1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015

89 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Hậu Quả Về Sức Khỏe Và Chi Phí Điều Trị Của Các Trường Hợp Tai Nạn Thương Tích Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Ninh Bình Năm 2015
Tác giả Vũ Bảo Hồng
Người hướng dẫn PGS. TS Phạm Việt Cường
Trường học Đại học Y tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 310,75 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan tài liệu (14)
    • 1.1 Các định nghĩa và khái niệm cơ bản (14)
      • 1.1.1 Định nghĩa tai nạn thương tích (14)
      • 1.1.2 Phân loại tai nạn thương tích (14)
      • 1.1.3 Gánh nặng toàn cầu do tai nạn thương tích (15)
    • 1.2 Thực trạng tai nạn thương tích (16)
      • 1.2.1 Trên thế giới (16)
      • 1.2.2 Tại Việt Nam (18)
    • 1.3 Một số hậu quả của tai nạn thương tích (24)
      • 1.3.1 Hậu quả về sức khỏe (24)
      • 1.3.2 Hậu quả về kinh tế (24)
      • 1.3.3 Hậu quả khác (25)
    • 1.4 Địa bàn nghiên cứu (27)
    • 1.5 Khung lý thuyết (28)
  • Chương 2 Phương pháp nghiên cứu (28)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (29)
      • 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn (29)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ (29)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (29)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (29)
    • 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (29)
    • 2.5 Phương pháp thu thập số liệu (30)
      • 2.5.1 Công cụ thu thập số liệu (30)
      • 2.5.2 Quy trình thu thập sô liệu (30)
      • 2.5.3 Thu thập và giám sát (32)
    • 2.6 Các biến số nghiên cứu (32)
    • 2.7 Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (33)
      • 2.7.1 Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu (33)
      • 2.7.2 Phân loại mức độ trầm trọng của chấn thương theo điểm MAIS (33)
      • 2.7.3 Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ cồn trong máu (34)
    • 2.8 Xử lý và phân tích số liệu nhập liệu, kiểm (34)
    • 2.9 Đạo đức nghiên cứu (35)
    • 2.10 Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục (35)
      • 2.10.1 Hạn chế nghiên cứu (35)
      • 2.10.25 ai số (0)
  • Chương 3: Kết quả nghiên cứu (37)
    • 3.1 Thực trạng tai nạn thương tích không tử vong nhập viện (38)
      • 3.1.1 Thông tin chung (38)
      • 3.1.2 Các nguyên nhân tai nạn thương tích (40)
      • 3.1.3 Thời gian xảy ra tai nạn (0)
      • 3.1.4 Nơi xảy ra tai nạn (41)
      • 3.1.5 Thời gian vào viện sau tai nạn (42)
      • 3.1.6 Chăm sóc trước viện (42)
      • 3.1.7 Tai nạn gia thông (0)
    • 3.2 Hậu quả của tai nạn thương tích (44)
      • 3.2.1 Hậu quả sức khoẻ ghi nhận sau tai nạn thương tích (46)
      • 3.2.2 Hậu quả kinh tế ghi nhận trong quá trình điều trị chấn thương tại viện 39 Chương 4: Bàn luận (50)
    • 4.1 Đặc trung cơ bản của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 4.2 Thực trạng tai nạn thương tích (56)
    • 4.3 Một số hậu quả do tai nạn thương tích (58)
      • 4.3.1 Hậu quả sức khỏe (58)
      • 4.3.2 Tổn thất kinh tế do tai nạn thương tích (61)
  • KẾT LUẬN (65)
    • 1. Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu và tai nạn thương tích (65)
    • 3. Hậu quả do tai nạn thương tích (66)
      • 3.2 Hậu quả kinh tế (66)
    • 1. Đối với nạn nhân tai nạn thương tích (67)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp tai nạn thương tích được điều trị nội trú tại BVĐK Ninh Bình trong thời gian nghiên cứu.

- Trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Ninh Bình do các nguyên nhân tai nạn thương tích.

- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên có lý do đến khám, cấp cứu và nhập viện điều trị với nguyên nhân được chẩn đoán là do TNTT

- Người bệnh điều trị nội trú ít nhất 01 ngày tại BVĐK Ninh Bình

- Người bệnh có khả năng đồng ý tham gia và trả lời đầy đủ câu hỏi nghiên cứu hoặc có ủy quyền phù hợp.

- Người hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu

- Người bệnh tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện

- Người bệnh không thân nhân và không đủ khả năng trả lời phỏng vấn

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 3/2015 đến tháng 5 năm 2015

- Địa điểm: BVĐK Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn toàn bộ người bệnh nhập viện do tất cả các nguyên nhân TNTT đáp ứng các tiêu chuẩn của nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 5 năm 2015 Có 399 bệnh nhân tham gia trong thời gian nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu:

- Bộ câu hỏi có cấu trúc, ràng buộc logic bằng các thuật toán thiết kế trên phần mềm ODK Câu hỏi nghiên cứu được thết kế nhằm tìm hiểu các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, hoàn cảnh trường hợp chấn thương, các thông tin về chẩn đoán và điều trị của đối tượng nghiên cứu, đánh giá tàn tật của Tổ chức Y tế thế giới và chi phí chăm sóc và điều trị tại viện.

- Bộ câu hỏi được thiết kế trong khuôn khổ của nghiên cứu đa quốc gia, được thử nghiệm tại BVĐK Ninh Bình và điều chỉnh các thông tin về viện phí phù hợp với hệ thống viện phí bệnh viện.

- Máy tính bảng kết nối mạng di động

2.5.2 Quy trình thu thập sô liệu

Các số liệu sẽ được thu thập dựa trên các nguồn:

- Số liệu trích từ bệnh án: toàn bộ các số liệu liên quan đến tình trạng sức khoẻ, nồng độ cồn, các kết quả điều trị, sẽ được trích từ bệnh án của bệnh nhân.

- Các số liệu về chi phí của bệnh viện sẽ được trích từ hệ thống thanh toán bệnh viện khi bệnh nhân xuất/chuyển viện.

- Các thông tin về TNTT sẽ được hỏi theo bảng hỏi có cấu trúc (phụ lục), thông tin được hỏi và ghi nhận lại sau khi tình trạng người bệnh ổn định (qua khỏi giai đoạn cấp cứu). Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc trạng thái tinh thần không ổn định sẽ phỏng vấn người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

Tất cả các bảng hỏi sẽ được thiết kế trong hệ thống dữ liệu mở và được điền trực tiếp vào máy tính bảng Các câu hỏi được đảm bảo thiết kế kiểm soát để giảm sai sót và không thống nhất một cách tối đa Toàn bộ thông tin từ phỏng vấn được rà soát lại ngay sau khi thu thập đảm bảo đầy đủ nội dung.

Quy trình thu thập số liệu

Phần I: Phỏng vấn ngay sau khi BN nhập viện 01 ngày

H Đánh giá tàn tật của WHO Phần II: Ghi chép bệnh án sau nhập viện 01 ngày

B Chẩn đoán và điều trị (hết B8)

Phần II: Phỏng vấn trước khi NB ra viện:

B Chẩn đoán và điều trị (từ B9)

D Chi phí chăm sóc và điều trị tại viện Xác nhận lại địa chỉ và số điện thoại liên hệ

2.5.3 Thu thập và giám sát Điều tra viên

Gồm nghiên cứu viên và 05 điều dưỡng viên BVĐK Ninh Bình Các điều tra viên được tập huấn kỹ để đảm bảo tính nhất quán và thực hành phỏng vấn thử trước khi thu thập thông tin chính thức

- Giảng viên/cán bộ Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương và Trường đại học Y tế Công cộng.

Các biến số nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu theo đúng mục tiêu và đạt được các kết quả mong muốn, chúng tôi thiết kế các biến số nghiên cứu chia thành các nhớm sau:

Nhóm biến số về các đặc điểm cơ bản của đối thượng nghiên cứu như tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tham gia bảo hiểm và nơi sống của bệnh nhân.

Nhóm biến số về hoàn cảnh chấn thương bao gồm các biến số về thời gian chấn thương, loại chấn thương, địa điểm xảy ra chấn thương, hoạt động khi xảy ra chấn thương, cơ chế chấn thương, hành vi đội mũ/ đeo dây bảo hiểm, nồng độ cồn trong máu, nơi điều trị ban đầu, sơ cứu trước nhập viện, thời gian đến bệnh viện Nhóm biến số về chẩn đoán và điều trị tai nạn thương tích bao gồm biến số về điểm Glasgow khi nhập viện, điểm MAIS, loại thương tích, vị trí chấn thương, phương pháp điều trị, ngày điều trị, kết quả điều trị

Nhóm biến số về đánh giá sức khỏe- tàn tật bao gồm các biến về điểm sức khỏe, tự đánh giá sức khỏe, khả năng thực hiện hoạt động thường ngày trước khi xảy ra tai nạn

Nhóm biến số về các chi phí liên quan đến TNTT trong quá trình nằm viện bao gồm các chi phí trực tiếp cho điều trị hay không cho điều trị, chi phí gián tiếp cho bệnh nhân hay người chăm sóc do TNTT (Xem thêm phần phụ lục)

Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1 Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu

TNTT: là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học, hoặc phóng xạ, ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể người Ngoài ra TNTT còn do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (ví dụ như: các trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, hoặc động lạnh )[36].

Trường hợp nhập viện và điều trị tại bệnh viện: Là những nạn nhân nhập viện và điều trị tại bệnh viện có bệnh án và được theo dõi của cán bộ y tế tại các khoa lâm sàng Trong các nguyên nhân tai nạn thương tích, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào các nguyên nhân: Tai nạn giao thông, bạo lực/xung đột, ngộ độc là chính và các nguyên nhân khác như bỏng, đuối nước, ngã, vật sắc nhọn, điện giật, ngạt,

Người chăm sóc: Là người dành nhiều thời gian nhất trong ngày (24 h) để chăm sóc cho bệnh nhân tại bệnh viện.

Phân tích chi phí: là một trong những công cụ đánh giá kinh tế và nghiên cứu trong kinh tế học, quan tâm đến sự phân bổ chi phí trong hệ thống, khu vực hay can thiệp Trong phân tích chi phí người ta nghiên cứu, so sánh chi phí của hai hay nhiều can thiệp y tế, và không so sánh kết quả của các can thiệp Trong nghiên cứu này, chúng tôi quy đổi chi phí do mất ngày làm việc theo mức lương tối thiểu vùng quy định năm 2015 là 2.400.000:30 ngày = 80.000/ngày.

2.7.2 Phân loại mức độ trầm trọng của chấn thương theo điểm AIS

AIS (Abbreviated Injury Scale) là một hệ thống tính điểm mức độ trầm trọng của TNTT ở mức độ quy mô bao trùm bắt nguồn từ sự đồng thuận được dựa trên tính chất giải phẫu học để giải thích rõ mỗi chấn thương theo các vùng trên cơ thể theo mức độ quan trọng tương đối của chấn thương dựa trên thang đo thứ hạng 6 điểm (Assciation for the Advancement of Automotive Medicine - AAAM (2005),

Thang đo mức độ chấn thương rút gọn - 2005, Bản dịch của trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội) Thang điểm AIS, cơ thể được chia thành 6 vùng[5]:

- Đầu hoặc cổ - Ổ bụng và khung chậu.

- Mặt - Chi và thắt lựng.

Các mức độ trầm trọng được tính toán dựa trên từ điển AIS - 2005, trong đó các thương tổn được rút ra từ bệnh án, so sánh và tính điểm theo từ điển AIS, kết quả được xếp hạng mức độ trầm trọng của chấn thương như dưới đây:

AIS Mã hóa mức độ trầm trọng

6 Cực kỳ nguy hiểm (hiện tại chưa điều trị được)

Thang đo mức độ chấn thương rút gọn-2005-Bản dịch của Trường ĐH Y tế công cộng.

Mỗi bệnh nhân sẽ có 6 điểm AIS tương ứng với 6 vùng cơ thể Tính điểm MAIS ( Maximum Abbreviated Injury Scale) là điểm AIS cao nhất trong 6 điểm AIS đó. Để xác định hậu quả về sức khỏe liên quan đến TNTT chúng tôi sử dụng Thang đánh giá khuyết tật WHODAS 2.0 của Tổ chức y tế thế giới với tình trạng sức khoẻ 5 bậc từ “Rất tốt” đến “Rất kém” tương ứng với tác động của chấn thương đến sức khoẻ nạn nhân từ “Không tác động” đến “ Tác động nghiêm trọng, không thể phục hồi”.[31].

2.7.3 Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ cồn trong máu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được đối tượng điều khiển loại phương tiện cơ giới xảy ra tai nạn chỉ có nhóm mô tô, xe máy Như vậy, việc phân nhóm nồng độ cồn/máu của đối tượng điều khiển phương tiện theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP được phân thành 2 nhóm[15]:

- Bình thường: nồng độ cồn/máu < 50 mg/dl.

- Vượt mức: nồng độ cồn/máu > 50 mg/dl.

Xử lý và phân tích số liệu nhập liệu, kiểm

Toàn bộ số liệu sau khi nhập xong được chuyển sang SPSS để quản lý và phân tích Thống kê mô tả được sử dụng để trình bày tần số và tỷ lệ phân tram cho các biến phân loại (tuổi, giới, nghề nghiệp, tham gia bảo hiểm, nguyên nhân chấn thương, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, vùng chấn thương ) Giá trị trung bình và trung vị được dung để mô tả các biến liên tục như các biến thu nhập, thời gian nằm viện, chi phí điều trị Để đánh giá chi phí phát sinh do TNTT trong thời gian điều trị tại viện, chúng tôi tính tổng chi phí cho mỗi trường hợp bao gồm chi phí trực tiếp cho điều trị và không cho điều trị; chi phí gián tiếp cho bệnh nhân và cho người chăm sóc.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu Đánh giá tác động về sức khoẻ và kinh tế xã hội do Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, đại học Y tế Công Cộng triển khai từ tháng 1 năm 2015 Học viên đã được Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương tuyển chọn là thành viên nhóm nghiên cứu và được cho phép sử dụng 1 phần của nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu, số liệu của cuộc điều tra sẽ được giữ kín để đảm bảo tính riêng tư của các đối tượng nghiên cứu.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không phục vụ cho mục đích nào khác. Đề cương nghiên cứu chung đã được Hội đồng Đạo đức - Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua theo quyết định số 280/2014/YTCC-HD3 về việc chấp thuận các vấn đề đạo đức NCYSH ngày 02 tháng 10 năm 2014.

Kết quả của nghiên cứu được công bố trước hội đồng nhà trường Đại học y tế công cộng.

Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

Do thời gian nghiên cứu ngắn, nguồn lực hạn chế và quy mô nghiên cứu nhỏ nên trong nghiên cứu này sẽ còn nhiều hạn chế.

Nghiên cứu chỉ tiến hành tại BVĐK Ninh Bình nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho một khu vực chứ không đại diện cho quần thể lớn.

Bệnh nhân vào khoa Cấp cứu với tình trạng chưa ổn định nên rất khó thu thập thông tin, khi tình trạng bệnh nhân ổn định có thể cung cấp thông tin thì đã chuyển sang khoa khác Vì vậy, một phiếu hỏi phải đi qua nhiều khoa mới có đầy đủ thông tin, nên quy trình thu thập thông tin kéo dài và có khả năng bị bỏ sót.

Nghiên cứu cũng có thể gặp một số sai số ngẫu nhiên trong quá trình triển khai.

Việc thu thập số liệu thông qua bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc nên có thể gặp sai số hệ thống do kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên.

Do người được phỏng vấn là nạn nhân đang trong tình trạng bị thương nên không thể nhớ hết được các sự kiện diễn ra; hoặc là người nhà chỉ được kể lại câu chuyện chứ không chứng kiến trực tiếp, sai số nhớ lại thường xảy ra vì lý do này

Hạn chế sai số hệ thống trong khâu phỏng vấn: tiến hành tập huấn kỹ cho điều tra viên Bảng câu hỏi phỏng vấn được cấu trúc logic bằng thuật toán điện tử, ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp với ngôn ngữ địa phương để ĐTNC dễ hiểu Thử nghiệm bộ câu hỏi bằng cách phỏng vấn thử 30 bệnh nhân để điều chỉnh bộ câu hỏi phù hợp với ĐTNC trước khi đưa vào thu thập thông tin chính thức Giám sát nghiêm túc và trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập số liệu.

Trường hợp bệnh nhân được chuyển qua nhiều khoa, phải liên hệ với khoa bệnh nhân được chuyển đến và tiến hành phỏng vấn ngay khi tình trạng bệnh nhân cho phép để hạn chế sai số nhớ lại Đối với những bệnh nhân nằm theo dõi tại phòng lưu, điều tra viên tiến hành phỏng vấn ngay khi tình trạng bệnh nhân qua khỏi giai đoạn cấp cứu.

Nghiên cứu viên kiểm tra và làm sạch phiếu sau mỗi ngày điều tra

Kết quả nghiên cứu

Thực trạng tai nạn thương tích không tử vong nhập viện

Bảng 3 Thông tin đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n %

Trung bình thu nhập/ tháng (VNĐ) Nhóm tuổi

Trên trung học phổ thông 58 14,5 4.231.034

Không 208 52,1 2.906.923 Đặc điểm n % Trung bình thu nhập/ tháng (VNĐ)Nơi cư trú

Bảng 3.1 mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu này và bình quân thu nhập hàng tháng của họ 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu.

Kết quả cho thấy nhóm tuổi trẻ nhất (18 - 29 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất (34,3 %), kế đến là nhóm cao tuổi nhất (từ 60 tuổi trở lên) chiếm 17,3% Tỷ lệ giới tính trong nhóm người bị TNTT phải nhập viện của nghiên cứu này không cân bằng, nam giới chiếm tỷ lệ (72,2%) cao gấp gần 3 lần so với nữ giới (27,8%).

Về nghề nghiệp, có tới 2/3 ĐTNC là lao động chân tay (41,4%) và nông dân (36,3%) ĐTNC là nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất (9%), người thất nghiệp hoặc đã nghỉ hưu chiếm 13,3% Trình độ học vấn phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (84%), một phần nhỏ ĐTNC (1,5%) không biết chữ và chỉ có 14,5% có trình độ trên trung học phổ thông.

Trong mẫu nghiên cứu, đa số nạn nhân TNTT tập trung ở 3 khu vực là Thành phố Ninh Bình, huyện Nho Quan, huyện Hoa Lư, với tỷ lệ tương ứng là 15,8%, 17,3% và 13,3% Có 47,9% đối tượng trong nghiên cứu này được bao phủ bởi ít nhất một loại bảo hiểm y tế.

Trong phạm vi kinh tế, trung bình thu nhập nhóm người tham gia là gần 3 triệu đồng, thu nhập nam cao hơn nữ (3,25 triệu so với 2,2 triệu đồng), trong đó nhóm thất nghiệp/ nghỉ hưu có thu nhập thấp nhất (2 triệu đồng) và nhóm làm việc văn phòng có thu nhập cao nhất (4,5 triệu đồng) Đối tượng sinh sống tại Thành phốNinh Bình, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư có bình quân thu nhập cao hơn so với các huyện còn lại.

3.1.2 Các nguyên nhân tai nạn thương tích

Bảng 3.1 Thực trạng TNTT theo nguyên nhân

Nguyên nhân gây TNTT rất đa dạng, bao gồm TNGT, ngã, thương tích do vật sắc nhọn, vật nặng và bỏng Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, hầu hết các TNTT đều có nguyên nhân là TNGT và ngã Có tới 65% đối tượng phải nhập viện điều trị do TNGT, kế sau đó là do ngã (chiếm 19,3%) Các nguyên nhân còn lại chiếm chưa đến 1/3 tổng các trường hợp bị tai nạn thương tích phải điều trị nội trú.

Biểu đồ trên cho thấy các tai nạn xả ra nhiều nhất trong khoảng từ 13 giờ đến

16 giờ trong ngày, chiếm 34,1% tổng số các vụ tai nạn, kế đến là từ 9-12 giờ và 17-20 giờ chiếm lầm lượt 24,1% và 18,3% Thời gian ít xảy ra tai nạn nhất trong nghiên cứu này là từ 1 đến 4 giờ sáng, chỉ chiếm 1%.

3.1.4 Nơi xảy ra tai nạn

Bảng 3.2 Phân bố ĐTNC theo nơi xảy ra tai nạn

Nơi xảy ra tai nạn n % Đường phố 281 70,4

Khu vui chơi 1 0,3 Đồng ruộng 1 0,3

Nơi đối tượng tham gia nghiên cứu này xảy ra tai nạn thương tích nhiều nhất là đường phố, chiếm gần 2/3 cỡ mẫu nghiên cứu Các địa điểm xảy ra tai nạn thương tích khác như nhà ở và nơi làm việc chỉ chiếm tỷ lệ 20% và 6% Có duy nhất 1 trường hợp xảy ra tai nạn trên đồng ruộng, chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,3%).

3.1.5 Thời gian vào viện sau tai nạn

Bảng 3.3 Phân bố ĐTNC theo thời gian vào viện sau tai nạn

Hơn 90% đối tượng nghiên cứu đến được bệnh viện trong 2 giờ đầu sau tai nạn, trong đó có 45,1% đối tượng đến bệnh viện trước trong 60 phút đầu tiên sau tai nạn, 45,6% người vào viện trong vòng từ 1 đến 2 giờ sau tai nạn Số đối tượng vào viện sau 2 đến 6 giờ chỉ chiếm 9,3%.

Bảng 3.4 Tính trạng chăm sóc trước viện

Bảng 3.4 cho thấy chỉ có 35% đối tượng được sơ cứu, chăm sóc trước khi đến được cơ sở y tế gần nhất, 65% còn lại hoàn toàn không được xử trí, cấp cứu trước khi vào viện.

Trong phần này chúng tôi muốn phân tích sâu hơn các đối tượng bị tai nạn thương tích do nguyên nhân TNGT Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các nguyên nhân gây tai nạn thương tích.

Trong tổng số 258 đối tượng gặp tai nạn khi tham gia giao thông, có tới 81% sử dụng phương tiện tham gia giao thông là mô tô, xe gắn máy(209 trường hợp); một tỷ lệ nhỏ (28 trường hợp) đi xe đạp (chiếm 10,9%) và 16 trường hợp đi ô tô (6,2%) Chỉ có 1,3% người tham gia nghiên cứu bị tai nạn khi đang đi bộ.

Vị trí trên phương tiện

Bảng 3.5 Phân bố đối tượng bị TNGT theo vị trí trên phương tiện

Vị trí trên phương tiện n %

Người ngồi sau 40 15,5 Đi bộ 5 1,9

Có đến 82,6% đối tượng nghiên cứu được hỏi là người điều khiển phương tiện giao thông, còn lại 45 người (17,4%) gặp tai nạn khi đi bộ và ngồi sau phương tiện.

Tuân thủ đội mũ bảo hiểm xe máy, xe đạp

Bảng 3.6 Phân bố đối tượng bị TNGT sử dụng mũ bảo hiểm

Có đội, không cài quai 6 2,7

Bảng 3.6 cho thấy trong 225 trường hợp tai nạn thương tích khi tham gia giao thông thì có 198 trường hợp đội mũ bảo hiểm và đeo dây an toàn đúng quy cách, chiếm 88%; có đến 9,3% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm mà không cài quai; vẫn còn 2,7% đối tượng không đội mũ bảo hiểm/ cài dây an toàn khi tham gia giao thông.

Nồng độ cồn người điều khiển phương tiện

Bảng 3.7 Phân bố người điều khiển phương tiện theo nồng độ cồn trong máu

Từ 50 mg/dl trở lên 27 12,7

Trong tổng số 213 người tham gia nghiên cứu là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, có đến 27 người (12,7%) có nồng độ cồn vượt mức cho phép trong xét nghiệp sinh hóa máu; 186 trương hợp còn lại có kết quả định lượng nồng độ cồn trong máu trong giới hạn được chấp nhận, chiếm 87,3%.

Hậu quả của tai nạn thương tích

Bảng 3.8 mô tả tình trạng đối tượng khi tới khám bệnh do các nguyên nhân tai nạn thương tích tại bệnh viện đa khoa Ninh Bình.

Là bệnh viện lớn nhất và đầu ngành về điều trị chấn thương của tỉnh, hầu hết các bệnh nhân gặp tai nạn thương tích đều nhập viện trực tiếp (85%) để được khám và điều trị tại đây; ngoài ra, đây cũng là tuyến 1 của tỉnh và được các bệnh viện tuyến huyện, xã chuyeer lên cũng như tuyến trung ương chuyển bệnh nhân về Trong thời gian nghiên cứu, có 57 trường hợp (14,3%) được nhập viện gián tiếp theo các cách kể trên.

Gần 70% đối tuong tham gia được đánh giá có mức độ trầm trọng của chấn thương theo thang điểm MAIS là 2 & 3 ( hay mức độ chấn thương là trung bình và nặng) Các chấn thuong nghiêm trọng hơn hay có điểm MAIS lớn hơn 3 là cao hơn cả về số lượng lẫn tỷ trọng ở nhóm đối tượng có nguyên nhân là tai nạn giao thông; kế đến là nhóm bị thương tích bởi vật nhọn hay vật nặng.

Bảng 3.8 đồng thời cho thấy bộ phận bị tổn thương nhiều nhất trong tất cả các nguyên nhân là đầu mặt cổ (53,1%), các thương tích tại chi trên và chi dưới lần lượt chiếm tỷ trọng là 12,5% và 15,3% Trong đó, tỷ lệ người bị bỏng, bị tấn công vùng đầu mặt cổ là cao nhất, tai nạn giao thông cũng nămg trong 3 nguyên nhân lớn nhất gây chấn thương đầu mặt cổ.

3.2.1 Hậu quả sức khoẻ ghi nhận sau tai nạn thương tích 6

Bảng 3.8 Tình trạng bệnh nhân khi nhâp viện theo nguyên nhân chấn thương

TNGT Ngã Vật nhọn Bỏng Vật nặng Bị tấn công Khác Tất cả n % n % n % n % n % n % n % nTNTT%

Hình thức nhập viện Trực tiếp 22

Bộ phận tổn thương 5 Đầu mặt cổ 15

Bảng 3.9 Quá trình điều trị theo nguyên nhân chấn thương 7

TNGT Ngã Vật nhọn Bỏng Vật nặng Bị tấn công Khá c Tất cả n % n % n % N % n % n % n % nTNTT%

Hồi sức cấp cứu/ đại phẫu 4

Tiểu phẫu/ dẫn lưu phổi 11

Trầm trọng, xin ra viện 1 0,4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,

Bệnh viện đa khoa Ninh Bình là bệnh viện hạng 1 theo xếp loại của Bộ y tế. Theo tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện này thì số ngày điều trị trung bình củ bệnh viện hạng 1 cần dưới 11 ngày Tuy nhiên, trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, có tới 32,8% người bệnh điều trị nội trú do các nguyên nhân của tai nạn thương tích phải điều trị tại viện từ 11 ngày trở lên; trong đó, bỏng, TNGT và ngã là 3 nguyên nhân hàng đầu có số ngày điều trị dài hơn 11 ngày.

Về phương pháp điều trị, có khoảng 40% người bệnh cần sử dụng đến các phương pháp tiểu phẫu/ dẫn lưu màng phổi Đây là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất trong nhóm mẫu nghiên cứu; kế đến là điều trị nội khoa, uống/ tiêm truyền thuốc và đại phẫu/ hồi sức cấp cứu (23,1 & 20,8%) 15,8% bệnh nhân còn lại có phương pháp điều trị ở mức độ chăm sóc vết thương và cố định xương gãy. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân bị thương tích do vật sắc nhọn đã được sử dụng phương pháp điều trị phức tạp nhất như đại phẫu hay dẫn lưu màng phổi khi mà các bệnh nhân nhập viện do ngã được điều trị nội khoa nhiều nhất.

Sau quá trình điều trị, tỷ lệ kết quả điều trị khi ra viện được mô tả theo bảng trên, trong đó có 40,9% đối tượng bình phục hoàn toàn; số lượng đối tượng trong tình trạng tàn tật tạm thời chiếm tới 34,8% Bên cạnh 20,3% đối tượng tự xin ra viện thì cũng có 3,3% đối tượng cần được chuyển lên tuyến trên điều trị tích cực hơn,0,3% (1 người) rơi vào tình trạng trầm trọng và được gia đình xin về Có 1 người bị tàn tật vĩnh viễn sau tai nạn.

Bảng 3.10 Trạng thái sức khỏe của đối tượng ngày ra viện

Trên 90% đối tượng nghiên cứu cảm thấy họ có trạng thái sức khỏe tốt và rất tốt Chỉ có 3 trường hợp cảm thấy sức khỏe của họ kém (0,8%) Tuy nhiên, theo bảng 3.4 thì những người cho rằng họ có trạng thái sức khỏe rất tốt ở mức là 83,8 ± 10,99 điểm, trạng thái sức khỏe tốt và trung bình là 77,6 ±10,9 điểm và 73 ± 16,7 điểm và người cho rằng họ có sức khỏe kém khi sức khỏe của họ đạt mức 50 điểm.

Bảng 3.11 Trạng thái sức khỏe theo điểm đánh giá sức khỏe

Trạng thái sức khỏe Điểm sức khỏe

Trung bình Độ lệch chuẩn

3.2.2 Hậu quả kinh tế ghi nhận trong quá trình điều trị chấn thương tại viện

Bảng 3.12 Chi phí điều trị chấn thương theo một số đặc điểm

Chi phí do tai nạn thương tích (VNĐ) Trực tiếp Điề u t r ị Ngoài điều trị Gián tiếp Tổng phí

Vùng tổn thương Đầu mặt cổ 4.560.038 810.801 1.545.944 6.916.784

Bình phục hoàn toàn 3.239.244 872.764 1.457.841 5.569.849 Tàn tật tạm thời 7.413.022 1.167.266 2.637.988 11.218.276 Tàn tật vĩnh viễn 3.999.187 750.000 1.650.000 6.399.187 Chuyển tuyến trên 7.549.064 941.489 956.154 9.446.706

Trầm trọng xin ra viện 55.833.169 1.400.000 29.000.000 86.233.169

Trong nghiên cứu này, tổng chi phí trung bình mất thêm cho mỗi đối tượng do thương tích là 7,5 triệu đồng, trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị là 4,8 triệu đồng, không cho điều trị là gần 900 nghìn đồng và chi phí gián tiếp trung bình cho mỗi trường hợp là 1,8 triệu đồng Trong các vùng tổn thương giải phẫu thì chi phsi điều trị chi trên, chi dưới, vùng đầu mặt cổ là cao nhất, kế đến là chi phí điều trị cột sống và ngực bụng tuy nhiên, các chi phí gián tiếp mất đi do thương tích ở chi dưới và ngực bụng là cao hơn cả.

Về mức độ trầm trọng của chấn thương, thương tích có điểm MAIS cao nhất (5) cũng đồng thời có chi phí cao nhất cả về tổng chi phí, các chi phí cho điều trị và không cho điều trị lần lượt là 11,8 triêu; 7,2 triệu và 1,8 triệu.

Kết quả điều trị không phụ thuộc vào chi phí mất đi do chấn thương Trong bảng 3.5, chi phí cho trường hợp trầm trọng được gia đình xin ra viện là cao nhất với tổng chi phí là 86,2 triệu, chi phí cho điều trị là 55,8 triệu, chi phí ngoài điều trị là 1,4 triệu và chi phí gián tiếp là 29 triệu đồng Các chi phí điều trị cho trường hợp cần chuyển lên tuyến trên và tàn tật tam thời cũng khá cao là 7,5 triệu đồng Chi phí của các trường hợp tự xin ra viện có trung bình nhỏ nhất đồng thời về tổng chi phí, chi phí trực tiếp và gián tiếp.

Bảng 3.13 Chi phí điều trị chấn thương theo nguyên nhân

Chi phí do tai nạn thương tích (VNĐ) Trực tiếp

Gián tiếp Tổng phí Điều trị Ngoài điều trị

Bảng 3.10 mô tả trung bình chi phí trực tiếp và gián tiếp mất đi cho chấn thương theo các nguyên nhân của tai nạn thương tích Trong 399 đối tượng tham gia nghiên cứu, tổng chi phí trung bình mất đi do chấn thương là gần 7,5 triệu đồng, trong đó chi phí cho các đối tượng bị chấn thương do ngã là cao nhất (8,16 triệu đồng), tiếp đếp là bỏng và tai nạn giao thông (7,5 và 7,4 triệu đồng) Trong chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương (viện phí), ngã, bỏng và TNGT vẫn là 3 nguyên nhân có chi phí cao nhất lần lượt là 5,5; 5,49 và 4,7 triệu đồng, chiếm hơn 50% tổng chi phí Bên cạnh các chi phí trược tiếp cho điều trị bệnh nhân, các khoản chi phí không cho điều trị và chi phí gián tiếp cho cả bệnh nhân lẫn người thăm nom cũng là những con số đáng kể, gần bằng số tiền chi trả cho bệnh viện.

Chúng tôi phân tích riêng các trường hợp nhập viện trực tiếp và nhập viện gián tiếp Kết quả cho thất có sự chênh lệch đáng kể về kinh phí giữa 2 nhóm đối tượng này Trong nhóm đối tượng nhập viện trực tiếp, tổng chi phí trung bình mất đi do chấn thương là 7,2 triệu, trong đó các chi phí trực tiếp không cho điều trị của đối tượng ngã và bị tấn công cao hơn hẳn so với các đối tương khác (1,34 và 1,24 triệu); và cao hơn so với trung bình tất cả các nguyên nhân là khoảng 900 ngàn đồng Tổng chi phí trung bình mất đi do chấn thương của nhóm nhập vieej gián tiếp cao hơn hẳn, 8,9 triệu đồng; và chi phí trực tiếp cho điều trị bỏng là cao nhất (15,6 triệu đồng), thấp nhất là chi phí điều trị (viện phí) cho đối tượng bị tấn công và nguyên nhân thương tích khác(2,7 và 2,1 triệu đồng) Chi phí gián tiếp trung bình cho tất cả các nguyên nhân của nhập viện trực tiếp là 1,79 triệu đồng, tương đương với nhập viện gián tiếp là 1,83 triệu đồng.

4.1 Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu

Về phân bố tai nạn thương tích theo địa dư Số trường hợp nhập viện có hộ khẩu thường trú bao phủ toàn bộ tỉnh Ninh Bình, tập trung nhiều nhất tại TP Ninh Bình và huyện Nho quan chiếm 15,8 % và 17,3%, các trường hợp còn lại đến từ các huyện, thị xã lân cận như huyện Hoa Lư, Kim Sơn, Gia Viễn, Tam Điệp Kết quả này cũng tương đồng với những nghiên cứu trước đây tại Lương Sơn, Hòa Bình và Đô Lương, Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình[25], [35].

Phân bố tai nạn thương tích theo giới: Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trước đây Trong nghiên cứu này, nam giới cao hơn nữ xấp xỉ 3 lần và được phân bố khá đồng đều trong các nhóm tuổi Với nghiên cứu của Bùi Tú Quyên về chấn thương giao thông do xe máy ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình cho kết quả nam chiếm 77,4 %, nữ chiếm 32,6 % [25] Nghiên cứu của Lê Huy Lực về mô hình chấn thương của huyện Gia Lâm cũng cho thấy nam chiếm 67

% tổng số các trường hợp chấn thương[19] Nghiên cứu của Hoàng Mỹ Hạnh, Phạm Lan Trân, Võ Thị Ngọc Thúy về chấn thương sọ não khi đi xe máy tại bệnh viện Việt Đức cũng cho kết quả nam cao hơn nữ, chiếm 84,4 % [41] Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 có là

Thực trạng tai nạn thương tích

Phân bố chấn thương theo nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến các nguyên nhân chính nhập viện điều trị tại thời điểm nghiên cứu là TNGT, ngã, bỏng, thương tích do vật nhọn, vật năng hay bị tấn công Cụ thể, trong 399 trường hợp nhập viện có 258 trường hợp do tai nạn giao thông chiếm 64,6 %, ngã có 77 trường hợp chiếm 19,3 % Các nguyên nhân bỏng, tai nạn do vật sắc nhọn, vật nặng chiếm một phần nhỏ trong nhóm tai nạn không chủ đích; có 6,8% ngươi được phỏng vấn nói rằng họ bị tấn công bạo lực Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu, chiếm hơn ^ tổng số ca tai nạn Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu và báo cáo trước Báo cáo kết quả khảo sát về tai nạn thương tích tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, trong số các nguyên nhân TNTT gây tử vong, TNGT là nguyên nhân hàng đầu với tỷ suất 16,6/100.000, ngã là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 [24] Kết quả giám sát tai nạn thương tích của Bộ Y tế và WHO tại 7 bệnh viện cũng cho kết quả: Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu với tỷ lệ 59,2 %, tiếp theo là tai nạn do ngã với tỷ lệ 23,9 %, bạo lực đứng thứ 3 với tỷ lệ 5,0 % [29] Nghiên cứu của Trần Quang Khải cho thấy chấn thương giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu với 32,5 % tổng số ca nhập viện và điều trị, tiếp theo là chấn thương do bạo lực/xung đột chiếm 24,0 %, chấn thương do tai nạn lao động và sinh hoạt đứng thứ 3 với 9,6 % [16] Nguyên nhân tai nạn thương tích do giao thông đứng vị trí cao nhất, theo chúng tôi kết quả này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương Địa bàn nghiên cứu là một tỉnh vùng núi miền Bắc, có đường quốc lộ

I và nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, các phương tiện tham gia giao thông lớn nên nguy cơ xảy ra tai nạn là khó tránh khỏi Mặt khác, thời gian nghiên cứu là tháng sau tết và có dịp nghỉ lễ dài nên nhu cầu đi lại của người dân cao hơn so với những tháng trong năm Trong thời gian nghỉ lễ, thói quen sử dụng bia/rượu tăng nên khi tham gia giao thông dễ xảy ra tai nạn Đứng thứ 2 trong số ca nhập viện là nguyên nhân do ngã, tập trung nhóm tuổi trên 60, điều này cũng phù hợp vì cơ cấu dân số tỉnh Ninh Bình đang chuyển dịch theo mô hình dân số chung của cả nước.

Thời gian xảy ra TNTT theo các nguyên nhân: Thời gian xảy ra TNTT của các trường hợp nhập viện tập trung chủ yếu khoảng từ 13 đến 16 giờ Đây là khoảng thời gian nghi ngơi buổi trưa, mọi ngươi có xu hướng ra ngoài ăn nhậu và gặp tai nạn khi trở về Các khung thời gian trước và sau giờ nghỉ trưa cũng có tỷ lệ đáng kể đối tượng bị thương tích theo chúng tôi đa phần là do đây là thời gian họ di chuyển nhiều. Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích: Kết quả nghiên cứu cho thấy, địa điểm xảy ra tai nạn chủ yếu là ngoài đường (70,4 %), tiếp theo là tai nạn xảy ra ở nhà (20,6

%), nơi làm việc (6%) và thấp nhất là ở trường, khu vui chơi và đồng ruộng (0,3 %). Kết quả này cũng phù hợp với nguyên nhân gây tai nạn thương tích, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu, do đó tỷ lệ các ca nhập viện xảy ra trên đường cao là phù hợp Tiếp đến là nguyên nhân do ngã - phần lớn xảy ra tại nhà Báo cáo giám sát tai nạn thương tích của Bộ Y tế tại bệnh viện trên toàn quốc cũng cho kết quả tương tự: có 64,1 % các ca tai nạn thương tích xảy ra trên đường đi, xảy ra tại nhà chiếm 16,8 %, đứng thứ 3 là tai nạn xảy ra tại nơi làm việc 10,5 %[12] Nghiên cứu của Trần Quang Khải cũng cho kết quả 60,0 % xảy ra trên đường, 32 % xảy ra tại nhà , 5,6 % tại nơi làm việc và ở trường cũng thấp nhất 2,4 %[7]

V ề sơ cấp cứu đối tượng trước khi vào viện: Có 140 đối tượng được sơ cứu trước vào viện (35,1%) và có đến 259 đối tượng chưa được can thiệp y tế gì trước khi vào viện (64,9 %) Có 180 đối tượng (45,1) được đưa đến bệnh viện trong 1 giờ đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn; 182 đối tượng (45,6%) đến viện khoảng 1 đến 2 tiếng sau tai nạn và còn 37 trường hợp (9,3%) được đưa đến bệnh viện sau 2 tiếng Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với mốt số nghiên cứu trước đây Nghiên cứu của

Lê Vũ Anh và các cộng sự năm 2004 về tình hình chấn thương và một số yếu tố ảnh hưởng tới chấn thương ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy 57 % các trường hợp sơ cấp cứu ban đầu, trong số đó hơn 70 % trường hợp được sơ cứu do chính người nhà của đối tượng và 80 % hỏi tự đánh giá là sơ cứu có hiệu quả, 70 % các trường hợp chấn thương được điều trị tại các cơ sở y tế.

Tai nạn giao thông chiếm 64,6 % tổng số đối tượng nghiên cứu, nên chúng tôi tìm hiểu sâu về hoàn cảnh xảy ra tai nạn giao thông Cũng như kết quả của các nghiên cứu khác, tai nạn giao thông liên quan đến hành vi tham gia giao thông nên trong 399 trường hợp nhập viện có đến 64,6% là tai nạn giao thông Trong các phương tiện đối tượng sử dụng khi bị chấn thương thì mô tô xe máy chiếm tỷ trọng lớn hơn cả (81%), còn lại 11% đối tượng sử dụng xe đạp, 6,2% đi xe ô tô Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn số một số nhóm đối tượng chưa chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ Có 198 trường hợp nhập viện có đội mũ bảo hiểm/ cài dây an toàn đúng quy định (88 %), không đội mũ bảo hiểm 21 (9,3 %) và còn 6 trương hợp (2,7%) có đôi mũ bao rhieerm nhưng không cài quai Trong các đối tương sử dụng phương tiện tham gia giao thông thì có 82,6% là người điều khiển phương tiện.Trong nhóm này, có 27 trường hợp (12,7%) có xét nghiệm nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép (trên 50mg/dl) Kết quả này cũng phù hợp với tháng điều tra là trước, trong và sau nghỉ lễ, tết nên có rất nhiều người đi chúc tết, tham gia lễ hội.Tổng hợp nhanh của bệnh viện Việt Đức cũng cho kết quả tương tự, trong những ngày nghỉ tết năm 2013, thời gian nghỉ lễ kéo dài, nên các gia đình tổ chức ăn tết tại nhà anh em, bạn bè và hậu quả là rất nhiều các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông, cụ thể trong 6 ngày tết có 230 trường hợp tử vong, cứ 30 phút có 1 trường hợp nhập viện, cứ 10 trường hợp nhập viện điều trị có 8 trường hợp liên quan đến rượu.Bên cạnh đó, thống kê cũng ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng[ 11 ] Nghiên cứu của Bùi Tú Quyên cho rằng các hành vi liên quan đến việc thực hiện luật an toàn giao thông của đối tượng chưa tốt đặc biệt có tới 83,9 % các đối tượng không sử dụng mũ bảo hiểm Kết quả này cũng phù hợp với thực tế năm 2004 chúng ta chưa có nghị định 32 về quy định người tham gia giao thông bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.[15]

Một số hậu quả do tai nạn thương tích

Về vị trí bị tổn thương trên các vùng giải phẫu: Vị trí chấn thương theo giải phẫu chủ yếu là đầu mặt cổ (53,1%) và các chi, trong đó chi dưới chiếm tỷ lệ cao với

61 trường hợp (15,3 %), chi trên 51 trường hợp chiếm 12,5 %, chấn thương cột sống có 47 trường hợp chiếm 12 %, chấn thương ngực bụng có 28 trường hợp chiếm 7% Trong TNGT, ngã, bỏng và bị tấn công chấn thương đầu mặt cổ chiếm tỷ trọng cao nhất (58,9%) trong kho đó nguyên nhân chấn thương do vật sắc nhọn lại gây tổn thương cho ngực bung nhiều hơn (91%) Kết quả nghiên cứu này cho thấy vị trí bị tai nạn trên các vùng cơ thể đa dạng hơn và phức tạp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Quang Khải: Chấn thương ở chi là hay gặp nhất, với 58,4 % số bệnh nhân bị chấn thương ở vùng này Có 45,6 % số bệnh nhân bị chấn thương ở vùng đầu/cổ và 40 % có chấn thương ở mặt Có 8,8 % có chấn thương toàn thân[8] Kết quả nghiên cứu của Bùi Tú Quyên cũng vậy, vị trí chấn thương không phức tạp như vậy Chấn thương ở chi dưới chiếm 50,5 %, chi trên là 33,3 %, chấn thương vùng đầu, mặt cổ thì cao hơn 70,0 %, nhưng không thấy chấn thương ổ bụng hay đa chấn thương [7]. Kết quả của Phạm Việt Cường tại bệnh viện Việt Đức và Xanh Pôn từ tháng 11/2009

- 4/2010 có tới 53,3 % các đối tượng bị chấn thương đầu và 13,7 % bị chấn thương mặt Tổng hợp chung cả 2 loại chấn thương lên đến 67 % [9].

Về mức độ trầm trọng của tai nạn thương tích: Chúng tôi tính mức độ trầm trọng tai nạn thương tích theo thang điểm AIS - 2005 Mỗi vùng cơ thể (đầu hoặc cổ, mặt, ngực, các cấu phần của bụng và khung chậu, các chi hoặc vùng thắt lưng, da) có một điểm AIS cho vùng đó Điểm MAIS là điểm AIS cao nhất trong 6 điểm AIS đó. Trong nghiên cứu này, điểm MAIS cho tai nạn mà bệnh nhân mắc phải dao động từ 1 đến 5 điểm Điểm mức độ trầm trọng của chấn thương theo thang điểm AIS có tham khảo bác sĩ điều trị chính cho thấy: Có 10 trường hợp rất nguy hiểm (MAIS = 5) chiếm 2,5 %, 57 trường hợp trầm trọng (MAIS = 4) chiếm 14,3 %; 139 trường hợp nặng và 137 trường hợp trung bình (MAIS = 3&2) chiếm lần lượt 34,8 và 34,3%; 56 trường hợp ở mức độ nhẹ chiếm 14 % Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ trầm trọng của tai nạn thương tích cao hơn nghiên cứu của Trần Quang Khải (điểm mức độ trầm trọng của chấn thương từ 1 đến 3 điểm, AIS 1 có 47,2 %, AIS 2 có 44,8 %,AIS 3 có 8,0 %), lý do các ca nhập viện ở bệnh viện Tiên Du nhẹ, không nghiêm trọng, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện còn nhiều hạn chế [7].

Phần lớn các nghiên cứu trước về mức độ trầm trọng của tai nạn ở Việt Nam không sử dụng thang đo AIS độc lập, thường là sử dụng thang đo GCS (Glassgow Coma Score) cho các chấn thương sọ não, hay thang điểm ISS (Injury Severity Score) cho đa chấn thương Nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Phạm Lan Trân,

Võ Thị Hồng Thúy về chấn thương sọ não khi đi xe máy của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, theo thang điểm GCS, có 29,9 % bệnh nhân ở mức độ nặng, 23,4 % bệnh nhân bị chấn thương ở mức độ vừa và phần lớn bệnh nhân bị chấn thương ở mức nhẹ, với tỷ lệ 46,7 % Nghiên cứu của Bùi Tú Quyên về chấn thương xe máy tại Lương Sơn, Hòa Bình dùng thang điểm ISS (giá trị chạy từ 0 tới 75) cho kết quả: điểm ISS trung bình của các bệnh nhân này là 9,41 ± 3,48 điểm, diểm thấp nhất là 4, điểm cao nhất là 22, các đối tượng có điểm ISS = 8 chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6 % Nhìn chung các chấn thương này đều là chấn thương nhẹ [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hà về chi phí đối với bệnh nhân bị tai nạn giao thông đường bộ tại bệnh viện Thái Bình năm 2010 cũng sử dụng thang điểm AIS chạy từ 1 đến 5 điểm, trong đó AIS cao nhất thuộc về nhóm bệnh nhân tai nạn giao thông do xe máy (153 trường hợp có điểm AIS = 2 chiếm 43 %; AIS = 3 có 142 trường hợp chiếm 40 %; AIS = 4 có 31 trường hợp chiếm 9 %) Nhóm đối tượng đi bộ có mức điểm AIS thấp nhất [28].

Về can thiệp các thủ thuật sau khi nhập viện: Trong số các trường hợp nhập viện có 83 trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật gây mê chiếm 20,8%, 161 trường hợp tiểu phẫu (40,4%), 92 trường hợp cần điều trị nội trú (23,1 %) Kết quả này thu thập từ bệnh án cho thấy số đối tượng cần được cấp cứu là rất lớn Việc cấp cứu nhanh quyết định tính mạng của nạn nhân và hạn chế các di chứng do tai nạn thương tích.

Về kết quả điều trị khi ra viện: Trong các trường hợp điều trị tại bệnh viện, chỉ có 41% được nhận định là bình phục hoàn toàn, 34,8% đối tượng có tàn tật tạm thời và 20,3% đối tượng tự xin ra viện Theo kết quả này, những đối tượng ra viện trong tình trạng tàn tật tam thời sẽ cần thời gian nghỉ ngơi, hạn chế lao động, điều dưỡng sau ra viện, đặc biệt với các thương tích về gãy xương thì cần thời gian lành thương tối tiểu từ 4 tuần đến 3 tháng, có thể là vài năm, công thêm cần phải tập luyện phục hồi chức năng kịp thời tránh thương tật thứ cấp, tàn tật sau này.

Các trường hợp nhập viện dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nghiên cứu này, có hơn 90% đối tượng tự đánh giá sức khỏe tốt và rất tốt với điểm sức khỏe trung bình là 83,8 ± 10,99 và 77,6 ± 10,9 điểm Kết quả nghiên cứu này cao hơn của Trần Quang Khải: có 51,2 % bệnh nhân có khó khăn trong sinh hoạt và đi lại sau khi xuất viện, ^ bệnh nhân cho rằng mình không thấy khó khăn đi lại và sinh hoạt Nguyên nhân, các đối tượng nhập viện có mức độ chấn thương không nghiêm trọng - trừ các bệnh nhân chấn thương chi[7] Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Tú Quyên (có 81 % cho rằng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi chấn thương) [12] So với trước khi mắc tai nạn thương tích, tỷ lệ nạn nhân mất 20 % là chủ yếu (49,1 %), 17 % các nạn nhân mất 30 % sức khỏe và 31,1 % nạn nhân mất 10

% sức khỏe so với trước khi tai nạn Con số này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi

Tú Quyên Nghiên cứu của Trần Quang Khải tính trung bình, bệnh nhân cho rằng mình bị mất là 26 ± 12,6 % sức khỏe so với trước chấn thương Mức thấp nhất là 10

% (chiếm tỷ lệ 19,1 %), mức cao nhất là 60 % (chiếm 1,3 %), mức phổ biển bệnh nhân cho rằng mình bị suy giảm sức khỏe 5 % so với trước chấn thương (37,3 %) [11] Tuy có sự khác biệt nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa vì các thông tin đưa ra theo ý chủ quan của đối tượng, không theo thang đo quy chuẩn nào.

4.3.2 Tổn thất kinh tế do tai nạn thương tích

Số ngày điều trị trung bình: Thời gian nằm viện trung bình của quần thể nghiên cứu là 8,3 ngày, ít nhất là 1 ngày và điều trị lâu nhất là 34 ngày Đối với bệnh viện tỉnh hạng I như Ninh Bình, số ngày điều trị trung bình theo xếp hạng bệnh viện là 11 ngày Trong nghiên cứu này, 32,8% đối tượng có ngày điều trị trên 11 ngày So với nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải tại Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du 2 năm

2005 - 2006 trung vị số ngày điều trị là 6,0 ngày, dài nhất 22 ngày và thấp nhất là 1 ngày Như vậy, số ngày nằm viện tại bệnh viện Ninh Bình cao hơn so vơi nghiên cứu của Trần Quang Khải (trung vị 6 ngày)[7] Lý do có thể do mức độ trầm trọng của các chấn thương là nặng nề hơn, đồng thời bệnh viện Ninh Bình mới đầu tư cơ sở vật chất rộng rãi, có khả năng điều trị số lượng bệnh nhân đông hơn, không bị sức ép quá tải mà chuyển xuống tuyến dưới Mặt khác, với chính sách xã hội hóa và tự chủ bệnh viện, người bệnh đồng ý điều trị lâu dài cũng giúp gia tăng nguồn thu cũng như tạo dựng hình ảnh, niềm tin cho bệnh viện Kết quả nghiên cứu của Bùi Tú Quyên năm

2004 tại huyện Lương Sơn - Hòa Bình cho rằng: Thời gian nằm điều trị trung bình là 3,5 ngày, thời gian nằm điều trị lâu nhất là 15 ngày, đây là những chấn thương sọ não, gãy xương Đây là tuyến dưới nên khả năng điều trị các đa chấn thương, chấn thương sọ não còn nhiều hạn chế, đối tượng thường vượt tuyến để cấp cứu [11]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Phạm Lan Trân, Võ Thị Hồng Thúy về chấn thương sọ não khi đi xe máy của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, số ngày điều trị trung bình là 3,7 ngày, số ngày điều trị trung bình cho các trường hợp nặng là 5,13 ngày Theo số liệu báo cáo từ chương trình giám sát tai nạn thương tích của Bộ Y tế tại 7 bệnh viện cho thấy, số ngày nằm viện trung bình là 4,9 ngày, số ngày điều trị ngắn nhất là 1 ngày, số ngày điều trị dài nhất là 27 ngày, đa số bệnh nhân điều trị từ 1 - 5 ngày (68,7 %) Chúng tôi cũng tìm thấy sự khác biệt giữa trung bình số ngày nằm viện với các nguyên nhân tai nạn thương tích (p < 0,05) và sự khác biệt giữa trung bình số ngày nằm viện của bệnh nhân với điểm mức độ trầm trọng của tai nạn thương tích theo thang điểm AIS với F = 14.152 và p = 0,0001

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Nguyên nhân hàng đầu và gánh nặng bệnh tật (theo DALYs) do TNTT - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 1.1 Nguyên nhân hàng đầu và gánh nặng bệnh tật (theo DALYs) do TNTT (Trang 16)
Hình thể - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Hình th ể (Trang 28)
Bảng điểm A.I.S. - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
ng điểm A.I.S (Trang 34)
Bảng 3. Thông tin đối tượng nghiên cứu - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3. Thông tin đối tượng nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.1 mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu này và bình quân thu nhập hàng tháng của họ 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu. - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.1 mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu này và bình quân thu nhập hàng tháng của họ 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.1 Thực trạng TNTT theo nguyên nhân - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.1 Thực trạng TNTT theo nguyên nhân (Trang 40)
Bảng 3.2 Phân bố ĐTNC theo nơi xảy ra tai nạn - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.2 Phân bố ĐTNC theo nơi xảy ra tai nạn (Trang 41)
Bảng 3.3 Phân bố ĐTNC theo thời gian vào viện sau tai nạn - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.3 Phân bố ĐTNC theo thời gian vào viện sau tai nạn (Trang 42)
Bảng 3.4 Tính trạng chăm sóc trước viện - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.4 Tính trạng chăm sóc trước viện (Trang 42)
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng bị TNGT theo vị trí trên phương tiện - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng bị TNGT theo vị trí trên phương tiện (Trang 43)
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng bị TNGT sử dụng mũ bảo hiểm - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng bị TNGT sử dụng mũ bảo hiểm (Trang 44)
Bảng 3.6 cho thấy trong 225 trường hợp tai nạn thương tích khi tham gia giao thông thì có  198  trường hợp đội mũ bảo hiểm và đeo dây  an  toàn đúng  quy  cách, chiếm 88%; có đến 9,3% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm mà không cài quai; vẫn còn 2, - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.6 cho thấy trong 225 trường hợp tai nạn thương tích khi tham gia giao thông thì có 198 trường hợp đội mũ bảo hiểm và đeo dây an toàn đúng quy cách, chiếm 88%; có đến 9,3% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm mà không cài quai; vẫn còn 2, (Trang 44)
Bảng 3.8 Tình trạng bệnh nhân khi nhâp viện theo nguyên nhân chấn thương - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.8 Tình trạng bệnh nhân khi nhâp viện theo nguyên nhân chấn thương (Trang 46)
Bảng 3.9 Quá trình điều trị theo nguyên nhân chấn thương 7 - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.9 Quá trình điều trị theo nguyên nhân chấn thương 7 (Trang 47)
Bảng 3.10 Trạng thái sức khỏe của đối tượng ngày ra viện - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.10 Trạng thái sức khỏe của đối tượng ngày ra viện (Trang 49)
Bảng 3.13 Chi phí điều trị chấn thương theo nguyên nhân Chi phí do tai nạn thương tích (VNĐ) Trực tiếp - Thực trạng và một số hậu quả về sức khỏe và chi phí điều trị của các trường hợp tai nạn thương tích điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa ninh bình năm 2015
Bảng 3.13 Chi phí điều trị chấn thương theo nguyên nhân Chi phí do tai nạn thương tích (VNĐ) Trực tiếp (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w