1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần kỹ nghệ thiên tân

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình Tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thiên Tân
Tác giả Lê Thị Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • Biểu 2.17:Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 1/2013 (0)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (10)
    • 1.1 Một số vấn đề khái quát về TSCĐHH tại các doanh nghiệp (10)
      • 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐHH trong các doanh nghiệp (10)
        • 1.1.1.1 Khái niệm TSCĐHH (10)
        • 1.1.1.2 Đặc điểm TSCĐHH (10)
        • 1.1.1.3 Vai trò của TSCĐHH (10)
      • 1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình (11)
        • 1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện (11)
        • 1.1.2.2 Phân loại theo nguồn hình thành (quyền sở hữu) (11)
      • 1.1.3 Tính giá tài sản cố định hữu hình (12)
        • 1.1.3.1 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐHH (12)
        • 1.1.3.2 Xác định giá trị TSCĐ trong quá trình nắm giữ, sử dụng (14)
      • 1.1.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐHH tại các doanh nghiệp 15 (15)
        • 1.1.4.1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH tại các doanh nghiệp (15)
        • 1.1.4.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH tại các doanh nghiệp (15)
    • 1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình: Theo quyết định 15/2006 - BTC (16)
      • 1.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định (16)
        • 1.2.1.1 Chứng từ sử dụng (16)
        • 1.2.1.2 Trình tự luân chuyển chứng từ (16)
        • 1.2.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ (17)
      • 1.2.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình (18)
        • 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng (18)
        • 1.2.2.2 Trình tự và phương pháp hạch toán (19)
        • 1.2.2.3 Các hình thức sổ sách kế toán áp dụng (44)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THIÊN TÂN (50)
    • 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần kỹ nghệ Thiên Tân (50)
      • 2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (50)
        • 2.1.1.1 Quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty (50)
        • 2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (50)
        • 2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (51)
        • 2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán (53)
        • 2.1.2.2 Hình thức ghi sổ (54)
        • 2.1.2.3 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty (56)
    • 2.2 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân (57)
      • 2.2.1 Phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty (57)
      • 2.2.2 Đánh giá tài sản cố định (57)
      • 2.2.3 Thủ tục quản lý tăng,giảm tài sản cố định áp dụng tại công ty (57)
      • 2.2.4 Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty (59)
      • 2.2.5 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình tại công ty (77)
        • 2.2.5.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH (77)
        • 2.2.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐHH (88)
        • 2.2.5.3 Kế toán sửa chữa TSCĐHH (90)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THIÊN TÂN (102)
    • 3.1 Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐHH tại công ty (102)
      • 3.1.1 Thế mạnh (102)
      • 3.1.2 Hạn chế (102)
    • 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công (103)
  • KẾT LUẬN (71)
  • PHỤ LỤC (110)
    • Biểu 2.1: Hợp đồng kinh tế về việc mua máy nén bê tông 200 tấn (0)
    • Biểu 2.2: Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ (0)
    • Biểu 2.3:Biên bản thanh lý TSCĐ (0)
    • Biểu 2.4: Hoá đơn GTGT (0)
    • Biểu 2.5: Phiếu thu (0)
    • Biểu 2.6: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (0)
    • Biểu 2.7: Biên bản nghiệm thu và xác nhận khối lượng hoàn thành (0)
    • Biểu 2.8: Sổ đăng ký TSCĐ năm 2013 (0)
    • Biểu 2.9: Sổ chi tiết TSCĐ năm 2013 (0)
    • Biểu 2.10: Bảng tổng hợp tăng TSCĐ năm 2013 (0)
    • Biểu 2.11:Biên bản giao nhận TSCĐ (0)
    • Biểu 2.12:Hoá đơn GTGT (0)
    • Biểu 2.13: Sổ Nhật ký chung tháng 1/2013 (0)
    • Biểu 2.14: Sổ Cái TK 211 (0)
    • Biểu 2.15: Phiếu thu (0)
    • Biểu 2.16:Bảng tổng hợp giảm TSCĐ (0)
    • Biểu 2.18: Hoá đơn GTGT kèm bảng kê chi tiết chi phí (0)
    • Biểu 2.20: Bảng dự toán (0)
    • Biểu 2.21: Hợp đồng kinh tế (0)
    • Biểu 2.22: Biên bản quyết toán giá trị (0)

Nội dung

Trang 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề khái quát về TSCĐHH tại các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Một số vấn đề khái quát về TSCĐHH tại các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐHH trong các doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm TSCĐHH

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (số 03 – TSCĐ hữu hình) quy định:

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Theo thông tư 45/2013/ TT – BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 thì tài sản cố định có đầy đủ các đặc điểm như sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên

- TSCĐ là một bộ phận tư liệu lao động sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất

- TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH sau:

Chắc chắn phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng ước tính trên một năm

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Bao gồm các loại sau:

- Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường,

- Loại 2: Máy móc thiết bị: Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD

- Loại 3: Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống dẫn khí nộn, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh

- Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm

- Loại 5: Cây lâu năm,súc vật làm việc và cho sản phẩm: Trong các doanh nghiệp nông nghiệp

- Loại 6: TSCĐ hữu hình khác: Bao gồm các TSCĐ chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật

1.1.2.2 Phân loại theo nguồn hình thành (quyền sở hữu)

Căn cứ quyền sở hữu của doanh nghiệp chia thành hai loại TSCĐHH tự có và TSCĐHH thuê ngoài

TSCĐHH tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

TSCĐHH thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản

1.1.3 Tính giá tài sản cố định hữu hình

1.1.3.1 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐHH

- Trường hợp 1: Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm trực tiếp

✓ Đối với những TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

Nguyên giá Giá mua chưa bao gồm VAT

Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử

✓ Đối với những TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng cho hoạt động phúc lợi

Nguyên giá Giá mua đã bao gồm VAT

Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử

- Trường hợp 2: Nguyên giá TSCĐHH mua trả chậm

Nguyên giá = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua

- Trường hợp 3: Nguyên giá TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản

Nguyên giá = Giá quyết toán Các chi phí Lệ phí công trình + khác liên quan trực tiếp

- Trường hợp 4: Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi

✓ Đổi ngang giá (chỉ áp dụng đối với tài sản tương tự)

TSCĐHH nhận về = Giá trị của còn của

✓ Đổi khác giá: coi như mua đứt bán đoạn

Nguyên giá Giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về

Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử Hoặc:

Nguyên giá Giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi

- Trường hợp 5: Nguyên giá TSCĐHH hình thành do tự xây dựng hoặc tự chế

Nguyên giá = Tổng chi phí xây dựng, lắp đặt - Các khoản thu hồi Các khoản thu hồi như: bán phế liệu

- Trường hợp 6: Nguyên giá TSCĐHH được cấp (do đơn vị cấp trên cùng hệ thống cấp), được điều chuyển nội bộ: xác định theo giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển

- Trường hợp 7: Nguyên giá TSCĐHH nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng

Nguyên giá Giá thực tế của hội đồng giao nhận

Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến khi TSCĐ sẵn sàng sử dụng

1.1.3.2 Xác định giá trị TSCĐ trong quá trình nắm giữ, sử dụng a Giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần còn lại của TSCĐ chưa được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra

Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế b Đánh giá lại TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu của TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán không phù hợp với giá trị thị trường của TSCĐ Số liệu kế toán về giá trị TSCĐ sẽ không đủ tin cậy cho việc xác định các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố định nữa Do đó, cần thiết phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá ở một số thời điểm nhất định

Khi đánh giá lại TSCĐ, phải xác định lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức sau:

Giá trị còn lại của

TSCĐ sau khi đánh giá lại Nguyên giá sau khi đánh giá lại +

Giá trị hao mòn TSCĐ sau khi đánh giá lại

1.1.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐHH tại các doanh nghiệp 1.1.4.1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH tại các doanh nghiệp

Yêu cầu chung quản lý TSCĐHH ở các doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời giá trị TSCĐHH số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả Quản lý TSCĐHH theo những nguyên tắc nhất định Theo thông tư 45/2013 của BTC quy định một số nguyên tắc cơ bản sau:

1 Mọi TSCĐHH trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ

2 Mỗi TSCĐHH phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

3 Đối với những TSCĐHH không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này

4 Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐHHH thông thường

1.1.4.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH tại các doanh nghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp kế toán là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ

Kế toán tài sản cố định hữu hình: Theo quyết định 15/2006 - BTC

1.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định

Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23 –DN)

Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ)

Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04 – TSCĐ)

Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 02 – TSCĐ)

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 – TSCĐ) Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 – TSCĐ)

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

1.2.1.2 Trình tự luân chuyển chứng từ

Tất cả các chứng từ kế toán do quỹ lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của quỹ Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho, ) đồng thời báo ngay cho Giám đốc quỹ biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và các chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ

1.2.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ

❖ Tại nới sử dụng, bảo quản TSCĐ

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ

Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng ) sử dụng sổ

“TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý

❖ Tại bộ phận kế toán TSCĐ

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ

Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn

Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ

Căn cứ đẻ ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ

Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp Mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ

Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan

1.2.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình

Theo Quyết định 15/2006/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tài khoản để phản ánh (theo dõi) tình hình biến động của tài sản cố định hữu hình là tài khoản 211 ‘Tài sản cố định hữu hình’

Kết cấu chung của tài khoản 211:

Bên Nợ:Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng và điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm và điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐHH hiện có ở doanh nghiệp

Tài khoản 211 được quy định mở cáctài khoản cấp 2:

Tài khoản 211.1 – Nhà cửa, vật kiến trúc

Tài khoản 211.2 – Máy móc thiết bị

Tài khoản 211.3 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Tài khoản 211.4 – Thiết bị dụng cụ quản lý

Tài khoản 211.5 – Cây lâu năm, súc vật làm việc

TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

Các TK liên quan khác

1.2.2.2Trình tự và phương pháp hạch toán a Kế toán tăng TSCĐHH

Bút toán 1: Tăng TSCĐHH do mua sắm trong nước

Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (Hoá đơn mua TSCĐ, phiếu chi tiền vận chuyển, giấy báo nợ) lập biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Bút toán 1.1: Nếu TSCĐHH mua dùng trong sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 211 – Theo nguyên giá

Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 341 – Theo giá thanh toán

Bút toán 1.2: Nếu TSCĐHH mua dùng vào sản xuất hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi sổ theo định khoản, ghi:

Nợ TK 211 – Theo nguyên giá

Có TK 111, 112, 331, 341, – Theo tổng giá thanh toán

Bút toán 2: Tăng TSCĐ do nhập khẩu

Trường hợp đơn vị nhập khẩu máy móc, thiết bị căn cứ vào chứng từ nhập khẩu (hoá đơn thương mại, chứng từ nộp thuế các chứng từ khác) để lập biên bản giao nhận TSCĐ Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi sổ theo định khoản:

Bút toán 2.1: Thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu được khấu trừ,kế toán ghi tăng TSCĐHH theo nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211– (Giá NK + Thuế NK + Chi phí khác)

Có TK 331, 111, 112 – Tổng số tiền phải thanh toán

- Số tiền thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu phải nộp (nếu có), kế toán ghi:

Bút toán 2.2: Nếu thuế GTGT của TSCĐHH nhập khẩu không được khấu trừ, được tính vào nguyên giá TSCĐHH, kế toán ghi:

Có TK 333 , 111, 112 – Theo từng giá trị thanh toán

Bút toán 3: Tăng TSCĐHH do mua theo phương thức trả chậm, trả góp

- Khi mua TSCĐHH về bàn giao cho bộ phận sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 211 - Nguyên giá ghi theo giá mua trả tiền ngay

Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242 - Chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT

Có TK 331 - Tổng số tiền phải thanh toán

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ)

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Bút toán 4: Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Bút toán 4.1 Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị:

- Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang

- Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các quỹ doanh nghiệp để đầu tư XDCB, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và các quỹ doanh nghiệp khi quyết toán được duyệt

Bút toán 4.2 Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB):

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THIÊN TÂN

Khái quát chung về Công ty cổ phần kỹ nghệ Thiên Tân

2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.1.1 Quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty

- Năm 2000 – 2011: Nền tảng thành lập doanh nghiệp được xây dựng từ những thành viên có nhiều kinh nghiệm và trải qua nhiều công trình lớn như: thi công quốc lộ 2, nhà máy thuỷ điện Sơn La,nhà máy xi măng Tam Điệp, Nhà máy xi măng Hải Phòng, dự án khu Đoàn Ngoại Giao

- Tháng 9/2011: Thành lập doanh nghiệp với tên “Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ kỹ thuật Thiên Tân”và phòng thí nghiệm LAS 1178 vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng Số cán bộ công nhân ban đầu chưa đến 20 người

- Tháng 12/2011: Chỉ sau 3 tháng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị sản lượng đã đạt 1 tỷ đồng Đánh dấu một bước hình thành và phát triển tốt

- Tháng 12/2012: Sau 1 năm hoạt động doanh thu đạt 10 tỷ đồng Số cán bộ công nhân tăng lên 50 người Đầu tư xây dựng nhà máy cấu kiện đúc sẵn và bê tông thương phẩm

- Tháng 4/2013: Sau hơn 1 năm hoạt động nhằm mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh công ty và cơ cấu lại doanh nghiệp đổi tên doanh nghiệp thành “Công ty Cổ phần kỹ nghệ Thiên Tân” vốn điều lệ tăng lên 4 tỷ đồng Vốn đầu tư cho thiết bị sản xuất lên đến 15 tỷ đồng

Tháng 6/2013: Trong 6 tháng hoạt động đầu năm doanh thu của công ty đạt được 20 tỷ đồng Dự kiến doanh thu năm2013 đạt 50 tỷ đồng Liên kết được với nhiều đối tác trong lĩnh vực xây dựng sản xuất vật liệu đúc sẵn

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

❖ Tên công ty: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân

- Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp, dịch vụ kỹ thuật, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, sản xuất VLXD, khai thác mỏ, kinh doanh sản phẩm hoá dầu

- Mặt hàng/ Dịch vụ: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật; Bê tông thương phẩm, sắt thép, xi măng và các mặt hàng vật liệu xây dựng; Than đá qua sàng tuyển, gas, xăng dầu; cung cấp sản phẩm sơn

❖ Tên phòng thí nghiệm: Trung tâm thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình LAS – XD1178

- Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn kỹ thuật xây dựng, thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, giao thông tại phòng thí nghiệm và hiện trường Kiểm định thử nghiệm các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện đúc sẵn, sản phẩm xây dựng Kiểm định nền móng công trình

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

- Nhân sự chính (quản lý và kỹ thuật viên )

Trình độ Trên đại học Đại học Cao đẳng Tổng số

Kiến trúc 2 2 Điện / tự động hoá 3 2 5

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy công ty ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Trung tâm TN LAS- XD11XD

Nhà máy cấu kiện đúc sẵn Sông Hồng

BTTP Thanh Hoá Đội thi công xây dựng DD&CN Đội thi công hạ tầng, giao thông Đội thi công xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện Đội thi công hoàn thiện, nội thất

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

- Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán

✓ Trực tiếp phân công công việc cho từng cán bộ trong phòng kế toán

✓ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính

✓ Tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị và lên sổ nhật ký chung, sổ cái

✓ Xác định kết quả kinh doanh

✓ Lập báo cáo tài chính thường niên của đơn vị

✓ Tổng hợp và kết chuyển các chi phí nhân công, nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí khác từ kế toán tại các công trình, nhà máy trực thuộc đơn vị và phát sinh tại nơi quản lý

✓ Tổng hợp biểu chi phí giá thành công trình của các đơn vị trực thộc

✓ Kết chuyển giá thành và tính lỗ lãi

- Kế toán TSCĐ và vật tư:

✓ Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ của khối cơ quan công ty

✓ Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, hàng quý của khối cơ quan công ty

✓ Vào sổ tổng hợp vật tự, công cụ dụng cụ

KẾ TOÁN TSCĐ VÀ VẬT

KẾ TOÁN THUẾ VÀ TIỀN LƯƠNG

✓ Lên bảng kê và hạch toán, vào sổ chi tiết theo dõi nhập,xuất, tồn vật tư

✓ Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí

- Kế toán tại các công trình:

✓ Theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh tới công trình như: chi phí phát sinh về TSCĐ, tiền lương cán bộ công nhân viên,

- Kế toán thuế và tiền lương:

✓ Kê khai và tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra

✓ Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ

✓ Nộp thuế theo đúng quy định

✓ Theo dõi số công làm của đơn vị theo quy định và cách tính lương của đơn vị

✓ Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty

✓ Quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của đơn vị

✓ Trả lương cho cán bộ công nhân viên của đơn vị theo định kỳ ( hoặc thưởng nếu có)

✓ Theo dõi các khoản công nợ với khách hàng của công ty

✓ Tập hợp các phiếu thu, chi, chứng từ ngân hàng liên quan tới tiền

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hình thức ghi sổ nhật ký chung gồm các loại sổ sau:

• Sổ Cái ( dùng cho hình thức nhật ký chung)

• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

• Bảng cân đối phát sinh

• Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

SƠ ĐỒ HÌNH THỨC GHI SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung tại Công ty

- Sổ nhật ký chung: Ghi chép các nghiệp vụ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó,làm cơ sở để ghi vào sổ cái

SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN

SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp.Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh -→ghi vào bảng cân đối kế toán

Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký chung như sau:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung và ghi vào các sổ kế toán chi tiết

- Căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung Cuối tháng tổng hợp số liệu trên sổ nhật ký chung và ghi lên sổ Cái phù hợp

Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân

2.2.1 Phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty

Tại công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia làm 2 loại:

- TSCĐHH tự có: là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

Cụ thể doanh nghiệp có các tài sản tự có bao gồm: ô tô, văn phòng làm việc, các máy móc mà đơn vị tự mua để phục vụ sản xuất thi công, nhà xưởng

- TSCĐHH thuê ngoài: là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản.Ở đơn vị bao gồm một loại là :

+ Tài sản cố định thuê hoạt động: là TSCĐ không thoả mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn thuê

Cụ thể: máy xúc, xe cẩu do đơn vị đi thuê về để thi công

2.2.2 Đánh giá tài sản cố định Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo nguyên tắc:

Nguyên giá = Giá mua chưa VAT + chi phí vận chuyển, lắp đặt – các khoản giảm giá

Giá trị còn lại = Nguyên giá – hao mòn luỹ kế

2.2.3 Thủ tục quản lý tăng,giảm tài sản cố định áp dụng tại công ty

Thủ tục tăng, giảm TSCĐ đang áp dụng tại công ty theo chế độ quản lý

- Mua sắm bằng vốn chủ sở hữu

Trong năm 2013, Công ty có phát sinh các nghiệp vụ phản ánh về việc mua sắm TSCĐHH bằng vốn chủ sở hữu sau:

Nghiệp vụ 1 : Ngày 03/01/2013, Công ty mua 1 khuôn sản xuất cọc ván dự ứng lực nguyên giá là 2.354.951.214 đồng

Nghiệp vụ 2 : Ngày 15/01/2013, Công ty mua 1 máy rung, khuôn ống cống vuông với nguyên giá là 378.292.727 đồng

Nghiệp vụ 3 : Ngày 15/01/2013, Công ty mua 1 máy nến bê tông với nguyên giá là 71.200.000 đồng

Nghiệp vụ 4 : Ngày 28/02/2013, Công ty mua 1 máy rung, khuôn ống cống tròn với nguyên giá 328.000.000 đồng

Nghiệp vụ 5 : Ngày 15/01/2013 Công ty mua 1 Tời điện và bộ điều khiển từ xa, nguyên giá 79.090.909

Nghiệp vụ 6 : Ngày 24/06/2013, Công ty mua một ô tô Fotuner với nguyên giá là 974.636.364 đồng

- Mua sắm bằng vốn vay

Trong năm 2013, không có phát sinh các nghiệp vụ phản ánh về việc mua sắm TSCĐHH bằng vốn vay sau:

- Đầu tư XDCB bàn giao

Trong năm 2013, không có phát sinh các nghiệp vụ phản ánh về việc tăng TSCDHH do đầu tư XDCB bàn giao

- Thanh lý, nhượng bán, mất mát

Trong năm 2013, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân có phát sinh các nghiệp vụ về giảm TSCĐHH như sau:

Nghiệp vụ 1 : Ngày 24/01/2013, Công ty Thanh lý 1 chiếc ô tô tải nhãn hiệu Huyndai mang biển kiểm soát số 29L – 5688 cho Công ty TNHH Vật tư KHKT với giá 210 triệu đồng chưa bao gồm VAT 10%

Nghiệp vụ 2 :Ngày 25/09/2013, Công ty phát hiện mất một máy tính xách tay, nguyên giá là 30 triệu đồng

2.2.4 Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty

Kế toán chi tiết TSCĐ gồm:

- Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng

Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và ở các đơn vị sử dụng bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau:

• Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong DN về các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ

• Tính toán chính xác và kịp thời số khấu hao TSCĐ, đồng thời phân bổ chính xác số khấu hao hàng tháng vào các đối tượng sử dụng TSCĐ

• Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản thuộc chi phí sửa chữa TSCĐ, tham gia lập dự toán chi phí sửa chữa, theo dõi đôn đốc đưa TSCĐ sửa chữa vào hoạt động một cách nhanh chóng

• Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả

• Lập báo cáo về TSCĐ tham gia phân tích tình hình sử dụng, bảo quản và trang bị các loại TSCĐ

Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán làm căn cứ để kế toán ghi sổ Những chứng từ được Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân sử dụng:

• Hợp đồng kinh tế (Biểu 2.1)

• Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ (Biểu 2.2)

• Biên bản thanh lý TSCĐ (Biểu 2.3)

• Hoá đơn GTGT(về việc mua bán TSCĐ) (Biểu 2.4)

• Phiếu thu (về việc bán TSCĐ) (Biểu 2.5)

• Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (Biểu 2.6)

• Biên bản nghiệm thu và xác nhận khối lượng hoàn thành (Biểu 2.7)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1501/13HĐKT Ngày 10 tháng 01 năm 2013 Bên A: Công ty Cô phần Kỹ Nghệ Thiên Tân Địa chỉ: Số 68 Đỗ Đức Dục, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 043.785 5974

Số tài khoản: 30422748 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP

Bank) – Chi nhánh Thăng Long

Bên B: Công ty TNHH Vật tư KHKT Địa chỉ: Sô 112 Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng Điện thoại: 0511.365.5689

Số tài khoản: 071154889 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettin Bank) – Chi nhánh Thanh Khê

Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng theo những khoản và điều kiện sau: Điều 1: Phạm vi cung cấp dịch vụ, hàng hoá

STT Tên dịch vụ, hàng hoá Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Máy nén bê tông 200 tấn

Model: TYA – 2000 – WUXi New Luda – Trung Quốc

Tổng giá trị thanh toán: 78.320.000 đồng

(Bằng chữ: Bảy mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng /) Điều 2: Thanh toán

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

100% Giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán cho bên B khi bên A nhận được hàng hoá và đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

Hoá đơn hợp lệ: 01 bản chính

Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị

Biên bản thanh lý hợp đồng Điều 3: Điều kiện giao hàng

Thời gian giao hàng : Bên B có trách nhiệm giao hàng cho bên A trong khoảng thời gian tối đa là 7 ngày kể từ ngày ký hợp đồng này Địa điểm giao nhận: Nhà mày cấu kiện bê tông đúc sẵn Hải Dương Điều 4: Điều khoản chung

Mọi sự thay đổi trong hợp đồng hay thêm các điều khoản phải được sự đồng ý của 2 bên bằng văn bản

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng và hết hiệu lực khi hết hạn các bảo hành của thiết bị

Hợp đồng này được lập thành 03 bản, bên A giữ 02 bản và bên B giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau./

Biểu 2.1: Hợp đồng kinh tế về việc mua máy nén bê tông 200 tấn

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ NGHIỆM THU THIẾT BỊ

Số: 1501/13BBNT Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: 1501/13HĐKT ngày 10/01/2013 giữa Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thiên Tân và Công ty TNHH Vật tư KHKT về việc mua bán thiết bị

Hôm nay ngày 15/01/2013 Chúng tôi gồm có:

Bên nhận: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THIÊN TÂN (Bên A) Địa chỉ: Số 68, Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại: 043.785.5974 Fax: 043.785.5975

Do Ông: Nguyễn Văn Ánh Chức vụ: Giám đốc

Và Ông: Dương Danh Hiệp Chức vụ: Kế toán trưởng Làm đại diện Bên giao: CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KHKT (Bên B) Địa chỉ: Số 112 – Hàm Nghi – Quận Thanh Khê – Tp Đà Nẵng Điện thoại: 0511.365.5689 Fax: 0511.365.5698

Do Ông: Bùi Anh Tuấn Chức vụ: Giám đốc Làm đại diện Hai bên lập biên bản bàn giao nghiệm thu với các nội dung sau: Điều 1: Tình hình giao nhận:

Bên B đã bàn giao cho bên A thiết bị thí nghiệm như sau:

STT Thiết bị Số lượng Ghi chú

1 Máy nén bê tông 200 tấn

Model: TYA – 2000 – WuXi New Luda –

Hai màn hình hiển thị lực nén và tốc độ gia tải, hiển thị: 0,m01KN

Khi lự nén 1000KN

Phù hợp nén mẫu lập phương đến 20mm và mẫu trụ đờn ỉ160mm Cú cỏc chương trỡnh nén mẩu lập phương 70; 100; 150; 200; mẩu có tiết diện tuỳ ý; uốn mẩu 40x40x160;

100x100x300; 150x150x450; cài đặt được các thông số hh/đ/mm/yy; ký hiệu của nhóm mẫu; Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu Máy in kết quả lực phá huỷ; thứ tự nhóm mẩu; ngày giờ; cường độ nén Điều 2: Chất lượng – Tình trạng kỹ thuật của thiết bị - Bảo hành – Kiểm định:

- Thiết bị mới 100%, đúng quy cách – xuất xứ như đã nêu trong hợp đồng

- Qua vận hành, thiết bị hoạt động tốt, đảm bảo các thông số ký thuật thiết bị

- Thiết bị được bên B bảo hành 12 tháng với những hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất Điều 3: Cam kết chung:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THIÊN TÂN

Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐHH tại công ty

- Kế toán luôn cập nhật phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm, lên hệ thống sổ sách chi tiết, rất cụ thể Từ đó giúp công ty có phương hướng đầu tư tốt trong tương lai

- Cách phân loại TSCĐ của công ty hợp lý, chặt chẽ, giúp dễ dàng theo dõi, quản lý TSCĐ

- Kế toán hạch toán tăng, giảm TSCĐ trên hệ thống sổ nhật ký chung giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại các bộ phận, phòng ban đang sử dụng để từ đó có phương hướng đầu tư, cải tạo TSCĐ nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn

- Một là: Việc tính khấu hao TSCĐHH: Dù áp dụng theo quy định mới của bộ tài chính cho các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao bình quân hay còn gọi là phương pháp khấu hao theo đường thẳng Cách tính khấu hao này còn có phần chưa hợp lý vì TSCĐ tại công ty có rất nhiều loại khác nhau nên các tài sản này cần được tính khấu hao theo phương pháp khác nhau để phù hợp với tình hình hao mòn của tài sản

- Hai là: Về chứng từ kế toán: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải dựa trên cơ sở chứng từ, chúng là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế Mặc dù phòng Tài chính – Kế toán đã tổ chức kiểm tra các loại chứng từ song biện pháp kiểm tra còn chưa cụ thể, rõ ràng.Việc thực hiện chế độ hoá đơn chưa đầy đủ, một số khoản thanh toán thiếu hoá đơn tài chính, gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty

- Ba là : Việc trình bày sổ sách kế toán về vấn đề theo dõi TSCĐ Ta thấy sổ đăng ký TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ của công ty trình bày như thế là chưa hợp lý Vì công ty có nhiều loại tài sản cố định khác nhau, nhiều chủng loại, nên công ty để theo dõi trên cùng một sổ như thế sẽ không tốt, gây nhầm lẫn, không hiệu quả trong quá trình sử dụng

- Bốn là: Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán TSCĐ nói riêng mà vẫn đang sử dụng phương pháp thủ công Excel làm cho công tác kế toán TSCĐ khó khăn, phức tạp và dễ bị nhầm lẫm, bỏ sót và mất nhiều thời gian trong việc theo dõi tình hình biến động của TSCĐ.

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w