Từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 39 - 40)

Các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,03%- con số tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. Từ năm 2010 đến nay q sau ln có tốc độ tăng trưởng thấp hơn quý trước, khá nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc đi đến giải thể. Mặc dù doanh nghiệp đã bớt khó khăn khi Chính phủ dùng chính sách kích cầu để hỗ trợ nhưng vẫn chưa dám đầu tư lớn vì đang trong thời gian thăm dị thị trường. Do đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng bị hạn chế, dẫn đến hoạt động TTQT bị giới hạn.

Chính sách khuyến khích, thu hút khách hàng của MHB chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trong khi ở các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn như Vietinbank, Agribank,… chính sách này được đề ra và thực hiện khá tốt. Ví dụ như, ngân hàng Vietinbank và Agribank ở Lào Cai đã áp dụng chính sách cho vay tiền VND đối với những người đi lao động nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ phải cam kết chuyển nguồn ngoại tệ thu nhập về qua Ngân hàng Vietinbank hay Agribank.

Tình hình nhân sự ở chi nhánh và các phòng giao dịch thiếu, đặc biệt là cán bộ chuyên sâu như cán bộ tín dụng, cán bộ thanh tốn xuất nhập khẩu, …Cán bộ trẻ mới tốt nghiệp đại học, mới vào ngành tuy năng động nhưng thiếu kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ, chưa biết việc. Những cán bộ lớn tuổi thì hạn chế về trình độ ngoại ngữ, ngại tiếp xúc với cái mới. Ở chi nhánh cũng như các phòng giao dịch, cán bộ phải kiêm nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau do tình trạng thiếu nhân lực, dẫn đến khơng tồn tâm, tồn ý vào một công việc chuyên sâu.

Tốc độ phát triển công nghệ thông tin trong tồn hệ thống cịn chậm, khơng đồng đều dẫn đến việc chưa liên kết được các phòng giao dịch thuộc chi nhánh để khai thác triệt để tiến bộ cơng nghệ. Làm thời gian thanh tốn và chờ được thanh tốn của doanh nghiệp q dài.

Cơng tác marketing, tiếp thị dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng MHB chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Việc giữ chân khách hàng cũ, khai thác khách hàng mới của chi nhánh tiến hành chưa hiệu quả, cịn mang tính hình thức, lý thuyết, chưa tính đến bản chất nên dẫn đến việc chi cho khách hàng lớn nhưng tính hiệu quả khơng cao. Các nghiệp vụ đi kèm, bổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và yếu kém. Như hoạt động cho vay thanh toán, bảo lãnh thanh toán quốc tế...Những hoạt động bổ trợ này khơng chỉ giúp hồn thiện quy trình thanh tốn quốc tế của ngân hàng mà cịn đem lại một nguồn thu phí khơng nhỏ, tuy nhiên MHB Lào Cai vẫn chưa phát triển cho những hoạt động này.

Nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng của MHB cịn hạn chế, hay gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, làm họ không mở L/C nhập khẩu tại chi nhánh mà chuyển sang ngân hàng khác có chính sách cung cấp ngoại tệ thoáng hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w