1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình Tại Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Cơ Khí Đông Anh
Tác giả Đàm Thị Nhung
Trường học Học Viện Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Cuối Khóa
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1......................................................................................................3 (3)
    • 1.1. Nhiệm vụ kế toán của TSCĐHH trong sản xuất kinh doanh (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của TSCĐHH (3)
        • 1.1.1.1. Khái niệm về TSCĐHH (3)
        • 1.1.1.2. Vai trò của TSCĐHH (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm của TSCĐHH, phân loại và đánh giá TSCĐHH (4)
        • 1.1.2.1. Đặc điểm của TSCĐHH (4)
        • 1.1.2.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình (4)
        • 1.1.2.3. Đánh giá TSCĐ hữu hình (6)
      • 1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình (10)
      • 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình (11)
    • 1.2. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình (11)
      • 1.2.1. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại đơn vị sử dụng (12)
      • 1.2.2. Kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán (12)
    • 1.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình (13)
      • 1.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng (13)
      • 1.3.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình (14)
        • 1.3.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình (14)
        • 1.3.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình (14)
    • 1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình (16)
      • 1.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng (17)
      • 1.4.2. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình (17)
    • 1.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình (18)
      • 1.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình (19)
      • 1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình (19)
    • 1.6. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ hữu hình (20)
  • CHƯƠNG 2....................................................................................................21 (21)
    • 2.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (21)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (21)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty (23)
        • 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất (23)
        • 2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (25)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (28)
      • 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (30)
        • 2.1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán (30)
        • 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán (30)
        • 2.1.4.3. Hình thức sổ kế toán (31)
    • 2.2. Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (34)
      • 2.2.1. Phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình tại công ty (34)
        • 2.2.1.1. Phân loại TSCĐ (34)
        • 2.2.1.2. Đánh giá TSCĐ (34)
        • 2.2.1.3. Tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình (36)
      • 2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐHH ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (37)
        • 2.2.2.1. Đánh số TSCĐ (37)
        • 2.2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình (38)
      • 2.2.3. Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ hữu hình ở công ty (38)
        • 2.2.3.1. Kế toán tăng TSCĐHH ở công ty (39)
        • 2.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐHH ở công ty (63)
      • 2.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ (73)
        • 2.2.4.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ (74)
        • 2.2.4.2. Kế toán khấu hao TSCĐ (74)
      • 2.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH (77)
        • 2.2.5.1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ (77)
        • 2.2.5.2. Sửa chữa lớn TSCĐ (77)
  • Chương 3........................................................................................................77 (78)
    • 3.1. Nhận xét tổng quát về kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (78)
      • 3.1.1. Ưu điểm (78)
      • 3.1.2. Hạn chế (80)
    • 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh (81)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................87 (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................88 (89)

Nội dung

Nhiệm vụ kế toán của TSCĐHH trong sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm và vai trò của TSCĐHH :

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03( TSCĐ hữu hình ) ban hành theo QĐ 149/2001 ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì: “ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình”.

Theo chuẩn mực số 03 thì các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả bốn 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Về thời gian sử dụng : Từ 1 năm trở lên.

- Về mặt giá trị : Từ 10 triệu đồng trở lên.

1.1.1.2 Vai trò của TSCĐHH : Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển là uy tín, chất lượng sản phẩm của mình đưa ra thị trường Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải từng bước hiện đại hoá máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất chế tạo sản phẩm TSCĐ hữu hình tham gia trực tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng để tăng NSLĐ và phát triển nền kinh tế quốc dân thể hiện chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải quản lý và sử dụng có hiệu quả những TSCĐ hữu hình hiện có.

1.1.2 Đặc điểm của TSCĐHH, phân loại và đánh giá TSCĐHH :

- Tài sản cố định hữu hình tham gia toàn bộ vào nhiều chu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn

- Giá trị của tài sản cố định hữu hình bị giảm dần và được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mới mà TSCĐ đó tham gia sản xuất.

1.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình : a) Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện : Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Loại này có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm :

- Nhà cửa, vật kiến trúc : Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường,

- Máy móc thiết bị : Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn : Ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống dẫn khí nộn, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh,

- Thiết bị, dụng cụ quản lý : Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.

- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm trong các doanh nghiệp nông nghiệp.

- TSCĐ hữu hình khác : Bao gồm các TSCĐ chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ nói trên. b) Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu :

TSCĐ hữu hình được phân thành : TSCĐ hữu hình tự có và TSCĐ hữu hình thuê ngoài.

- TSCĐ hữu hình tự có : Là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- TSCĐ hữu hình thuê ngoài : Là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản Tùy theo hợp đồng thuê mà TSCĐ hữu hình lại được chia thành :

+ TSCĐ thuê tài chính : Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

+ TSCĐ thuê hoạt động : Là TSCĐ không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn thuê. Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu tạo điều kiện cho việc quản lý, tổ chức hạch toán TSCĐ được chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong doanh nghiệp. c) Phân loại theo nguồn hình thành :

Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình được chia thành các loại sau :

- TSCĐ hữu hình thuộc ngồn vốn Ngân sách cấp : Bao gồm những TSCĐ hữu hình được Nhà nước cấp khi doanh nghiệp bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà Nhà nước cấp cho doanh nghiệp.

- TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn tự bổ sung : Bao gồm những TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, hoặc các tài sản được biếu tặng, tài trợ.

- TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn vay : Bao gồm những tài sản được mua sắm bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc từ các đối tượng khác.

- TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn liên doanh : Bao gồm những TSCĐ do các bên tham gia liên doanh đóng góp.

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta quyết định sử dụng nguồn vốn khấu hao hợp lý. d) Phân loại theo mục đích sử dụng :

Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình được phân thành :

- TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh : Là những TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- TSCĐ hành chính sự nghiệp : Là những TSCĐ hữu hình được Nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp tự mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.

- TSCĐ hữu hình dùng cho mục đích phúc lợi : Là những TSCĐ hữu hình được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho mục đích phúc lợi.

Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình

Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình gồm : Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ hữu hình ở doanh nghiệp; kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ hữu hình.

Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp và là căn cứ để kế toán ghi sổ Những chứng từ chủ yếu được sử dụng là :

+ Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01 – TSCĐ ).

+ Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 02 – TSCĐ ).

+ Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành ( Mẫu 03 – TSCĐ ).

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ ( Mẫu 04 – TSCĐ ).

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu số 05 – TSCĐ ).

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Mẫu số 06 – TSCĐ ).

+ Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp Bởi vậy, kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo từng nơi bảo quản, sử dụng Kế toán chi tiết phải theo dõi tới từng đối tượng ghi TSCĐ hữu hình theo các chỉ tiêu về giá trị như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Đồng thời phải theo dõi cả các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu,

1.2.1 Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại đơn vị sử dụng :

Việc theo dõi TSCĐ hữu hình tại đơn vị sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ Tại đơn vị sử dụng TSCĐ sử dụng sổ

“ TSCĐ hữu hình theo đơn vị sử dụng “ để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình trong phạm vi bộ phận quản lý.

1.2.2 Kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán :

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.

- Thẻ TSCĐ : Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị : Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.

- Sổ TSCĐ : Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp Mỗi loại TSCĐ hữu hình có thể dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.

Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình

1.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng :

Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán bằng việc hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình. Để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:

TK 211 - TSCĐ hữu hình : Được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.

TK 214 - Hao mòn TSCĐ : Được sử dụng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ.

TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (dùng cho các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ).

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như :

TK 111, TK 112, TK 241, TK 331, TK 341, TK 411, TK 431, TK 441,

TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau đây :

TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc

TK 2112 - Máy móc thiết bị.

TK 2113 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.

TK 2114 - Thiết bị dụng cụ quản lý.

TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc.

TK 2118 - TSCĐ hữu hình khác.

Trong kế toán TSCĐ phải thực hiện theo nguyên tắc sau :

- Việc ghi chép trên tài khoản phản ánh giá trị tài sản ( TK 211) là ghi theo nguyên giá.

- Trường hợp việc đầu tư mua sắm xây dựng TSCĐ hữu hình liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp thì đồng thời với việc ghi các bút toán tăng TSCĐ là việc hạch toán điều chuyển nguồn căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp.

- Việc hạch toán khấu hao đồng thời với hạch toán hao mòn TSCĐ trên tài khoản 214.

- Chỉ điều chỉnh nguyên giá TSCĐ khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của cấp trên có thẩm quyền.

1.3.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình:

1.3.2.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình :

TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do nhận liên doanh, do được biếu tặng, tài trợ, cấp phát, Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hạch toán tăng TSCĐ hữu hình cũng tiến hành tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác số thuế GTGT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình.

1.3.2.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình :

TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp giảm do các nguyên nhân : do thanh lý, nhượng bán, do đánh giá lại tài sản hay do dỡ bỏ một phần tài sản, Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan theo từng trường hợp, kế toán ghi sổ theo trình tự kế toán

Giống như trường hợp kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng hạch toán tương tự

Có thể khái quát trình tự kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình

TK 711 (*) TK 811 TK 512 (3) TK 338(7) TK 138 (1) (8)

(2) - TSCĐ hữu hình xây dựng hoàn thành bàn giao.

(3) - TSCĐ hữu hình tự chế.

(4) - TSCĐ hữu hình được nhận vốn góp liên doanh.

(5) - TSCĐ hữu hình được biếu tặng, tài trợ.

(6) - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình.

(7) - Gón vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ hữu hình

(8) - TSCĐ hữu hình thiếu chờ xử lý.

(9) - TSCĐ hữu hình chuyển thành công cụ, dụng cụ.

(10) - TSCĐ hữu hình cấp cho cấp dưới.

(11) - Góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ hữu hình.

Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình

- Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.

- Theo thông tư số 33/2005/TT – BTC ngày 29/4/2005 của Bộ trưởng bộ tài chính quy định : “ Mọi TSCĐ hiện có của công ty ( gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý ) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng, mất mát, phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường Hội đồng quản trị, giám đốc công ty đối với công ty không có hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được hạch toán vào chi phí khác của công ty “.

* Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình :

- Đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng ), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.

- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau :

Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng TSCĐ xác định theo

Giá bán TSCĐ tương đương

* Nguyên tắc khấu hao : Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ ngày ( theo số ngày của tháng ) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Các phương pháp tính khấu hao :

Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính Việt Nam, khấu hao TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp được tính theo các phương pháp sau:

+ Phương pháp theo số dư giảm dần.

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Phương pháp tính khấu hao phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay là phương pháp khấu hao đường thẳng.

1.4.1 Tài khoản kế toán sử dụng : Để theo dõi và hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng :

TK 214 - Hao mòn TSCĐ : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK 627, TK

1.4.2 Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình :

Việc tính và hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình được kế toán thực hiện theo các nguyên tắc và quy định hiện hành Đình kỳ hàng tháng kế toán tính và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh và phản ánh hao mòn TSCĐ hữu hình.

Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình được phản ánh như sau:

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình

(1) – Hao mòn TSCĐ phát sinh trong kỳ dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

(2) – Khấu hao TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

(3) – Hao mòn TSCĐ phục vụ cho mục đích phúc lợi ( đánh giá vào cuối năm tài chính ).

Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình là những tài sản được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng Việc sửa chữa TSCĐ hữu hình bao gồm hai nội dung :

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình.

- Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình.

+ Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, quyết toán được duyệt,

+ Tài khoản sử dụng: Để kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 627, TK 641, TK 642, TK 241 ( TK 2413 - “Sửa chữa lớn TSCĐ” ); TK 335 và các TK khác có liên quan.

1.5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình :

- Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hữu hình hoạt động bình thường Công việc sửa chữa tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình

CP sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Thực tế phát sinh TK 623, 627, 641, 642

1.5.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình :

Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ hữu hình Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Tổng số tiền Tính vào phải thanh toán CPSLC

Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ hữu hình

Trong hình thức kế toán Nhật ký chung kế toán TSCĐ hữu hình thường sử dụng các sổ sau :

- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 211.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

(TK) VAT lớn hoàn thành

Nếu tính vào chi phí SXKD

Nếu phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn

Nếu đã trích trước chi phí sửa chữa lớn

Nếu ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh :

Công ty Cơ khí Đông Anh là doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng được thành lập theo Quyết định số 01/BXD-TCLĐ ngày 02/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đổi tên Nhà máy Cơ khí và Đại tu ô tô máy kéo thành Công ty Cơ khí Đông Anh. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110352 ngày 09/01/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và các Giấy chứng nhận bổ sung Công ty Cơ khí Đông Anh được chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Đông Anh (gọi tắt là CKĐA) theo Quyết định số 2437/QĐ-BXD ngày 30/12/2005 của Bộ Xây dựng.

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Đông Anh hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000424 ngày 30/06/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

 Trụ sở chính của Công ty : Địa chỉ : Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà

 Hoạt động chính của Công ty là :

- Sửa chữa, đại tu ô tô, máy kéo.

- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện, thiết bị máy cho ngành xây dựng.

- Sản xuất gia công, lắp đặt các thiết bị và kết cấu kim loại.

- Kinh doanh, đại lý các sản phẩm đúc, luyện kim, cơ khí, phụ tùng, thiết bị và vật liệu bôi trơn theo nhu cầu thị trường.

- Kinh doanh, đại lý xăng, dầu mỡ các loại.

- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp giàn khung không gian ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình ).

- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy xây dựng Sản xuất, lắp ráp các thiết bị chịu áp lực.

- Nghiên cứu thép hợp kim để chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng và công nghiệp.

- Thiết kế và chế tạo các sản phẩm : phụ tùng máy xây dựng, thiết bị trong ngành xây dựng.

- Thiết kế giàn lưới kim loại cho các công trình xây dựng.

- Triển khai các dịch vụ thông tin khoa học công nghệ.

- Thiết kế và thi công các cấu kiện và sản phẩm nhôm.

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhôm hợp kim định hình.

- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm đúc, cơ khí và luyện kim.

- Xuất nhập khẩu hóa chất công nghiệp tinh khiết và hóa chất thí nghiệm (trừ hóa chất Nhà nước cấm).

- Nấu và tôi luyện thép các sản phẩm đúc. Được thành lập năm 1963 dưới tên Nhà máy kiến trúc cơ khí Đông Anh trải qua gần 50 năm hoạt động công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh luôn tự hào là doanh nghiệp đứng đầu trên nhiều lĩnh vực : sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả trên lĩnh vực cộng đồng Công ty đã được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế công nhận và trao tặng những chứng chỉ, bằng khen cao quý như : Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba vào các năm 1984,1992,và 1999; các huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm; cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng và giải thưởng sao vàng đất Việt năm 2004; danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới năm 2005,

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh.

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất :

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Đông Anh là một Công ty đứng hàng đầu về sản xuất các sản phẩm cơ khí trong đó có các sản phẩm có tính chất chuyên biệt như : Kết cấu giầm thép không gian, các sản phẩm kết cấu nhôm định hình Về sản phẩm kết cấu giầm thép không gian được cung cấp cho nhiều các công trình lớn của đất nước như mái vòm của các Cảng Hàng không Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, …

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Đông Anh hoạt động trên nhiều lĩnh vực :

Là nhà sản xuất, cung cấp hàng đầu Việt Nam những nhóm sản phẩm chính sau :

(1) Nhóm sản phẩm hợp kim đúc ( từ 1989 )

Bi nghiền, phụ tùng máy nghiền bi, phụ tùng máy nghiền đứng và máy búa, phụ tùng lò nung và nhiều loại phụ tùng khác nhau chế tạo bằng nhiều nhóm hợp kim phục vụ cho các ngành xi măng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp khác.

Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa xấp xỉ 8000 tấn sản phẩm/ năm và xuất khẩu hơn 4000 tấn/ năm Tỷ lệ tăng trưởng: 15-20%/ năm.

Sản phẩm xuất khẩu chính là bi nghiền, phụ tùng máy nghiền bi, máy nghiền đứng, lò nung trong các nhà máy xi măng; thân valve cho công nghiệp dầu khí; phụ tùng của máy xây dựng.

(2) Nhóm sản phẩm Giàn không gian và Kết cấu thép ( từ 2001)

Phục vụ cho việc xây dựng các các công trình công cộng và nhà công nghiệp đòi hỏi khẩu độ lớn, không gian sử dụng thoáng, không vướng cột như các khu liên hợp thể thao, sân vận động, chợ, siêu thị, nhà máy,…

Công ty hiện là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đã đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại của CHLB Ðức để sản xuất, chế tạo 100% các chi tiết của giàn không gian tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Công ty hiện chiếm khoảng 90% tổng thị phần trong nước của nhóm sản phẩm này và bắt đầu xúc tiến việc xuất khẩu sang các nước ASEAN.

(3) Nhóm sản phẩm nhôm hợp kim định hình ( từ 2005 ) Được sử dụng trong kiến trúc cho các toà nhà cao tầng hay hộ gia đình làm đồ nội thất và phụ tùng, phụ kiện của các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất ôtô và các ngành công nghiệp khác Sản phẩm này được chế tạo bằng dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại như dây chuyền thiết bị đùn ép của UBE Nhật bản - hãng sản xuất máy ép hàng đầu thế giới và hệ thống dây chuyền anốt hoá, phủ bóng E.D, sơn tĩnh điện, phủ film của Italia Sản phẩm có chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

Công ty gia công, chế tạo khuôn đùn ép nhôm, khuôn mẫu cho ngành đúc, ngành nhựa,…

Công ty đang tập trung nghiên cứu và phát triển 1 số loại sản phẩm mới và hy vọng sẽ sớm tìm ra thị trường trong thời gian ngắn nhất.

(1) Công ty chuyên cung cấp các loại thiết bị và vật tư ngành đúc, ngành nhôm như các loại ferro, Nhôm Billet,lò Nhiệt luyện…v.v

(2) Công ty là đại lý, đại diện bán hàng các sản phẩm, vật tư đặc chủng nhập ngoại của ngành xi măng, kinh doanh xăng dầu,…

 Lĩnh vực bất động sản ( Đầu tư và phát triển khu công nghiệp )

Công ty Cơ Khí Ðông Anh đã liên doanh với tập đoàn SUMITOMO (Nhật Bản) theo tỷ lệ vốn góp là 42/58 làm chủ đầu tư Khu Công Nghiệp Thăng Long tại Hà Nội; một trong những khu công nghiệp thành công nhất Việt Nam Công ty chuyên cho thuê nhà kho, nhà xưởng, văn phòng, khu chế xuất,…

2.1.2.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh.

* Sản phẩm đúc và Nhiệt luyện :

Bên cạnh dây chuyền Đúc tự động DISAMATIC của Đan Mạch công suất 10.000 tấn/ năm công ty còn đang nghiên cứu đầu tư dây chuyền đúc công nghệ No-bake và sẽ sớm đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Năng lực chế tạo : 15.000 tấn sản phẩm/ năm.

- Đúc tự động : trên dây chuyền đúc tự động công suất 10.000 tấn/ năm bằng công nghệ làm khuôn cát tươi của hãng DISAMATIC ( Đan Mạch).

Hệ thống chuẩn bị hỗn hợp làm khuôn tự động điều khiển theo chương trình máy tính.

Bộ phận thí nghiệm nhanh kiểm soát chặt chẽ các thông số hỗn hợp. Máy trộn hỗn hợp cao tốc TM 190-55 (Đức).

Hợp kim đúc được nấu trong lò điện cảm ứng theo công nghệ hiện đại. Làm nguội vật đúc và tái sinh hỗn hợp cát trong tang quay Disacool.

- Đúc công nghệ cát nước thủy tinh.

- Đúc công nghệ No-bake : công ty đang nghiên cứu đầu tư dây chuyền đúc công nghệ No-bake và sẽ sớm đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

- Tôi dầu : Nhiệt luyện trên dây chuyền nhiệt luyện đồng bộ công suất 10.000 tấn/ năm điều khiển nhiệt độ bằng máy tính.

CKĐA là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đã đầu tư thiết bị đồng bộ hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức để sản xuất,chế tạo 100% các chi tiết của giàn mái không gian theo tiêu chuẩn châu Âu.

- Gia công chi tiết bằng thiết bị gia công đồng bộ, hiện đại điều khiển CNC của hãng DECKEL MAHO- CHLB Đức.

- Sơn trên dây chuyền sơn tĩnh điện; mạ trên dây chuyền mạ 3 lớp Niken và 1 lớp Crôm.

- Hàn tự động bằng dây hàn độ bền cao, khí bảo vệ CO2.

+) Gia công cơ khí : công ty sở hữu trên 100 các loại máy, phụ tùng gia công cơ khí như : máy tiện, phay, mài, hàn, đột, dập, …

+) Gia công bề mặt sản phẩm :

- Thiết bị Anode hóa mạ màu do tập đoàn Ingegneria S.R.L - Italia cung cấp và chuyển giao công nghệ.

- Thiết bị sơn tĩnh điện do tập đoàn Decoral System SRL - Italia cung cấp và chuyển giao công nghệ.

- Thiết bị phủ Film trang trí do tập đoàn Decoral System SRL - Italia cung cấp và chuyển giao công nghệ.

- Máy ghép góc 0.75kW – Italia model 2005.

- Máy đột 2.2 kW – Đài Loan model 2005.

- Máy cắt một đầu 1.2kW - Italia model 2005.

- Máy cắt hai đầu Tekna - Italia model 2005.

- Máy phay chép hình 1.2 kW Model 2005.

- Máy phay dấu 1.2kW Model 2005.

* Sản xuất Nhôm thanh – nhôm định hình : Được sử dụng cho các tòa nhà cao tầng hay hộ gia đình Đây là nhóm sản phẩm mới được chế tạo bằng một dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại do các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Italia cung cấp như dây chuyền thiết bị đùn ép của hãng sản xuất máy ép hàng đầu trên thế giới UBE – Nhật Bản và hệ thống dây chuyền anốt hóa, mạ cầu, phủ bóng E.D, sơn tĩnh điện, phủ film…do tập đoàn Decoral System SRL Italia cung cấp Sản phẩm có chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

* Kiểm tra chất lượng sản phẩm :

- Thiết bị phân tích quang phổ ARL – 2460 ( Thụy Sỹ) để phân tích thành phần hóa học của vật liệu.

- Thiết bị soi chụp tổ chức tế vi của kim loại LEITZ LABORLUX 12MES (CHLB Đức).

- Các máy đo độ cứng (CHLB Đức, Mỹ).

- Thiết bị kiểm tra cơ lý tính (CHLB Đức).

- Thiết bị dò khuyết tật siêu âm EPOCH IIB – 2000 ( Mỹ).

- Máy phân tích thành phần của sản phẩm của Thụy Sỹ.

- Máy phân tích kiểm tra khuyết tật đầu vào và đầu ra của sản phẩm của Hoa Kỳ.

- Máy phân tích tổ chức kim loại, phòng phân tích bể hóa chất Anod và tiền xử lý của Đức.

- Máy thử độ bền kéo, thử độ bền uốn, máy đo độ cứng bề mặt, máy xác định chiều dày của lớp phủ bề mặt, máy thử độ mất màu của Italia.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh

2.2.1 Phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh.

TSCĐ ở công ty có nhiều loại, mỗi loại có tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng rất khác nhau nên yêu cầu quản lý cũng khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ công ty đã thực hiện phân loại TSCĐ Công ty tiến hành phân loại theo mục đích sử dụng Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình của công ty chia làm 4 loại :

TSC§ Nguyên giá ( đồng ) Tỷ trọng (%)

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 14.386.188.235 13,8

2 Thiết bị phục vụ sản xuất 80.208.957.700 76,96

3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7.329.235.201 7,03

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.295.312.869 2,2

Qua cách phân loại trên cho thấy TSCĐ là thiết bị phục vụ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất.

2.2.1.2 Đánh giá TSCĐ : Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ Việc xác định giá trị của TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và khai thác TSCĐ, đặc biệt trong công tác hạch toán, tính toán khấu hao, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, công ty đã thực hiện theo chuẩn mực và Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiến hành đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. a) Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

TSCĐ trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh hình thành chủ yếu do mua sắm Theo cách đánh giá này, nguyên giá được xác định như sau :

Chi phí vận chuyển, lắp + đặt, chạy thử

Thuế GTGT không được + khấu trừ

VD: Ngày 8/ 9/ 2011 Công ty mua máy hàn hồ quang điện 1 chiều ARC

503 bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phục vụ sản xuất ở phân xưởng cơ điện, TSCĐ này mua của công ty TNHH Nam Hải với số liệu sau :

- Hàng mua mới 100% giá mua theo hóa đơn là : 28.400.000đ

- Chi phí vận chuyển : 0 đồng

- Khi mua công ty phải nộp thuế GTGT 10% giá ghi trên hóa đơn thuế GTGT của TSCĐ.

Thuế GTGT được khấu trừ : 28.400.000 x 10% = 2.840.000đ

Như vậy nguyên giá của TSCĐ mua sắm = 28.400.000đ b) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

Trong quá trình SXKD các TSCĐ được đưa vào sử dụng bị hao mòn hư hỏng cho nên để có thể đánh giá được đầy đủ khả năng trình độ trang bị cơ sở vật chất và có kế hoạch đầu tư, đổi mới kịp thời TSCĐ công ty còn đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Công tác đánh giá theo giá trị còn lại.

Giá trị còn lại của

TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

VD : Đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ là 1 máy photocopy RICOHAFICIO – MP 2500, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết của TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ đó để xác định giá trị còn lại của TSCĐ như sau :

Tên TSCĐ : Máy in Canon số 3

Nguyên giá : 54.043.836đ Đã khấu hao : 26.680.000đ

Như vậy, giá trị còn lại của máy là :

2.2.1.3 Tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình :

TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò là công cụ lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất, được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, thế mạnh của một doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp nếu TSCĐ tăng thì sức lao động được tiết kiệm hơn và năng suất lao động tăng cao Việc tổ chức công tác hạch toán thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, hao mòn TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý TSCĐ Từ đó có thể sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ. a) Công tác quản lý TSCĐ tại các bộ phận sử dụng :

Các bộ phận sử dụng trực thuộc công ty đó là các phân xưởng, nhà máy. Các bộ phận này mở sổ sách để quản lý TSCĐ về mặt hiện vật trong suốt thời gian sử dụng, kiểm tra giám sát việc bảo quản, duy trì hình thái vật chất ban đầu cho tới khi không còn sử dụng được nữa. b) Công tác quản lý TSCĐ tại phòng kế toán :

Tại phòng kế toán công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh, TSCĐ được quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật lẫn giá trị.

- Về mặt hiện vật : Kế toán TSCĐ tại công ty trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép về công tác cơ giới, vật tư và các tài sản thuộc công ty, việc quản lý chặt chẽ dẫn đến đảm bảo cho yêu cầu sản xuất của toàn công ty được liên tục và đạt hiệu quả cao.

- Về mặt giá trị : Công tác quản lý TSCĐ được thực hiện ở phòng Kế toán tài chính Ở đây, kế toán TSCĐ trực tiếp lập sổ sách, theo dõi tình hình tăng giảm và hao mòn TSCĐ hiện có ở công ty, theo dõi chỉ tiêu giá trị, theo dõi nguyên giá, tính toán ghi chép việc tính khấu hao, giá trị còn lại chi tiết cho từng TSCĐ và theo dõi khấu hao TSCĐ trên TK 214 Ngoài ra, khi có quyết định phòng kế toán tài chính sẽ tổ chức công tác kiểm kê TSCĐ.

Như vậy, TSCĐ của công ty được phân phối quản lý chặt chẽ về số lượng và giá trị, chất lượng số lượng đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh Với việc làm này góp phần bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả SXKD, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty.

2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh.

TSCĐ trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh đa dạng và phong phú, yêu cầu quản lý chặt chẽ về tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong công ty để có cơ cấu bố trí hợp lý TSCĐ phục vụ cho sản xuất được thường xuyên, kịp thời và quản lý được chất lượng TSCĐ ở công ty Vì thế tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ được công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh rất quan tâm chú trọng, cụ thể như sau :

Trong công ty, việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ Đối tượng ghi TSCĐ ở công ty được kế toán ghi theo từng nhóm loại TSCĐ cùng mục đích sử dụng Mỗi đối tượng ghi TSCĐ có số hiệu riêng và không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng tại công ty Công ty sử dụng ký hiệu TSCĐ được công ty TNHH Nhà nước một thanh viên cơ khí Đông Anh quy định thống nhất. Đối tượng ghi TSCĐ ở công ty được kế toán ghi theo nguồn hình thành kết hợp với ghi theo nhóm TSCĐ

2.2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình : a) Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở bộ phận kế toán doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của công ty có sự biến động Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán TSCĐ cần theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ Ở bộ phận kế toán trong công ty, kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.

Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng, thẻ TSCĐ được lưu tại phòng kế toán Thẻ TSCĐ của từng đối tượng ghi TSCĐ sẽ được đăng ký vào “ Sổ theo dõi tài sản “. Căn cứ lập thẻ TSCĐ là Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao, biên bản thanh lý TSCĐ…và một số tài liệu có liên quan. Để đăng ký, theo dõi và quản lý toàn bộ TSCĐ của công ty và các phân xưởng, nhà máy từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm và theo dõi số khấu hao đã trích kế toán mở “ Sổ theo dõi tài sản “. b) Kế toán chi tiết TSCĐ tại các bộ phận sử dụng

Nhận xét tổng quát về kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh trải qua gần

50 năm xây dựng và phát triển, đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự nghiệp của ngành cơ khí nói riêng và của đất nước nói chung Công tác kế toán TSCĐ nói chung và kế toán TSCĐ hữu hình nói riêng không ngừng được hoàn thiện, trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý và hạch toán trong điều kiện cơ chế quản lý đổi mới Hệ thống kế toán trong công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên kế toán đều có trình độ nghiệp vụ khá, nắm vững chức năng nhiệm vụ công việc do mình phụ trách Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc quản lý và sử dụng một cách hiệu quả mọi nguồn lực của công ty.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh, bằng những kiến thức đã học kết hợp với thực tiễn công tác kế toán TSCĐ hữu hình, em xin rút ra một số nhận xét về công tác hạch toán TSCĐHH như sau :

3.1.1 Ưu điểm : a/ Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh :

Trong những năm qua cùng với xu thế đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, công ty được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc công ty,công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh đã hòa nhập với sự phát triển của kinh tế thị trường với những bước chuyển mình rất kịp thời.

Công ty không những hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn ổn định và duy trì tốt hoạt động sản xuất tạo nhiều việc làm cho người lao động với mức lương ngày càng ổn định hơn, các chính sách chế độ của cán bộ công nhân viên được công ty quan tâm kịp thời đúng mức Đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề liên tục được bồi dưỡng tay nghề để đáp ứng cho nhu cầu sẩn xuất kinh doanh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh ngày càng lớn mạnh và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao. Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đảm bảo kế toán luôn giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy và cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý toàn công ty. b/ Trong công tác kế toán TSCĐHH

Công tác kế toán TSCĐHH ở công ty có những ưu điểm sau:

Một là : Đối với việc phân loại TSCĐHH : Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐHH dựa trên cơ sở mục đích sử dụng và tính chất của TSCĐHH. Theo cách phân loại này, người quản lý có thể biết được kết cấu của TSCĐHH trong công ty theo mục đích sử dụng, biết được tỷ trọng của từng nhóm TSCĐHH, từ đó căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty có phương hướng đầu tư TSCĐHH một cách đứng đắn, hiệu quả. Đồng thời với cách phân loại này, công ty có thể quản lý chặt chẽ TSCĐHH một cách cụ thể và chi tiết, giúp cho việc sử dụng TSCĐHH có hiệu quả.

Hai là : Các loại sổ theo dõi TSCĐHH trong công ty được mở đều đặn vào mỗi tháng Kế toán TSCĐHH mở sổ chung cho toàn công ty và theo dõi ở từng đơn vị sử dụng TSCĐHH Cuối kỳ, khi kiểm kê TSCĐHH kế toán lập các báo cáo kiểm kê cụ thể cho từng loại TSCĐHH.

Ba là : Về công tác hạch toán chi tiết TSCĐHH

Hạch toán chi tiết TSCĐHH ở phòng kế toán tài chính được thực hiện theo một trình tự nhất quán Các chỉ tiêu về TSCĐHH như tên tài sản, số hiệu,

… được phản ánh đầy đủ Bên cạnh đó, từng TSCĐHH được quy định bằng các số hiệu tương ứng theo mục đích sử dụng, nhóm TSCĐHH… nhờ đó tiện lợi cho việc sắp xếp theo dõi và nghiên cứu TSCĐHH khi cần thiết.

Bốn là : Các biến động tăng giảm TSCĐHH, kế toán TSCĐ đều tổ chức và tập hợp đầy đủ các Biên bản chứng từ có liên quan như : Phiếu thu, Phiếu chi về các biến động TSCĐHH, Hợp đồng kinh tế, Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản nghiệm thu TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ,…điều này giúp cho kế toán công ty quản lý được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách dễ dàng.

Năm là : Trong công tác khấu hao TSCĐHH, hàng tháng số khấu hao được phản ánh và theo dõi chặt chẽ trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Sáu là : Đối với việc quản lý TSCĐHH

TSCĐHH tại các bộ phận sử dụng được quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật, còn TSCĐHH tại bộ phận kế toán công ty quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật lẫn giá trị Từ đó đảm bảo được yêu cầu sản xuất và kinh doanh, góp phần bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào TSCĐHH.

3.1.2 Hạn chế : a/ Trong công tác huy động vốn để đầu tư vào TSCĐHH

Công ty chưa có kế hoạch tăng vốn để đầu tư vào TSCĐHH Vì vậy TSCĐHH trong công ty vẫn chưa phong phú, đa dạng để phục vụ cho việc sản xuất nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp một số khó khăn nhất định. b/ Trong công tác kế toán TSCĐHH :

Thứ nhất : Đối với kế toán chi tiết TSCĐHH tại nơi sử dụng

Kế toán tại các bộ phận sử dụng chỉ thực hiện việc thu nhận và xử lý chứng từ kế toán mà không mở sổ để theo dõi TSCĐ ở phân xưởng Do đó, kế toán TSCĐHH ở công ty cũng chỉ theo dõi mà không đối chiếu được nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của từng TSCĐHH ở các bộ phận sử dụng.

Thứ hai : Về tình hình sửa chữa TSCĐHH

Công ty chưa lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm làm tăng năng lực máy móc, thiết bị ( hiện nay công ty chỉ tiến hành sửa chữa khi máy móc thiết bị đã bị hư hỏng ) Điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả công việc.

Công ty chưa thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn nên khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Từ đó, giá thành sản xuất tăng lên do chi phí tăng Hơn nữa, việc sửa chữa lớn không phải năm nào cũng diễn ra nên giá thành sản phẩm giữa các năm không ổn định dẫn đến hoạt động lãi, lỗ giả trong thời gian sử dụng TSCĐHH

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh

Nhìn chung, công tác kế toán TSCĐHH ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh là tương đối hoàn thiện Song vẫn còn một số thiếu sót nhất định Vì vậy, về cá nhân em xin trình bày một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty như sau : Ý kiến thứ nhất : Về công tác quản lý và sử dụng TSCĐHH

- Công ty thực hiện việc xác định những tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐHH theo chuẩn mực kế toán mới ban hành theo thông tư số 203/2009/TT - BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính :

+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

+ Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Những tài sản không thỏa mãn tiêu chuẩn trên thì công ty phải sắp xếp vào Công cụ, dụng cụ Thực hiện việc phân loại đâu là TSCĐ, đâu là công cụ, dụng cụ để hạch toán và quản lý TSCĐHH theo đúng chuẩn mực kế toán ban hành.

- Thực hiện phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐHH

Việc phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐHH sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản lý hoạch định các kế hoạch, biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả trong doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TSCĐ như sau :

+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị TSCĐ đầu tư ban đầu của các bộ phận sử dụng tài sản.

H1 : Là hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị đầu tư ban đầu.

Tnb : Là thu nhập do sử dụng tài sản mang lại của bộ phận sử dụng.

NGb : Là nguyên giá TSCĐ của bộ phận sử dụng.

+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo chi phí khấu hao

H2 : Là hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo chi phí khấu hao.

Tkb : Là chi phí khấu hao của tài sản sử dụng đem lại thu nhập ở bộ phận sử dụng.

Thông qua số liệu được phân tích, đánh giá, các nhà quản lý biết được hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong kỳ hiện tại so sánh với các kỳ trước Từ đó, có kế hoạch biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả hơn Mặt khác, số liệu đó là yếu tố cấu thành trong hệ thống số liệu để các nhà quản lý phân tích, lựa chọn phương án tối ưu trong quá trình sử dụng, sửa chữa hay đầu tư đổi mới TSCĐHH trong công ty. Ý kiến thứ hai : Về công tác huy động vốn đầu tư vào TSCĐHH

Vấn đề vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cho

TSCĐHH nói riêng là một vấn đề bức xúc Cũng như phần lớn các công ty khác, khó khăn đối với công ty là thiếu vốn kinh doanh Ngoài vốn hiện có, công ty nên tiếp cận với hình thức thuê tài chính TSCĐ Đây là phương thức đầu tư nhanh mà doanh nghiệp không cần huy động một khoản tiền lớn ngay từ đầu.

Song song với việc tìm kiếm các nguồn đầu tư mới, công ty cần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có Đối với những TSCĐHH hết thời hạn khấu hao công ty nên có kế hoạch thanh lý nhanh để hạn chế thất thoát TSCĐ Đồng thời nhanh chóng tạo nguồn thu cho công tác đầu tư TSCĐ mới. Ý kiến thứ ba : Về việc đánh số hiệu TSCĐHH Đánh số TSCĐHH là một biện pháp quản lý TSCĐ có hiệu quả tốt đã được vận dụng ở nhiều doanh nghiệp Nhờ việc sắp xếp TSCĐHH theo các con số một cách khoa học nên khi cần thiết người quản lý TSCĐ có thể đối chiếu tra cứu dễ dàng hơn.

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Đông Anh đã thực hiện đánh số TSCĐHH với mã số riêng Tuy nhiên, số hiệu TSCĐHH ở công ty chỉ theo dõi được TSCĐ theo từng nhóm, loại TSCĐ cùng mục đích sử dụng nhưng chưa theo dõi được bộ phận sử dụng, năm đưa vào sử dụng Từ đó, công ty có thể thực hiện việc đánh số hiệu TSCĐHH bao gồm 4 nhóm chữ và số như sau :

Nhóm thứ nhất thể hiện TSCĐHH thuộc nhóm tài sản khác nhau và được phản ánh trên các tài khoản TSCĐHH Vì vậy, căn cứ vào quy định các nhóm TSCĐ theo danh mục TSCĐ của Nhà nước đã ban hành theo thông tư 203/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hệ thống kế toán doanh nghiệp xác định :

A 211.1 : Nhà cửa, vật kiến trúc.

E 211.4 : Thiết bị, dụng cụ quản lý.

H 211.8 : Tài sản cố định hữu hình khác.

Trong nhóm thứ nhất các chữ cái A, D,… chỉ nhóm TSCĐ phù hợp với danh mục Tài sản đã quy định trong thông tư 203, các số 211.1 – 211.8 là các Tài khoản cấp 2 phản ánh các TSCĐ trong hệ thống kế toán.

Nhóm thứ 2 xác định TSCĐ được sử dụng ở từng bộ phận trong công ty. + 10 : TSCĐ văn phòng

Nhóm thứ 3 : xác định TSCĐHH được đưa vào sử dụng năm nào

( phản ánh hai số cuối cùng của năm tăng TSCĐ )

Nhóm thứ 4 là nhóm cuối cùng xác định cho từng thứ TSCĐHH trong công ty, sử dụng dãy số tự nhiên để làm mã số cho từng thứ TSCĐHH tùy theo số lượng, chủng loại TSCĐHH hiện có của công ty. Để thuận lợi và dễ nhận biết các nhóm, loại, thứ TSCĐHH giữa các nhóm mã số được phân định bởi dấu gạch ngang ( - )

Ví dụ : Máy búa hơi M4140A của công ty có số hiệu :

A : TSCĐ thuộc nhóm máy móc, thiết bị

211.2 : TSCĐ được kế toán phản ánh trên sổ tài khoản 211.2

12 : TSCĐ do phân xưởng đúc 2 quản lý.

09 : TSCĐ đưa vào sử dụng năm 2009

07 : Số thứ tự của máy theo quy định của công ty. Ý kiến thứ tư : Về kế toán chi tiết TSCĐHH ở bộ phận sử dụng

Các bộ phận sử dụng ( Các nhà máy, phân xưởng ) cần mở sổ TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng tài sản để đảm bảo quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng tài sản Đồng thời, để cung cấp được các thông tin theo yêu cầu của kế toán quản trị, thông tin trên sổ theo dõi TSCĐ cần cung cấp được số liệu về các TSCĐHH được sử dụng của từng bộ phận, giá trị của các TSCĐHH đó và số khấu hao của các TSCĐHH sử dụng đã được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh Như vậy, sổ theo dõi TSCĐ mở cho từng bộ phận sử dụng sẽ cung cấp thông tin để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng tài sản trong quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp khai thác phát huy năng lực của TSCĐ, hoặc có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ khi cần thiết.

Các bộ phận sử dụng mở “ Sổ theo dõi tài sản đơn vị sử dụng “ Mẫu sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận quản lý sử dụng có thể thiết kế như sau :

Sổ theo dõi tài sản đơn vị sử dụng

Tên đơn vị (Phòng ban hoặc ngời sử dụng):

Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động

Chức vụ Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ và công cụ lao động Đơn vị tÝnh

SH NT SH NT chó

Cách ghi các chỉ tiêu trên sổ như sau :

- Cột 1 và 2, cột 8 và 9 : Phản ánh số hiệu và ngày tháng của các chứng từ tăng, chứng từ giảm tài sản tương ứng.

- Cột 3 : Ghi tên, nhãn hiệu, quy cách của tài sản.

- Cột 4, 5, 6 : Lần lượt ghi đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền.

- Cột 10 : Ghi lý do giảm tài sản.

- Cột 11, 12 : Ghi số lượng và số tiền của tài sản giảm ( tài sản cố định giảm ghi theo nguyên giá ). Ý kiến thứ năm : Kế toán sửa chữa TSCĐHH

Công ty xem xét thực hiện lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐHH ngay từ khi mới đầu tư, thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn để có nguồn kinh phí bù đắp.

Công ty phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để sửa chữa với việc thanh lý, nhượng bán TSCĐHH để đổi mới TSCĐ Sự cân nhắc cần xem xét ở lần cuối cùng của TSCĐ.

Xem xét hiệu quả của chi phí sửa chữa lớn theo công thức sau :

HSCL : Hệ số sửa chữa lớn TSCĐ.

PSCL : Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Pn : Giá trị thiệt hại có liên quan đến việc ngừng TSCĐ để sửa chữa lớn.

CĐT : Chỉ số đánh giá lại TSCĐ vào thời điểm sửa chữa lớn ( T ).

GCT : Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá ( NG ).

( CĐT x GCT ) : Giá trị còn lại của TSCĐ đã được đánh giá lại theo giá thị trường tại thời điểm sửa chữa.

+ Nếu HSCL < 1 : Chứng tỏ việc đầu tư cho TSCĐ là có hiệu quả.

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình - Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh
Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình (Trang 18)
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định - Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh
Sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định (Trang 20)
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý  công ty - Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý công ty (Trang 28)
2.1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán : - Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh
2.1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán : (Trang 30)
Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung - Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ khí đông anh
Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w