1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng

134 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng, Bảo Dưỡng Sửa Chữa Nhỏ Xe Qua Sử Dụng
Tác giả Trần Tuấn Anh, Phan Huỳnh Minh Sang
Người hướng dẫn Ths. Trần Đình Quý
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 7,59 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục đích của đề tài (14)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • Chương 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE QUA SỬ DỤNG (16)
    • 2.1. Thế nào là đánh giá xe đã qua sử dụng? (16)
    • 2.2. Tại sao cần đánh giá xe cũ (19)
    • 2.3. Phương pháp đánh giá xe cũ (20)
    • 2.4. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá (20)
      • 2.4.1. Kiểm tra hiện trạng xe (22)
      • 2.4.2. Kiểm tra chi tiết các hệ thống (41)
      • 2.4.3. Kiểm tra chức năng hoạt động của xe (66)
      • 2.4.4. Tổng kết (70)
      • 2.5.1. Xác định các yếu tố quan trọng (72)
      • 2.5.2. Đánh giá tác động của từng bước đến các yếu tố quan trọng (73)
      • 2.5.3. Xác định mức độ ưu tiên của từng bước (74)
      • 2.5.4. Áp dụng mức độ ưu tiên vào quy trình kiểm tra (74)
  • Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẰNG C# (76)
    • 3.1. Giới thiệu về C# (76)
    • 3.2. Yêu cầu (76)
      • 3.2.1. Yêu cầu lưu trữ (76)
      • 3.2.2. Yêu cầu chức năng (77)
      • 3.2.3. Yêu cầu phi chức năng (78)
    • 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu (78)
      • 3.3.1. Danh sách các bảng dữ liệu (78)
      • 3.3.2. Mô tả từng bảng dữ liệu (79)
    • 3.4. Thiết kế giao diện (86)
    • 3.5. Kết luận (90)
  • Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (92)
    • 4.1. Kết luận (92)
    • 4.2. Kiến nghị (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, việc mỗi gia đình có một chiếc xe hơi là điều khá dễ thấy tại khắp mọi nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam Theo VietTimes, tỷ lệ sở hữu ô tô được coi là một trong những thước đo về mức độ phát triển của một quốc gia do đó các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ có độ phủ ô tô rất cao Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, để sở hữu được 1 chiếc xe ô tô mới thì ta lại phải chịu rất nhiều loại thuế cũng như chi phí khác nhau Tổng chi phí liên quan đến mua xe ô tô mới tại Việt Nam bao gồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế trước bạ (TTB), thuế nhập khẩu (nếu có), phí trước bạ cho ô tô nhập khẩu và thuế môi trường Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như phí trước bạ, phí đăng ký xe và bảo hiểm xe Các khoản phí này phụ thuộc vào giá trị của xe và luật pháp hiện hành tại Việt Nam Hay như trong thực tế hiện nay, tình trạng “mua bia kèm lạc” diễn ra khá phổ biến nếu người dân muốn sở hữu một chiếc xe mới sớm nhất, màu đẹp nhất thì phải bỏ thêm tiền để mua các gói phụ kiện khác.

Trong thị trường ô tô toàn cầu, nhu cầu mua bán xe cũ cũng đang tăng lên do nhiều yếu tố như chi phí mua ô tô mới đang tăng lên, người tiêu dùng tìm kiếm giá trị đối với tiền của họ, và sự phát triển của thị trường xe hơi cũ trực tuyến Trên toàn thế giới, thị trường ô tô cũ được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức trung bình khoảng 5% trong giai đoạn 2020-2025.

Hay ngày nay, tại Việt Nam, các trang web mua bán xe cũ khá phổ biến và uy tín như oto.com.vn, chotot, carmudi.vn, bonbanh.com… cũng đang rất phát triển Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong quý I năm 2021, doanh số bán xe ô tô cũ tại thị trường Việt Nam đã tăng 18% so với cùng kỳ năm trước Tính đến tháng 7/2021, nhu cầu mua xe ô tô cũ tại Việt Nam vẫn đang tăng trưởng Sự phát triển của kinh tế và thu nhập của người dân đang tăng cùng với sự phát triển của thị trường ô tô, đã tạo ra một nhu cầu mua bán xe cũ đáng kể trong những năm gần đây Đặc biệt, xe hơi cũ nhập khẩu từ các thị trường khác, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với việc buôn bán xe qua sử dụng, người bán cần phải chú ý đến việc kiểm tra và bảo trì xe để đảm bảo chất lượng của xe và giá trị của nó Ngoài ra, các quy thấy, việc đánh giá một chiếc xe đã qua sử dụng như thế nào để đảm bảo chất lượng cũng như xác mình tính pháp lý của nó là việc rất cần thiết trong quá trình mua bán xe cũ Chính vì các lý do đó nhóm chúng em đã chọn đề tài “XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA

CHẤT LƯỢNG, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG” nhằm xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào của xe dựa theo tiêu chuẩn củaToyota Đồng thời, xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa nhỏ để xe đạt được các tiêu chí tốt nhất trước khi đến với tay người tiêu dùng.

Mục đích của đề tài

Xe cũ đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những người muốn mua một chiếc xe mà không phải bỏ ra một số tiền lớn cho một chiếc xe mới Tuy nhiên, việc mua xe cũ không phải là một quyết định đơn giản Một trong những vấn đề lớn nhất liên quan đến mua xe cũ là việc đánh giá chất lượng của chiếc xe Trong nhiều trường hợp, xe cũ đã được sử dụng và bảo dưỡng trong nhiều năm, và có thể có những vấn đề tiềm ẩn mà người mua không thể phát hiện được bằng cách nhìn bề ngoài của chiếc xe Để giải quyết vấn đề này, việc xây dựng một quy trình kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cho xe đã qua sử dụng trở nên cực kỳ cần thiết Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phát triển một quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cho xe cũ để giúp mua bán xe cũ trở nên an toàn và đáng tin cậy hơn. Đề tài sẽ áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn hiện có để xây dựng một quy trình chính xác và chi tiết Các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra trong quy trình sẽ được xác định dựa trên các yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi của xe, lịch sử bảo dưỡng, số kilomet đã đi, cùng với việc kiểm tra những chi tiết quan trọng nhất như động cơ, hộp số, hệ thống phanh, hệ thống treo và các hệ thống khác.

Mục tiêu của đề tài là cung cấp một cách thức tiêu chuẩn và đáng tin cậy để đánh giá chất lượng của chiếc xe cũ trước khi mua Những người đang cân nhắc mua một chiếc xe cũ sẽ được hỗ trợ thông qua việc cung cấp các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra, từ đó họ có thể tự tin và đảm bảo về chất lượng của chiếc xe mà mình đang mua Điều này sẽ giúp họ tránh được các vấn đề về an toàn và chất lượng trong quá trình sử dụng chiếc xe và giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính Đồng thời, đề tài cũng có thể cung cấp cho những người kinh doanh xe cũ hoặc một gara nhỏ cách thức để cải thiện quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe, tăng cường niềm tin của khách hàng và giúp kinh doanh phát triển bền vững. Để đạt được mục đích này, đề tài sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận khảo sát thị trường và phỏng vấn các chuyên gia trong ngành ô tô để tìm hiểu về các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe cũ hiện tại Quy trình sẽ được kiểm tra và xác minh bằng cách sử dụng nhiều trường hợp thực tế để đảm bảo tính hiệu quả và độ chính xác.

Đối tượng nghiên cứu

Đối với những người có nhu cầu mua xe cũ, đề tài này cung cấp cho họ một quy trình kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cụ thể trước khi quyết định mua chiếc xe cũ Những người này có thể là những người mới sử dụng xe hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán xe cũ và đang cần tìm hiểu các tiêu chuẩn và quy trình để đảm bảo mua được một chiếc xe đáng tin cậy.

Tuy nhiên, đề tài này tập chung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhỏ hay gara kinh doanh mua bán xe cũ, đề tài cung cấp cho họ quy trình đáng tin cậy, tương đối giống với các hãng xe lớn để đánh giá chất lượng của xe cũ trước khi mua Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe, tăng cường niềm tin của khách hàng và giúp kinh doanh phát triển bền vững.

Phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên, ta cần tìm hiểu các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, và hướng dẫn liên quan đến việc kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa xe cũ Tiếp theo, ta tham khảo các tài liệu và tài nguyên trực tuyến liên quan để thu thập thông tin về thực tế và kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa xe cũ.

Sau đó, ta sẽ thực hiện một số bài phỏng vấn với các đại lý bán xe cũ, các chuyên gia bảo dưỡng sửa chữa xe hơi, và những người khác liên quan đến lĩnh vực này để thu thập thông tin và kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng Dựa trên các tài liệu và thông tin thu thập được, quy trình đánh giá chất lượng để mua bán xe cũ sẽ được xây dựng.

Cuối cùng, ta có thể sử dụng phân tích SWOT để đánh giá mức độ cạnh tranh của quy trình này so với các phương pháp khác, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện và tối ưu

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE QUA SỬ DỤNG

Thế nào là đánh giá xe đã qua sử dụng?

Đánh giá xe đã qua sử dụng là quá trình xác định tình trạng, chất lượng và giá trị của một chiếc xe đã qua sử dụng Quá trình đánh giá xe cũ có thể được thực hiện bởi một chuyên gia hoặc tự doanh nhân, cá nhân có chuyên môn và đây chính là một phần của quy trình mua bán xe cũ.

Theo Toyota, việc đánh giá xe cũ được tuân theo một số điều kiện tiêu chuẩn nhất định được nêu dưới đây.

1) Tuổi của xe: Đối với Toyota, đa phần xe cũ được xem là xe đã qua sử dụng từ 5 năm trở lên Tuy nhiên, một số mẫu xe được xem là có tuổi thọ lâu hơn và có thể được bán trong thị trường xe cũ lên tới 10 năm.

2) Số kilomet đã đi: Số kilomet đã đi của xe cũng là một yếu tố quan trọng để xác định giá trị của chiếc xe Toyota thường xem xét số kilomet đã đi của xe để đánh giá mức độ hao mòn và tổn thất bảo trì của các bộ phận xe.

3) Tình trạng chung của xe: Toyota đánh giá tình trạng tổng thể của xe để xác định nó có đáng giá hay không Tình trạng xe bao gồm sự hoạt động của động cơ, hộp số, hệ thống treo, điều hòa không khí, hệ thống phanh, và các yếu tố khác.

4) Lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa: Toyota kiểm tra lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa của xe để biết chính xác nó đã được bảo trì và sửa chữa đầy đủ hay không Điều này giúp xác định tình trạng và độ tin cậy của xe cũ.

5) Thị trường và nhu cầu: Cuối cùng, Toyota cũng xem xét thị trường và nhu cầu để đánh giá giá trị của xe cũ Giá trị của xe cũ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cầu và cung của thị trường, độ phổ biến của mẫu xe, và tình trạng chung của nền kinh tế.

Với một chiếc xe cũ, việc đánh giá xe để xem chiếc xe đó có đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn hay không, ta có thể sử dụng đồ thị 2.1 để làm việc này.

Trục tung của đồ thị sẽ thể hiện điều kiện của xe, từ xấu (dưới) đến tốt (trên) Các điều kiện xe bao gồm các yếu tố như độ bẩn, mức độ hao mòn, tình trạng cơ cấu, hệ thống điện, hệ thống lái, hệ thống phanh Nếu điều kiện của chiếc xe đang đánh giá gióng qua trục tung có giá trị càng lớn theo chiều đi lên tức là chiếc xe đó còn tốt, phù hợp để mua bán Ngược lại nếu giá trị gióng qua trục tung càng bé thì cần kiểm tra xem xét lại việc thu mua chiếc xe đó.

Trục hoành của đồ thị sẽ thể hiện tuổi thọ của xe, tức là thời gian hoạt động của xe tính từ lúc sản xuất hoặc từ khi xe được đưa vào sử dụng Giá trị trên đồ thị càng lớn theo chiều tăng trên trục hoành sẽ cho thấy xe đã hoạt động trong thời gian dài hơn, còn giá trị bé hơn sẽ cho thấy xe mới được sử dụng trong thời gian ngắn Đồng thời trên trục hoành còn biểu thị số kilomet xe đã đi, đây cũng là một giá trị quan trọng dùng để đánh giá mức độ hao tổn của xe Nếu số kilomet càng bé nghĩa là chủ cũ của xe sử dụng xe rất ít, thường xuyên để xe ở một chỗ, ít di chuyển Đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá được giá trị sử dụng của chiếc xe, giúp việc thẩm định chiếc xe chính xác hơn. Đường thẳng trên đồ thị chính là điều kiện tiêu chuẩn của một chiếc xe theo Toyota. Quan sát đồ thị có thể thấy, đường thẳng có độ dốc âm, tức là điều kiện xe càng tốt thì tuổi thọ, số kilomet đã đi của xe càng bé Điều này có thể diễn giải là xe có hiệu suất cao hơn, bền bỉ hơn khi số kilomet đã đi và tuổi xe càng nhỏ Đồng nghĩa với việc xe được bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì thường xuyên, giúp kéo dài tuổi thọ và sử dụng được nhiều hơn. Điểm hình ngôi sao trên đồ thị chính là chiếc xe chúng ta đang đánh giá Bước đầu của việc đánh giá, ta xác định giá trị tuổi thọ hoặc theo số kilomet mà xe đã đi được Sau khi thực hiện các việc kiểm tra và đánh giá, ta xác định tình trạng thực tế của chiếc xe là tốt hay xấu Từ hai giá trị vừa tìm được, ta có thể xác định được vị trí của điểm hình sao. Khoảng cách từ điểm hình sao đến đường thẳng tiêu chuẩn sẽ cho ta biết xe này có đủ tiêu chuẩn hay không Xe càng tốt khi khoảng cách này càng bé, giá trị điều kiện xe là tốt, số kilomet hay tuổi thọ của xe càng nhỏ.

Phân tích theo hướng "xe càng tốt khi số kilomet và tuổi xe càng bé" có thể giúp đánh giá về độ bền, độ tin cậy của xe trong quá trình sử dụng, đồng thời đưa ra những nhận định về hiệu quả của biện pháp bảo trì, sử dụng xe Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phân tích đồ thị chỉ là một công cụ hỗ trợ nên cần kết hợp với các dữ liệu và thông tin khác để có cái nhìn toàn diện về tình trạng và hiệu suất của xe. Đối với Toyota, một chiếc xe được xem là tiêu chuẩn nếu đạt đủ điều kiện cơ bản như xe không tai nạn, không có hư hại lớn ở thân vỏ, nội thất, động cơ và hệ thống Hay trong thực tế, thông tin của chủ xe có rõ ràng không cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với những người mua xe cũ Thông tin này có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về chiếc xe và lịch sử sử dụng của nó Biết chủ sở hữu hiện tại sẽ giúp ta xác định liệu xe có đang ở tình trạng pháp lý tốt hay không Thông tin về lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng của xe để hiểu rõ hơn về tình trạng xe và độ tin cậy của nó Hoặc lý do bán xe của người bán là gì để xác minh độ tin cậy của chiếc xe.

Tại sao cần đánh giá xe cũ

ỞViệt Nam, người mua xe cũ cũng có những mong muốn tương tự như người mua xe cũ ở các quốc gia khác Tuy nhiên, có một số yếu tố đặc thù ở Việt Nam mà người mua xe cũ cần quan tâm.

Một trong những mong muốn của người mua xe cũ tại Việt Nam là giá cả hợp lý. Tại Việt Nam, giá cả xe mới khá cao và không phải ai cũng có khả năng mua được xe mới Do đó, việc mua xe cũ sẽ là lựa chọn phù hợp với nhiều người.

Trước khi quyết định mua xe, chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ về thông tin và lịch sử của chiếc xe, bao gồm các thông số kỹ thuật, lịch sử bảo dưỡng, lịch sử sửa chữa, và lịch sử về tai nạn hoặc vi phạm luật giao thông của chiếc xe Về phía người mua cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết của xe trước khi quyết định mua, bao gồm cả bên trong và bên ngoài xe.

Bởi vậy, để có được một mức giá hợp lý cũng như đảm bảo tính đúng đắn về mặt kỹ thuật của chiếc xe, việc đánh giá xe cũ là một bước quan trọng khi quyết định mua một chiếc xe đã qua sử dụng Đánh giá xe cũ giúp người mua đảm bảo rằng xe đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, các thủ tục liên quan Nếu xe có tình trạng không tốt, nó có thể gây ra nguy hiểm cho người lái và hành khách Nếu xe cũ có nhiều lỗi và sự cố, ta có thể hạ giá xuống hoặc quyết định không mua.

Ngoài ra, người mua cũng mong muốn được hỗ trợ hậu mãi tốt sau khi mua xe, bao một yếu tố quan trọng khác mà người mua xe cũ tại Việt Nam cần quan tâm người mua cũng mong muốn được hỗ trợ về giấy tờ, thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu của xe.

Phương pháp đánh giá xe cũ

Bản chất của việc đánh giá xe cũ là xác định được chất lượng hiện tại của chiếc xe đang đánh giá Để làm được điều này, chúng ta cần phải có các phương pháp cụ thể Các phương pháp cũng phải phù hợp với từng loại xe, tình trạng hiện tại của xe để đảm bảo tiến độ công việc cũng như hài hòa trong quy trình kiểm tra đánh giá Tuy nhiên, hầu hết tất cả các loại xe đều cần phải được đánh giá các tiêu chí có thể kể đến như:

1) Kiểm tra kĩ thuật: bao gồm kiểm tra hư hỏng ở đâu (tên chi tiết), hư hỏng ở dạng nào (loại hư hại), hư hỏng ở mức độ nào (mức độ hư hại).

2) Kiểm tra lịch sử sửa chữa: Tìm hiểu lịch sử sửa chữa của xe để biết xem chiếc xe đã được bảo dưỡng thường xuyên hay không, và nếu có bất kỳ vấn đề nào được sửa chữa trong quá khứ.

3) Kiểm tra giấy tờ pháp lý: Kiểm tra giấy tờ liên quan đến xe như đăng ký, bảo hiểm, bảo trì, và kiểm định Và kiểm tra xe có chính hãng không.

Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá

Trong 2022, Toyota vẫn là thương hiệu được nhiều người Việt lựa chọn nhất Nhà sản xuất tới từ Nhật Bản giao 91.115 xe tới tay khách hàng Đây cũng là cột mốc kỷ lục mới của hãng xe Nhật Bản trong hành trình gắn bó tại nước ta [11] Qua đây, ta có thể thấy ngoài các hãng có nhiều công nghệ như Huyndai, KIA hay mới đây là Vinfast ra thì Toyota vẫn là một trong những hãng xe được người dùng trong nước tin tưởng không chỉ về chất lượng mà còn ở độ bền theo thời gian cũng như khó bị mất giá Vì vậy, quy trình đánh giá xe cũ sẽ được xây dựng theo các tiêu chuẩn nhất định của Toyota để phù hợp với nhu cầu của thị trường Đồng thời kết hợp với nguồn tài liệu nhóm đã tìm hiểu và tham khảo được trên internet cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại đại lý củaToyota, có thể thấy có tới 176 hạng mục cần kiểm tra cho xe cũ Các hạng mục đó được chia thành nhiều phần giúp việc kiểm tra đánh giá diễn ra một cách tối giản cũng như là đảm bảo chính xác nhất, chúng ta có thể thấy như hình dưới đây.

Hình 2.1: Nội dung kiểm tra 176 hạng mục kỹ thuật theo Toyota (Nguồn: internet)

Dựa vào các hạng mục trên, nhóm đã tổng hợp các hạng mục chính, rút gọn để phù hợp với quy mô gara nhỏ, chia ra làm 3 giai đoạn chính để kiểm tra đánh giá cụ thể đối với 1 chiếc xe cũ bao gồm:

• Kiểm tra hiện trạng xe.

• Kiểm tra chi tiết các hệ thống.

• Kiểm tra chức năng hoạt động của xe.

Ngoài ra, để xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh, nhóm đã lập một lưu đồ cụ thể, trình bày tóm tắt thứ tự các bước như lưu đồ dưới đây để chúng ta có cái nhìn tổng quan về quá trình đánh giá Lưu đồ sẽ chỉ ra thứ tự các công việc cần thực hiện trong quy trình giúp người đánh giá không bỏ xót một bước nào từ đó giúp cho việc đánh giá chi tiết sẽ được diễn ra thuận lợi, đầy đủ và chính xác nhất.

Lưu đồ 2.1: Quy trình kiểm tra đánh giá xe cũ

Lưu đồ 2.1 giúp chúng ta nắm được thứ tự thực hiện cơ bản các bước của quy trình đánh giá xe Không những vậy, lưu đồ còn giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về toàn bộ quy trình được xây dựng trong đề tài, hiểu và nắm được các hạng mục quan trọng cần kiểm tra. Phần tiếp theo của đề tài sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về các công việc cần thực hiện.

2.4.1 Kiểm tra hiện trạng xe

Trong bước kiểm tra hiện trạng xe, đầu tiên ta tiến hành thực hiện một số hạng mục cần phải kiểm tra quan trọng để đảm bảo rằng chiếc xe cũ chúng ta đang đánh giá đạt tiêu chuẩn.

2.4.1.1 Kiểm tra thông tin liên quan đến xe

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm tra là xác định tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan đến xe như Giấy đăng ký xe, Giấy tờ bảo hiểm, Giấy phép lưu hành, và các giấy tờ khác Để kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ liên quan đến xe, người mua hoặc người kiểm tra cần thực hiện các bước sau: a) Kiểm tra Giấy đăng ký xe: Giấy đăng ký xe cung cấp thông tin về chủ sở hữu hiện tại của xe, số khung, số máy, loại xe, năm sản xuất, và số giấy phép đăng ký Nếu giấy đăng ký không đúng với thông tin thực tế, hoặc đã bị giả mạo, thì đây có thể là tín hiệu đáng ngờ về tính hợp lệ của xe. b) Kiểm tra Giấy tờ bảo hiểm: Giấy tờ bảo hiểm cung cấp thông tin về hạn bảo hiểm và các loại bảo hiểm được mua cho xe Người mua hoặc người kiểm tra nên kiểm tra xem giấy tờ bảo hiểm còn hiệu lực và đúng với thông tin về xe. c) Sổ đăng kiểm xe còn hiệu lực: Đây một tài liệu quan trọng được cấp sau khi xe đã qua kiểm định kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn an toàn giao thông Sổ đăng kiểm ghi chép thông tin về chủ sở hữu, thông tin về xe, kết quả kiểm định kỹ thuật, ngày cấp, ngày hết hạn, số đăng ký và các thông tin khác liên quan đến việc kiểm định và quản lý xe. d) Xác định nguồn gốc chiếc xe: Việc xác định nguồn gốc của chiếc xe từ chủ xe là một trong những công việc cần thiết và nên làm Việc này không chỉ giúp người mua có thể thu thập được rõ hơn thông tin của chiếc xe mà còn giúp thuận tiện hơn trong các bước tiếp theo của quy trình. e) Kiểm tra các giấy tờ khác: Nếu người bán cung cấp các giấy tờ khác như hóa đơn mua bán, biên lai thuế, phiếu kiểm định kỹ thuật, thì người mua hoặc người kiểm tra nên kiểm tra tính hợp lệ của chúng Hoặc liệu chiếc xe có dính các biên bản phạt nguội, đang vay hay bị thế chấp không…

Sau khi kiểm tra các giấy tờ liên quan đến xe, người mua hoặc người kiểm tra cần đảm bảo rằng chúng đúng và hiệu lực Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các giấy tờ này không đúng hoặc không hiệu lực, người mua hoặc người kiểm tra nên yêu cầu người bán cung cấp các giấy tờ khác hoặc từ chối mua xe.

2.4.1.2 Kiểm tra chi tiết thân vỏ

Sau khi đã đảm bảo tính chất hợp lệ của các giấy tờ nêu ở phần trên, ta tiến hành kiểm tra chi tiết thân vỏ của xe Một chiếc xe đã bị va chạm có thể nhận biết dễ dàng qua thân vỏ như: vết trầy xước, móp méo… Vì thân vỏ và bề mặt là các chi tiết rất dễ bị lỗi nên người kiểm tra cần phải quan sát kĩ lưỡng và kiểm tra chi tiết để đảm bảo không bỏ sót bất kì một lỗi nhỏ nào trong suốt quá trình kiểm tra Để kiểm tra chi tiết hơn ta có thể thông qua các hạng mục sau đây: a) Kiểm tra màu sơn và bề mặt:

Bước 1: Trước khi kiểm tra bề mặt cũng như là nước sơn của xe, cần rửa sạch bề mặt của xe bằng nước và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, hoặc các chất làm giảm độ bám dính của sơn Sau đó, rửa sạch bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn xà phòng và để bề mặt sạch sẽ để kiểm tra.

Bước 2: Bắt đầu bằng việc kiểm tra bề mặt tổng thể của chiếc xe Xem xét tổng thể của xe để xem có dấu hiệu của lỗi hay không, chẳng hạn như vết trầy xước, vết va chạm, hoặc mối mọt Kiểm tra cả bề mặt trên và dưới xe để đảm bảo không có dấu hiệu của sự hư hỏng hoặc vết thủng.

Hình 2.2: Xe bị móp vè phía trước rất rõ

Bước 3: Kiểm tra bề mặt của xe để xác định xem có tồn tại các vết rỉ sét hay không.

Các vết rỉ sét thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ hoặc vết nứt trên bề mặt sơn. Ngoài lớp sơn chống gỉ trên thân xe, cũng cần kiểm tra các bộ phận kim loại khác trên xe như cửa, khung cửa, bộ phận dưới xe, và các chi tiết khác Xác định xem có tồn tại các vết rỉ sét, sơn bị bong tróc, hay tổn thương khác trên các bộ phận này.

Bước 4: Kiểm tra màu sơn của xe bằng cách xem xét tổng thể của xe từ mọi góc độ.

Tìm kiếm các vết trầy xước, mảng sơn bong tróc, hay sự không đồng đều trong màu sơn.

Kiểm tra các khu vực nhạy cảm với màu sơn như cửa, cốp, hay nắp ca pô, nơi có thể dễ dàng bị xước hoặc va chạm.

Hình 2.3: Sử dụng đèn pin để kiểm tra bề mặt sơn (Nguồn: internet)

Bước 5: Xem xét sự khác biệt về màu sắc giữa các bộ phận khác nhau của xe, chẳng hạn như cửa, nắp ca pô, hoặc ốp xi để đảm bảo xe không bị sơn lại Nếu có sự khác biệt lớn về màu sắc hoặc độ bóng, điều đó có thể cho thấy rằng chiếc xe đã được sơn lại hoặc sửa chữa trong quá khứ.

Bước 6: Kiểm tra dòng chảy của nước sơn trên thân vỏ để đảm bảo rằng nó không bị sơn lại hoặc bị sửa chữa đáng kể Nếu dòng chảy của nước sơn không đều, điều này có thể cho thấy rằng xe đã được sơn lại hoặc thân vỏ đã được sửa chữa. b) Kiểm tra các đường hàn: Kiểm tra các vết nối hàn trên thân vỏ để đảm bảo rằng chúng đều và được hàn chắc chắn Nếu có bất kỳ vết nối hàn nào bị giãn nở hoặc có vẻ không chắc chắn, điều này có thể cho thấy rằng thân vỏ của xe đã bị sửa chữa hoặc thay thế bằng các bộ phận khác Việc xảy ra hư hỏng dẫn đến việc phải hàn lại xe trong quá khứ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua bán chiếc xe cũ đang đánh giá. Nếu các vết hàn không quá lớn, không ảnh hưởng đến tính an toàn của chiếc xe ta cần kiểm tra tiếp theo các bước sau:

Bước 1: Ta sử dụng một công cụ kiểm tra độ cứng, như một búa kiểm tra hoặc một thiết bị đo độ cứng để kiểm tra tính đồng đều của đường hàn trên bề mặt của chiếc xe.Đường hàn nên có độ cứng tương đồng với các vùng xung quanh, đồng nghĩa với việc không có sự biến dạng hoặc các vùng hàn quá mềm.

Bước 2: Sử dụng các công cụ đo độ bền, hay thử nghiệm va chạm, kiểm tra độ bền của đường hàn Điều này đặc biệt quan trọng đối với các đường hàn trên các khu vực quan trọng như khung xe, đầu nối, hoặc các kết nối chịu lực khác.

Hình 2.4: Tình trạng sau khi bị hàn lại

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẰNG C#

Giới thiệu về C#

C# là một ngôn ngữ lập trình phổ biến trong việc quản lí cơ sở dữ liệu C# cung cấp các thư viện và công cụ mạnh mẽ để kết nối, truy vấn và quản lí cơ sở dữ liệu, giúp nhà phát triển xây dựng ứng dụng có tính năng liên quan đến cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả.

C# sử dụng ADO.NET (ActiveX Data Objects NET) làm công nghệ chính để làm việc với cơ sở dữ liệu ADO.NET cung cấp các lớp và đối tượng để kết nối và truy vấn đến các nguồn dữ liệu như SQL Server, MySQL, Oracle, SQLite và nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.

C# cung cấp các lớp và đối tượng để kết nối đến cơ sở dữ liệu, xác thực, và thực hiện các hoạt động như đọc, ghi, cập nhật, và xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

C# hỗ trợ giao dịch trong quá trình làm việc với cơ sở dữ liệu, cho phép nhà phát triển xây dựng các hoạt động cơ sở dữ liệu đa bước, đảm bảo tính nhất quán và an toàn của dữ liệu

C# tích hợp với các công cụ quản lí cơ sở dữ liệu phổ biến như SQL Server Management Studio, MySQL Workbench, Oracle SQL Developer, và nhiều công cụ quản lí cơ sở dữ liệu khác, giúp nhà phát triển dễ dàng thao tác và quản lí cơ sở dữ liệu từ môi trường phát triển C#.

Yêu cầu

Xây dựng chương trình “Quản lý gara mua bán và sửa chữa xe cũ” sử dụng ngôn ngữ C# và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server Hệ thống có các chức năng cơ bản như quản lý quy trình kiểm tra đánh giá xe cũ, quản lý hồ sơ xe, lập phiếu sửa chữa phiếu thu tiền, báo cáo doanh thu, tồn kho, quản lý thông tin khách hàng nhằm phục vụ hậu mãi… giúp giảm tải bớt việc tìm kiếm mất thời gian mà hiệu quả và tính chính xác vẫn cao.

Hệ thống cần lưu trữ và quản lý thông tin về:

- Danh sách xe: Lưu thông tin của xe khi tiếp nhận xe và dùng để cung cấp thông tin cho việc tra cứu xe.

- Hiệu xe: Lưu thông tin của các hiệu xe theo qui định.

- Phiếu thu: Lưu thông tin thanh toán chi phí sửa chữa của khách hàng.

- Phiếu sửa chữa: Lưu thông tin sửa chữa của mỗi xe.

- Vật tư: Lưu thông tin về phụ tùng hiện có.

- Báo cáo tồn kho: Báo cáo số lượng hàng tồn trong kho theo từng tháng.

- Phiếu nhập: Lưu các thông tin nhập phụ tùng.

- Báo cáo doanh số: Tạo báo cáo doanh thu theo từng tháng.

- Tài khoản: Cấp phát các tài khoản có thể truy cập vào phần mềm cũng như quyền hạn của tài khoản đó.

3.2.2 Yêu cầu chức năng: a) Quản lý dịch vụ:

Chức năng Quản lý sửa chữa sẽ quản lý việc tiếp nhận xe, tình trạng xe trước khi sửa chữa, thông tin sửa chữa, thời gian sửa chữa xe và kiểm tra chất lượng xe cũ. b) Quản lý bán hàng:

Chức năng Quản lý bán hàng sẽ quản lý giá vật tư cũng như là tiền công tương ứng với từng hạng mục sửa chữa, thiết lập phiếu thu tiền, báo giá tiền công tương ứng vời từng xe đã được sửa chữa Bên cạnh đó còn có thể quản lý được hoạt động mua bán xe. c) Quản lý kho hàng:

Chức năng Quản lý kho hàng sẽ quản lý số lượng vật tư còn trong kho hàng để đưa ra cảnh báo khi số lượng vật tư không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, quản lý phiếu nhập vật tư Đồng thời, cũng có chức năng quản lí số lượng và giá cả của xe nhập để phục vụ quá trình bán xe. d) Cập nhật dữ liệu:

Chức năng Cập nhật dữ liệu sẽ cập nhật danh sách xe khi người dùng muốn thay đổi thông tin xe trong danh sách xe, chỉnh sửa các thông tin sửa chữa, cập nhật số lượng nhập vật tư, chỉnh sửa thông tin phiếu thu tiền. e) Báo cáo:

Chức năng Báo cáo sẽ tổng hợp các báo cáo số lượng tồn của các vật tư trong kho theo từng tháng Báo cáo doanh số sửa xe và doanh thu hàng tháng. f) Tra cứu:

Tra cứu danh sách xe: Chức năng này giúp người dùng tra cứu được thông tin xe đã được đưa vào sửa chữa trong gara bao gồm: biển số xe, tên chủ xe, hiệu xe và số tiền còn nợ.

Tra cứu thông tin sửa chữa của xe: Chức năng này giúp người dùng tra cứu thông tin chi tiết về việc sửa chữa xe bao gồm ngày sửa, tổng tiền, danh sách chi tiết về các hoạt động sửa chữa đã thực hiện cũng như số lượng vật tư đã sử dụng.

3.2.3 Yêu cầu phi chức năng:

Giao diện hệ thống phải dễ sử dụng, trực quan, thân thiện với người dùng: phần mềm sẽ thông báo cho người dùng khi người dùng thực hiện sai và chỉ ra lỗi của người đó; phần mềm sẽ đước viết hoàn toàn bằng tiếng Việt…

Tính bảo mật và độ an toàn cao: mỗi người dùng sẽ được cung cấp những tài khoản riêng, với những tài khoản đó người dùng chỉ thực hiện được những công việc được phân quyền từ trước, ngoài ra người quản trị phần mềm có thể phân các công việc cho từng quyền người dùng.

Người sử dụng phần mềm có thể sẽ không biết nhiều về tin học nhưng vẫn sử dụng một cách dễ dàng nhờ vào sự trợ giúp của hệ thống.

Xây dựng cơ sở dữ liệu

Dựa trên các yêu cầu đã xác định được ở trên, ta cần thiết kế mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong SQL Để xây dựng được phần mềm, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là tạo các bảng dữ liệu cơ bản Từ các bảng này, ta xác định kiểu dữ liệu cho từng thành phần có trong bảng, xác định các ràng buộc của chúng để dễ dàng truy vấn đến các bảng lên quan.Với các yêu cầu kể trên, đề tài sẽ tiến hành xây dựng các bảng cơ bản như sau.

3.3.1 Danh sách các bảng dữ liệu.

Bảng 3.1: Bảng danh sách các bảng dữ liệu trong SQL

STT Tên bảng dữ liệu Diễn giải

1 DANHSACHXE Lưu thông tin của xe khi tiếp nhận xe và dùng để cung cấp thông tin cho việc tra cứu xe.

2 HIEUXE Lưu thông tin của các hiệu xe theo qui định

3 PHIEUTHUTIEN Lưu thông tin thanh toán chi phí sửa chữa của khách hàng.

4 PHIEUSUACHUA Lưu thông tin sửa chữa của mỗi xe

5 CT_PHIEUSUACHUA Lưu thông tin chi tiết về phiếu sửa chữa

6 VATTU Lưu thông tin về phụ tùng hiện có.

7 TIENCONG Thông tin về các loại tiền công theo qui định

8 THAMSO Lưu các giá trị bổ sung

9 BAOCAOTONKHO Báo cáo tồn theo từng tháng của năm

10 PHIEUNHAP Lưu các thông tin về nhập vật tư phụ tùng

11 CT_PHIEUNHAP Chi tiết về số lượng các loại vật tư và giá tiền nhập

12 CT_SUDUNGVATTU Lưu các thông tin về việc xuất phụ tùng

13 BAOCAODOANHSO Tạo báo cáo doanh thu theo từng tháng của năm

14 CT_BAOCAODOANHSO Chi tiết về doanh số của từng tháng của năm

15 QUYENNGUOIDUNG Bảng phần quyền truy cập các nội dung

16 TAIKHOAN Cấp phát các tài khoản truy cập

17 XEBAN Lưu các thông tin về xe, giá nhập (bán) và thông tin khách hàng mua (bán) xe

3.3.2 Mô tả từng bảng dữ liệu:

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 HieuXe Nvarchar(200) Khóa chính Xe thuộc hiệu xe nào

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPSC Int Khóa chính tự động Số phiếu sửa chữa tăng của xe

2 BienSo Nvarchar(50) Khóa ngoại tham chiếu Biển số của xe bảng DANHSACHXE

3 NgaySuaChua Smalldatetime Ngày xe được tiến hành sửa chữa

4 TongTien Money Tổng tiền sửa chữa

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPSC Int Khóa ngoại tham chiếu Số phiếu sửa chữa đến bảng của xe

Int Khóa chính Mã tiền công tương

2 MaTienCong Khóa ngoại tham chiếu ứng với tiền công bảng TIENCONG sửa chữa xe

3 TienCong Money Tiền công sửa chữa xe

4 TienVTPT Money tùng cho mỗi chi tiết phiếu sửa chữa

TongTien 5 Tổng tiền Money TVTPT *

6 GhiChu Nvarchar(500) Ghi chú thêm khi cần thiết

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPSC Int Khóa ngoại tham chiếu Số phiếu sữa chữa đến bảng của xe

2 MaTienCong Int Khóa chính Mã tiền công khi sửa chữa của xe

Khóa ngoại tham chiếu bảng TIENCONG

Khóa chính Mã vật tư phụ tùng

3 MaVTPT Int Khóa ngoại tham chiếu dung để thay thế bảng VATTU cho xe

4 SoLuong Int Số lượng vật tư phụ tùng sử dụng

5 DonGia Money Đơn giá của mội loại vật tư phụ tùng

6 ThanhTien Money vật tư (SoLuong *

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 MaVTPT Nvarchar Khóa chính Mã vật tư phụ tùng tương ứng với tên vật tư phụ tùng

2 TenVTPT Nvarchar(250) Tên của các loại vật tư phụ tùng

3 DVT Nvarchar(20) Đơn vị tính cho mỗi loại vật tư phụ tùng

4 DonGia Money Đơn giá cho mỗi loại vật tư phụ tùng

5 SoLuongTon Int Số lượng tồn của các loại vật tư phụ tùng

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPhieu Int Khóa chính Số phiếu của mỗi

Tăng tự động phiếu thu tiền

2 BienSo Nvarchar(50) chiếu đến bảng Biển số của xe

4 NgayThu Smalldatetime Ngày thu tiền

5 SoTienThu Money Số tiền thu

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 Thang Int Khóa chính Tháng lập báo cáo

2 Nam Int Khóa chính Năm lập báo cáo

3 MaVTPT int chiếu đến bảng Mã vật tư phụ tùng

4 TonDau Int Tồn đầu của mỗi loại vật tư phụ tùng

Tồn cuối của mỗi loại vật tư phụ tùng

6 SoLuongNhap Int Số lượng nhập của mỗi loại vật tư phụ tùng

7 SoLuongXuat Int Số lượng xuất của mỗi loại vật tư phụ tùng

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 Thang Int Khóa chính Tháng lập báo cáo

2 Nam Int Khóa chính Năm lập báo cáo

3 TongDoanhThu Money Tổng doanh thu của tháng trong năm

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 Thang Int Khóa ngoại tham chiếu Tháng lập báo cáo đến bảng

2 Nam Int Khóa ngoại tham chiếu Năm lập báo cáo đến bảng

3 HieuXe Nvarchar(200) Khóa ngoại tham chiếu Hiệu xe của mỗi đến bảng loại

4 SoLuotSua Int Số lượt sửa của mỗi loại xe

5 TongThanhTien Money tất cả các lượt sửa của môi loại xe

6 TiLe Float Tỉ lệ số lượt sửa của mỗi loại xe

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 TenThamSo Nvarchar(50) Khóa chính Tên quy định

2 GiaTri Float Giá trị cho mỗi quy định

3 ChoPhepSua Bit Cho phép sửa hay không

Bảng 3.12: Bảng PHIEUNHAP STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPN Int Khóa chính Số phiếu nhập vật tư phụ tùng

2 NgayNhap Smalldatetime Ngày nhập vật tư phụ tùng

3 TongTien Money Tổng tiền ứng với mỗi số phiếu

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 SoPN Int Khóa ngoại tham Số phiếu nhập chiếu đến bảng PHIEUNHAP

2 MaVTPT Int Khóa ngoại tham Mã vật tư phụ tùng của chiếu đến bảng mỗi loại nhập VATTU

3 SoLuong Int Số lượng nhập mỗi loại

4 DVT Nvarchar(20) Đơn vị tính của mỗi loại

5 DonGiaNhap Money Đơn giá nhập của mỗi loại

Tổng tiền trong mỗi chi tiết phiếu nhập

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 Quyen Nvarchar(50) Khóa chính Quyền

2 QuanLySuaChua Bit Quản lý công việc sửa chữa

3 QuanLyBanHang Bit Quản lý công việc bán hàng

4 QuanLyKhoHang Bit Quản lý kho hàng

5 CapNhatDuLieu Bit Cập nhật dữ liệu cho các công việc

6 BaoCao Bit Báo cáo hàng tháng

7 DanhMuc Bit Danh mục các vật tư và tiền công

8 TraCuu Bit Tra cứu các bảng

9 PhanQuyen Bit Phấn quyền cho người dùng

10 ThayDoiQuyDinh Bit Thay đổi quy định

11 ThemNguoiDung Bit Thêm người dùng

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 Ten Nvarchar(200) Khóa chính Tên đăng nhập

2 MatKhau Nvarchar(200) với tên đăng nhập

Khóa ngoại tham chiếu Quyền của tên

3 Quyen Nvarchar(50) đến bảng đăng nhập QUYENNGUOIDUNG

STT Thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc Diễn giải

1 BienSo nvarchar(50) Khóa chính Biển số của xe

2 SoKhung nvarchar(100) Số VIN của xe

3 DoiXe nvarchar(200) Năm sản xuất của xe

4 MauSon nvarchar(200) Màu sơn hiện tại của xe

5 OdoNhap float Số kilomet hiện tại

7 TinhTrang nvarchar(4000) Tình trạng thực tế khi đánh giá

9 GiaNhap money Giá mua về gara

10 NgayNhap datetime Ngày mua xe

11 NgayBan datetime Ngày bán xe

13 OdoBan float Số kilomet lúc bán

14 TinhTrangLucBan nvarchar(4000) Tình trạng thực tế khi bán xe

15 NguoiMua nvarchar(200) Họ tên khách mua xe

16 SDT nvarchar(50) Số điện thoại của khách mua xe

17 DiaChi nvarchar(500) Địa chỉ của khách mua xe

18 TrangThai nvarchar(100) Lọc xe còn trong kho và xe đã bán

Thiết kế giao diện

Từ các cơ sở dữ liệu tạo được trong SQL, nhóm tiến tới xây dựng giao diện của phần mềm trong Visual Studio bằng ngôn ngữ lập trình C# Phần mềm sẽ bao gồm các tính năng như quản lý số lượng xe mua và bán, xem được phiếu đánh giá xe từ file Excel. Bên cạnh đó, phần mềm cũng xây dựng được các tính năng hỗ trợ công việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, quản lí phụ tùng và báo cáo doang thu của một gara hoặc doanh nghiệp nhỏ. Để làm được điều đó, nhóm đã vạch ra các cửa sổ và cửa sổ con cần tạo tương ứng với một nhiệm vụ riêng biệt giúp người dùng dễ dàng thao tác bằng cách sử dụng

Winform có sẵn trong Microsoft Visual Studio Phần mềm sẽ bao gồm các cửa sổ theo hình 3.1 Chức năng chi tiết của các cửa sổ sẽ được trình bày cụ thể tại phần PHỤ LỤC.

Bảng 3.17: Danh sách các màn hình có trong phần mềm

STT Màn hình Loại màn hình Chức năng

1 Màn hình Tiếp nhận Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ thông tin sửa chữa xe về các xe sửa chữa

2 Màn hình Lập phiếu Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ thông tin sửa chữa về các phiếu sửa chữa

Màn hình Lập các chi Cho phép nhập và lưu trữ thông tin

3 tiết phiếu sửa chữa và Màn hình nhập liệu về các chi tiết phiếu sửa chữa và chi chi tiết nhập vật tư tiết sử dụng vật tư

Cho phép nhập các tiêu chuẩn tra

4 Màn hình Tra cứu xe Màn hình tra cứu cứu và trình bày các kết quả tra cứu được.

Màn hình Tra cứu Cho phép nhập các tiêu chuẩn tra

5 thông tin sửa chữa Màn hình tra cứu cứu và trình bày các kết quả tra cứu của xe được.

6 Màn hình lâp phiếu Màn hình nhập liệu Nhập và lưu thông tin các phiếu thu thu tiền tiền

7 Màn hình báo cáo tồn Màn hình báo biểu Trình bày kết quả báo cáo vật tư kho

8 Màn hình báo cáo Màn hình báo biểu Trình bày kết quả báo cáo. doanh số tháng

9 Màn hình báo cáo Màn hình báo biểu Trình bày doanh thu của tháng doanh thu

10 Màn hình phiếu nhập Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ thông tin vật tư về nhập vật tư

Màn hình lệnh sửa Cho phép người dùng xem các phiếu

11 Màn hình tra cứu sửa chữa trong từng ngày, cung cấp chữa tính tiện dụng

12 Màn hình báo giá vật Màn hình tra cứu Cho phép hiển thị vật tư và giá của tư nó

13 Màn hình báo giá tiền Màn hình tra cứu Cho phép hiển thị vật tư và giá của công nó

Thông tin cho người sử dụng biết

14 Màn hình cảnh báo Màn hình tra cứu như nhưng vật tư nào sắp hết và đã hết để người dùng có thể nhanh chóng nhập

14 Màn hình phiếu kiểm Màn hình báo biểu Cho phép xem và kiểm tra thông tin tra xe cũ của xe cũ được đánh giá

15 Màn hình Nhập xe Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và chỉnh sửa thông bán tin xe được thu mua

16 Màn hình bán xe Màn hình nhập liệu Cho phép người dùng chọn xe đã nhập từ trước để bán

Cho phép người dùng kiểm tra thông

17 Màn hình Danh sách Màn hình tra cứu tin của khách đã mua xe từ đó phục xe bán vụ việc CSKH, cũng như các chương trình hậu mãi

Cho phép cập nhật lại thông tin của

18 Màn hình cập nhật Màn hình nhập liệu phiếu sửa chữa và các chi tiết sửa phiếu sửa chữa chữa có liên quan

Màn hình cập nhật Cho phép cập nhật lại thông tin của

19 Màn hình nhập liệu danh sách xe danh sách xe

Màn hình cập nhật Cho phép cập nhật lại thông tin của

20 danh sách phiếu nhập Màn hình nhập liệu danh sách phiếu nhập vật tư vật tư (sửa, xóa)

Màn hình cập nhật Cho phép cập nhật lại thông tin của

21 danh sách phiếu thu Màn hình nhập liệu danh sách phiếu thu tiền tiền (sửa, xóa)

22 Màn hình Vật tư Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ và cập nhật thông tin về vật tư

23 Màn hình Tiền công Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ và cập nhật thông tin về tiền công

24 Màn hình Hiệu xe Màn hình nhập liệu Cho phép nhập và lưu trữ và cập nhật thông tin về hiệu xe

25 Màn hình phân Màn hình nhập liệu Cho phép nhập thay đổi các quyền quyền của các nhóm quyền

26 Màn hình người Màn hình nhập liệu Cho phép thêm, xóa các tài khoản dùng người dùng

27 Màn hình qui định Màn hình nhập liệu Cho phép thay đổi quy định

28 Màn hình Thông tin Màn hình tra cứu Hiển thị thông tin về doanh nghiệp doanh nghiệp

29 Màn hình Thông tin Màn hình tra cứu Hiển thị thông tin về phần mềm phần mềm

30 Màn hình đăng nhập Màn hình nhập liệu Cho phép người dùng nhập thông tin để truy cập vào phần mềm

31 Màn hình tài khoản Màn hình nhập liệu Cho phép người chỉnh sửa tài khoản và đăng xuất

Kết luận

•Xây dựng theo mô hình 3 Lớp: Presentation, Business Logic, Data Access

•Thuận lợi cho việc bổ sung thêm hay chỉnh sửa tác vụ khi cần thiết mà ít chỉnh sửa code nhất và tối ưu hóa việc truy cập dữ liệu (Kiểm tra tính hợp lệ trước khi thao tác vào Database) => nhanh hơn.

•Hỗ trợ nhiều tính năng tìm kiếm xe : tất cả, tìm theo tên chủ xe, biển số của xe chưa sữa chửa, biển số của xe đã thanh toán, tra cứu thông tin của khách mua hoặc bán xe phục vụ hậu mãi…

•Hiển thị giao diện dưới dạng tab dễ sử dụng.

•Tính bảo mật của tài khoản cao.

•Tốc độ load các Tab còn hơi chậm.

•Còn hạn chế trong việc in các báo biểu, phiếu thu.

•Chưa hỗ trợ các thêm các tính năng tiện ích như: thay đổi hình nền, hỗ trợ các phím tắt, hình ảnh kèm theo hồ sơ xe khi tiếp nhận.

•Khả năng tải lên và hiển thị file excel của checksheet đánh giá chưa được hoàn thiện.

• Phần mềm chưa liên kết được với các doanh nghiệp khác.

•Phần mềm chưa hỗ trợ được trên web.

Ngày đăng: 11/12/2023, 09:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Nội dung kiểm tra 176 hạng mục kỹ thuật theo Toyota (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.1 Nội dung kiểm tra 176 hạng mục kỹ thuật theo Toyota (Nguồn: internet) (Trang 21)
Hỡnh 2.2: Xe bị múp vố phớa trước rất rừ - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
nh 2.2: Xe bị múp vố phớa trước rất rừ (Trang 24)
Hình 2.3: Sử dụng đèn pin để kiểm tra bề mặt sơn (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.3 Sử dụng đèn pin để kiểm tra bề mặt sơn (Nguồn: internet) (Trang 25)
Hình 2.4: Tình trạng sau khi bị hàn lại - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.4 Tình trạng sau khi bị hàn lại (Trang 26)
Hình 2.5: Dấu hiệu lắp ráp không đều sau khi sửa chữa (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.5 Dấu hiệu lắp ráp không đều sau khi sửa chữa (Nguồn: internet) (Trang 27)
Hình 2.6: Các chi tiết của khung xe - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.6 Các chi tiết của khung xe (Trang 28)
Hình 2.10: Chi tiết được thay thế có sự khác nhau giữa màu sắc giữa - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.10 Chi tiết được thay thế có sự khác nhau giữa màu sắc giữa (Trang 30)
Hình 2.11: Các vị trí quan trọng của khung xe phía trước - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.11 Các vị trí quan trọng của khung xe phía trước (Trang 30)
Hình 2.13: Kiểm tra vết sơn lại, các điểm hàn dưới gioăng cửa - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.13 Kiểm tra vết sơn lại, các điểm hàn dưới gioăng cửa (Trang 32)
Hình 2.15: Kiểm tra tai nạn cản sau - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.15 Kiểm tra tai nạn cản sau (Trang 33)
Hình 2.14: Kiểm tra sự thay thế của nắp khoang hành lý - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.14 Kiểm tra sự thay thế của nắp khoang hành lý (Trang 33)
Hình 2.18: Kiểm tra hoạt động của bàn đạp ly hợp - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.18 Kiểm tra hoạt động của bàn đạp ly hợp (Trang 36)
Hình 2.19: Kiểm tra các công tắc bên ghế lái - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.19 Kiểm tra các công tắc bên ghế lái (Trang 37)
Hình 2.21: Kiểm tra tất cả các tay số - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.21 Kiểm tra tất cả các tay số (Trang 40)
Hình 2.23: Thời gian sản xuất của lốp b.  Cân bằng động - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.23 Thời gian sản xuất của lốp b. Cân bằng động (Trang 43)
Hình 2.24: Sử dụng thiết bị để kiểm tra cân bằng động bánh xe - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.24 Sử dụng thiết bị để kiểm tra cân bằng động bánh xe (Trang 44)
Hình 2.25: Góc Camber [8] - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.25 Góc Camber [8] (Trang 45)
Hình 2.26: Góc Caster [8] - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.26 Góc Caster [8] (Trang 46)
Hình 2.27: Độ chụm (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.27 Độ chụm (Nguồn: internet) (Trang 47)
Hình 2.28: Số liệu trong quá trình cân chỉnh các góc Camber - Caster - Độ chụm - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.28 Số liệu trong quá trình cân chỉnh các góc Camber - Caster - Độ chụm (Trang 48)
Hình 2.31: Các thành phần chính của hệ thống lái điện (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.31 Các thành phần chính của hệ thống lái điện (Nguồn: internet) (Trang 51)
Hình 2.34: Cơ cấu phanh tang trống [7] - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.34 Cơ cấu phanh tang trống [7] (Trang 53)
Hình 2.35: Hệ thống treo sử dụng nhíp lá [6] - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.35 Hệ thống treo sử dụng nhíp lá [6] (Trang 55)
Hình 2.36: Lò xo [6] - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.36 Lò xo [6] (Trang 55)
Hình 2.40: Kiểm tra tình trạng lọc gió động cơ - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.40 Kiểm tra tình trạng lọc gió động cơ (Trang 62)
Hình 2.41: Cao su gắn cố định bầu pô bị rách - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.41 Cao su gắn cố định bầu pô bị rách (Trang 63)
Hình 2.42: Dây curoa bị lão hóa - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.42 Dây curoa bị lão hóa (Trang 63)
Hình 2.43: Các loại máy chẩn đoán hiện nay (Nguồn: internet) - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.43 Các loại máy chẩn đoán hiện nay (Nguồn: internet) (Trang 65)
Hình 2.44: Xe xảy ra hiện tượng xả khói bất thường - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.44 Xe xảy ra hiện tượng xả khói bất thường (Trang 67)
Hình 2.45: Quy trình các bước cơ bản đánh giá xe cũ - Khóa luận tốt nghiệp xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng
Hình 2.45 Quy trình các bước cơ bản đánh giá xe cũ (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w