Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GẦM TRÊN Ô TÔ TOYOTA INNOVA
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh dung để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đấy Ngoài ra hệ thống phanh còn đùng để giữ ô tô đứng ở các dốc Đối với ô tô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất bởi vì nó đảm bảo cho ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển
1.1.2 Hệ thống phanh của xe Toyota Innova
Hình 1.1-Tổng quan hệ thống phanh
1 Xy lanh chính; 2 Dây dẫn dầu; 3.Phanh tang trống; 4.Phanh đĩa; 5.Bầu trợ lực phanh; 6.Phanh chân; 7.Phanh tay
Có hai loại hệ thống phanh
- Hệ thống phanh chính được sử dụng khi xe đang chạy là hệ thống phanh chân Để tối ưu hiệu quả phanh và giá cả Xe Innova trang bị cả hai kiểu phanh là phanh tang trống ở hai bánh sau và kiểu phanh đĩa ở hai bánh trước, được điều khiển bằng áp suất thủy lực
- Hệ thống phanh đỗ được sử dụng khí đã đỗ xe Phanh đỗ (phanh tay) tác dụng qua các dây kéo để tác dụng vào phanh sau làm xe đứng im, không di chuyển
Hình 1.2- Sơ đồ động học hệ thống phanh
1 Bàn đạp phanh 6 Bánh xe trước
2 Bầu trợ lực 7 Đường ống dẫn dầu
3 Xy lanh chính 8 Bộ điều hòa lực phanh
4 Đường ống dẫn dầu 9 Xy lanh phanh
5 Xy lanh phanh 10 Bánh xe sau
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh: Do yêu cầu an toàn về chuyển động nên dẫn động phanh thường chia thành hai ống dẫn dầu độc lập Nếu một trong hai đường ống dẫn bị hư hỏng vẫn đảm bảo được an toàn khi phanh Nên xy lanh chính được chia làm hai khoang
Khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh Dầu từ xy lanh chính đi theo đường ống tới các xy lanh bánh trước và điều khiển cơ cấu phanh đĩa, dòng còn lại đi từ khoang
4 còn lại của xy lanh chính đi theo đường ống dẫn dầu đi qua bộ điều hòa lực phanh tới các xy lanh phanh bánh sau điều khiển cơ cấu phanh guốc
1.1.3 Ưu và nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực
+ Có kết cấu, cấu tạo gọn, có hiệu suất cao, độ nhạy tốt nên đảm bảo tính linh hoạt
+ Phanh chỉ sử dụng trên các ô tô nhỏ, trọng lượng nhỏ
+ Khi bị hư hỏng, rò rỉ ống dẫn dầu thì hầu như toàn bộ hệ thống phanh không hoạt động
+ Khi ở nhiệt độ thấp phanh có hiệu suất giảm.
Hệ thống lái
Hệ thống lái dung để thay đổi phương chuyển động của ô tô nhờ quay các bánh dẫn hướng Để giữ phương chuyển động thẳng hay phương chuyển động cong của ô tô khi cần thiết
1.2.2 Hệ thống lái của xe Toyota Innova
Hệ thống lái gồm có 3 bộ phận chính:
- Dẫn động lái: Đây là bộ phận truyền sự điều khiển của người lái đến cơ cấu lái Dẫn động lái gồm có bộ phận chính là vô lăng và trục lái
- Cơ cấu lái: Điều khiển những đòn xoay chuyển động theo hướng động học lái Dòng xe Toyota Innova sự dụng cơ cấu thanh răng bánh răng
- Trợ lực lái: Giảm sức lực của người lái để quay vô lăng, giúp người lái đánh xe một cách nhẹ nhàng hơn
Hình 1 3- Sơ đồ động học hệ thống lái
Nguyên lý hoạt động hệ thống lái:
Từ vô lăng, ngưới lái tác dụng lức để điều khiển ô tô truyền xuống cơ cấu lái thông qua cụm trục lái Mô men này làm trục nối với bánh răng quay làm bánh răng quay theo Bánh răng này ăn khớp với thanh răng lái Khi bánh răng quay làm thanh răng dịch chuyển sang bên trái hoặc bên phải Đồng thời bơm trợ lực hoạt động nhờ dẫn động tự động thông qua bộ truyền đai Bơm trợ lực tạo áp suất dầu đầu xy lanh trợ lực thông qua van phân phối điều khiển lưu lượng dầu vào xy lanh Trục bánh răng gắn với van điều
5 khiển dầu trợ lực Tùy theo góc độg quay và chiều quay vành tay lái mà van xoay phân bố lượng dầu vào từng khoang của xy lanh trợ lực tạo ra lực đẩy pít tông trợ lực cùng chiều với chiều quay của thanh răng làm giảm lức tác dụng của người lái
Hình 1 4- Sơ độ cấu tạo của hệ thống lái Toyota Innova
1 Vành tày lái 5 Xy lanh trợ lực
2 Cụm trục lái 6 Bơm trợ lực lái
3 Cụm van phân phối 7 Bình chứa
Hệ thống treo
1.3.1 Công dụng hệ thống treo
Các bộ phận của hệ thống treo dung để nối khung hay thân xe với các cầu (bánh xe) ô tô và tự bộ phận thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Giảm nhẹ lực tác động từ bánh xe lên khung xe, đảm bảo độ êm của xe
- Bộ phận giảm chấn để dập tắt các dao động của xe giúp cho xe nhanh trở về trạng thái ổn định
- Bộ phận dẫn hướng để truyền lực dọc, ngang và mô men từ mặt đường lên khung xe giúp khung xe di chuyển êm hơn
1.3.2 Hệ thống treo của xe Toyota Innova
1.3.2.1 Hệ thống treo trước độc lập
Hệ thống treo trước độc lập loại Macpherson
Hệ thống treo gồm lò xo cuộn, thanh giảm chấn, thanh ổn định làm cho xe có cảm giác thoải mái và an toàn nhất
Hình 1.5- Hệ thống treo độc lập Macpherson
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo Macpherson:
Khi xe đi đường xóc, gồ ghề các giá đỡ sẽ cố định phần ổ trục phía trên đồng thời mô đun gắn với một đòn bẩy hoặc khớp phía dưới làm xe không bị trượt Thanh giảm chấn sẽ điều chỉnh về vị trí ban đầu nếu xe không cần bằng nhờ các van tiết lưu và lò xô đàn hồi Giúp duy trì sự tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường để xe di chuyển ổn định và êm ái
1.3.2.2 Hệ thống treo sau phụ thuộc
Hệ thống treo phụ thuộc kiểu 4 thanh liên kết được sư dụng cho hệ thống treo sau Đây cùng là lựa chọn tối ưu với giá của xe và bảo dưỡng
Hình 1 6 - Hệ thống treo phụ thuộc kiểu 4 thanh liên kết Ưu và nhược điểm của hệ thống treo sau:
+ Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết nên dễ bảo dưỡng
+ Có độ cứng vững tốt nên chịu được tải nặng hơn hệ thống treo độc lập
+ Khi xe vào đường vòng thân xe ít bị nghiêng hơn
+ Góc đặt hai bánh xe sau ít bị thay đổi do chuyển động hai bánh lên xuống cùng nhau nên ít bị mòn lốp
+ Do khối lượng khung xe, hệ thống treo lớn nên độ êm của xe kém
+ Do hai bánh xe phụ thuộc nhau lên chuyển động của chúng ảnh hưởng lẫn nhau gây xuất hiện rung động.
KẾT CẤU HỆ THỐNG GẦM TRÊN Ô TÔ TOYOTA INNOVA
Kết cấu hệ thống phanh
Lực đạp phanh của bàn chân được biến đổi thành áp suất thủy lực bằng cơ cấu xy lanh chính sau đó áp suất thủy lực này tác động lên bộ trợ lực phanh và tác dụng lên các càng đĩa phanh đĩa và pít tông phanh tang trống
Hình 2.1- Sơ đồ nguyên lý hoạt đông của xy lanh chính
1 Pít tông số 1 5 Cúp pen
2 Lò xo hồi số 1 6 Bình chứa dầu
3 Pít tông số 2 7 Cảm biến mức dầu
2.1.1.2 Nguyên lý hoạt động của xy lanh chính: Áp suất thủy lực được xy lanh chính biến đổi khi đạp phanh Vận hành bàn đạp dựa vào nguyên lý đòn bẩy, biến đổi một lực nhỏ của bàn đạp thành một lực lớn tác động vào xy lanh chính
Lực thủy lực phát sinh trong xy lanh chính được truyền qua đường ống dẫn dầu phanh đến các xy lanh riêng biệt Nó tác dụng lên pít tông phanh đĩa và guốc phanh để tạo ra lực phanh
- Khi không tác động vào các phanh:
Hình 2.2 – Sơ đồ khi không tác động vào phanh
A Đến phía trước B Đến phía sau
1 Lò xo số hồi 2 5 Cửa vào
2 Pít tông số 1 6 Pít tông số 1
3 Lò xo hồi số 1 7 Cúp pen pít tông số 1
4 Cửa bù 8 Bu lông chặn
9 Cúp pen pít tông số 2
Các cúp pen của pít tông số 1 và số 2 được đặt giữa cửa vào và cửa bù tạo ra một đường đi giữa xylanh chính và bình chứa
Pít tông số 2 được lò xo hồi số 2 đẩy sáng bên phải, nhưng bu lông chặn không cho nó đi xa hơn nữa
2.3 – Khi đạp bàn đạp nhanh
A Đến phía trước B Đến phía sau
1 Pít tông số 1 3 Cúp pen pít tông
2 Pít tông số 2 4 Cửa bù
Pít tông số 1 dịch chuyển sang bên trái và cúp pen của pít tông này bịt kín cửa bù để chặn đường đi giữa xy lanh này và bình chứa Khi pít tông bị đây thêm nó tăng áp suất thủy lực bên trong xy lanh chính Áp suất này tác động vào các xy lanh phía sau
Vì áp suất này cũng đẩy pít tông số 2, nên pít tông số 2 cũng hoạt động như pít tông số
1 và tác động vào xy lanh phanh của bánh trước
- Khi nhả bàn đạp phanh:
Các pít tông bị đẩy trở về vị trí ban đầu của chúng do áp suất thủy lực và lực của lò xo phản hồi
Tuy nhiên do dầu phanh từ các xy lanh không chảy v ề ngay, áp suất thủy lực bên trong xy lanh chính tạm thời giảm xuống Do đó dầu phanh bên trong bình chứa chảy vào xy lanh chính qua cửa vào, và nhiều lỗ ở đỉnh pít tông vào Sau khi pít tông đã trở
A B về vị trí ban đầu của nó, dầu phanh dần dần chảy từ xy lanh về xy lanh chính rồi chảy vào bình chứa qua các cửa bù
Hình 2.4– Khi nhả bàn đạp phanh
A Đến phía trước B Đến phía sau
1 Các lỗ 3 Cúp pen pít tông
2.1.2 Các loại đường ống dẫn dầu phanh
Có hai cách bố trí đường ống dầu phanh:
Hình 2.5– Sơ đồ bố trí đường ống dầu phanh
- Các đường ống dầu phanh được chia thành đường dầu cho bánh trước và đường dầu cho bánh sau
- Các được ống dầu phanh sử dụng đường ống chéo
Do xe Toyota Innova được bố trí động cơ đặt trước dẫn động cầu trước, do đó xe có tải trọng động vào các bánh trước lớn nên lực phanh tác động vào các bánh trước lớn hơn các bánh sau Nên xe được thiết kế các đường ống dầu cho bánh trước và đường dầu cho bánh sau
-Bộ trợ lực phanh là cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động ơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỷ lệ thuận với lực đạp của bàn đạp giúp người lái điều khiển phanh dễ dàng Bộ trợ lực chân không được tạo ra từ đường ống nạp
Bộ trợ lực phanh gồm các bộ phận sau:
Hình 2.6 – Bầu trợ lực phanh Innova
Hình 2.7 – Sơ đồ kết cấu bộ trợ lực phanh
1 Cần điều khiển van 8 Đĩa phản lực
2 Cần đẩy 9 Bộ lọc khí
3 Pít tông bộ trợ lực 10 Phớt thân bộ trợ lực
4 Thân bộ trợ lực 11 Buồng áp suất
5 Màng ngăn 12 Buồng áp suất không đổi
6 Lò xo màng ngăn 13 Van một chiều
2.1.3.2 Nguyên lý hoạt động bầu trợ lực phanh:
Khi không đạp phanh, van không khí nối với cần điều khiển phanh bị lò hồi vị kéo sang bên phải, van điều chỉnh bị đẩy sang trái Làm cho không khí bị chặn không vào được buồng biến đổi áp suất
Xy lanh chính của phanh
Khi van chân không và van điều chỉnh mở ra tạo ra đường thông giữa lỗ A và B
Do đó luôn có chân không trong buồn áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi Vì thế màng ngăn đẩy pít tông sang trái
Hình 2.8 -Sơ đồ hoạt động khi bầu trợ lực phanh không hoạt động (1)
1 Pít tông trợ lực; 2 Van điều chỉnh; 3 Cần điều khiển van; 4.Buồng áp suất biến đổi;5 Buồn áp suất không đổi; 6 Lò xo màng
Hình 2.9 – Sơ đồ hoạt động khi bầu trợ lực phanh không hoạt động (2)
1 Pít tông 8 Lò xo phản hồi van không khí
2 Vân chân không (mở) 9 Lỗ B
3 Lò xo van điều chỉnh 10 Buồng áp suất biến đổi
4 Lò xo van điều chỉnh 11 Van không khí (đóng)
5 Thân van 12 Buồng áp suất không đổi
6 Cần điều khiển van 13 Lỗ A
Khi đạp phanh van điều khiển mở ra làm không khí từ bên ngoài vào do tác dụng của lò xo hổi vị, van không khí cũng được đẩy ra bên trái bời lò xo van điều chỉnh
Hình 2.10 – Sơ đồ bầu trợ lực phanh khi đạp phanh nhanh (1)
1 Lỗ A 5 Cần điều khiển van
2 Van chân không (đóng) 6 Van không khí đóng
4 Lò xo van điều chỉnh
Các chuyển động này sẽ làm cho lỗ thông giữa lỗ A và lỗ B bị kín lại Van không khí tiếp tục bị đẩy sang bên trái làm cho không khí bên ngoài (đã đi qua lưới lọc) đi vào buồng áp suất biến đổi làm cho chênh lệch áp suất giữa buồn áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi sẽ tạo nên sự khuếch đại lực lực nén lò xo và tăng áp lực pít tông giúp phanh dễ dàng
Hình 2.11 - Sơ đồ bầu trợ lực phanh khi đạp phanh nhanh (2)
1 Van điều khiển 6 Đĩa phản lực
2 Lò xo van điều khiển 7 Van không khí (mở)
3 Lưới lọc không khí 8 Cần đẩy bộ trợ lực
4 Lỗ B 9 Buồng áp suất không đổi
5 Buồng áp suất biến đổi 10 Pít tông
Khi người lái đạp giữ phanh liên tục, ở mức nhẹ, cần điều khiển van và van không khí không dịch chuyển sang hẳn bên trái nhưng pít tông bộ trợ lực vẫn được dịch chuyển
10 sang bên trái Lúc này không khí bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất ở đây vẫn ổn định
Nhờ đó có thể duy trì một độ áp suất chênh lệch áp suất không đổi giữa áp suất biến đổi và áp suất ổn định, để duy trì trợ lực phanh
Hình 2.12 – Sơ đồ bầu trợ lực phanh khi giữ phanh
1 Pít tông 5 Cần điều khiển
2 Van chân không 6 Buồng áp suất thay đổi
3 Van điều khiển 7 Van không khí (đóng)
4 Lò xo van điều khiển 8 Buồng áp suất không đổi
Hình 2.13- Phanh đĩa thực tế
Khi ô tô phanh, với tác động của lực quán tính thì khối lượng xe sẽ bị dồn về phía trước Để dừng xe hiệu quả hơn nên bánh trước xe Toyota Innova được trang bị phanh đĩa
Hình 2.14 – Cấu tạo phanh đĩa
3 Phớt chắn bụi 7 Nẹp chống rung
4 Phớt pít tông thủy lực 8 Đĩa phanh (roto)
Khi người lái đạp phanh pít tông phanh đĩa được đẩy bởi áp suất dầu thủy lực truyền qua ống dẫn dầu từ xy lanh chính làm cho má phanh kẹp cả hai bên roto và hãm lốp dừng quay
Hình 2.15 – Sơ đồ hoạt động của phanh đĩa
Hình 2.16 – Phanh được tác động
1 Hình dạng cúp pen pít tông thay đổi khi pít tông chuyển động
Hình 2.17 – Phanh được nhả ra
1 Cúp pen pít tông làm pít tông trở lại vị trí cũ bằng sự biển đổi hình dạng của nó
Cúp pen pít tông tự điều chỉnh khe hở của phanh, nên không cần điều chỉnh khe hở bằng tay
Trong lúc pít tông dịch chuyển, nó làm cho cúp pen pít tông thay đổi hình dạng Khi nhả phanh, cúp pen pít tông trở về hình dạng ban đầu của nó làm cho pít tông rời khỏi đĩa phanh
Kết cấu hệ thống lái
2.2.1 Cơ cấu lái thanh răng bánh răng
Cơ cấu lái thanh răng bánh răng chuyển đổi chuyển động xoay của vành tay lái thành chuyển động thẳng, làm giảm tốc của vành tay lái làm tăng them lực đổi hướng bánh xe một cách dễ dàng
Cấu tạo cơ cấu lái thanh răng bánh răng
Hình 2.221- Cấu tạo cơ cấu lái thanh răng bánh răng
1 Van trợ lực lái 8 Lò xo dẫn hướng
10 Vỏ thanh răng trợ lực
6 Đai ốc hãm 13 Bộ hãm đầu xy lanh
7 Nắp lò xo dẫn hướng
Dẫn đông lái có nhiệm vụ truyền lực của người lái từ cơ cấu lái tới bánh xe dẫn hướng để thực hiện việc chuyển đổi chuyển động của xe
Hệ thống lái của Toyota Innova được kết hợp với hệ thống treo cầu trước độc lập với lò xo cuồn, đòn kép và thanh cân bằng và treo cầu sau phụ thuộc 4 điểm liên kết, lò xo trụ và tay đòn bên
Hình 2.22- Cấu tạo dẫn động lái
1 Cao su chăn bụi 6 Thanh nối thanh răng
2 Ống bao thanh răng 7 Thanh răng
4 Cao su chắn bụi 9 Rotuyn lái trong
- Bình chứa dầu: Bình chứa dầu được gắn trực tiếp lên than bơm Nắp bình dầu có thước đó để kiểm tra mức dầu Nếu mới dầu thấp hơi mức tiêu chuẩn thì bơm sẽ hút khí vào làm hoạt động bơm bị trục trặc
- Thân bơm: được dẫn động bằng puly trục khuỷu và dây đai Công suất bơm tỷ lệ với tốc độ của động cơ, nhưng lượng dầu tới cơ cấu lái phụ thuộc vào van điều khiển lưu lượng
- Van điều khiển lưu lượng: Van điều khiển lưu lượng điều khiển lượng dầu từ bơm đến cơ cấu lái, đảm bảo một lượng không đổi
Hình 2.23 – Bơm trợ lực lái
1 Bình chứa dầu 6 Phiến gạt
2 Van xả không khí 7 Cụm van định áp
3 Đĩa phân phối 8 Vỏ bơm
2.2.3.2 Hoạt động của bơm cánh gạt
Hình 2.24 – Sơ đồ hoạt động bơm cánh gạt
1 Cánh gạt; 2 Stato; 3 Vỏ bơm; 4 Trục quay; 5 Roto
Bơm trợ lực quay được thông qua trục bơm và kéo roto và các phiến quạt quay theo Lực ly tâm làm các phiến quạt văng ra tỳ vào bề mặt của vòng bơm Khi cách quạt quay thể tích thể tích khoang chứa dầu thay đổi Thể tích tang tạo ra lực hút và hút dầu vào khoang, thể tích giảm sẽ tạo lực ép dẩy dầu ra ngoài
Van phân phối sử dụng trong hệ thống lái là loại van quay Phân bố dầu cao áp đến các khoang xy lanh lực, đảm bảo hệ thống làm việc an toàn bình thường không quá tải do có các van an toàn khi áp suất tăng cao
2.2.4.2 Cấu tạo và hoạt động
Van phân phối trong cơ cấu lái quyết định dầu từ bơm sẽ di chuyển đến buồng nào Trục van phân phối và trục bánh răng được nối với nhau bằng một thanh xoắn cả hai được qay cùng nhau
Nếu không có áp suất dầu, thanh xoắn sẽ bị xoắn hết cỡ, trục van điều khiển và trục bánh răng sẽ tiếp xúc với nhau nên mô men truyền thẳng đến trục bánh răng
Hình 2.25 – Kết cấu van phân phối
2 Trục van 10 Đến bình chứa bơm
3 Van quay 11 Tới bơm trợ lực lái
4 Vỏ van phân phối 12 Ống nối C
5 Trục răng 13 Tới buồng trái xy lanh
6 Chốt cố định 14 Tới buồng phải xy lanh
Khi van phân phối không quay nó nằm ở vị trí trung gian so với van quay Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng “D” và buồng “D” Các buồng trái và phải của xy lanh bị nén nhẹ nhưng không có sự chênh lệch áp suất nên không có trợ lực lái
Hình 2.26 -Sơ đồ nguyên lý hoạt động của van phân phối khi ở vị trí trung gian
A Tới bình chứa của bơm B Từ bơm trợ lực lái
- Vị trí quay sang phải
Hình 2.27 - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của van phân phối khi ở vị trí quay sang phải
A Tới bình chứa của bơm B Từ bơm trợ lực lái
Khi xe quay vòng sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối theo đó quay sang phải Các lỗ X và Y hạn chế dầu từ bơm để ngăn dòng chảy vào các cổng
"C"và cổng "D" Kết quả là dầu chảy từ cổng"B" tới ống nối "B" và sau đó tới buồng xi lanh phải, làm thanh răng dịch chuyển sang trái và tạo lực trợ lái Lúc này, dầu trong buồng xi lanh trái chảy về bình chứa qua ống nối "C" → cổng "C" → cổng "D" → buồng
- Vị trí quay vòng sang trái
Hình 2.28 - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của van phân phối khi ở vị trí quay sang trái
A Tới bình chứa của bơm B Từ bơm trợ lực lái
Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay sang trái Các lỗ X' và Y' hạn chế dầu từ bơm để chặn dòng chảy dầu vào các cổng "B" và"C" Do vậy, dầu chảy từ cổng "C" tới ống nối "C" và sau đó tới buồng xi lanh trái
Lỗ Y’ làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái Lúc này, dầu trong buồng xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối "B"→ cổng " B"→ cổng "D"→ buồng "D".
Kết cấu hệ thống treo
2.3.1 Kết cấu hệ thống treo sau
Hình 2.29 – Kết cấu hệ thống treo
2.3.2 Kết cấu hệ thống treo trước
Hình 2.30 – Kết cấu hệ thống treo trước
1 Lò xo đàn hồi; 2 Bộ phận giảm chấn; 3 Rotuyn thanh cân bằng; 4 Càng A;
Các phần tử hệ thống treo
Lò xo có tác dụng đỡ toàn bộ khối lượng được treo, biến đổi tần số dao động cua xxe và giảm ảnh hưởng của tải trọng tác dụng lên khung vỏ xe Khi đó lò xo sẽ chuyển động giãn ra co lại liên tục cho đến khi ngoại lực thôi tác dụng
Hình 2.31 – Lò xo côn, Lò xo trụ
Khi có ngoại lực tác động, lò xo đàn hồi tạo ra các giao động liên tục giữa khung xe và bánh xe trên phương thẳng đứng Làm pít tông trong bộ giảm chấn dịch chuyển nén lại và trả về bên trong xy lanh
Là khi bánh xe và khung xe lại gần nhau Pít tông di chuyển từ trên xuống dưới làm áp suất trong khoang B tăng ép dầu từ khoang B chảy lên khoang A Nhưng dầu không thể chảy hết lên kkhoang A do trục giảm chấn chiếm thể tích khoang A nên dầu chảy xuống khoang qua các van
Là khi bánh xe và khung xe dần xa nhau Pít tông di chuyển từ dưới lên trên làm tăng áp suất khoang A và giảm áp suất khoang B Dầu từ khoang A chảy qua buồng B qua các van Đồng thời dầu từ khoang C cũng chảy qua các van để về khoang B
Trong quá trình nén lại và trả về dầu ở trong bộ giảm chấn di chuyển chậm qua các van nên tạo ra lực ma sát Ma sát gây ra nhiệt làm nóng bộ giảm chấn làm chuyển cơ năng do lò xo đàn hồi tạo ra thành nhiệt năng
Hình 0-1 – Kết cấu bộ giảm chấn
2 Khoang B 9 Pít tông và cụm van
4 Bạc dẫn hướng trục 11 Vỏ ngoài
5 Lỗ dầu bôi trơn 11 Vỏ ngoài
6.Phớt làm kín 12 Cụm van bù
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MỘT SỐ CỤM CHI TIẾT…
Bảo dưỡng hệ thống phanh
3.1.1 Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh, phanh đỗ a) Khi xe được vô khoang kỹ thuật viên kiểm tra chiều cao chân phanh:
Bước 1: Lật thảm lót sàn lên
Bước 2: Đo khoảng cách ngắn nhất giữa bề mặt miếng lót bàn đạp phanh và tấm sàn xe Độ cao bàn đạp phanh được quy định trong khoảng 152,3 mm đến 162,3 mm
Hình 3.1 – Đo khoảng cách ngăn nhất giữa bàn đạp phanh với sàn
1.Công tắc đèn phanh; 2 Cần đẩy; 3 Đai ốc hãm; 4 Chiều cao bàn đạp
Nếu bàn đạp phanh chưa chuẩn nên điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh theo quy định Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh
Bước 1: Ngắt giắc nối ra khỏi công tắc đèn phanh
Bước 3: Nới lỏng đai ốc hãm chữ U của cần đẩy
Bước 4: Điều chỉnh độ cao bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy
Bước 5: Xiết chặt đai ốc
Bước 6: Lắp cụm công tắc đèn phanh b) Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh
Bước 1: Tắt máy Đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ lực Sau đó nhả bàn đạp
Bước 2: Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận có lực cản
Bước 3: Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí của bước trước đó và vị trí khi nhả bàn đạp
Hành trình tự do tiêu chuẩn của bàn đạp 1 mm đến 6 mm
Hình 3.2 – Hành trình tự do của bàn đạp phanh c) Kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp
Bước 1: Nhả cần phanh tay Khởi động động cơ
Bước 2: Đạp bàn đạp và kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp
Khoảng cách dự trữ của bàn đạp tiêu chuẩn 78 mm trở lên
Hình 3.3 – Khoảng cách dự trữ của bàn đạp d) Kiểm tra phanh đỗ
Khi xe vào khoang trước khi xuống xe để kê cao su để lên cầu, kĩ thuật viên cần kiểm tra phanh đỗ bằng cách: Kéo phanh đỗ lên phía trên và đếm tiếng kêu tách, số tiếng kêu tiêu chuẩn là 6 – 9 tiếng
Nếu tiếng kêu không nằm trong tiêu chuẩn cần điều chỉnh lại lúc bảo dưỡng phanh
3.1.2 Kiểm tra đường ống phanh
Sau khi đưa xe lên cầu thì kĩ thuật viên tiến hành kiểm tra các đường ống phanh
Kĩ thuật viên nên kiểm tra tại khu vực được chiếu sáng tốt Quay hết cỡ bám trước sang bên trái hoặc bên phải trước khi bắt đầu kiểm tra
- Kiểm tra xem mặt ngoài đường ống phanh có hư hỏng không
- Kiểm tra độ kín các kẹp các chỗ nối có rò rỉ không
- Kiểm tra xem các đường ống có nằm gần hệ thống xả, chi tiết sắc nhọn không
- Kiểm tra đường ống đã được luồn chính xác chưa
3.1.3 Kiểm tra hoặc thay thế dầu phanh
Nếu mức dầu phanh thấp hơn vạch Min, kĩ thuật viên kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu và kiểm tra má phanh đĩa Nếu cần thiết phải bổ sung dầu phanh vào bình chứa Nên đổ ở mức giữa vạch Min và Max
Loại dầu: SAE J1703 hay FMVSS No.116 DOT 3 b) Xả khí ra khỏi xi lanh chính
Nếu đã tháo rời xi lanh phanh chính hoặc bình chứa đã hết dầu thì phải xả khí ra xi lanh chính
Bước 1: Dùng cờ lê 10, tháo 2 đường ống dẫn dầu phanh ra khỏi xi lanh chính
Hình 3.6 – Tháo ống dẫn phanh
Bước 2: Đạp từ từ và giữ bàn đạp
Bước 3: Bịt các lỗ bên ngoài bằng ngón tay và nhả bàn đạp phanh
Hình 3.8 Bịt các lỗ dẫn dầu
Bước 4: Lặp lại từ 3 đến 4 lần
Bước 5: Dùng cờ lê 10, lắp 2 đường ống phanh vào xi lanh chính
Với mô men là 14 N b) Xả khí ra khỏi đường ống phanh
Bước 1: Tháo nắp che nút xả khí
Hình 3.9 - Tháo nắp che bụi xả khí
Bước 2: Lắp ống nhựa vào nút xả khí
Bước 3: Đạp bàn đạp phanh vài lần, sau đó nới lỏng nút xả khí với bàn đạp phanh đã được nhấn xuống
Bước 4: Khi dầu ngừng chảy thì xiết ngay nút xả khí Sau đó nhả bàn đạp
Bước 5: Lặp lại 2 bước trên cho đến khi dầu phanh được xả hết
Bước 6: Xiết chặt nút xả khí
Với lực mô men: 10,8 Nm cho phanh trước và 10,5 Nm cho phanh sau
Bước 8: Xả khí ra khỏi ống phanh cho từng bánh xe bằng cách lặp lại các quy trình trên
3.1.4 Kiểm tra bảo dưỡng phanh trước
Phanh trước của Toyota Innova là phanh đĩa nên được bảo dưỡng ở các cấp bảo dường trừ bảo dưỡng cấp nhỏ
Khi bảo dưỡng phanh trước cần kiểm tra những hạng mục sau đây:
- Kiểm tra xi lanh và pít tông phanh xem có bị gỉ hoặc xước không Nếu cần thiết, hãy thay xi lanh và pít tông phanh
- Kiểm tra các ắc các miếng chắn bụi có bị rách, mòn hay cứng không
- Kiểm tra độ dày má phanh Độ dày tiêu chuẩn là 10 mm và giới hạn là 1 mm Nếu má phanh đạt tới giới hạn nên thay má phanh mới
Hình 3.11 Đo độ dày má phanh
- Kiểm tra 4 tấm đỡ má phanh phía trước có đủ độ đàn hồi, không bị biến dạng, nứt hoặc mòn và không bị gỉ bẩn
- Kiểm tra độ dày đĩa phanh trước bằng panme Độ dày tiêu chuẩn là 28 mm và giới là 26 mm, Nếu độ dày đĩa phanh trước nhỏ hơn giới hạn hãy thay thế đĩa phanh mới
Hình 3.12 – Đo độ dày đĩa phanh
- Kiểm tra độ đạo đĩa phanh Dùng đồng hồ so, đo độ đảo đĩa phanh tại điểm cách mép ngoài của đĩa phanh 10 mm Độ đảo đĩa lớn nhất là 0,05 mm
Hình 3.13- Đo độ đảo đĩa phanh 3.1.4.2 Bảo dưỡng phanh trước
Bước 1: Tháo bánh xe ra bằng súng hơi
Bước 2: Đánh dấu ghi nhớ vị trí đĩa phanh
Hình 3.14 – Đánh dấu vị trí đãi phanh
Bước 3: Sử dụng dụng cụ để tháo bu lông phía dưới của cùm phanh
Bước 4: Sau đó rút bu long phía trên đã được tháo và vặn cùm phanh ra ngoài
Bước 5: Dùng kìm nhọn gỡ 2 nẹp phanh ra
Bước 6: Gỡ hai má phanh ra
Bước 7: Vệ sinh bề mặt hai má phanh bằng giấy nhám
Hình 3.17 – Vệ sinh má phanh
Bước 8: Sử dụng dung dịch vệ sinh bố thẳng xịt hết các bụi bẩn trên má phanh Bước 9: Bôi mỡ vào mặt sau của má phanh nơi tiếp xúc với miếng chống ồn
Bước 10: Sau khi vệ sinh xong, lắp lại các chi tiết
Xiết bu lông cùm phanh với lực là 35N
3.1.5 Kiẻm tra và bảo dưỡng phanh sau
Phanh sau của Toyota Innova là loại phanh tang trống, nên sẽ được bảo dưỡng ở cấp trung bình lớn, và cấp lớn (sẽ được bảo dưỡng ở 20000 km, 40000 km )
Khi bảo dưỡng phanh sau cần kiểm tra các hạng mục sau đây:
- Do phanh sau được bảo dưỡng ít hơn phanh trước nên trong những lần kiểm tra gầm thì kĩ thuật viện sẽ kiểm tra độ dày phần ma sát của guốc phanh bằng cách Tháo nút lỗ cao su ở mặt trong của phanh sau
Hình 3.19 – Vị trí quan sát độ dày má phanh sau
- Kiểm tra đường kính trống phanh Đường kính tiêu chuẩn là 254 mm và đường kính lớn nhất là 264 mm
Hình 3.20 – Đo đường kính trống phanh
Nếu đường kính trong của trống phanh lớn hơn giá trị giới hạn, hãy thay thế trống phanh
Hình 3.21 – Đo độ này má phanh
- Kiểm tra độ dày phần ma sát của guốc phanh Độ dày tiêu chuẩn là 5,1 mm và độ giày nhỏ nhất là 1 mm
Nếu độ dày phần ma sát bằng hoặc nhỏ hơn giá trị giới hạn, nếu nó bị quá mòn hoặc mòn không đều, hãy thay thế guốc phanh
Nếu thay thế guốc phanh thì thay thế tất cả các guốc để duy trình hiệu quả phanh
- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc chính xác của má phanh và trống phanh
Hình 3.22 – Kiểm tra tình trạng guốc phanh
- Kiểm tra cụm xi lanh phanh bánh sau xem có bị gỉ hoặc bị xước không Nếu cần thiết, hãy thay thế xi lanh và pít tông
Bước 1: Tháo bánh xe bằng súng hơi
Bước 2: Đánh dấu ghi nhớ vị trí trống phanh
Hình 3.23- Đánh dấu vị trí đĩa phanh
Bước 3: Khi xe đi lâu ngày, trống phanh sẽ bị rỉ và bám chặt vào miếng ốp sau của phanh, nên cần dung cảo phanh tang trống để nới lỏng trống phanh
Hình 3.24 – Vị trí gắn cảo
Bước 4: Sau khi thao được trống phanh đặt trống phanh lên xe dụng cụ và bắt đầu dùng giấy nhám chà đều xung quanh mặt trong của trống phanh
Hình 3.25– Vệ sinh tang trống
Bước 5: Chà đều má phanh bằng giấy nhám
Hình 3.26– Vệ sinh má phanh sau
Bước 6: Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh xịt để rửa sạch má phanh và trống phanh
Hình 3.27 – Vệ sinh guốc phanh
Bước 7: Tăng, giảm phanh đỗ bằng cách điều chỉnh
Hình 3.28 – Vị trí tăng giảm phanh đỗ
Bước 8: Sau khi vệ sinh xong lắp lại các chi tiết
3.1.6 Một số hư hỏng thường gặp của hê thống phanh
Bảng 1: Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh
Dấu hiệu hư hỏng Bộ phận nghi ngờ bị hỏng Khắc phục
Bộ điều chỉnh phanh guốc
Lực phanh yếu, phanh không ăn
Má phanh bị mòn hoặc đĩa phanh bị dính dầu, nước trong quá trình hoạt động
Thiếu dầu phanh Bổ sung hoặc thay thế
Hệ thống phanh có khí Thay thế dầu phanh
Xy lanh phanh có hiện tượng bó cứng Vệ sinh, thay thế Các đường ống bị hỏng Kiểm tra và thay thế
Má phanh, guốc bị bẩn Vệ sinh
Má phanh, guốc phanh mòn Thay thế Phanh bị đọng nước sau trời mưa Vệ sinh
Bàn đạp phanh bị giật
Trống phanh hoặc đĩa phanh bị méo Thay thế
Trống phanh hoặc đĩa phanh bị mòn không đều Vớt đĩa, trống phanh
Lò xo hồi vị của hệ thống phanh bị nhão, gãy Thay thế lò xo
Hành trình tự do của bàn đạp phanh nhỏ
Khe hở má phanh với đãi phanh quá lớn Điều chỉnh lại
Có không khí trong đường ống dẫn dầu Xả gió hoặc thay dầu
Má phanh mòn Thay thế
Thiếu dầu phanh Thay thế
Pít tông và cúp pen xy lanh chính bị mòn Thay thế
Bảo dưỡng hệ thống lái
3.2.1 Kiểm tra độ rở của vô lăng
Kĩ thuật viên khi lái xe vào khoang phải kiểm tra độ rơ của vô lăng
- Dừng xe đặt vô lăng ở vị trí trung tâm với các bánh xe hướng thẳng về phía trước
- Quay nhẹ vô lăng sang trái và phải để kiểm tra độ rơ của vô lăng Độ rơ lớn nhất là 30 mm
Hình 3.29 – Độ rơ vô lăng
3.2.2 Kiểm tra đai dẫn động và độ mòn của dây đai
Hình 3.30- Kiểm tra độ căng dây đai trợ lực lái
3 Chỉ báo phía giá bắt Độ rơ của vô lăng
4 Chỉ báo bên giá bắt
Quan sát bằng mắt xem dây đai dẫn động có bị mòn quá hay bị sờn lõi hay không
Nếu có các nết nứt nhỏ ở sườn đai vẫn có thể chấp nhận được Nhưng nết bị mất một đoạn gân đai thì phải thay thế dây đai
Kiểm tra dây đai có căng không Bằng cách xem dấu căng đai có nằng trong vùng
3.2.2.2 Kiểm tra và thay dầu trợ lực lái
Thường xuyên kiểm tra và bổ sung dầu trợ lực lái nếu thiếu
- Dầu trợ lực cần thay thế thường xuyên theo định kỳ nhưng nên kiểm tra thường xuyên mỗi tháng hoặc mỗi lần bảo dưỡng xe
- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu có rò rỉ hay không, bơm dầu trợ lực có rò rỉ hay không
- Kiểm tra các mối nối các nẹp có bị hở hay không
- Nếu mức dầu trong bình chứa thấp hơn mức cho phép cần phải bổ sung ngay
Thời điểm tốt nhất để kiểm tra mức dầu trợ lực là khi động cơ còn nóng và bổ sung dầu trợ lực lái thì không nên đổ đầy bình mà chỉ đổ đến mức Max trên vỏ bình
Các bước tiến hành kiểm tra dầu động cơ:
Bước 2: Để xe ở vị trí cân bằng
Bước 3: Kiểm tra mức dầu Trên nắp dầu được tích hợp thước đo mức dầu
Nếu dầu ở trạng thái nóng thì kiểm tra mức dầu trong dải HOT
Nếu dầu ở trạng thái nguội thì kiểm tra mức dầu trong dải COLD
Hình 3.31 – Nắp bình dầu trợ lực lái
Bước 4: Khởi động động cơ và để chạy không tải
Bước 5: Đánh vô lăng sang trái hoặc phải cho đến khi hết hành trình Sau đó đánh theo hướng ngược lại cho đến hết hành trình Lặp lại quy trình này vài lần để tăng nhiệt độ của dầu trợ lực lái
Nhiệt độ tiêu chuẩn là 75 đến 80 0 C
Bước 6: Đo mức dầu trợ lực lái trong bình chứa
Bước 8: Đợi vài phút và đo lại mức dầu trong bình chứa
Mức dầu dâng lên tối đa 5mm
Hình bên trái khi động cơ không không tải và khi động cơ tải
Hình 3.32 – Mức dầu chênh lệch
3.2.2.3 Kiểm tra góc đặt bánh xe Độ chụm tiêu chuẩn (khi xe không tải)
Bảng 2: Thông số góc đặt bánh xe
Kiểu xe TGN40L-GKMRKU TGN40L-GKMDKU TGN40L-GKPNKU
Hình 3.33 – Độ chụm bánh xe
Nếu độ chụm của bánh xe không nằm trong tiêu chuẩn thì cần phải điều chỉnh lại Bước 1: Tháo rời các kẹp bặt cao su chắn bụi
Bước 2: Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối
Bước 3: Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lượng bằng nhau để điều chỉnh độ chụm
Hình 3.34 – Vị trí ốc chỉnh độ chụm Đai ốc hãm
Bước 4: Xác định chắn chắn độ dài các đầu thanh răng bên phải và bên trái sấp sỉ bằng nhau Độ lệch tiêu chuẩn: ± 1 mm
Bước 5: Xiết chặt các đai ốc hãm đầu thanh răng Với lực mô men: 55 N
Bước 6: Đặt lại các cao su chắn bụi
Bảng 3: Một số hư hỏng hệ thống lái
Dấu hiệu hư hỏng Bộ phận nghi ngờ bị hư hỏng
Khắc phục Đánh lái nặng Áp suất lốp không đúng Bơm lốp đúng áp suất Mức dầu trợ lực thấp Bổ sung thay thế Góc đặt bánh trước sai Điều chỉnh lại Các khớp của hệ thống lái bị mòn Thay thế
Các khớp của hệ thống treo bị mòn Thay thế
Cụm trục lái bị bó Sửa chữa thay thế Bơm trợ lực lái hỏng Thay thế
Hộp cơ cấu lái hỏng Sửa chữa, thay thế Bánh răng côn lái Điều chỉnh, thay thế Cụm thanh nối Sửa chữa, thay thế
Góc đặt bánh trước sai Điều chỉnh lại Cụm trục lái bị hỏng, bó kẹt Sửa chữa, thay thế
Cụm bánh rang côn bị mòn, mẻ Phục hồi hoặc thay thế
Cụm thanh nối bị cong vênh Sửa chữa, thay thế Độ rơ quá lớn Các khớp hệ thống lái bị mòn Thay thế
Các khớp của đòn treo bị mòn Thay thế
Hộp cơ cấu lái khe hở ăn khớp quá lớn Điều chình, thay thế Cụm thanh nối bị cong vênh Sửa chữa, thay thế
Góc dặt bánh trước sai Điều chỉnh lại
Hệ thống treo trước Điều chỉnh thay thế Mức dầu trợ lực lái thấp Bổ sung thay thế Các khớp hệ thống lái mòn Thay thế
Bơm trợ lực lái hỏng Thay thế Cụm trục lái bị bó Sửa chữa, thay thế Hộp cơ cấu lái hỏng Sửa chữa thay thế Bánh răng côn lái mòn, hỏng Điều chỉnh, thay thế
Bảo dưỡng hệ thống treo
Trong mỗi chu kì bảo dưỡng xe, hệ thống treo sẽ được kiểm tra bằng mắt thường để kịp thời phát hiện ra những hỏng hóc, sự hư hỏng của các chi tiết dưới gầm xe
3.3.1 Quy trình bảo dưỡng hệ thống treo trước
Hệ thống treo trước của xe Innova là treo độc lập nên kĩ thuật viên cần kiểm tra các bộ phận sau
+ Sau một thời gian dài sử dụng bộ giảm chấn chịu các tác động của lực ma sát, sự quá tải về khối lượng hoặc thường xuyên sử dụng ở địa hình xấu như dốc cao, đường xóc, lầy lội, nhưng điều này làm cho bộ giảm chấn có thể bị xì, ẩm dầu
Hình 3.35- Bộ giảm chấn bị xì dầu
Nếu xì, ẩm dầu nặng cần phải thay thế
+ Hai đầu tay bắt bộ giảm chấn cũng có thể nứt vỡ do chịu tải lớn trong thời gian dài nên cần phải kiểm tra
Hình 3.36- Tay bắt bộ giảm chấn
+ Bát bánh bèo giảm xóc ô tô sau một thời gian sử dụng cũng có hiện tượng mài mòn, hỏng hóc làm tăng sự rung lắc của xe khi xe đi qua đi hình xấu nên cần được kiểm tra kỹ
Hình 3.37 – Bát bành bèo giảm xóc
- Kiểm tra bộ phận đàn hồi
Bộ phận đàn hồi chịu nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng xe và chịu các ngoại lực truyền từ bánh xe lên khung xe nên sau một thời gian phuộc sẽ bị mài mòn, trùng xuống làm xe sẽ bị thấp xuống ở một góc
Nên cần kiểm tra độ cao của lò xo
Kĩ thuật viên cần lăc dọc bánh xe để kiểm tra độ rơ của rotuyn trụ đứng
Hình 3.39- Kỹ thuật viên lắc dọc bánh xe
Kiểm tra xem có vết nứt hoặc chảy mỡ trên chắn bụi khớp cầu không
Kĩ thuật viên cần lắc ngang để kiểm tra độ rơ của rotuyn lái
Hình 3.41- Kỹ thuật viên lắc ngang bánh xe
Kiểm tra xem có vết nứt hoặc chảy mỡ trên chắn bụi khớp cầu không
+ Kiểm tra bạc đạn bánh trước
Kiểm tra bằng cách một tay cầm vào rotuyn lái tay còn lại dùng lực quay bánh xe và cảm nhận độ rơ của bạc đạn
Hình 3.42 – Kiểm tra độ rơ của bạc đạn
Kiểm tra các cục cao su càng A xem có bị mòn, nứt vỡ hay không
3.3.2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống treo sau
- Hệ thống treo sau của xe cũng kiểm tra bộ giảm chấn, bộ phận đàn hồi như ở hệ thống treo trước
- Kiểm tra bạc đạn bánh xe
Ký thuật viên 1 sẽ dùng 1 tay đặt lên dầm cầu tay còn lại sẽ quay bánh xe (hoặc kỹ thuật viên thứ 2 sẽ hỗ trợ quay bánh xe) Sẽ cảm nhận độ rơ của bạc đạn
Hình 3.45 Kiểm tra độ rơ bạc đạn bánh sau
- Kiểm tra cao su bộ phận hướng của xe có bị hao mòn nứt vỡ hay không
3.3.3 Quy trình kiểm tra lốp xe và bánh xe
Bước 1: Lốp xe cần được bơm đúng áp suất đã được nhà sản xuất đề ra là 2,3 Kg/cm 2
Bước 2: Đo độ dày của lốp bằng thước đó chuyên dụng Độ dày tối thiểu 1,6 mm Nếu nhỏ hơn độ dày này thì lốp cần phải thay ngay để đảm bảo an toàn
Hình 3.46 – Đo độ dày lốp
Bước 3: Kiểm tra các vết nứt, biến dạng của lốp xe, các dị vật cắm vào bánh xe
Bước 4: Kiểm tra độ đảo lốp bằng mắt hoặc bằng thiết bị chuyên dụng Độ đảo lốp cho phép trong giới hạn là 3 mm
3.3.3.2 Đảo lốp, cân mâm bấm chì a) Đảo lốp Đảo lốp có hai trường hợp: Đảo 4 lốp, đảo 5 lốp
Hình 3.48 – Sơ đồ đảo 4 lốp
Hình 3.48 – Sơ đồ đảo 5 lốp b) Cân mâm bấm chì
Bước 1: Gỡ các miếng chì cũ dính trên bánh xe (nếu có)
Bước 2: Đặt bánh xe lên máy cân mâm
Bước 3: Nhập các thông số bánh xe: Đường kính vành xe, bề rộng vành xe, chiều dài từ bánh xe đén trục máy cân mâm
Hình 3.50- Nhập thông số mâm
Bước 4: Bắt đầu cân mâm
Bước 5: Sau khi máy đã tìm ra điểm thiếu cân bằng ở bánh xe, kỹ thuật viên cần lau sạch điểm chuẩn bị dán chì
Bước 6: Chọn chì có khối lượng phù hợp và dán vào vành bánh xe
Hình 3.51– Chì để cân mâm bánh xe
Bước 7: Cho máy qua lại lần nữa để kiểm tra xem mân đã cân bằng chưa
Bước 8: Lặp lại quy trình với các bánh còn lại
3.3.4 Một số hư hỏng của hệ thống treo
Bảng 4: Một số hư hỏng hệ thống treo
Dấu hiệu hư hỏng Bộ phận nghi ngờ bị hỏng Khắc phục
Xe chất quá tải Điều chỉnh giảm tải
Lò xo trục trước, sau yếu Thay thế
Bộ giảm chấn trước, sau mòn Thay thế
Lốp bị mòn, áp suất không đúng
Thay thế, bơm lốp đúng áp suất Thanh ổn định cong, gãy Sửa chữa, thay thế
Bộ giảm chấn trước, sau mòn Thay thế Đảo lắc bánh xe
Lốp bị mòn, áp suất không đúng
Thay thế, bơm lốp đúng áp suất Vành bánh xe không cân bằng Sửa chữa thay thế
Bộ giảm chấn trước, sau mòn Thay thế Góc đặt bánh xe không đúng Điều chỉnh lại
Khớp cầu mòn Thanh thế
Vòng bi moay ở ở trước, sau mòn Điều chỉnh
Thanh dẫn động lái mòn Thay thế
Lốp bị mòn, áp suất không đúng
Thay thế, bơm lốp đúng áp suất Góc đặt bánh xe sai Điều chỉnh lại
Bộ giảm chấn trước, sau mòn Thay thế Các chi tiết hệ thống treo mòn Thay thế