1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

56 843 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 165,68 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT L/C: Thư tín dụng MHB: Mekong Housing Bank NHTM: ngân hàng thương mại NHNN: ngân hàng Nhà nước TTQT: Thanh toán quốc tế SME: doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tháng 11 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, do đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không ngừng mở rộng lĩnh vực Thương mại quốc tế, trong đó, hoạt động xuất - nhập khẩu đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác, bạn hàng ở các nước khác nhau, sự khác nhau về ngôn ngữ, khoảng cách về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới rộng khắp trên thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần giúp quá trình thanh toán diễn ra an toàn, nhanh chóng và thuân lợi, đồng thời giảm thiểu chi phí không cần thiết. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, bên cạnh đó còn tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về kỹ thuật thanh toán quốc tế, nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm cho khách hàng trong quan hệ mua bán với nước ngoài. Thông 3 qua ngân hàng, việc thanh toán diễn ra nhanh, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, ngoài ra, trong quá trình giao dịch, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu… đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được những thành tựu nhất định. Nó được thực hiện trong tất cả các ngân hàng thương mại, trong đó ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB). So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất nhưng lại tốc độ phát triển nhanh nhất. Với lợi thế này, ngân hàng đã và đang đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như dịch vụ ngân hàng nói riêng. Từ những nhận định trên em đã chọn đề tài: “Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” 2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng MHB – chi nhánh Lào Cai 3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai Thời gian: Từ năm 2010 tới tháng 3 năm 2014 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê,… 5. Kết cấu của đề tài Gồm 3 chương Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - MHB và MHB chi nhánh Lào Cai Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại MHB chi nhánh Lào Cai Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MHB VÀ MHB CHI NHÁNH LÀO CAI 1.1 Sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – MHB Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long với tên giao dịch quốc tế là Mekong Housing Bank, viết tắt MHB được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị để cải thiện nhà ở cho người dân. Năm 2001, MHB được tái cấu nhằm xây dựng lại thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả theo quyết định số 160/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn. Năm 2011 là năm thứ 5 liên tiếp MHB nhận được giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam. So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến năm 2011, tổng tài sản của MHB đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập. Bên cạnh đó, mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ 8 trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam với gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Khi thành lập, Ngân hàng chỉ 84 nhân viên, đến năm 2014 tổng số nhân viên đã lên tới hơn 3300 với độ tuổi trung bình là 29, trong đó luôn ưu tiên các ứng viên trình độ đại học và trên đại học, nổi trội, kết quả học tập tốt , trình độ ngoại ngữ và tin học tốt. Đồng thời còn khuyến khích tuyển dụng thêm nhân viên kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 5 Khi mới thành lập, hoạt động của MHB là chủ yếu cho khách hàng vay mục đích sửa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng sở hạ tầng, kinh doanh thương mại và dịch vụ và cho vay sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngân hàng chú trọng tới việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su, . . .) và lĩnh vực đầu tư xây dựng sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Longtài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội. Năm 2001, tổng dư nợ tín dụng của MHB là 1206 tỷ đồng, tới năm 2011, con số này đã tăng 19 lần lên 22.954 tỷ đồng, vốn và các quỹ của MHB đạt gần 3.400 tỷ VND, tỷ suất an toàn vốn trên 14,8%. Đặc biệt, nguồn vốn này luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn từ quan phát triển Pháp, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tầm nhìn của MHB: trở thành ngân hàng được khách hàng lựa chọn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho cá nhân và khách hàng doanh nghiệp Sự mệnh của MHB: MHB cam kết phục vụ khách hàng tuyệt đối chu đáo với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và mỗi sản phẩm dịch vụ được xuất phát từ nền tảng thấu hiểu những mong muốn thật sự của từng khách hàng. 1.2 Giới thiệu chung về MHB chi nhánh Lào Cai Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lào Cai là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, hệ thống mạng lưới trải dài khắp cả nước. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lào Cai trụ sở tại 67 Nguyễn Huệ, phường Lào Cai, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Được sự đồng ý của 6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 19/08/2008, Ngân hàng MHB ban hành quyết định số 49/QĐ-NHNN-HĐQT về việc thành lập Ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai, với Chức năng: là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Nhiệm vụ Nhiệm vụ: là trung gian tài chính, nơi tập trung vốn, nhiệm vụ huy động vốn, cho vay và làm các dịch vụ ngân hàng khác. Tính đến thời điểm năm 2014, ngân hàng đã hoạt động 6 năm, tuy là một ngân hàng non trẻ nhưng chi nhánh đã và đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Chi nhánh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới nhằm phục vụ và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Sau đây là cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng kiểm tra nội bộ Ủy ban tín dụng Phòng quản lý rủi ro và HTKD Phòng kế toánngân quỹ Phòng nguồn vốn Phòng thanh toán quốc tế Phòng chăm sóc khách hàng Phòng hành chính – nhân sự Khách hàng doanh nghiệp 7 Khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Phòng kinh doanh ngoại hối Bộ phận giao dịch Kế toán Bộ phận ngân quỹ 8 Sơ đồ 1.1: Mô hình cấu tổ chức MHB chi nhánh Lào Cai (Nguồn: MHB chi nhánh Lào Cai) Chi nhánh 35 người trong đó: +Ban giám đốc chi nhánh: 2 người, gồm 1 giám đôc chi nhánh và 1 phó giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng chiến lược và kế hoạch kinh doanh chung của hội sở, chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của chi nhánh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh. Đồng thời quản lý, giám sát và phát triển nhân sự tại chi nhánh. 9 +Phòng kế toán ngân quỹ gồm 9 người: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kinh tế, hạch toán thống kê và thanh toán, như chịu trách nhiệm làm dịch vụ mở tài khoản, quản lý tài khoản, tiền gửi, thực hiện thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, hạch toán chi nhánh. Đồng thời thực hiện hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu và các quỹ tiết kiệm, làm dịch vụ quản lý các chứng từ giá. Ngoài ra phải xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ lương đối với toàn chi nhánh. +Phòng kinh doanh ngoại hối gồm 2 người, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ, thực hiện thanh toán qua mạng quốc tế thông qua mạng SWIFT của ngân hàng nhà nước Việt Nam +Phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh: 3 người nhiệm vụ tổng hợp kiểm soát rủi ro tất cả các hoạt động của chi nhánh, đồng thời kiểm soát nộp bộ các hoạt động của chi nhánh. +Phòng thanh toán quốc tế: 3 người, thực hiện các hoạt động thanh toán với nước ngoài như mở L/C, bảo lãnh, … dịch vụ kiều hối,… +Phòng hành chính nhân sự: 8 người, làm công tác xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh, trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Đồng thời nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, đề cử, đề bạt công nhân viên, thực hiện các chính sách đối với nhân viên trong ngân hàng. +Phòng nguồn vốn: 2 người, làm nhiệm vụ khai thác, huy động các nguồn tiền gửi. +Phòng marketing: 2 người, xây dựng kế hoạch quảng cáo các dịch vụ và ưu đãi của chi nhánh. +Bộ phận kinh doanh thẻ: 2 người, chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng, khuyến khích họ làm thẻ thanh toán, thẻ atm, thẻ tín dụng. 10 [...]... thức thanh toán quốc tế 2.1.1.1 Khái niệm của thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế (TTQT) là một nghiệp vụ của ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán những khoản tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thể của các nước liên quan Thanh toán dựa trên sở Hợp đồng ngoại thương và chứng từ thương mại, cùng với các điều kiện thanh toán quốc tế Các... hàng loạt các NHTMVN được Ngân hàng nước ngoài uy tín trao giải, như Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa nhận giải thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2010 do Citigroup trao tặng Hay ngân hàng Standard Chartered đã trao giải Ngân hàng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012” cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương. .. 2.1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Trước bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng không thể thiếu góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà Ở đây, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian tiến hành thanh toán, không những giúp nền kinh tế phát triển mà còn đem lại lợi ích cho khách hàng và cho... trò hàng đầu của ngân hàng thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu 2.1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế Trong hợp đồng ngoại thương, việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế nào được ghi rõ dưới sự thỏa thuận của các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương Việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tin cậy lẫn nhau, quy mô hợp đồng thương mại, tình hình chính trị, kinh tế của. .. nhánh Lào Cai 2.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế tại MHB chi nhánh Lào Cai Trong giai đoạn 2010 – 2014, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường ngân hàng của nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ Để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai đang từng bước đa dạng hóa và hiện đại hóa dịch vụ thanh toán quốc tế, coi đây là chiến... vốn đạt số dư 12,54 tỷ đồng Năm 2011 đến năm 2013, chi nhánh tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Các hoạt động dịch vụ khác của chi nhánh tuy sự tăng lên qua các năm nhưng con số này vẫn chưa cao 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MHB CHI NHÁNH LÀO CAI 2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm, vai... các ngân hàng thể nói, thanh toán quốc tếđộng lực cho sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia Dù giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn về khoảng cách địa lý, nhưng thông qua các ngân hàng thương mại ở mỗi quốc gia, hoạt động này vẫn diễn ra thuận lợi, thành công, tạo sự liên tục cho quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa và tiền tệ trên phạm vi quốc. .. kể Thứ 5, thanh toán quốc tế đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân hàng Bên cạnh khoản phí thực hiện thanh toánngân hàng nhận được, doanh nghiệp sau khi xuất khẩu và thu tiền thường không tích trữ lại toàn bộ ngoại tệ mà sẽ bán lại cho ngân hàng hoặc 33 trả nợ cho ngân hàng Thêm vào đó, trong thời gian chờ thanh toán, ngân hàng cũng một nguồn vốn lưu động khá lớn Thứ 6, hoạt động TTQT của chi nhánh... thanh toán quốc tế được ban hành thống nhất giữa Hội sở chính và các chi nhánh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay, ngân hàng đang sử dụng hệ thống TTQT 34 được xử lý và hạch toán tự động, quy trình thanh toán được thực hiện tại chi nhánh Lào Cai đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Quy trình thực hiện nhanh chóng, chính xác Chất lượng dịch vụ tại đây không... các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào dịch vụ thanh toán quốc tế, do đó nhìn chung số lượng và doanh thu do hoạt động TTQT mang lại tăng tên đáng kể Doanh số TTQT thông qua hệ thống ngân hàng thương mại hàng năm đều chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất nhâp khẩu 20% còn lại thuộc về 1 số trường hợp như hàng đổi hàng, thanh toán trực tiếp tại cửa khẩu bằng tiền mặt,… và thanh . hàng MHB chi nhánh Lào Cai Thời gian: Từ năm 2010 tới tháng 3 năm 2014 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê,… 5 nghiệp Sự mệnh của MHB: MHB cam kết phục vụ khách hàng tuyệt đối chu đáo với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và mỗi sản phẩm dịch vụ được xuất phát từ nền tảng thấu hiểu những mong muốn thật. cao, và luôn có xu hướng tăng lên, để đạt được thành quả như vậy, MHB đã xây dựng và triển khai linh hoạt các giải pháp như: mở rộng mạng lưới giao dịch, việc huy động vốn được đa dạng kết hợp

Ngày đăng: 18/06/2014, 18:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w