NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ƯỚC LƯỢNG ĐỘ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ GIỮA USD VÀ VND BẰNG MÔ HÌNH ARCH SVTH TRẦN NG[.]
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tỷ giá hối đoái là một chỉ số kinh tế vĩ mô rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi tỷ giá biến động làm tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như sự ổn định của nền kinh tế Khi tỷ giá biến động không chỉ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu mà còn làm tác động đến tất cả các bên tham gia thị trường ngoại hối như nhóm khách hàng mua bán lẻ, nhà môi giới, Ngân hàng Trung ương (NHTW), NHTM và các định chế tài chính khác Chính vì thế, việc ước lượng độ biến động của tỷ giá làm tiền đề cho việc dự báo các đặc điểm, xu hướng diễn biến tỷ giá hối đoái sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho việc đưa ra các hoạch định, chính sách nhằm ổn định tỷ giá và đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ đã đặt ra cho mỗi quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín toàn cầu và khu vực như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức ASEAN… Hội nhập kinh tế thế giới mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế quốc gia Một số cơ hội của việc hội nhập kinh tế thế giới mang lại là thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan, các hoạt động thương mại được tự do hóa Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế cũng mang đến nhiều thách thức như tăng sức ép cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài, các hoạt động thương mại của Việt Nam phải chịu sự ràng buộc các quy tắc do các nước phát triển áp đặt.
Trước nền kinh tế hội nhập như hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ và tăng trưởng mạnh, làm cho nhu cầu về sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể Hiện nay, USD là đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam, cũng như USD là đồng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong dự trữ ngoại hối của quốc gia Nhiều năm trở lại đây, USD luôn luôn biến động không ngừng do nhiều yếu tố tác động như tác động từ biến động trên thị trường thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất USD, tình hình dịch bệnh Covid-19 và gần đây nhất là cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine.
Vì thế, để góp phần hạn chế các ảnh hưởng xấu do sự biến động không lường trước của tỷ giá giữa USD và VND có thể gây ra cho nền kinh tế; như tác động xấu đến thương mại quốc tế, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài hay ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quốc tế; thì việc ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND làm tiền đề cho dự báo xu hướng của tỷ giá trong tương lai là rất cấp thiết.
Engle (1982) là người đầu tiên giới thiệu mô hình phương sai có điều kiện thay đổi tự hồi quy (mô hình ARCH) Theo đó, mô hình ARCH là mô hình dùng để ước lượng độ biến động của phương sai thay đổi theo thời gian, mà mô hình trước đó là mô hình trung bình trượt tích hợp tự hồi quy (mô hình ARIMA) không thể đo lường được Để ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND, nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong tài chính Tuy nhiên, các chuỗi thời gian trong tài chính thường có xu hướng dao động cao sau một số giai đoạn ít biến động Và sự dao động trên được cho là do cách ứng xử và phản ứng với các tin tức tốt và tin tức xấu của các nhà đầu tư trên thị trường Hay có thể nói, chuỗi thời gian trong tài chính có phương sai thay đổi theo thời gian Chính vì thế, việc chọn mô hình ARCH làm mô hình định lượng để ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND là hoàn toàn hợp lý Ngoài mô hình ARCH được Engle giới thiệu vào năm 1982, thì còn các mô hình khác như GARCH, realized GARCH, IGARCH, EGARCH và TGARCH được gọi là các mô hình mở rộng của mô hình ARCH hay các mô hình họ ARCH Theo đó, các mô hình họ ARCH cũng như mô hình ARCH đều có thể dùng để ước lượng độ biến động trong tài chính như giá dầu, giá vàng, giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái
Chính vì những lý do đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND bằng mô hình ARCH” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mục đích tìm hiểu sâu về thực trạng diễn biến và ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái trung tâm từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022 và từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho NHNN, các NHTM, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người dân nhằm góp phần giữ ổn định của tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND bằng mô hình ARCH trong giai đoạn từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần giữ tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam ổn định trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, những mục tiêu cụ thể cần đạt được, bao gồm đó là:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự biến động của tỷ giá hối đoái và mô hình phương sai có điều kiện thay đổi tự hồi quy (mô hình ARCH).
Thứ hai, tìm ra mô hình ARCH tốt nhất dùng để ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần giữ tỷ giá giữa
USD và VND tại Việt Nam ổn định trong thời gian sắp tới.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu trong bài được đặt ra như sau:
Thứ nhất, cơ sở lý thuyết về sự biến động của tỷ giá hối đoái và mô hình mô hình ARCH bao gồm những vấn đề gì?
Thứ hai, mô hình ARCH tốt nhất dùng để ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND là mô hình nào?
Thứ ba, đề xuất và kiến nghị nào trong việc góp phần giữ tỷ giá giữa USD và
VND tại Việt Nam ổn định trong thời gian sắp tới?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND bằng mô hình ARCH.
Phạm vi không gian là tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian là từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022.
DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dữ liệu được sử dụng trong khóa luận là dữ liệu về tỷ giá bán giữa USD và VND của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Dữ liệu thô được thực hiện thu thập từ tỷ giá bán USD trên website chính thức của ngân hàng này, và nhập thủ công vào phần mềm bảng tính Excel Dữ liệu được lấy theo ngày và lấy trong khoảng thời gian từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, với số quan sát là 1625 quan sát.
1.5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như:
Thứ nhất, phương pháp liệt kê, phân tích và tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về sự biến động của tỷ giá hối đoái và mô hình ARCH để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Thứ hai, phương pháp thu thập để thu thập dữ liệu phục vụ việc chạy mô hình định lượng.
Thứ ba, phương pháp thống kê, mô tả, so sánh để phân tích thực trạng diễn biến tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam kể từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, từ đó kết hợp với mô hình định lượng nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giữ tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam ổn định trong thời gian tới.
1.5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên phần mềm Eviews
8, với mô hình sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm là mô hình ARCH, và thực hiện các kiểm định như: kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, vì tính dừng là một thuộc tính quan trọng của chuỗi dữ liệu thời gian, nếu dữ liệu không dừng sẽ cho ra kết quả không chính xác; tiếp đến là kiểm định chuẩn đoán mô hình; thực hiện kiểm định tính dừng và tính nghịch đảo của mô hình; thực hiện kiểm định tác động ARCH của chuỗi dữ liệu về tỷ giá giữa USD và VND Sau cùng là tiến hành lựa chọn mô hình tốt nhất dùng để ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài, dựa trên tiêu chí độ chính xác của dự báo như RMSE, MAE, MAPE.
Mô hình ARCH được sử dụng làm mô hình ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài Tiếp đến, các kiểm định cần thiết cần được thực hiện nhằm mục đích chọn ra mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu.
BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng và hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như giới thiệu sơ lược về dữ liệu, phương pháp và mô hình được sử dụng trong nghiên cứu Cuối cùng, chương 1 sẽ tóm tắt bố cục nghiên cứu cũng như nêu đóng góp của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 là chương sẽ làm rõ các khái niệm nghiên cứu trong đề tài như đưa ra các cơ sở lý thuyết về sự biến động của tỷ giá hối đoái và mô hình ARCH và lược khảo các nghiên cứu có liên quan.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương 3 là chương sẽ trình bày quy trình thực hiện đề tài “ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND bằng mô hình ARCH” cũng như các phương pháp được sử dụng trong khóa luận Và chương 3 cũng mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu, để từ đó có thể mô hình hóa độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 4 là chương sẽ trình bày diễn biến tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, và trình bày cụ thể các kết quả chạy mô hình, kết quả của các kiểm định, và cách đọc kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm cũng như các thảo luận từ kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 là chương đưa ra kết luận của nghiên cứu, cũng như các kiến nghị nhằm góp phần giữ tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam ổn định trong thời gian tới Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày các hạn chế của đề tài, và đề xuất một số hướng nghiên cứu mở rộng dựa vào các hạn chế đã được trình bày.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo Mishkin (2018), “giá của một đồng tiền được biểu thị bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá” Như vậy, trong khái niệm này tỷ giá có thể được hiểu là giá trị của một đồng tiền nào đó được thể hiện thông qua giá trị của đồng tiền khác Còn với David K Eiteman, Artur I Stonehill và Michael H Moffett (2019) thì lại có định nghĩa về tỷ giá hối đoái là “giá cả của một đơn vị tiền tệ được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác” Hay David K Eiteman, Artur I Stonehill và Michael H. Moffett nhận định tiền tệ là một loại hàng hóa và nó có giá, với giá của một đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Theo Đỗ Đức Bình và các cộng sự (2012), “tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các nước khác nhau” Khi đó, giá cả của hai đồng tiền là khác nhau giữa các nước khác nhau, và giá cả của đơn vị tiền tệ nước này sẽ được tính bằng tiền tệ của nước khác Theo Trần Văn Hòe (2009) thì
“Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia” Có thể hiểu, tỷ giá là sự so sánh về mặt giá trị của hai đồng tiền tại hai quốc gia.
Theo Khoản 9, Điều 4, văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 11/07/2013 của Văn phòng Quốc hội về quản lý ngoại hối có định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.” Trong định nghĩa này, giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài sẽ được tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam, cụ thể là Việt Nam đồng.
Như vậy, dù có nhiều phát biểu về tỷ giá hối đoái, nhưng về bản chất có thể hiểu, tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền nước này được biểu thị qua một số lượng tiền tệ của nước khác Hay tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi của hai đồng tiền của hai quốc gia, chính vì thể, tỷ giá biểu thị tương quan giá trị giữa hai đồng tiền cấu thành từ tỷ giá Theo đó, tỷ giá hối đoái luôn có 2 đồng tiền bao gồm đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá Ví dụ: 1 USD = 23,080 VND, qua ví dụ có thể hiểu, tỷ giá là giá của 1 đồng tiền của nước Mỹ (hay giá của 1 USD) được biểu thị bằng một số lượng bằng 23,080 lần đồng tiền của nước Việt Nam (hay 23,080 VND) Đồng thời, USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá, được biểu thị bằng 1 đơn vị; và VND là đồng tiền định giá dùng để đo lường giá trị của USD, và đồng tiền định giá có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Trên thị trường ngoại hối, ngoại tệ là hàng hóa Vì là một loại hàng hóa được trao đổi trên thị trường, nên các nhà kinh doanh ngoại tệ khi mua bán tiền tệ với nhau sẽ yết tỷ giá hai chiều là tỷ giá mua và tỷ giá bán Theo đó, tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng mua một đồng ngoại tệ Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng bán một đồng ngoại tệ Chẳng hạn, tỷ giá hối đoái được ngân hàng niêm yết như sau: USD/VND = 23,030 – 23,310 thì khi đó, tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua và ngân hàng sẵn sàng mua 1 đồng USD với giá 23,030 VND; và tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán và ngân hàng sẵn sàng bán 1 đồng USD với giá 23,310 USD.
2.1.2 Vai trò của tỷ giá hối đoái
- Đối với nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái là một chỉ số kinh tế vĩ mô rất quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế:
Thứ nhất, tỷ giá hối đoái là công cụ so sánh sức mua của các đồng tiền Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa các đồng tiền Do vậy, thông qua tỷ giá có thể so sánh giá cả trên thị trường trong nước với thị trường thế giới; so sánh được năng suất lao động, giá thành sản phầm trong nước với các nước khác trên thế giới.
Thứ hai, tỷ giá hối đoái là công cụ kích thích và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá phản ánh điều kiện sản xuất, năng suất lao động; phản ánh mức giá cả trung bình trong nước và trên thế giới Do đó, thông qua tỷ giá có thể xác định mức độ hiệu quả kinh tế trong các hoạt động kinh tế đối ngoại Thông qua cơ chế điều hành chính sách tỷ giá, nhà nước có thể kích thích tác động điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ; khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa, nhằm thực hiện định hướng phát triển cho mỗi thời kỳ.
Thứ ba, tỷ giá hối đoái là công cụ điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại Giả sử nhà nước thực hiện phá giá đồng nội tệ hay giảm giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài, khi đó thu nhập của các nhà nhập khẩu sẽ bị giảm một phần và điều này sẽ hỗ trợ nhà xuất khẩu có thêm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu Ngược lại, khi nâng giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước các nhà nhập khẩu lại tăng thêm (Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2011)
- Đối với ngân hàng thương mại
NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên lại khác với các doanh nghiệp khác vì hàng hóa kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ Ngân hàng thực hiện kinh doanh nhiều loại tiền tệ và cơ sở để NHTM xác định giá giao dịch của từng loại tiền tệ với khách hàng là tỷ giá hối đoái Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra với khách hàng, mà còn giúp ngân hàng kiếm lãi từ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ kiếm lời trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động khác như tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế Tuy nhiên, ngoài mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng mang đến rủi ro cho ngân hàng Cụ thể, nếu trạng thái ngoại hối của ngân hàng không cân bằng, khi đó NHTM phải chịu rủi ro tỷ giá nếu tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng bất lợi với NHTM.
- Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái phản ánh thu nhập thực nhận hay chi phí phải trả của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi đã quy đổi từ ngoại tệ sang giá trị nội tệ Cụ thể, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã nhận được khoản tiền thanh toán từ đối tác ở nước ngoài Nếu khi đó tỷ giá hối đoái tăng, khoản thu nhập thực nhận khi đã quy đổi sang giá trị nội tệ của doanh nghiệp sẽ tăng Ngược lại, nếu khi đó tỷ giá hối đoái giảm, khoản thu nhập thực nhận của doanh nghiệp khi đã quy đổi sang giá trị nội tệ sẽ giảm Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi tiến hành thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ cho đối tác nước ngoài, nếu khi đó tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm khoản nội tệ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thanh toán tiền hàng tăng so với dự kiến ban đầu Trái lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, số nội tệ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thanh toán tiền hàng cho đối tác nước ngoài sẽ giảm so với dự kiến ban đầu.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng là một trong số các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài Khi tỷ giá tăng hay giá trị của đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ, hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng trong nước Khi đó người tiêu dùng trong nước có xu hướng ưu tiên tiêu dùng hàng hóa trong nước và hạn chế tiêu dùng các mặt hàng nhập khẩu Có thể nói, tỷ giá hối đoái đã tác động phần nào đến khả năng cạnh tranh
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định tiêu dùng của người dân Cụ thể, khi tỷ giá tăng sẽ hạn chế người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu, và ngược lại, khi tỷ giá giảm lại kích thích người dân tiêu dùng hàng ngoại Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố để người dân xác định chi phí khi đi du lịch, đi du học hay đi khám bệnh ở những nơi sử dụng ngoại tệ để thanh toán Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng quyết định khoản thu nhập thực nhận của người dân khi quy đổi các khoản thu nhập bằng ngoại tệ sang giá trị nội tệ.
2.1.3 Phương pháp yết tỷ giá
- Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp
Theo Nguyễn Trần Phúc và các cộng sự (2015), yết tỷ giá trực tiếp là cách biểu diễn số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Chẳng hạn, tại Việt Nam tỷ giá được yết: 23,080 VND/USD là yết tỷ giá trực tiếp với ý nghĩa là 23,080 VND có thể đổi được 1 USD; và ngược lại, 1 USD có thể đổi được 23,080 VND Yết tỷ giá gián tiếp là cách biểu diễn cho biết một đơn vị nội tệ có giá bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ Chẳng hạn, tại Anh tỷ giá được yết: 1.2582 USD/GBP là yết tỷ giá gián tiếp với ý nghĩa là 1 GBP có thể đổi được 1.2582 USD; và ngược lại, 1.2582 USD có thể đổi được 1 GBP.
Theo thông lệ, các đồng tiền thường được yết tỷ giá gián tiếp gồm có Bảng Anh, Đô la Úc, Đô la New Zealand và Euro Hầu hết các đồng tiền của các quốc gia trên thế giới đều được yết tỷ giá trực tiếp, trong đó có đồng Việt Nam Và trong toàn bộ khóa luận, cách yết tỷ giá trực tiếp được sử dụng, và với phương pháp yết tỷ giá này, tỷ giá tăng có nghĩa là ngoại tệ tăng giá và nội tệ giảm giá.
- Yết tỷ giá theo kiểu Mỹ và yết tỷ giá theo kiểu châu Âu
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.1 Giới thiệu mô hình ARCH
Mô hình ARCH là sự phát triển của mô hình ARIMA Nói cách khác, mô hình ARIMA là nền tảng của mô hình ARCH.
Mô hình ARIMA(p,d,q) là mô hình chuỗi thời gian đơn biến kết hợp từ mô hình tự hồi quy (mô hình AR), tích hợp số lần sai phân I(d) và mô hình trung bình trượt (MA).
Mô hình tự hồi quy (mô hình AR)
Mô hình AR là mô hình mà theo đó giá trị dự báo của biến phụ thuộc Yt phụ thuộc vào các biến độc lập là các giá trị của Y trong quá khứ và sai số u trong thời điểm hiện tại.
Mô hình AR(p), với p là số bậc tự hồi quy có dạng:
Yt = μ + ứ1Yt-1 + ứ2Yt-2 + + ứpYt-p + ỷt
Trong đú: ứi là hệ số tự hồi quy của cỏc biến độc lập Yt−i và là cơ sở để dự báo giá trị cho Yt thông qua các giá trị của chính Y trong quá khứ.
Mô hình trung bình trượt (mô hình MA)
Mô hình MA là mô hình mà theo đó giá trị của biến phụ thuộc Yt phụ thuộc vào các biến độc lập là các giá trị của sai số ngẫu nhiên của Y trong quá khứ và sai số u trong thời điểm hiện tại.
Mô hình MA(q), với q là số bậc trễ có dạng:
Yt = μ + ût + θ1ût-1 + θ2ût-2 + + θqût-q
Trong đó, θi là các hệ số tự hồi quy của các biến độc lập ût-ivà là cơ sở để dự báo giá trị cho Yt thông qua các giá trị của chính sai số u trong quá khứ.
Mô hình trung bình trượt tích hợp tự hồi quy (mô hình ARIMA)
Mô hình ARMA là mô hình chuỗi thời gian đơn biến kết hợp từ mô hình tự hồi quy (mô hình AR) và mô hình trung bình trượt (MA) Tuy nhiên, mô hìnhARMA chỉ có thể được thực hiện khi chuỗi Y t là chuỗi dừng Tuy nhiên, hầu hết các chuỗi dữ liệu thời gian trong kinh tế và tài chính đều là các chuỗi không dừng, do giá trị trung bình của Yt ở các thời kỳ khác nhau là khác nhau Chính vì vậy, lấy sai quá trình tất yếu để từ chuỗi không dừng thành chuỗi dừng Và khi đó, mô hình ARIMA là mô hình ARMA sau khi lấy sai phân d bậc, hay mô hình ARIMA được kí hiệu là ARIMA(p,d,q).
Mô hình ARIMA(p,d,q) được viết như sau:
DYt = μ + ứ1 DYt-1 + ứ2 DYt-2 + + ứp DYt-p + ỷt + θ1ỷt-1 + θ2 ỷt-2 + + θqỷt-q
Mô hình ARIMA gọi là mô hình trung bình trượt tích hợp tự hồi quy, theo đó, giá trị của biến phụ thuộc Y t phụ thuộc vào các biến độc lập là các giá trị của Y trong quá khứ và phụ thuộc vào các biến độc lập là các giá trị của sai số ngẫu nhiên u trong quá khứ, cộng với sai số u trong thời điểm hiện tại.
Sự biến động là một đặc tính cố hữu của chuỗi thời gian kinh tế và tài chính, hay có thể nói biến động của chuỗi thời gian trong tài chính không phải là hằng số, do chuỗi dữ liệu thời gian kinh tế và tài chính có phương sai thay đổi theo thời gian.
Và do đó, các mô hình chuỗi thời gian truyền thống (mô hình ARIMA) với giả định phương sai không thay đổi theo thời gian không còn phù hợp để lập mô hình ước lượng độ biến động của chuỗi thời gian trong kinh tế và tài chính Vào năm 1982, Engle lần đầu tiên giới thiệu mô hình phương sai thay đổi có điều kiện tự hồi quy (mô hình ARCH) và đây là mô hình đầu tiên đưa ra cơ sở lý thuyết để mô hình hóa rủi ro của các tài sản tài chính Mô hình ARCH dựa trên mô hình gốc là mô hình ARIMA và mở rộng thêm về phương trình phương sai của sai số ut, cho phép mô tả sự biến động của các sai số thông tin trong quá khứ Theo đó, mô hình ARCH đã mở ra một kỷ nguyên mới với mục đích lập mô hình và dự báo sự biến động theo thời gian của thị trường tài chính và các tài sản tài chính.
Theo Phạm Thị Tuyết Trinh và các cộng sự (2016), thì tên của mô hình ARCH phản ánh những đặc điểm chính của mô hình bao gồm: “(i) AR là tự hồi quy của bình phương lợi nhuận; (ii) C là phương sai có điều kiện, hàm ý biến động của giai đoạn sau dựa vào điều kiện thông tin của giai đoạn trước đó; (iii) H là phương sai nhiễu thay đổi.” Theo đó, mô hình ARCH có giả định rằng phương sai của phần dư tại thời điểm hiện tại phụ thuộc vào bình phương của sai số trong quá khứ.
Mô hình ARCH(1) được viết như sau:
Phương trình trung bình: Yt = β1 + β2X2+ β3X3 + ût với ût ~ i.i.d N(0; ℎ̂t)
Phương trình phương sai có điều kiện: ℎ̂t = α0 + α1𝑢2 với điều kiện α0 > 0, α1 ≥ 0 và α1 < 1 Phương trình phương sai có điều kiện của mô hình ARCH(1) được Engle xây dựng là quá trình AR(1) và sử dụng bình phương của phần dư được ước lượng, để mô tả cách phương sai biến thiên theo thời gian.
Mô hình ARCH(q) có dạng đầy đủ như sau:
Phương trình trung bình: Yt = β1 + β2Xt + ût với ût ~ iid N(0; ĥt)
Phương trình phương sai có điều kiện: ℎ̂t = α0 +
Phương trình phương sai có điều kiện của mô hình ARCH có hai ràng buộc quan trọng:
Ràng buộc không âm: do ℎ̂t là phương sai có điều kiện và có giá trị luôn dương, chính vì thế để ℎ̂t luôn dương khi và chỉ khi α0 > 0, αi ≥ 0, i = 1, 2, , q.
∑𝑞 αi < 1 Vì phương trình phương sai có điều kiện của mô hình ARCH được phát triển dựa trên quá trình AR, mà tính dừng lại là một thuộc tính quan trọng đối với dự báo bằng mô hình AR, nên tính dừng cũng là thuộc tính bắt buộc đối với phương trình phương sai có điều kiện của mô hình ARCH.
Ngoài mô hình ARCH, các mô hình họ ARCH khác cũng lần lượt được giới thiệu như:
- Mô hình ARCH tổng quát (hay mô hình GARCH) được Tim Bollerslev giới thiệu vào năm 1986, theo đó, mô hình GARCH(p,q) có dạng:
Phương trình trung bình: Yt = β1 + β2Xt + ût với ût ~ N(0; ĥt)
Phương trình phương sai có điều kiện: ℎ̂t = α0 +
Trong đó: p là bậc của mô hình GARCH và q là bậc của mô hình ARCH Khi mà p = 0, mô hình GARCH sẽ trở thành mô hình ARCH Và tương tự như mô hình ARCH, mô hình GARCH cũng có các ràng buộc như ràng buộc không âm và ràng buộc dừng.
- Mô hình GARCH dạng mũ (hay EGARCH) được Nelson trình bày vào năm 1991, với mục đích giúp phân biệt ảnh hưởng của các cú sốc âm (tin tức xấu) và cú sốc dương (tin tức tốt) lên chuỗi dữ liệu trong tài chính Ngoài ra, EGARCH phương trình phương sai đều không âm.
- Mô hình TGARCH được phát triển bởi Zakoian vào năm 1990 và Glosten, Jaganathan và Runkle vào năm 1993 Và mô hình TGARCH được phát triển nhằm xem xét tính chất bất cân xứng giữa các cú sốc âm (tin tức xấu) và cú sốc dương (tin tức tốt) đối với các dữ liệu trong tài chính.
3.1.1.3 Ứng dụng của mô hình ARCH
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu được sử dụng trong khóa luận là dữ liệu về tỷ giá bán giữa USD và VND của Vietcombank Dữ liệu thô được thực hiện thu thập từ tỷ giá bán USD trên trang web chính thức của ngân hàng này, và nhập thủ công vào phần mềm bảng tính Excel Dữ liệu được lấy theo ngày và lấy trong khoảng thời gian từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, với số quan sát là 1625 quan sát Khóa luận sử dụng tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank vì: (i) Vietcombank hiện là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh ngoại tệ và tài trợ hoạt động ngoại thương, (ii) ngoài ra, việc lấy tỷ giá bán USD/VND mà không lấy tỷ giá mua USD/VND, vì tỷ giá bán là tỷ giá được giao dịch nhiều nhất hiện nay giữa ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, (iii) bên cạnh đó, tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank được sử dụng mà không sử dụng tỷ giá trung tâm, ngoài 2 lý do nêu trên thì còn nguyên nhân nữa là do tỷ giá trung tâm là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch với khách hàng, nên tỷ giá trung tâm ít có sự biến động Chính vì những lý do nêu trên, tỷ giá bán USD/VND sẽ cho phản ánh về thực trạng biến động của tỷ giá giữa USD vàVND trên thị trường ngoại hối Việt Nam một cách khách quan nhất kể từ khi ViệtNam áp dụng cơ chế tỷ giá mới vào năm 2016 đến hiện nay.
Nghiên cứu lý luận về độ biến động của tỷ giáhối đoái.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ GIỮA USD VÀ VND
4.1.1 Chính sách tỷ giá tại Việt Nam
Việt Nam áp dụng cơ chế niêm yết tỷ giá theo phương pháp trực tiếp Theo đó, ngoại tệ là đồng tiền yết giá và nội tệ (VND) là đồng tiền định giá Ví dụ: USD/VND
= 23,340 Theo đó, xét ở khía cạnh nước Việt Nam thì USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá, và 1 đồng ngoại tệ (USD) bằng 23,340 đồng nội tệ (VND) Việt Nam cũng là một quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của NHNN Theo đó, tỷ giá hối đoái sẽ vận động một cách tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại tệ, nhưng có sự can thiệp của NHNN Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của NHNN cho phép tỷ giá được biến động theo cung, cầu trên thị trường ngoại tệ Tuy nhiên, nếu tỷ giá biến động vượt quá biên độ dao động cho phép (biên độ dao động của tỷ giá theo quy định hiện hành là ±3%), khi đó NHNN sẽ tiến hành can thiệp vào thị trường với mục tiêu là ổn định tỷ giá hối đoái Điều này cho thấy sự linh hoạt của NHNN trong việc điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam.
Trước năm 2016, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết với tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là tỷ giá ngoại tệ bình quân được hình thành trên thị trường liên ngân hàng do NHNN tổ chức Trong đó, thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch ngoại hối chỉ dành riêng cho NHTW và các ngân hàng, tổ chức tín dụng Với cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau của các NHTM sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày hôm trước cộng với một biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ Tuy nhiên, kể từ sau năm 2015, cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng không còn được sử dụng làm mức tỷ giá chính thức để các NHTM làm cơ sở để giao dịch với khách hàng Với nguyên nhân được cho là do tỷ giá bình quân liên ngân hàng không còn phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam kể từ sau năm 2015 Sự không phù hợp được thể hiện ở việc, kể từ ngày 24/02/1999 Việt Nam bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng với biên độ dao động là ±5% Sau đó, NHNN đã liên tục thay đổi biên độ dao động của tỷ giá mà các NHTM được phép giao dịch với khách hàng từ ±5% sau đó xuống còn ±1% và cuối cùng là ±3% Đỉnh điểm là vào năm 2015, tỷ giá USD/VND liên tục tăng và điều này chịu tác động bởi nhiều yếu tố như việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hay việc Fed tăng lãi suất của Đô la Mỹ dẫn đến việc phá giá của các đồng tiền khác trong đó có Việt Nam đồng.
Trong bối cảnh này, để giữ ổn định giá trị của đồng nội tệ, NHNN buộc phải thay đổi cơ chế tỷ giá mới sao cho phù hợp hơn Vì thế, vào ngày 31/12/2015, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác Theo Điều 2 của quyết định số 2730/QĐ-NHNN đã quy định, tỷ giá trung tâm của VND với USD được xác định trên cơ sở tham chiếu:
- Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày liền kề trước.
- Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế đối với một số đồng tiền của các nước, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam gồm: Đô la Mỹ (USD), Bath (Thái Lan), EUR, NDT (Trung Quốc), Dollar Singapore, Yên (Nhật), Won (Hàn Quốc), Dollar Taiwan (Đài Loan).
- Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam và phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ Cơ chế tỷ giá trung tâm được chính thức thực hiện kể từ ngày 04/01/2016 Tỷ giá trung tâm của VND với USD sẽ được NHNN công bố hàng ngày và là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch với khách hàng trong biên độ ±3% Kể từ khi áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm vào năm 2016 đến hiện nay, biên độ dao động của tỷ giá vẫn không thay đổi và luôn ở mức ±3% So với trước đây khi áp dụng cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng, để phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn thì biên độ dao động của tỷ giá liên tục thay đổi từ mức ±5% sau đó xuống còn ±1% và cuối cùng là ±3% như hiện nay Vì thế có thể thấy rằng, cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường ngoại tệ trong nước, và tỷ giá ít chịu sự tác động trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành của chính sách tiền tệ.
Từ năm 2016 đến hiện nay, NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định về vấn đề quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá tại Việt Nam Và dưới đây là một số các văn bản pháp lý đã được ban hành về vấn đề quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến hiện nay:
Bảng 4.1 Tóm tắt thông tư về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá tại Việt Nam
Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-
Thông tư quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
Thông tư số 42/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018
Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.
Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-
Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021
Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Vào ngày 11/10/2018, NHNN đã ban hành văn bản hợp nhất số 18/VBHN- NHNN về quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép Theo đó, thông tư quy định các cá nhân được phép sử dụng thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác hoặc mua ngoại tệ dưới hình thức chuyển khoản tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán ra nước ngoài Việc mua ngoại tệ chỉ được phép thực hiện với các mục đích như sau: học tập, chữa bệnh ở nước ngoài, đi công tác, đi du lịch Hạn mức mua ngoại tệ được thông tư quy định là 100USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương Qua đó có thể thấy rằng, người dân chỉ khi có mục đích sử dụng ngoại tệ hợp pháp mới được phép mua ngoại tệ, và văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN đã góp phần làm hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Vào ngày 28/12/2018, NHNN đã ban hành thông tư số 42/2018/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú Theo đó, thông tư quy định thời hạn được phép thực hiện cho vay đối với từng loại hình cho vay, trong từng trường hợp như cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nói chung; cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu; cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn; cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hay cho vay để đầu tư ra nước ngoài Ngoài ra, thông tư cũng quy định người đi vay ngoại tệ có nghĩa vụ phải bán ngoại tệ lại cho tổ chức tín dụng đã bán ngoại tệ, trừ khi có lý do chính đáng Qua đó có thể thấy rằng, thông tư số 24/2015/TT-NHNN ban hành các quy định dựa theo chủ trương của Nhà nước về việc chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.
Vào ngày 04/04/2019, NHNN đã ban hành văn bản hợp nhất số 14/VBHN- NHNN về việc hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam Theo đó, thông tư quy định trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối theo quy định, mọi giao dịch, thanh toán của người cư trú và người không cư trú đều không được thực hiện bằng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào ngày 31/03/2021, NHNN đã ban hành thông tư số 02/2021/TT-NHNN - hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối Theo đó, thông tư quy định tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ với cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác, và tùy theo đối tượng thực hiện giao dịch mà tổ chức tín dụng được phép thực hiện các hình thức giao dịch khác nhau Các loại hình thức giao dịch được phép giao dịch gồm: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi hay giao dịch quyền chọn Ngoài ra, tổ chức tín dụng cũng được phép thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư.
4.1.2 Thực trạng biến động tỷ giá USD/VND
Thực trạng biến động tỷ giá USD/VND được phân tích qua biến động tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank trong khoảng thời gian kể từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, vì (i) tỷ giá giao dịch của các NHTM hiện nay là tương đối giống nhau, do tỷ giá giao dịch của các NHTM đều nằm trong biên độ dao động ±3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hàng ngày, (ii) Vietcombank là ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, và tỷ giá bán USD/VND là tỷ giá được giao dịch nhiều nhất giữa ngân hàng với khách hàng Do đó, tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank phản ánh cung cầu đối với USD trong nền kinh tế Chính vì thế, phân tích biến động dựa vào tỷ giá USD/VND của Vietcombank có thể cho thấy thực trạng biến động của tỷ giá USD/VND tại Việt Nam một cách khái quát nhất.
Hinh 4.1 Diễn biến tỷ giá trung tâm và tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của NHNN và Vietcombank
Nhìn vào biểu đồ trên, tỷ giá trung tâm biến động mạnh, cụ thể là tăng đều qua các năm Còn tỷ giá của Vietcombank lại thay đổi không theo xu hướng nhất định mà biến động lên xuống thất thường Sự khác biệt trong xu hướng biến động của hai loại tỷ giá trên được cho là do tỷ giá giao dịch của Vietcombank được phép biến động xung quanh mức ±3% so với tỷ giá trung tâm và thay đổi theo xu hướng của cung, cầu ngoại tệ trên của thị trường Xu hướng thay đổi của tỷ giá trung tâm
Vietcombank là giống nhau trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm
2021, cụ thể là cả hai tỷ giá trên đều có xu hướng tăng Tuy nhiên, xu hướng thay đổi của của tỷ giá trung tâm và tỷ giá của Vietcombank lại khác nhau trong giai đoạn từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 Cụ thể là tỷ giá trung tâm có xu hướng ổn định từ tháng 5 năm 2021 trở đi, được cho là do NHNN Việt Nam đang nỗ lực thực thi các giải pháp để sớm được gỡ bỏ mác thao túng tiền tệ do Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ Trong khi đó, từ tháng 5 năm 2021, tỷ giá tại Vietcombank lại có xu hướng giảm và nguyên nhân được cho là do cầu ngoại tệ trên thị trường giảm do người dân tin rằng NHNN có thể kiểm soát tỷ giá ổn định trong giai đoạn sắp tới Tiếp đó, tỷ giá tại Vietcombank lại có xu hướng tăng vào đầu năm 2022, do áp lực lạm phát sau dịch Covid-19 tăng và nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong giai đoạn này đã khiến cầu về ngoại tệ tăng cao, từ đó dẫn đến tỷ giá USD/VND tăng Có thể nói, về xu hướng biến động của tỷ giá giữa các NHTM tại Việt Nam hầu như đều theo xu hướng diễn biến tỷ giá trung tâm do NHNN công bố Cụ thể, khi tỷ giá trung tâm tăng thì tỷ giá tại các NHTM cũng tăng, tỷ giá trung tâm giảm thì tỷ giá tại các NHTM cũng giảm. Tuy nhiên, mức độ biến động tăng hay giảm của tỷ giá tại các NHTM còn phụ thuộc vào cung, cầu trên thị trường ngoại tệ, mà từ đó sẽ có các biên độ biến động khác nhau trong từng thời điểm.