1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa ô tô toyota vios

82 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Ô Tô Toyota Vios
Tác giả Nguyễn Đình Quang
Người hướng dẫn ThS. Thái Văn Nông
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP HCM
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 5,37 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM

VIỆN CƠ KHÍ

- -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô

TÔ TOYOTA VIOS

NGÀNH : KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHUYÊN NGÀNH :CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : ThS THÁI VĂN NÔNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ĐÌNH QUANG

Mã số sinh viên : 1851080196 Lớp : CO18B

TP.HCM, ngày 25 tháng 02 năm 2023

Trang 2

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Cơ Khí đã tạo điều

kiện cho em hoàn thành kì thực tập tốt nghiệp, và đặc biệt là thầy hướng dẫn Thái Văn

Nông đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập và trong quá trình

làm luận văn tốt nghiệp này

Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

của một đất nước Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và

hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước Từ lúc ra đời cho đến nay ô tô đã được

sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông

nghiệp, công nghiệp, du lịch

An toàn của xe là một chi tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xe, nó được

đánh giá bằng nhiều tiêu chí Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là một trong những khâu vô

cùng quan trọng để giúp chiếc xe của bạn luôn được bền bỉ và vận hành một cách trơn

tru Trong thời gian dài vận hành nhiều chi tiết trên xe bị bào mòn có thể gây hư hỏng,

đều này xãy ra với bất kỳ máy móc nào Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó,

em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Quy trình bảo dưỡng và sửa

chữa ô tô Toyota Vios”

Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế

nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất

mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được

hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Nông cùng các thầy cô

giáo trong bộ môn cùng các bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng…năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đình Quang

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS 2

1.1 Giới thiệu chung về xe Toyota Vios 2

1.2 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios 2020 2

1.2.1 Động cơ 2NR-FE (DOHC 16 xu páp với VVT-i) 2

1.2.2 Hệ thống truyền lực 3

1.2.3 Hệ thống phanh 3

1.2.4 Hệ thống lái 8

1.2.5 Hệ thống treo 9

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG XE TOYOTA VIOS 12 2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô 12

2.1.1 Mục đích của việc bảo dưỡng xe 12

2.1.2 Nội dung bảo dưỡng 1 chiếc xe 12

2.2 Các hạng mục nội dung kiểm tra bảo dưỡng của xe 13

2.2.1 Bảo dưỡng cấp nhỏ 13

2.2.2 Bảo dưỡng cấp trung bình 15

2.2.3 Bảo dưỡng cấp Trung Bình- Lớn 18

2.2.4 Bảo dưỡng cấp lớn 20

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT 41

3.1 Động cơ 42

3.1.1 Dầu động cơ 42

3.1.2.Lọc dầu động cơ 45

3.1.3 Đai dẫn động ( dây curoa) 46

3.1.4 Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa 47

3.1.5 Bugi 47

3.2 Hệ thống phanh 49

3.2.1 Kiểm tra bàn đạp phanh và phanh đỗ 50

3.2.2 Kiểm tra đường ống phanh và dầu phanh 52

3.2.3 Kiểm tra và bão dưỡng phanh 55

Trang 4

3.3 Hệ thống treo 59

3.3.1 Hệ thống treo trước 59

3.3.2 Hệ thống treo sau 63

3.3.3 Lốp xe và cân bằng động học 64

3.3.4 Một số hư hỏng hệ thống treo 66

3.4 Hệ thống lái 67

3.4.1 Kiểm tra độ rơ của vô lăng 67

3.4.2 Kiểm tra dầu trợ lực lái 67

3.4.3 Kiểm tra thanh dẫn động lái và cơ cấu lái 68

3.4.4 Một số hư hỏng của hệ thống lái 69

3.5 Hệ thống truyền lực 71

3.5.1 Kiểm tra hộp số 71

3.5.2 Kiểm tra bán trục 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 5

Hình 1 Hệ thống phanh 4

Hình 2 Phanh đĩa 5

Hình 3 Vận hành phanh đĩa 5

Hình 4 Loại được thông gió 6

Hình 5 Loại đặc 6

Hình 6 Chỉ báo mòn má phanh 7

Hình 7 Hệ thống lái 8

Hình 8 Treo độc lập Macpherson 10

Hình 9 Treo phụ thuộc kiểu dầm xoắn 10

Hình 10 Các cấp bảo dưỡng xe 13

Hình 11 Xe vào vị trí cầu nâng 21

Hình 12 Kiểm tra đèn xe 21

Hình 13 Phủ dè nắp ca pô 22

Hình 14 Kê cao su 22

Hình 15 Thay lọc gió động cơ 23

Hình 16 Thay lọc gió điều hòa 23

Hình 17 Xe được nâng ở ví trí làm việc 24

Hình 18 Mở ốc xả dầu 25

Hình 19 Dùng xe đựng dầu chứa dầu thải 25

Hình 20 Kiểm tra áp suất lốp 26

Hình 21 Kiểm tra độ rơ rotuyn 26

Hình 22 Kiểm tra rotuyn trụ đứng 27

Hình 23 Bắn tháo bánh xe 27

Hình 24 Kiểm tra giảm chấn và các đường ống dầu 28

Hình 25 Kiểm tra cụm phanh 28

Hình 26 Kiểm tra rotuyn trụ đứng 29

Hình 27 Kiểm tra chụp bụi bán trục 29

Hình 28 Kiểm tra đường ống nhiên liệu 30

Hình 29 Mở bulong cố định phanh 30

Hình 30 Hút dầu phanh 31

Hình 31 Vệ sinh má phanh 31

Hình 32 Làm sạch bố thắng bằng dung dịch 32

Hình 33 Bôi mỡ 32

Hình 34 Cân bằng động bánh xe 33

Hình 35 Ốc xả dầu và gioăng làm kín mới 34

Hình 36 Xiết ốc xả dầu 34

Hình 37 Tháo lọc dầu bằng cảo chuyên dụng 35

Hình 38 Lọc dầu động cơ được thay mới 35

Hình 39 Bơm dầu động cơ 36

Hình 40 Thăm lại dầu 36

Trang 6

Hình 42 Lọc nhiên liệu 38

Hình 43 Châm nước rửa kính 38

Hình 44 Châm nước làm mát 39

Hình 45 Kiểm tra lại ốc xả dầu 39

Hình 46 Xiết lực bánh xe 40

Hình 47 Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ xe Vios 41

Hình 48 Xả dầu động cơ 42

Hình 49 Gioăng mới và ốc xả dầu 43

Hình 50 Nắp dầu động cơ 43

Hình 51 Thăm lại dầu động cơ 44

Hình 52 Tháo lọc dầu bằng cảo chuyên dụng 45

Hình 53 Lọc dầu động cơ được thay mới 45

Hình 54 Kiểm tra dây đai 46

Hình 55 Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa 47

Hình 56 Bugi 48

Hình 57 Các trạng thái của bugi 49

Hình 58 Bàn đạp chân phanh 50

Hình 59 Hành trình tự do của bàn đạp 51

Hình 60 Khoảng cách dự trữ của bàn đạp 51

Hình 61 Các đường ống dầu phanh 52

Hình 62 Dầu phanh DOT3 53

Hình 63 Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa 53

Hình 64 Tháo nắp che bụi xả khí 54

Hình 65 Xả khí dầu phanh 54

Hình 66 Mở bulong cố định phanh 56

Hình 67 Vệ sinh má phanh 56

Hình 68 Làm sạch bố thắng bằng dung dịch 57

Hình 69 Bôi mỡ chống ồn 57

Hình 70 Giảm chấn 59

Hình 71 Thay giảm chấn 60

Hình 72 Rotuyn trụ đứng 60

Hình 73 Lắc dọc bánh xe 61

Hình 74 Rotuyn lái 61

Hình 75 Lắc ngang bánh xe 62

Hình 76 Kiểm tra độ rơ của bạc đạn 62

Hình 77 Kiểm tra cao su càng A 63

Hình 78 Kiểm tra giảm chấn sau 64

Hình 79 Lốp xe bị nứt 64

Hình 80 Kiểm tra độ sâu hoa lốp 65

Hình 81 Cân bằng động học bánh xe 66

Hình 82 Nắp dầu trợ lực lái 67

Trang 7

Hình 84 Hộp cơ cấu lái và thanh dẫn động lái 69

Hình 85 Cao su chắn bụi bị rách 69

Hình 86 Nút xả và nơi đổ dầu hộp số 71

Hình 87 Chụp bụi bán trục 72

Hình 88 Rò rỉ mỗ ở đầu bán trục 73

Trang 8

Chương 1: Giới thiệu chung về xe Toyota Vios

Chương 2: Quy trình kiểm tra bảo dưỡng xe Toyota Vios

Chương 3: Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa một số chi tiết và cụm chi tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS

1.1 Giới thiệu chung về xe Toyota Vios

Vios là dòng xe thuộc phân khúc xe sedan hạng B, giá tầm trung chủ đạo của hãng Toyota Kể từ khi ra mắt, Toyota Vios đã nhanh chóng trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong phân khúc xe ô tô 5 chỗ tại thị trường Việt Nam

Toyota Vios thế hệ đầu tiên được ra mắt năm 2002 tại Thái Lan Thiết kế của thế hệ đầu tiên mang hơi hướng của Camry Đuôi xe không thiết kế theo kiểu bằng phẳng mà tạo thành một đường lượn chạy từ cụm đèn hậu xuống thanh cản sau, cụm đèn pha trước và lưới tản nhiệt là điểm nhất bắt mắt

Toyota Vios thế hệ thứ hai xuất hiện vào mùa hè năm 2007 với một diện mạo mới, đẳng cấp và sang trọng hơn Năm 2010, Toyota Vios tiếp tục có thêm một lần nâng cấp nhẹ về ngoại thất

Toyota Vios thế hệ thứ ba mang đến sức hút mãnh liệt và bùng nổ về doanh số trong phân khúc xe 5 chỗ Toyota Vios thế hệ thứ ba ra đời vào năm 2013 nhưng bản nâng cấp 2014 với thiết kế hoàn toàn mới đã chinh phục nhiều người dùng tại Việt Nam Những đường gân dập khí động học cứng cáp khác hoàn toàn với vẻ tròn trịa kiểu cũ

Đến năm 2018, Toyota Vios ra mắt Vios phiên bản facelift mới thay đổi hoàn toàn về thiết kế với hàng loạt nâng cấp trên ba phiên bản 1.5G, 1.5E CVT và 1.5E MT

1.2 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios 2020

1.2.1 Động cơ 2NR-FE (DOHC 16 xu páp với VVT-i)

Động cơ sử dụng trên xe Toyota Vios là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy lanh đặt thẳng hàng, thứ tự làm việc 1- 3- 4- 2 Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đóng mở xu páp thông minh (VVT- i), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường

- Công suất tối đa: 107 HP / 6000 rpm

- Mô men xoắn tối đa: 140 Nm / 4200 rpm

Trang 10

- Tỉ số nén: 10,5:1

- Mức tiêu hao nhiên liệu: 5,7L/100 Km (trong điều kiện thử nghiệm)

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe Toyota Vios sử dụng hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (MPI) với các loại xăng có chỉ số octan là RON 95, 92 Dung tích bình xăng là 42 lít

- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước

- Hệ thống bôi trơn: Theo nguyên lý hoạt động hỗn hợp bao gồm bôi trơn cưỡng bức kết hợp với vung té

1.2.2 Hệ thống truyền lực

Truyền lực chính và vi sai: xe sử dụng dẫn động cầu trước FWD (động cơ đặt trước – dẫn động bánh trước): ở loại này, lực dẫn động từ động cơ đặt theo chiều ngang xe qua hộp số, rồi đến bộ vi sai và cuối cùng đến các bánh xe phía trước Trong

hệ thống này, bánh trước của xe làm hai nhiệm vụ vừa dẫn động, vừa dẫn hướng cho

xe Ưu điểm của loại này là kết cấu của hệ thống truyền lực đơn giản, gọn nhẹ hơn do không có trục các đăng, do vậy giảm được chi phí chế tạo Ngoài ra do công suất được truyền trực tiếp vào bánh dẫn động nên độ bám đường tốt hơn, xe di chuyển ổn định hơn, thêm vào đó nó tiết kiệm được nhiên liệu hơn và tăng được diện tích buồng lái

Hộp số: sử dụng loại hộp số vô cấp CVT là một loại hộp số có thể thay đổi tỷ

số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số Bởi hộp số này tạo nên các tỷ số truyền bằng dây đai và 2 hệ puly, không phải bằng các bánh răng như các loại hộp số ô

Trang 11

giúp cung cấp lực phanh ổn định và chính xác, mang đến cho chủ sở hữu cảm giác yên tâm và tự tin khi vận hành xe ngay cả trên những địa hình trơn trượt Đặc biệt, thiết kế khoa học của phanh đĩa thông gió giúp giảm nhiệt độ trên bề mặt đĩa phanh và tăng hiệu quả

Hình 1 Hệ thống phanh

 Cấu tạo

Xe Toyoto Vios trang bị phanh trước và phanh sau đều là kiểu phanh đĩa

Trang 12

Hình 2 Phanh đĩa

1 Cùm phanh 2 Má phanh 3 Đĩa phanh 4 Bu lông bánh xe 5.Bạc đạn

 Hoạt động

Phanh đĩa đẩy pít tông bằng áp suất thủy lực truyền qua đường dẫn dầu phanh

từ xi lanh chính làm các má phanh đĩa kẹp cả hai bên của đĩa phanh và hãm các lốp ngừng quay

Các đĩa phanh và các má phanh ma sát vào nhau sinh ra nhiệt Tuy nhiên đĩa phanh và cùm phanh được để ở ngoài nên nhiệt sinh ra do ma sát dễ bị tiêu tán đi

Hình 3 Vận hành phanh đĩa

Trang 13

Đĩa phanh của xe Toyota vios được làm bằng loại có thông gió ở bánh trước,

có lỗ rỗng ở bên trong tản nhiệt rất tốt, và đĩa phanh sau là loại đĩa đặc được làm từ một roto đơn của phanh đĩa

Hình 4 Loại được thông gió

Hình 5 Loại đặc

 Chỉ báo mòn má phanh

Khi má phanh mòn và cần thanh thế chỉ báo má phanh mòn sẽ phát ra tiếng rít khi đạp phanh để cảnh báo đến lúc thanh má phanh

Trang 14

Hình 6 Chỉ báo mòn má phanh

Khi độ dày của má phanh giảm xuống còn khoảng 2,5 mm, cái chỉ báo mòn

má phanh được gắn cố định vào tấm phía sau của má phanh sẽ tiếp xúc với đĩa phanh

và sẽ phát ra tiếng rít khi xe chạy nhất là khi đạp phanh

 Ưu điểm của phanh đĩa:

- Khả năng thoát nước của phanh đãi tốt, mỗi khi má phanh bị mòn sẽ tự điều chỉnh được kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh

- Cung cấp hiệu quả phanh tốt hơn

- Khả năng tản nhiệt tốt hơn và kéo dài hiệu quả phanh

- Dễ dàng sửa chữa, thay thế

- Khối lượng nhẹ hơn phanh tang trống

 Nhược điểm:

- Thiết kế hở nên dễ bị bám bụi bẩn và hoen rỉ

- Do sự ma sát lớn giữa bề mặt phanh và giày phanh sẽ tạo ra tiếng ồn

- So với phanh tang trống chi phí lắp đặt cũng như thay thế và sửa chữa của phanh đĩa cao hơn nhiều

- Không hiệu quả như phanh tang trống vì phanh đĩa không có khả năng tự cấp năng lượng để đứng yên trong khi đỗ Bù lại hệ thống phanh đĩa hiệu quả để giảm tốc

độ của xe

- Hệ thống phanh đĩa dễ bị bào mòn, hư hỏng khi phải thường xuyên di chuyển trên đoạn đường có nhiều cát hạt rơi vào trong

Trang 15

 Xe Toyota Vios còn được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, với cơ chế phân bố lực phanh điện tử EBD, giúp bánh xe không bị bó cứng và ổn định ngay

cả khi phanh gấp trên đường trơn trượt

1.2.4 Hệ thống lái

 Công dụng của hệ thống lái ô tô

Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ quay vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng hay chuyển động quay vòng của ôtô khi cần thiết

Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành lái), trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng)

Hình 7 Hệ thống lái

Trong hệ thống lái, các bánh trước của xe được điều khiển bằng chuyển động quay của vôlăng

Trang 16

Thay đổi chuyển động quay của vôlăng thành chuyển động sang trái hay phải của thanh răng Cấu tạo đơn giản và nhẹ Hệ thống lái cứng vững và độ nhậy của vôlăng rất cao

Hệ thống lái của xe toyota vios là hệ thống lái trợ lực tay lái điện, giúp tay lái nhẹ hơn khi xe chạy ở tốc độ thấp và giúp ổn định khi chạy ở tốc độ cao

 Hệ thống lái xe Toyota Vios bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái

- Cơ cấu lái loại trục vít thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái

- Dẫn động lái gồm có: Vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, thanh lái ngang và các khớp nối

- Trợ lực lái gồm các bộ phận cơ bản: mô tơ, cơ cấu giảm tốc trục vít bánh vít, ly hợp điện từ, cảm biến momem xoắn lái

1.2.5 Hệ thống treo

 Công dụng

Hệ thống treo trên ô tô là đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như: chịu sức nặng của xe, tạo cảm giác êm ái, giảm xóc khi lái xe và đảm bảo bánh xe chuyển động theo phương thẳng đứng Ngoài ra, hệ thống còn giúp đảm bảo độ bám và ma sát của bánh xe với mặt đường Bộ phận này cũng giúp xe có thể vận hành êm ái, ổn định, đảm bảo an toàn và thoải mái nhất cho người ngồi trong xe

 Hệ thống treo trước

Đây là loại hệ thống treo không có đòn treo trên, do đó nó có cấu tạo đơn giản hơn so với loại hình thang Nó có thể được bảo dưỡng dễ dàng hơn do có ít bộ phận

Nó được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo trước của xe FF

Thiết kế đơn giản, sử dụng ít linh kiện giúp cho việc sửa chữa bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn Với việc thường sử dụng cho các bánh trước; hệ thống treo này giúp giảm khối lượng phần đầu xe, giải phóng không gian cho khoang lái

Trang 17

Hình 8 Treo độc lập Macpherson

1 Thanh ổn định 2 Đòn treo dưới 3 Lò xo trụ 4 Giảm chấn

Tuy nhiên Hệ thống treo macpherson có bánh xe lắc ngang so với mặt đường

Độ chụm của xe dễ bị lệch hơn và chủ xe cần đi kiểm tra góc đặt bánh xe nhiều hơn

 Hệ thống treo sau

Hình 9 Treo phụ thuộc kiểu dầm xoắn

Trang 18

1 Giảm chấn 2 Lò xo trụ 3 Dầm ngan 4 Đòn treo 5 Thanh ổn định

Hệ thống treo sau của xe là hệ thống treo phụ thuộc kiểu dầm cứng, lò xo xoắn, vì lò xo trụ chỉ có khả năng chịu lực theo phương thẳng đứng nên ngoài lò xo trụ phải bố trí các phần tử hướng

Loại dầm xoắn Gồm có các đòn kéo (đòn treo) bên phải và bên trái được nối với dầm ngang Tương tự hệ thống treo loại thanh nối, các lò xo chỉ chịu lực theo phương thẳng đứng Nó có cấu tạo đơn giản và mang lại tính êm dịu chuyển động tốt Loại hệ thống treo này được sử dụng trên hệ thống treo sau của xe FF loại nhẹ

Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn (một số kiểu xe không có thanh ổn định) Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng độ êm cho xe Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian của khoang hành lý

Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc trên đường mấp

mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm trục Nhờ thể hiện tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp cho xe chạy ổn định hơn

Lốp xe gồm 4 lốp chính và 1 lốp dự phòng, kích thước lốp xe 180/60R15 Các bộ phận chính đều được lắp đặt trên vỏ xe nên đặc điểm chịu lực của xe là

vỏ chịu lực

Trang 19

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG XE TOYOTA VIOS

2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

2.1.1 Mục đích của việc bảo dưỡng xe

Một số bộ phận của xe sẽ bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình vận hành Nếu chúng không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng

Bảo dưỡng ô tô là công việc bắt buộc nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của ô tô sau một thời gian sử dụng

Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ôtô Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn và môi trường

Bảo dưỡng định kỳ là việc bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (được quy định bằng quãng đường hay thời gian sử dụng)

2.1.2 Nội dung bảo dưỡng 1 chiếc xe

Kiểm tra tất cả các hệ thống điện và thiết bị điện trên xe coi còn hoạt động tốt hay không ( đèn pha cos, xi nhan, đèn thắng, lùi, đèn demi, đèn biển số, còi, cốp gạt nước,và radio đèn nội thất…)

Kiểm tra động cơ và các chi tiết trong khoang máy xem có chi tiết nào hư hỏng hay rò rỉ dầu( ắc quy, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, dây culoa…)

Nâng cầu và kiểm tra tất cả các chi tiết gầm xe (kiểm tra lốp, các caosu che bụi, phanh, độ rơ lỏng của các rô tuyn lái, bạc đạn,và các chi tiết khác…)

Cân áp suất lốp xe, kiểm tra bề mặt lốp xem có đủ tiêu chuẩn lốp không

Kiểm tra phanh, bề dày bố thắng, độ mòn đĩa phanh

Kiểm tra bình accu

Kiểm tra các nắp coi đã đóng kín chưa(nắp nhớt, nắp bình nước phụ, nắp chụp cọc bình, nắp bình dầu thắng, nắp bình dầu trợ lực lái…)

Trang 20

Ghi lại những hư hỏng và phương pháp sửa chữa vào phiếu yêu cầu sửa chữa phát sinh

Kiểm tra và đánh dấu những gì ghi trên phiếu yêu cầu sửa chữa

2.2 Các hạng mục nội dung kiểm tra bảo dƣỡng của xe

Hình 10 Các cấp bảo dưỡng xe

2.2.1 Bảo dưỡng cấp nhỏ

Bước 1: Cho xe vào vị trí cầu nâng và kiểm tra tổng quát:

- Lái xe vào đúng vị trí cầu nâng

- Kiểm tra đèn pha, cốt, nháy pha và đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn hazard, đèn biển số, đèn phanh, đèn lùi

- Kiểm tra phun nước rửa kính, các chế độ gạt trước và sau

- Kiểm tra vô lăng, còi, phanh tay, độ dơ bàn đạp phanh và côn

- Kiểm tra đai an toàn, các chế độ điều chỉnh ghế, táp bi, ron cửa, công tắc lên kính

và đèn cửa, kiểm tra gương chiếu hậu

- Kiểm tra nắp bình xăng, mở nắp capô, phủ tay vè mở nắp châm dầu, rút que thăm dầu

- Dùng cao xu để kê dưới gầm để nâng xe lên

- Kiểm tra lại vị trí kê cầu và nâng cầu lên cho bánh xe vừa khỏi mặt đất

Bước 2: Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa

Trang 21

 Tháo lọc gió động cơ:

- Tháo mở móc khóa giữ nắp bầu lọc

- Nhấc nắp bầu lọc lên lấy lọc gió ra ngoài

- Kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh

 Tháo lọc gió điều hòa:

- Ấn mở nắp khoang đựng đồ ở ghế phụ

- Mở 2 chốt khóa khoang đựng đồ để hạ xuống

- Lấy nắp đậy lọc gió ra

- Tháo lọc gió ra ngoài, kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh

Bước 3: Nâng xe lên cao để bảo dưỡng các chi tiết gầm

- Ấn giữ nút lên cầu trên hộp điều khiển cầu nâng sao cho đến độ cao thích hợp

- Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng

Bước 4: Tiến hành xả nhớt, kiểm tra áp suất lốp, kiểm tra gầm

- Dùng xe đựng nhớt để chứa nhớt thải

- Sử dụng khóa 14 để tháo ốc nhớt và xả nhớt vào bình

- Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để kiểm tra áp suất lốp theo từng dòng xe

- Kiểm tra tình trạng lốp xe có cán đinh hay không, độ mòn của lốp còn bao nhiêu

- Lắc bánh xe kiểm tra ổ bi, rotuyn và độ rơ

- Dùng súng hơi và nụ 21 để tháo các đai ốc bánh xe và tháo bánh xe ra

- Tiến hành kiểm tra rò rỉ dầu trên xilanh phanh, kiểm tra giảm xóc

- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ, mài mòn, móp méo, xoắn, hư hỏng trên các đường ống dầu

- Kiểm tra gầm xe các ốc gầm, treo ống xả, dầu phanh, rò rỉ dầu, trục láp, cao su che bụi, khớp cầu, dẫn động lái và các chi tiết liên quan

Bước 5: Thay lông đền nhớt mới và siết ốc nhớt lại, kiểm tra lại công việc

Bước 6: Hạ cầu nâng xuống, châm nhớt mới, lắp lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

- Hạ cầu nâng xuống hết sau đó tháo nắp nhớt ra

- Dừng vòi bơm nhớt để bơm vào lượng nhớt vừa đủ với từng dòng xe

- Vặn nắp nhớt lại

Trang 22

- Kiểm tra lại bằng que thăm nhớt, đến mức F là đạt

- Gắn lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa lại

Bước 7: Kiểm tra nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái ở mức F là đạt nếu thiếu thì châm thêm, kiểm tra mức dung dịch của accu nếu hụt thì bổ sung Vào xe nổ máy ở tốc độ 1500 vòng/phút khoảng 10 giây, mở tất cả cửa kính, bật điều hòa và kiểm tra ga lạnh

Bước 8: Nâng xe lên vị trí cao tiến hành kiểm tra gầm xe: rò rỉ dầu, dung dịch siết lại

ốc xả dầu và lọc dầu động cơ

Bước 9: Hạ cầu nâng xuống vị trí thấp, tiến hành thăm lại dầu động cơ, sử dụng cần siết lực để siết lại các đai ốc bánh xe (120Nm) Sau đó lấy cao su kê dưới cầu ra, lấy phủ dè ra và đóng nắp capo lại

Bước 10: Rửa xe

Bước 11: Giao xe

- Sau khi bảo dưỡng xong, kĩ thuật viên sẽ bàn giao lệnh sửa chữa cho cố vấn dịch

vụ để thông tin với khách hàng

- Tiến hành giao xe

2.2.2 Bảo dưỡng cấp trung bình

Thực hiện đầy đủ các bước như bảo dưỡng cấp nhỏ chỉ thêm thay thế lọc nhớt , vệ sinh hệ thống phanh và thay thế lọc gió điều hòa nếu không đảm bảo

Bước 1: Cho xe vào vị trí cầu nâng và kiểm tra tổng quát:

- Lái xe vào đúng vị trí cầu nâng

- Kiểm tra đèn pha, cốt, nháy pha và đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn hazard, đèn biển số, đèn phanh, đèn lùi

- Kiểm tra phun nước rửa kính, các chế độ gạt trước và sau

- Kiểm tra vô lăng, còi, phanh tay, độ dơ bàn đạp phanh và côn

- Kiểm tra đai an toàn, các chế độ điều chỉnh ghế, táp bi, ron cửa, công tắc lên kính

và đèn cửa, kiểm tra gương chiếu hậu

- Kiểm tra nắp bình xăng, mở nắp capô, phủ tay vè mở nắp châm dầu, rút que thăm

Trang 23

dầu

- Dùng cao xu để kê dưới gầm để nâng xe lên

- Kiểm tra lại vị trí kê cầu và nâng cầu lên cho bánh xe vừa khỏi mặt đất

Bước 2: Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa

 Tháo lọc gió động cơ:

- Tháo mở móc khóa hoặc bulong giữ nắp bầu lọc

- Nhấc nắp bầu lọc lên lấy lọc gió ra ngoài

- Kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh

 Tháo lọc gió điều hòa:

- Ấn mở nắp khoang đựng đồ ở ghế phụ

- Mở 2 chốt khóa khoang đựng đồ để hạ xuống

- Lấy nắp đậy lọc gió ra

- Tháo lọc gió ra ngoài, kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh hoặc thay mới Bước 3: Nâng xe lên cao để bảo dưỡng các chi tiết gầm

- Ấn giữ nút lên cầu trên hộp điều khiển cầu nâng sao cho đến độ cao thích hợp

- Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng

Bước 4: Tiến hành xả nhớt, kiểm tra áp suất lốp, kiểm tra gầm

- Dùng xe đựng nhớt để chứa nhớt thải

- Sử dụng khóa 14 để tháo ốc nhớt và xả nhớt vào bình

- Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để kiểm tra áp suất lốp theo từng dòng xe

- Kiểm tra tình trạng lốp xe có cán đinh hay không, độ mòn của lốp còn bao nhiêu

- Lắc bánh xe kiểm tra ổ bi, rotuyn và độ rơ

- Dùng súng hơi và nụ 21 để tháo các đai ốc bánh xe và tháo bánh xe ra

- Tiến hành kiểm tra rò rỉ dầu trên xilanh phanh, kiểm tra giảm xóc

- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ, mài mòn, móp méo, xoắn, hư hỏng trên các đường ống dầu

- Kiểm tra gầm xe các ốc gầm, treo ống xả, dầu phanh, rò rỉ dầu, trục láp, cao su che bụi, khớp cầu, dẫn động lái và các chi tiết liên quan

Bước 5: Vệ sinh hệ thống phanh: chỉ vệ sinh đối với phanh đĩa còn phanh tang trống

Trang 24

chỉ kiểm tra

- Dùng súng hơi và nụ 21 để tháo các đai ốc bánh xe và tháo bánh xe ra

- Dùng khóa 14 để tháo bulong cố định cụm piston phanh và lấy má phanh ra

- Dùng giấy nhám và dung dịch tẩy rửa để vệ sinh má phanh và đĩa phanh và xilanh

- Kiểm tra tình trạng má phanh nếu mòn quá mức quy định thì báo cho cố vấn để trao đổi khách hàng, còn đạt yêu cầu thì tiến hành lắp lại

- Kiểm tra lại và lắp bánh xe vào

Bước 6: Thay lông đền nhớt mới và siết ốc nhớt lại, kiểm tra lại công việc

Bước 7: Thay lọc nhớt động cơ

- Dùng cần tự động và cảo chuyên dụng để mở lọc nhớt

- Nới lỏng từ từ để nhớt cũ chảy vào bình sau đó lấy lọc cũ ra

- Thay lọc mới và vệ sinh lại

Bước 8: Hạ cầu nâng xuống, châm nhớt mới, lắp lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

- Hạ cầu nâng xuống hết sau đó tháo nắp nhớt ra

- Dừng vòi bơm nhớt để bơm vào lượng nhớt vừa đủ với từng dòng xe

- Vặn nắp nhớt lại

- Kiểm tra lại bằng que thăm nhớt, đến mức F là đạt

- Gắn lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa lại

Bước 9: Kiểm tra nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái ở mức F là đạt nếu thiếu thì châm thêm, kiểm tra mức dung dịch của accu nếu hụt thì bổ sung Vào xe nổ máy ở tốc độ 1500 vòng/phút khoảng 10 giây, mở tất cả cửa kính, bật điều hòa và kiểm tra ga lạnh

Bước 10: Nâng xe lên vị trí cao tiến hành kiểm tra gầm xe: rò rỉ dầu, dung dịch, siết lại

ốc xả dầu và lọc dầu động cơ

Bước 11: Hạ cầu nâng xuống vị trí thấp, tiến hành thăm lại dầu động cơ, sử dụng cần siết lực để siết lại các đai ốc bánh xe (120Nm) Sau đó lấy cao su kê dưới cầu ra, lấy phủ dè ra và đóng nắp capo lại

Trang 25

Bước 12: Rửa xe

Bước 13: Giao xe

- Sau khi bảo dưỡng xong, kĩ thuật viên sẽ bàn giao lệnh sửa chữa cho cố vấn dịch

vụ để thông tin với khách hàng

- Tiến hành giao xe

2.2.3 Bảo dưỡng cấp Trung Bình- Lớn

Thực hiện đầy đủ các bước như bảo dưỡng cấp trung bình chỉ thêm vệ sinh hệ thống phanh sử dụng tang trống và đảo vỏ bấm chì tùy vào tình trạng mỗi xe

Bước 1: Cho xe vào vị trí cầu nâng và kiểm tra tổng quát:

- Lái xe vào đúng vị trí cầu nâng

- Kiểm tra đèn pha, cốt, nháy pha và đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn hazard, đèn biển số, đèn phanh, đèn lùi

- Kiểm tra phun nước rửa kính, các chế độ gạt trước và sau

- Kiểm tra vô lăng, còi, phanh tay, độ dơ bàn đạp phanh và côn

- Kiểm tra đai an toàn, các chế độ điều chỉnh ghế, táp bi, ron cửa, công tắc lên kính

và đèn cửa, kiểm tra gương chiếu hậu

- Kiểm tra nắp bình xăng, mở nắp capô, phủ tay vè mở nắp châm dầu, rút que thăm dầu

- Dùng cao xu để kê dưới gầm để nâng xe lên

- Kiểm tra lại vị trí kê cầu và nâng cầu lên cho bánh xe vừa khỏi mặt đất

Bước 2: Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa

 Tháo lọc gió động cơ:

- Tháo mở móc khóa hoặc bulong giữ nắp bầu lọc

- Nhấc nắp bầu lọc lên lấy lọc gió ra ngoài

- Kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh

 Tháo lọc gió điều hòa:

- Ấn mở nắp khoang đựng đồ ở ghế phụ

- Mở 2 chốt khóa khoang đựng đồ để hạ xuống

- Lấy nắp đậy lọc gió ra

Trang 26

- Tháo lọc gió ra ngoài, kiểm tra tình trạng và tiến hành vệ sinh hoặc thay mới Bước 3: Nâng xe lên cao để bảo dưỡng các chi tiết gầm

- Ấn giữ nút lên cầu trên hộp điều khiển cầu nâng sao cho đến độ cao thích hợp

- Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng

Bước 4: Tiến hành xả nhớt, kiểm tra áp suất lốp, kiểm tra gầm

- Dùng xe đựng nhớt để chứa nhớt thải

- Sử dụng khóa 14 để tháo ốc nhớt và xả nhớt vào bình

- Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để kiểm tra áp suất lốp theo từng dòng xe

- Kiểm tra tình trạng lốp xe có cán đinh hay không, độ mòn của lốp còn bao nhiêu

- Lắc bánh xe kiểm tra ổ bi, rotuyn và độ rơ

- Dùng súng hơi và nụ 21 để tháo các đai ốc bánh xe và tháo bánh xe ra

- Tiến hành kiểm tra rò rỉ dầu trên xilanh phanh, kiểm tra giảm xóc

- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ, mài mòn, móp méo, xoắn, hư hỏng trên các đường ống dầu

- Kiểm tra gầm xe các ốc gầm, treo ống xả, dầu phanh, rò rỉ dầu, trục láp, cao su che bụi, khớp cầu, dẫn động lái và các chi tiết liên quan

Bước 5: Vệ sinh hệ thống phanh và cân bằng động bánh xe

 Vệ sinh hệ thống phanh

- Dùng khóa 14 để tháo bulong cố định cụm piston phanh và lấy má phanh ra

- Dùng giấy nhám và dung dịch tẩy rửa để vệ sinh má phanh và đĩa phanh và xilanh

- Kiểm tra tình trạng má phanh nếu mòn quá mức quy định thì báo cho cố vấn để trao đổi khách hàng, còn đạt yêu cầu thì tiến hành lắp lại

 Cân bằng động bánh xe

- Tháo các bánh xe ra, 2 bánh trước được đảo về phía sau còn 2 bánh sau sẽ tiến hành cân chỉnh và được đảo lên phía trước

- Sử dụng mấy cân bằng động bánh xe để cân bằng va dán chì vào

- Kiểm tra lại và lắp bánh xe vào

Bước 6: Thay lông đền nhớt mới và siết ốc nhớt lại, kiểm tra lại công việc

Bước 7: Thay lọc nhớt động cơ

Trang 27

- Dùng cần tự động và cảo chuyên dụng để mở lọc nhớt

- Nới lỏng từ từ để nhớt cũ chảy vào bình sau đó lấy lọc cũ ra

- Thay lọc mới và vệ sinh lại

Bước 8: Hạ cầu nâng xuống, châm nhớt mới, lắp lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

- Hạ cầu nâng xuống hết sau đó tháo nắp nhớt ra

- Dừng vòi bơm nhớt để bơm vào lượng nhớt vừa đủ với từng dòng xe

- Vặn nắp nhớt lại

- Kiểm tra lại bằng que thăm nhớt, đến mức F là đạt

- Kiểm tra bộ căng đai, đường ống, đầu nối của hệ thống làm mát, sưởi ấm

- Gắn lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa lại

Bước 9: Kiểm tra nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái ở mức F là đạt nếu thiếu thì châm thêm, kiểm tra mức dung dịch của accu nếu hụt thì bổ sung Vào xe nổ máy ở tốc độ 1500 vòng/phút khoảng 10 giây, mở tất cả cửa kính, bật điều hòa và kiểm tra ga lạnh

Bước 10: Nâng xe lên vị trí cao tiến hành kiểm tra gầm xe: rò rỉ dầu, dung dịch siết lại

ốc xả dầu và lọc dầu động cơ

Bước 11: Hạ cầu nâng xuống vị trí thấp, tiến hành thăm lại dầu động cơ, sử dụng cần siết lực để siết lại các đai ốc bánh xe (120Nm) Sau đó lấy cao su kê dưới cầu ra, lấy phủ dè ra và đóng nắp capo lại

Bước 12: Rửa xe

Bước 13: Giao xe

- Sau khi bảo dưỡng xong, kĩ thuật viên sẽ bàn giao lệnh sửa chữa cho cố vấn dịch

vụ để thông tin với khách hàng

- Tiến hành giao xe

2.2.4 Bảo dưỡng cấp lớn

Thực hiện đầy đủ các bước như bảo dưỡng cấp trung bình-lớn thêm: thay lọc gió động

cơ, lọc nhiên liệu, thay bugi

Trang 28

Bước 1: Cho xe vào vị trí cầu nâng và kiểm tra tổng quát

- Lái xe vào đúng vị trí cầu nâng

Hình 11 Xe vào vị trí cầu nâng

- Kiểm tra đèn pha, cốt, nháy pha và đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn hazard, đèn biển số, đèn phanh, đèn lùi

-

Hình 12 Kiểm tra đèn xe

- Kiểm tra phun nước rửa kính, các chế độ gạt trước và sau

- Kiểm tra vô lăng, còi, phanh tay, độ dơ bàn đạp phanh và côn

- Kiểm tra đai an toàn, các chế độ điều chỉnh ghế, táp bi, ron cửa, công tắc lên kính

và đèn cửa, kiểm tra gương chiếu hậu

Trang 29

- Kiểm tra lại vị trí kê cầu và nâng cầu lên cho bánh xe vừa khỏi mặt đất

Bước 2: Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, thay thế dầu phanh

 Thay lọc gió động cơ:

- Thay mở móc khóa hoặc bulong giữ nắp bầu lọc

- Nhấc nắp bầu lọc lên lấy lọc gió ra ngoài

Trang 30

- Tiến hành thay thế lọc gió động cơ và gắn lại nắp bầu lọc

Hình 15 Thay lọc gió động cơ

Hình 16 Thay lọc gió điều hòa

Trang 31

 Thay lọc gió điều hòa:

- Ấn mở nắp khoang đựng đồ ở ghế phụ

- Mở 2 chốt khóa khoang đựng đồ để hạ xuống

- Lấy nắp đậy lọc gió ra

- Tháo lọc gió ra ngoài và tiến hành thay mới

 Thay thế dầu phanh

- Hút dầu phanh và đặt bình cấp dầu phanh

Bước 3: Nâng xe lên cao để bảo dưỡng các chi tiết gầm

- Ấn giữ nút lên cầu trên hộp điều khiển cầu nâng sao cho đến độ cao thích hợp

- Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng

Hình 17 Xe được nâng ở ví trí làm việc

Bước 4: Tiến hành xả nhớt, kiểm tra áp suất lốp, kiểm tra gầm

- Dùng xe đựng nhớt để chứa nhớt thải

Sử dụng khóa 14 để tháo ốc nhớt và xả nhớt vào bình

Trang 32

Hình 18 Mở ốc xả dầu

Hình 19 Dùng xe đựng dầu chứa dầu thải

- Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để kiểm tra áp suất lốp theo từng dòng xe, kể cả bánh dự phòng

Trang 33

Hình 20 Kiểm tra áp suất lốp

Kiểm tra tình trạng lốp xe có cán đinh hay không, độ mòn của lốp còn bao nhiêu

- Lắc bánh xe kiểm tra ổ bi, rotuyn và độ rơ

Hình 21 Kiểm tra độ rơ rotuyn

Trang 34

Hình 22 Kiểm tra rotuyn trụ đứng

- Dùng súng hơi và nụ 21 để tháo các đai ốc bánh xe và tháo bánh xe ra

Hình 23 Bắn tháo bánh xe

- Tiến hành kiểm tra rò rỉ dầu trên xilanh phanh, kiểm tra giảm xóc

Trang 35

Hình 24 Kiểm tra giảm chấn và các đường ống dầu

Hình 25 Kiểm tra cụm phanh

- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ, mài mòn, móp méo, xoắn, hư hỏng trên các đường ống dầu

Trang 36

- Kiểm tra gầm xe các ốc gầm, treo ống xả, dầu phanh, rò rỉ dầu, trục láp, cao su che

bụi, khớp cầu, dẫn động lái và các chi tiết liên quan

Hình 26 Kiểm tra rotuyn trụ đứng

Hình 27 Kiểm tra chụp bụi bán trục

Trang 37

Hình 28 Kiểm tra đường ống nhiên liệu

Bước 5: Vệ sinh hệ thống phanh và cân bằng động bánh xe

 Vệ sinh phanh

- Dùng khóa 14 để tháo bulong cố định cụm piston phanh và lấy má phanh ra

Trang 38

- Hút dầu phanh

Hình 30 Hút dầu phanh

- Dùng giấy nhám và dung dịch tẩy rửa để vệ sinh má phanh và đĩa phanh và xilanh

Hình 31 Vệ sinh má phanh

Trang 39

Hình 32 Làm sạch bố thắng bằng dung dịch

Hình 33 Bôi mỡ

- Kiểm tra tình trạng má phanh nếu mòn quá mức quy định thì báo cho cố vấn để

Trang 40

trao đổi khách hàng, còn đạt yêu cầu thì tiến hành lắp lại

- Kiểm tra lại và lắp bánh xe vào

Bước 6: Thay lông đền nhớt mới và dùng cần siết lực và tiếp 14 để siết ốc dầu lại, kiểm tra lại công việc

Ngày đăng: 04/03/2024, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN