Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư phổ biến và là nhân tố quan trọng mà các nhà quản lý, hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm cũn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Hà Nội - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN PHÚC HẢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên
Tác giả luận văn
Nguyễn Đỗ Quảng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian theo học Chương trình thạc sĩ tại Đại học Bách khoa Hà Nội
từ 201 2018, tác giả đã được các thầy, cô giáo tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, phương pháp cần thiết là cơ sở nền tảng vững chắc để tác giả có thể hoàn chỉnh Luận văn thạc sĩ này Tác giả chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên của Viện Đào tạo sau đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
6-Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Phúc Hải, người đã hướng dẫn tận tình, bổ sung, bồi dưỡng cho tác giả những kiến thức còn thiếu và luôn động viên, khích lệ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bàn bè, đồng nghiệp hiện đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan của tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, cung cấp cho tác giả những số liệu, tài liệu cần thiết cho đề tài tốt nghiệp này
Do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên Luận văn tốt nghiệp của tác giả không thể tránh khỏi được những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các anh chị, bạn bè đồng nghiệp và các thầy,
cô giáo, giảng viên để Luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nộ i, ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tác gi ả Luận văn
Nguyễn Đỗ Quảng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 0
LỜ I CẢM ƠN ii
MỤ C LỤC iii
DANH M C BỤ ẢNG BI U vi Ể DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤ C CÁC CH ẾT TẮT viii Ữ VI PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUY T V FDI VÀ THU HÚT FDI TRONG Ế Ề PHÁT TRI N KINH T Ể Ế ĐỊA PHƯƠNG 8
1.1 T ng quan v ổ ềFDI 8
1.1.1 Khái ni m FDI 8 ệ 1.1.2 Đặc điểm c a ngu n v n FDI 9 ủ ồ ố 1.1.3 Vai trò c a FDI 12 ủ 1.1.4 Mục tiêu và các xu hướng thay đổi m c tiêu thu hút dòng vụ ốn FDI vào địa phương 13
1.1.5 Các hình thức FDI cơ bản 16
1.2 Hoạ ột đ ng thu hút FDI 19
1.2.1 Khái ni m thu hút FDI 19 ệ 1.2.2 Các hoạ ột đ ng thu hút FDI 20
1.3 Tiêu chí và ch ỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút FDI vào địa phương 23
1.4 Nhân t ố ảnh hưởng đến kh ả năng thu hút FDI 25
1.4.1 Các nhân t ố liên quan đến môi trường quốc tế 25
1.4.2 Các nhân t ố liên quan đến nước ti p nhế ận đầu tư 26
1.4.3 Các nhân t ố liên quan đến mục tiêu (nhu cầu) thu hút FDI của địa phương 30
1.4.4 Các nhân t ố liên quan đến chính sách thu hút của địa phương 30
1.4.5 Các nhân t ố liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh địa phương 31
1.5 Kinh nghi m v thu hút FDI t i m t s ệ ề ạ ộ ố địa phương 32
1.5.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Vĩnh Phúc ……… 32
1.5.2 Kinh nghi m thu hút FDI cệ ủa Bình Dương 32
1.5.3 Kinh nghi m thu hút FDI cệ ủa Bắc Ninh 32
1.5.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Giang v thu hút FDI 33 ề TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35
Trang 6CHƯƠNG 2: TH C TR NG THU HÚT FDI VÀO T NH B C GIANG GIAI Ự Ạ Ỉ Ắ
ĐOẠN 2015 2017 36 –
2.1 T ng quan v ổ ề điều ki n kinh t - xã hệ ế ội của tỉnh B c Giang 36 ắ 2.1.1 Điều ki n t nhiên 36 ệ ự 2.1.2 Điều ki n phát tri n kinh t - xã h i t nh B c Giang 39 ệ ể ế ộ ỉ ắ 2.1.3 Nh ng tiữ ềm năng và thách thức 43
2.2 Kết quả thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2017 44
2.2.1 T ng s d ổ ố ựán FDI và t ng s vổ ố ốn đã được cấp phép 44
2.2.2 Cơ cấu vốn FDI đã đăng ký 46
2.2.3 Tổng số vốn FDI đã giải ngân giai đoạn 2015 2017 ……….- 51
2.2.4 T ng v n FDI trên diổ ố ện tích đất sử ụ d ng tại các khu công nghiệp 52
2.2.5 Tình hình hoạt động của các dự án FDI và đóng góp của nó ……….52
2.3 Thực trạng hoạ ột đ g thu hút FDI trên địn a bàn B c Giang 63 ắ 2.3.1 T ổchức bộ máy và nhân s cho thu hút FDI tự ại tỉnh B c Giang 63 ắ 2.3.2 Các hoạ ột đ ng xúc tiến đầu tư 64
2.3.3 C p phép và thu hấ ồi giấy phép đầu tư 65
2.3.4 Theo dõi, ki m tra hoể ạ ột đ ng thu hút FDI 65
2.3.5 Các hoạt động tạo môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ nh m thu hút các trợ ằ d án FDI 67 ự 2.4 Đánh giá chung về ự th c tr ng thu húạ t FDI trên địa bàn t nh B c Giang giai đo n ỉ ắ ạ 2015 - 2017 70
2.4.1 Nh ng kữ ết quả đã đạt được 70
2.4.2 Nh ng t n t i, h n ch và nguyên nhân 72 ữ ồ ạ ạ ế TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79
CHƯƠNG 3 M: ỘT S GI I PHÁP VÀ KHUY N NGH NHỐ Ả Ế Ị ẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO T NH BỈ ẮC GIANG ĐẾNNĂM 2025 80
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát tri n kinh t ể ế và thu hút FDI vào địa bàn t nh Bỉ ắc Giang 80
3.1.1 Quan điểm c a t nh B c Giang v thu hút FDI 80 ủ ỉ ắ ề 3.1.2 M c tiêu c a t nh B c Giang v thu hút FDI 81 ụ ủ ỉ ắ ề 3.1.3 Định hướng v thu hút FDI trong th i gian t i (đề ờ ớ ến năm 2025) 81
3.1.4 M t s m c tiêu v ộ ố ụ ềthu hút dòng vốn FDI 82
3.2 Gi i pháp nhả ằm tăng cường thu hút FDI vào t nh Bỉ ắc Giang đến năm 2025 82
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý các quy hoạch……… 82
Trang 73.2.3 Ti p tế ục đẩy m nh cạ ải cách thủ ụ t c hành chính trong thu hút FDI 86 3.2.4 Xây d ng và thự ực hiệ ốn t t các chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh 883.2.5 Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư……… 893.2.6 Tăng cường công tác quản lý việc thu hút và sử dụng FDI ……… 90 3.2.7 H ỗ trợ, tháo g ỡ khó khăn đối v i các doanh nghiớ ệp trong nướ để tăng khảc năng liên kết, h p tác v i khu v c FDI 91 ọ ớ ự3.3 M t s ki n ngh v i Chính ph ộ ố ế ị ớ ủ nhằm hoàn thi n th ệ ể chế pháp lu t liên quan ậđến thu hút FDI 92
KẾ T LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 97 Ệ Ả
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đầu tư trực ti p cế ủa nước ngoài vào Bắc Giang đến năm 2017 45
B ng ả 2.2: FDI được cấp giấy phép phân theo lĩnh vực 46
B ng 2.3: Công ngh cả ệ ủa các dự án FDI giai đoạn 1997 - 2017 48
B ng 2.4: Các d ả ự án FDI phân theo địa bàn 49
B ng 2.5: Các d ả ự án FDI phân theo đối tác (quốc gia) 50
B ng 2.6: T ng vả ổ ốn FDI đã thực hiện trong giao đoạn 2015 - 2017 51
B ng 2.7: T ng vả ổ ốn đầu tư trên tổng diện tích đất s d ng t i các khu ử ụ ạ công nghiệp 52
B ng 2.8: T ng vả ổ ốn đầu tư của khu vực FDI giai đoạn 2001 - 2017 54
B ng 2.9: Giá tr khu v c FDI trong GRDP toàn t nh 56ả ị ự ỉ Bảng 2.10: Đóng góp của FDI vào chuy n dể ịch cơ cấu ngành kinh t 58ế B ng 2.11: Giá tr xu t nh p kh u t khu vả ị ấ ậ ẩ ừ ực FDI giao đoạn 2010 - 2017 59
B ng 2.12: K t qu s dả ế ả ử ụng lao động c a các doanh nghiủ ệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2017 60
B ng 2.13: Thu ngân sách tả ỉnh và đóng góp của khu v c FDI vào thu ngân sách t nh ự ỉ giai đoạn 2001-2017 61
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu các ngành kinh t t nh Bế ỉ ắc Giang giai đoạn 2005-2015 40 Hình 2.2: Mô hình tổ ch c bứ ộ máy th c hiự ện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 63
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTGPMB Bồi thường, giải phóng mặt bằng CCHC Cải cách hành chính
CNH – HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNHT Công nghiệp hỗ trợ
CCVC Công chức, viên chức CSHT Cơ sở hạ tầng
CQNN Cơ quan nhà nước CT-XH Chính trị - xã hộiĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư KCN Khu công nghiệp
KT XH - Kinh tế - xã hộiKHCN Khoa học công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư NNL Nguồn nhân lực PCCC Phòng cháy chữa cháy QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư XTĐT Xúc tiến đầu tư XNK Xuất nhập khẩu
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta
đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao… đặc biệt là về mặt kinh tế Do sự mở rộng hợp tác quốc tế, đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư phổ biến và là nhân
tố quan trọng mà các nhà quản lý, hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm cũng như trong xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia
và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, tất
cả các nước trên thế giới bằng nhiều cách khác nhau đều tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tùy vào trình độ phát triển, nhu cầu khác nhau mà các nước đặt ra các mục tiêu khác nhau trong thu hút các dự án FDI
Sau gần 30 năm thực hiện chủ trương mở cửa kêu gọi, thu hút vốn FDI, dòng vốn FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Dòng vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần tăng năng lực sản xuất, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm nhiều việc làm; mở rộng quan hệ thương mại và khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Đối với Bắc Giang, tính đến hết năm 201 , toàn tỉnh có 7 308 dự án FDI còn hiệu lực và triển khai thực hiện với số vốn đăng ký đạt trên 4 tỷ USD của 1 quốc gia và 4 vùng lãnh thổ
Các dự án FDI đầu tư trên địa bàn thời gian qua đã có những đóng góp đáng
kể vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang như: Bổ sung nguồn -
Trang 12vốn cho nền kinh tế; tăng thu ngân sách nhà nước; giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao mức sống của người dân; gia tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng quan
hệ đối ngoại; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh;…
Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI của tỉnh Bắc Giang còn nhiều bất cập:
(1) Cơ cấu đầu tư FDI còn bất hợp lý dẫn đến mất cân đối trong phát triển giữa các ngành kinh tế, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH HĐH; -
(2) Hoạt động chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI với các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự hiệu quả;
(3) Các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Bắc Giang chủ yếu sử dụng công nghệ lạc hậu, gia công, lắp ráp là chủ yếu;
(4) Việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa thực sự tạo ra động lực cho các doanh nghiệp nói riêng và cả ngành công nghiệp của tỉnh phát triển
Kết quả sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài của tỉnh Bắc Giang còn chưa khai thác hết tiềm năng, chưa tận dụng được lợi thế, cơ cấu vốn FDI chưa hợp lý, chưa
có nhiều dự án FDI đầu tư vào khu vực nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp Đối tác đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong; chưa kêu gọi được nhiều
dự án của các đối tác có thế mạnh về công nghệ như Nhật Bản, Mỹ, EU Một số dự
án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, nhiều lao động nhưng mức độ đóng góp vào ngân sách của tỉnh còn hạn chế; các dự án FDI thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phần lớn nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, thiết bị để lắp ráp, tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy tỉnh Bắc Giang cần có sự điều chỉnh về chủ trương, định hướng cũng như chính sách mở cửa, hội nhập cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh với mục tiêu nâng cao cả về
số lượng và chất lượng dòng vốn, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nâng cao hiệu quả đóng góp của các dự án FDI đối với nền kinh tế của tỉnh
Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025”
Trang 132 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
* Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Đại - học Đà Nẵng năm 201 của tác giả Nguyễn Thị Ánh Linh với đề tài "Giải pháp thu 2 hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế":
Hướng tiếp cận của Luận văn tương đối giống với hướng tiếp cận mà tác giả đang nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp này, tuy nhiên đây là một công trình nghiên cứu tại một địa phương khác, thời gian nghiên cứu cũng đã khá lâu
Kết quả nghiên cứu của Luận văn trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu
tư trực tiếp nước ngoài; đánh giá thực trạng thu hút FDI vào địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 2011, trong đó đã rút ra được 05 ưu điểm, 05 hạn chế và - nguyên nhân của nó; Luận văn cũng đề xuất 06 nhóm giải pháp với 16 giải pháp cụthể
Hạn chế của Luận văn trên là chưa đề xuất được nhiều những giải pháp có tính chất quyết định bởi yếu tố con người, các giải pháp mà luận văn đề xuất chủ yếu liên quan đến việc cần phải đầu tư, cần phải có cơ chế ưu đãi nên tính thực thi
là khó khăn bởi nguồn lực có hạn, cơ chế ưu đãi cũng phải phù hợp quy định của pháp luật Ngoài ra, các giải pháp mà Luận văn trên đề xuất cho giai đoạn 2012 -
2015 là khá ngắn, thiếu tầm nhìn dài hạn
* Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2016 của tác giả Vũ Văn Cường với đề tài "Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang":
Cách tiếp cận của Luận văn trên chủ yếu tập trung vào chất lượng, cơ cấu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh, có thể nói đây là cách tiếp cận về chất lượng dòng vốn, còn luận văn của tác giả đang thực hiện là tiếp cận về
số lượng dòng vốn Luận văn trên đã nghiên cứu các cơ sở lý luận về chất lượng, cơ cấu của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố ảnh hướng đến cơ cấu của FDI; đánh giá, phân tích thực trạng của cơ cấu FDI vào địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm qua, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, định hướng, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng FDI vào địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo
Trang 14Kết quả nghiên cứu đã đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn vốn FDI vào địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2001 đến 2015, phân tích, đánh giá và rút ra 05 hạn chế về chất lượng dòng vốn FDI đã đầu tư vào địa bàn bao gồm: (1) mất cân đối trong cấu trúc vốn theo góc độ ngành và địa phương; (2) mất cân đối trong cấu trúc dòng vốn theo trình độ công nghệ, đối tác đầu tư; (3) tác động lan tỏa của dòng vốn FDI vào năng suất lao động của tỉnh chưa cao; (4) đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô vốn đầu tư (5) vốn FDI gây ra nhiều tác động bất lợi tới môi trường Từ đó đưa ra 05 định hướng và đề xuất 07 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng FDI vào địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo.
Các định hướng và nhóm giải pháp mà luận văn trên đề xuất khá toàn diện, tuy nhiên mới chủ yếu tập trung vào việc xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và công tác tiền kiểm, hậu kiểm trong quản lý các
dự án FDI; luận văn trên chưa đề xuất được các giải pháp mang tính chủ động tìm kiếm nhà đầu tư chất lượng cao thông qua công tác xúc tiến đầu tư, công tác ngoại giao giữa các vùng, miền hay chính quyền cấp tỉnh với các vùng, miền, tỉnh bạn tại các nước phát triển, có tiềm lực về vốn và công nghệ
* Bài báo khoa học trên tạp chí BizLIVE.vn với tiêu đề "30 năm thu hút FDI vào Việt Nam, Việt Nam được gì, mất gì?":
Về hướng tiếp cận, thực chất đây là một bài phỏng vấn đối với Giáo sư, Tiến
sỹ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) của nhóm phóng viên Bizlive nhân dịp tổng kết 30 năm công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; theo đó bài viết này đề cập đến những cái được và cái mất của Việt Nam trong 30 năm thực hiện công tác thu hút FDI
Nội dung bài viết được Giáo sư và nhóm phóng viên đưa ra nhận định, đánh giá hết sức khoa học, thuyết phục về những vẫn đề được và mất của Việt Nam trong việc thu hút FDI, bài viết cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những cái được có thể
và chưa thể lượng hóa và cũng giúp người đọc hiểu rõ hơn về một số nhìn nhận, quan điểm lệch lạc về những tác động tiêu cực của FDI như:
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, trong đó có đóng góp của FDI khoảng từ 22
Trang 15- Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công ngh ệp lớn, tăng kim ngạch ixuất khẩu, tác động tích cực đến cán cân thương mại
- Mặt tiêu cực của FDI luôn luôn tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào tiếp nhận đầu tư, việc giảm thiểu tác động tiêu cực trên như thế nào, có hiệu quả hay không là do hiệu năng quản lý nhà nước của chúng ta;
- Nguyên nhân vì sao chúng ta không đáp ứng kỳ vọng về phát triển công nghiệp phụ trợ, theo đó bài viết chỉ ra việc chúng ta không nên tham gia vào chuỗi công nghiệp phụ trợ có tính thay đổi liên tục trong thời gian ngắn khi chúng ta chưa
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xây dựng giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang, phù hợp với điều kiện thưc tế của địa
Trang 16phương trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về FDI và thu hút FDI trong phát triển kinh tế địa phương;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua (trong 03 năm từ 2015 đến 2017 có khái quát thực trạng các giai đoạ, n
trước 2015): thành công, hạn chế cùng các nguyên nhân;
- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội
5 Đối tượng và pham vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
thu hút FDI Hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê và tổng hợp tài liệu, số liệunhằm hệ thống hóa cơ sở
lý luận về FDI, đưa ra số liệu các năm tại địa bàn nghiên cứu và một số địa phương lân cận Tác giả thu thập các tài liệu có cơ sở lý luận về FDI thông qua các cuốn sách, các tài liệu về FDI được WTO, IMF, Luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các công trình đã nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây, các bài báo khoa học nhằm tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài Số liệu dùng để phân tích, đánh
Trang 17Giang hằng năm, các loại báo cáo về lĩnh vực FDI trên địa bàn của UBND tỉnh do
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp tham mưu
- Phương pháp phân tích, đánh giá nhằm đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để từ đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Từ các số liệu thu thập được hằng năm về tổng số vốn FDI
đã đăng ký, tổng số vốn đã thực hiện; các số liệu về đóng góp của FDI cho nền kinh
tế như xuất, nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách, sử dụng lao động, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tác giả đã phân tích, đánh giá và so sánh giữa các năm trên cùng địa bàn và so sánh giữa địa bàn Bắc Giang với các địa bàn có cùng điều kiện để tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao khả năng thu hút và hiệu quả thu hút FDI vào địa bàn những năm tiếp theo
7 Kết cấu Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: ơ sở lý thuyết về FDI và thu hút FDI trong phát triển kinh tế địa C phương
- 2017 Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang đến năm 2025
Trang 18C HƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Tổng quan về FDI
1.1.1 Khái niệm FDI
FDI Song Hiện nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến khái niệm
tất cả đều cố gắng khai thác một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề nhằm khái quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này Có thể kể đến một vài quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Theo IMF thì FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực
sự đối với doanh nghiệp của mình đặt tại nền kinh tế đó
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [Khoản 1, Điều 2]
Như vậy, có thể thấy dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Nhà đầu tư nước ngoài có một lượng vốn lớn đầu tư sang một quốc gia khác và tuân thủ theo các quy định của pháp luật do nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận cao Quá trình đầu tư ra
Trang 19thành tựu khoa học và công nghệ Đó là hệ quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản vượt qua giới hạn khuôn khổ của một quốc gia, đòi hỏi phải được thoát ra khỏi lãnh thổ để tiếp tục quá trình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà tư bản
1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn FDI
FDI có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, chủ đầu tư dòng vốn FDI là chủ sở hữu vốn Chủ sở hữu vốn FDI thực hiện quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư dưới hình thức 100% vốn thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư trong vốn điều lệ của doanh nghiệp Thu nhập từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ lãi được chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần góp vốn đó
Thứ hai, dòng vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn điều lệ (mức vốn mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào doanh nghiệp) mà nó còn bao gồm cả phần vốn vay của nhà đầu tư
để triển khai thực hiện dự án cũng như vốn đầu tư được trích lại từ lợi nhuận sau thuế của kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Vì vậy nước sở tại phải có chính sách về tài chính phù hợp, tránh trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chỉ đưa một lượng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước sở tại để thực hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận dự án
Thứ ba, dòng vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp từ nước ngoài,
vì vậy đối với nước tiếp nhận dự án đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hết sức cần thiết cho nền kinh tế Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn liền với các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, khai thác khoáng sản Việc triển khai thực hiện các dự án đòi hỏi phải có thời gian để các nhà đầu tư đầu tư và thu hồi vốn Do đó, các dự án FDI thường có thời hạn đầu
tư dài, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, có tính ổn định cao tại nước tiếp nhận đầu tư
Trang 20Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu
tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư đến các nước khác nhưng không nắm quyền quản lý, điều hành, thông qua các công
cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp là
có thời gian hoạt động ngắn, biến động bất thường hơn vì đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Thứ tư, dòng vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, họ mang vốn đến nước khác để đầu tư nhằm thu lợi nhuận Vì vậy khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia (nợ công) Đây là một ưu điểm so với các nguồn vốn đầu
tư nước ngoài khác như vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước
sở tại sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn so với các khoản vốn vay quốc gia khác do không tạo gánh nặng nợ công Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cho nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Để được gọi là vốn FDI thì nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn nhất định trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, tỷ lệ này tùy theo quy định của từng quốc gia và được thay đổi theo từng giai đoạn
Thứ năm, dòng vốn FDI là hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu lợi nhuận cao
và các nhà đầu tư nước ngoài quyết định về quy mô vốn và sử dụng vốn FDI Do các nhà đầu tư luôn hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nên có thể gây ra nhiều bất lợi, tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nước tiếp nhận đầu tư như vấn đề gian lận thương mại, chuyển giá, ô nhiễm môi trường…
Thứ nhất, số lượng dòng vốn FDI: Thể hiện số lượng các dự án, quy mô vốn đăng ký của các dự án FDI vào các địa phương trong một khoảng thời gian xác định Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn
Trang 21nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về số vốn thu hút được mà chưa quan tâm, chú trọng đến các tác động lan tỏa, chất lượng, hiệu quả của các dự án FDI
Thứ hai, chất lượng dòng vốn FDI là thuộc tính bên trong của dòng vốn, được thể hiện ở cấu trúc dòng vốn, tính hiệu quả của dòng vốn và tác độn an tỏa của nó g lđến các đối tượng hưởng lợi
Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế nhằm phụ vụ các mục tiêu phát triển mọi mặt của đời sống c kinh tế xã hội Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn hiện nay - cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với định hướng, quan điểm phát triển kinh tế bền vững, quan tâm về số lượng, nhưng phải chú trọng đến chất lượng cũng như tác động lan tỏa của dòng vốn FDI Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của các địa phương Vì vậy, mục tiêu thu hút vốn FDI cần trả lời được các câu hỏi đặt ra đó là:
- Thu hút vốn FDI có phù hợp với chủ trương, quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương hay không
- Có những đóng góp gì cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.-
- Có tác động bất lợi gì đến đến môi trường sinh thái, an ninh trật tự, an toàn
xã hội, cuộc sống của nhân dân hay không
Thu hút vốn FDI vào địa phương phải tránh tư tưởng chạy theo số lượng các
dự án, quy mô vốn đăng ký, thu hút bằng mọi giá mà phải kết hợp, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI với mục đích gắn kết giữa phát triển nhanh và bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
Mặt số và chất lượng dòng vốn FDI là hai mặt của một vấn đề thu hút và sử dụng FDI của mỗi địa phương Các địa phương luôn cần phải quan tâm đến cả hai mặt Tuy nhiên, trên từng khía cạnh cụ thể thì hai mặt này có vẻ như mâu thuẫn với nhau Nếu chúng ta chú trọng thu hút các dòng vốn FDI có chất lượng cao thì có thể trong một giai đoạn nhất định sẽ không bảo đảm mặt số lượng và ngược lại Vì vậy, các địa phương tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể “ưu tiên” mặt
Trang 22nào hơn
1.1.3 Vai trò của FDI
1.1.3.1 Với nước đầu từ FDI (chính quốc)
- Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Đó là việc tăng năng suất cận biên của vốn nhờ vào việc chuyển vốn từ nơi thừa vốn (nước đầu tư), có năng suất cận biên vốn thấp đến nơi thiếu vốn (nước nhận đầu tư) có năng suất cận biên vốn cao
- Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoặc nộp thuế cho chính quốc thông qua việc nhập nguyên vật liệu giá cao từ chính quốc vào nước nhận đầu tư, xuất sản phẩm, thành phẩm giá thấp từ nước nhận đầu tư về chính quốc
- Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa; kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm
- Khai thác nguồn tài nguyên, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác
- Tranh thủ những ưu đãi từ nước nhận đầu tư như: miễn, giảm thuế, tiền thuê đất
1.1.3.2 Với nước nhận đầu tư FDI (nước sở tại)
- Trước hết, FDI cung cấp vốn bổ sung cho các nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước Hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển đều có nhu cầu về vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nổi bật là các nước ASEAN và Đông Á, nhờ
có FDI đã giải quyết một phần khó khăn về vốn nên đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá đất nước, đã và đang trở thành những nước NICS
- Thứ hai, cùng với việc cung cấp vốn, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ
từ nước đầu tư hoặc các nước khác sang nước nhận đầu tư Nhờ FDI, các nước chủ nhà có điều kiện tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới Quá trình đưa công - nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế Đồng thời, FDI cũng tạo điều kiện cho các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, giúp cho lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp, góp
Trang 23- Thứ ba, FDI tác động mạnh đến việc chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Cơ cấu đầu tư thay đổi kéo theo sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, theo vùng, theo thành phần kinh tế
- Thứ tư, FDI giúp cho chủ nhà sẽ có thêm
rộng kinh tế quốc tế và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động maketing được mở rộng không ngừng Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực Như vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có
cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu,
- Thứ năm, FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế của các công ty nước ngoài như thuế đất, mặt nước, nước biển, thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩu
- Thứ sáu, FDI góp phần giải quyết việc làm Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động, giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân
Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng có thể có những tác động tiêu cực như làm mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ; yếu kém trong chuyển giao công nghệ; làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường chiếm lĩnh ; thị trường nội địa của các doanh nghiệp trong nước ảnh hưởng đến an ninh quốc ; gia, trật tự, an toàn xã hội đòi hỏi các quốc gia thu hút FDI phải có sự theo dõi, quản lý và có các chính sách thích hợp nhằm tăng cường thu hút FDI nhưng cũng đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực
1.1.4 Mục tiêu và các xu hướng thay đổi mục tiêu thu hút dòng vốn FDI vào địa phương
1.1.4.1 Mục tiêu thu hút FDI của địa phương
Các địa phương có chủ trương tăng cường thu hút vốn FDI nhằm vào những mục tiêu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển: Bên cạnh vốn ngân sách, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước, khu vực tư nhân, thì
Trang 24vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển của địa phương Hoạt động thu hút vốn FDI là kênh huy động vốn lớn, quan trọng cho phát triển kinh tế, FDI tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao mức sống của nhân dân địa phương Bên cạnh đó, dòng vốn FDI không tạo ra áp lực nợ công như đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính chức (ODA) Nguồn vốn FDI có thể được đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và thường
là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh nên góp phần để tăng trưởng kinh tế bền vững
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững: Việc thu hút FDI hướng tới các dòng vốn có giá trị gia tăng, công nghệ ngày càng cao hơn, các dòng vốn xuất phát từ các nước phát triển hơn, từ các nhà đầu tư
có tiềm lực tài chính, trình độ quản lý tiên tiến hơn nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ nhanh hơn Bên cạnh đó, các địa phương bắt đầu có sự lựa chọn cơ cấu dòng vốn hợp lý hơn nhằm phát triển nền kinh tế địa phương theo chiều sâu, các dự
án thân thiện với môi trường hơn nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững
Thứ ba, khai thác có hiệu quả các nguồn lực: Mỗi quốc gia hay các địa phương đều có những tiềm năng, thế mạnh về lực cho phát triển Vốn FDI có vai trò thúc đẩy và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên như: Đất đai, lao động, khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý….từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội.-
Thứ tư, giải quyết việc làm cho người lao động: FDI có vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết việc làm, thông qua thu hút các dự án FDI để giải quyết việc làm cho các lao động địa phương, cả lao động trực tiếp và gián tiếp Bên cạnh đó, các dự án FDI thường gắn với quy trình quản lý khoa học, tiên tiến, có trình độ công nghệ cao nên sẽ góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề, tạo lập tác phong lao động công nghiệp cho người lao động Đối với các địa phương chưa có công nghiệp phát triển, FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là lao động trong khu vực nông thôn
Trang 25tế địa phương: Theo định hướng chung của Chính phủ, khuyến khích các địa phương thu hút dòng vốn FDI có công nghệ tiên tiến, hạn chế các công nghệ lạc hậu, do đó FDI kích thích chuyển giao công nghệ vào các địa phương ở các nước đang phát triển Công nghệ là yếu tố quyết định tới năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của một nền kinh tế Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu Vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển công nghệ của địa phương tiếp nhận đầu tư Khi triển khai các dự án FDI các chủ đầu tư không chỉ di chuyển vào đó vốn bằng tiền, máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà còn cả vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết kỹ thuật và quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường cũng như đưa vào chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực đó hoặc đào tạo chuyên gia của địa phương để phục vụ dự án
Thứ sáu, tăng thu cho ngân sách địa phương: Với tiềm lực tài chính cùng trình
độ công nghệ vượt trội, trình độ quản lý cũng như khả năng tiếp cận thị trường, các
dự án FDI có khả năng tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, có giá trị gia tăng cao,
có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đi kèm với đó là năng uất, chất lượng ssản phẩm, dịch vụ cao hơn, lợi nhuận cũng cao hơn, đóng góp vào ngân sách các địa phương cũng cao hơn Vốn FDI cũng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào ngân sách các địa phương thông qua việc nộp các loại thuế như: Xuất nhập khẩu, VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân…
Có thể nói, kinh tế của mỗi địa phương là một bộ phận của nền kinh tế đất nước, việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương góp phần làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn Tuy nhiên, chủ trương, quan điểm, định hướng phát triển kinh tế của mỗi địa phương không thể nằm ngoài chính sách phát triển kinh tế của đất nước Hiện nay, Chính phủ đã thực hiện phân cấp và trao quyền quyết định việc cấp phép hầu hết các dự án FDI cho các địa phương (Trừ một số dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Đầu tư), các địa phương cần có chính sách thu hút FDI sao cho vừa đảm bảo khung chính sách chung của Chính phủ, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương Mỗi địa phương đều có những điều kiện riêng về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, những thuận lợi, khó khăn riêng do vậy việc vận dụng sáng tạo các chủ trương,
Trang 26chính sách thu hút FDI của Nhà nước và phát huy tối đa những thế mạnh riêng sẽ giúp cho địa phương thu hút được những dự án FDI có chất lượng, đem lại nhiềukết quả tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và đóng góp chung vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
1.1.4.2 Xu hướng thay đổi mục tiêu thu hút dòng vốn FDI vào địa phươngThực tiễn đã cho thấy, không th ph nh n vai trò c a dòng v n FDI trong ể ủ ậ ủ ố
thời gian vừa qua đố ới v quá trình hội nhập kinh tế và ựi s phát tri n kinh t - xã hể ế ội
của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng
Khu vực FDI đã tạo ra m t ngu n v n vô cùng quan trộ ồ ố ọng cho đầu tư đ, óng góp không nh trong thành t u phát tri n n n kinh t cỏ ự ể ề ế ủa các địa phương như: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, kích thích kh ả năng cạnh tranh c a các ủdoanh nghi p, c i thiệ ả ện trình độ công ngh ệ trong nước, tăng thu ngân sách cho các
địa phương… Ngoài những m t tích cặ ực thì FDI cũng nảy sinh nhi u về ấn đề như: Hủy hoại môi trường; th t thoát tài nguyên thiên nhiên; h n ch chuy n giao công ấ ạ ế ểngh ; thâm dệ ụng lao động, đặc biệt là lao động n ; m t tr t t an toàn xã h i, an ữ ấ ậ ự ộninh chính trị trên địa bàn;…
Xu hướng thay đổi dòng vốn FDI vào các địa phương tùy thuộc vào trình độphát tri n cể ủa các địa phương trong từng giai đoạn phát tri n ể Giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp FDI chủ yếu là nhằm để bù đắp những thiếu hụt về nguồn vốn để khai thác và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên và lao động của địa phương nhằm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều rộng Vì vậy, các địa phương quan tâm chủ yếu đến mặt số lượng của dòng vốn FDI Các chính sách kêu gọi FDI chủ yếu nhằm tăng cường thu hút được nhiều vốn
và nhiều nhà đầu tư nước ngoài Giai đoạn sau: Khi nền kinh tế địa phương phát triển hơn, chính quyền địa phương khi thu hút FDI bắt đầu chú ý nhiều hơn đến vấn
đề hiệu quả của dòng vốn và tác động lan tỏa tích cực của dòng vốn đến phát triển , kinh tế bền vững hơn Điều đó có nghĩa là mặt chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm nhiều hơn
1.1.5 Các hình thức FDI cơ bản
FDI có nhiều hình thức nhưng trong phạm vi của luận văn tác giả chỉ đề cập
Trang 27Nam Đó là: hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức DN liên doanh, hìnhthức DN 100% vốn nước ngoài
án cũng như nhu cầu, khả năng và mong muốn của các nhà đầu tư
* Ưu điểm của BCC: thủ tục thành lập và triển khai thực hiện tương đối đơngiản, giúp dự án nhanh đi vào SXKD Việc không thành lập pháp nhân mới giúp cácnhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính, chi phí vận hành DN sau khi thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể DN Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình SXKD Trong quátrình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư
* Nhược điểm của BCC: Việc không thành lập pháp nhân mới khiến dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi phân chia lợi nhuận và thực hiện quyền quản lý công ty Quyền quản lý dự án sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư sẽ có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiềuvốn hơn Trong khi đó pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của cácbên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC Do vậy, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn đượchình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy
ra Ngoài ra, việc không thành lập pháp nhân mới có thể hạn chế khả năng khuyếchtrương thương hiệu ra bên ngoài Đây cũng là yếu tố để các nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi thực hiện đầu tư
Trang 28Hình thức BCC đang ngày càng trở nên phổ biến và được các nhà đầu tưtrong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễnthông, khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm…ưu tiên lựa chọnkhi tiến hành hoạt động đầu tư của mình
1.1.5.2 Hình thức doanh nghiệp liên doanh
DN liên doanh là DN do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc DN có VĐT nước hợp tác với DN Việt Nam hoặc các DN liên doanh hợp tác với nhà ĐTNN trên cơ sở hợpđồng liên doanh
* Đặc điểm của DN liên doanh: Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình Các bên tham gia liên doanh phân chia lợinhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặctheo thoả thuận giữa các bên
* Ưu điểm của DN liên doanh: đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà ĐTNN Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia DN liên doanh,nhà đầu tư được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn domôi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ, nhờ có bên Việt Nam, nhà ĐTNN
sẽ am hiểu về MTĐT hơn và hạn chế được các rủi ro trong đầu tư
* Nhược điểm của DN liên doanh: DN liên doanh có nguy cơ bị lộ bí quyếtcông nghệ cho đối tác về lâu dài Hạn chế khả năng kiểm soát đối với các chi nhánh
ở nước ngoài trong một số trường hợp Nước chủ nhà cũng có thể gặp bất lợi nếu trình độ quản lý yếu kém hơn nhiều so với phía nước ngoài, dễ bị phía nước ngoài chi phối, hiệu quả đầu tư có thể không cao như dự kiến Mặt khác, việc liên doanhthành lập pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau về ngôn ngữ, về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, rất dễ nảy sinh nhữngmâu thuẫn giữa các bên mà không dễ gì giải quyết
Trang 291.1.5.3 Doanh nghiệp 100% VĐT nước ngoài
DN 100% VĐT nước ngoài là DN thuộc sở hữu của Nhà ĐTNN do NhàĐTNN thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh
* Đặc điểm của DN 100% VĐT nước ngoài: được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp GCNĐT Vốn pháp định ít nhất phảibằng 30% VĐT DN 100% VĐT nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà ĐTNN để đầu tư thành lập DN 100% VĐT nước ngoài mới
* Về ưu điểm: mang lại nhiều lợi thế cho cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu
tư Nước nhận đầu tư không phải góp vốn và không phải chịu trách nhiệm về kếtquả kinh doanh của đầu tư đối với những lĩnh vực có độ rủi ro cao hoặc với nhữngngành sản xuất mới Với phía nước ngoài thì đây cũng là hình thức được ưa chuộng bởi ngoài việc tuân thủ những quy định có tính pháp luật của nước nhận đầu tư thì bên phía nước ngoài được toàn quyền trong việc điều hành và quản lý DN củamình, không bị bất kỳ sự can thiệp nào khác Vì không phải chia sẻ quyền sở hữu vàlợi nhuận nên nhà ĐTNN rất tích cực đầu tư, thiết bị, công nghệ mới, tích cực đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, cán bộ quản lý
* Về nhược điểm: hình thức này có chi phí thành lập và rủi ro hoạt động cao hơn so với các hình thức khác Việc quản lý và sử dụng nhân công của nhà ĐTNN phải có hệ thống quản lý phù hợp, nếu không sẽ dễ phát sinh bất đồng
Trang 30Theo như cách hiểu này thì thu hút FDI là tổng hợp của những công cụ chính sách nhằm tạo ra các lực đẩy cho nền kinh tế theo hướng đã định
1.2.2 Các hoạt động thu hút FDI
1.2.2.1 Ban hành các chính sách, quy định pháp luật về thu hút FDI
ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp luật liên quan đến FDI bao gồm sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các văn bản pháp quy để điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm định hướng FDI theo mục tiêu đề ra, cụ thể như:
- Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư.
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư.
- Chính phủ (2013), Nghị quyết, 103/NQ CP, Định hướng nâng cao hiệu quả
-thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới…
1.2.2.2 Bố trí bộ máy và nhân sự có chức năng thu hút FDI
* Quốc hội: Là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm phê chuẩn và ban hành hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư, quyết định đường lối, chiến lược
và các chủ trương đầu tư; trong đó có việc chấp thuận các dự án đầu tư FDI lớn
* Chính phủ: Có trách nhiệm quản lý toàn diện và thống nhất lĩnh vực đầu tưbao gồm: Chỉ đạo toàn diện việc quản lý FDI, quyết định chấp thuận một số dự án đầu tư thuộc thẩm quyền, cho ý kiến chấp thuận đối với một số dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo quy định, phân cấp quản lý, chấp thuận đầu tư cho cấp dưới
* Các Bộ:
y
Bộ kế hoạch đầu tư: Trình Chính phủ các dự luật, pháp lệnh, văn bản quphạm có liên quan đến đầu tư Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu tư để đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và nước ngoài Cấp giấy phép đầu tư và
Trang 31hướng dẫn với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài Quản lý việc lập, kiểm tra, xét duyệt các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế xă hộ- i
Bộ xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn Ban hành các tiêu chuẩn quy phạm, qu chuẩn xây dựng Theo dõi, kiểm tra chất lượng các công y trình
Bộ tài chính: Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý về tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong đầu tư và xây dựng Giám sát các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính thực hiện các nhiệm vụ, huy động vốn, cho vay vốn, bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu
Các Bộ có liên quan: Các Bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn bảo tàng di tích di sản văn hoá, quốc phòng,
an ninh, phòng cháy chữa cháy… Có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến dự án FDI
* UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Có trách nhiệm quản lý toàn diện đối với lĩnh vực FDI trên địa bàn trong đó có việc phân cấp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc quản lý về lĩnh vực này
1.2.2.3 Các hoạt động xúc tiến đầu tư
Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất là người đại diện cho quyền lợi của cả cộng đồng quốc gia Vì vậy chỉ có nhà nước mới có đủ tư cách, sức mạnh, tiềm lực
để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và của cá nhân người nước ngoài Chức năng bảo hộ của nhà nước được thực hiện trước hết ở việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài Ngoài việc bảo hộ các quyền của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, Nhà nưoqức Việt Nam nói chung và các cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện một số hình thức và phương thức xúc tiến đầu tư như:
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ, cơ chế ưu đãi đối với nhà đầu tư;
- Kế gọi đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI thông qua các kênh như: Ngoại giao, các hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông
Trang 321.2.2.4 Cấp phép và thu hồi giấy phép đầu tư
, Các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp tiến hành vận động hướng dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng dự án đầu tư, lập hồ sơ
dự án, đàm phán, ký kết hợp đồng, thẩm định và cấp giấy phép
Sau khi cấp phép các dự án, việc quản lý các dự án đầu tư tiếp tục được các
cơ quan chức năng và chính quyền các cấp thực hiện thông qua các công cụ quản lý nhà nước nhằm:
+ Điều chỉnh, xử lý những phát sinh trong quá trình hoạt động, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp
, các nghành + Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp
có liên quan đến hoạt động đầu tư, kiểm tra kiểm soát và xử lý những vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo quy định của nhà nước về giấy phép đầu
tư, các cam kết của các nhà đầu tư
1.2.2.5 Theo dõi, kiểm tra hoạt động thu hút và sử dụng FDI
y Căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và các qu định của pháp luật, các
cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình đàm phán triển khai và thực hiện dự án đầu tư để có biện pháp đưa các hoạt động này vận động theo quy định thống nhất Hoạt động kiểm tra, giám sát còn là công cụ phản hồi thông tin quan trọng để chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, quy định đã được ban hành Ngoài ra hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát còn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ những khó khăn trong khi triển khai và đưa dự án vào hoạt động
Việc theo dõi, kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đối với việc sử dụng FDI giúp chúng ta kiểm soát được việc các nhà đầu tư có sử dụng đủ số vốn đã đăng ký hay không, có sử dụng đúng mục đích như cam kết hay không
1.2.2.6 Tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ cho các dự án FDI
Một quốc gia giữ được ổn định chính trị và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng bỏ vốn vào kinh doanh tại một quốc gia Ổn định chính trị là điều kiện trước tiên đảm bảo an toàn cho sự vận đó
Trang 33động của các hành vi kinh tế Vì vậy, ổn định chính trị là yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn một nước là địa bàn đầu tư
Việc tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và khuyến khích FDI định hướng theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế của một quốc gia và phù hợp với thông
lệ và luật pháp quốc tế là một việc làm cần thiết để các nhà đầu tư có thể yên tâm, tin tưởng khi đầu tư vào lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư Tại Việt Nam hiện nay, cơ chế quản lý kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch và các công cụ quản lý khác; Nhà nước đóng một vai trò điều hành kinh tế vĩ
mô, nhằm phát huy các mặt tích cực ngăn ngừa các mặt tiêu cực của hoạt động FDI Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam mang tư cách pháp nhân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; nhưng pháp luật đó có tính khuyến khích đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế
1.3 Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút FDI vào địa phương
Để đo lường, đánh giá mức độ thu hút FDI cần có nhiều chỉ tiêu đánh giá,
trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thu hút FDI gồm:
- Lượng vốn FDI bình quân trên 01 ha đất;
- Tỷ lệ vốn FDI đã thực hiện/ vốn FD đã đăng ký;I
- Số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI vào địa bàn;
- Số lĩnh vực có dự án FDI hoạt động
Ngoài ra, luận văn có sử dụng đến một số tiêu chí đánh giá khả năng thu hút đầu tư FDI thông qua các yếu tố cấu thành khả năng thu hút FDI trong phát triển kinh tế địa phương, có xem xét đến mối tương quan giữa các địa phương với nhau,
cụ thể là lợi thế cạnh tranh của địa phương trong thu hút đầu tư FDI dựa trên dữ liệu thu thập được từ điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), một trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nước Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) từ năm 2005 PCI được sử dụng như một
công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế
Trang 34của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 10 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, gồm:
(1) Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số thành phần này đo lường thời gian
và mức độ khó, dễ mà DN trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh Chi phí này càng cao thì khả năng thu hút FDI càng thấp và ngược lại
(2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Chỉ số thành phần này
đo lường mức độ khó khăn mà DN gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằngcho kinh doanh và mức độ ổn định trong sử dụng đất
- Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng DN có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay không, DN có đang thuê lại đất của DN nhà nước không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương
- Khía cạnh thứ hai là đánh giá cảm nhận của DN về những rủi ro trong quátrình sử dụng đất (ví dụ như rủi ro từ việc bị thu hồi đất, định giá không đúng, thayđổi hợp đồng thuê đất) cũng như thời hạn sử dụng đất
(3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Chỉ số thành phần này đo lường khả năng DN có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cầnthiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể dự đoán được của các quy định và chính sách mới, việc các quy định đó có được đưa ra tham khảo ý kiến DN trước khi ban hành hay không và mức độ phổ biến của trang website tỉnh
(4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Chỉ số thành phần này đo lường thời gian mà các DN phải bỏ ra khi chấp hành các TTHC, cũngnhư mức độ thường xuyên và thời gian DN phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra Như vậy, chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chi phí thời gian: thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến TTHC và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra
(5) Chi phí không chính thức: Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí không chính thức DN phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho
Trang 35(6) Tính năng động và tiên phong: Chỉ số thành phần này đo lường tính sángtạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chínhsách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho DN
(7) Dịch vụ hỗ trợ DN: Chỉ số thành phần này đo lường chất lượng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tin pháp luật cho DN, tìm kiếm đối táckinh doanh, v.v Chỉ số thành phần này nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địaphương trong việc trợ giúp các DN
(8) Đào tạo lao động: Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lượng những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm
hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm cho lao động địa phương
(9) Thiết chế pháp lý: Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của DN tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc DN có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà DN
có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phươnghay không
(10) Cạnh tranh bình đẳng: đây là chỉ số thành phần mới được bổ sung; phản ánh mức độ ưu tiên, quan tâm của tỉnh giữa khu vực kinh tế tư nhân, FDI với khu vực kinh tế nhà nước, có sự ưu đãi hay gây trở ngại đối với DN hay không Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở trên, để xem địa phương đã khai thác tốt khả năng trong thu hút FDI hay chưa và mức độ đáp ứngyêu cầu của địa phương đối với nhà đầu tư theo từng yếu tố trên như thế nào
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI
1.4.1 Các nhân tố liên quan đến môi trường quốc tế
- Môi trường kinh tế thế giới: Đó là việc kinh tế thế giới đang trong xu thế tăng trưởng, ổn định hay đang suy thoái Nếu kinh tế thế giới đang trong xu thế tăng trưởng, ổn định thì các nhà đầu tư sẽ tích cực và yên tâm đẩy mạnh đầu tư trong đó
Trang 36có đầu tư ra nước ngoài Ngước lại, nếu xu hướng kinh tế thế giới đang suy thoái thì các nhà đầu tư sẽ phải giảm đầu tư trong đó có giảm đầu tư ra nước ngoài
- Hướng chuyển dịch của dòng FDI quốc tế: Nước tiếp nhận đầu tư có đang
là khu vực ưu tiên đầu tư của các nhà đầu tư hay không Yếu tố này là việc nước tiếp nhận đầu tư có nằm trong địa bàn chiến lược của nhà đầu tư hay không; nếu nằm trong địa bàn chiến lược sẽ có cơ hội lớn để tiếp nhận được nhiều nguồn vốn từ nhà đầu tư và ngược lại
1.4.2 Các nhân tố liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư
Đây là những nhân tố cơ bản quyết định đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia, những nhân tố này được coi như là những nhân tố bên trong tác động trực tiếp đến sự di chuyển của dòng FDI vào một quốc gia:
- Chiến lược thu hút vốn phục vụ phát triển kinh tế Chiến lược thu hút vốn :
sẽ cho chúng ta biết cần phải làm những gì, vào thời gian nào và trách nhiệm của từng cấp, ngành, từng cơ quan phải làm gì để thu hút vốn đầu tư; chiến lược cũngcho ta thấy được viễn cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai sẽ ra sao, có phù hợp với định hướng phát triển đất nước hay không
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư: Đây là khả năng tiếp cận khu vực kinh tế quốc tế cũng như khu vực FDI của các doanh nghiệp nội địa, nếu các doanh nghiệp nội địa tiếp cận tốt sẽ đáp ứng được các điều kiện như: cung ứng được các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, tiếp nhận tốt các công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý, chất lượng nhân lực…được chuyển giao thông qua hợp tác sản xuất, kinh doanh Ngược lại, nếu khả năng tiếp cận kém sẽ không phát huy hết khả năng lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực kinh tế nội địa
- Sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội: Sự ổn định chính trị, kinh tế và
xã hội sẽ đem đến cho nhà đầu tư sự yên tâm, tin tưởng rằng sẽ ít có những rủi ro mang tính bất khả kháng xảy ra, kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc khả năng kinh doanh của chính nhà đầu tư là chủ yếu
- Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư quốc gia: Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư của một quốc gia bao gồm: Môi trường chính trị xã hội; hợp tác - quốc tế; tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên; pháp lý, nền hành chính; kinh tế - Tài
Trang 37thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
Vì vậy nó cũng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư FDI; đối với từng địa phương thì nhân tố thuộc môi trường đầu tư quan trọng nhất là sơ :
sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể như:
+ Cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu về thu hút đầu tư FDI: CSHT bao gồm CSHT kỹ thuật và CSHT xã hội như: mạng lưới giao thông hệ thống đường bộ, (đường sắt, đường hàng không), mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ SXKD như cảng biển, sân bay, hệ thống y tế, giáo dục, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác của địa phương đó
có đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư
Chất lượng CSHT kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rấtquan trọng đến dòng vốn FDI vào một nước hoặc địa phương Một hệ thống hạ tầng
kỹ thuật hoàn chỉnh là điều mong muốn của mọi nhà ĐTNN Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi hỏi địa phương tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một CSHT đủ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúcbắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn SXKD khi dự án đi vào hoạt động Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các nhà đầu tư, do vậy các nhà đầu tư sẽ không thể đầu tư vào những nơi mà hệ thống giao thông khó khăn, thiếu phương tiện vận chuyển, liên lạc hay không đủ các ngành dịch vụ hỗ trợ cho quá trình đầu tư SXKD CSHT tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí gián tiếp trong SXKD của các nhà đầu tư Thực tế phát triển tại các quốc gia và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạtầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động SXKD của các nhà đầu tư Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động đầu tư
và phát triển kinh tế Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng là cầu nối giao lưu pháttriển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chởkhông cần thiết Một địa phương mà hạ tầng giao thông kém, không thuận lợi trong
Trang 38vận chuyển hàng hóa, không có sự kết nối với các vùng, khu vực lân cận, các trung tâm kinh tế lớn, chắc chắn sẽ hạn chế khả năng thu hút các nhà ĐTNN đến đầu tư Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin liên lạc được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư Việc chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ làm lỡ cơ hội làm ăn của các nhà đầu tư Một địa phương có hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư hay không thì địa phương đó phải có một hệ thống thông tin liên lạc ổn định, với cước phí rẻ Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư FDI, nhu cầu liên lạc thông tin thông suốt với các đối tác và công ty mẹ ở nước ngoài là rất lớn
Hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước phải được đáp ứng được nhu cầu về năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục cho nhà đầu tư Nếu các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tụcthì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư
+ Khả năng cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng NNL là một bộ phận của :nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Mặt khác NNL là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển KT-XH NNL là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, đóng vai trò trực tiếp đối với quá trình sản xuất ra của cải
NNL vừa là nhân tố để thu hút FDI vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI Trình độ NNL phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng suất lao động cao Lao động không có kỹ năng và trình độ chuyên môn thấp sẽ là nhân tố không hấp dẫn các DN Với nền kinh tế thị trường mọi yếu tố cần thiết cho sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường, ngay cả sức lao động cũng vậy Do đó, khi thị trường sức lao động chưa thực sự chất lượng sẽ buộc các DN phải tự tìm kiếm nguồn đầu vào quan trọng này cho mình, việc này đòi hỏi các chi phí kèm theo và làm phát sinh tăng những khoản mục chi phí mới Chi phí cao tăng lên đồng nghĩavới lợi nhuận kỳ vọng thấp Trong trường hợp đó khó có thể hấp dẫn cao các nhà đầu tư, nhất là các nhà ĐTNN
Do vậy, chất lượng NNL là yếu tố mà các nhà ĐTNN rất quan tâm Đây
Trang 39Các nhà ĐTNN coi đây là một lợi thế so sánh khi lựa chọn địa bàn, lĩnh vực đầu tư Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy sản xuất thì trên phương diện NNL nhà đầu
tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động cũng được coi là một trong những chỉ để các nhà đầu tưcân nhắc trước khi lựa chọn đầu tư
Thực tế ở Việt Nam hiện nay chất lượng NNL đang là điểm yếu cản trở việcthu hút ĐTNN rất, chưa làm hài lòng các nhà đầu tư Việt Nam còn thiếu lao động
có tay nghề cao, kỷ luật lao động chưa tốt, thường xảy ra vi phạm pháp luật, các hiện tượng "đình công, lãn công" trái pháp luật diễn ra khá phổ biến
Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề… Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ và chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của DN, phần lớn các DN sau khi tuyển dụng lao động đều phải tiến hành đào tạo lại lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất Bởi vậy, các địa phương có nguồn lao động dồi dào chưa phải làđiểm mạnh trong thu hút FDI Các địa phương với nguồn lao động có chất lượng, sẽ
là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng côngnghệ cao hoặc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại Ngoài ra yếu tố văn hoá, tập quán của người dân trong vùng cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù , tính
kỷ luật, ý thức trong lao động…Điều này đặt ra cho các địa phương là phải có những giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu về thu hút vốnFDI
+ Khả năng cung ứng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Các nhà đầu tư khi ra :nước ngoài đầu tư, thường mất nhiều thời gian để khảo sát, tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về MTĐT, thị trường tiềm năng, pháp luật, kinh tế, chính trị của nước sở tại trước khi quyết định đầu tư
Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật, thủ tục về ĐTNN có những nội dung còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, tính minh bạch chưa cao, chi phí của nhà đầu tư gia nhập thị trường còn lớn Điều này gây trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư Nắm bắt được vấn đề này, nhiều địa phương đã chủ động cung cấp các loại hình dịch vụcông hoặc tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ DN để thu hút đầu tư như: dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật, tư vấn pháp lý cho các DN giải quyết các
Trang 40tranh chấp vướng mắc trong quá trình đầu tư, dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ cung ứng và tuyển chọn lao động cho nhà đầu tư; tư vấn cho người sử dụng lao động và người lao động về chính sách, chế độ, tiêuchuẩn về lao động, việc làm của Việt Nam; cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ cho DN
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư giữa các nước trong khu vực, giữa các tỉnh, thành trong một nước như hiện nay, bên cạnh các yếu tố cạnh tranh về vị trí địa lý, CSHT, NNL, chính sách ưu đãi về đầu tư,… thì khả năng cungứng các loại dịch vụ hỗ trợ DN đáp ứng kịp thời nhu cầu của DN cũng được coi là một yếu tố góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa phương trong thu hút FDI 1.4.3 Các nhân tố liên quan đến mục tiêu (nhu cầu) thu hút FDI của địa phương
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay địa phương là nhân tố
có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút dòng vốn FDI Mỗi địa phương khác nhau và
ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng khác nhau, -
do đó mục tiêu thu hút FDI cũng khác nhau Các địa phương khác nhau ngoài chiến lược thu hút tổng thể của quốc gia sẽ có định hướng, chính sách, mục tiêu riêng để thu hút FDI cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó Tùy theo từng giai - đoạn phát triển để đặt mục tiêu thu hút FDI: Địa phương phát triển thấp thì thu hút không đặt chất lượng dòng vốn lên đầu và ngược lại
1.4.4 Các nhân tố liên quan đến chính sách thu hút của địa phương
- Chiến lược thu hút FDI của địa phương:
Chiến lược thu hút FDI được thể hiện ở khía cạnh các địa phương đó quan tâm kêu gọi các dự án FDI để phát triển ngành, lĩnh vực nào (công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ) cho phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn phát triển của địa phương; phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh cụ thể của mỗi địa phương
Chiến lược thu hút FDI có ý nghĩa quyết định đến kết quả thu hút vốn FDI của địa phương đó Chiến lược này tập trung ở một số vấn đề như: Định hướng các lĩnh vực thu hút vốn FDI; tiêu chuẩn để xác định phương hướng lựa chọn dự án FDI