1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm tra hư hỏng, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số sàn Kia Morning. Thiết kế mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

84 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Tra Hư Hỏng, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Sàn Kia Morning. Thiết Kế Mô Hình Hộp Số Sàn Xe Tải Vinaxuki 1,2 Tấn
Tác giả Trần Ngọc Hoàng Huy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Thắng
Trường học Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Qua những năm không ngừng cải cách và tiếp tục hoàn thiện dưới sự lãnh đạo đúng đắng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các công tác đối nội, đối ngoại,… mang nền kinh tế của nước ta không ngừng có những phát triển vượt bật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Ngoại Thương,… và trong đó ngành Công Nghiệp ô tô là một trong những ngành có sua hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Biểu hiện là số lượng ô tô của nước ta tăng mạnh, kéo theo các công tác bảo dưỡng, sửa chữa củng tăng lên.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KIỂM TRA HƯ HỎNG, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ SÀN KIA MORNING THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỘP SỐ SÀN XE TẢI VINAXUKI 1,2 TẤN

Ngành: KỸ THUẬT Ô TÔ

Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Hoàng Huy MSSV : 1951080054 Lớp : CO19A

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Văn Thắng

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong thời đại công nghệ hiện đại, ngành công nghiệp ô tô đã phát triển vượt bậc

và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại Hộp số là một trong những

thành phần quan trọng nhất của một chiếc xe, đóng vai trò quyết định đến hiệu suất vận

hành và trải nghiệm lái xe Đồng thời, việc nghiên cứu và cải tiến hộp số sàn cũng là

một trong những thách thức quan trọng của ngành công nghiệp ô tô

Trong bối cảnh đó, đề tài "Hộp số sàn Kia Morning" đã thu hút sự quan tâm của

em, sinh viên đại học, với mong muốn tìm hiểu và đánh giá sự phát triển và hiệu suất

của hộp số sàn trên dòng xe Kia Morning Kia Morning là một dòng xe nhỏ gọn và phổ

biến, được sản xuất bởi hãng ô tô KIA, một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới

Luận văn tốt nghiệp này tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu suất và độ tin cậy của hộp số sàn Kia Morning Em sẽ tiến hành một

cuộc khảo sát chi tiết về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn, đồng thời xem

xét các công nghệ và vật liệu mới nhất được áp dụng trong quá trình sản xuất

Trên cơ sở đó, em đã tiến hành một loạt các phương pháp nghiên cứu, bao gồm

tìm hiểu về lý thuyết cơ bản về hộp số sàn, thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn

tham khảo đáng tin cậy, cũng như thực hiện các thí nghiệm và kiểm tra trên các mẫu

hộp số sàn Kia Morning

Được sự hỗ trợ từ các giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực

cơ khí ô tô của trường “Đại học giao thông vận tải “, Đặc biệt là ThS Nguyễn Văn

Thắng đã giúp em hoàn thành thành công đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Do kiến

thức của em còn hạn chế, không thể tránh khỏi những khuyết điểm, và em mong muốn

nhận được sự chỉ bảo từ các giảng viên trong bộ môn để nâng cao chất lượng của luận

văn tốt nghiệp của em Sự phản hồi và đề xuất từ những thầy cô có kinh nghiệm sẽ giúp

đồ án tốt nghiệp của em trở nên hoàn thiện hơn Một lần nữa em chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chi Minh, ngày 7 tháng 9 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Hoàng Huy

Trang 6

Tổng quan về đề tài:

Trong bối cảnh sự phát triển khoa học ngày nay, ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu và ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, vấn đề về tối ưu hóa hoạt động của hộp số, sao cho không gây lãng phí công suất và đồng thời đảm bảo sử dụng một cách tối đa, cùng với quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số để khắc phục

và tăng thời gian làm việc của nó, vẫn là một thách thức đối với ngành công nghiệp ô

Vì vậy, với mục tiêu đó, em đã chọn đề tài "kiểm tra hư hỏng, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số sàn xe Kia Morning Thiết kế mô hình hộp số sàn xe tải vinaxuki 1,2 tấn " Điều này nhằm nghiên cứu và hiểu rõ quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số trên mẫu

xe Kia Morning, một trong những dòng xe phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường Thông qua việc tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số trên xe Kia Morning, em hy vọng có thể đề xuất những biện pháp cải tiến để tăng hiệu suất và độ bền của hộp số Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của xe, mà còn giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời kéo dài tuổi thọ hộp số

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, em hy vọng rằng kết quả của đề tài này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho ngành công nghiệp ô tô và những người quan tâm đến bảo dưỡng và sửa chữa hộp số trên xe ô tô, đặc biệt là trên mẫu xe Kia Morning

Lý do chọn đề tài:

Đối với bản thân em, quá trình nghiên cứu này là một cơ hội quý giá để củng cố kiến thức đã học và khám phá thêm những kiến thức thực tế khó có thể học được trong môi trường học tập trường học Làm luận văn tốt nghiệp cũng giúp em nâng cao kiến thức, khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc nhóm Hoàn thành luận văn tốt nghiệp cũng góp phần thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, niềm đam mê học hỏi, sáng tạo và đặc biệt là tình yêu đối với ngành nghề của sinh viên

Giới hạn đề tài:

Mặc dù nghiên cứu này đã được thiết kế để cung cấp cái nhìn tổng quan về hộp số sàn xe Kia morning trong ngành công nghiệp ô tô, nó cũng có một số hạn chế cần được nhấn mạnh:

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu các hộp số sàn trong kia morning và không đi sâu vào các hệ thống hộp số khác như hộp số kép hoặc hộp số thể thao

Luận văn không bao gồm việc thử nghiệm và đánh giá trực tiếp các hộp số, mà tập trung vào việc phân tích các thông số và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hộp số Mẫu số liệu sử dụng trong nghiên cứu có giới hạn về số lượng và phạm vi vị trí,

có thể không đại diện cho tất cả các loại hộp số trong ngành công nghiệp ô tô

Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Cấu trúc tổng quan của đề tài "Kiểm tra hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa hộp số sàn

xe Kia Morning" bao gồm các chương sau:

Chương 1: Khái quát chung về hộp số xe Kia Morning

Giới thiệu về xe Kia Morning và vai trò của hộp số trong hệ thống truyền động Tổng quan về các loại hộp số sử dụng trên xe Kia Morning

Các vấn đề và thách thức trong kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số xe Kia Morning

Chương 2: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hộp số M5EF2

Trình bày cấu tạo chi tiết của hộp số M5EF2 trên xe Kia Morning

Giải thích nguyên lý hoạt động của hộp số M5EF2

Các thành phần quan trọng và vai trò của các chi tiết trong hộp số

Chương 3: Qui trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số

Các bước chi tiết trong quy trình tháo lắp hộp số M5EF2 trên xe Kia Morning

Mô tả các hoạt động bảo dưỡng cần thiết để duy trì hiệu suất và độ bền của hộp số

Đề xuất các phương pháp sửa chữa để khắc phục các hư hỏng thường gặp trên hộp

số

Chương 4: Mô hình hộp số sàn xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Giới thiệu về mô hình hộp số sàn trên xe tải Vinaxuki 1,2 tấn

Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Trang 8

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền của hộp số trên xe tải Vinaxuki

Kết luận

Tóm tắt lại các nội dung chính đã trình bày trong đề tài

Đưa ra nhận định về quan trọng và khó khăn của việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số trên xe Kia Morning

Đề xuất các hướng phát triển và nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘP SỐ XE KIA MORNING………….1

1.1Giới thiệu xe kia morning 1

1.2 Giới thiệu chung về hộp số 2

1.2.1 Công dụng 2

1.2.2 Phân loại hộp số 2

1.2.3 Cấu tạo chung của hộp số cơ khí 3

1.2.4 Điều kiện làm việc 4

CHƯƠNG II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ SÀN M5EF2 CỦA KIA MORNING 5

2.1 Kết cấu hộp số kia moring 5

2.1.1 Kết cấu hộp số 5

2.1.2 Các Cặp bánh răng 7

2.1.3 Trục hộp số 7

2.1.4 Cơ cấu điều khiển số 10

2.1.5 Cơ cấu hãm và tự khoá 11

2.1.6 Cơ cấu vi sai 12

2.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số M5EF2 13

CHƯƠNG III: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ M5EF2 16

3.1 Qui trình bảo dưỡng 16

3.1.1 Khái niệm bảo dưỡng 16

3.1.2 Bảo dưỡng định kì 16

3.1.3 Bảo dưỡng thường xuyên 17

3.2 Qui trình kiểm tra hộp số M5EF2 17

3.2.1 Bánh răng trung gian và bánh răng số lùi 17

Trang 10

3.2.2 Trục thứ cấp 21

3.2.3 Trục sơ cấp 24

3.2.4 Cụm vi sai hộp số 27

3.2.5 Kiểm tra dầu hộp số: 28

3.3 Qui trình sửa chữa hộp số M5EF2 28

3.3.1 Khái niệm sửa chữa 28

3.3.2 Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng hộp số 29

3.3.3 Qui trình tháo - lắp để sữa chữa 32

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỘP SỐ SÀN XE TẢI VINAXUKI 1,2 TẤN 65

4.1 Mục đích thiết kế mô hình 65

4.2 Chuẩn bị vật tư thiết kế 65

4.3 Phương pháp cắt mô hình 66

4.4 Các bước tiến hành cắt mô hình 66

4.5 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn xe tải vinaxuki 1.2 tấn 68

KẾT LUẬN 70

Trang 11

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Xe Kia Morning 1

Hình 1.2: Cấu tạo hộp số M5EF2 3

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo hộp số M5EF2 5

Hình 2.2: Kết cấu hộp số 6

Hình 2.3: Sơ đồ tách cấu tạo trục sơ cấp 8

Hình 2.4: Sơ đồ tách cấu tạo trục thứ cấp 9

Hình 2.5: Cấu tạo cần gạt số 10

Hình 2.6: Cơ cấu hãm 11

Hình 2.7: Cấu tạo vi sai 12

Hình 2.8: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 1 13

Hình 2.9: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 2 13

Hình 2.10: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 3 14

Hình 2.11: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 4 14

Hình 2.12: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 5 15

Hình 2.13: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 4 15

Hình 3.1: Các cấp bảo dưỡng 16

Hình 3.2: Đồng hồ đo và bánh răng số lùi 18

Hình 3.3: Đo khe hở bánh răng số 5 18

Hình 3.4: Kiểm tra khe hở bánh răng 5 19

Hình 3.5: Kiểm tra ống trượt gài số 3 19

Hình 3.6: Thước cặp đo khe hở 20

Hình 3.7: Đông hồ đo xi lanh 20

Hình 3.8: Panme 20

Hình 3.9: Vòng bi bánh răng trung gian 21

Hình 3.10: Trục thứ cấp 21

Trang 12

Hình 3.11: Vòng bi 22

Hình 3.12: Vòng đồng tốc 22

Hình 3.13 Khe hở tiêu chuẩn 23

Hình 3.14 Bánh răng đồng tốc 23

Hình 3.15 Khóa đồng tốc 23

Hình 3.16 Bánh răng 24

Hình 3.17 Trục sơ cấp 24

Hình 3.18 Vòng bi 25

Hình 3.19 Vòng đồng tốc 25

Hình 3.20 Khe hở tiêu chuẩn 26

Hình 3.21 Bánh răng đồng tốc 26

Hình 3.22: Khóa đồng tốc 27

Hình 3.23 Bánh răng 27

Hình 3.25 Kiểm tra mức dầu 28

Hình 4.1: Hộp số sàn xe tải vinaxuki 1,2 tấn 65

Hình 4.2: Hộp số khi đã cắt 1 phần 67

Hình 4.3: Mô hình khi cố định trên khung giá đỡ 67

Trang 13

PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật 2

Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật hộp số M5EF2 5

Bảng 2.2: Chú thích các chi tiết 8

Bảng 2.3: Chú thích các cho tiết 10

Bảng 2.4: Chú thích các chi tiết 11

Bảng 3.1: Tên các chi tiết 25

Bảng 3.2: Quy trình tháo lắp và sửa chữa hộp số M5EF2 28

Bảng 3.3: Các dụng cụ tháo lắp 32

Bảng 3.4: Các bước tiến hành tháo các chi tiết vỏ hộp số 34

Bảng 3.5: Các bước tháo trục sơ cấp 43

Bảng 3.6:Các bước tháo trục thứ cấp 45

Bảng 3.7: Các bước tháo bánh răng trung gian và bánh răng số lùi 47

Bảng 3.8: Các bước lắp cụm vi sai 50

Bảng 3.9: Các bước lắp bánh răng trung gian và bánh răng số lùi 52

Bảng 3.10: Các bước lắp trục thứ cấp 54

Bảng 3.11: Các bước lắp trục sơ cấp 59

Bảng 3.12: Các bước lắp các chi tiết vỏ hộp số 61

Trang 14

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘP SỐ XE KIA MORNING 1.1 Giới thiệu xe kia morning

Hình 1.1: Xe Kia Morning

Kia Morning là lựa chọn hoàn hảo về xe ô tô cỡ nhỏ Xe được nhiều người dùng

có thu nhập trung bình ở thị trường ở khu vực châu Á chọn lựa

Dòng xe này thường có số lượng bán ra đứng trong top những chiếc xe ô tô bán chạy nhất ở Việt Nam

Ngoài mẫu Kia Morning truyền thống, còn có một vài phiên bản khác như Kia Morning Van, New Kia Morning và Kia Picanto- đều là những mẫu xe nhỏ, cùng phát huy ưu điểm nổi trội của xe Kia Morning

Các dòng xe Kia Morning có chung đặc điểm:

Kích thước nhỏ gọn, vận hành linh hoạt trong khu vực chật hẹp

Bán kính quay vòng tối thiểu chỉ 4,9 mét

Được trang bị tiện nghi khá hiện đại so với mức trung bình của các dòng xe phân khúc A

Giá bán hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Mức tiêu thụ nhiên liệu khá tiết kiệm, chỉ khoảng 5,5 lít/100km đường hỗn hợp

Trang 15

- Thay đổi chiều của mômen ở bánh xe chủ động để xe có thể chạy tiến hoặc lùi

- Cắt dòng truyền lực lâu dài giữa động cơ và hệ thống truyền lực trong trường hợp xe chạy khởi động không tải

1.2.2 Phân loại hộp số

- Phân loại theo tỉ số truyền:

+ Hộp số vô cấp: Tỷ số truyền tăng giảm liên tục trong một khoảng nhất định

+ Hộp số có cấp: Tỷ số truyền tăng giảm theo từng cấp Trên xe thường dùng hộp số

3 cấp, 4 cấp hay 5 cấp

- Phân loại theo phương pháp truyền lực:

+ Hộp số cơ khí: Truyền lực qua các khâu cơ khí

+ Hộp số điện từ: Truyền lực bằng điện từ

+ Hộp số thủy lực: Truyền lực qua chất lỏng

- Phân loại theo phương pháp điều khiển:

+ Hộp số cơ khí

+ Hộp số tự động

+ Hộp số bán tự động

- Phân loại theo số trục:

+ Loại 2 trục: Trục chủ động (trục vào), trục bị động (trục ra)

Trang 16

+ loại 3 trục: Trục chủ động (trục vào), trục bị động (trục ra), trục trung gian

1.2.3 Cấu tạo chung của hộp số cơ khí

Hình 1.2: Cấu tạo hộp số M5EF2 Chú thích:

Trang 17

1.2.4 Điều kiện làm việc

- Hộp số làm việc trong môi trường có dầu bôi trơn

- Các bánh răng làm việc với nhiều chế độ, quay với các vận tốc khác nhau

- Hộp số làm việc với áp suất và nhiệt độ khá cao

Trang 18

CHƯƠNG II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ SÀN

M5EF2 CỦA KIA MORNING

2.1 Kết cấu hộp số kia moring

2.1.1 Kết cấu hộp số

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo hộp số M5EF2

Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật hộp sô M5EF2

Trang 19

Hình 2.2: Kết cấu hộp số

Trục sơ cấp: Đúc bằng thép liền khối với bánh răng chủ động số 1, số 2 và bánh răng số lùi Bánh răng số 3 và 4 lắp nồng không trên trục thông qua ổ bi kim vì vậy cũng cần có lỗ dầu bôi trơn cho hai ổ bi này, ở giữa có then hoa lắp bộ đồng tốc Còn bánh răng chủ động số 5 được lắp then hoa với trục Phía ngoài có then hoa ráp vào moayơ đĩa ly hợp Trục sơ cấp quay tựa vào vòng bi trên vỏ hộp số và gối đầu vào vòng bi đặt ở tâm bánh đà

Trục thứ cấp: dạng trục bậc được đúc liền với bánh răng luôn ăn khớp với bánh răng vành chậu, có phay rãnh rọc để cấp dầu bôi trơn cho vòng bi kim ở bánh răng

số 1 Còn bánh răng số 3 và số 4 lắp then hoa với trục thứ cấp Trục sơ cấp có một đầu tựa lên lỗ ở tâm bánh răng chủ động, đầu còn lại tự lên vòng bi ở mặt sau của vỏ hộp số

Bánh răng trung gian và bánh răng lồng không số lùi : Bánh răng trung gian

và bánh răng lồng không số lùi là hai thành phần trong hệ thống truyền động của một

xe Bánh răng trung gian (intermediate gear) là một bánh răng nằm giữa hai bánh răng chính trong hệ thống truyền động Nhiệm vụ của nó là truyền động và chuyển đổi mô-men xoắn từ trục sơ cấp sang trục chính Bánh răng trung gian thường có số răng khác nhau để điều chỉnh tỷ số truyền động và tốc độ của xe Bánh răng lồng không số lùi (reverse idler gear) là một loại bánh răng đặc biệt được sử dụng trong

hệ thống truyền số lùi của xe Khi người lái chuyển sang số lùi, bánh răng lồng không

số lùi sẽ truyền động và đảo ngược hướng quay của trục chính Điều này cho phép xe

di chuyển ngược lại mà không gây hư hại đến hệ thống truyền động chính Nhờ có

Trang 20

bánh răng trung gian và bánh răng lồng không số lùi, hệ thống truyền động của xe có thể cung cấp các chế độ vận hành khác nhau, bao gồm truyền số tiến và số lùi, giúp tăng tính linh hoạt và tiện dụng trong việc điều khiển xe

2.1.2 Các Cặp bánh răng

Hộp số của các ô tô ngày nay thường sử dụng cặp bánh răng nghiêng luôn ăn khớp, việc sang số được thực hiện nhờ bộ đồng tốc.Vì vậy truyền động của hộp số rất êm và việc sang số hết sức dễ dàng

Riêng với các bánh răng thứ cấp còn có thêm vành răng phụ và mặt côn ma sát

để thực hiện việc gài đồng tốc

2.1.3 Trục hộp số

2.1.3.1 Trục sơ cấp

Trục sơ cấp được làm bằng thép và đúc liền thành một khối với bánh răng số 1,

số 2 và số lùi Còn bánh răng số 3,4 và 5 cũng nằm trên trục sơ cấp nhưng có thêm ổ

bi có thể quay trơn trên trục

Công dụng: Là một thành phần quan trọng trong hộp số sàn, kết nối với động

cơ và đồng thời có thể được kết nối với các trục và bánh răng khác để tạo ra các mức

số khác nhau Trục sơ cấp sẽ thay đổi tốc độ quay và mô-men xoắn từ động cơ thành các mức số khác nhau để điều chỉnh thông qua điều khiển và hiệu suất của xe Yêu cầu:

+ Chịu được tải trọng và mô-men xoắn lớn mà không gây ra sự biến dạng hoặc hỏng hóc quá mức

+ Đảm bảo ổn định trong điều kiện nhiệt độ khác nhau

+ Phải được cân bằng động để đảm bảo rằng không có rung động lớn hoặc không cân bằng gây hại đến hệ thống truyền động và khả năng vận hành của xe

+ Bề mặt của trục sơ cấp cần được hoàn thiện một cách tốt để giảm ma sát

và đảm bảo khả năng truyền tải năng lượng hiệu quả

+ Đảm bảo khả năng truyền động cho các mức số khác nhau mà không gây quá tải hoặc hỏng hóc

Trang 21

Hình 2.3: Sơ đồ tách cấu tạo trục sơ cấp Bảng 2.2: Chú thích các chi tiết

Trang 22

Hình 2.4: Sơ đồ tách cấu tạo trục thứ cấp

Trang 23

Hình 2.5: Cấu tạo cần gạt số

Trang 24

- Gồm 1 trục chọn, 1 đầu gắn với cần điều khiển, trên thân có gắn ống tròn

có vấu nhờ then hoa và chốt Vấu trên ống tròn nằm trong rãnh trên vấu gắn trên trục trượt

- Hai đầu ống tròn có lò xo giảm chấn và tạo cảm giác đi số Trên mặt bích bắt cơ cấu chọn số có 2 vấu dài để hạn chế góc xoay trục còn trên vỏ hộp

số có chốt bi để hạn chế hành trình di trượt của trục

Cần số : Được bố trí bên cạnh cột tay lái hoặc bố trí trên sàn xe Cấu tạo cần

số là một đòn bẩy, quay quanh các khớp cầu để điều khiển thanh trượt, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cơ cấu dẫn động Trên tay nắm cần số thường

bố trí sơ đồ đi số

2.1.5 Cơ cấu hãm và tự khoá

2.1.5.1 Nhiệm vụ

- Đảm bảo hộp số không bị nháy số

- Không cho phép hai trục trượt cùng hoạt động một lúc

2.1.5.2 Cấu tạo:

Cơ cấu hãm: Gồm có viên bi và lò xo ép viên bi vào bề mặt lõm trên bề mặt trục kéo, khi trục kéo ở vị trí trung gian hoặc khi cài số giúp trục kéo ở đúng vị trí và không bị dịch chuyển Cơ cấu này nằm trong rãnh trên lắp hộp số

Hình 2.6: Cơ cấu hãm

Trang 25

Cơ cấu khoá: Gồm có ba chốt, Hai chốt nằm xen kẽ giữa ba trục có chiều dài bằng khoảng cách giữa bề mặt lõm của trục này đến bề mặt trơn của trục kia Chốt còn lại nằm trong trục giữa và có chiều dài bằng đường kính trục kéo trừ đi độ sâu một mặt lõm

Do đó khi dịch chuyển một trục kéo nào đó khỏi vị trí trung gian các chốt này sẽ dịch chuyển trong rãnh của chúng và khoá hai trục còn lại với thành lỗ dẫn hướng không cho

nó di chuyển Do vậy, chỉ có thể gạt được một trục kéo khỏi vị trí trung gian vào vị trí gài số

2.1.6 Cơ cấu vi sai

Trang 26

6 Chốt khóa

2.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số M5EF2

Nguyên lý hoạt động hộp số sàn 5 cấp 2 trục

- Khi chuyển sang số 1

Hình 2.8: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 1

Khi chuyển sang số 1, trục sơ cấp nhận lực từ động cơ kéo bánh răng chủ động số

1 quay Thông qua ống trượt và vành trượt thứ nhất làm cho bánh răng bị động số 1 quay kéo theo trục thứ cấp quay theo rồi dẫn động đến bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

- Khi chuyển sang số 2

Khi chuyển sang số 2,

trục sơ cấp nhận lực từ động

cơ kéo bánh răng chủ động

số 2 quay Thông qua ống

trượt và vánh trượt thứ nhất

làm cho bánh răng bị động

số 2 trên thứ cấp quay theo

rồi dẫn động đến bộ vi sai

rồi ra ngoài hai bánh

Hình 2.9: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 2

- Khi chuyển sang số 3

Trang 27

Hình 2.10: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 3

Khi chuyển sang số 3, trục sơ cấp nhận lực từ động cơ thông qua ống trượt và vành trượt thứ hai kéo bánh răng trơn số 3 trên trục sơ cấp quay Do bánh răng trơn số 3 liên kết với bánh răng bị động số 3 của trục thứ cấp nên dẫn động trục thứ cấp quay theo rồi đến bộ vi sai ra ngoài hai bánh

- Khi chuyển sang số 4

Khi chuyển sang số 4,

trục sơ cấp nhận lực từ

động cơ thông qua ống

trượt và vành trượt thứ hai

kéo bánh răng quay trơn số

4 trên trục sơ cấp quay Do

bánh răng quay trơn số 4

liên kết với bánh răng bị

động số 4 của trục thứ cấp

nên dẫn động trục thứ cấp

quay theo rồi đến bộ vi sai

ra ngoài hai bánh Hình 2.11: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 4

Trang 28

- Khi chuyển sang số 5

Hình 2.12: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 5

Khi chuyển sang số 5, trục sơ cấp quay thông qua ống trượt và vánh trượt thứ 3 nên bánh răng quay trơn số 5 quay Đồng thời bánh răng quay trơn số 5 liên kết với bánh răng bị động số 5 của trục thứ cấp nên dẫn động trục thứ cấp quay theo rồi truyền đến bộ vi sai ra ngoài hai bánh

- Khi chuyển sang số lùi

Khi chuyển sang số lùi, trục sơ cấp quay dẫn động bánh răng trung gian sô lùi quay Thông qua ống trượt và vành trượt thứ nhất làm cho trục thứ cấp quay theo rồi dẫn động đến bộ vi sai và ra ngoài hai bánh

Hình 2.13: Sơ đồ hoạt động hộp số khi sang số 4

Trang 29

CHƯƠNG III: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

HỘP SỐ M5EF2

3.1 Qui trình bảo dưỡng

3.1.1 Khái niệm bảo dưỡng

- Bảo dưỡng xe định kỳ là là quá trình kiểm tra, chăm sóc và thay thế các chi tiết hư hỏng, trục trặc của xe theo chu kỳ đều đặn được hướng dẫn bởi nhà sản xuất Qua đó, giúp đảm bảo an toàn, trơn tru khi vận hành cũng như tăng tuổi thọ sử dụng của xe

- Ở mỗi cấp bão dưỡng hộp số điều được kiểm tra, quan sát bằng mắt và dựa theo mô tả của người lái

- Sau 90000km sẽ tiến hành thay dầu hộp số một lần

- Bao gồm các công việc: Kiểm tra dầu hộp số, xiết chặt lại các bu lông, đai ốc bắt, kiểm tra cơ cấu sang số,…

- Bảo dưỡng có 2 loại: + Bảo dưỡng định kì

3.1.2 Bảo dưỡng định kì

Hình 3.1: Các cấp bảo dưỡng

Bảo dưỡng định kỳ hộp số sàn là một phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất

và tuổi thọ của hộp số Dưới đây là một số bước để bảo dưỡng định kỳ hộp số sàn:

Trang 30

Kiểm tra mức dầu hộp số: Đầu tiên, hãy kiểm tra mức dầu trong hộp số Xác định

vị trí đúng để kiểm tra mức dầu trên thanh đo Nếu mức dầu quá thấp, hãy thêm dầu mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất Nếu dầu hiện tại có mùi khét, màu đen hoặc bẩn, nên thay dầu mới

Kiểm tra và thay dầu định kỳ: Hộp số sàn cần được thay dầu định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất Điều này thường được thực hiện sau một số km đã đi hoặc theo một khoảng thời gian nhất định Việc thay dầu định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất tích tụ trong hộp số

Kiểm tra và điều chỉnh côn: Kiểm tra và điều chỉnh côn đúng cách là một bước quan trọng trong bảo dưỡng hộp số sàn Côn quá chặt có thể làm hỏng bộ phận côn và hộp số, trong khi côn quá lỏng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe Hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để kiểm tra và điều chỉnh côn

Kiểm tra và thay chất phụ gia: Một số hộp số sàn yêu cầu chất phụ gia để giảm ma sát và bảo vệ các bộ phận Kiểm tra xem liệu hộp số của bạn cần chất phụ gia không và thay mới nếu cần

Kiểm tra và thay côn và phanh: Hãy kiểm tra đường kính côn và đĩa côn để xem chúng có cần thay mới hay không Ngoài ra, kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo chúng hoạt động tốt và không có vấn đề gì

Kiểm tra và thay các bộ phận hỏng: Kiểm tra các bộ phận khác như dây curoa, bu lông, bạc đạn và các bộ phận khác để đảm bảo chúng không hỏng hóc Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, hãy thay thế các bộ phận hỏng ngay lập tức

3.1.3 Bảo dưỡng thường xuyên

- Kiểm tra mức dầu hộp số

- Kiểm tra cơ cấu sang số

- Kiểm tra dây curoa, bu lông, bạc đạn

- Kiểm tra các bánh răng

- Kiểm tra các giắc điện có trên hộp số

3.2 Qui trình kiểm tra hộp số M5EF2

3.2.1 Bánh răng trung gian và bánh răng số lùi

- Kiểm tra khe hở hướng kính bánh răng số lùi (sau khi tháo bánh răng số lùi) + Dùng đồng hồ so, đo khe hở hướng kính

Trang 31

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0.04 đến 0.08 mm (0.0016 đến 0.0031 inch) Khe hở lớn

nhất: 0.08 mm (0.0031 inch)

+ Nếu khe hở dầu lớn hơn giá trị tiêu chuẩn, hãy thay bánh răng lồng không số lùi + Dùng thước lá, đo khe hở giữa bánh răng

lồng không số lùi và tay nối chuyển sốlùi

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0.05 đến 0.35 mm (0.0020 đến 0.0138 inch)Khe hở lớn nhất:

0.35mm (0.0138 inch)

+ Nếu khe hở lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế bánh răng lồng không số lùi

- Kiểm tra khe hở của bánh răng số 5

+ Lắp bi hãm đệm chặn bánh răng số 5, đệm chặn bánh răng số 5 và bánh răng số

5 vào bánh răng trung gian

+ Dùng đồng hồ so, đo khe hở hướng kính bánh răng số 5

Hình 3.3: Đo khe hở bánh răng số 5 Hình 3.2: Đồng hồ đo và bánh răng số lùi

Trang 32

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0.008 đến 0.034 mm (0.0003 đến 0.0013 inch)

- Nếu khe hở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế vòng bi bánh răng số 5

+ Bôi dầu bánh răng lên mặt côn của miếng then hoa bánh răng số 5 Kiểm tra hiệu quả đồng tốc của vành đồng tốc số 3 Lắp vòng đồng tốc

và mặt côn của trục Tác dụng lực ép vào vòng đồng tốc để thử quay nó theo cả hai chiều Kiểm tra rằng vòng đồng tốc bị khoá

+ Dùng thước lá, đo khe hở giữa lưng của vành đồng tốc số 3 và mặt côn miếng then hoa bánh răng số 5

• Khe hở tiêu chuẩn: 0.65 đến 1.35 mm (0.0256 đến 0.0531 inch)

• Nếu khe hở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế vành đồng tốc No.3 và bôi một ít bột mịn lên mặt côn miếng then hoa bánh răng số 5

Chú ý: Chắc chắn rằng đã làm sạch bột mài sau khi đánh bóng

- Kiểm tra ống trượt gài số số 3

+ Kiểm tra tình trạng trượt giữa ống trượt gài số số 3 và bánh răng số 5 trục trung tâm

+ Kiểm tra rằng mặt đầu của bánh răng của ống trượt gài số số 3 không bi mòn

Hình 3.4: Kiểm tra khe hở bánh răng 5

Hình 3.5 Kiểm tra ống trượt gài số 3

Trang 33

- Dùng thước cặp, đo ống trượt gài số No.3

và càng chuyển số bánh răng No.3 như được chỉ ra trên hình vẽ

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0.25 đến 0.45 mm (0.0098 đến 0.0177 inch)

+ Nếu khe hở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế ống trượt gài số 3 và càng chuyển số bánh răng số 3

- Kiểm tra bánh răng số 5 trục trung gian

+ Dùng đồng hồ đo xilanh, đo đường kính trong của bánh răng số 5

+ Đường kính trong tiêu chuẩn: 33.015 đến 33.040 mm (1.2998 đến 1.3008 inch)

+ Đường kính trong lớn nhất: (1.3008 inch)

+ Nếu đường kính trong lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế bánh răng số 5 + Dùng Panme, đo đường ngoài của mặt

cổ trục

+ Đường kính ngoài tiêu chuẩn:

25.984 đến 26.000 mm (1.0230 - 1.0236 in) + Đường kính ngoài nhỏ nhất: 25.984

mm

+ Nếu đường kính ngoài nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế bánh răng trung gian

Hình 3.6: Thước cặp đo khe hở

Hình 3.7: Đông hồ đo xi lanh

Hình 3.8: Panme

Trang 34

- Kiểm tra vòng bi trước bánh răng trung gian

+ Lắp ổ bi vào trục cùng với ống lót ổ trục và bánh răng Kiểm tra xem

nó có quay không mượt mà không có tiếng ồn hoặc bất thường

Hình 3.9: Vòng bi bánh răng trung gian

Trang 35

+ Kiểm tra lồng ổ bi xem có bị biến dạng không

Hình 3.11: Vòng bi

- Vòng đồng tốc:

+ Kiểm tra các răng của bánh răng ly hợp xem có bị hư hỏng không + Kiểm tra bề mặt bên trong xem có bị hư hỏng, mòn hoặc gãy rãnh không

Hình 3.12: Vòng đông tốc

+ Đẩy vòng đồng tốc về phía bánh răng ly hợp và kiểm tra khe hở "A" Thay thế nếu nó không nằm trong

+ Khoảng hở: 0,5mm(0,02in)

Trang 36

Hình 3.13 Khe hở tiêu chuẩn

Hình 3.15 Khóa đồng tốc

+ Kiểm tra độ mòn của phần nhô ra ở trung tâm khóa đồng tốc

Trang 38

- Vòng bi:

+ Lắp ổ bi vào trục cùng với ống lót ổ trục và bánh răng Kiểm tra xem nó

có quay trơn tru mà không có tiếng ồn hoặc tiếng kêu bất thường hay không

+ Kiểm tra lồng ổ bi xem có bị biến dạng không

Đồng tốc thứ 3 và thứ 5 Vòng đồng tốc 0

Trang 39

+ Đẩy vòng đồng tốc về phía bánh răng ly hợp và kiểm tra khe hở "A" Thay thế nếu nó không nằm trong thông số kỹ thuật

Khoảng hở "A" : 0,5mm(0,02in)

Hình 3.20 Khe hở tiêu chuẩn

+ Kiểm tra độ mòn của phần nhô ra ở trung tâm khóa đồng tốc

+ Kiểm tra xem lò xo có bị yếu, biến dạng hoặc hư hỏng không

Trang 40

- Kiểm tra miếng đệm lót vi sai

+ Miếng đệm có độ dày vừa

phải [0,83-0,92 mm (0,033 - 0,036 inch.)]

- Đo phản ứng ngược giữa bánh

răng bên và bánh răng nhỏ Giá trị

tiêu chuẩn: 0,025-0,1 mm

(0,001-0,004 in)

Hình 3.24 Đo phản ứng ngược

Ngày đăng: 21/02/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w