Từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 38 - 39)

Mơi trường pháp lý về thanh toán quốc tế của Việt Nam chưa được hoàn thiện. Thực tế cho thấy, thị trường ngoại hối của Việt nam còn khá sơ khai và nghiệp vụ thanh tốn quốc tế cịn non trẻ. Là một quốc gia hội nhập sau, vẫn đang trong quá trình tiếp cận hệ thống luật pháp quốc tế nên các thể chế, chính sách và đạo luật về thanh tốn quốc tế trong xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay các hoạt động liên quan đến TTQT đều được áp dụng theo UCP 600, dù đây là văn bản được sử dụng rộng rãi, xây dựng theo thông lệ quốc tế nhưng khơng mang tính bắt buộc. Các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia hoạt động TTQT đều tuân theo các quy chuẩn này nhưng vẫn chưa có sự thống nhất, thiếu đồng bộ.

Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế đối với từng mặt hàng, hơn nữa thời gian từ lúc ra quyết định đến khi có hiệu lực thi hành thường rất ngắn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khơng đủ thời gian tính tốn, sắp xếp cho kế hoạch kinh doanh của mình, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Ngồi ra, chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể kịp thời để hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thủ tục hành chính khi có hàng hóa xuất nhập khẩu cịn rườm rà, quy định chồng chéo gây mất thời gian cho khách hàng, tốn kém chi phí . Nhiệm vụ và quyền lợi của ngân hàng thương mại khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa được xác định rõ.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong hoạt động điều tiết tài chính và thanh tốn quốc tế của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Trang 38 - 39)