Kiến nghị với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45 - 49)

NHÁNH LÀO CA

3.2.1Kiến nghị với cơ quan quản lý

3.2.1.1. Đối với Chính phủ

a. Hồn thiện hệ thống pháp luật và thể chế quản lý hoạt động thanh toán quốc tế

Hệ thống luật pháp hiện hành chưa chặt chẽ và thiết tính răn đe là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi phi pháp trong hoạt động thanh toán quốc tế. Các cá nhân, tổ chức tận dụng những kẽ hở của pháp luật để thực hiện các hành vi gian lận, trục lợi. Luật chồng chéo luật, quy định trách nhiệm không rõ ràng, độ trễ trong thi hành luật pháp và sự khác biệt giữa luật pháp của các quốc gia cũng là những yếu tố làm gia tăng rủi ro trong thanh tốn. Bên cạnh đó, chưa có cơ quan chun trách nào thực sự chú trọng hoạt động giám sát thực hiện q trình thanh tốn quốc tế trên hệ thống ngân hàng thương mại.

Vì vậy, xây dựng một bộ luật cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng một cách đồng bộ, thống nhất và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng nhiệm vụ của các ban ngành có liên quan là rất cấp thiết. Dựa trên hệ thống chính sách và luật pháp quốc tế, Chính phủ xây dựng luật thanh tốn quốc tế phù hợp với điều kiện cũng như khả năng thực hiện của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với sự tăng cả về quy mô và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh tốn quốc tế càng trở nên quan trọng. Bên cạnh việc xây dựng các quy định liên quan, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc lượng tiền thanh toán trong hoạt động nhập khẩu tránh hiện tượng rửa tiền thơng qua thanh tốn quốc tế.

b. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là một bộ phận hợp thành trong chính sách tiền tệ quốc gia, là cơng cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Những năm vừa qua, chính sách quản lý ngoại hối đã bước đầu thực hiện được mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cần phải kể đến một số bất cập như: lãi suất tiền gửi ngoại tệ và nội tệ chênh lệch khá lớn hay các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Rủi ro ngoại hối trong xuất nhập khẩu hàng hóa chịu tác động bởi nhiều yếu tố, để hạn chế tối đa những khó khăn do chính sách ngoại hối mang lại, nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước, cung và cầu ngoại tệ. Doanh nghiệp cần được đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ chậm thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Mơi trường kinh tế, chính sách ổn định là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển.

c. Duy trì mơi trường kinh tế, chính trị ổn định

Hoạt động thanh tốn quốc tế bị tác động bởi rất nhiều nhân tố, trong đó khơng thể khơng kể đến mơi trường kinh tế vĩ mơ. Trong giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế. Trong 2-3 năm đầu, nhà nước ưu tiên chú trọng thực hiện mục tiêu ôn định nền kinh tế vĩ mô, tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế. Có thể thấy từ năm 2011 đến 2013, tình hình kinh tế khủng hoảng và sự phục hồi chậm đã gây khơng ít khó khăn trong hoạt động thanh tốn quốc tế. Vì vậy, duy trì nền kinh tế ổn đinh, kiềm chế lạm phát vẫn nên là mục tiêu chính của giao đoạn tiếp theo 2014- 2016, để cân bằng lại cơ cấu sản xuất và giữa kim ngạch xuất nhập khẩu để luồng tiền ra vào trong hoạt động thanh tốn quốc tế được điều hịa hơn, hạn chế tối đa nhất tình trạng thiếu hụt hay dư thừa cung ngoại tệ trong một thời điểm nhất định.

d. Hồn thiện chính sách thương mại, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới

Để có thể hội nhập sâu rộng, trước hết nhà nước cần hồn thiện chính sách thương mại, có định hướng rõ ràng về cơ cấu, số lượng và chủng loại hàng hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, quy định cụ thể các loại hàng hóa được phép kinh doanh và thơng quan. Hoạt động xuất nhập khẩu có phát triển thì thanh tốn quốc tế mới được áp dụng rộng rãi. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, tuy nhiên các ngân hàng thương mại cần thẩm định kĩ phương án kinh doanh trước khi ứng tiền, bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới là một xu thế tất yếu.Mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, là tiền đề cho sự hợp tác của các ngân hàng thương mại lớn đến từ nhiều nước. Hoạt động thanh toán quốc tế sẽ trở nên nhanh chóng, tiện lợi và ít rủi ro hơn. Các ngân hàng thương mại từ những quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể cập nhật từ các nước phát triển và đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong thanh tốn quốc tế. Ngồi ra, nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh phát triển cơ sợ hạ tầng thông tin liên lạc, qua đó, việc trao đổi thơng tin, trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế cũng trở nên dễ dàng.

3.3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

a. Hồn thiện chính sách, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại theo chiều sâu

Thị trường tài chính của Việt Nam cịn yếu kém và phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Do sự khơng minh bạch và tình trạng sở hữu chéo ngày càng phức tạp trong hệ thống, các ngân hàng thương mại rất dễ bị phá sản hàng loạt nếu một ngân hàng mất kiểm sốt khả năng thanh tốn. Chính vì vậy, ngân hàng trung ương cần hồn thiện chính sách, quy định về quản lý ngân hàng nhằm gỡ rối cho sợi dây sở hữu chéo đang đi qua rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính, gia tăng sự liên hết nhưng phải hạn chế sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại với nhau.

Xây dựng chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa cùng với tăng trưởng kinh tế hợp lý sẽ ổn định trị giá của đồng tiền Việt Nam so với những đồng tiền mạnh trên thế giới, từ đó, rủi ro do thay đổi tỷ giá trong thanh toán quốc tế cũng được giảm bớt.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong giai đoạn vừa qua phát triển khá mạnh theo chiều rộng, tức là đã có nhiều ngân hàng thương mại thành lập và đi vào hoạt đông tuy nhiên chất lượng dịch vụ của các ngân hàng lại chưa đạt được như mong muốn của khách hàng. Ngân hàng nhà nước cần chú trọng hơn đến vấn đề này để đảm bảo quyền lợi, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông qua việc sát nhập các ngân hàng nhỏ, siết chặt quy định về cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ giao dịch nhất là các phương tiện phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế. Phát triển theo chiều sâu là một biện pháp đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, tạo môi trường kinh doanh tốt, tạo điều kiện phát triển cho các dịch vụ ngân hàng trong đó có thanh tốn quốc tế.

b. Tiếp tục xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường

Đầu năm 2012, NHNN đã chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá hối đoái, để thể hiện quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷ giá của người dân. Chính vì vậy, tỷ giá hối đối ổn định khơng chỉ hỗ trợ tích cực kiềm chế lạm phát thơng qua hạn chế tăng giá hàng hóa nhập khẩu, từ các loại máy móc thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu đến hàng hóa tiêu dùng mà cịn góp phần cải thiện cán cân thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng dự trữ ngoại hối.

Như vậy có thể thấy NHNN đã có những bước đi thích hợp trong việc điều hành tỷ giá và đã gặt hái được những thành công nhất định, đặc biệt là trong việc ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần khơng nhỏ vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng thì cơ chế điều hành hiện tại vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Do vậy cần tiếp tục giữ ổn định tỷ giá nhưng điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế , giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, nhằm hỗ trợ phát triển bền vững và chống đơ - la hóa nền kinh tế.

Ngồi ra cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác như chính sách thương mại, chính sách tài khóa… Đặc biệt, ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đối gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận khơng thể tách rời của chính sách tiền tệ. Đồng thời cần tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối của các tổ chức kinh tế. Từ đó ngăn chặn và xử lý kịp thời được tình trạng kinh doanh vi phạm pháp lệnh quản lý ngoại hối như niêm yết, giao dịch bằng ngoại tệ, chuyển lậu ngoại tệ, …

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45 - 49)