1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kế hoạch marketing online cho cửa hàng thời trang libéworkshop

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kế Hoạch Marketing Online Cho Cửa Hàng Thời Trang Libéworkshop
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Lợi thế của các nhãn hiệu thời trangViệt là giá cả, do sản xuất trong nước, các khâu thiết kế - sản xuất - vận chuyển đềutiết kiệm thời gian và chi phí.1.2 Giới thiệu về cửa hàng thời tr

Trang 1

Đề tài: Phát triển kế hoạch marketing online cho cửa hàng thời trang

Libéworkshop

Lời mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Thị trường thời trang Việt Nam nói chung và xu hướng thời trang nhanh ngày càng phát triển với sự phát triển của các thương hiệu Việt và sự xuất hiện, thành công của các thương hiệu thời trang quốc tế Đồng thời, sự cạnh tranh trong toàn ngành ngày càng gay gắt Điều đó đòi hỏi các thương hiệu thời trang Việt cần làm tốt hoạt động marketing để giữ lấy khách hàng và chiếm lấy thị phần Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, internet trở thành nơi marketing quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Libé là thương hiệu thời trang mới, và marketing online là kênh chủ yếu của công ty Tuy nhiên, hai kênh chính marketing của Libé hiện nay là Facebook và Instagram đang reach không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu Em thực hiện đề án này để phân tích tình hình marketing online và đưa ra các đề xuất để phát triển hoạt động marketing online của Libé

2 Mục tiêu lựa chọn đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra đề xuất để phát triển hoạt động marketing của Libé

3 Nội dung nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Chương I: Giới thiệu về thị trường thời trang và cửa hàng thời trang Libé

1.1 Tổng quan về thị trường thời trang

1.1.1 Tổng quan về thị trường thời trang Việt Nam

Những năm trở lại đây Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong nền kinh tế, với mức thu nhập và tiêu dùng tăng nhanh Với lợi thế dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, nhu cầu dùng hàng ngoại nhập và hàng chất lượng tốt, chi tiêu cho quần áo của mỗi người Việt Nam (13,9%) đạt ưu tiên thứ 3 chỉ sau thức ăn (32,9%) và tiết kiệm (14,9%) Năm 2017, toàn ngành hàng thời trang đạt mức doanh thu 6 tỷ USD

Nhận thấy cơ hội từ thị trường tiềm năng này, các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài nhanh chóng đổ bộ vào thị trường Việt Nam và chiếm 60% thị phần ngành thời trang Tình hình này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và phải tìm cách khắc phục bằng các chiến lược khác nhau

Hàng may sẵn Quảng Châu đã liên tục chiếm ưu thế các khu mua sắm bình dân trong nước trong nhiều năm qua Sản phẩm này đã hiện diện lâu đời, mẫu mã kiểu dáng đa dạng, và đặc biệt giá thành rẻ là ưu thế của mặt hàng này Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo, những tranh chấp gay gắt trên Biển Đông và các

bê bối về những hành vi bỏ chất độc hại vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng dần dần bắt đầu tẩy chay các sản phẩm này Thay vào đó, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Việt bắt đầu chuyển hướng sang sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan Bởi vì giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng tương đương và việc nhập hàng về cũng khá đơn giản

Các thương hiệu thời trang bắt đầu có sự chuyển mình và cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế và hướng đến phân khúc tầm trung Những năm gần đây, hàng may mặc nội địa tăng trung bình 10-15% /năm Tuy nhiên, sự xuất hiện của các thương hiệu Việt đã phần nào giúp các thương hiệu quốc tế khẳng định giá trị và trở thành phân khúc cao cấp Các thương hiệu thời trang quốc tế tập trung phân phối tại các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh - nơi tập trung những người có thu nhập cao và là nơi xu hướng thời trang phát triển Các thương hiệu thời trang Việt tập trung vào phân khúc tầm trung và chú trọng việc nâng cao chất lượng, thiết kế để thu hút và chiếm lấy lòng tin của khách hàng

Bên cạnh đó, kênh mua sắm online đang trở nên phổ biến và đắt giá tại Việt Nam Người tiêu dùng chỉ cần có internet để tra cứu mọi thông tin và mua sắm Sự phát triển công nghệ mạnh mẽ, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, trở nên không thể thiếu, nhiều người đã biến chúng thành nơi kinh doanh thay vì chỉ để kết nối mọi người

Trang 3

Đặc điểm khách hàng: Phụ nữ chiếm tỉ lệ lựa chọn và mua quần áo cho mình nhiều hơn nam giới, cứ 10 người mua quần áo thì có 7 người là nữ giới Người tiêu dùng có thói quen mua sắm cao nhất là 2-3 lần/tháng (29,8%), sau đó là 1 lần/tháng (28,5%), 3-4 lần/tháng (20%), mức độ chênh lệch không quá nhiều Trung bình người Việt Nam chi khoảng 1 triệu cho chi tiêu quần áo mỗi tháng Mức giá được lựa chọn mua nhiều nhất là 100.000 - 300.000 (đối tượng chính dưới 19 tuổi), sau đó là 300.000

- 500.000 (đối tượng mua chính 30-39 tuổi)

1.1.2 Tổng quan thị trường “fast-fashion” thời trang nhanh Việt Nam

Xu hướng thời trang thường thay đổi rất nhanh, thay vì cho ra chỉ hai bộ sưu tập mỗi năm các hãng thời trang đã cho ra nhiều bộ sưu tập hơn với giá rẻ hơn để thích ứng với sự thay đổi của người tiêu dùng Điều này dẫn đến cuộc cách mạng trong ngành thời trang - thời trang nhanh Thời trang nhanh là sản xuất quần áo với giá tầm trung dựa trên các thiết kế trên sàn catwalk và bán càng nhanh càng tốt để đáp ứng được xu hướng thời trang mới nhất Hiện nay, các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng quốc tế đã có mặt trên thị trường Việt Nam như là Zara, H&M, Topshop, Mango, Khi tiến vào thị trường Việt, các nhãn hàng nổi tiếng này đều thu hút được rất nhiều sự chú ý của người tiêu dùng và đạt được doanh thu cao Ví dụ như Zara ngày đầu khai trương ở Hồ Chí Minh đạt doanh thu 5,5 tỷ đồng và Zara Hà Nội đạt 8

tỷ đồng

Các thương hiệu Việt đã bắt đầu bắt kịp xu hướng thời trang nhanh, ví dụ như Canifa, và có hàng loạt các local brand xuất hiện và kinh doanh theo xu hướng này,

ví dụ như Libé, Dchic, Dottie, Up to Second, Lợi thế của các nhãn hiệu thời trang Việt là giá cả, do sản xuất trong nước, các khâu thiết kế - sản xuất - vận chuyển đều tiết kiệm thời gian và chi phí

1.2 Giới thiệu về cửa hàng thời trang Libé

1.2.1 Giới thiệu chung về Libé

Công ty trách nhiệm hữu hạn Libé là công ty thời trang nhanh kinh doanh các sản phẩm thời trang thiết kế của nữ giới Xuất phát từ nhu cầu muốn mặc sản phẩm Việt Nam với các thiết kế bắt kịp xu hướng, chất lượng tốt và giá cả vừa phải, founder Bùi Ngọc Thảo Linh cho ra đời thương hiệu Libé vào tháng 4 năm 2013 Libé là cách viết rút gọn của từ libération trong tiếng Pháp có nghĩa là tự do, phóng khoáng, điều

đó thể hiện mong muốn các sản phẩm của Libé sẽ đem đến cho khách hàng sự tự do, phóng khoáng và thoải mái

Libé bắt đầu quảng bá thương hiệu bằng internet, và mạng xã hội đầu tiên Libé chọn là Instagram, sau đó là Facebook Cuối tháng 4, Libé mở cửa hàng đầu tiên tại tầng 3, số 26 Lý Tự Trọng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và chuyển xuống tầng 1

Trang 4

sau một thời ngắn Tháng 8/2016, cửa hàng thứ hai mở tại 52 Nguyễn Trãi Đến 3/11/2017, Libé chính thức mở rộng thị trường ra Hà Nội, mở cửa hàng tại 29 Thái Phiên

Hiện nay, Libé đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng Công ty bao gồm 9 bộ phận phòng ban:

- Bộ phận Kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu và báo cáo, đưa ra các phương hướng giải quyết các vấn đề doanh số, kinh doanh cốt yếu của công ty

- Bộ phận Sản xuất quản lý chu trình sản xuất sản phẩm, thu mua vải, phụ liệu và làm việc với các đơn vị gia công để làm ra sản phẩm

- Bộ phận QC Quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến khách hàng và chịu trách nhiệm thu hồi lại các mẫu lỗi

- Bộ phận Kho đóng gói sản phẩm, dự trữ sản phẩm và điều phối đến các cửa hàng

- Bộ phận Phát triển sản phẩm chịu trách nhiệm sáng tạo và thiết kế các bộ sưu tập và các sản phẩm khác của Libé

- Bộ phận Creative - Marketing sáng tạo và phát triển các kế hoạch truyền thông

để quảng cáo và xây dựng hình ảnh thương hiệu, thiết kế decor và quản lý trade marketing

- Bộ phận Cửa hàng quản lý cửa hàng và trực tiếp phục vụ, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng,

- Bộ phận Kế Toán và bộ phận Hành chính và nhân sự

Libé phát triển theo xu hướng thời trang nhanh nên thường cho ra một bộ sưu tập theo từng tháng và kết hợp với một số thiết kế lẻ Bộ phận Creative cùng bộ phận phát triển sản phẩm họp để đưa ra ý kiến cho các bộ sưu tập Bộ phận phát triển sản phẩm lên ý tưởng, thực hiện sản phẩm mẫu cho bộ sưu tập đó, thử với mẫu, chỉnh sửa tại văn phòng cho đến khi ưng ý, sau đó họp với bộ phận kinh doanh để quyết định số lượng, thời gian bán Bộ phận Sản xuất chịu trách nhiệm làm ra sản phẩm, bộ phận quản lý chất lượng sẽ kiểm định chất lượng, gửi trả sửa các sản phẩm chưa đạt Kho đóng gói và chuẩn bị gửi hàng lên cửa hàng vào ngày được ấn định bán Bộ phận Creative - Marketing chụp ảnh, đưa ra hình thức truyền thông cho bộ sưu tập và xúc tiến cho đến khi bộ sưu tập kết thúc

1.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh

Trang 5

1.2.2.1 Product

Libé kinh doanh mặt hàng chính là các sản phẩm thời trang thiết kế giành cho nữ giới, và ngoài ra còn có các sản phẩm phụ như giày dép, mũ nón, khăn turban, túi xách Các sản phẩm trang phục của Libé rất đa dạng và phong phú, bao gồm áo kiểu,

áo sơ mi, áo thun, áo dây, quần jeans, quần kiểu, quần cullottes, quần sooc, chân váy, đầm váy, Tất cả đều được thiết kế dễ mặc, dễ kết hợp, phù hợp với nhiều thời điểm

và giữ phong cách thời trang tự do, phóng khoáng và thoải mái

Phân chia các dòng sản phẩm:

- Các bộ sưu tập được cho ra thường xuyên, thường 1 lần/tháng Một số bộ sưu tập gần đây: BST Nông trại, BST Xmas, BST Evening, BST Flamingo, BST Libe morden twist, Các sản phẩm trong cùng một bộ sưu tập được lên ý tưởng và thiết kế theo cùng một concept chung, và đều dựa trên sự kết hợp của phong cách riêng của Libé với xu hướng thời trang thời điểm đó

- Dòng sản phẩm basic được restock thường xuyên gồm các items cơ bản, đơn giản, không chạy theo xu hướng

- Các sản phẩm đồ đông, gồm áo len, áo nỉ, trench coat, được thiết kế dành riêng cho Libé Hà Nội

- Các sản phẩm lẻ, không được thiết kế chung trong một bộ sưu tập cụ thể Các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm lẻ được quyết định restock dựa vào lượng bán ra

1.2.2.2 Price

Các sản phẩm của Libé đa phần nằm trong mức giá dao động từ 300.000 -500.000 VND Mức giá này phù hợp với phân khúc tầm trung mà Libé hướng tới Bên cạnh đó, mức giá 300.000 - 500.000 VND là mức giá phổ biến thứ hai trong sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng đối với một sản phẩm thời trang (sau mức giá 100.000 - 300.000 VND) 36% người tiêu dùng độ tuổi 30-39, 27% người tiêu dùng

độ tuổi 20-29, 28% người tiêu dùng độ tuổi dưới 19 lựa chọn mua với mức giá này

1.2.2.3 Place

Hiện nay, Libé phân phối sản phẩm trực tiếp tại 3 cửa hàng (tại Hồ Chí Minh và

Hà Nội) và bán hàng online qua kênh mạng xã hội là Instagram và Facebook Trước khi mở cửa hàng tại Hà Nội, Libé đã có một quãng thời gian làm quen với khách hàng

Hà Nội thông qua các sự kiện kết hợp và Pop-up sale với các local brand khác, hội chợ tại Hà Nội và nhận được phản ứng rất tốt từ khách hàng Hà Nội Lượng khách online tại Hà Nội cũng là lượng khách trung thành và tương đối lớn của Libé Nhận thấy đây

là thị trường rất tiềm năng nên Libé bắt đầu tìm kiếm mặt bằng tại vị trí trung tâm và

mở cửa hàng Điều khó khăn nhất đối với Libé khi đăt chân đến Hà Nội là sắp xếp chu trình sản xuất hàng hoá sao cho phù hợp với thói quen mua sắm theo thời tiết của

Trang 6

người Hà Nội Đối với kênh online, hiện nay Libé có một lượng khách hàng trung thành khá lớn và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Các sản phẩm đặt hàng qua online sẽ được đóng gói và vận chuyển trực tiếp từ kho tổng - kho Tân Bình Thời gian các sản phẩm đến tay khách hàng thường dao động từ 2-5 ngày đối với các khách hàng ở tỉnh

1.2.2.4 Promotion

Các hoạt động truyền thông của Libé được chia làm 3 loại hoạt động lớn:

- Event gồm Complimentary (tạo mối quan hệ với khách hàng), Celebration (tổ chức chương trình cho các dịp lễ) và Collaboration (kết hợp với các thương hiệu khác (pop-up, bán tại store, )

- Sale gồm Pop-up (sale tại các cửa hàng hoặc hội chợ khác ngoài Libé), Clearance ( Sale để thanh lý hàng, thường vào các dịp chính theo mùa), Exclusive (sale các sản phẩm nhất định hoặc cho các ngày lễ)

- Photoshoot gồm Streetstyle (chụp đường phố), Lookbook (chụp rõ quần áo), Campaign (chụp theo campaign lớn), Collection (chụp theo bộ sưu tập nhỏ)

Trong năm 2017, Libé đã thực hiện tất cả 42 hoạt động truyền thông, trong đó có

14 sự kiện, 6 chương trình sale và 22 bộ ảnh Các hoạt động đều được truyền thông trên fanpage Facebook và Instagram

1.2.2.5 People

Đội ngũ nhân viên bán hàng của Libé được tuyển dụng, tuyển chọn và đào tạo kĩ càng để tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất Nhân viên luôn nói “Libé xin chào ạ!”

“Cảm ơn ạ!” khi có khách hàng đến và rời khỏi cửa hàng Nhân viên luôn tươi cười, luôn để khách hàng có trải nghiệm thoải mái khi mua sắm, và chú ý khách hàng nếu cần giúp đỡ Đội ngũ nhân viên bán hàng có độ tuổi từ 19-23, có kiến thức về thời trang để luôn sẵn sàng tư vấn khách hàng khi cần thiết

1.2.2.6 Physical evidence

Hệ thống cửa hàng đều được thiết kế theo phong cách hiện đại, sáng sủa và rộng rãi, có diện tích trung bình khoảng 200 mét vuông Với mong muốn cung cấp cho khách hàng địa điểm mua sắm thoải mái nhất, Libé luôn giữ không gian cửa hàng sạch

sẽ, gọn gàng với nhiều cây xanh và sử dụng tinh dầu thơm để tạo không khí thơm mát Cửa hàng trưng bày sản phẩm thoáng, giữ nhiều không gian trống và có ghế cho khách hàng ngồi nghỉ Ngoài ra, cửa hàng sẽ được trang trí theo các concept khác nhau vào các dịp đặc biệt như giáng sinh, 8/3, Số phòng thử đồ khoảng từ 6 - 10 phòng, tránh trường hợp khách hàng phải chờ thử đồ quá lâu

Trang 7

2.2.1.7 Process

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng, Libé luôn chú trọng thiết kế không gian mua sắm thoải mái và đào tạo đội ngũ nhân viên ân cần, chu đáo Quy trình dịch vụ của Libé được thiết kế dựa theo quy trình dịch

vụ của các nhãn hàng nước ngoài như Zara, H&M, Quá trình tiếp xúc của khách hàng: Khách hàng sẽ tiếp xúc với nhân viên khu vực trưng bày hàng hóa, lựa chọn sản phẩm và đến phòng thử đồ tiếp xúc với nhân viên phòng thử, sau khi tìm được sản phẩm ưng ý khách hàng sẽ thanh toán tại quầy thu ngân

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng thời trang Libé

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Môi trường nhân khẩu học

Về giới tính, việc chi tiêu cho mua sắm thời trang của phái nữ lớn hơn nam giới,

cứ 10 người mua quần áo thì có 7 người là nữ giới, cho thấy thị trường thời trang nữ giới là thị trường lớn, nguy cơ cạnh tranh cao Yếu tố độ tuổi là yếu tố quan trọng trong ngành hàng thời trang giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phân khúc thị trường

và lựa chọn thị trường mục tiêu, độ tuổi có tác động rõ rệt đến phong cách thời trang của người tiêu dùng Hiện nay, khách hàng mục tiêu của Libé là nữ giới độ tuổi 25-34

và đối tượng khách hàng mở rộng là nữ giới độ tuổi 18-24

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Các yếu tố kinh tế có tác động lớn đến sức mua của người tiêu dùng, quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016, điều này góp phần làm tăng sức mua của người tiêu dùng

1.3.1.3 Môi trường công nghệ

Hiện nay môi trường công nghệ số đặc biệt phát triển, việc mua sắm online ngày càng phổ biến vì sự thuận tiện Rất nhiều các nhãn hàng thành lập website riêng để thuận tiện mua sắm cho khách hàng, ngoài ra, mạng xã hội phát triển, Facebook và Instagram trở thành nơi doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng và kinh doanh

1.3.1.4 Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội ảnh hưởng tương đối lớn đối với hành vi, thói quen mua sắm thời trang của người tiêu dùng Việt Nam Miền Nam và miền Bắc thuộc hai nhánh văn hóa khác nhau, khi quyết định mở rộng thị trường ra Hà Nội, Libé cần cân nhắc rất nhiều vấn đề này Ví dụ văn hóa mua quần áo theo mùa của người Hà Nội hoàn toàn khác với người Sài Gòn, Libé nhất thiết phải thiết kế riêng bộ sưu tập mùa đông cho khách

Trang 8

hàng tại Hà Nội Khách hàng Hà Nội ăn mặc thể hiện phong cách cá nhân, khách hàng Sài Gòn ăn mặc theo xu hướng, đôi khi thể hiện phong cách riêng biệt

1.3.2 Môi trường vi mô

1.3.2.1 Khách hàng

Đội tượng khách hàng mục tiêu của Libé là nữ giới độ tuổi từ 25-34, và sống tại các thành phố lớn Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, có thu nhập tầm trung trở lên, có khả năng chi trả tốt và sức mua ổn định, quan tâm đến xu hướng thời trang và ngoại hình bản thân Ngoài ra, đối tượng khách hàng mở rộng của Libé là nữ giới 18-24 tuổi, yêu thích thời trang, có trợ cấp từ gia đình hoặc bắt đầu có thu nhập

Khách hàng thường mua quần áo vì 6 lý do chính: Sau khi nhận lượng hoặc khi

có nhiều tiền, có chương trình giảm giá, trước khi đi du lịch hoặc vào các dịp lễ, khi cần thay thế quần áo cũ, thích lúc nào mua lúc đó, chỉ mua khi cần Các yếu tố khách hàng quan tâm nhất khi mua quần áo là kiểu dáng, chất liệu, giá cả Ngoài ra, các yếu

tố thương hiệu, màu sắc, kích cỡ cũng được quan tâm đáng kể Các kênh mà họ hay tham khảo phong cách thời trang là internet, tạp chí, mạng xã hội, youtube

1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Thời trang nhanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam, các thương hiệu thời trang Việt dần bắt đầu có xu hướng thay đổi theo hướng này Bên cạnh đó, trên thị trường

đã có sự xuất hiện của 200 thương hiệu thời trang nước ngoài và chiếm đến 60% thị phần Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường thời trang nói chung và thời trang nhanh nói riêng

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Libé là các nhãn hiệu thời trang nhanh Việt Nam

có cùng mức giá 300.000 - 500.000, và cùng hướng đến một nhóm khách hàng mục tiêu Trên thị trường hiện nay, Dottie và Momoco là hai thương hiệu nổi bật cạnh tranh trực tiếp với Libé, có cùng mô hình kinh doanh, phân khúc khách hàng Tuy cùng các thiết kế chạy theo xu hướng nhưng Dottie và Momoco có phong cách thời trang nguyên bản - tối giản Khác biệt của Libé là phong cách thời trang tự do, phóng khoáng, tuy nhiên, hạn chế của Libé so với đối thủ là kênh phân phối, mới chỉ có 3 cửa hàng

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Libé là các thương hiệu thời trang Việt khác như Must have, và các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập vào thị trường Việt, nổi bật là Zara, H&M, Zara và H&M xuất hiện tại Việt Nam thu hút được sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng yêu thích thời trang Các thiết kế đều rất

đa dạng và phong phú và thời gian thay đổi các mẫu mã mới có thể chỉ mất 2-3 tuần Tuy nhiên dù được xem là hãng thời trang bình dân nhưng khi đến Việt Nam, các thương hiệu thời trang Việt vô tình đưa định vị của Zara, H&M trở thành thương hiệu

Trang 9

dành cho tầng lớp trung lưu trở lên Ngoài điểm mạnh về mẫu mã thiết kế đa dạng, dành cho nhiều khách hàng, cá nhân khác nhau, các thương hiệu nước ngoài còn có điểm mạnh về quy trình và chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, tạo được sư yêu thích của khách hàng

Trang 10

Chương II Thực trạng hoạt động marketing online của Libé

2.1 Thực trạng hoạt động marketing online của Libé

Ngoài Facebook và Instagram, trade marketing tại cửa hàng, event và campaign, hiện Libé không dùng thêm các kênh nào khác (như báo chí, KOL chuyên nghiệp ) Dựa theo quan điểm kinh doanh Libé là thương hiệu thời trang fast-fashion product focused, vì vậy Libé không tập trung vào báo chí hoặc KOL, mà chuộng sử dụng các hình thức như: xây dựng cộng đồng khách của chính mình, xây dựng cộng đồng nhân viên, làm các dự án kết hợp với các local brand khác để tạo độ phủ đến các đối tượng khách hàng cần thiết một cách gần gũi hơn và chú trọng hơn vào các yếu tố khác như: sản phẩm, trade marketing tại cửa hàng

Nội dung

(text và

photo)

Nội dung fanpage chưa thực sự đa dạng, cần đa dạng hóa bằng thiết

kế, sử dụng format video, để thu hút người xem, content vẫn chưa được đầu tư thường xuyên và dày đặc, chưa sắp xếp lịch đăng bài

cụ thể để linh hoạt trong việc cân đối budget cho phù hợp

Conten phần lớn được viết bằng Tiếng Anh:

- Pillar: Product, Libé & you, Brand, Store/Facility, Event/Activity

- Loại nội dung: Inspire, Inform, Interact

Tương tác với

khách hàng

Phần lớn thời gian bộ phận marketing phải nhận và sắp xếp đơn hàng nên không có thời gian cho dịch vụ chăm sóc khách hàng online, trả lời, tư vấn bình luận của khách hàng

Chạy quảng

cáo

Hiện tại Libé tập trung chạy quảng cáo chủ yếu trên Facebooks mà chưa tăng quảng cáo Instagram

Budget Ngân sách marketing online cho từng tháng chiếm khoảng 6-10%

doanh thu

2.1.1 Facebook

Báo cáo Social Media (26/12/2017 - 28/02/2018)

- Chỉ số đo lường hiệu quả

Hạng mục 16/10 - 20/11 21/11 - 25/12 26/12/17 - 01/02 - 28/02

Ngày đăng: 22/01/2024, 18:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w