sàn

Hộp số sàn bao gồm các bộ phận chính sau:

+ Vỏ hộp số: Đây là khung cơ học chứa các thành phần chính của hộp số Nó thường được làm từ kim loại chất lượng cao để đảm bảo sự cứng cáp và bền bỉ

+ Cụm càng gạt số (Gear Lever): Cần gạt số là cần điều khiển bằng tay để chọn số truyền thích hợp Khi người lái di chuyển cần gạt, các bánh răng trên trục đầu vào và trục đầu ra sẽ thay đổi vị trí để tạo ra tỷ số truyền động khác nhau

+ Trục sơ cấp (Mainshaft): Đây là trục chịu trách nhiệm truyền động từ hộp số đến bánh xe Trục này được gắn các bánh răng khác nhau tương ứng với các số truyền

+ Trục thứ cấp (Countershaft): Trục này cũng chứa các bánh răng có kích thước khác nhau để tạo ra các tỷ số truyền động khác nhau thông qua bộ truyền đồng tốc và bánh răng

+ Bộ đồng tốc (Synchronizers): Đây là các bộ phận giúp đồng bộ tốc độ quay của bánh răng trước khi chuyển số, đảm bảo việc chuyển số mượt mà mà không gây tiếng kêu

+ Bánh răng vi sai: Kết nối với các bánh răng truyền lực ra bánh xe

2.1.6 Nguyên lý hoạt động chung của hộp số sàn

Mỗi hộp số sàn có thiết kế khác nhau sao cho phù hợp với thiết kế và điều kiện cho từng mẫu xe Tuy nhiên hầu hết các hộp số sàn đều có nguyên lý hoạt động nhìn chung là giống nhau Sau đây là nguyên lý hoạt động chung của hộp số sàn:

Khi người lái khởi động xe: động cơ hoạt động, năng lượng từ nó được truyền thông qua bộ truyền động đến hộp số Tại điểm này, người lái bấm côn, đẩy bộ côn vào đĩa ly hợp, ngắt kết nối truyền động giữa động cơ và hộp số Đĩa ly hợp bắt đầu không xoay và không truyền động vào hộp số.Người lái di chuyển cần gạt số để chọn số truyền mong muốn Điều này di chuyển các bánh răng trên trục đầu vào và trục đầu ra để tạo ra tỷ số truyền động khác nhau tương ứng với số truyền chọn

Giới thiệu hộp số sàn C551 của Toyota Wigo

2.2.1 Giới thiệu chung về dòng xe Toyota Wigo

Hình 2.3 Xe toyota wigo MT

Toyota Wigo là một dòng xe hạng nhỏ của hãng sản xuất ô tô Toyota, được giới thiệu lần đầu vào năm 2013 Dòng xe này được thiết kế với mục tiêu cung cấp một phương tiện di chuyển tiện lợi, hiệu quả về nhiên liệu và có giá cả phải chăng, đặc biệt hướng đến đối tượng người mua xe mới hoặc những người cần một chiếc xe thứ hai trong gia đình

Với thiết kế nhỏ gọn, Toyota Wigo dễ dàng lưu thông trong các ngõ ngách đô thị và dễ dàng tìm kiếm chỗ đậu Sức tiêu thụ nhiên liệu thấp là một ưu điểm khác, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động Bên cạnh đó, với vẻ ngoại hình trẻ trung và thân thiện, Toyota Wigo tạo ấn tượng tích cực từ cái nhìn đầu tiên

Mặc dù là dòng xe giá rẻ, Toyota Wigo không hề thiếu các trang bị cơ bản như hệ thống âm thanh, điều hòa không khí và các tính năng an toàn cơ bản Khả năng vận hành dễ dàng cùng với giá cả phải chăng, dòng xe này thường là lựa chọn phù hợp cho những người cần một phương tiện đi lại hàng ngày đơn giản mà vẫn đảm bảo tiện ích Các biến thể và trang bị có thể thay đổi tùy theo thị trường cụ thể Hiện nay trên thị trường khi mua dòng xe Toyota, tùy theo nhu cầu sử dụng thì người mua sẽ có hai sự lựa chọn đó là sử dụng hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp

2.2.2 Giới thiệu hộp số sàn C551

Hộp số sàn C551 là một loại hộp số sàn được sử dụng trong một số mẫu xe của Toyota, bao gồm mẫu xe nhỏ Toyota Wigo Điểm đặc biệt của hộp số này là nó được đặt nằm ngang, nghĩa là trục động cơ và trục truyền động của xe nằm cùng một hướng ngang

8 với đường đi của xe Điều này có nghĩa là các bánh xe trên cả hai bên của xe được kết nối với hộp số bằng cách sử dụng trục ngang

Hình 2.4 Vị trí đặt của hộp số sàn C551

Hộp số sàn C551 thường đi kèm với một cơ cấu số hóa, giúp người lái dễ dàng chuyển số trong quá trình lái xe Nó cung cấp nhiều tùy chọn số và giúp tối ưu hóa hiệu suất xe trong các tình huống khác nhau Và là một phần quan trọng trong trải nghiệm lái xe và thường được đánh giá cao về độ tin cậy và hiệu suất nhiên liệu Dưới đây là bảng một số thông tin chi tiết về hộp số sàn C551 của Toyota Wigo sử dụng động cơ 1KR-FE dung tích 1 lít:

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật chung Động cơ 1KR-FE

Loại Sử dụng 3 xilanh với dung tích 1 lít

Vòng tua máy 6000 vòng/phút Momen xoắn tối đa 89 Nm

Cấp số 5 số tiến và số lùi

Kết cấu hộp số sàn C551

2.3.1 Cấu tạo trên vỏ hộp số

Hình 2.5 Sơ đồ kết cấu vỏ hộp số sàn C551 và các chi tiết trên đó

Cấu tạo chính bao gồm: Vỏ ngoài hộp số, trục và càng nhả ly hợp, lò xo hồi vị, phốt chắn dầu, nắp các-te, công tắc đèn lùi, cụm chọn số và lừa số

Công dụng: Bảo vệ và cung cấp cơ cấu cho các bộ phận bên trong hộp số, đảm bảo truyền động lực từ động cơ đến bánh xe và bảo vệ chúng khỏi tác động môi trường và nhiệt độ cao

Yêu cầu: Được làm bằng loại kim loại như thép hoặc hợp kim nhôm có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao để đảm bảo tính bền và độ an toàn của hộp số

2.3.2 Cấu tạo cơ cấu càng gạt số

Hình 2.6 Sơ đồ kết cấu cơ cấu càng gạt số

Cấu tạo chính bao gồm: Các trục càng gạt số, càng gạt số, các chốt khóa trục và càng gạt, các phanh để hãm trục, cụm giá đỡ và cụm bánh răng số lùi

Công dụng: Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các bánh răng của hộp số để thay đổi tỷ số truyền động và điều chỉnh tốc độ của xe Cơ cấu gạt số giúp tài xế

11 có thể lựa chọn cấp số thích hợp dựa trên tình hình lưu thông, tốc độ, địa hình và yêu cầu của hành trình

Yêu cầu: Cơ cấu gạt số cần đảm bảo độ chính xác cao vì cần sự chuyển số mượt mà tránh trường hợp chuyển sai dẫn đến nguy hiểm Chịu được mô-men xoắn mà động cơ tạo ra trong quá trình vận hành và dễ dàng bảo dưỡng và bảo trì khi cần thiết Điều này bao gồm việc có thể tháo rời, thay thế các linh kiện khi cần và bảo trì để duy trì hiệu suất tốt của hộp số

Bảng 2.2 Thông số đường kính tiêu chuẩn và momen của các càng gạt số Đường kính tiêu chuẩn Momen xoắn tối đa Càng chuyển số bánh răng No.1 13.97 - 13.98 mm 16 Nm

Càng chuyển số bánh răng No.2 13.97 - 13.98 mm 16 Nm

Càng chuyển số bánh răng No.3 13.97 - 13.98 mm 16 Nm

Nút chuyển số bánh răng No.1 14.00 - 14.05 mm 160 kgf*cm

Nút chuyển số bánh răng No.3 14.2 - 14.4 mm 160 kgf*cm

2.3.3 Cấu tạo trục sơ cấp

Cấu tạo bao gồm: Trục sơ cấp được làm bằng thép và đúc liền thành một khối với bánh răng số 1, số 2 và số lùi Còn bánh răng số 3,4 và 5 cũng nằm trên trục sơ cấp nhưng có thêm vòng bi đũa kim có thể quay trơn trên trục Trên trục còn có cơ cấu đồng tốc bao gồm các vòng bi đũa kim, vòng đồng tốc, lò xo hãm, moayơ ly hợp, khóa hãm và ống trượt

Công dụng: Là một thành phần quan trọng trong hộp số sàn, kết nối với động cơ và đồng thời có thể được kết nối với các trục và bánh răng khác để tạo ra các mức số khác nhau Trục sơ cấp sẽ thay đổi tốc độ quay và mô-men xoắn từ động cơ thành các mức số khác nhau để điều chỉnh thông qua điều khiển và hiệu suất của xe

+ Chịu được tải trọng và mô-men xoắn lớn mà không gây ra sự biến dạng hoặc hỏng hóc quá mức và đảm bảo ổn định trong điều kiện nhiệt độ khác nhau

+ Phải được cân bằng động để đảm bảo rằng không có rung động lớn hoặc không cân bằng gây hại đến hệ thống truyền động và khả năng vận hành của xe + Bề mặt của trục sơ cấp cần được hoàn thiện một cách tốt để giảm ma sát + Đảm bảo khả năng truyền tải năng lượng hiệu quả và khả năng truyền động cho các mức số khác nhau mà không gây quá tải hoặc hỏng hóc

Hình 2.7 Sơ đồ kết cấu trục sơ cấp Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của các bánh răng Đường kính tiêu chuẩn Tỷ số truyền Bánh răng số 1 39,015 đến 39,031 mm 3.545

Bánh răng số 2 39,015 đến 39,031 mm 1.913

Bánh răng số 3 39,015 đến 39,031 mm 1.310

Bánh răng số 4 39,015 đến 39,031 mm 0.973

Bảnh răng số 5 36,015 đến 36,031 mm 0.804

Bánh răng số lùi 16,04 đến 16,05 mm 3.214

2.3.4 Cấu tạo trục thứ cấp

Cấu tạo chính bao gồm: Vòng bi phía trước và sau trục thứ cấp; các vòng bi đua kim; bánh răng bị động 1,2 quay trơn trên trục và bánh bị động 3,4,5 được ăn khớp với trục thứ cấp không quay trơn nhờ vòng hãm ; vòng đồng tốc, moayơ ly hợp; khóa hãm

Hình 2.8 Sơ đồ kết cấu trục thứ cấp

Công dụng: Liên kết với trục sơ cấp thông qua bánh răng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền động và điều chỉnh các mức tốc độ của xe

Yêu cầu: Cần đáp ứng các yêu cầu như độ bền cao, truyền tải lực mạnh mẽ, chính xác trong gia công, chống mài mòn, dễ điều chỉnh, giảm rung động và kích thước hợp lý Điều này đảm bảo trục thứ cấp hoạt động hiệu quả, an toàn và ổn định

2.3.5 Cấu tạo cụm cần chuyển số và bánh răng vi sai

Cấu tạo chính bao gồm: Cụm cần chuyển số, vỏ phía trước vi sai, các bánh răng vi sai, trục truyền động và các bánh răng côn xung quanh

Hình 2.9 Sơ đồ kết cấu cụm bánh răng vi sai

Công dụng: Bộ vi sai truyền mô-men xoắn từ hộp số và phân phối lực từ động cơ đến các trục bên trái và phải Hơn nữa, việc truyền lực này tạo ra sự chênh lệch về tốc độ quay giữa bánh xe bên trong và bánh xe bên ngoài khi xe quay vòng, góp phần tạo sự êm ái trong việc di chuyển trên đường cong

Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn C551

Hộp số sàn C551 được thiết kế với hai trục là trục sơ cấp và trục thứ cấp với 5 số tiến và 1 số lùi Hoạt động cũng theo nguyên lý cơ bản để truyền động từ động cơ đến bộ vi sai rồi truyền ra bánh xe của ô tô

Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hộp số sàn C551

Các bánh răng trên trục sơ cấp là bánh răng chủ động (bánh răng nhận lực trực tiếp) Trong đó Br1, Br2, BrSL lần lượt là bánh răng chủ động số 1, số 2 và số lùi liền khối với trục sơ cấp; còn Br3, Br4, Br5 lần lượt là bánh răng chủ động số 3, số 4, số 5 có thể quay trơn trên trục nhờ vòng bi đũa kim

Các bánh răng trên trục thứ cấp là bánh răng bị động (nhận lực từ bánh răng chủ động trên trục sơ cấp) Trong đó Br3’, Br4’, Br5’, BrSL’ lần lượt là bánh răng bị động số 3, số 4, số 5 và số lùi ăn khớp trên trục thứ cấp và không thể quay trơn nhờ vòng hãm; còn Br1’, Br2’ lần lượt là bánh răng bị động số 1, số 2 có thể quay trơn trên trục nhờ vòng bi đũa kim

Với Br1, Br2, Br3, Br4, Br5 trên trục sơ cấp lần lượt ăn khớp với Br1’, Br2’, Br3’, Br4’, Br5’ trên trục thứ cấp Bánh răng dẫn động vi sai được đúc liền khối với trục thứ

16 cấp ăn khớp với bánh răng lớn vi sai BrTGSL là bánh răng trung gian số lùi giúp đảo chiều quay bánh răng khi chuyển sang số lùi

Sau đây là nguyên lý hoạt động của nó khi người lái kéo cần chuyển số trên xe để sang số:

Khi chuyển sang số 1: Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng Br1 và Br1’ cùng quay Thông qua bộ đồng tốc No.1 làm cho trục thứ cấp và bánh răng dẫn động vi sai cũng quay theo rồi dẫn động đến bánh răng vi sai của bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Khi chuyển sang số 2: Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng Br2 và Br2’ cùng quay Thông qua bộ đồng tốc số 1 làm cho trục thứ cấp và bánh răng dẫn động vi sai cũng quay theo rồi dẫn động đến bánh răng vi sai của bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Khi chuyển sang số 3: Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng Br3 và Br3’ cùng quay Thông qua bộ đồng tốc số 2 làm cho trục thứ cấp và bánh răng dẫn động vi sai cũng quay theo rồi dẫn động đến bánh răng vi sai của bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Khi chuyển sang số 4: Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng Br4 và Br4’ cùng quay Thông qua bộ đồng tốc số 2 làm cho trục thứ cấp và bánh răng dẫn động vi sai cũng quay theo rồi dẫn động đến bánh răng vi sai của bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Khi chuyển sang số 5: Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng Br5 và Br5’ cùng quay Thông qua bộ đồng tốc số 3 làm cho trục thứ cấp và bánh răng dẫn động vi sai cũng quay theo rồi dẫn động đến bánh răng vi sai của bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Khi chuyển sang số lùi: Thì có cần gạt số lùi gạt bánh răng trung gian số lùi (BrTGSL) ăn khớp với bánh răng số lùi (BrSL) trên trục sơ cấp và bánh răng số lùi (BrSL’) trên trục thứ cấp làm đảo chiều quay trục sơ cấp từ đó giúp xe có thể đi lùi lại

Bảng 2.4 Tỷ số truyền của các bánh răng khi chuyển số

Cấp số truyền Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số lùi

Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số sàn C551

Công đoạn giao nhận xe

Khi khách hàng đưa xe đến bảo dưỡng hoặc sửa chữa định kỳ thì ta cần hỏi khách hàng một số câu hỏi cần thiết để biết xem xe của họ đang gặp phải vấn đề gì rồi từ đó khoanh vùng để chuẩn đoán xem: cần bảo dưỡng, sửa chữa những gì? Và có phải nguyên nhân hư hỏng từ hộp số hay không? Ta cần thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Hỏi khách hàng một số câu hỏi cần thiết trước khi nhận xe:

+ Thông tin về về chiếc xe đó như số hãng xe, mẫu xe, năm sản xuất, số km đã đi để có thể tra cứu tài liệu về xe đó

+ Vấn đề cụ thể nào mà khách đang gặp phải như: Tiếng ồn lạ, mùi khó chịu, cảm giác lái lạ lẫm, hay bất kỳ biểu hiện khác có thể liên quan đến vấn đề trên xe

Từ đó có thể nhận biết và khoanh vùng chuẩn đoán bệnh gì và xuất phát từ đâu + Khi nào xe bắt đầu xuất hiện tình trạng đó?

+ Loại đường đi và môi trường thường hay đi là như thế nào? Điều này có thể giúp xác định các vấn đề thường liên quan đến điều kiện đường, độ cao, nhiệt độ, hay môi trường đặc biệt nào đó

+ Lịch trình và sữa chữa trước đây để khác định xem xe đã từng được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên chưa và nhưng chỗ hỏng hóc trước đây có thể bị lại từ đó chuẩn đoán được dễ hơn

+ Và điều không kém phần quan trọng đó là hỏi xem tình trạng dầu và chất lỏng như dầu động cơ, nước làm mát, và các chất lỏng khác như nhiên liệu, dầu hộp số, và dầu phanh của xe như thế nào? Vì dầu bôi trơn là thành phần rất quan trọng để giúp hoạt động của các chi tiết được trơn tru và thời gian dài sử dụng dễ bị hao mòn và dính nhiều bụi bẩn

Bước 2: Tiến hành kiểm tra sơ bộ trên xe và chuẩn đoán bệnh

Sau khi lấy được thông tin từ khách hàng về loại xe của họ và các triệu chứng mà họ gặp phải, ta bắt đầu tiến hành tra cứu về loại xe đó để xem hướng dẫn bảo dưỡng, sữa chửa về xe đó của hãng sản xuất

Sau đó tiến hành so sánh kiểm nghiệm trên thực tế trên xe để chuẩn đoán khám trên xe cần bảo dưỡng những gì và khoanh vùng những chỗ và chi tiết có khả năng bị hư hỏng

Lưu ý: tiến hành kiểm tra lần lượt từ ngoài vào trong các chi tiết có khả năng bị hư hỏng hoặc bảo dưỡng trước như dầu, lọc,… các chi tiết ở phía ngoài dễ tháo lắm trước Sau đó có thể dùng phương pháp loại suy, các dấu hiệu hư hỏng thường gặp hoặc bằng kinh nghiệm để xác định bệnh của xe đang gặp phải được chính xác hơn Đồng thời tránh kết luận vội vàng làm cho hiệu xuất sửa chữa giảm nhiều, tốn thời gian và công sức khiến cho kết quả sửa chữa mang lại không cao.

Lịch trình bảo dưỡng định kỳ cho hộp số sàn

3.2.1 Khái niệm bảo dưỡng và lợi ích của việc bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng là quá trình duy trì và sửa chữa các thiết bị, máy móc, hệ thống hoặc cơ sở hạ tầng để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách và duy trì được hiệu suất tốt trong thời gian dài Hoạt động bảo dưỡng bao gồm việc kiểm tra, vệ sinh, thay thế các bộ phận hỏng hoặc mòn, và thực hiện các công việc bảo quản để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của thiết bị hoặc hệ thống

• Tại sao cần phải bảo dưỡng định kỳ theo lịch?

Giúp Bảo vệ hộp số vì dầu hộp số làm nhiệm vụ bôi trơn các bộ phận bên trong hộp số, giúp giảm ma sát và nhiệt độ hoạt động Khi dầu bị ô nhiễm hoặc bị hao mòn sau một thời gian sử dụng, nó không còn có khả năng bôi trơn tốt nữa, dẫn đến sự hao mòn và hỏng hóp cho hộp số Thên nên nếu thay dầu định kỳ có thể tăng tuổi thọ hộp số giúp hộp số luôn được duy trì sạch sẽ và chất lượng, nó sẽ giữ cho các bộ phận bên trong hộp số hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả hơn

Bên cạnh đó nó còn giúp tiết kiệm nhiên liệu làm giảm ma sát trong hộp số, điều này có thể dẫn đến tiết kiệm nhiên liệu hơn Một hộp số hoạt động tốt hơn cũng giúp tăng hiệu suất lái xe Đồng thời còn tránh được những sự cố và hỏng hóc vì không thay dầu hộp số định kỳ, dầu cũ có thể bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, cặn bã nhờn và các tạp chất khác Điều này có thể gây ra sự cố và hỏng hóc cho hộp số, khiến ta phải thay thế toàn bộ hộp số dẫn đến rất là tốn kém

Cuối cùng đó là việc làm bảo vệ tài sản đầu tư vì xe hơi là một tài sản đầu tư, và việc bảo dưỡng định kỳ, bao gồm việc thay dầu hộp số, giúp bảo vệ giá trị của chiếc xe và giữ cho nó hoạt động tốt trong thời gian dài

3.2.2 Bảo dưỡng từ 40,000 đến 60,000 km

Khi xe đi được từ 40,000 đến 60,000 km thì lúc này dầu bên trong hộp số có sự hao hụt đáng kể do qua trình hoạt động ma sát rất nhiều điều này làm giảm đi tính bôi trơn đáng kể ngoài ra đi lâu ngày dẫn đến tích tụ cặn bã nhờn và tạp chất là một trong những nguyên nhân chính gây hỏng hóc hộp số và các bộ phận liên quan Sau đây là tiến trình thay dầu hộp số cho xe

Bước 1: Kiểm tra trước khi thay dầu hộp số cần kiểm tra số km đã đi được bao nhiêu tính từ lúc thay dầu hộp số gần nhất Sau đó mở nắp dầu kiểm tra xem chất lượng dầu có cũ lắm không

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

+ Chuẩn bị bình dầu mới phù hợp với loại dầu dùng cho hộp số trong tài liệu hướng dẫn sử dụng

+ Bình chứa dầu cũ để thu gom dầu cũ và sau đó tiêu hủy một cách an toàn Đừng bao giờ xả dầu hộp số cũ ra môi trường mà không xử lý chúng đúng cách vì nó rất ảnh hưởng xấu tới môi trường

+ Găng tay bảo hộ để bảo vệ tay bạn khỏi tiếp xúc trực tiếp với dầu và chất thải + Sổ ghi lại lịch trình bảo dưỡng để theo dõi

• Trình tự các bước thay dầu hộp số:

Bước 1: Đỗ xe ở một vị trí phẳng, không có độ nghiêng, nghĩa là bạn đã kéo cài thắng và có khối chống bánh

Bước 2: Gỡ bỏ phích cắm phụ hộp số và miếng đệm

Bước 3: Kiểm tra mức dầu bằng cách xem xét xem dầu có nằm trong khoảng 5mm (0,20 in) tính từ đáy phích cắm phụ hộp số hay không

+ Lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít dầu thì đều có thể xảy ra một số vấn đề

+ Sau khi hoàn thành quá trình thay dầu, nên lái xe một chút và kiểm tra lại mức dầu

Hình 3.1 Mức dầu cho phép

Bước 4: Nếu mức dầu thấp, hãy kiểm tra xem có rò rỉ dầu không

Bước 5: Lắp lại phích cắm phụ hộp số và miếng đệm mới Giá trị mô-men xoắn cần khi lắp phích cắm phụ hộp số là 39 Nm hoặc tương đương với 400 kgf*cm, 29 ft.*lbf

3.2.3 Bảo dưỡng từ 100,000 đến 120,000 km

Bước 1: Thăm khám xe trước khi nhận xe từ khách hàng

Khi xe chạy từ 100,000 đến 120,000 km, đây là quản đường đi rất dài sẽ ít nhiều gặp hư hỏng thế nên cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng nó Lúc này trước khi khách hàng giao xe cần phải điều tra thăm hỏi tình trạng xe như thế nào có các vấn đề liên quan về hộp số hay không, chẳng hạn như tiếng kêu, khó khăn trong việc chuyển số hoặc rò rỉ dầu để tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng hộp số Đồng thời còn thăm hỏi thêm về các thông tin khác liên quan như xem lịch trình bảo dưỡng xe có thường xuyên không, hay có lái xe trong điều kiện khắc nghiệt như nhiệt đới, đường dốc hay kéo hơi nặng để biết mức độ hao mào nhiều hay không Bước 2: Trình tự kiểm tra và sữa chữa

+ Kiểm tra và chuẩn đoán từ trong ra ngoài như xem mức dầu, tình trạng dầu của các chi tiết không chỉ là hộp số có bị hao mòn hay tạp chất bẩn chưa Tiến hành thay mới nếu cần thiết

+ Từ thông tin tình trạng xe có được từ khác hàng tiến hành so sánh với tài liệu hướng dẫn và kiểm nghiệm cùng với thực tế để khoanh vùng chuẩn đoán bệnh cho xe sao cho chuẩn xác nhất có thể

+ Nếu các dấu hiệu và kiểm tra thực tế có được khả năng cao các nguyên nhân hư hỏng đến bên trong hộp số thì mới tiến hành hạ hộp số xuống và kiểm tra sửa chữa các chi tiết bên trong hộp số

Lưu ý: Tránh kết luận vội vàng mà chưa kiểm tra thăm khám kỹ xe trước khi hạ hộp số xuống để kiểm tra và sữa chữa Vì điều này làm giảm hiệu suất sữa chữa, tốn thời gian mà hư hỏng của xe vẫn chưa xử lý xong.

Cách nhận biết các triệu chứng hư hỏng đến từ bên trong hộp số sàn

Vì hộp số nằm bên trong xe và liên kết rất nhiều các chi tiết khác nên việc hạ hộp số xuống để kiểm tra và tháo lắp khá là khó khăn và phức tạp Thế nên để tiết kiệm thời gian và công sức trước tiên ta phải tiến hành kiểm tra và so sánh các dấu hiệu hư hỏng trên thức tế của xe với tài liệu hướng dẫn của hãng để có thể đưa chuẩn đoán chính xác nhất có thể là có phải nguyên nhân hư hỏng đến từ các chi tiết bên trong hộp số hay không hay là đến từ các bộ phận khác Vì vậy tuyệt đối không được kết luận vội vàng rồi hạ hộp số xuống để kiểm tra và cuối cùng không tìm ra được nguyên nhân gây lãng phí thời gian và sức lực Sau đây là những dấu hiệu của các triệu chứng hư hỏng thường gặp đến từ hộp số và cách khác phục nó

3.3.1 Tiếng kêu của bánh răng khi chuyển số

• Hiện tượng: Trong khi đang lái xe, khi ta lên số hoặc lùi số thì lại nghe thấy tiếng kêu của các bánh răng nghiến vào nhau từ bên trong của hộp số làm cho hộp số rung lắc mạnh

Hình 3.2 Hiện tượng tiếng nghiến bánh răng khi chuyển số

• Chuẩn đoán: Thông thường hiện tượng này có liên quan chặt chẽ tới ly hợp do chức năng của ly hợp là tách động cơ và hộp số nên có thể xảy ra vấn đề khi cắt

22 ly hợp, nên kiểm tra ly hợp trước để xem ly hợp có bị vấn đề gì việc cắt ly hợp hay không

• Trình tự các bước kiểm tra và cách khắc phục của triệu chứng:

Bước 1: Đầu tiên kiểm tra chức năng cắt ly hợp của ly hợp vì ly hợp kết nối với hộp số thường xuyên ma sát với nhau nên lâu ngày dễ bị vấn đề cắt ly hợp Cách nhận biết đó là khởi động xe và cho chạy thử khi ta chuyển số sang một số bất kỳ mà chỉ một số bánh răng kêu thì chắn chắn sự cố xảy ra ở bên trong hộp số Nhưng khi chuyển số mà tất cả các số trong hộp số đều kêu thì chắc chắn vấn đề là do cắt ly hợp có vấn đề

Cách khắc phục: tiến hành sửa chữa ly hợp về vấn đề cắt ly hợp kém và thay thế các chi tiết cần thiết trên ly hợp

Bước 2: Tiếp đến kiểm tra các khe hở trên vòng đồng tốc Vì vòng đồng tốc có vai trò quan trọng trong cơ cấu đồng tốc nó tạo áp lực bề mặt khi ép vào phần côn của bánh răng Các rãnh hẹp trên bề mặt của vòng đồng tốc được tạo ra để tăng khả năng cắt màng dầu, tạo lực ma sát thích hợp để đảm bảo sự êm ái của đồng tốc Tuy nhiên, khi các rãnh này bị mòn đi, sẽ dẫn đến việc vành đồng tốc và bánh răng trượt, từ đó làm giảm hiệu quả của cơ cấu đồng tốc

Thế nên khi các rãnh trên bề mặt của ống trượt bị mòn, điều này dẫn đến khe hở giữa ống trượt và bánh răng giảm đi Khi xoay và ấn vào vòng đồng tốc bằng tay, sự mài mòn sẽ làm cho vòng đồng tốc dễ dàng trượt trên ống trượt hơn, và điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng chuyển số của bánh răng Kết quả của tình trạng mòn này là sự không đồng tốc giữa ống trượt và bánh răng, dẫn đến tiếng kêu khi chuyển số Để kiểm tra vòng đồng tốc trước tiên ấn vào bánh răng để xác định tình trạng của nó Sau đó kiểm tra khe hở giữa các chi tiết của vòng đồng tốc để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra và kiểm tra độ mòn của ranh trên vòng đồng tốc để đảm bảo chức năng hoạt động tốt

Hình 3.3 Kiểm tra vòng đồng tốc

Các khắc phục: Dùng đồng hồ so cơ đo khoảng cách khe hở, nếu chỉ số đo được vượt quá khe hở tiêu chuẩn thì tiến hành thay vòng đồng tốc

Bước 3: Cuối cùng kiểm tra vấu và lò xo hãm của moayơ ly hợp có bị hao mòn hay bị yêu hay không

Mỗi khóa chuyển có một vấu là phần nhô lên có tác dụng di chuyển cùng với ống trượt để đảm bảo rằng các chi tiết trong cơ cấu di chuyển với cùng một tốc độ Tuy nhiên, khi phần nhô lên này bị mòn đi, vòng đồng tốc sẽ bị ấn nhẹ và dẫn đến việc hư hại nhẹ Điều này có thể gây ra tiếng kêu từ bánh răng khi thực hiện việc chuyển số

Hình 3.4 Cụm moayơ ly hợp

Cách khắc phục: Thay khóa hãm mới nếu bị mòn Nếu lò hãm có thấy dấu hiệu bị yếu thì tiến hành thay mới

3.3.2 Gặp khó khăn khi chuyển số

• Hiện tượng: Khi chuyển số nghe tiếng kêu lạo xạo

Hình 3.5 Hiện tượng tiếng kêu lạo xạo khi chuyển số

+ Cơ cấu đồng tốc hỏng và không được sửa chữa trong thời gian lâu

+ Thanh nối với cần chuyển số bị kẹt

+ Vấn đề về cắt ly hợp

• Quy trình kiểm tra và khắc phục:

Bước 1: Kiểm tra thanh nối với cần chuyển số

Mặc dù chức năng chuyển số ban đầu êm và chính xác, nhưng đôi khi nó bị gián đoạn hoặc không hoạt động trơn tru do sự bào mòn trong cơ cấu dẫn động giữa cần chuyển số và càng chuyển số

Cách khắc phục: Tiến hành sữa chửa hoặc thay thế

Bước 2: Kiểm tra vấn đề khi cắt ly hợp của ly hợp

Tương tự như vấn đề tiếng kêu của bánh răng thì vấn đề khó chuyển số cũng có thể trục trặc về cắt ly hợp Tiến hành kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư hỏng nặng

Bước 3: Kiểm tra các rãnh trên vòng đồng tốc, các khóa và lò xo hãm trên cụm moayơ ly hợp

Tương tự như vấn để tiếng kêu của bánh răng, khó chuyển số cũng xảy ra khi sự đồng tốc hoạt động không trơn tru Nên tiến hành kiểm tra, nếu chi tiết nào hư hỏng tiến hành thay mới

Hình 3.6 Hiện tượng nhảy số đột ngột

Hiện tượng: Khi xe đang di chuyển thì đột nhiên xe chuyển số dù không có tác động của người lái Thường xảy ra khi xe bị rung lắc mạnh, tải hộp số bị thay đổi, tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột

+ Các bánh răng ăn khớp không xít trong lúc chuyển số và bị trượt khi xe rung lắc hoặc dao động mạnh

+ Ống trượt, then và bánh răng bị mòn hoặc khe dọc trục của bánh răng vượt khoảng tiêu chuẩn làm cho ống trượt và bánh răng bị lỏng khi đó các bánh răng ăn khớp không chắc chắn

• Quy trình kiểm tra và khắc phục:

Bước 1: Kiểm tra khe dọc theo trục của các bánh răng

Vì khi khe hở dọc theo trục của các bánh răng vượt qua tiêu chuẩn do bánh răng hay vòng bi lâu ngày bị mòn thì độ chính xác giữa bánh răng và ống trượt giảm đi đang kể dẫn đến xe có xu hướng nhảy số

Hình 3.7 Kiểm tra khe hở giữa các bánh răng

Cách khắc phục: Dùng thướt lá kiểm tra khe hở dọc theo trục của các bánh răng rồi so với khoảng cách khe hở tiêu chuẩn cho phép Nếu vượt quá khoảng tiêu chuẩn thì tiến hành thay thế

Bước 2: Kiểm tra lò xo nén trên bi hãm

Trình tự các bước tháo hộp số sàn C551

3.4.1 Công đoạn cần chuẩn bị trước khi tháo các chi tiết bên trong hộp số

• Các bước chuẩn bị cần thiết trước khi bắt đầu tháo hộp số:

Bước 1: Kiểm tra và so sánh từ thực tế hoặc khách hàng với tài liệu hướng dẫn của hãng để khoanh vùng và chuẩn đoán nguyên hư hỏng của xe khả năng cao là nằm ở chỗ nào và có bị ở chi tiết bên trong hộp số hay không

Bước 2: Nếu xác định là nguyên nhân hư hỏng là ở bên trong hộp số thì khi hạ hộp số xuống cần chọn nơi sạch sẽ, rộng rãi và an toàn tránh cát bụi bay vào các chi tiết bên trong hộp số khi tháo lắp và có không gian cho các chi tiết trong hộp số tránh bị lộn và bụi bay vào

Bước 3: Vệ sinh trước hộp số trước khi bắt đầu tháo các chi tiết bên trong ra để tránh các bụi bay vào bên trong các chi tiết của hộp số Đồng thời xem tổng quan xung quanh hộp số có chỗ nào bị chảy dầu hay không Lưu ý tránh dùng các vật cứng để nậy các chi tiết yếu và dễ gẫy của hộp số

Bước 4: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cờ lê, tua vít, ổ đỡ, trục đỡ, búa, búa cao su, máy nén, giá đỡ,…trước mỗi công đoạn tháo các cụm chi tiết Vì chuẩn bị trước giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao năng suất sửa chữa

3.4.2 Trình tự các bước tháo các chi tiết vỏ hộp số

• Để tháo hộp số ta cần chuẩn bị và lưu ý một số thứ cần thiết:

Bước 1: Chọn không gian để tháo

+ Chọn một khu vực rộng rãi, thoáng mát và có ánh sáng đủ để làm việc

+ Đảm bảo không có nguồn cháy hoặc các tài liệu dễ bị cháy trong khu vực làm việc

+ Sử dụng đồ bảo hộ an toàn lao động được đề xuất như mắt kính bảo hộ, găng tay, áo bảo hộ, và giày đúng tiêu chuẩn

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm cờ lê, tua vít, cần tuýp và búa cao su

Bước 3: Kiểm tra tổng thể hộp số xem có bị chảy dầu hay không, vệ sinh sơ vỏ hộp số để tránh bị cát và bụi bẩn bám vào trong các chi tiết khi tháo ra

Lưu ý: Trong khi tháo vỏ hộp số có các chi tiết yếu tuyệt đối không được dùng tua vít hoặc các vật tương tụ để tháo nó ra vì làm như thế sẽ rất dễ bị gẩy và hư hỏng Mà nên dùng búa cao su hoặc nhựa tháo Các chi tiết khi tháo ra phải để nơi sạch sẽ tránh cát bụi bay vào và đặt theo trình tự để không bị lạc hoặc bị lộn khi lắp lại vào

• Trình tự các bước cách tháo vỏ hộp số:

Bước 1: Trước hết, ta sẽ bắt đầu bằng việc tháo trục càng nhả ly hợp và móc treo lò xo răng bằng cách dùng cơ lê tháo bu lông khóa như trên hình Sau khi đã tháo ra, tiếp theo ta sẽ di chuyển đến vị trí bên dưới để gỡ bỏ vòng nhả côn bằng cách dặn nhẹ ra bên ngoài

Hình 3.9 Tháo bu lông trên trục càng nhả ly hợp

Bước 2: Tiếp đến ta tiến hành tháo càng nhả ly hợp ra như sau

Việc đầu tiên là sử dụng hai chiếc tua vít để đặt chúng cẩn thận tại hai đầu của phốt Sau đó, cẩn thận dùng một chiếc búa để nhẹ nhàng đánh vào đầu cán cầm của hai tua vít rồi từ từ tách phốt ra khỏi vị trí ban đầu

Hình 3.10 Tháo phốt trục càng nhả ly hợp

Sau đó ta kéo cần nhả ly hợp ra khỏi hộp số để tháo càng nhả ly hợp ra rồi tiếp đến tháo lò xo xoắn càng và lò xo xoắn trục ra khỏi ly hợp

Hình 3.11 Tháo càng tách ly hợp

Bước 3: Sau khi tháo cần nhả ly hợp ra khỏi hộp số thì sử dụng một tua vít để nảy phốt chắn dầu của cần nhả ly hợp ra khỏi, đảm bảo rằng dầu không bị rò ra ngoài và giữ cho quá trình tháo hộp số trở nên sạch sẽ và tiện lợi hơn Tiếp đến bức nắp các-te No.1 ra khỏi vỏ hộp số Lưu ý trước khi tháo nắp các-te cần vệ sinh vùng xung quanh nắp tránh cát bụi bay vào các bộ phận và tác chi tiết bên trong Sau khi tháo nắp các-te No.1 ra cần đặt nó ở nơi sạch sẽ tránh làm dơ khi lắp lại vào

Hình 3.12 Nắp các-te No.1

Bước 4: Tháo cụm công tắc đèn lùi Để thực hiện việc tháo của công tắc đèn lùi, trước hết, ta cần tìm và xác định vị trí của các kẹp mà đường dây công tắc đèn lùi Sau khi xác định, hãy tiến hành tháo đường dây khỏi hai kẹp một cách cẩn thận để đảm bảo không gây hỏng hoặc rơi rụng các kẹp này

Hình 3.13 Tháo 2 chốt dây công tắc đèn lùi

Tiếp theo, để tiếp tục quá trình tháo công tắc đèn lùi ta sử dụng một cần tuýp phù hợp với loại bu lông hoặc vít kết nối công tắc với vỏ hộp số nên chọn cần tuýp phù hợp với kích thước và loại bu lông

Hình 3.14 Tháo công tắc đèn lùi

Bước 5: Dùng cờ lê tháo bi khóa và bung lông của trục bánh răng trung gian số lùi từ phía bên dưới cụm càn chọn và lừa số vỏ hộp số ra Tiếp đến là tháo cụm cần lừa và chọn số từ vỏ hộp số ra ngoài bằng cách tháo 4 bu lông như hình minh họa

Hình 3.15 Cụm cần chọn và lừa số

Bước 6: Cuối cùng là tách 2 vỏ của hộp số ra ngoài bằng cách dùng tua vít lục giác tiến hành tháo 5 bu lông phía bên hộp số như hình minh họa ra ngoài

Hình 3.16 Tháo 5 bu lông bên hộp số

Sau đó tiếp tục dùng tua vít lục giác tháo tiếp 8 bu lông bên hông của vỏ hộp số ra như hình minh họa Và khi tất cả 8 bu lông đã được nới lỏng và lấy ra, cuối cùng để tách rời hai phần vỏ của hộp số ra ta dùng búa cao su đóng vào cạnh vỏ hộp số để tạo lực đẩy và tách rời hai phần Quá trình này cần phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo vỏ hộp số không bị hỏng hoặc biến dạng trong quá trình tách rời

Hình 3.17 Tháo 8 bu lông bên hông hộp số 3.4.3 Trình tự các bước tháo cụm càng gạt số

+ Nơi để các chi tiết chuẩn bị tháo sạch sẽ và an toàn

+ Chuẩn bị các dụng cụ sau: cờ lê, búa, tua vít

+ Vệ sinh và lau dầu lem của các chi tiết cụm càng gạt số

• Trình tự các bước cách tháo cụm gạt số:

Bước 1: Tháo cụm bánh răng trung gian số lùi

Cách kiểm tra các chi tiết trên hộp số sàn C551

3.5.1 Chuẩn bị trước khi kiểm tra

Bước 1: Chọn nơi làm việc sạch sẽ và quét dọn khu vực xung quanh để tránh cát, bụi làm bẩn các chi tiết của hộp số

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ dùng để kiểm tra như thước đo vi, thước kẹp, đồng hồ so cơ, giá đỡ

Lưu ý: Khi tiến hành kiểm tra cần kiểm tra theo thứ tự, đặt các chi tiết hợp lý tránh nhầm lẫn lúc lắp lại Các chi tiết cần đặt ở nơi sạch sẽ tránh cát bụi có thể làm hỏng các chi tiết đó Những chi tiết không dùng nữa đặt ở một nơi riêng để tránh lộn với các chi tiết mới hoặc còn dùng được

3.5.2 Cách kiểm tra các chi tiết cụm càng gạt số

+ Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi tiến hành kiểm ra

+ Các dụng cụ cần thiết bao gồm: thước đo vi, thước kẹp

• Trình tự các bước cách kiểm tra các chi tiết cụm càng gạt số

Bước 1: Kiểm tra cụm bánh răng trung gian số lùi

Trước tiên tiến hành kiểm tra trục và bánh răng trung gian số lùi bằng cách sau:

Hình 3.56 Đo Trục và bánh răng trung gian số lùi

+ Dùng thước đo vi kiểm tra đường kính ngoài của trục bánh răng trung gian số lùi và dùng thước kẹp để đo đường kính lỗ bên trong bánh răng trung gian số

50 lùi Sau đó so sánh chỉ số đo được với tiêu chuẩn đường kính cho phép của từng chi tiết

+ Trong đó tiêu chuẩn đường kính ngoài với trục là 15.97 - 15.98 mm và tiêu chuẩn đường kính trong với bánh răng 16.04 - 16.05 mm

+ Nếu chỉ số đo đường kính ngoài của trục bánh răng trung gian số lùi nhỏ hơn khoảng tiêu chuẩn đường kính ngoài thì tiến hành thay trục bánh răng trung gian số lùi

+ Nếu chỉ số đo đường kính trong của bánh răng trung gian số lùi lớn hơn khoảng tiêu chuẩn đường kính trong thì tiến hành thay bánh răng trung gian số lùi

Tiếp theo đến kiểm càng gạt số lùi bằng cách dùng thước kẹp đo đường kính trong cả A và B của càng gạt số lùi

Hình 3.57 Đo càng gạt số lùi

+ Tiêu chuẩn đường kính trong với A: 14.27 - 14.42 mm

+ Tiêu chuẩn đường kính trong với B: 14.01 - 14.03 mm

+ Nếu đường kính trong của lỗ nào lớn hơn đường kính tiêu chuẩn cho phép của lỗ đó thì tiến hành thay càng gạt số lùi

Bước 2: Kiểm tra các trục càng gạt số Đầu tiên là kiểm tra trục càng gạt số No.1 Ta lấy thước đo vi tiến hành đo đường kính ngoài của trục càng gạt số No.1 Nếu chỉ số đo đường kính ngoài của trục càng gạt

51 số No.1 nhỏ hơn khoảng đường kính ngoài tiêu chuẩn từ 13,97 đến 13,98 mm thì tiến hành thay trục càng gạt số No.1 khác

Hình 3.58 Kiểm tra trục càng gạt số No.1

Sau đó tiến hành tương tự đo đường kính ngoài của trục càng gạt số No.2 Nếu chỉ số đo đường kính ngoài của trục càng gạt số No.2 nhỏ hơn khoảng đường kính ngoài tiêu chuẩn từ 13.97 đến 13.98 mm thì tiến hành thay trục càng gạt số No.2 khác trục càng gạt số No.2

Hình 3.59 Kiểm tra trục càng gạt số No.2

Và cuối cùng là càng gạt số No.3 cũng dùng thước đo vi để kiểm tra rồi so sánh tiêu chuẩn khoảng tiêu chuẩn đường kính ngoài là 13.97 đến 13.98 mm Nếu chỉ số đo đường kính ngoài của trục càng gạt số No.3 nhỏ hơn khoảng đường kính ngoài tiêu chuẩn thì tiến hành thay trục càng gạt số No.3 khác

Hình 3.60 Kiểm tra trục càng gạt số No.3

Bước 3: Kiểm tra các càng gạt số

Dùng thước kẹp đo lần lượt tất cả các chi tiết của các càng gạt số No.1, No.2 và No.3 Đầu tiên đo các chi tiết của càng gạt số No.1 như sau:

+ Tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày với:

Hình 3.61 Kiểm tra càng gạt số No.1

+ Nếu chi tiết nào trong càng gạt số No.1 có chỉ số đo được nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày cho phép thì tiến hành thay mới chi tiết đó

Tiếp theo đến đo các chi tiết càng gạt số No.2:

+ Tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày với: A từ 9.9 - 10.0 mm và B từ 14.00 - 14.02 mm

+ Nếu chi tiết nào trong càng gạt số No.2 có chỉ số đo được nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày cho phép thì tiến hành thay mới chi tiết đó

Hình 3.62 Kiểm tra càng gạt số No.2

Cuối cùng là dùng thước kép đo 2 chi tiết của càng gạt số No.3 Nếu chi tiết nào trong càng gạt số No.3 có chỉ số đo được nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày cho phép thì tiến hành thay mới chi tiết đó

+ Tiêu chuẩn đường kính trong và độ dày với:

Hình 3.63 Kiểm tra càng gạt số No.2

Bước 4: Kiểm tra các đầu càng gạt số No.1 và No.3

Tiêu chuẩn đường kính trong:

Hình 3.64 Đầu càng gạt số No.1

Với đầu càng gạt số No.1 sử dụng thước kẹp để đo đường kính trong của nó Sau khi đo được thì tiến hành so sánh nếu chỉ số đo được lớn hơn khoảng tiêu chuẩn đường kính trong cho phép thì tiến hành thay đầu càng gạt số No.1

Với đầu càng gạt số No.3 cũng tiếp tục sử dụng thước kẹp đo đường kính trong A và B của đầu càng gạt số No.3 như trong hình

Tiêu chuẩn đường kính trong với:

Hình 3.65 Đầu càng gạt số No.3

Sau khi đo được thì tiến hành so sánh nếu chỉ số đo được của A hoặc B lớn hơn khoảng tiêu chuẩn đường kính trong cho phép của A, B thì tiến hành thay đầu càng gạt số No.3

3.5.3 Cách kiểm tra các chi tiết trên trục sơ cấp

Bước 1: Chọn nơi làm việc sạch sẽ và quét dọn khu vực xung quanh để tránh cát, bụi làm bẩn các chi tiết của hộp số

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra bao gồm: đồng hồ so cơ, đồng hồ đo lỗ, thước kẹp,

Lưu ý: Khi tiến hành kiểm tra cần kiểm tra theo thứ tự, đặt các chi tiết hợp lý tránh nhầm lẫn lúc lắp lại Các chi tiết cần đặt ở nơi sạch sẽ tránh cát bụi có thể làm hỏng các chi tiết đó Những chi tiết không dùng nữa đặt ở một nơi riêng để tránh lộn với các chi tiết mới hoặc còn dùng được

• Trình tự các bước kiểm tra trên trục sơ cấp:

Bước 1: Kiểm tra trục sơ cấp

Trước tiên kiểm tra xe trục sơ cấp có bị mòn hay hư hỏng móp méo gì không? Bằng cách sử dụng đồng hồ đo để đo độ lòi lõm các các vị trí trên thanh trục sơ cấp Rồi so sánh chi số đo với tiêu chuẩn đối đa là 0,03mm

Nếu vượt qua tiêu chuẩn này thì phải thay thanh trục sơ cấp Hình 3.66 Đo độ mòn bên ngoài trục sơ cấp

Tiếp tục dùng thước đo vi đo đường kính ngoài của bề mặt ổ đỡ trục sơ cấp

Hình 3.67 Ký hiệu trên trục sơ cấp Bảng 3.1 Tiêu chuẩn đường kính ngoài ổ đỡ trục

Ký hiệu A B C, D E F Đường kính ngoài mm

+ Nếu một trong các đường kính ngoài đo được thấp hơn giới hạn thấp nhất của tiêu chuẩn thì tiến hành thay trục sơ cấp

Bước 2: Kiểm tra bánh răng số 3, bánh răng số 4 và bánh răng số 5

Trình tự lắp lại toàn bộ hộp số sàn C551

3.6.1 Chuẩn bị và lưu ý trước khi lắp lại

Bước 1: Rữa lại kỹ các chi tiết đã tháo của hộp số bằng nước sạch rồi lau khô lại toàn bộ Đặt chúng ở nơi sạch sẽ, an toàn theo thứ tự đã lắp tránh cát bụi bay vào

Bước 2: Các chi tiết quay trượt như bánh răng, vòng đệm, bộ đồng tốc,… đều phải được bôi một lớp dầu hộp số

+ Những chi tiết được bôi keo thì phải được làm sạch lớp kéo cũ trước rồi mới được bôi lớp keo mới

+ Sau khi bôi một lớp keo mới thì không được đổ dầu vào hoặc cho xe thử chạy liền mà phải chờ ít nhất là 1 giờ

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết bao gồm: đồng hồ so cơ, bộ ổ đỡ và trục đỡ, máy nén, dầu hộp số, búa, cờ lê, cần tuýp, tua vít

Bước 4: Quyét dọn sạch sẽ không gian lắp lại hoặc chọn nơi sạch sẽ an toàn để lắp tránh cát hay bụi bẩn bao vào các chi tiết của hộp số trong quá trình lắp

3.6.2 Trình tự các bước lắp các bánh răng vi sai

Bước 1: Vệ sinh các chi tiết bánh răng vi sai của vi sai

Bước 2: Bôi dầu hộp số vào tất cả các chi tiết của các bánh răng vi sai

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ bao gồm đồng hồ so cơ, tua vít, búa, nồi nung, ổ đỡ, máy nén

• Trình tự các bước cách lắp các bánh răng vi sai:

Bước 1: Lắp cụm trong vỏ phía trước bộ vi sai

Trước tiên dựa vào bảng độ dày của vòng hãm để chọn các vòng hãm của các bánh răng côn sao cho khoảng cách khe hở nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép từ 0,05 đến 0,2 mm

Lưu ý chọn các vòng hãm giống nhau cho cả 2 bên

Hình 3.78 Lắp vòng hãm các bánh răng côn Bảng 3.3 Độ dày vòng hãm Độ dày (mm) 0,5 0,55 0,60 0,65 0,70 Độ dày (mm) 0,75 0,80 0,85 0,90 0,95

Sau khi lắp vòng hãm bên cho các bánh răng thì tiến hành lần lắp các bánh răng và vòng hãm vào các vị trí của vỏ vi sai như hình minh họa Rồi dùng tay lắp trục vi sai sao cho thẳng hàng với các lỗ bánh răng

Hình 3.79 Lắp các bánh răng vào vỏ vi sai Đặt cố định vỏ vi sai như hình minh họa và sử dụng đồng hồ so cơ để kiểm tra xem khoảng hở của bên răng bên như thế nào Bằng các đo khe hở của bánh răng bên trong khi đó dùng tay giữ một bánh răng hường về vỏ vi sai Độ hở tiêu chuẩn: 0,05 – 0,2 mm

Nếu độ hở đo được không nằm trong khoảng tiêu chuẩn của khe hở thì thay một vòng hãm khác phù hợp hơn

Hình 3.80 Đo độ hở bánh răng bên

Tiếp theo là lắp chốt khóa và các chốt lỗ xung quanh vỏ bằng cách: Đặt chốt khóa rãnh vào vỏ vi sai rồi dùng một tua vít thẳng đứng tại đầu chốt khóa rồi dùng búa đòng vào cán tua vít xuyên qua vỏ vi sai và lỗ trên trục bánh răng như hình minh họa bên Tiếp đến lấy chốt lỗ đặt trước vào lỗ rồi dùng mặt bên của đục và búa để đóng khóa vào và lắp hết vòng của vỏ vi sai

Bước 2: Tiếp đến lắp bánh răng lớn phía trước bộ vi sai

Trước tiên dùng một bếp điện đun nước và vòng bánh răng phía trước vi sai đến nhiệt độ khoảng từ

90 - 110°C (194.0 - 230.0°F) Sau đó lấy ra và làm sạch bề mặt mặt của nó

Hình 3.82 Nung bánh răng phía trước vi sai

Sau đó ta đặt vòng bánh răng vào vỏ phía trước vi sai sau đó căn chỉnh vòng bánh răng và vỏ vi sai khớp với vạch dấu như trong hình minh họa Rồi xiết 6 bu lông quanh vòng bánh răng để cố định

Lực xiết ốc: 124 N*m { 1,260 kgf*cm, 91 ft.*lbf }

Chú thích: *a - dấu ký hiệu Hình 3.83 Lắp vòng bánh răng phía trước vi sai

Bước 3: Sau đó là lắp bánh răng côn phía trước và sau bộ vi sai theo trình tự sau Đặt vỏ vi sai cố định, rồi dùng ổ đỡ để giữ trục máy nén và bánh răng côn phía sau vi sai sau đó khởi động máy nén để nén bánh răng côn ăn khớp vào vỏ vi sai Tiếp tục lắp bánh răng côn phía trước bộ vi sai với quy trình như lắp bánh răng cô phía sau vi sai

Hình 3.84 Lắp bánh răng côn phía sau vi sai

Bước 4: Cuối cùng là lắp phốt chắn dầu trên trục điều khiển và cần chọn số

Bằng cách dùng ổ đỡ 22 và trục đỡ 100 để hỗ trợ giữ phốt chắn dầu rồi dùng búa gõ nhẹ vào để gắn vào Làm lần lượt trên trục điều khiển và cần chọn số với độ sâu theo từng trục

+ Độ sâu với trục điều khiển:

+ Độ sâu với cần chọn số: 0 -

Hình 3.85 Lắp phớt chắn dầu trục điều khiển

Lưu ý: Lấy phốt chắn dầu mới trước khi thay

3.6.3 Trình tự các bước lắp các chi tiết trên trục thứ cấp

Bước 1: Vệ sinh các chi tiết trên trục thứ cấp

Bước 2: Bôi dầu hộp số vào tất cả các chi tiết vào các chi tiết đó

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ bao gồm ổ đỡ, trục đỡ, máy nén, thước lá, đồng hồ so cơ, búa, thanh đệm

• Trình tự các bước cách lắp các chi tiết trên trục thứ cấp:

Bước 1: Đầu tiên lắp vòng bi phía trước trục thứ cấp trước

Bằng cách cố định trục bằng bộ dụng cụ lắp ổ trục rồi dùng máy nén nhấn xuống để lắp vòng bi phía trước trục thứ cấp ăn khớp vào

Hình 3.86 Lắp vòng bi phía trước trục thứ cấp

Bước 2: Tiếp theo ta lắp cụm bánh răng số 1 vào bằng cách

Cố định trục thẳng đứng, sau đó dùng tay lắp lần lượt theo thứ tự lắp các chi tiết sau: vòng bi đũa kim bánh răng số

1, bánh răng số 1, vòng đồng tốc bánh răng số 1

Lưu ý: Nhớ bôi dầu vào các chi tiết trước khi lắp

Hình 3.87 Lắp bánh răng số 1

Bước 3: Lắp các chi tiết trong cụm Moayơ ly hợp No.1

67 Để lắp hết các chi tiết trong cụm moayơ ly hợp No.1 trên trục thứ cấp thì đầu tiên ta phải dùng tay lắp các chi tiết sau: 2 lò xo hãm No.1, 3 khóa hãm No.1 và bánh răng số lùi vào moayơ ly hợp No.1

Cố định trục sau đó sử dụng bộ vòng bi thay thế và máy nén lắp moayơ ly hợp No.1 vào trong trục thứ cấp như hình minh họa

Hình 3.88 Lắp cụm Moayơ ly hợp No.1

Tiếp đến tiến hành chọn vòng hãm trục bằng cách nhìn trước khe hở của rãnh trục thứ cấp trước rồi lựa một số vòng hãm trục theo tiêu chuẩn rồi đưa vào thử sao cho khe hở dọc theo trục là khít nhất

Hình 3.89 Lắp vòng hãm trục moayơ ly hợp No.1

+ Trong đó: *a là ký hiệu so với bảng và khe hở tiêu chuẩn từ 0 - 0.1 mm

Bảng 3.4 Bề dày của vòng hãm trục với moayơ ly hợp No.1

Sau khi lắp xong ta tiến hành kiểm tra khe hở và độ sâu trên bánh răng số 1 của trục thứ cấp bằng cách

Dùng thướt đo khoảng cách khe hở giữa của bánh răng số 1, nếu nằm trong khoảng tiêu chuẩn từ 0,1 đến 0,35 mm là được Sau đó dùng đồng hồ so cơ đo đường kính bề mặt bánh răng số 1 nếu không vượt quá tiêu chuẩn 0,056 mm là được

Hình 3.90 Đo khe hở bánh răng số 1

Bước 5: Lắp cụm bánh răng số 2 và kiểm tra

Trước tiên cố định trục thẳng đứng, sau đó lần lượt theo thứ tự lắp các chi tiết sau vào trục thứ cấp: vòng đệm bánh răng số 2, vòng bi đũa kim bánh răng số 2, vòng đồng tốc bánh răng số 2, bánh răng số 2

Lưu ý: Nhớ bôi dầu vào các chi tiết trước khi lắp vào Hình 3.91 Lắp bánh răng số 2

Sau khi lắp xong các chi tiết cụm bánh răng số 2 thì tiến hành kiểm tra bằng cách:

Dùng thướt đo khoảng cách khe hở giữa của bánh răng số 2, nếu nằm trong khoảng tiêu chuẩn từ 0,1 đến 0,55 mm là được Sau đó dùng đồng hồ so cơ đo đường kính bề mặt bánh răng số 2 nếu không vượt quá tiêu chuẩn 0,056 mm là được

Hình 3.92 Đo khe hở bề mặt răng số 2

Bước 6: Lắp các bánh răng bị động

69 Để lắp các bánh răng bị động trước tiên ta phải cố định ổ đỡ C và bánh răng bị động số

3 cùng với trục thứ cấp, sau đó dùng máy nén để lắm vào Sau đó dùng tay lắp vòng đệm trục thứ cấp vào sao cho ngay ngắn

Hình 3.93 Lắp bánh răng bị động số 3

Mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Mục đích thiết kế mô hình

Việc cắt bổ hộp số sẽ giúp chúng ta thấy rõ cấu tạo bên trong của hộp số bao gồm các thành phần không thấy được bên trong như bánh răng, trục, bi, và hệ thống ly hợp Điều này giúp giảng viên, sinh viên có thể dễ dàng quan sát và hiểu cấu trúc bên trong của hộp số

Từ đó hiểu rõ hơn về cách hộp số hoạt động trong quá trình chuyển đổi lực và tốc độ từ động cơ đến bánh xe Đồng thời cũng thấy rõ cách các bánh răng hoạt động, cách ly hợp hoạt động để chuyển đổi giữa các bánh răng và nguyên tắc chuyển động

Chính vì thế việc nâng cao kiến thức nền và quan sát thực tế như thế từ mô hình sẽ bổ trở rất nhiều cho việc bảo dưỡng sửa chữa trên hộp số từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức đồng thời nâng cao hiệu suất bảo dưỡng và sữa chữa sau này.

Chuẩn bị vật tư và thiết bị

Trước khi tiến hành cắt và làm mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn thì ta phải chuẩn bị một số vật tư, dụng cụ và trang thiết bị chính cần thiết sau:

Hình 3.122 Hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

+ Hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

+ Các thanh sắt để làm khung cho mô hình và các bánh xe để gắn vào khung mô hình giúp cho mô hình có thể di chuyển dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng + Các dụng cụ để cắt và hàn như máy cắt để cắt hộp số, máy hàn để hàn khung + Khung tên trên đó ghi tên mô hình của nhóm sinh viên thực hiện.

Phương pháp cắt mô hình

Để tiến hành cắt mô hình việc đầu tiên ta cần phải làm đó là xác định những phần muốn người khác thấy được bên trong hộp số đó là gì?

Từ đó ta có thể xác định:

+ Ta nên cắt ở đâu? Độ rộng và bề dày là bao nhiêu?

+ Chừa lại những chi tiết nào không nên cắt như các vị trí ổ lăn, các vị trí chịu lực chính của hộp số Sau đó tiến hành xác định vị trí cắt trên vỏ.

Trình tự các bước tiến hành làm mô hình hộp số

Bước 1: Tháo rã chi tiết của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Bắt đầu quy trình bằng việc tách các chi tiết của hộp số ra Loại bỏ những phần không cần thiết và tách chúng ra sao cho có thể sử dụng lại chúng sau này

Bước 2: Vệ sinh và bảo dưỡng các chi tiết

Sau khi đã tháo rã thì tiến hành làm sạch và bảo dưỡng tất cả các chi tiết Điều này đảm bảo chúng sẽ hoạt động tốt và trông mới mẻ hơn sau quá trình tái chế

Bước 3: Tiến hành cắt chi tiết đợt 1 và lắp ghép chúng

Hình 3.123 Cắt vỏ hộp số đợt 1

Tiếp theo, ta sẽ bắt đầu cắt các chi tiết cần thiết từ nguồn vật liệu đã tháo rã và lắp ghép chúng lại với nhau theo kế hoạch

Bước 4: Thực hiện cắt chi tiết đợt 2 để tiết lộ kết cấu bên trong hộp số

Hình 3.124 Cắt vỏ hộp số đợt 2

Sau khi đã hoàn thành đợt 1, tiếp tục cắt các chi tiết khác để tiết lộ kết cấu bên trong hệ thống Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách mọi thứ hoạt động và tương tác với nhau

Bước 5: Phun sơn các chi tiết để thấy trực quan hơn

Trước khi tiến hành lắp ráp cuối cùng, sơn lại các chi tiết để thấy trực quan hơn

Bước 6: Xác định kích thước khung giá đỡ, làm bảng tên mô hình và gia công phần khung sàn, sau đó hàn 4 bánh xe di chuyển mô hình

Cuối cùng, hãy xác định kích thước chính xác của khung giá đỡ và làm bảng tên mô hình để tạo điểm nhấn cho mô hình của bạn Tiếp theo, gia công phần khung sàn và hàn đúng vị trí 4 bánh xe để mô hình có thể di chuyển một cách thuận tiện và đáng tin cậy.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

4.5.1 Cấu tạo hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Cấu tạo của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn bao gồm các bộ phận chính sau: + Trục sơ cấp có một bánh răng dẫn động từ động cơ được đúc liền khối với trục

+ Trục thứ cấp có 6 bánh răng có thể quay trơn trên trục nhở ô bi

+ Trục trung gian có 7 bánh răng cũng được đúc liền với trục Trong đó 1 bánh răng ăn khớp với bánh răng dẫn động của trục sơ cấp và 6 bánh răng ăn khớp với các bánh răng trơn trên trục thứ cấp

+ Vòng đồng tốc làm nhiệm vụ đồng tốc các bánh răng khi ta chuyển cần gạt số

+ Bánh răng trung gian số lùi có nhiệm vụ đổi hướng bánh răng khi ta muốn cho xe lùi lại

4.5.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn được đặt nằm dọc so với xe có 5 cấp tiến, số lùi và 3 trục Nguyên lý hoạt động động như sau:

Khi chuyển sang số 1: Trục sơ cấp nhận lực quay từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động và bánh răng trên trục trung gian nên làm cho trục trung gian quay theo Khi đó bánh răng bị động số 1 trên trục thứ cấp đang quay trơn nhờ ăn khớp với bánh răng của trục trung gian nhưng nhờ bộ đồng tốc nên kéo theo trục thứ cấp quay rồi truyền ra vi sai và tới 2 bánh xe

Khi chuyển sang số 2: Trục sơ cấp nhận lực quay từ động cơ làm cho trục trung gian quay theo Trong khi đó bánh răng bị động số 2 của trục thứ cấp quay theo nhờ ăn khớp với bánh răng của trục trung gian và thông qua bộ đồng tốc kéo theo trục thứ cấp quay theo rồi truyền tới vi sai và 2 bánh

Tương tự như thế khi chuyển sang số 3: Lực truyền truyền từ trục sơ cấp đến trục trung gian đến bánh răng bị động số 3 trên trục thứ cấp và thông qua bộ đồng tốc kéo théo trục thứ cấp quay theo

Khi chuyển sang số 4: Lực truyền truyền từ trục sơ cấp đến trục trung gian đến bánh răng bị động số 4 trên trục thứ cấp và thông qua bộ đồng tốc kéo théo trục thứ cấp quay theo

Khi chuyển sang số 5: Lực truyền truyền từ trục sơ cấp đến trục trung gian đến bánh răng bị động số 5 trên trục thứ cấp và thông qua bộ đồng tốc kéo théo trục thứ cấp quay theo

Khi chuyển sang số lùi: Để chuyển sang số lùi cần một bánh răng trung gian số lùi nằm ở ngoài ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian và trục thứ cấp để đổi hướng Khi trục trung gian quay thông qua bánh răng trung gian số lùi này làm đổi hướng trục thứ cấp từ đó xe có thể lùi lại được

Ngày đăng: 21/02/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w