Qua những năm không ngừng cải cách và tiếp tục hoàn thiện dưới sự lãnh đạo đúng đắng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các công tác đối nội, đối ngoại,… mang nền kinh tế của nước ta không ngừng có những phát triển vượt bật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Ngoại Thương,… và trong đó ngành Công Nghiệp ô tô là một trong những ngành có sua hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Biểu hiện là số lượng ô tô của nước ta tăng mạnh, kéo theo các công tác bảo dưỡng, sửa chữa củng tăng lên.
TỔNG QUÁT SƠ LƯỢT VỀ ĐỀ TÀI
Tổng quan về đề tài
Như đã nói “KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỘP SỐ SÀN XE MITSUBISHI LANCER EVO MÔ HÌNH HỘP SỐ SÀN XE TẢI VINAXUKI 1,2 TẤN” là đề tài mà em đã đăng ký làm nghiên cứu trong kỳ làm luận văn tốt nghiệp lần này Bởi đây không chỉ là một bước tiến trong suốt 4 năm học tập mà còn là sản phẩm thông hành giữa lý thuyết đến thực hành trong chuyên ngành cơ khí Nói như vậy cũng bởi vì đề tài lần này đã bổ trợ cho em không ít kiến thức, hiểu biết về hộp số để áp dụng vào thực tế như hiện nay Không chỉ đơn giản là một đồ án tốt nghiệp mà đề tài lần này cũng là một thử thách đối với em Khi phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng nghiên cứu để cho ra thành phẩm Qua đó phần nào thể hiện được sự kết hợp hoàn hảo trong nhu cầu thiết kế bộ phận xe Điều đó cho thấy để có thể tạo ra một chiếc xe thật sự phải đòi hỏi rất nhiều các yếu tố Chính vì thế, để làm tốt được đồ án lần này nói chung và rèn luyện khả năng thực hành vê sau thì em đã tất bật tìm hiểu, phân tích cũng như đánh giá các vấn đề đang được đặt ra khi được giao đề tài.
Mục đích lựa chọn đề tài
Như tên đồ án thì mục đích của nghiên cứu lần này cũng chính là đi sâu vào nghiên cứu kiểm tra hư hỏng, cách bảo dưỡng hộp số hợp lý và cách tháo lắp sửa chữa các bộ phận chi tiết bên trong của hộp số sàn Bên cạnh đó chúng em còn sử dụng mô hình hộp số sàn xe tải VINAXUKI 1,2 TẤN nhằm kiểm tra để tìm ra ưu khuyết điểm của hộp số, cũng đưa ra những giải pháp bảo dưỡng và sữa chữa hợp lý thông qua mô hình cụ thể Ngoài ra các giá trị nghiên cứu của đồ án lần này còn có thể là tài liệu cho quá trình làm việc của em sau này.
Giới hạn đề tài
Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế xã hội đã kéo theo đó rất nhiều sự thay đổi về mặt đời sống của con người Trong đó đặc biệt phải kể đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, nhưng dường như tiêu chuẩn về một sản phẩm hoàn hảo của họ đã ngày một được nâng cấp hơn Không chỉ dừng lại ở những ngành hàng tiểu dùng nhanh mà còn bao gồm những nhóm hàng tiêu dùng chậm Một trong số đó không thể không bỏ qua cái tên của “ngành công nghiệp ô tô” Một số hãng xe có thể điểm tên qua như
11 là Toyota, Chevrclet, Ford, Huyndai, Suzuki,… Đặc biệt là Misubishi, đối tượng mà em đang bắt đầu hướng đến và thực hiện nghiên cứu
Như được biết thì thương hiệu Mitsubishi ban đầu được tạo ra vào những năm đầu của thời kỳ Meiji của đất nước Nhật Bản bởi nhà sáng lập Yataro Iwasaki Sau đó đã trải qua một số thay đổi trước khi lấy biểu tượng nổi tiếng hiện nay là Mitsubishi Phiên bản hiện tại của nhãn hiệu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1910 trên một phiên bản tiếng Anh của một catalogue bán hàng Với lịch sử kinh nghiệm dày đặc hơn 100 năm trong lĩnh vực này thì đây thật sự là một trong những tài nguyên khai thác dồi dào cho đồ án lần này
Bên cạnh đó, sở dĩ đứng trước khá nhiều lựa chọn nhưng Misubishi vẫn là lựa chọn hàng đầu cho kế hoạch nghiên cứu cũng bởi vì triết lý mà Misubishi đã mang lại cho ngành công nghệ ô tô nói chung và các cá nhân theo học ngành này nói riêng “ Chúng tôi là những kỹ sư tận tâm – Chúng ta sống trong cùng một thế giới và chúng tôi cũng như bạn, thành thật và đa cảm Chúng tôi đi làm, nghỉ ngơi và hoài bão về những chuyến phiêu lưu vào cuối tuần Vì vậy chúng tôi hiểu rằng các mẫu xe chúng tôi tạo ra phải phù hợp với bạn” Trên cương vị là một sinh viên đã, đang và tiếp tục kế thừa những giá trị kiến thức của những người đi trước trong lĩnh vực này thì em cảm thấy đây là một triết lý vô cùng thấm nhuần những tư tưởng phát triển con người và xã hội Chính vì thế, nó đã trở thành động cơ thúc đẩy tích cực cho sự “xuất hiện” của Misubishi trong đề tài nghiên cứu lần này
Chưa dừng lại ở đó, để làm rõ hơn “sự phù hợp” mà triết lý Misubishi đem lại, đồng thời cũng chứng minh khả năng kết hợp kiến thức sau những năm ngồi trên ghế nhà trường Em đã nhận thấy để tạo ra một chiếc ô tô hoàn thiện để thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người không đơn giản chỉ thể hiện bằng những trang viết mang tính chất lý thuyết thôi là đủ Đó là sự đòi hỏi vô cùng khắt khe về tính tỉ mỉ, cẩn thận cũng như trình độ từ các chuyên gia, kỹ sư Để kết hợp được những điều trên thì cốt lỗi phải nắm bắt được cái cơ về việc vận dụng kiến thức từ lý thuyết đến thực hành Em cho rằng, vấn đề hiểu biết về kết cấu xe là một trong những yếu tố đi đầu Nếu con người nâng cấp nhu cầu, tiêu chuẩn về lượng cung từ nhà sản xuất thì về phía nhà sản xuất cũng sẽ không dậm chân tại chỗ cho dòng đời sản phẩm của mình Họ cần cải tiến mọi thứ để kịp đáp ứng ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu hiện hữu Một trong những cải tiến có thể đề xuất thì em nghĩ nghiên cứu về hộp số là vấn đề quan trọng Bởi vì nó là một
12 trong những bộ phận rất quan trọng của xe, thiếu nó thì khả năng xe di chuyển dường như bằng không Do đó em đã quyết định cho ra đời đề tài mang tên “KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỘP SỐ SÀN XE MITSUBISHI LANCER EVO
MÔ HÌNH HỘP SỐ SÀN XE TẢI VINAXUKI 1,2 TẤN”.
Cấu trúc đề tài
Để làm rõ hơn các vấn đề cần được nghiên cứu em xin chia bài luận văn lần này thành các phần có bố cục như sau:
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trình bày về tổng quan, mục đích lựa chọn đề tài, giới hạn về đề tài nghiên cứu và cũng nếu sơ lược về cấu trúc đề tài nghiên cứu lần này
CHƯƠNG II: CẤU TẠO CỦA HỘP SỐ Giới thiệu khái quát về hộp số sàn cũng như nêu vai trò và ưu nhược điểm của hộp số sàn Ngoài ra còn tìm hiểu về cấu tạo bên ngoài và các chi tiết cụ thể bên trong của hộp số, cũng như nguyên lý hoạt động chung của hộp số
CHƯƠNG III: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Chương này là trọng tâm của bài nghiên cứu lần này, sẽ trình bày các bước kiểm tra và bảo dưỡng hộp số đúng thời điểm, ngoài ra còn đưa những hư hỏng hay các vấn đề mà hộp số thường gặp từ đó tiến hành đưa ra những phương án sửa chữa hợp lý nhất nhầm mục đích khắc phục những sự cố đang mắc phải của hộp số
CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH Tiến hành thực hiện các bước kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa lên cụ thể hộp số nhầm cũng cố thêm kiến thức đã được dạy và nghiên cứu lên mô hình thực tế
CẤU TẠO CỦA HỘP SỐ
Khái quát chung về hộp số sàn
Hộp số sàn (còn gọi là số tay, tiếng Anh là Manual Transmission – viết tắt MT) là loại hộp số mà người lái trực tiếp điều khiển việc thay đổi tỉ số truyền động thông qua cần số Nó là bộ phận truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động, nhờ việc thay đổi tỷ số truyền, từ đó thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe giúp tăng giảm tốc độ của xe Điểm nổi bật của hộp số sàn là mang đến cảm giác lái chân thật, thú vị và tập trung cao khi phải thao tác liên tục để điều khiển côn và chuyển số Nhìn chung nếu ta đem so sánh giữa hộp số sàn với hộp sô tự động về những thao tác vận hành hay điều khiển thì hộp số sàn sẽ có cách sử dụng phức tạp hơn.
Vai trò
Thay đổi tỉ số truyền của xe gạt số nhằm mục đích thay đổi mômen xoắn ở cầu chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ xe phù hợp với tải trọng và lực cản bên ngoài
Thay đổi chiều chuyển động của ô tô (tiến và lùi)
Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Có dải tỷ số truyền thích hợp lý, phân bố các khoảng thay đổi tỷ số truyền tối ưu, phù hợp với tính năng động lực học yêu cầu và tính kinh tế vận tải
Hình 2 3 Hình ảnh minh họa hộp số sàn
Hình 2 1 Hình ảnh minh họa hộp số sàn
Hình 3 2 Hình ảnh minh họa hộp số sàn
Có hiệu suất truyền lực cao
Khi làm việc không gây tiếng ồn, chuyển số nhẹ nhàng, không phát sinh các tải trọng động khi làm việc
Có cơ cấu định vị chống nhảy số và cơ cấu chống gài đồng thời hai số
Có cơ cấu báo hiệu khi gài số lùi
Kết cấu nhỏ, gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa
Có khả năng bố trí cụm trích công suất để dẫn động các thiết bị phụ khác.
Ưu điểm và nhược điểm của hộp số sàn
- Đa số các dòng xe có hộp số sàn có chi phí rẻ hơn các dòng xe hộp số tự động
- Dòng xe hộp số sử dụng nhiên liệu đỡ tốn kém hơn
- Chi phí chi trả cho khoảng bảo dưỡng và bảo trì cũng ít hơn
- Dầu máy sử dụng lâu hơn đối với người sử dụng thường xuyên
- Xe sẽ không bị mất sức mạnh khi lái những tuyến đường dài
- Người lái có thể kiểm soát hoàn toàn tốc độ của xe
- Dễ dàng sửa chưa khi gặp hư hỏng
- Hộp số sàn dễ gặp trục trặc như: vào số khó, kẹt số, vào số đạp ga nhưng xe không chạy
- Khả năm tăng tốc kém hơn số tự động
- Xe dễ bị trôi khi leo dốc
- Vận hành phức tạp hơn phải điều khiển chân côn với cần số liên tục.
Phân loại
Dựa vào tính chất truyền momen: hộp số vô cấp, hộp số có cấp
Dựa trên số trục chứa các cặp bánh răng truyền số: hộp số 2 trục (hộp số ngang – FF), hộp số 3 trục (hộp số dọc – FR)
Dựa theo số cấp của hộp số: hộp số thường (có số cấp nhỏ hơn hoặc bằng 6), hộp số nhiều cấp (từ 8 đến 20 cấp)
So sánh hộp số theo vị trí đặt hộp số
Hộp số ngang chỉ có 2 trục gồm sơ cấp và thứ cấp; nằm kế tiếp động cơ, ly hợp theo thứ tự: động cơ – ly hợp – hộp số => dẫn động cầu trước
Hộp số dọc gồm 3 trục là sơ cấp – thứ cấp – trung gian; nằm kế tiếp động cơ, ly hợp theo thứ tự: động cơ – ly hợp – hộp số – trục cardan => dẫn động cầu sau
Hệ thống dẫn động này giúp giải tỏa áp lực hai bánh phía trước, đồng thời hai bánh sau đảm nhiệm nhiệm vụ đẩy xe tiến lên, nhờ đó mà sức tải của xe được cải thiện
Tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước/sau hiệu quả, qua đó dễ dàng điều khiển, cải thiện tốt đa lực dùng phanh
Hai bánh sau bám đường tốt, qua đó khả năng bứt tốc được cải thiện đáng kể
Phân bổ trọng lượng trên xe tối ưu, phía sau chịu thêm một phần trọng lượng của hệ thống dẫn động nên trọng lượng trước/sau được cân bằng hơn
Hình 2 2 So sánh vị trí đặt
Khoang động cơ không còn hệ thống dẫn động, vậy nên hốc bánh xe từ đó được gia tăng kích thước, qua đó khiến góc quay bánh xe được mở rộng, bán kính vòng quay do đó cũng được giảm xuống hơn so với dẫn động cầu trước
Khả năng vận hành tốt hơn do bánh trước không bị đè nặng như hệ dẫn động cầu trước
Chi phí sản xuất và bảo dưỡng thấp do sức mạnh động cơ truyền gần như trực tiếp tới các bánh xe, không cần sử dụng vi sai phức tạp hay trục cardan dài như các hệ dễ động khác
Khả năng bám đường tốt hơn khi di chuyển trong điều kiện mưa gió, do trọng lượng của động cơ và hộp số sàn dồn xuống bánh dẫn động
Hình 2 3 Hộp số nằm dọc
Hình 2 4 Hộp số nằm ngang
Do không phải nhường vị trí để bố trí hộp số hay cầu sau, nên không gian nội thất và khoang hành lý rộng hơn.
Chiều dài cơ sở không bị phụ thuộc vào chiều dài của trục dẫn động ra phía sau, qua đó khoang hành khách dễ dàng mở rộng
Khoảng cách từ động cơ tới cầu dẫn động được rút ngắn lại, vậy nên tình trạng hao hụt công suất sản sinh từ động cơ được tối ưu, giúp động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu hơn
Các bánh răng trên trục sơ/thứ cấp đều có thể tháo rời dễ dàng -> dễ dàng thay thế từng chi tiết -> tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
Tìm hiểu về đề tài: (hộp số sàn xe Mitsubishi LANCER EVO)
Thông số chung về hộp số:
Mục thông tin Thông số kỹ thuật
Mô hình động cơ 4G63-DOHC-Charge Air Cooler Turbo
Loại hộp số 5 số tiến, 1 số lùi
Tỷ số truyền vi sai 4.529
Tỷ số truyền công tơ mét 31/36
Cấu tạo vỏ hộp số:
2 Lò xo hồi vị trung tính
3 Bu lông tấm khóa liên động
10 Bánh răng chạy không tải số lùi
Hình 2 5 Cấu tạo bên ngoài hộp số
Hình 2 6 Cấu tạo bên trong hộp số
23 Càng gài số lùi- số 5
24 Thanh cài chuyển số 5- số lùi
28 Trục vi sai trung tâm
7 Bu lông trục bánh răng lùi chạy không tải
6.2 Cấu tạo trục đầu vào (trục sơ cấp):
3 Chốt chặn lò xo hãm
8 Khớp nối bánh răng số 4
13 Vòng đồng tốc bên ngoài
16 Bộ đồng tốc bên trong
Hình 2 7 Cấu tạo trục đầu vào
6.3 Cấu tạo trục đầu ra ( trục thứ cấp):
3 Ống nối vòng bi số lùi
22 Ống bọc bánh răng số 2
23 Vòng đồng bộ bên trong
Hình 2 8 Cấu tạo trục đầu ra
6 Vòng đồng bộ bên trong
8 Vòng đồng bộ bên ngoài
11 Trung tâm đồng tốc số lùi 5
16 Ống nối bánh răng số 5
28 Trung tâm đồng tốc số 1-2
35 Ống nối bánh răng số 1
6.4 Cấu tạo trục vi sai:
Các chi tiết bên trong:
1 Bánh răng vành chậu của bộ vi sai
10 Giá giữ trục bánh răng phụ
12 Câc miếng đệm bánh răng
16 Bánh răng đo tốc độ
Hình 2 9 Cấu tạo bộ vi sai
6.5 Một số chi tiết quan trọng khác
Ngoài trục sơ cấp và trục thứ cấp là 2 bộ phận chính cốt lỗi và không thể thiếu của hộp số, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài chi tiết hay bộ phận cũng khá cần thiết để khi lắp chúng với 2 trục sơ cấp và thứ cấp mới có thể tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh và vận hành được
Bánh răng số lùi (hay còn được gọi là bánh răng đảo chiều) thường được sử dụng trong hộp số tay ô tô để đảo ngược hướng quay bình thường của trục chính hoặc trục đầu ra để ô tô có thể di chuyển lùi lại
7 Trục bánh răng số lùi
Hình 2 10 Cấu tạo bánh răng số lùi
Bánh răng đo tốc độ được sử dụng để đo tốc độ trục đầu ra của hộp số, nó cho ta biết tốc độ xe đang chạy hiện tại mà xe đang di chuyển trên đường thông qua đồng hồ đo tốc
2 Thiết bị điều khiển bánh răng đo tốc
Cụm càng gài số lùi
Hình 2 11 Cấu tạo bánh răng đo tốc
Hình 2 12 Cấu tạo càng gài số lùi
6.6 Nguyên lý hoạt động chung:
Các bánh răng trên trục sơ cấp là các bánh răng chủ động nhận lực trực tiếp từ động cơ Trong đó bánh răng Z1, Z2, Z6 (bánh răng số lùi) là bánh răng gắn liền khối với trục, còn bánh răng Z3, Z4 và Z5 là các bánh răng quay trơn
Các basbh răng trên trục thứ cấp là các bánh răng bi động nhận lực từ bánh răng chủ động trên trục sơ cấp Trong đó bánh răng Z3, Z4, Z5 là các bánh răng lắp ăn khớp với trục thứ cấp không thể quay trơn do có vòng hãm, còn bánh răng còn lại là các bánh răng quay trơn trên trục
Trong đó G1, G2 và G3 là bộ đồng tốc
Về nguyên lý hoạt động, momen truyền từ đầu ra của li hợp lên trục sơ cấp hộp số
Hình 2 13 Nguyên lý hoạt động
Khi đi ở số 1: Ta gạt bộ đồng tốc G1 sang trái để nó ăn khớp với bánh răng Z1’ Lúc này momen được truyền từ trục sơ cấp qua cặp bánh răng Z1 và Z1’ Sau đó truyền qua G3 rồi truyền cho trục thứ cấp Sau đó thông qua cặp bánh răng truyền lực chính mà momen từ trục thứ cấp được truyền vào bộ vi sai rồi ra các bánh xe
Khi chuyển sang số 2, trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng chủ động Z2 quay Ta gặt bộ đồng tốc G1 sang phải thông qua ống trượt và vánh trượt thứ nhất làm cho bánh răng bị động Z2 trên thứ cấp quay theo rồi dẫn động đến bộ vi sai rồi ra ngoài hai bánh
Khi chuyển sang số Z3, ta gạt bộ đồng tốc G2 sang trái trục sơ cấp nhận lực từ động cơ thông qua ống trượt và vành trượt thứ hai kéo bánh răng trơn Z3 trên trục sơ cấp quay Do bánh răng trơn Z3 liên kết với bánh răng bị động Z3’ của trục thứ cấp nên dẫn động trục thứ cấp quay theo rồi đến bộ vi sai ra ngoài hai bánh
Khi chuyển sang số Z4, ta gạt bộ đồng tốc G2 sang phải trục sơ cấp nhận lực từ động cơ thông qua ống trượt và vành trượt thứ hai kéo bánh răng trơn Z4 trên trục sơ cấp quay Do bánh răng trơn liên kết với bánh răng bị động Z4’ của trục thứ cấp nên dẫn động trục thứ cấp quay theo rồi đến bộ vi sai ra ngoài hai bánh
Khi chuyển sang số 5, trục sơ cấp quay thông qua ống trượt và vánh trượt của bộ đồng tố G3 ăn khớp nên bánh răng quay trơn Z5 quay Đồng thời bánh răng quay trơn Z5 liên kết với bánh răng bị động Z5’ của trục thứ cấp nên dẫn động trục thứ cấp quay theo rồi truyền đến bộ vi sai ra ngoài hai bánh
Khi chuyển sang số lùi, trục sơ cấp quay dẫn động bánh răng trung gian sô lùi quay Thông qua ống trượt và vành trượt của bộ đồng tốc G3 làm cho trục thứ cấp quay theo rồi dẫn động đến bộ vi sai và ra ngoài hai bánh quay đảo chiều
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
Cách bảo dưỡng hộp số
Hộp số có cấu tạo phần lớn là các bánh răng truyền động, khi xe vận hành các bánh răng chuyển động liên tục với cường độ cao và sinh ra nhiệt lượng rất lớn Nếu không có hợp chất bôi trơn và làm mát thì hộp số không thể duy trì được sự hoạt động ổn định của xe
Cho nên vậy việc thay dầu hộp số rất quan trọng và cần được thực hiện theo định kỳ, vì dầu hộp số chính là hợp chất có tác dụng bôi trơn cho các chi tiết máy và đặc biệt là bộ phận bánh răng bên trong hộp số, giúp hộp số hoạt động trơn chu và ổn định Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống mài mòn, chống rỉ, làm tăng tuổi thọ của hộp số ô tô và các chi tiết động cơ
Một số lưu ý quan trọng khi thay dầu hộp số:
- Thay dầu hộp số dựa trên km vận hành: Do thời gian sử dụng xe hay thói quen sử dụng xe của mọi người khác nhau Vì việc ra vào số khác nhau cũng ảnh hưởng đến độ bền của hộp số, nên lời khuyến cáo của các nhà sản xuất xe thời điểm tốt nhất nên thay dầu hộp số sàn là khi xe chạy được khoảng 40.000km để đảm bảo dầu không bị đóng cặn và hộp số hoạt động một cách trơn tru nhất
- Thay dầu hộp số khi dầu bị xuống cấp: Việc thưởng xuyên kiểm tra chất lượng của nhớt hộp số cũng giúp bạn biết được đã đến lúc phải thay dầu hộp số cho xe ô tô của mình chưa Các bước để kiểm tra nhớt hộp số
Bước 1: Để kiểm tra dầu hộp số, cần đỗ xe ở một nơi an toàn thoáng mát và tắt máy xe di chuyển cần số về vị trí số mo
Bước 2: Mở nắp capo, xác định vị trí que thăm dầu
Bước 3: Khi xác định được vị trí que thăm dầu, trước tiên lấy que thử, lau sạch, đưa lại bình dầu rồi kiểm tra dầu trên q
Hình 3 2 Rút que dầu kiểm tra Hình 3 1 Mở nắp capo
Bước 4: Kiểm tra các vấn đề hộp số: mức dầu, màu sắc và chất lượng
Thông thường mức tiêu chuẩn nên nằm giữa hai điểm đánh dấu Nếu mức dầu giảm dưới mức Min, hãy bổ sung thêm dầu cho hộp số Lưu ý mỗi lần thêm chỉ nên thêm lượng nhỏ, vừa thêm vừa kiểm tra đến khi đạt tiêu chuẩn
Nếu dầu có màu nâu sẫm, đen hoặc hồng nhạt, thì bạn cần thay dầu mới, còn nếu có màu nâu đỏ hay nửa trong suốt báo hiệu dầu chỉ bị xuống cấp một chút không cần thiết phải thay mới
Hình 3 3 Kiểm tra mức dầu
Hình 3 4 Kiểm tra màu sắc dầu
Kiểm tra chất lượng dầu thông qua quá trình sử dụng, dầu sẽ mất đi dần độ nhớt do bụi bẩn hay cặn thừa tích tụ lâu ngày, ta có thể dựa vào độ nhớt để xác định có cần phải thay dầu hộp số mới cho xe hay chưa
- Thay dầu hộp số khi phát hiện dấu hiệu bị rò rỉ: nếu để dầu hộp số bị rò rỉ ra ngoài sẽ làm trơn các tấm ma sát khiến các tấm trượt nhiều và dễ bị cháy, trong một số trường hợp hộp số có thể bị hỏng hoàng toàn Khi đó ta cần đưa xe ra các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục sự cố ngay tranh để hư hỏng nặng
- Lựa chọn loại dầu hộp số mà hãng xe đã quy định: tùy từng loại xe, dòng xe mà việc chọn dầu hộp số là khác nhau ta nên lựa chọn dầu phù hợp nhất cũng như nghe khuyến cáo của hãng sản xuất để tránh những rủi ro không đáng có.
Cách kiểm tra hư hỏng hộp số
Nếu thời gian sử dụng xe ở mức độ liên tục theo năm tháng, thì khó tránh khỏi hộp số sẽ xảy ra các triệu chứng thường gặp sau đây: tạo ra tiếng ồn hoặc rung, rò rỉ dầu, chuyển số khó khăn hoặc trục bánh răng bị giật khỏi số Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có thể đến từ: lấp sai, mức dầu thấp hay một số bộ phân khác bị lỗi
2.1 Kiểm tra triệu chứng phát ra tiếng ồn
Bước 1: Ta tiến hành kiểm sơ bộ như mô tả của chủ xe nổ máy để xe hoạt động ở chế độ không tải
Hình 3 5 Kiểm tra chất lượng dầu
- Khi nổ được khoảng 5 phút ta thửc vào số nếu xe phát ra tiếng như tiếng rít hay cạch cạch Ta tiếng hành thực hiện bước kế tiếp
Bước 2: Kiểm tra hộp số, cụm chuyển số và giá đỡ động cơ xem các bu lông ở các vị trí đó có được siết chặt không Nếu không ta tiến hành siết chặt lại
- Kiểm tra tình trạng các bu lông xem có bị tuôn răng hay bị biến dạng không nếu có tiến hành thay mới
- Sau khi thay mới bu lông hay siết chặt nhưng hộp số vẫn phát ra tiếng kêu ta tiếp tục kiểm tra các vị trí khác
Bước 3: Ta kiểm tra lượng dầu có bị hao hụt không bằng cách quan sát xem dầu có dưới mép lỗ phích cấm phụ chưa, vì nguyên nhân gây ra tiếng kêu thường thấy nhất là do thiếu dầu bôi trơn
- Nếu kiểm tra thấy có dầu bị hụt ta tiến hành kiểm tra loại dầu mà hộp số đang dùng và châm thêm dầu vào đúng mức yêu cầu của xe
- Tiến hành nổ máy xe như bước 1 xem còn phát ra tiếng kêu ở hộp số không
Bước 4: Nếu đã kiểm tra kỹ các bước trên mà hộp số vẫn phát ra tiếng kêu suy ra là có thể một chi tiết nào đó trong hộp số bị hư hỏng
- Tiến hành tháo hộp số, cụm chuyển số và kiểm tra các bánh răng, bộ đồng tốc, ổ bi, bộ vi sai,… xem có bị mòn hay hư hỏng không
2.2 Kiểm tra triệu chứng bị rò rỉ dầu
Bước 1: Kiểm tra băng trực quan ta tiến hành nâng xe lên và kiểm tra vị trí bị rò rỉ dầu
- Nếu khó xác định rò rỉ dầu, hãy làm sạch hộp số và cụm chuyển số bằng hơi nước rồi cho xe chạy trong 10 phút sau đó kiểm tra lại vị trí bị rò rỉ xem caste hay vỏ hộp số có bị lũng
- Cần kiểm tra thật kỹ ở bước này vì hộp số và động cơ nằm rất gần nhau đôi khi hiện tượng rò rỉ dầu không phải ở hộp số mà nó nằm ở động cơ
- Nếu kiểm tra thấy các bị rò rỉ dầu ở hộp số ta tiến hành bước kế tiếp
Bước 2: Kiểm tra vỏ ly hợp bằng mắt xem có bị rò rỉ dầu xung quanh chỗ khớp nối giữa động cơ và vỏ ly hợp
- Nếu có ta tháo hộp số và kiểm tra các phớt dầu hay vòng chữ O ở trục có bị hỏng không vì đây là nguyên nhân rất dễ dẫn đến xì dầu hộp số ra ngoài và nếu cần thiết ta có thể thay phớt mới và kiểm tra lại lần nữa
- Bước 3: Nếu đã kiểm tra đủ hai bước trên mà hộp số vẫn bị rò rỉ dầu, ta tiến hành tháo hộp số kiểm tra lại các chi tiết hay hệ thống bên trong
2.3 Kiểm tra triệu chứng sang số khó
Bước 1: Kiểm tra cáp chuyển đổi của hộp số tình trạng có còn tốt không có bị mòn hay bị lỏng, nếu có ta tiến hành sửa chữa lại hoặc thay mới
Bước 2: Nếu cáp chuyển đổi còn tốt thì ta kiểm tra dầu hộp số có bị bẩn hay cần phải thay dầu mới chưa Nếu dầu hộp số không vấn đề gì ta tiến hành bước tiếp theo
Bước 3: Kiểm tra hệ thống ly hợp có hoạt động bình thường hay một số chi tiết nào của ly hợp bị hư hỏng dẫn đến việc vào số gây khó khăn, nếu có ta tiến hành sửa chữa hay thay thế chúng Nếu không ta thực hiện bước kế tiếp
Bước 4: Tiến hành tháo hộp số vào kiểm tra các chi tiết bên trong như sự ăn khớp của vòng đồng tốc, côn bánh răng có bị mòn hay lò xo bộ đồng tốc bị yếu
- Nếu phát hiện các chi tiết như vậy ta thực hiện kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới chúng 2.4 Kiểm tra triệu chứng nhảy số
Bước 1: Kiểm tra hệ thống ly hợp có bị trượt không, vì đây nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng xe bị nhảy số
Bước 2: Để kiểm tra xe có bị nhảy số hay không ta để xe ở số 3 và nổ máy, nếu bình thường xe sẽ không di chuyển, còn nếu ly hợp bị tượt thì tốc độ động cơ sẽ tăng cao xe chuyển động và xuất hiện mùi khét ở khoang động cơ
Bước 3: Nên khi phát hiện tình trạng xe bị nhảy số ta tiến hành tháo hộp số và kiểm tra các chi tiết của hệ thống ly hợp
- Kiểm tra ổ bite, ổ bị của bánh đã bị mòn chưa
- Kiểm tra đĩa ma sát có bị dính dầu do dầu hộp số bị rò rỉ
- Kiểm tra đĩa ép có bị yếu hay lò xo đĩa ép bị hỏng.
Các bước sửa chữa tháo lắp và kiểm tra hộp số
34 Đối với các hộp số có tính trạng hư hỏng nặng các chi tiết bên trong nhưng khi kiểm tra bên ngoài ta không phát hiện được, nên ta cần tiến hành các bước tháo hộp số cũng như kiểm tra tình trạng các chi tiết từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố phù hợp như: tiện, hàn vá đắp hoặc là thay mới nếu các chi nếu xuất hiện hư hỏng nặng
3.1 Tiến hành tháo hộp số:
Bước 1: Tháo chốt lò xo
- Sau khi đã hoàn tất tháo các chi tiết bên ngoài và vỏ hộp sô, tiếp theo đó ta đặt hộp ở một vị trí cố định
- Sau đó ta tiến hành tháo càng gài số của số lùi và số 5 theo hướng dọc như hình minh họa để tránh làm hư hỏng các bánh răng như bị trầy xước hay mẻ răng
- Sau đó dùng dụng cụ bấm lỗ để tháo chốt lò xo ra khỏi càng chuyển số và ray
Bước 2: Tháo trục ray chuyển số 3-4/ càng gạt số 3-4, trục ray chuyển số lùi-5/ càng gạt số 5-số lùi
- Kéo thanh chuyển số ra khỏi các lỗ của thanh chuyển số trong khớp vỏ ly hợp
- Tháo các thanh chuyển số cùng với các càng chuyển số
Hình 3 6 Tháo chốt lò xo
Hình 3 7 Tháo thanh chuyển số
Bước cuối cùng: Tháo các trục
- Sau khi tháo các càng gài số, các thanh ray chuyển số cũng như các chốt dùng cố định các trục
- Ở bước ta chỉ đem các trục ra ngoài tiến hành kiểm tra các phớt chắn dầu, vỏ hộp số và tình trạng của các trục để đưa ra hướng xử lý
- Lưu ý ta nên đặt trục ở một nơi cố định tránh trục lăn dẫn đến làm mẻ răng, trầy xước trục
3.2 Các bước kiểm tra hộp số:
Bước: Điều chỉnh và kiểm tra tước khi lắp ráp
- Kiểm tra và lựa chọn vòng đệm để điều chỉnh hoạt động của trục đầu vào phải sử dụng vòng đệm đúng yêu cầu thông số kỹ thuật tránh sử dụng vòng quá mỏng hay quá dày, vì nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xe làm hộp số bị rung lắc hoặc vỏ hộp số bị hỏng
- Điều chỉnh tải trước trục đầu ra và trục vi sai
Nếu cần thì hãy thay thế trục đầu vào, trục đầu ra, hộp vi sai trung tâm hoặc ổ trục trước thực hiện các bước điều chỉnh hay kiểm tra này
Hình 3 9 Kiểm tra các trục
Hình 3 10 Lựa chọn vòng đệm
- Đặt các que hàn có đường kính 1.6mm, dài khoảng 10mm lên ổ trục phía sau trục đầu ra tại các vị trí như trong hình 3.10
- Tiếp tục đặt các que hàn như vậy lên vỏ hộp số tại các vị trí như hình 3.11
- Ta tiến hành lắp các vòng ngoài ổ trục của bộ vi sai trung tâm và trục đầu ra
- Kế đó ta lắp vỏ hộp số và siết chặt các bu lông theo mômen xoắn quy định Mômen xoắn siết chặt: 44±5 N.m (tra bảng 1)
- Sau khi tiến hành siết chặc như quy định ta bắt đầu tháo vỏ hộp số và các rãnh bên ngoài lấy các mối hàn đã bị nghiền nát ra
- Ta tiến hành đo độ dày các que hàn đã nghiền nát bằng công cụ thước đo vi và từ đó ta sẽ chọn ra các vòng đệm cung cấp giá trị tải và giá trị tải trước tiêu chuẩn
- Giá trị tiêu chuẩn: (tra bảng 2)
+ Hành trình cuối của trục đầu vào: 0,05-
+ Tải trước trục đầu ra: 0,13-0,18mm
+ Tải trước bộ vi sai trung tâm: 0,05-
Hình 3 11 Lựa chọn vòng đệm vỏ hộp số bằng que hàng
Hình 3 12 Kiểm tra que hàn
Hình 3 13 Dùng panme kiểm tra
3.3 Các bước lắp hộp số:
Bước 1: Đặt các trục vào vị trí
- Đầu tiên ta tiến hành đặt các trục vào vỏ ly hợp nhưng khoan cố định chúng để tiện cho việc canh chỉnh hướng lắp các trục một cách hợp lý sao cho đúng yêu cầu của nhà sản xuất
Bước 2: Lắp càng gài số và cách thanh chuyển số 3-4,5-số lùi
- Ta lắp lắp cố định đúng vị trí các càng gài số vào thanh chuyển số thông chốt lò xo cố định
- Lắp từng càng chuyển số vào rảnh của ống đồng tốc và sau đó lắp các cụm càng gài số và thanh chuyển số
- Tiếp theo đó ta lắp các thanh chuyển số
3-4 và thanh chuyển số 5-số lùi vào lỗ ray trong vỏ ly hợp như hình minh họa
5TH-REVERSE SPEED SHIFT FORK
3RD-4TH SPEED SHIFT FORK
5TH-REVERSE SPEED SHIFT RAIL
3RD-4TH SPEED SHIFT RAIL AK201625AC
3RD-4TH SPEED SHIFT RAIL
Hình 3 14 Lắp các trục vào vỏ hộp số
Hình 3 15 Lắp các càng gài số
Hình 3 16 Lắp các càng gài số vào hộp số
Bước 3: Cố định bằng các chốt lò xo
- Căn chỉnh các chốt lò xo đúng vị trí lắp, đúng hướng lắp trrên thanh chuyển số và càng gài số
- Khi lắp chốt lò xo cần chú ý khi lắp đẩy nó vào sao cho khe hở của chốt và trục trung tâm của thanh ray tại thành một đường thẳng
Bước 4: Lắp các vòng đệm
- Lắp các vòng đệm có kích thước và độ dày đã lựa chọn ở các bước kiểm tra trên
- Sử dụng các công cụ chuyên dùng lắp các vòng đệm và sau đó ép cố định các vào vòng đệm vào trong vỏ hộp số
Bước 5: Lắp vỏ hộp số
: Bôi keo ra đều viền xung quanh hộp số, đảm bảo rằng khi bôi keo không bị vỡ hoặc bôi quá nhiều keo
- Keo được bôi có đường kính 2mm tới các vị trí như trong hình Cần đảm bảo rằng lắp hộp số nhanh chống và chính xác khi bề mặt keo còn ướt trong vòng 15 phút
- Sau khi gắn vỏ hộp số ta tiến hành siết các bu lông theo mômen xoắn quy định nhầm cố định và giữ chặt vỏ hộp số Mômen xoắn quy định: 44 5 N.m (tra bảng 1)
- Sau khi lắp vỏ hộp số ta đặt nó ở một vị trí khô thoáng cách xa dầu trong khoảng một giờ
Càng gài Thanh ray 2.5 mm (0.098 in)
Hình 3 18 Lắp các vòng đệm
Hình 3 19 Lắp vỏ hộp số
Bước 6: Lắp nắp dưới của hộp số
: Bôi keo ra đều viền xung quanh , đảm bảo rằng khi bôi keo không bị vỡ hoặc bôi quá nhiều keo
- Keo được bôi có đường kính 2mm tới các vị trí như trong hình Cần đảm bảo rằng lắp nhanh chống và chính xác khi bề mặt keo còn ướt trong vòng 15 phút
- Ta tiến hành lắp nắp dưới vào vỏ hộp số và siết chặt các bu lông theo mômen xoắn quy định Mô men xoắn quy định: 6.9 0.9 Nm (tra bảng 1)
- Sau khi lắp ta đặt nó khô cách xa dầu trong khoảng một giờ
Bước 7: Lắp cụm càng gài số
: Bôi keo ra đều viền xung quanh, đảm bảo rằng khi bôi keo không bị vỡ hoặc bôi quá nhiều keo
- Keo được bôi có đường kính 2mm tới các vị trí như trong hình Cần đảm bảo rằng lắp nhanh chống và chính xác khi bề mặt keo còn ướt trong vòng 15 phút
- Ta tiến hành lắp cụm càng gài số vào vỏ hộp số và siết chặt các bu lông theo mômen xoắn quy định Mô men xoắn quy định: 18 3 Nm (tra bảng 1)
- Sau khi lắp ta đặt nó khô cách xa dầu trong khoảng một giờ
Hình 3 20 Lắp nắp dưới vỏ hộp số
Hình 3 21 Lắp cụm càng gài số
Bước 8: Lắp bánh răng đo tốc
- Tra dầu bánh răng vào vòng chữ O của bánh răng đo tốc như hình minh họa Lựa chọn loại dầu bánh răng có thông số Hypoid
SEA 75W-90 hoặc 75W-85W phù hợp với phân loại API GL-4
- Ta tiến hành lắp nó vào hộp sao, sau đó siết chặt bu lông theo mô men quy định Mô men xoắn quy định: 3.9 1.0 Nm (tra bảng 1)
Bước 9: Thiết lập đòn bẩy
- Tra đều mỡ vào bộ phận trượt của trục điều khiển của guốc cần gài
- Ta lắp đòn bẩy và siết chặt các bu lông theo mô men xoắn quy định Mô men xoắn quy định: 18 3 Nm ( tra bảng 1)
Bước cuối cùng: kiểm tra công tắc đèn dự phòng
- Kiểm tra tính hiệu liên tục giữa các thiết bị đầu và cuối nếu xảy ra sự cố hay vấn đề trong quá trình tháo lắp hay sửa chữa thì ta có khể khắc phục, nên kiểm tra kỷ các thiết bị điện xem bị đoãn mạch hay đứt mạch, nên trước khi lắp hộp số vào ta nên thực hiện kỹ bước kiểm tra kỷ từng chi tiết một lần nữa
Hình 3 22 Lắp bánh răng đo tốc
Hình 3 24 Kiểm tra công tắc đèn
Các bước tháo lắp vào kiểm tra trục đầu vào(trục sơ cấp)
Hư hỏng thường gặp ở các trục nói chung và các chi tiết trong trục nói riêng là những hưng hỏng mà không thể quan sát bằng mắt thường cần tiến hành tháo hộp số và kiểm tra những dụng cụ chuyên dùng từ đó ta tìm ra phương pháp khắc phục hoặc thay mới các chi tiết bộ phận đó, các hư hỏng như: bánh răng số bị mòn hay bị mẻ, trục số bị gãy hay bị cong, bộ đồng tốc xước mặt răng, ô bi bị tróc rỗ,…
Một số dụng cụ đặc biệt dùng để lấp ráp:
Bộ tháo lắp vòng bi: dùng để lắp đặt và tháo bánh răng, ổ trục và ống trượt
Nắp bộ cài: dùng với bộ cài 100 và bộ cài đặt chuyển đổi
Bộ cài 100: dùng với nắp cài và bộ cài đặt chuyển đổi
Bộ cài đặt chuyển đổi (38): dùng để lắp đặt ổ bi trục đầu vào
Bộ cài đặt chuyển đổi (52): dùng lắp đặt ống bọc bánh răng số 1, trục đồng tốc số 3-4, ống bọc bánh răng số 4, bánh răng tốc độ 5 và nút chặn tấm đẩy
4.1 Các bước kiểm tra trục:
Bước 1: Kiểm tra tổng thể trục
- Kiểm tra đường kín ngoài của trục xem phần lắp ổ bi lăn kim xem có bị hư hỏng, bị mài mòn hay ổ bi có bị kẹt không
- Kiểm tra các mối nối có bị mài và hư hỏng không
- Kiểm tra bề mặt răng của các bánh rắng xoắn có bị mòn, mẻ răng và hư hỏng không
Bước 2: Kiểm tra ổ bi lăn kim
- Kết hợp ổ bi lăn với trục hoặc ống lót ổ trục và bánh răng tay quay trơn trên trụ kiểm tra xem nó có phát ra tiếng ồn hoặc tiếng kêu không
- Kiểm tra lồng ổ lăn kim xem có bị biến dạng hay các con lăn có bị trầy xước và khoảng cách các con lăn bị thay đổi không
Bước 3: Kiểm tra vòng đồng tốc
- Kiểm tra các răng của bánh răng ly hợp xem có bị gãy hay bị biến dạng không
- Kiểm tra bề mặt bên trong của vòng xem có bị biến dạng, trầy xước, bị mòn hay bị rạn nứt không
Hình 3 25 Kiểm tra tổng thể trục
Hình 3 26 Kiểm tra ổ bi lăn
Hình 3 27 Kiểm tra vòng đồng tốc
- Quá trình kiểm tra ta thực hiện dùng ta đẩy vòng đồng tốc về phía bánh răng ly hợp và dùng thước lá kiểm tra khe hơn
A Nếu khe hở A nhỏ hơn giới hạn thì ta tiến hành thay thế vòng đồng tốc Giới hạn tối thiểu: 0,5mm ( tra bảng 2)
Bước 4: Kiểm tra vòng đồng tốc ngoài và trong/ vòng đồng tốc cone
- Kiểm tra chi tiết các bề mặt răng và bề mặt cone của bánh răng ly hợp xem có bị hư hỏng biến dạng, trầy xước bề mặt trong và có bị vở hay rạn nứt không
: Khi kiểm tra mà có vấn đề cần thay thế vòng ngoài, vòng trong hay vòng cone Thì ta không thay thế từng chi tiết mà nên thay thế cả bộ (3 vòng)
- Khi lắp các vòng với bánh răng, chúng ta cần chú ý và kiểm tra lại một lần nữa xem khoảng cách A Nếu khoảng cách A nhỏ hơn giới hạn thì hãy tiến hành thay mới Giới hạn tối thiểu: 0,5mm (tra bảng 2)
Bánh răng Vòng đồng tốc
Vòng trong Bánh răng AKX00888AB
Hình 3 28 Kiểm tra khe hở vòng đồng tốc
Hình 3 29 Kiểm tra các vòng đồng tốc côn
Hình 3 30 Kiểm tra khe hở vòng đồng tốc côn
Bước 5: Kiểm tra các bánh răng tốc độ
- Kiểm tra để đảm bảo bề mặt răng của các bánh răng xoắn và ly hợp không bị biến dạng, gãy vở hoặc bị mòn
- Kiểm tra bề mặt cone của bộ đồng tốc xem bị nhám, bị trầy xước, bị rạn nứt hay bị mài mòn không
- Kiểm tra đường kính bên trong trước và sau của bánh răng xem có bị trầy xước, bị rạn nứt bề mặt hay bị mài mòn do thời gian sử dụng
Bước 6: Kiểm tra bộ trượt và trục trung tâm
- Kiểm tra lò xo đồng tốc xem có bị biến dạng, bị võng hay gãy không
- Lắp ống trượt bộ đồng tốc và trục trung tâm kiểm tra xem nó co bị trượt trơn trên trụ không
- Kiểm tra ống trượt có bị hư hỏng các then trượt bên trong hay kiểm tra các then trượt có bị mòn và gãy không
4.2 Các bước tháo trục đầu vào:
Bước 1: Tháo ổ bi của trục
- Ta đặt trục lên giá đỡ vào giữ cố định tránh lúc tháo rời mà trục bị rung lắc, sau đó dùng công cụ chuyên dùng kẹp chặt ổ bi và đặt chúng lên máy ép, nhấn nút để ép trục tách khỏi ổ bi và lấy ô bi ra ngoài
Hình 3 31 Kiểm tra các bánh răng số
Hình 3 32 Kiểm tra các mayơ
Bước 2: Tháo chốt khóa lò xo hãm
- Ta sử dụng tua vít cạy các vị trí chốt khóa như trong hình, khi cạy tránh dùng lực quá mạnh vì có thể làm gãy chốt khóa hoặc làm biến dạng nó dẫn đến sẽ rất khó khăn khi tiến hành lắp lại trục
Bước 3: Tháo bánh răng số 5
- Cũng như các bước tháo ổ bi cử dụng giá đỡ để cố định trục trên giá sử dụng công cụ chuyên dùng để tháo bánh răng đặt dưới bánh răng số 5 nhầm cố định giữ bánh răng không cho di chuyển khi tiến hành tháo
- Tiếp theo đó đặt lên máy ép điều chỉnh lực ép phù hợp và tiến hành ép để tách trục ra khỏi bánh răng lấy bánh răng số 5 ra ngoài
Bước 4: Tháo ổ trượt bánh răng số
- Tương tự các bước trên vẫn giữ cố định trục trên giá đỡ sử dụng công cụ hỗ trợ để giữ bánh răng số 3 nằm ở sau ống nối, đặt lén máy ép điều chỉnh lực phù hợp ép tách trục và lấy khớp nối bánh răng số 4 ra ngoài
Hình 3 35 Tháo bánh răng số 5
Hình 3 36 Tháo ổ trượt bánh răng
Bước cuối cùng: Tháo ổ bi còn lại
- Sử dụng giá đỡ dữ cố định trục dùng công cụ chuyên dùng đỡ ổ bi còn lại ở cuối trục đặt lên máy ép tiến hành ép tách trục và lấy ổ bi còn lại ra ngoài
4.3 Các bước lắp ráp trục đầu vào:
Bước 1: Lắp đặt phớt dầu
- Đảm bảo phớt dầu được ấn vào đúng vị trí trục đầu vào như trong hình 3.38
Bước 2: Lắp đặt vòng bi
- Sử dụng công cụ tháo lắp vòng bi để hỗ trợ giữ phần bánh răng số 2 đặt vào đúng vị trí trục đầu vào và sau đó để lên máy ép
- Tiếp theo đó sử nắp cài, bộ cài 100 và bộ điều chỉnh cài đặt nhấn nút cài đặt để lắp ổ trục bằng máy ép
Hình 3 37 Tháo ổ bi còn lại
Hình 3 39 Lắp đặt vòng bi
Bước 3: Lắp đặt phe cài
- Lắp phe cài dày nhất để có thể để vừa với rãnh chụp của trục đầu ra
- Nhưng cũng phải đảm bảo đầu ổn bi đáp ứng giá trị tiêu chuẩn (giá trị tiêu chuẩn: 0-0.12mm) (tra bảng 2)
Bước 4: Lắp đặt lò xo đồng tốc
- Lắp lò xo đồng bộ và lò xo đồng bộ bên ngoài vào đúng vị trí như trong hình tránh trường hợp lắp sai ảnh hưởng quá trình hoạt động của hộp số
Các bước tháo lắp và kiểm tra trục đầu ra ( trục thứ cấp)
Hư hỏng thường gặp ở các trục nói chung và các chi tiết trong trục nói riêng là những hưng hỏng mà không thể quan sát bằng mắt thường cần tiến hành tháo hộp số và kiểm tra những dụng cụ chuyên dùng từ đó ta tìm ra phương pháp khắc phục hoặc thay mới các chi tiết bộ phận đó, các hư hỏng như: bánh răng số bị mòn hay bị mẻ, trục số bị gãy hay bị cong, bộ đồng tốc xước mặt răng, ô bi bị tróc rỗ,…
Một số dụng cụ đặt biệt dùng để lắp đặt:
Dụng cụ lắp phớt dầu trục cam: thường sử dụng để lắp đặt các bánh răng, ổ bi và ống nối
Chuyên dùng để tháo và lắp ổ bi, bánh răng và ống trượt
Nắp cài: dùng với bộ cài và bộ điều hợp
Bộ cài -200: dùng kết hợp với nắp cài và bộ điều hợp
Bộ điều hợp (40): dùng lắp đặt ổ bi trục côn đầu ra
Bộ điều hợp (42): dùng để lắp bạc lót ổ bi của tục số lùi
Bộ điều hợp (44): dùng lắp bánh răng số
4, ống nối bánh răng số 5 và bộ đồng tốc trung tâm số lùi
Bộ điều hợp (50): lắp bộ đồng tốc trung tâm số 1-2, lắp ống nối bánh răng số 2 và bánh răng số 3
Dụng cụ tháo và lắp ổ bi, bánh răng và ống nối của các bánh răng
5.1 Các bước kiểm tra trục:
Bước 1: Kiểm tra tổng quan trục
- Kiểm tra đường kín ngoài của trục xem phần lắp ổ bi lăn kim xem có bị hư hỏng, bị mài mòn hay ổ bi có bị kẹt không
- Kiểm tra các mối nối có bị mài và hư hỏng không
- Kiểm tra bề mặt răng của các bánh rắng xoắn có bị mòn, mẻ răng và hư hỏng không
Hình 3 53 Kiểm tra tổng quan trục
Bước 2: Kiểm tra ổ bi lăn kim
- Kết hợp ổ bi lăn với trục hoặc ống lót ổ trục và bánh răng tay quay trơn trên trụ kiểm tra xem nó có phát ra tiếng ồn hoặc tiếng kêu không
- Kiểm tra lồng ổ lăn kim xem có bị biến dạng hay các con lăn có bị trầy xước và khoảng cách các con lăn bị thay đổi không
Bước 3: Kiểm tra vòng đồng tốc của bánh răng số 1 và số 2
- Kiểm tra kỷ các bề mặt răng của bánh răng ly hợp và bề mặt bánh răng cone xem có bị hư hỏng hay bị biến dạng không
: Khi phát hiện các vòng có vấn đề cần được thay thế, tốt nhất là chúng ta nên thay thế cả bộ chứ không thay thế từng bộ phận riêng lẻ
- Khi lắp các vòng vào bộ đồng tốc trước hết ta nên kiểm tra khoảng cách giữa khe hở bằng cách ép chúng về phía bánh răng sẽ để lộ một khe hở A Nếu khe hở A nhỏ hơn giới hạn thì ta tiến hành thay mới
Giới hạn tối thiểu: 0,5mm (tra bảng 2)
Hình 3 54 Kiểm tra ổ bi lăn
Hình 3 55 Kiểm tra vòng đồng tốc bánh răng 1-2
Hình 3 56 Kiểm tra khe hở vòng đồng tốc
Bước 4: Kiểm tra vòng đồng tốc bánh răng số 5
- Kiểm tra các răng của bánh răng ly hợp xem có bị gãy hay bị biến dạng không
- Kiểm tra bề mặt bên trong của vòng xem có bị biến dạng, trầy xước, bị mòn hay bị rạn nứt không.
- Quá trình kiểm tra ta thực hiện dùng ta đẩy vòng đồng tốc về phía bánh răng ly hợp và dùng thước lá kiểm tra khe hơn A Nếu khe hở A nhỏ hơn giới hạn thì ta tiến hành thay thế vòng đồng tốc
Giới hạn tối thiểu: 0,5mm (tra bảng 2)
Bước 5: Kiểm tra vòng đồng tốc ngoài và trong/ vòng đồng tốc cone của bánh răng số lùi
- Kiểm tra chi tiết các bề mặt răng và bề mặt cone của bánh răng ly hợp xem có bị hư hỏng biến dạng, trầy xước bề mặt trong và có bị vở hay rạn nứt không
: Khi kiểm tra mà có vấn đề cần thay thế vòng ngoài, vòng trong hay vòng cone Thì ta không thay thế từng chi tiết mà nên thay thế cả bộ (3 vòng)
- Khi lắp các vòng với bánh răng, chúng ta cần chú ý và kiểm tra lại một lần nữa xem khoảng cách A Nếu khoảng cách
A nhỏ hơn giới hạn thì hãy tiến hành thay mới Giới hạn tối thiểu: 0,5mm (tra bảng 2)
Hình 3 57 Kiểm tra vòng đồng tốc bánh răng 5
Hình 3 58 Kiểm tra khe hở vòng
Hình 3 59 Kiểm tra vòng đồng tốc bánh răng số lùi
Hình 3 60 Kiểm tra khe hở vòng
Bước 6: Kiểm tra các bánh răng tốc độ
- Kiểm tra để đảm bảo bề mặt răng của các bánh răng xoắn và ly hợp không bị biến dạng, gãy vở hoặc bị mòn
- Kiểm tra bề mặt cone của bộ đồng tốc xem bị nhám, bị trầy xước, bị rạn nứt hay bị mài mòn không
- Kiểm tra đường kính bên trong trước và sau của bánh răng xem có bị trầy xước, bị rạn nứt bề mặt hay bị mài mòn do thời gian sử dụng
Bước 7: Kiểm tra bộ trượt và trục trung tâm
- Kiểm tra lò xo đồng tốc xem có bị biến dạng, bị võng hay gãy không
- Lắp ống trượt bộ đồng tốc và trục trung tâm kiểm tra xem nó co bị trượt trơn trên trụ không
- Kiểm tra ống trượt có bị hư hỏng các then trượt bên trong hay kiểm tra các then trượt có bị mòn và gãy không.
5.2 Các bước tháo trục đầu ra:
- Ta đặt trục lên giá đỡ vào giữ cố định tránh lúc thực hiện quá trình tháo rời mà trục bị rung lắc, sau đó dùng công cụ chuyên dùng giữ ổ bi côn cố định và đặt chúng lên máy ép, nhấn nút để ép trục tách khỏi ổ bi và lấy ô bi ra ngoài ống trượt
Hình 3 61 Kiểm tra bánh răng đồng tốc
Hình 3 62 Kiểm tra bộ trượt trung tâm
Bước 2: Tháo khớp trượt của bánh răng sô lùi:
- Giữ cố định trục trên giá đỡ sử dụng công cụ chuyên tháo lắp bánh răng kẹp phía dưới bánh răng và giữ cố định tránh làm bánh răng bị di chuyển khi tháo, sau đó đặt lên máy ép
- Điều chỉnh lực máy cho đúng quy định tránh trường hợp dùng lực quá mức làm hư tổn tới bộ phận bên trong cũng như các bộ phận khác, tiến hành tách tháo lấy ống trượt ra ngoài
Bước 3: Tháo bộ trung tâm đồng tốc của bánh răng số 5 và số lùi
- Giữ cố định trục trên giá đỡ sử dụng công cụ chuyên tháo lắp bánh răng kẹp phía dưới bánh răng số 4 và giữ cố định tránh làm bánh răng bị di chuyển khi tháo, sau đó đặt lên máy ép
- Điều chỉnh lực máy cho đúng quy định tránh trường hợp dùng lực quá mức làm hư tổn tới bộ phận bên trong của chi tiết cũng như các bộ phận khác, tiến hành ép tách tháo trục lấy bộ trung tâm đồng sô 5 và số lùi ra ngoài
Bước 4: Tháo bánh răng số 3
- Ta đặt cố định trục trên giá đỡ sử dụng công cụ chuyên tháo lắp bánh răng kẹp phía dưới bánh răng số 2 và giữ cố định tránh làm bánh răng bị di chuyển khi tháo, sau đó đặt lên máy ép
- Điều chỉnh lực máy cho đúng quy định tránh trường hợp dùng lực quá mức làm
MD998801 Ống trượt bánh răng số lùi
Hình 3 64 Tháo ống trượt bánh răng số lùi
Hình 3 65 Tháo bộ đồng tốc trung tâm bánh răng sô 5-số lùi
Hình 3 66 Tháo bánh răng số 3
57 hư tổn tới bộ phận bên trong của chi tiết cũng như các bộ phận khác, tiến hành ép tách tháo trục lấy bánh răng số 3 ra ngoài
Bước 5: Tháo ống trượt bánh răng số 2
- Ta đặt cố định trục trên giá đỡ sử dụng công cụ chuyên tháo lắp bánh răng kẹp phía dưới bánh răng số 1 và giữ cố định tránh làm bánh răng bị di chuyển khi tháo, sau đó đặt lên máy ép
Các bước tháo lắp và kiểm trục vi sai
Các dấu hiệu nhận biết vi sai bị hư hỏng Khi ô tô hoạt động đi vào đường vòng nghe tiếng ồn ở cụm truyền lực chính, đường vòng càng nhỏ tiếng ồn càng tăng nguyên nhân bánh răng vi sai và bán trục: mòn, rỗ, gãy vỡ, thiếu dầu bôi trơn điều chỉnh sai khe hở của bánh răng vi sai hoặc là khi gài vi sai nhưng các bánh xe chủ động không có tác dụng nguyên nhân khớp gài vi sai: mòn, gãy, hỏng và cơ cấu điều khiển gãy, hỏng
Một số dụng cụ cần thiết khi sửa chữa vi sai:
Dụng cụ tháo và lắp ổ bi, bánh răng và ống nối của các bánh răng Ổ bi côn
Phe gài Giá trị tiêu chuẩn Ổ trục côn
Hình 3 87 Lắp phe cài cố định
Nắp bộ cài: dùng với bộ cài 100 và bộ cài đặt chuyển đổi
Lắp đặt ổ trục côn trước vi sai trung tâm
Lắp đặt vòng bi côn trước vi sai trung tâm và phốt dầu truyền
Bộ điều hợp (50): lắp bộ đồng tốc trung tâm số 1-2, lắp ống nối bánh răng số 2 và bánh răng số 3
6.1 Kiểm tra trục vi sai:
- Dùng dụng cụ đo để đo mức độ mòn xảy ra với các chi tiết của bộ vi sai
- Kiểm tra các bánh răng có bị hư hỏng và cơ cấu hãm vi sai có bị nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng và kiểm tra các chi tiết cơ cấu khóa vi sai
Hình 3 88 Sử dụng đồng hồ đo so để kiểm tra các bánh răng
- Khi kiểm tra ta sử dụng dây trì và đồng hồ so để đo độ mòn bánh răng (0,06-
0,2mm) ( tra bảng 3.9) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của cơ cấu khóa Nếu kiểm tra các bánh răng thấy bề mặt mòn quá giới hạn cho phép ta nên thay mới, còn các chi tiết khác nếu kiểm tra thấy các vết nứt hay lỗ ren nhỏ thì ta có thể hàn đắp ngược lại nếu các vết nứt quá dài thì ta tiến hành thay mới
- Kiểm tra các vòng đệm của các bánh răng và trục bánh răng vi sai bằng Panme đo
6.2 Các bước tháo trục vi sai:
Bước 1: Tháo ổ bi lăn côn 1 đầu:
- Sử dụng công cụ hỗ trợ chuyên dùng đặt cụm vi sai trên giá đỡ cố định bên cạnh đó sử dụng công cụ giữ ổ bị và đặt ổ bi lên máy ép
- Điều chỉnh lực máy hợp lý tránh làm hư hỏng ổ bi và các bộ phận khác sau kiểm tra mọi thứ hoàn chỉnh tiến hành ép tách ổ bi ra khỏi cụm vi sai
Bước 2 : Tiến hành tháo bánh răng vành chậu:
- Ở bước này ta tiến hành tháo ta tìm cách đánh dấu để phân biệt vị trí và hướng đúng của bánh răng vành chậu và vỏ hộ vi sai để tiện cho qua trình lắp sau này
Hình 3 89 Dùng panme để đo các vòng đệm các trục bánh răng vi sai
Hình 3 90 Tháo ổ bi lăn côn
Hình 3 91 Ký hiệu lên mặt răng
- Sau bước đánh dấu ta tiến hành tháo các bu lông xung quanh vỏ lý hợp và tháo xong các bu lông ta bắt đầu dùng búa gỏ đều xung quanh hết vành như hình vẽ, dùng lực vừa phải và gỏ đều tay tránh dùng tránh gỏ ở một vị trí quá lâu hay dùng lực quá vì có thể làm vành bị cong vênh biến dạng và tránh gỏ trực tiếp vô bề mặt răng sẽ làm răng bị biến biến dạng mẻ răng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
Bước 3: Tháo chốt hãm và tháo trục bánh răng vi sai và bánh răng bán trục:
- Trước ta đặt cân bằng và giữ cố định hộp vi sai lên giá đỡ ở giữa là một tấm nhôm mềm, lưu ý không xiết giá đỡ quá chặt tránh làm hỏng hay biến dạng vỏ hộp vi sai
- Tiếp theo đó ta tiến hành sử dụng búa và đục, thực hiện đục theo chiều thẳng đứng như hình mình để nhả phần hãm xung quanh chốt hãm và đống chốt ra bằng đục
- Sau khi tháo chốt hãm vi sai ra ngoài, ta bắt đầu tháo từng chi tiết bên trong hợp vi sai như bánh răng vi sai, trục vi sai, bánh răng bán trụ và các vòng đệm ra khỏi hộp vi sai và kiểm tra
Hình 3 92 Tháo bánh răng vành chậu
Hình 3 93 Tháo chốt hãm bánh răng
Hình 3 94 Tháo các bánh răng ra khỏi vi sai
Bước cuối cùng: Tháo ổ bi lăn côn đầu còn lại vỏ vi sai:
- Cũng như ở bước vỏ cụm vi sai trên giá đỡ cố định bên cạnh đó sử dụng công cụ giữ ổ bị và đặt ổ bi lên máy ép
- Điều chỉnh lực máy hợp lý tránh làm hư hỏng ổ bi và các bộ phận khác sau kiểm tra mọi thứ hoàn chỉnh tiến hành ép tách ổ bi ra khỏi vỏ cụm vi sai
6.3 Các bước lắp trục vi sai:
Bước 1: Lắp ổ bi lăn côn vào vòng đệm bán trục
- Ta sẽ đặt cố định vòng đệm bán trục lên giá đỡ giữ cố định và cân bằng, sau đó ta tiến hành gá ổ vào đúng vị trí phải canh cho chuẩn xác
- Sau khi hoàn tất các bước trên ta đặt vào máy ép, điều chỉnh thông số ép phù hợp và ép lắp ổ bi lăn côn vào vòng đệm
Bước 2: Lắp ổ bi lăn côn còn lại vào vỏ vi sai
- Ở bước này ta vẫn tháo tác như bước trên ta vẫn đặt cố định vỏ vi sai lên giá đỡ giữ cố định và cân bằng, sau đó ta tiến hành gá ổ vào đúng vị trí phải canh cho chuẩn xác
- Sau khi hoàn tất bước trên ta đặt vào máy ép, điều chỉnh thông số ép phù hợp và ép lắp ổ bi lăn côn vào vỏ vi sai
Hình 3 95 Tháo ổ bi côn ra khỏi vỏ vi sai
Hình 3 96 Lắp vòng bi côn vào vòng đệm
Hình 3 97 Lắp vòng bi vào vỏ vi sai
Bước 3: Tiến hành lắp bánh răng bán trục, bánh răng vi sai, chốt hãm vi sai và trục bánh răng vi sai
- Đầu tiên ta gắn các vòng đệm vào phía sau của các bánh răng bán trục, rồi lắp các bánh răng bán trục đó vào vỏ vi sai Lưu ý khi lắp ta sử dụng bánh răng bán trục mới để lắp thay thế thì ta nên sử dụng vòng đệm có độ dày trung bình (0,93mm - 1mm)
- Đối với các bánh răng vi sai ta cũng lắp các vòng đệm vào mặt sau của các bánh rắng vi sai, đồng thời tạo lưới cho bốn mảnh với các bánh răng vi sai, đặt chúng vào hợp vi sai và xoay thử xem các răng có ăn khớp với nhau không ,sau đó ta mới lắp giá đỡ của các trục bánh răng vào giữa và tiến hành lắp trục bánh răng vào vi sai
- Lắp chốt khóa theo hướng như hình minh họa, sau đó lắp trục đầu ra phía tước vào bánh răng bán trục và lắp phe cài
THIẾT KẾ MÔ HÌNH
1 Mục đích thiết kế mô hình
Việc cắt bổ hộp số nhầm tìm hiểu cấu tạo của các chi tiếc bên trong hộp số mà nhìn bên ngoài ta không thể thấy được, bên cạnh đó ta còn tìm hiểu về nguyên lý hoạt động ở mõi số hay mõi bánh răng khi ở các trạng thái hoạt động khác nhau Ngoài ra ta còn có thể ứng dụng thực hạnh các tháo táo kiểm tra hư hỏng các chi tiết của hộp số bằng các phương pháp tháo lắp hộp số mà ta đã được học hay nghiện cứu ở trường Vì thế mục đích của việc thiết kế mô hình lần này nhầm hiểu rõ hơn về hộp số nâng cao hiểu biết và kiến thức cho bản thân sau này khi ra trường
2 Chuẩn bị vật tư và thiết bị
Trong đề tài nghiên cứu lần này em xin tìm hiểu về mô hình hộp số sàn xe tảI Vinaxuki 1,2
Hình 4 1 Hộp số khi mua về
- Hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn đã qua sử dụng vẫn còn hoạt động được
- Các thanh sắt và bánh xe để làm khung cho mô hình để tiện lợi cho quá trình vận chuyển một cách dễ dàng hơn
- Các dụng để cắt bổ hộp số như máy cắt, máy hàn, dụng cụ để tháo các bu lông hộp số, dụng cụ để vệ sinh hay bảo dưỡng các chi tiết bên trong,…
3 Trình tự các biết tiến hành làm mô hình
Bước 1: Tháo rã chi tiết của hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn Đặt hộp số ở vị trí cố định đủ thoáng để thuận tiện cho quá trình tháo lắp cũng như kiểm tra và bảo dưỡng hộp số
Tháo các chi tiết bên ngoài của hộp số như các bu lông, vỏ ly hợp, loại bỏ những dầu nhớt cũ lâu ngày bám trên vỏ hộp số
Bước 2: Tiến hành tháo rời các chi tiết
Sau khi đã tháo các bu lông ta rã từng bộ phận bên trong ra kiểm tra bảo dưỡng lại và tiến hạnh vệ sinh các vết dầu cũ bám bên trong vỏ máy cũng như các trục, các bánh răng và bộ đồng tốc Điều này nhầm đảm bảo chúng sẽ hoạt động trơn tru hơn và mới mẻ hơn sau một quá dài đã sử dụng
Bước 3: Tiến hành cắt ghép các chi tiết Đa phần các chi tiết bên trong như trục số, các bánh răng, hay bộ đồng tốc đều được giữ đúng tình trạng ban đầu, không điều chỉnh hay cắt bỏ những chi tiết nào cả Còn đối với các chi tiết bên ngoài là vỏ hộp số, sẽ tính toán chính xác và hợp lý các vị trí cắt nhầm để khi lắp lại mà ta vẫn thấy chúng hoạt động bên trong như thế nào và tương tác với nhau ra sao
Và một lưu ý mà chúng em được thầy hướng dẫn là khi cắt tránh trọn vị trí bắt các bu lông
Bước 4: Lắp lại hộp số
Lắp đúng như các trình lúc đầu khi lắp ra lắp các chi tiết của hộp số -> lắp trục số lùi-> lắp trục trung gian-> lắp trục thứ cấp-> lắp trục sơ cấp-> lắp vỏ hộp số-> siết các bu lông
Lưu ý khi lắp cần nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh làm hư hỏng các răng và bộ đồng tốc và lắp đúng vị trí vòng đệm của các trục
Bước 5: Tạo khung giá đỡ
Xác định kích thước giá đỡ đã được tính toán trước, tiến hành cắt sắt và dùng máy hàn hàn dính các thanh sắt tạo thành khung đỡ và tiến hành lắp các bánh xe để tiện lợi cho việc di chuyển mô hình
4 Cấu tạo bên trong của mô hình và nguyên lý hoạt động
Do mô hình là hộp số sàn tải Vinaxuki 1,2 tấn nên cấu tạo hộp số khác hơn so với hộp số trong đề tài nguyên cứu, vì là hộp số xe tải nên cầu chủ động là cầu sau và hộp số sẽ bố trí nằm dọc theo xe Nhìn sơ qua cấu tạo về số bánh răng cũng giống như hộp số sàn thông thường
Gồm 5 số tiến và 1 số lùi
Trục sơ cấp có một bánh răng dẫn động từ động cơ
Trục thứ cấp được bố trí sáu bánh răng quay trơn trên trục nhờ ổ bi
Trục trung gian có bảy bánh răng đúc liền khối với trục
Vòng đồng tốc giúp khi chuyển số hai bánh răng làm việc tiến lại gần nhau để làm đồng bộ tốc độ quay của chúng nhờ ma sát
Bánh răng số lùi số lùi quay đổi hướng các cập bánh răng khi ta muốn lùi xe
Khi gài số 1 trục sơ cấp sẽ nhận lực từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động làm trục trung gian quay kéo theo bánh răng số 1 trên trục trung gian quay theo và đồng thời kéo theo bánh răng số 1 trên trục thứ cấp quay theo nhờ vào bộ động tốc nên kéo theo trục thức cấp quay theo truyền ra bộ vi sai và cầu chủ động
Khi gài số 2 trục sơ cấp sẽ nhận lực từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động làm trục trung gian quay kéo theo bánh răng số 2 trên trục trung gian quay theo và đồng thời kéo theo bánh răng số 2 trên trục thứ cấp quay theo nhờ vào bộ động tốc nên kéo theo trục thức cấp quay theo truyền ra bộ vi sai và cầu chủ động
Khi gài số 3 trục sơ cấp sẽ nhận lực truyền từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động làm trục trung gian quay kéo theo bánh răng số 3 trên trục trung gian quay theo và
77 đồng thời kéo theo bánh răng số 3 trên trục thứ cấp quay theo nhờ vào bộ động tốc nên kéo theo trục thức cấp quay theo truyền ra bộ vi sai và cầu chủ động
Khi gài số 4 trục sơ cấp sẽ nhận lực truyền từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động làm trục trung gian quay kéo theo bánh răng số 4 trên trục trung gian quay theo và đồng thời kéo theo bánh răng số 4 trên trục thứ cấp quay theo nhờ vào bộ động tốc nên kéo theo trục thức cấp quay theo truyền ra bộ vi sai và cầu chủ động
Khi gài số 5 trục sơ cấp sẽ nhận lực truyền từ động cơ thông qua bánh răng dẫn động làm trục trung gian quay kéo theo bánh răng số 5 trên trục trung gian quay theo và đồng thời kéo theo bánh răng số 5 trên trục thứ cấp quay theo nhờ vào bộ động tốc nên kéo theo trục thức cấp quay theo truyền ra bộ vi sai và cầu chủ động
Khi gài số lùi trục trung gian vẫn nhận từ trục sơ cấp quay thông qua bánh răng trung gian số lùi nằm ngoài lắp ăn khớp với bánh răng trục trụng gian và bánh răng trục thứ cấp làm đổi hướng quay trục thứ cấp và truyền ra bộ vi sai khi đó xe có thể đi lùi