Để đáp ứng yêu cầu phát triển, việc xác định tiêu chuẩn trình độ đội ngũ cán bộ thông tin và truyền thông là cần thiết để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực trong điều hành
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Lê Văn Tuấn
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI NĂM 201 - 7 170833004750984b18348-692d-471f-a3c1-f1205add4725
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Lê Văn Tuấn
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: QTKD15A-HT1-37
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS TRẦN VĂN BÌNH :
HÀ NỘI NĂM 201 - 7
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do Hạnh phúc-
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Lê Văn Tuấn
Đề tài luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh H Tà ĩnh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 24 tháng 4 năm
2017 với các nội dung sau:
- Rà soát lại lỗi trình bày Luận văn;
- Thay đổi tên chương cho phù hợp với tên Đề tài;
- Làm rõ một số thuật ngữ, trích dẫn nguồn cho các bảng số liệu
Ngày tháng 5 năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
T rần ăn V Bình
Tác giả luận văn
Lê Văn Tuấn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Nguyễn Văn Nghiến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Tĩnh” là kết quả nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo
và trích dẫn được sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Văn Bình
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Lê Văn Tuấn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Quý Th Cô ầy, đã giảng ạy tôi trong khóa họd c
2015-2017 tại Viện inh tế K và Quản lý Đạ ọc Bách khoa Hà Nội (Cơ sở đà ạo tại - i h o tTrường Đạ ọi h c H T nh) à ĩ
Đặc biệt, chân thành ảm n PGS.TS c ơ Trần Văn Bình đã hết sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình làm Luận văn này
Cảm ơ n nh ng ng nghiệp ã h trữ đồ đ ỗ ợ, tư ấn, đó v ng g p nhi u ki n qu ó ề ý ế ý
b u cho Luá ận văn của tôi ho n thi n thêm v m t n i dung v h nh thà ệ ề ặ ộ à ì ức, đạt ết k
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục ảnh
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 3
1.1 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin 3
1.1.1 Một số khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lựcCNTT 5
1.2 Các nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý, ứng dụng, phát triển CNTT trong CQNN 8
1.2.1 Nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho lãnh đạo phụ trách CNTT 8
1.2.2 Nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho giám đốc CNTT 10 1.2.3 Nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT 15
1.2.4 Chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức 17
1.3 Nội dung nâng cao nguồn nhân lực CNTT 18
1.3.1 Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT 18
1.3.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước 19
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT 23
1.4.1 Đặc điểm về điều kiện tư nhiên và kinh tế xã hội của địa phương 23
1.4.2 Nhu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử các cấp 24
1.4.3 Chệ độ đãi ngộ và môi trường làm việc 24
1.4.4 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của địa phương 25
1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT 25
1.5.1 Việc nâng cao chất lượng ngũ nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước của một số địa phương 25
1.5.2 Bài học kinh nghiệm 29
Trang 7Chương 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH 30
2.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh 30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 31
2.1.3 Tình hình phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh H Tà ĩnh 37
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh H Tà ĩnh 46
2.2.1 Thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT 46
2.2.2 Tình hình quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực CNTT của tỉnh 59
2.2.3 Tình hình thu hút, sử dụng nguồn nhân lực CNTT của tỉnh 60
2.2.4 Tình hình nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực CNTT 64
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh H Tà ĩnh 65
2.3.1 Trình độ CNTT đầu vào của cán bộ công chức 65
2.3.2 Trình độ đầu vào của cán bộ chuyên trách CNTT 66
2.3.3 Môi trường chính sách cho phát triển nguồn nhân lực CNTT 66
2.3.4 Đặc điểm vị trí việc làm, luân chuyển vị trí công tác trong cơ quan hành chính nhà nước 68
2.4 Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh H Tà ĩnh 69
2.4.1 Điểm mạnh 69
2.4.2 Điểm yếu 70
2.4.3 Cơ hội 71
2.4.4 Thách thức 71
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 73
3.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh H Tà ĩnh đến năm 2020 73
3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến chất lượng nguồn nhân lực CNTT 73
3.1.2 Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh H Tà ĩnh 75
3.1.3 Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh 75
Trang 83.1.4 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan
HCNN tỉnh H Tà ĩnh 76
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan HCNN tỉnh H Tà ĩnh 77
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT 77
3.2.2 Giải pháp về công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT 79
3.2.4 Giải pháp về tài chính 89
3.2.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện 89
3.3 Một số kiến nghị 90
3.3.1 Kiến nghị đối với UBND tỉnh 90
3.3.2 Kiến nghị đối với UBND cấp huyện 90
3.3.3 Kiến nghị đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin 91
KẾT LUẬN 92
Trang 9CIO Giám đốc công nghệ thông tin
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông
CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước
CQNN Cơ quan nhà nước
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HCNN Hành chính Nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
KKT Khu kinh tế
NNL Nguồn nhân lực
TTTT Thông tin và Truyền thông
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Nội dung chi tiết bồi dưỡng lãnh đạo phụ trách CNTT 9
Bảng 1 2 Nội dung chi tiết bồi Giám đốc CNTT 13
Bảng 1 3 Nội dung chi tiết bồi dưỡng cán bộ chuyên trách CNTT 16
Bảng 2 1 M t s ch ộ ố ỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011- 2015 32
Bảng 2 2 Dân số và lực lượng lao động củ ỉnh giai đoạ a t n 2011 - 2015 33
Bảng 2 3 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan HCNN cấp tỉnh 42
Bảng 2 4 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan HCNN cấp huyện 43 Bảng 2 5 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan HCNN cấp xã 43
Bảng 2 6 Kết quả khảo sát Giám đốc CNTT cơ quan HHNN cấp tỉnh, cấp huyện 50 Bảng 2 7 Kết quả khảo sát CBCC phòng VHTT cấp huyện 55
Bảng 2 8 Số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp tỉnh 57
Bảng 2 9 Số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã 58
Bảng 3 1 Dự tính nhu cầu cán bộ chuyên trách CNTT các cấp đến năm 2020 78
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Sơ đồ nguồn nhân lực CNTT trong CQNN 5
Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 30
Hình 2 2 Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc 34
Hình 2 3 Sơ đồ bộ máy cơ quan HCNN tỉnh Hà Tĩnh 40
Hình 2 4 Phiếu khảo sát cán bộ lãnh đạo CNTT 49
Hình 2 5 Phiếu khảo sát cán bộ lãnh đạo CNTT 56
Hình 2 6 Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước, chuyên trách về CNTT 68
Trang 12MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả toàn diện và nổi bật Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, ì b nh quân giai đoạn 2011 2015 đạt trên 18%; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công - nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; tái cơ cấu nền kinh tế - được triển khai tích cực; GRDP bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng; ỉnh cótnhiều yếu tố thúc đẩy nhanh sự phát triển, khu kinh tế Vũng Áng chiếm tỷ trọng cao trong thu ngân sách, là m t ộ trong năm khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia; Lĩnh vực thông tin, truyền thông được đánh giá phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của nhân dân Một phần thành công là do Hà Tĩnh có chỉ số cải cách hành chính mấy năm liếp đứng trong Top 10 toàn quốc, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước đứng thứ 7 toàn quốc
Trong quá trình phát triển, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định Để đáp ứng yêu cầu phát triển, việc xác định tiêu chuẩn trình độ đội ngũ cán bộ thông tin và truyền thông là cần thiết để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực trong điều hành tác nghiệp, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện tốt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 201 2020 và đề án đổi mới phương thực hoạt động của các Sở, ban 6-ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (đề án 3713) Xác định việc tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
là giải pháp có vai trò quyết định trong thực hiện hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử các cấp trên địa bàn tỉnh, song thời gian qua nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước chưa được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho giai đoạn 2016 2020 và những năm tiếp theo của tỉnh, -việc đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Tĩnh” nhằm phân tích, đánh giá, đề ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà đồng thời
Trang 13khai thác, phát huy triệt để nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh
trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
cụ thể:
- Ban ch o Công ngh ỉ đạ ệThông tin cấ ỉp t nh, c p huy n ấ ệ
- Giám đốc Công ngh ệ Thông tin trong các cơ quan nhà nươc
- Cán b chuyên trách v Công ngh ộ ề ệ Thông tin trong cơ quan nhà nước
- Cán b , công ch c, viên chộ ứ ức sử ụ d ng công ngh thông tin ệ
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
Trang 14Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG
1.1 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Nguồn nhân lực
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội Theo quan niệm - của kinh tế học hiện đại, nguồn nhân lực là một trong bốn nguồn lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động hay nguồn nhân lực xã hội Đó là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng, chất lượng Số lượng nguồn nhân lực được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số Ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động (Nam: 15 đến 60;
nữ: 15 đến 55) Đây là lực lượng lao động tiềm năng của nền kinh tế - xã hội
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người Do vậy chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất… Chất lượng nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm gắn với tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác
1.1.1.2 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Trước khi nói về nguồn nhân lực CNTT, ta cần xác định các vấn đề: "những ai" là "nhân lực CNTT", "công việc nào" được coi là “công việc thuộc về CNTT” Việc xác định khái niệm này không phải là công việc đơn giản Nghề nghiệp hay công việc trong ngành CNTT được hiểu rất khác nhau từ các góc độ kỹ thuật và các
kỹ năng cần thiết khác Các công việc này không chỉ hoàn toàn thuộc về ngành CNTT (ngành nghề có phạm vi kinh doanh cơ bản là tạo ra và bán các sản phẩm CNTT, các hệ thống và các dịch vụ CNTT) và chúng cũng không phải chỉ có liên quan đến việc thiết kế và tạo lập các công cụ, sản phẩm CNTT Thay vào đó, chúng được phân bố trong tất cả các thành phần của xã hội, trong các hoạt động của các cơ quan Chính phủ, các tổ chức, các ngành kinh tế khác nhau Các công việc đó có thể liên quan đến nhiều người trong việc đề xuất, triển khai thực hiện, gia tăng lợi ích và duy trì các hệ thống dựa trên nền tảng CNTT
Khái niệm về CNTT: Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006 đã định nghĩa CNTT như sau: Công nghệ thông tin là tập hợp các
Trang 15phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
Khái niệm nguồn nhân lực CNTT: Theo quyết định 698/QĐ-TTg ngày
01/06/2009 của Thủ tướng chính phủ, nguồn nhân lực CNTT được hiểu là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT
*Nhân lực đào tạo về CNTT, bao gồm:
- Đội ngũ giáo viên CNTT&TT (Tin học, điện tử) tại các trường, khoa chuyên đào tạo CNTT&TT
- Đội ngũ giáo viên CNTT tại các trường không có ngành đào tạo CNTT&TT
- Đội ngũ giáo viên dạy môn tin học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
*Nhân lực chuyên nghiệp CNTT:
Nhóm này bao gồm mọi lao động làm việc trong ngành CNTT và Truyền thông, cụ thể:
- Trong các doanh nghiệp viễn thông
- Trong các doanh nghiệp công nghiệp CNTT : Công nghiệp phần cứng và điện tử ; Công nghiệp phần mềm và nội dung thông tin số
- Trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về CNTT
* Nhân lực cho ứng dụng CNTT:
- Trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội:
+ Các cơ quan ở Trung ương
+ Các cơ quan cấp tỉnh
+ Các cơ quan cấp huyện
+ Các cơ quan cấp xã
- Trong các doanh nghiệp
- Trong ngành y tế, giáo dục, các cơ sở nghiên cứu khoa học
*Người dân sử dụng các ứng dụng CNTT
Nhóm này bao gồm tất cả những người biết sử dụng các ứng dụng CNTT mà không thuộc các nhóm trên, bao gồm:
- Người dân sử dụng tại các hộ gia đình, nông dân
- Các cá nhân trong các đơn vị / hộ gia đình kinh doanh cá thể
- Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Trang 161.1.1.3 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Hình 1 1 Sơ đồ nguồn nhân lực CNTT trong CQNNNguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước, bao gồm:
- Các thành viên Ban chỉ đạo CNTT, Giám đốc CNTT CIO Nhóm này cần - phải được đào tạo về chuẩn kỷ năng sử dụng CNTT; nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đào tạo nghiệp vụ quản lý, tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước Phải được phổ biến về các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành về ứng dụng và phát triển CNTT
- Cán bộ chuyên trách về CNTT Nhân lực thuộc nhóm này phải được đào tạo chuyên về CNTT
- Cán bộ công chức, viên chức: phải được đào tạo về chuẩn kỹ năng cơ bản về
sử dụng CNTT, biết sử dụng thành thạo máy tính, Internet và các ứng dụng CNTT trong hoạt động công vụ
1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực CNTT
- CNTT l ngà ành công nghiệp có tốc độ phát triển cao: CNTT bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, tuy nhiên đến thập niên 1990 ngành CNTT mới thật sự phát triển và phát triển tốc độ rất cao Những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn tiến liên tục, có thể tính từng giây Thế giới ghi nhận từ thập niên 1990 đến nay, tốc độ phát triển trung bình hàng năm của ngành duy trì từ 8%-10% và cao gấp 1,5 lần sự phát triển kinh tế của thế giới
- Ngành CNTT có vòng đời sản phẩm ngắn: Bắt nguồn từ sự phát triển với tốc
độ cao, sản phẩm CNTT thường có vòng đời rất ngắn Theo Hiệp hội Nghiên cứu Máy tính của Mỹ (Computing Research Association – CRA, 1999) vòng đời của sản phẩm công nghệ thông tin thường chỉ có 2 năm và tối đa là 4 năm thì các sản phẩm CNTT đã bị xem là lạc hậu
- Ngành CNTT có chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao: Phát minh vàcải tiến thường xuyên là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của ngành lại rất cao Chi phí nghiên cứu và phát triển có thể chiếm đến 15% 20% doanh thu hàng năm -
Nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước
Cán bộ chuyên trách về CNTT CBCCVC sử dụng CNTT BCĐ CNTT
trong CQNN CNTT (CIO) Giám đốc
Trang 17- Ngành CNTT có tính tích hợp cao: Ngày nay CNTT đã thâm nhập và tích hợp vào sâu trong các ngành khác như cơ khí, sản xuất ô tô, năng lượng, giao thông, dệt, luyện kim, điện tử làm cho các ngành này nhanh chóng phát triển Mạng viễn thông, mạng truyền hình và mạng máy tính đã dần tích hợp vào nhau, chia sẻ thông tin, tài nguyên của nhau và giúp cho các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn.Đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội và các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh đã làm cho con người kết nối và tương tác, chia sẽ thông tin với nhau dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện
1.1.2.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực CNTT
- Nguồn nhân lực CNTT chuyên trách thường là trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ, có tư duy toán học tốt, có trình độ về ngoại ngữ
Đặc điểm của ngành CNTT là ngành thường xuyên cải tiến và thay đổi công nghệ do đó đội ngũ lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ cao và luôn luôn được đào tạo cập nhật theo kịp sự phát triển của ngành Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên 80% lao động trong ngành công nghiệp phần mềm
và nội dung số có trình độ CNTT từ cao đẳng trở lên Sự thay đổi liên tục của công nghệ đòi hỏi các lao động tồn tại trong ngành CNTT phải có sự say mê với nghề nghiệp để nghiên cứu và sáng tạo không ngừng
Đặc điểm của ngành CNTT là ngành thường xuyên cải tiến và thay đổi công nghệ do đó đội ngũ lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ cao và luôn luôn được đào tạo cập nhật theo kịp sự phát triển của ngành
Do CNTT bắt nguồn từ Mỹ và phát triển mạnh tại các nước phương Tây, nên
để có thể học tập, sử dụng và làm việc với CNTT đòi hỏi người lao động phải có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) Ngày nay, có một số nước phát triển CNTT mạnh như Nhật, Hàn Quốc, tuy nhiên, hầu hết các công nghệ mới đều được hướng dẫn bằng tiếng Anh
- Nguồn nhân lực có tỷ lệ lao động nam giới cao
Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ nam giới trong ngành CNTT chiếm tỷ lệ cao hơn
nữ giới Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng như kỹ sư điện tử, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, lập trình viên Trong khi đó, nữ giới chỉ đảm nhận các công việc khiêm tốn như nhập dữ liệu, điều khiển máy, trực tổng đài, cán bộ làm công tác quản lý trong các cơ quan nhà nước Tỷ lệ nữ đảm nhận các vị trí quan trọng trong ngành CNTT rất ít Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể do nhận thức và những áp lực công việc Đặc thù của một ngành nghề hiện đại đã gây cản trở việc tham gia của người phụ nữ vì những áp lực rất vất vả Hiện ở Việt Nam, tỷ lệ nữ trong ngành công nghệ thông tin tương đối thấp, chỉ vào khoảng 20%
- Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao
Lao động CNTT có năng suất cao, tuy nhiên năng suất này lại rất khác nhau giữa những lao động có tay nghề khác nhau, đặc biệt là những lao động trong lĩnh vực phần mềm Một công ty có thể có nhiều lao động trung bình nhưng năng suất có thể không bằng một công ty có ít lao động nhưng lại là lao động giỏi Vì vậy, các
Trang 18doanh nghiệp phần mềm thường chạy đua trong việc tuyển chọn những lập trình viên giỏi và có kinh nghiệm
- Nhân lực CNTT có mặt trong tất cả các lĩnh vực có ứng dụng CNTT
CNTT là ngành có tính tích hợp cao, bản thân ngành CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các ngành công nghiệp, dịch vụ, sản xuất vì vậy lao động CNTT cũng không có biên giới Lao động CNTT hầu như có mặt ở hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ, công nghiệp
1.1.2.3 Đặc điểm của nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước
Ngoài đặc điểm chung về nguồn nhân lực CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong
cơ quan nhà nước có một số đặc điểm khác, như sau:
- Có nhiều đối tượng: Cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước; các thành viên BCĐ CNTT các cấp; Đội ngũ Giám đốc CNTT – CIO; Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT ở các cấp và đối tượng sử dụng CNTT (CBCCVC và người lao động trong CQNN)
- Nguồn nhân lực CNTT chuyên trách thường là trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ, có tư duy toán học tốt, song trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế so với nguồn nhân lực chuyên trách trong các doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực thường xuyên có sự biến động do các cơ quan đơn vị điều chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đặc biệt là ở nhóm đối tượng lãnh đạo CIO, thành viên BCĐ CNTT các cấp
- Trình độ đầu vào về CNTT của nguồn nhân lực là không đồng đều và có khoảng cách theo độ tuổi, cán bộ công chức trẻ thường có trình độ CNTT tốt hơn so với những người lớn tuổi (trên 45 tuổi); trình độ CNTT hiện nay mới chỉ đạt đến trình độ tin học văn phòng trình độ B (trừ đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT và cán bộ chuyên trách ở các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT)
- Trình độ chuyên ngành sâu của từng đối tượng trong đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT là khác nhau, số lượng CBCC trong cơ quan nhà nước ít (trung bình 01 người/01 cơ quan hành chính nhà nước), trong khi khối lượng công việc liên quan đến vị trí việc làm lớn, vừa thực hiện nhiệm vụ tham mưu (xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch, quy chế quản lý vận hành các hệ thống thông tin; các quy định nội bộ khác của cơ quan; báo cáo kết quả tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm; tham mưu xây dựng
và tổ chức thực hiện các đề án, dự án về CNTT; tổ chức đào tạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật lĩnh vực phụ trách cho CBCCVC trong cơ quan,… ); vừa thực hiện nhiệm vụ quản trị các hệ thống thông tin; triển khai các ứng dụng CNTT trong nội
bộ cơ quan; đảm bảo an toàn thông tin mạng; thành viên Ban biên tập Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan …
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT cấp xã vừa thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách cấp xã và thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trên địa bàn xã đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nên khó điều động đi học tập trung dài ngày
Trang 191.2 Các nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho đội ngũ cán
1.2.1 Nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho lãnh đạo phụ
trách CNTT
-Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản khuyên nghị Nội dung cơ bản bồi dưỡng lãnh đạo CNTT, cán bộ chuyên trách CNTT của cơ quan nhà nước (Công văn số 56/BTTTT-ƯDCNTT ngày 07/01/2013), theo đó nội dung bồi dưỡng cơ bản vềnghiệp vụ CNTT cho lãnh đạo phụ trách CNTT (bao gồn đối tượng là giám đốc CNTT và thành viên BCĐ CNTT các cấp) bao gồm các thông tin sau:
- Đối tượng bồi dưỡng: Lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện; giám đốc các sở, ban ngành chuyên môn
- Hình thức đào tạo: Tập trung ngắn ngày (02 ngày/lớp, mỗi ngày 06 tiết, mỗi tiết 01 giờ.)
- Nội dung đào tạo: bao gồm 10 chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin (CNTT)
Mục đích: Giúp học viên nhận thức đầy đủ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin trong việc tổ chức, quản lý, triển khai ứng dụng CNTT cho đơn vị
+ Chuyên đề 2: Cơ quan điện tử, Chính quyền điện tử
Mục đích: Giúp học viên nắm được kiến thức cơ bản về chính phủ điện tử và xây dựng chính phủ điện tử
+ Chuyên đề 3: Lợi ích triển khai ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên nhận thức được vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý điều hành và phát triển kinh tế - xã hội
+ Chuyên đề 4: Tổ chức, quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên hiểu tổng thể về cơ cấu tổ chức quản lý ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ứng dụng CNTT
+ Chuyên đề 5: Định hướng Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Mục đích: Giúp học viên nắm được định hướng Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011 2020 để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng - CNTT cho đơn vị
+ Chuyên đề 6: Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về công tác quản lý dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Trang 20+ Chuyên đề 7: Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
Mục đích: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về phần mềm mã nguồn mở, hiểu được những lợi ích và hạn chế của phần mềm mã nguồn mở nhằm phục vụ công tác định hướng triển khai ứng dụng CNTT cho cơ quan
+ Chuyên đề 8: Lập kế hoạch ứng dụng CNTT
Mục đích: giúp học viên nắm bắt được kinh nghiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, định hướng và các bước xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để có thể áp dụng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cho đơn vị mình
+ Chuyên đề 9: An toàn và bảo mật thông tin
Mục đích: Giúp học viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin và nắm được kiến thức cơ bản về việc quản lý an toàn bảo mật thông tin cho đơn vị
+ Chuyên đề 10: Thảo luận
Mục đích: Giúp học viên trao đổi thảo luận những vấn đề thực tế và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Bảng 1 Nội dung chi tiết bồi dưỡng lãnh đạo phụ trách CNTT1
TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
2 Nhân lực và đầu tư cho CPĐT
3 Kinh nghiệm xây dựng CPĐT của một số nước
4 Xu hướng ứng dụng và phát triển CNTT
5 Xây dựng CPĐT tại Việt Nam
02 tiết
3 Lợi ích triển khai ứng dụng CNTT
1 Lợi ích ứng dụng CNTT trong việc hoạt động của Chính phủ và cơ quan nhà nước
2 Lợi ích ứng dụng CNTT đối với doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội
01 tiết
4 Tổ chức, quản lý nhà nước về ứng
dụng CNTT
1 Tổ chức quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
a Mô hình tổ chức quản lý công nghệ thông tin và truyền thông
b Một số hạn chế trong tổ chức quản lý ứng dụng CNTT
c Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý ứng dụng CNTT
01 tiết
Trang 21TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
2 Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực CNTT
2 Định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2011-2020
3 Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
01 tiết
6 Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
1 Tổng quan về công tác xây dựng Kế hoạch ngân sách ứng dụng CNTT
2 Tổng quan về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
02 tiết
7 Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
1 Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở
2 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn
mở trong cơ quan nhà nước
3 Những vấn đề cần quan tâm trong việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
01 tiết
8 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT
1 Kinh nghiệm xây dựng, triển khai chiến lược/kế hoạch phát triển CPĐT tại một số nước
2 Định hướng xây dựng các kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT của Việt Nam
3 Các bước xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
01 tiết
9 An toàn và bảo mật thông tin
1 Tổng quan về an toàn, an ninh thông tin
2 Bảo mật thông tin
3 Quy trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
4 Vận hành và quản lý an toàn, an ninh thông tin
tin và Truyền thông):
- Đối tượng bồi dưỡng: Giám đốc đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; cán bộ chuyên trách phụ trách công nghệ thông tin của các sở, ban ngành chuyên môn; cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin thuộc quy hoạch làm
Trang 22lãnh đạo đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông
- Hình thức bồi dưỡng: Tập trung ngắn ngày (04 ngày, mỗi ngày 06 tiết, mỗi tiết 01 giờ)
- Nội dung đào tạo: bao gồm 17 chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin (CNTT)
Mục đích: Giúp học viên nhận thức đầy đủ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin trong việc tổ chức, quản lý, triển khai ứng dụng CNTT cho đơn vị
+ Chuyên đề 2: Cơ quan điện tử, chính quyền điện tử
Mục đích: Giúp học viên nắm được kiến thức cơ bản về chính phủ điện tử và xây dựng chính phủ điện tử
+ Chuyên đề 3: Lợi ích triển khai ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên nhận thức được vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý điều hành và phát triển kinh tế - xã hội
+ Chuyên đề 4: Tổ chức, quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên hiểu tổng thể về cơ cấu tổ chức quản lý ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ứng dụng CNTT
+ Chuyên đề 5: Định hướng Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Mục đích: Giúp học viên nắm được định hướng Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011 2020 để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng -CNTT cho đơn vị
+ Chuyên đề 6: Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về công tác quản lý dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
+ Chuyên đề 7: Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
Mục đích: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về phần mềm mã nguồn mở, hiểu được những lợi ích và hạn chế của phần mềm mã nguồn mở nhằm phục vụ công tác định hướng triển khai ứng dụng CNTT cho cơ quan
+ Chuyên đề 8: Thảo luận
Mục đích: Giúp học viên trao đổi thảo luận những vấn đề thực tế và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước + Chuyên đề 9: Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp địa phương
Mục đích: Giúp học viên nắm bắt được mô hình thành phần chính quyền điện
tử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phục vụ công tác
Trang 23định hướng triển khai ứng dụng CNTT và phát triển chính quyền điện tử cho địa phương
+ Chuyên đề 10: An toàn và bảo mật thông tin (chính sách)
Mục đích: Giúp học viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin và nắm được kiến thức cơ bản để xây dựng chính sách an toàn bảo mật thông tin cho đơn vị
+ Chuyên đề 11: Chữ ký số và hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia
Mục đích: Giúp học viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về lợi ích, tầm quan trọng của chữ ký số và mô hình hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia để phục vụ công tác triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước
+ Chuyên đề 12: Đánh giá năng lực triển khai dự án CNTT
Mục đích: Giúp học viên nắm bắt được phương pháp đánh giá năng lực triển khai dự án CNTT của đơn vị, xác định được khả năng và hạn chế của đơn vị từ đó xác định giải pháp phù hợp cho việc triển khai một dự án CNTT
+ Chuyên đề 13: Lập kế hoạch ứng dụng CNTT
Mục đích: Giúp học viên nắm bắt được kinh nghiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, định hướng và các bước xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để có thể áp dụng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cho đơn vị mình
+ Chuyên đề 14: Đánh giá mức độ sẵn sàng chính quyền điện tử cấp địa phương
Mục đích: Giúp học viên nắm bắt được phương pháp đánh giá hiện trạng
và mức độ ứng dụng CNTT của đơn vị để làm sở cứ cho việc xây dựng các chủ trương, kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị
+ Chuyên đề 15: Kinh nghiệm tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Mục đích: Nhằm cung cấp cho học viên một số bài học kinh nghiệm thực tế trong triển khai ứng dụng CNTT của một số Bộ, ngành và địa phương
+ Chuyên đề 16: Một số kỹ năng mềm của Giám đốc CNTT
Mục đích: Nhằm giúp học viên nâng cao một số kỹ năng lãnh đạo cơ bản: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và kỹ năng thuyết trình
+ Chuyên đề 17: Thảo luận
Mục đích: Giúp học viên tiếp tục trao đổi thảo luận những vấn đề thực tế và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Trang 24Bảng 1 Nội dung chi tiết bồi Giám đốc CNTT2
2 Nhân lực và đầu tư cho CPĐT
3 Kinh nghiệm xây dựng CPĐT của một số nước
4 Xu hướng ứng dụng và phát triển CNTT
5 Xây dựng CPĐT tại Việt Nam
02 tiết
3 Lợi ích triển khai ứng dụng CNTT
1 Lợi ích ứng dụng CNTT trong việc hoạt động của Chính phủ và cơ quan nhà nước
2 Lợi ích ứng dụng CNTT đối với doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội
a Mô hình tổ chức quản lý công nghệ thông tin và truyền thông
b Một số hạn chế trong tổ chức quản lý ứng dụng CNTT
c Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý ứng dụng CNTT
2 Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực CNTT
2 Định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2011-2020
3 Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
01 tiết
6 Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
1 Tổng quan về công tác xây dựng Kế hoạch ngân sách ứng dụng CNTT
2 Tổng quan về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
03 tiết
7 Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
1 Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở
2 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn
mở trong cơ quan nhà nước
3 Những vấn đề cần quan tâm trong việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
01 tiết
8 Thảo luận Thực hành, trao đổi, hỏi đáp 02 tiết
Trang 25TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
4 Hướng dẫn phát triển CQĐT tử cấp địa phương
01 tiết
10 An toàn và bảo mật thông tin (chính sách)
1 Tổng quan về an toàn, an ninh thông tin
2 Bảo mật thông tin
3 Quy trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (thiết kế, xây dựng chính sách, phân tích rủi ro, )
4 Tổng quan các biện pháp kỹ thuật đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin
5 Vận hành và quản lý an toàn, an ninh thông tin
1 Tổng quan về công tác đánh giá
2 Mô hình trưởng thành và các thuộc tính của CPĐT
3 Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng năng lực CPĐT
4 Mẫu câu hỏi khảo sát đánh giá năng lực của tổ chức triển khai dự án CNTT
01 tiết
13 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT
1 Kinh nghiệm xây dựng, triển khai chiến lược/kế hoạch phát triển CPĐT tại một số nước
2 Định hướng xây dựng các kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT của Việt Nam
3 Các bước xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
3 Hướng dẫn thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng CQĐT
01 tiết
Trang 26TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
16 Một số kỹ năng mềm của Giám đốc CNTT 1 Kỹ năng lãnh đạo 2 Kỹ năng đàm phán
3 Kỹ năng thuyết trình 03 tiết
17 Thảo luận Thực hành, trao đổi, hỏi đáp 02 tiết
1.2.3 Nội dung bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ CNTT cho cán bộ chuyên
trách CNTT
Nội dung cơ bản bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin (Ban
hành kèm theo Công văn số 56/BTTTT-ƯDCNTT ngày 07/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông):
- Đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp trực tiếp tham gia đề xuất xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm một trong các đối tượng sau: Cán bộ được cơ quan, đơn vị giao quản trị một hoặc một số hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị; Cán bộ trực tiếp tham gia triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị; Cán bộ làm các công việc liên quan đến công nghệ thông tin trong đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin
- Hình thức bồi dưỡng: Tập trung ngắn ngày (05 ngày, mỗi ngày 08 tiết Tổng
số tiết là 40 tiết)
- Mục tiêu bồi dưỡng:
+ Nâng cao năng lực đề xuất xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp
+ Bổ sung phương pháp, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp phục vụ công tác xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp hơn với thực tế
- Nội dung đào tạo: bao gồm 07 (bảy) chuyên đề
+ Chuyên đề 1: Phương pháp quản lý kiến trúc
Mục đích: Giúp học viên nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng kiến trúc tổng thể trong việc lập danh mục đầu tư công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị
+ Chuyên đề 2: Phương pháp quản lý đầu tư
Trang 27Mục đích: Giúp học viên hiểu được trình tự công việc và các văn bản cần có trong mỗi bước của quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
+ Chuyên đề 3: Phương pháp quản lý dự án
Mục đích: Giúp học viên hiểu được các hoạt động chính của ban quản lý dự án; bảo đảm dự án thực hiện đúng tiến độ; xử lý các trường hợp tranh chấp có thể xảy ra và kỹ thuật điều phối các thành phần tham gia dự án
+ Chuyên đề 4: Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Mục đích: Giúp học viên hệ thống hóa công tác xây dựng yêu cầu, lựa chọn giải pháp công nghệ, thiết kế sơ bộ; hiểu cách thức để xây dựng, mô tả hệ thống phù hợp với đơn vị sử dụng
+ Chuyên đề 5: Phương pháp quản lý chất lượng
Mục đích: Giúp học viên hiểu được chất lượng sản phẩm, các yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm; các phương pháp, biện pháp quản lý chất lượng
+ Chuyên đề 6: Phương pháp giám sát, đánh giá
Mục đích: Giúp học viên hiểu được vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu và hoạt động của giám sát, đánh giá; phương pháp lập kế hoạch giám sát, đánh giá; phương pháp xây dựng các chỉ báo; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp lập báo cáo; phương pháp quản lý thông tin dự án
+ Chuyên đề 7: Thảo luận và kiểm tra
Mục đích: Giúp học viên trao đổi thảo luận những vấn đề thực tế và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước liên quan đến nội dung bồi dưỡng; giúp các đơn vị đào tạo có cơ sở đánh giá học viên
Bảng 1 Nội dung chi tiết bồi dưỡng cán bộ chuyên trách CNTT3
TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
1 Phương quản lý kiến trúc pháp
1 Giới thiệu về Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh
2 Phương pháp Phát triển kiến trúc
- Giới thiệu và trình bày chi tiết Phương pháp Phát triển kiến trúc
- Giới thiệu và trình bày chi tiết các bước trong Phương pháp Phát triển kiến trúc
08 tiết
2 Phương quản lý đầu tư pháp
1 Chuẩn bị đầu tư
2 Thực hiện đầu tư
3 Kết thúc đầu tư 08 tiết
Trang 28TT Tên chuyên đề Nội dung chuyên đề lượng Thời
2 Phát triển hệ thống thông tin
3 Xem xét yêu cầu hệ thống
4 Cấu trúc yêu cầu hệ thống
5 Phân tích, thiết kế hướng đối tượng
6 Thiết kế cơ sở dữ liệu
7 Các yêu cầu phi chức năng
1 Giới thiệu chung về giám sát, đánh giá
2 Lập kế hoạch giám sát, đánh giá
1.2.4 Chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức
Thông tư số 03/2014/TT BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyên thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, quy đinh chuẩn kỹ năng
-sử dụng CNTT gồm: Chuẩn kỹ năng -sử dụng CNTT cơ bản và Chuẩn kỹ năng -sử dụng CNTT nâng cao
* Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
- Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản
- Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản
- Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản
- Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản
- Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản
- Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản
* Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
- Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao
Trang 29- Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao.
- Mô đun kỹ năng 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao
- Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Mô đun kỹ năng 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều
- Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh
- Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử
- Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin
- Mô đun kỹ năng 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án
Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của
cả 06 mô đun chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 03 mô đun trong số các mô đun về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao
1.3 Nội dung nâng cao nguồn nhân lực CNTT
1.3.1 Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực UNESCO sử dụng khái niệm nâng cao chất lượng NNL dưới góc độ hẹp là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ phát triển của đất nước Các nhà kinh tế có quan niệm phát triển NNL gần với quan niệm của UNESCO là phải gắn với phát triển sản xuất và chỉ nên giới hạn phát triển NNL trong phạm vi phát triển kĩ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO): Sự phát triển nguồn nhân lực như một quá trình mở rộng các khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển nông thôn bao gồm cả tăng năng lực sản xuất
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng phát triển NNL không chỉ chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để phát triển tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân
Mặc dù có sự diễn đạt khác nhau, song có một điểm chung nhất của tất cả các định nghĩa là đều coi phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia
Vì vậy có thể hiểu, phát triển NNL là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế
- xã hội Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề; tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc…
Phát triển nguồn nhân lực bị tác động bởi nhiều yếu tố: Sinh đẻ và sức khoẻ sinh sản; chăm sóc sức khoẻ (dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa bệnh tật…); giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; văn hoá và truyền thống dân tộc; mối quan
Trang 30hệ xã hội và gia đình; việc làm và trả công lao động; thu nhập và mức sống; trình độ phát triển kinh tế xã hội.-
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT được hiểu là một quá trình nâng cao cả về
số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực CNTT, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại và chuẩn bị một nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành CNTT trong tương lai, trong đó giáo dục và đào tạo là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của nguồn nhân lực này
Quan niệm phát triển nhân lực công nghệ thông tin còn được hiểu là quá trình tác động có định hướng của chủ thể vào nguồn nhân lực công nghệ thông tin thông qua các chủ trương, quy trình, chính sách, phương pháp tác động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động tối đa nhân lực CNTT vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội
Từ những điều trình bày ở trên có thể quan niệm: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin là tổng thể các hoạt động nhằm xây dựng lực lượng lao động CNTT
đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội - của mỗi địa phương nói riêng và của đất nước nói chung thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
1.3.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước
1.3.2.1 Về số lượng
Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước là muốn đề cập đến phát triển số lượng cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: số cán bộ chuyên trách về CNTT
và số lượng cán bộ công chức, viên chức biết sử dụng máy tính, Internet và các ứng dụng CNTT
Phát triển về số lượng nguồn nhân lực CNTT được ph n nh b ng s ả á ằ ự gia tăng
số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và số lượng cán bộ công chức, viên chức biết sử dụng máy tính, Internet và các ứng dụng CNTT Sự gia tăng số lượng đóđược th c hi n b ng c ch: ự ệ ằ á
- o t o ho c t Đà ạ ặ ự đào tạo ki n th c v công ngh thông tin cho s c n b công ế ứ ề ệ ố á ộ
+ Ch nh sí ách đà ạo nguồn nhân CNTT: CNTT là một ngành mới và có tốc o t
độ phát triển rất nhanh, do đó để đội ngũ nguồn nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư cho giáo dục đào tạo để tạo ra một lực lượng nhân lực
Trang 31CNTT vững mạnh Cụ thể là đào tạo trong các hệ thống nhà trường và đào tạo lại về CNTT cho đội ngũ cán bộ
+ Chính sách thu hút nguồn nhân lưc CNTT: Để phát triển nguồn nhân lực CNTT cần phải có một cơ chế chính sách tuyển dụng, thu hút được nguồn nhân lực CNTT đã được đào t o c ạ ótrình độ ph h p t cù ợ ừ ác cơ sở đà ạ o t o CNTT hoặc nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao đang làm việc ở á c c khu v c kh c, cự á ác địa phương khác v o l m vi c trong khu vực hành chính công Mu n thu hà à ệ ố út được nguồn nhân lực CNTT này c n ph i c nh ng ch nh sầ ả ó ữ í ách như thông tin quảng b r ng r i v nhu á ộ ã ề
c u tuyầ ển d ng, chíụ nh sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực CNTT có ình độ tr và ạ t o ra môi trường l m vi c ph hà ệ ù ợp để họ ph t huy tốt năng lực chuyên môn á
+ Chính sách sử dụng nguồn nhân lực CNTT: Cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực CNTT là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực CNTT ở mỗi một quốc gia Nếu bố trí, sử dụng nguồn nhân lực CNTT một cách hợp lý sẽ phát huy được tính năng động sáng tạo; kích th ch h í ọ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, yêu nghề, đáp ứng được những yêu cầu trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay Muốn v y ậ
cần xây dựng cơ chế chính sách sử ụng nguồn nhân lực CNTT hợ ý trên cơ sở d p l đặc điểm của mỗi vùng mỗi địa phương phù hợp với tình hình nguồn nhân lực CNTT hiện có sẽ là động lực thúc đẩy nguồn nhân lực CNTT phát triển
S ph t triự á ển về chất lượng nguồn nhân lực CNTT được phản ánh qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn được đào tạo và được phản ánh qua bằng cấp, tuổi đời thâm niên công tác trong ngành Trình độ chuyên môn này được
+ Chỉ tiêu phản ánh năng lực phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe, lối sống của nguồn nhân lực CNTT; năng lực tư duy sáng tạo, tính năng động, khả năng thích ứng với công việc
+ Ch tiêu ph n ỉ ả ánh cơ cấu nguồn nhân lực CNTT:
Cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực CNTT được phản ánh qua tỷ lệ %: Giám đốc CNTT - CIO, nhân lực chuyên trách về CNTT và nhân lực không chuyên CNTT
Cơ cấu nguồn nhân lực CNTT còn phản ánh qua tỉ lệ % giữa nam và nữ; tỉ lệ
% tuổi đời công tác trong ngành nhiều hay ít
Về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực CNTT thể hiện ở tỉ lệ % trình độ trung cấp, cao đẵng, đại học và sau đại học
Trang 321.3.2.3 Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động
Động lực thúc đẩy người lao động là cái thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc và cống hiến Động lực được hình thành bởi nhu cầu và lợi ích Nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có điều kiện nhất định để sống và phát triển Lợi ích là những nhu cầu được thoả mãn
- Nâng cao động lực thúc đ y b ng y u t tinh th n ế ố ầ
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần tức là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của người lao động Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của con người và không thể định lượng được như: khen thưởng, tuyên dương, ý thức thành đạt, sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình được đánh giá cao, củng cố lại cách hành xử của các cấp quản lý đối với người lao động và phát động phong trào văn thể mỹ trong tập thể cán bộ công nhân viên…
Các yếu tố này đem lại sự thoả mãn về tinh thần cho người lao động, sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng, yên tâm, cảm giác an toàn cho người lao động Nhờ vậy, họ sẽ làm việc bằng niềm hăng say và tất cả sức sáng tạo của mình
Phần thưởng tinh thần thường luôn là động lực có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với người lao động Nếu người lao động làm việc với tinh thần phấn chấn thì công việc sẽ rất hiệu quả
Muốn nâng cao động lực thúc đẩy người lao động làm việc bằng yếu tố tinh thần thì phải tìm hiểu những tồn tại làm ảnh hưởng đến tinh thần người lao động, làm hạn chế và kìm hãm lòng nhiệt tình, sự hăng say và khả năng sáng tạo của người lao động, đấy là việc người lao động không được nhìn nhận đúng mức những thành quả cho họ tạo ra, không được khen, tuyên dương trước tập thể với những nỗ lực, phấn đấu của bản thân…Chính vì vậy, để có thể tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt, doanh nghiệp phải tìm ra những vướng mắc làm giảm sút tinh thần làm việc, từ đấy đưa ra biện pháp cụ thể để giải quyết từng vấn đề
- Nâng cao động lực thúc đ y b ng cải thiện điề u ki n l m vi c ệ à ệ
Tức là, có thể nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng cách cải thiện các điều kiện làm việc của họ Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất Mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân
tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi trường làm việc
Cải thiện điều kiện làm việc còn là việc thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để tăng năng suất và cải thiện môi
Trang 33trường xung quanh người lao động Môi trường này bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường tâm lý, môi trường văn hoá
Cải thiện điều kiện làm việc không những để bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Để cải thiện điều kiện làm việc, cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường và thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động
Tính chất công việc là đặc điểm công việc hoặc đặc điểm ngành nghề của công việc, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến mức độ tiêu hao và trí tuệ của người lao động Để thay đổi tính chất công việc, cần phải tập trung vào nghiên cứu cải tiến công cụ lao động, đổi mới công nghệ, trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật mới cho quá trình lao động
Tình trạng vệ sinh môi trường nơi làm việc bao gồm các yếu tố: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, độ ẩm, thành phần không khí…Tình trạng vệ sinh môi trường làm việc không tốt có thể làm năng suất lao động giảm, tỷ lệ sai sót tăng Thông thường, mức độ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc phụ thuộc vào mức sống và khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Nâng cao động lực thúc đ y b ng s ự thăng tiến
Là sử dụng sự thăng tiến hợp lý để kích thích, thúc đẩy người lao động Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu được tôn trọng, được quý nể luôn dành vị trí rất lớn trong mục tiêu sống của hầu hết mọi người, biểu hiện của nó chính là khát khao được thăng tiến trong cuộc đời, trong sự nghiệp Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều người Lúc đó, con người thoả mãn nhu cầu được tôn trọng Vì vậy, mọi người lao động đều có tinh thần cầu tiến Họ khao khát tìm kiếm cho mình cơ hội thăng tiến để có thể phát triển nghề nghiệp, họ nỗ lực làm việc để tìm kiếm một vị trí khá hơn trong sự nghiệp của mình Nói một cách khác, sự thăng tiến là một trong những động lực thúc đẩy người lao động làm việc
Nắm bắt được nhu cầu này, người quản lí nên vạch ra những nấc thang, vị trí
kế tiếp cho họ phấn đấu Đi kèm với những vị trí này, người sử dụng lao động cần phải đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để người lao động biết và cố gắng để đạt được Trong những trường hợp đặc biệt, nếu cần thiết, để cổ vũ cho người lao động khi họ đạt được những thành tích xuất sắc, lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét đến việc bổ nhiệm vượt bậc, bổ nhiệm trước thời hạn cho những ai đạt thành tích xuất sắc trong công tác, trong nhiệm vụ được giao
Việc tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động cũng thể hiện được sự quan tâm, tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với cá nhân của người lao động Đấy là sự nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của người lao động,
và cũng chính nhận thức được vấn đề này, người lao động sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt những bậc cao hơn trong nấc thang thăng tiến
Trang 341.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CNTT
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, … là nhân tố quan trọng trong phát triển guồn nhân lực Khảo sát, phân tích và sử dụng hiệu quả những nhân tố đó là tiền đề hết sức quan trọng cho công tác hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương
Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển - CNTT của địa phương; trình độ phát triển CNTT sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực CNTT Tình hình kinh tế chính trị - ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực Sự tăng trưởng kinh tế, ổn định các chính sách kinh tế đều ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động Tình hình kinh tế chính trị ổn định sẽ là động lực thúc đẩy cho nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CNTT nói riêng phát triển
Môi trường kinh tế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng ta sẽ có điều kiện tiếp thu được những tiến bộ của CNTT, từ đó sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực CNTT phát triển Đồng thời sẽ có điều kiện thuận lợi để học hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT
Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động và khan hiếm nguồn nhân lực Một đất nước có dân số đông, cơ cấu dân số hợp lý, gồm: cơ cấu độ tuổi, sức khoẻ; cơ cấu giới tính, dân tộc, cơ cấu trình độ… thì nguồn nhân lực của đất nước đó dồi dào, phong phú, điều này có vai trò quyết định đến quá trình phát triển nhân lực công nghệ thông tin Cơ cấu độ tuổi, tức là tỉ
lệ giữa tuổi cao và tuổi trẻ trong dân số hợp lý thì đất nước đó có tháp dân số trẻ Nước ta, theo số liệu thống kê và đánh giá, là nước có tháp dân số trẻ, hiện đang trong giai đoạn dân số vàng, số lượng lực lượng lao động trẻ chiếm tỉ lệ rất lớn so với người cao tuổi Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhân lực công nghệ thông tin
- Văn hoá, truyền thống: Đặc thù văn hóa, truyền thống của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nhân lực với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp Văn hoá, truyền thống của dân tộc là nhân tố rất quan trọng tạo nên chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đảm bảo cho nguồn nhân lực
đó mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất độc lập, tự chủ, điều này rất cần thiết để tiếp thu tri thức của nhân loại, của nước ngoài nhưng không bị phụ thuộc Đối với con người Việt Nam hiện đại, cuộc sống gia đình hòa thuận theo quan niệm truyền thống là nhân tố quan trọng chí phối tâm thức của họ Đối với một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn là những nhân tố cần phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực Cuộc sống theo cơ chế thị trường thời mở cửa cũng có không ít tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống đó Bên cạnh những tác
Trang 35động của giá trị truyền thống đối với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nhân lực công nghệ thông tin cũng có những tác động ngược chiều đáng suy nghĩ Trước hết, đó là tình trạng thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa thấy được sự kế thừa cần thiết những di sản văn hóa dân tộc, công trình văn hóa, di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống Số người ham thích, yêu mến những vấn đề này rất khiêm tốn… Tình trạng đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chất lượng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường
- Khoa học kỹ thuật công nghệ: Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt - -
ra nhiều thách thức về phát triển nguồn nhân lực; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao
1.4.2 Nhu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử các cấp
Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới; phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trìnhđộ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để có thể hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, cộng đồng khu vực
Cải cách hành chính là một nhiệm vụ quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và được ưu tiên hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội - của đất nước, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp mang tính đột phá nhằm hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử các cấp
Nghị quyết 30c/NQ CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ khẳng định “hiện đại hóa hành chính” là một trong 6 nhiệm vụ chính của chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011 2020, trong đó ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng bảo đảm thực -hiện thành công nhiệm vụ chiến lược này Việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã trở thành xu hướng tất yếu của nền hành chính hiện đại trên thế giới, Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó và đang từng bước hiện thực hóa nền hành chính hiện đại với nhiều mức độ
-Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 36a/NQ-
-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, hiện nay các địa phương đang nổ lực thực hiện cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử các cấp Để đảm bảo thực hiện các mực tiêu này, yêu cầu các địa phương phải có nguồn nhân lực CNTT đủ mạnh, đây chính là môi trường tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tại các địa phương 1.4.3 Chệ độ đãi ngộ và môi trường làm việc
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức như tiền lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có tác động lớn đối với việc lựa chọn công việc giữa khu vực hành chính công và môi trường năng động trong các doanh nghiệp CNTT
Trang 36Nhân lực CNTT chất lượng cao hiện nay có tuổi đời trẻ, để phát huy được tính sáng tạo và năng lực công tác, cần tạo điều kiện môi trường làm việc tốt để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao
Thực tế cho thấy, hiện nay các tỉnh có chính sách đãi ngộ tốt cho cán bộ làm công tác CNTT trong cơ quan nhà nước, thu hút và giữ được nguồn nhân lực CNTT làm việc tại khu vực hành chính công và có chỉ số đánh giá về mức độ sẵn sàng về ứng dụng CNTT cao
1.4.4 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của địa phương
Những chính sách vĩ mô phát triển nguồn nhân lực bao gồm: Chính sách về giáo dục đào tạo; chính sách bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nguồn nhân lực và chính - - sách phát triển thể dục thể thao cộng đồng Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
Sự phát triển nhân lực công nghệ thông tin phụ thuộc và được quyết định bởi
cơ chế, chính sách của Nhà nước Cơ chế, chính sách ấy là sự cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ Qua cơ chế, chính sách, Đảng, Nhà nước định hướng sự phát triển nhân lực công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với xu hướng phát triển của dân tộc Qua cơ chế, chính sách, Nhà nước có thể điều chỉnh sự phát triển nhân lực CNTT, định hướng sự phát triển manh
mẽ bộ phận này, hạn chế bộ phận kia phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng Bởi vậy, cơ chế, chính sách phát triển nhân lực CNTTcần được xác định đúng đắn, có tính khả thi Điều này sẽ có vai trò, tác động to lớn thúc đẩy nhân lực công nghệ thông tin phát triển nhanh, bền vững và đạt kết quả cao Chính sách, cơ chế được xác định nếu không đúng đắn, phù hợp sẽ cản trở việc phát triển nhân lực CNTT Nếu xảy ra điều này thì hậu quả sẽ khó lường, mà việc khắc phục nó không thể trong thời gian ngắn
1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nâng cao chất lượng
1.5.1 Việc nâng cao chất lượng ngũ nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước của một số địa phương
Trong 10 năm qua, tỉnh Bình Thuận đã quan tâm chỉ đạo trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh, đã tổ chức ồnhiều khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về CNTT, an toàn an ninh thông tin cho các đối tượng là cán bộ công chức tỉnh, đặc biệt là quản trị mạng thuộc cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến huyện nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT tại cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đều bố trí công chức phụ trách CNTT (công chức Quản trị mạng) tại đơn vị mình, đồng thời UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quy định chế độ phụ cấp đối với công chức phụ trách CNTT trong cơ quan nhà nước
Đến nay hầu hết cán bộ công chức các đơn vị, địa phương đều được đào tạo tin học căn bản Về chuyên ngành CNTT: hiện nay toàn tỉnh có 2 Thạc sĩ, 33 Đại
Trang 37học; 13 Cao đẳng, 62 trung cấp và hơn 1.731 CBCC có chứng chỉ A,B về tin học Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại tỉnh còn hạn chế
Tỉnh có 1 Trường đại học và 1 trường cao đẳng cộng đồng và nhiều trung tâm đào tạo CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, là nguồn cung cấp nhân lực CNTT cho địa phương, nhưng chưa có trường đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên gia phần mềm
Về sử dụng nhân lực CNTT: Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1170/QĐ UBND ngày 26/5/2011 về việc chi trợ cấp cho cán bộ Quản trị mạng -nhằm hỗ trợ, khuyến khích cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận Đến nay chưa ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực CNTT
- Về hổ cập kiến thức CNTT: Bình Thuận luôn quan tâm và thường xuyên pdành một phần kinh phí sự nghiệp CNTT để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho các tổ chức, cá nhân phụ trách CNTT tại địa phương, cụ thể:
+ Đào tạo về hạ tầng mạng và an ninh mạng cho Quản trị mạng của các Sở, ngành, địa phương; phổ cập kiến thức cơ bản, khai thác Internet, an toàn thông tin
và dịch vụ hành chính công, một cửa điện tử cho lãnh đạo và cán bộ công chức cấp xã; bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, ứng dụng CNTT cho Lãnh đạo phụ trách CNTT các sở, ban, ngành; đào tạo chuyên sâu về An toàn an ninh thông tin mạng cho Tổ Ứng cứu sự cố mạng máy tính tỉnh Bình Thuận Đào tạo nâng cao trình độ ; cho cán bộ quản lý, vận hành Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh; đào tạo khả năng tự đánh giá an toàn thông tin tại Trung tâm THDL; Đào tạo chuyên sâu IBM Websphere cho kỹ sư 02 Trung tâm thuộc Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin
và Truyền thông
+ Đào tạo kiến thức về quản lý đầu tư dự án ứng dụng CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ CP của Chính phủ cho hơn 40 CBCC của các Sở, ngành, địa phương; -đào tạo về Công nghiệp phần mềm và nội dung số cho 50 CBCC cơ quan nhà nước tỉnh; đào tạo kỹ thuật viên GIS cho 40 các cán bộ công chức, viên chức phục vụ công t ác quản lý nhà nước; tập huấn các quy định của pháp luật cho 40 doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 51 cán bộ chuyên trách về CNTT tại 25 cơ quan, đơn
vị Để hỗ trợ bộ chuyên trách về CNTT, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 41/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về CNTT, viễn thông trong các cơ quan đảng, đoàn thể và nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc Hàng năm các cán bộ chuyên trách về CNTT được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng như xử lý sự cố máy tính, kỹ năng làm việc trong môi trường mạng, bảo mật, an toàn thông tin, quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu, quản lý, vận hành các ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
Hàng năm Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CNTT k
Trang 38cho cán bộ, công chức, viên chức Trên cơ sở đố Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch ồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức b và giao Trung tâm CNTT và Truyền thông thuộc Sở thực hiện Từ năm 2007-2015 Trung tâm CNTT&TT, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh phúc đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 4.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ngoài ra Trung tâm CNTT&TT thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp đào tạo các kiến thức chuyên ngành của từng đơn vị
Mưc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về CNTT, viễn thông trong các
cơ quan đảng, đoàn thể và nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị quyết 41/2011/NQHĐND ngày 19/12/2011:
-▪ Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Cán bộ, công chức, viên chức làm chuyên trách về CNTT TT ở cơ quan cấp tỉnh; huyện uỷ, UBND cấp huyện:
-+ Trình độ tiến sĩ: 3,0 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Trình độ thạc sĩ: 2,5 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Trình độ đại học: 2,0 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Trình độ cao đẳng: 1,0 lần mức lương tối thiểu chung
- Cán bộ, công chức, viên chức làm chuyên trách về CNTT TT ở cơ quan đơn
-vị cấp chi cục thuộc ngành hoặc tương đương: hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức hỗ trợ cán bộ chuyên trách làm về CNTT TT ở cơ quan cấp tỉnh có trình độ tương ứng.-
- Người làm về CNTT TT ở cấp xã: Hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức hỗ trợ cán bộ chuyên trách làm về CNTT-TT ở cơ quan cấp tỉnh có trình độ tương ứng
-▪ Cán bộ lãnh đạo, quản lý:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách:
+ Cấp tỉnh: 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Cấp huyện: 0,5 lần mức lương tối thiểu chung
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý kiêm nhiệm:
+ Cấp tỉnh: 0,6 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Cấp huyện: 0,3 lần mức lương tối thiểu chung
Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác về CNTT trong cơ quan nhà nước và mức độ hỗ trợ ở mức cao so với các tỉnh khác Vĩnh Phúc đã thu hút đủ số lượng cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước
Đến nay, nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Trị từng bước phát triển mạnh
mẽ Công tác đào tạo, bồ dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng CNTT cho CBCC và toàn xã hội được chú trọng cả về hình thức lẫn nội dun
Trang 39Quảng Trị đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh Nghị quyết số 08 NQ/TU Hội nghị lần thứ 9 Ban -chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (Khóa XIV) về phát triển CNTT và Bưu chính viễn thông tỉnh Quảng trị đã xác định: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an - ninh Nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT luôn được tỉnh đặt ra trong các quy hoạch, kế hoạch ngắn han và dài hạn về ứng dụng CNTT của tỉnh cũng như các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về đào tạo CBCCVC tỉnh Quảng trị
Về sử dụng nhân lực CNTT: Toàn tỉnh hiện có 12/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh; 09/10 UBND cấp huyện và 08/09 phòng văn hóa thông tin cấp huyện được bố trí cán bộ chuyên trách CNTT Cùng với BCĐ CNTT tỉnh, BCĐ CNTT các địa phương được thành lập
Hàng năm, UBND tỉnh bố trí kinh phí cho việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCC tỉnh, đặc biệt là tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho đối tượng cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh Đến nay 100% CBCCVC tỉnh Quảng trị biết sử dụng máy tính trong công việc
Sau 10 năm thực hi n ệ Luật CNTT, thành ph H ố ồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành công quan tr ng t ng d ng CNTT trong xây d ng chính quyọ ừ ứ ụ ự ền điệ ử ắn n t g
v i c i cách hành chính, phát tri n công nghiớ ả ể ệp điện t -ử CNTT, đảm b o an toàn ảthông tin, an ninh mạng đến đào tạo, thu hút, phát tri n ngu n nhân l c CNTT và ể ồ ự
hội nhập quốc tế
Định kỳ hàng năm, Thành phố triển khai đào tạo nhân lực đồng bộ các nội dung: Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước cho lãnh đạo các sở-ban-ngành, quận huyện; Nâng cao kỹ -năng, nghiệp vụ bảo mật mạng, an toàn và an ninh thông tin cho đội ngũ chuyên trách và các cán bộ phụ trách an ninh thông tin của các đơn vị trên địa bàn thành phố (Quản trị mạng Windows – MCSA 2012; Quản trị mạng Linux – LPIC 1, 2; Tổ chức khóa học về An ninh mạng – Security+;…); Tổ chức tập huấn theo hình thức tập trung và cử nhân sự trực tiếp đến tập huấn tại đơn vị nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào quản lý, chỉ đạo, điều hành tập huấn sử dụng thư điện tử công (
vụ, lịch công tác;…)
Tổ chức các lớp về Lập và quản lý dự án; Lập dự toán chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; Giám sát thi công cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ CP Các lớp học này liên tục được tổ chức từ năm 2010 -đến nay với gần 700 người tham dự và được cấp chứng chỉ đủ điều kiện tham gia quá trình quản lý và triển khai dự án công nghệ thông tin
Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT TT đã hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo - kiến thức bổ sung (kỹ năng mềm) và kiến thức nâng cao nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cua các doanh nghiệp tại Thành phố như: tổ chức các khóa Đào tạo quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế (do Hội Tin học tổ chức); tổ chức Hội thi Tin học trẻ thành phố (do Thành đoàn tổ chức); tổ chức khóa Đào tạo nâng cao năng lực thực hiện công tác an ninh thông tin cho các doanh nghiệp Thành
Trang 40phố (do khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia tổ chức); tổ chức các khóa - học về kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, theo dõi và quản lý hợp đồng, kỹ năng đàm phán, ) Thành phố là đơn vị đầu tiên thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin và thành lập Trường Trung cấp Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và huy động được mọi nguồn lực xã hội, các trường, viện và hợp tác quốc tế để đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố
chính sách
Trong các cơ quan hành chính nhà nước, Thành phố chưa chưa có
đãi ngộ đối với nhân sự hoạt động trong lĩnh vực CNTT; thành phố chưa có tiêu chuẩn chức danh, cơ chế lương, phụ cấp phù hợp cho cán bộ công chức chuyên trách làm việc về công nghệ thông tin, dẫn đến khó thu hút nguồn nhân lực làm việc
và gắn bó lâu dại tại các cơ quan hành chính nhà nước
1.5.2 Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình guồn nhân lựcn CNTT các địa phương, bao gồm một thành phố lớn (TP Hồ Chí Minh) một tỉnh miền T, rung (tỉnh Quảng
T , rị) một tỉnh miền Bắc (tỉnh Vĩnh Phúc) và 01 tỉnh miền am (tỉnh Bình Thuận)N , cho thấy một số bài học kinh nghiệm sau:
- Các tỉnh đã hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách trong các cơ quan hành chính nhà nước, quan tâm đến công tác thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước
- Thực tiễn cho thấy, các đơn vị đã quan tâm xây dựng định hướng chiến lược hoặc đề án, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lưc đã chứng tỏ được hiệu quả tốt trong việc phát triển nguồn nhân lực mặc dù còn nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp Các tỉnh có chính sách ưu đãi cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT , thi hút được đủ số lượng và CBCC gắn bó với cơ quan hành chính
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tiêu chuẩn nghiệp vụ về CNTT là hết sức cần thiết vừa tạo động lực và đảm bảo cho việc ứng dụng, phát triển CNTT, vưa là yếu tố quan trong nhằm đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh
- Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, vừa -
là nguồn lực vừa là mục tiêu của sự phát triển Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động có kế hoạch, có tính hệ thống nhằm nâng cao năng lực thực hiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ trong hiện tại và tương lai của tổ chức Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển NNL, Chương 1 chỉ ra một số nội dung chủ yếu của phát triển NNL trong một tổ chức, đó là: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện tại; hoạch định phát triển NNL; thực hiện phát triển NNL theo mô hình dựa trên năng lực và đào tạo có hệ thống
Trên cớ sở lý luận và đặc điểm về nguồn nhân lực CNTT, Chương 1 cũng đã làm rõ các nội dung, yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng NNL trong cơ quan hành chính nhà nước Đồng thời nghiên cứu về nguồn nhân lực CNTT tại 4 địa phương cấp tỉnh để xác định sự đúng đắn về mặt thực tiễn cho việc triển khai áp dụng lý luận, tìm ra các bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh