1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe toyota innova thiết kế mô hình treo, phanh, cầu sau ô tô

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Kiểm Tra, Bảo Dưỡng Xe Toyota Innova. Thiết Kế Mô Hình Treo, Phanh, Cầu Sau Ô Tô
Tác giả Trần Cao Tiến
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Thắng
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 7,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI BẢO DƯỠNG (15)
    • 1.2 M ỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.3 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI (16)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA INNOVA (17)
    • 2.1 L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XE T OYOTA I NNOVA (0)
    • 2.2 T HÔNG SỐ KỸ THUẬT XE T OYOTA I NNOVA (0)
    • 2.3 S Ơ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (18)
      • 2.3.1 Động cơ xe Innova (18)
      • 2.3.2 Hệ thống phân phối khí (20)
      • 2.3.3 Hệ thống nhiên liệu (21)
      • 2.3.4 Hệ thống bôi trơn (22)
      • 2.3.5 Hệ thống làm mát (22)
      • 2.3.6 Hệ thống đánh lửa (23)
      • 2.3.7 Hệ thống điện (24)
      • 2.3.8 Hệ thống truyền lực trên ô tô (25)
      • 2.3.9 Hệ thống ly hợp (26)
      • 2.3.10 Hộp số (27)
      • 2.3.11 Cụm cầu sau ô tô (28)
      • 2.3.12 Trục các đăng và khớp nối (29)
      • 2.3.13 Hệ thống treo (30)
      • 2.3.14 Hệ thống lái (30)
      • 2.3.15 Hệ thống phanh (31)
      • 2.1.16 Ngoại thất, nội thất (33)
  • CHƯƠNG 3:QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA (35)
    • 3.1 K HÁI NIỆM CHUNG (35)
      • 3.1.1 Khái niệm bảo dưỡng (35)
      • 3.1.2 Mục đích (35)
    • 3.2 C ÁC CẤP BẢO DƯỠNG (36)
    • 3.3 Q UY TRÌNH BẢO DƯỠNG (0)
      • 3.3.1 Khoang động cơ (39)
      • 3.3.2 Hệ thống nhiên liệu (43)
      • 3.3.3 Hệ thống bôi trơn (46)
      • 3.3.4 Hệ thống làm mát (48)
      • 3.3.5 Hệ thống đánh lửa (53)
      • 3.3.6 Hệ thống điện (54)
      • 3.3.7 Hệ thống truyền lực (63)
      • 3.3.8 Hệ thống phanh (80)
      • 3.3.9 Các thiết bị phụ (91)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH TREO, PHANH, CẦU SAU Ô TÔ (92)
    • 4.1 M ỤC ĐÍCH (92)
    • 4.2 C HUẨN BỊ VẬT TƯ (92)
    • 4.3 P HƯƠNG PHÁP CẮT (92)
    • 4.4 C ÁC BƯỚC THỰC HIỆN MÔ HÌNH HỆ THỐNG TREO , PHANH , CẦU SAU (92)
    • 4.5 C ẤU TẠO , NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC HỆ THỐNG (93)
      • 4.5.1 Hệ thống treo cầu sau (93)
      • 4.5.2 Hệ thống phanh (94)
      • 4.5.3 Cầu sau xe (95)

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập trong môi trường chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và tác phong làm việc nghiêm chỉnh. Và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong công ty nói chung và thầy nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.

TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI BẢO DƯỠNG

Sự phát triển về khoa học kỹ thuật xã hội đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh đậm chất hiện đại, tối ưu cho người sử dụng Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô là một trong những bộ phận tất yếu của ngành cơ khí và cũng đang được sự quan tâm rất nhiều từ nhà nước và người dân Cùng với đó là sự chú trọng vào đội ngũ kỹ sư được rèn luyện có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường

Hầu như các loại xe ô tô ngày nay đã được trang bị những công nghệ rất hiện đại, đòi hỏi trình độ của các kỹ sư phải nâng cao, không ngừng tiếp thu các thành quả của tiến bộ khoa học – kĩ thuật

Hơn thế nữa, việc bảo trì sửa chữa phải làm sao đảm bảo tính kinh tế cho khách hàng, vừa đảm bảo đáp ứng đúng mong muốn, nhu cầu sử dụng của khách hàng Việc bảo dưỡng xe ô tô nhằm ngăn chặn xảy ra những hư hỏng lớn, giảm chi phí sửa chữa và đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.

M ỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu tổng quan về quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe ô tô, đồng thời chỉ ra nhiệm vụ, các yêu cầu của chu kỳ bảo dưỡng xe

Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, các hệ thống trên ô tô Đối tượng nghiên cứu là xe Toyota Innova Giúp em hiểu được các hư hỏng, những nguyên nhân gây hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết trên ô tô.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình học tập, thực tập, tìm hiểu tại các đại lý, trạm dịch vụ của Toyota Khi tìm hiều về quy trình bảo dưỡng xe phải dành nhiều thời gian để có thể nắm rõ được các quy trình bảo dưỡng xe trên thực tế

Vậy nên công tác nghiên cứu, quan sát quy trình bảo dưỡng xe rất quan trọng, phải đảm bảo các quy trình nghiêm ngặt tính thực tế của việc bảo dưỡng xe ô tô Đúc kết kiến thức và kinh nghiệm từ thực tiễn cùng với tài liệu hãng, các tài liệu lý thuyết để áp dụng, đúc kết ra hệ thống bảo dưỡng cho xe Toyota Innova

- Bước 1: Đọc tài liệu hãng tìm hiểu sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hoạt động cho từng hệ thống

- Bước 2: Tiến hành lập quy trình bảo dưỡng cho xe Toyota Innova

- Bước 3: Kết luận và hướng phát triển đề tài.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình học tập các môn cơ sở ngành, môn học chuyên ngành về ô tô đặc biệt là được học thực hành tháo lắp, sửa chữa ô tô và em đúc kết lại thông qua đồ án tốt nghiệp này với đề tài “ Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe Toyota Innova Thiết kế mô hình treo, phanh ô tô” Giúp cho sinh viên chúng em hiểu được các quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe, chu kỳ bảo dưỡng và những lợi ích mà bảo dưỡng đem lại

Thông qua đó giúp cho sinh viên được cũng cố chặt chẽ kiến thức và nâng cao kiến thức hiểu biết về thực tiễn, lẫn về chuyên ngành Không chỉ vậy mà còn giúp cho sinh viên chúng em tiếp cận được thực tế và nâng cao kỹ năng tìm tòi và chọn lọc tài liệu tốt nhất để có thể áp dụng vào bài luận văn này, ngoài ra còn trang bị thêm kiến thức cho em trước khi bước vào đời sống thực tế

Những kết quả tích góp những kiến thức từ những cái đơn giản nhất nhưng lại giúp ích rất nhiều cho sinh viên sau khi hoàn thành đề tài này, đầu tiên là sẽ giúp cho sinh viên chúng em có thể hiểu sâu sắc hơn về cách thức kiểm tra, bảo dưỡng xe ô tô Biết được các hệ thống, một số các hư hỏng cũng như những phương án kiểm tra xe Đề tài giúp chúng em tiếp cận được quy trình bảo dưỡng của trạm dịch vụ, đại lý của hãng xe Toyota

TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA INNOVA

S Ơ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Bảng 2 1 Thông số kỹ thuật động cơ Innova

Thông số kỹ thuật Innova 2.0G MT

Loại động cơ sử dụng nhiên liệu xăng

Cấu hình 4 xi lanh I-4 ( 4 xy lanh thẳng hàng) Đường kính x Hành trình piston

Hệ thống đánh lửa điện tử

Dung tích công tác (lít) 2.0

Công suất cực đại 134 bhp tại 5600 vòng/ phút

Mômen xoắn cực đại 18.6kg.m tại 4000 vòng/phút

Hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử-MPI

Hệ thống van điều khiển sử dụng 2 trục cam trên thân máy (DOHC) Điều khiển van biến thiên (VVT)

Tiêu chuẩn khí thải Euro 2

Hình 2 1 Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý của động cơ đốt trong 4 kỳ

1 Trục khuỷu, 2 Thanh truyền, 3 Thân máy, 4 Buồng đốt, 5 Xupap nạp và xả, 6 Đường khí, 7 Vấu cam, 8 Trục cam, 9 Lò xo xupap, 10 Nắp máy, 11 Xi lanh, 12 Piston,

13 Đáy chứa dầu Động cơ đốt trong 4 kỳ làm việc theo từng chu kỳ tuần hoàn, nối tiếp nhau và mỗi chu kỳ làm việc của động cơ xăng bốn kỳ bao gồm 4 kỳ: kỳ nạp nạp hỗn hợp nhiên liệu đã được hòa trộn với không khí trên đường ống nạp vào trong xi lanh, kỳ nén nén hỗn hợp khí xi lanh, kỳ nổ đốt cháy hỗn hợp và sinh công, kỳ xả đẩy khí đã cháy ra ngoài Ô tô với động cơ 4 xi lanh 1 dãy thẳng hàng thường được bố trí thứ tự nổ là 1-3-4-2 hay 1-2-4-3

Hình 2 2 Sơ đồ cấu tạo piston, thanh truyền 2.3.1.2 Trục khuỷu, bánh đà

Hình 2 3 Sơ đồ cấu tạo trục khuỷu, bánh đà

Hình 2 4 Sơ đồ cấu tạo thân máy

1 Cacte, 2 Thân máy, 3 Đường nước, 4 Lỗ xi lanh, 5 Dẫn động cam, 6 Cụm piston,

7 Bánh đà, 8 Giá chân máy

Hình 2 5 Sơ đồ cấu tạo nắp máy 2.3.2 Hệ thống phân phối khí

Hình 2 6 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phân phối khí

Khi động cơ làm việc thì trục khuỷu sẽ dẫn động trục cam quay làm vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên làm tác động vào cò mổ làm cho cò mổ quay nên đẩy xupap đi xuống mở xupap và thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí, lúc này lò xo xupap bị nén lại

Khi trục cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupap làm cho xupap đóng kín, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu và làm cho xupap đóng

Hình 2 7 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu

1 Bình nhiên liệu, 2 Bơm nhiên liệu, 3 Cụm ống của đồng hồ đo nhiên liệu và bơm,

4 Lọc xăng, 5 Bộ lọc than hoạt tính, 6 Lọc không khí, 7 Cảm biến lưu lượng khí nạp, 8 Van điện từ, 9 Môtơ bước, 10 Bướm ga, 11 Cảm biến vị trí bướm ga, 12 Ống góp nạp,

13 Cảm biến vị trí bàn đạp ga, 14 Bộ ổn định áp suất, 15 Cảm biến vị trí trục cam, 16

Bộ giảm chấn áp suất nhiên liệu, 17 Ống phân phối nhiên liệu, 18 Vòi phun, 19 Cảm biến tiếng gõ, 20 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, 21 Cảm biến vị trí trục khuỷu, 22 Cảm biến oxy

Nhiên liệu xăng được bơm từ thùng chứa xăng đi qua lọc xăng theo đường ống dẫn nhiên liệu xăng đến ống phân phối Tại đây, có một đầu của ống phân phối có gắn bộ giảm rung động để hấp thụ các xung rung động do kim phun gây nên và lượng nhiên liệu xăng còn lại được gắn với bộ điều áp Khi độ chênh lệch áp suất trong ống phân

Trang 8 phối và đường ống nạp cao hơn định mức cho phép trước thì bộ điều áp này sẽ mở cho nhiên liệu xăng chảy về thùng chứa nhiên liệu xăng theo đường xăng hồi về

Mục đích để giữ cho áp suất nhiên liệu xăng trong ống phân phối luôn cao hơn áp suất trong đường ống nạp một mức không đổi, sau đó nhiên lệu xăng sẽ được phun vào xylanh theo sự điều khiển của ECU

Hình 2 8 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn

Dầu bôi trơn được chứa trong đáy cacte dầu của động cơ và được bơm dầu hút qua phễu hút và lưới lọc và từ đó đưa tới bầu lọc thô Bơm dầu sẽ có van một chiều đóng vai trò van an toàn Trước đường dầu chính sẽ có đồng hồ chỉ thị áp suất dầu và cuối đường dầu chính có bầu lọc tinh Trên đường dầu chính sẽ có các đường dầu dẫn tới để bôi trơn trục khuỷu, trục cam, dàn cò, và các chi tiết cần được bôi trơn Nhánh làm mát dầu có van định áp nhằm để bảo vệ cho két làm mát dầu Ngoài ra còn có thước thăm dầu, ống bổ sung dầu, đồng hồ chỉ nhiệt độ dầu

Hình 2 9 Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm mát động cơ

Khi động cơ hoạt động thì bơm nước và quạt gió được dẫn động bằng dây đai từ trục khuỷu tới làm cho bơm nước và quạt gió hoạt động Bơm nước sẽ đẩy nước làm mát đi vào các khoang làm mát trên thân máy và trong nắp máy, sau đó đi qua van hằng nhiệt rồi trở lại bơm nước nên sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn kín, cũng nhờ có van hằng nhiệt nên nước làm mát có thể lưu thông tùy theo nhiệt độ của nước làm mát động cơ

Khi động cơ nguội lúc mới vừa khởi động thì nhiệt độ còn thấp hơn giá trị khoảng

80 độ C nên van hằng nhiệt đóng đường nước làm mát ra khỏi động cơ đến két nước làm mát Mở thông đường nước làm mát đi tắt để về bơm nước Nước làm mát được lưu thông theo vòng tuần hoàn nhỏ, từ van hằng nhiệt đi theo ống tới bơm nước, rồi vào áo nước Nước làm mát không đi qua két nước mà quay trở lại động cơ ngay lập tức nhằm hâm nóng động cơ

Khi nhiệt độ đã nóng đến khoảng 80 độ C thì van hằng nhiệt mở đường nước làm mát đến két nước và đóng đường nước đi tắt Nước làm mát theo vòng tuần hoàn lớn, nước làm mát đã nóng và đi ra khỏi động cơ qua van hằng nhiệt dẫn tới két làm mát.Tại đây, nước được quạt gió đẩy qua không khí, hấp thụ nhiệt và làm mát rồi trở lại bơm nước và được bơm nước đẩy vào thân máy làm mát cho các chi tiết của động cơ Nhiệt độ nước làm mát sau khi ra khỏi động cơ được đo bằng một cảm biến nhiệt độ và báo lên đồng hồ taplo trên ngay trước mặt tài xế

Hình 2 10 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa

Trang 10 Để xác định được tốc độ động cơ thì ta có thể đặt cảm biến trên một vành răng ở đầu cốt máy, bánh đà và đầu cốt cam Để có thể xác định được tải của động cơ thì ECU phải dựa vào tín hiệu áp suất trên đường ống nạp hoặc tín hiệu lưu lượng khí nạp Do thay đổi về áp suất trên đường ống nạp khi thay đổi tải, nên khi tín hiệu điện áp gởi về ECU sẽ thay đổi ECU nhận tín hiệu này để xử lý và quy ra mức tải phù hợp để xác định góc đánh lửa sớm giúp xe chạy êm ái trên đường

Hình 2 11 Sơ đồ tổng quát của hệ thống điện trên xe

Hệ thống khởi động: ắc quy, máy khởi động, rơle,

Hệ thống kiểm tra, theo dõi: đồng hồ cùng các bộ cảm biến

Các hệ thống thiết bị điện phụ: hệ thống nâng hạ kính, khóa cửa, đồng hồ điện, radio, điều hòa không khí, gập gương và chỉnh điện gương chiếu hậu,

Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu: bóng đèn, còi điện, các cầu chì

Hình 2 12 Sơ đồ cấu tạo còi xe

Sử dụng xung điện để cho màng còi dao động và phát ra sóng âm Nguồn điện cấp cho còi được điều khiển qua công tắc còi trên vành lái Khi nhấn công tắc role còi được cấp điện và đóng tiếp điểm, đóng mạch đến cuộn dây Dòng điện đi qua còi cuộn dây và lõi thép trở thành nam châm điện, nam châm hút tiếp điểm động và màng rung của còi Khi tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm, mạch điện bị ngắt, dòng điện qua còi triệt tiêu, cuộn dây và lõi sắt mất từ tính , tiếp điểm động cùng màng lại rung lên, và lại đóng lại mạch điện Tiếp điểm động và màng rung chuyển động lên xuống liên tục với tần số cao và phát ra tiếng còi

Hình 2 13Sơ đồ hệ thống điều hòa

2.3.8 Hệ thống truyền lực trên ô tô

Hình 2 14 Sơ đồ hệ thống truyền lực

TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA

K HÁI NIỆM CHUNG

Bảo dưỡng xe là dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm chăm sóc xe để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe, ngăn chặn xảy ra những hư hỏng lớn có thể xảy ra và sử dụng xe an toàn trong quá trình dùng xe

Xe ô tô được cấu tạo bởi rất nhiều các chi tiết nên trong quá trình sử dụng chúng có thể bị hao mòn, yếu đi và làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng chúng Các chi tiết cấu tạo nên xe mà có thể dự đoán được rằng tính năng của chúng giảm đi đến lúc cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó phải điều chỉnh hoặc thay thế để giúp duy trình tính năng của xe được hoạt động tốt nhất

Hình 3 1 Bảo dưỡng định kỳ

Ngoài ra, kiểm tra, bảo dưỡng chiếc xe ô tô định kỳ sẽ mang lại cho chiếc xe rất nhiều lợi ích như:

- Để đạt hiệu suất tối ưu nhất, chiếc xe cần phải được thay dầu, nhớt và bộ lọc định kỳ Bởi sau một thời gian sử dụng, lượng dầu, nhớt trong xe cạn dần hoặc bám bụi, cặn bẩn khiến động cơ hoạt động không còn được êm ái

- Bảo dưỡng xe định kỳ đúng hạn sẽ giúp phát hiện sớm các chi tiết hư hỏng để có biện pháp khắc phục kịp thời và giúp tuổi thọ của xe tăng lên đáng kể, giảm chi phí sửa chữa lớn cho xe

- Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện hư hỏng các chi tiết sớm hơn, dễ dàng khắc phục và hạn chế tối đa việc sửa chữa lớn các bộ phận liên quan

- Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và tìm ra các hư hỏng đang tiềm ẩn bên trong chiếc xe mà người dùng khó thể biết được, từ đó có thể tư vấn sửa chữa và khắc phục kịp thời để đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn nhất cho người sử dụng xe.

C ÁC CẤP BẢO DƯỠNG

Bảo dưỡng hàng ngày: được người lái xe, phụ xe chịu trách nhiệm và được thực hiện trước và sau khi xe vận hành hàng ngày cũng như trong thời gian xe sử dụng Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe, nếu phát hiện có sự khác thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân hoặc mang xe đến trạm dịch vụ sửa chữa gần nhất hay gọi cứu hộ tùy thuộc vào trường hợp mà ta xử lý

Phương pháp là tiến hành kiểm tra chủ yếu dựa vào quan sát, nghe tiếng kêu, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích lũy được ngoài ra ngày nay có thêm máy chẩn đoán hỗ trợ

Bảo dưỡng định kỳ là xe sẽ được các kĩ thuật viên trong trạm dịch vụ bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của chiếc xe được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian sử dụng xe Công việc là kiểm tra thông thường bằng mắt nhìn, tai nghe, máy chuẩn đoán

Cùng với việc sửa chữa nhỏ thì cũng phải thay thế một số chi tiết phụ như dầu thắng, rotuyn lái , má phanh, bố ly hợp, bơm mỡ… nhưng công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng

Dựa trên quá trình nghiên cứu các đặc tính, điều kiện khí hậu nước ta trong lúc sử dụng xe tại Việt Nam, thì Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã xây dựng nên tiêu chuẩn về bảo dưỡng định kỳ cho mỗi loại xe, dòng xe mà họ đã sản xuất và bán tại thị trường Việt Nam

Bảo dưỡng định kỳ được Toyota Việt Nam đưa ra cần được thực hiện như sau:

“5000 km hoặc 06 tháng sử dụng xe tùy theo điều kiện nào đến trước”.

Hình 3 2 Phân cấp bảo dưỡng 3.3 Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng Đối với việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, kỹ thuật viên chủ yếu kiểm tra những chức năng cần thiết nhằm đảm bảo cho xe hoạt động trơn tru và an toàn tối đa Việc kiểm tra được tiến hành thực hiện như sau:

- Kiểm tra hoạt động: Hệ thống đèn, gạt nước, hệ thống lái…

- Kiểm tra bằng quan sát: Lốp, thân vỏ bên ngoài…

- Các chi tiết cần thay thế định kỳ: Dầu động cơ, lọc dầu động cơ, lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh…

- Kiểm tra xiết chặt: Hệ thống gầm…

- Kiểm tra các mức dầu và dung dịch làm mát: Dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch nước làm mát, dầu phanh…

Hình 3 3 Kiểm tra xe tổng quát

Các cấp kiểm tra, bảo dưỡng và nội dung của từng cấp bảo dưỡng xe Toyota Innova

Hình 3 4 Phiếu kiểm tra bảo dưỡng các cấp xe Innova

Q UY TRÌNH BẢO DƯỠNG

Kiểm tra các loại dầu và dung dịch: Nước làm mát, dầu động cơ, dầu phanh, nước rửa kính, dầu trợ lực lái

Mục đích của việc kiểm tra dầu và dung dịch này là để xác định được xe có lượng dầu và dung dịch tối thiểu để khởi động động cơ và vận hành gạt nước trong quá trình kiểm tra hay không

Tháo nắp đổ dầu để xả dầu động cơ

Hình 3 5 Khoang động cơ 3.3.1.1 Nắp quy lát, khe hở xupap

Kiểm tra tấm gioăng nắp quy lát giữa thân máy và nắp quy lát xem nó có kín chỗ mối liên kết giữa hai khối để chống lọt các khí áp suất cao ra ngoài

Hình 3 6 Kiểm tra nắp quy lát, khe hở xupap

Khe hở xupap được cho phép thời điểm đóng và mở xupap chính xác thậm chí nếu các chi tiết bị giãn nở do nhiệt, nếu khe hở quá lớn gây ra tiếng kêu không bình thường phát ra từ động cơ và nếu khe hở không đủ có thể gây ra như động cơ rung nhẹ

Chu kỳ kiểm tra và điều chỉnh động cơ xăng: sau mỗi 40.000 km hoặc 80.000 km

Sự mòn áo xy lanh có thể dẫn đến một số vấn đề như: Tiếng gõ cạnh piston, tiêu hao nhiều dầu động cơ một cách bất thường Lọt khí nén, rò rỉ nước xuống cacte dầu, cong vênh các chi tiết máy trong động cơ

Nguyên nhân: Bôi trơn không đủ, bảo dưỡng châm dầu động cơ hoặc lọc dầu không đúng, bị nứt thân máy

Hình 3 7 Kiểm tra thân máy Độ cong vênh cho phép đối với nắp máy và thân máy

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w