MỤC LỤC
Chính vì những lý do đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND bằng mô hình ARCH” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mục đích tìm hiểu sâu về thực trạng diễn biến và ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái trung tâm từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022 và từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho NHNN, các NHTM, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người dân nhằm góp phần giữ ổn định của tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên phần mềm Eviews 8, với mô hình sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm là mô hình ARCH, và thực hiện các kiểm định như: kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, vì tính dừng là một thuộc tính quan trọng của chuỗi dữ liệu thời gian, nếu dữ liệu không dừng sẽ cho ra kết quả không chính xác; tiếp đến là kiểm định chuẩn đoán mô hình; thực hiện kiểm định tính dừng và tính nghịch đảo của mô hình; thực hiện kiểm định tác động ARCH của chuỗi dữ liệu về tỷ giá giữa USD và VND.
Mô hình ARCH được sử dụng làm mô hình ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài. Tiếp đến, các kiểm định cần thiết cần được thực hiện nhằm mục đích chọn ra mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu.
- Trường hợp cung nhỏ hơn cầu: nếu theo quy luật cung - cầu khi đó tỷ giá sẽ tăng, nhưng khi thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định, để đảm bảo tỷ giá không đổi, NHTW sẽ bán ra lượng ngoại tệ trong số dự trữ ngoại tệ bằng với cầu trên thị trường nhằm mục đích cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ giá. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá mà trong đó, tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại tệ, nhưng có sự can thiệp của NHTW khi tỷ giá biến động vượt quá biên độ dao động cho phép, nhằm hạn chế những biến động quá mức của tỷ giá trên thị trường (Lê Văn Tư và Nguyễn Quốc Khanh, 2000).
Theo Asghar và cộng sự (2011), “sự bất định lạm phát là một tình huống trong đó giá cả trong tương lai là không thể đoán trước và công chúng không biết liệu lạm phát sẽ tăng hay giảm trong tương lai”. Từ định nghĩa này, có thể hiểu sự bất định của tỷ giá hối đoái cũng là một loại tình huống mà trong đó giá cả của tỷ giá trong tương lai là không thể đoán trước và người dân không thể biết được biết tỷ giá trong tương lai sẽ tăng hay giảm.
Nguyễn Trần Phúc (2019) trong bài nghiên cứu “Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam” sử dụng các công cụ như thống kê mô tả để tính toán các chỉ số NEER, chỉ số REER và CCTM thực của Việt Nam; sử dụng đồ thị để khảo sát và đánh giá biến động các loại tỷ giá có mối tương quan với CCTM thực của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1992 – 2017. Lương Minh Trang (2021) trong bài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá hối đoái và GDP lên cán cân thương mại Việt Nam” sử dụng mô hình ARDL để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và GDP lên CCTM Việt Nam, với dữ liệu thứ cấp về giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, GDP, tỷ giá được thu thập theo quý, từ quý I/2008 đến quý IV/2019 và được thu thập từ nhiều nguồn như của Cơ quan Thống kê tài chính Quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IFS), website của Vietcombank, website Dữ liệu Tài chính và Công cụ Đầu tư Chứng khoán.
1 Choo Wei Chong, Các tác giả sử dụng dữ Các kết quả ước lượng Loo Sin Chun và liệu tỷ giá hối đoái đóng cho thấy rằng SG(1,1)- Muhammad Idrees cửa hàng ngày của Đồng M là mô hình tốt nhất, Ahmad (2002) Ringgit Malaysia so với tiếp theo là SG(1,1) và. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tỷ giá hàng ngày giữa Rupee Pakistan với Đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 01/2001 đến 12/2009, nhằm mục đích ước lượng độ biến động của Rupee Pakistan đối với Đô la Mỹ, thông qua việc sử dụng các mô hình họ ARCH như GARCH- M, EGARCH, TGARCH.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp về giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, GDP và tỷ giá được thu thập theo quý, từ quý I/2008 đến quý IV/2019 từ nhiều nguồn như của IFS, website của Vietcombank, website Dữ liệu Tài chính và Công cụ Đầu tư Chứng Chứng khoán để thực hiện chạy mô hình ARDL để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và GDP. Nghiên cứu đã nêu ra được cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái, cũng như trình bày các ưu, nhược điểm của từng cơ chế tỷ giá; song song đó nghiên cứu cũng trình bày tổng quan về GDP, tổng quan về CCTM và các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM, cũng như đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện CCTM Việt Nam.
Theo Phạm Thị Tuyết Trinh và các cộng sự (2016), thì tên của mô hình ARCH phản ánh những đặc điểm chính của mô hình bao gồm: “(i) AR là tự hồi quy của bình phương lợi nhuận; (ii) C là phương sai có điều kiện, hàm ý biến động của giai đoạn sau dựa vào điều kiện thông tin của giai đoạn trước đó; (iii) H là phương sai nhiễu thay đổi.” Theo đó, mô hình ARCH có giả định rằng phương sai của phần dư tại thời điểm hiện tại phụ thuộc vào bình phương của sai số trong quá khứ. Khóa luận sử dụng tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank vì: (i) Vietcombank hiện là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh ngoại tệ và tài trợ hoạt động ngoại thương, (ii) ngoài ra, việc lấy tỷ giá bán USD/VND mà không lấy tỷ giá mua USD/VND, vì tỷ giá bán là tỷ giá được giao dịch nhiều nhất hiện nay giữa ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, (iii) bên cạnh đó, tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank được sử dụng mà không sử dụng tỷ giá trung tâm, ngoài 2 lý do nêu trên thì còn nguyên nhân nữa là do tỷ giá trung tâm là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch với khách hàng, nên tỷ giá trung tâm ít có sự biến động.
Vì chỉ có mô hình ARCH(2) là mô hình thỏa điều kiện kiểm định ràng buộc không âm và ràng buộc dừng, nên không cần thiết phải thực hiện lựa chọn ra mô hình tốt nhất dựa trên các tiêu chí độ chính xác của dự báo như RMSE, MAE và MAPE; mà mặc định mô hình ARCH(2) là mô hình tốt nhất khi dùng để ước lượng độ biến động của tỷ giá USD/VND tại Việt Nam trong giai đoạn kể từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022. Bên cạnh đó, chi tiết quy trình thực hiện nghiên cứu từ những bước đầu tiên như đưa ra vấn đề nghiên cứu, tới cách thức thực hiện mô hình và cuối cùng là bước đọc kết quả và hoàn thiện đề tài nghiên cứu cũng được trình bày; nhằm mục đích để ước lượng độ biến động của tỷ giá USD/VND trong giai đoạn từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022.
Vì thế có thể thấy rằng, cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường ngoại tệ trong nước, và tỷ giá ít chịu sự tác động trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành của chính sách tiền tệ. Thực trạng biến động tỷ giá USD/VND được phân tích qua biến động tỷ giá bán USD/VND của Vietcombank trong khoảng thời gian kể từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022, vì (i) tỷ giá giao dịch của các NHTM hiện nay là tương đối giống nhau, do tỷ giá giao dịch của các NHTM đều nằm trong biên độ dao động ±3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hàng ngày, (ii) Vietcombank là ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, và tỷ giá bán USD/VND là tỷ giá được giao dịch nhiều nhất giữa ngân hàng với khách hàng.
Cụ thể là tỷ giá trung tâm có xu hướng ổn định từ tháng 5 năm 2021 trở đi, được cho là do NHNN Việt Nam đang nỗ lực thực thi các giải pháp để sớm được gỡ bỏ mác thao túng tiền tệ do Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Phần tiếp theo, là phần phân tích thực trạng tỷ giá của Vietcombank qua các năm từ năm 2016 đến quý đầu năm 2022, qua đó cũng tiến hành xem xét sự tác động của các yếu tố như chỉ số DXY, chỉ số CPI, lãi suất tiền gửi VND, GDP và CCTM của Việt Nam đến sự biến động của tỷ giá USD/VND tại Vietcombank qua các năm.
Như đã đề cập ở mục 3.3.2 về quy trình thực hiện nghiên cứu, tính dừng là một thuộc tính rất quan trọng của dữ liệu chuỗi thời gian, vì khi chuỗi thời gian không dừng sẽ dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo.
Theo Phụ lục 1 - Lược đồ tương quan của chuỗi USD cho thấy kết quả Correlogram of USD có ACF không giảm về 0 do các hệ số tự tương quan (ACF) đều nằm ngoài vùng không thể bác bỏ 95% và trị thống kê Q đều lớn hơn giá trị bác bỏ (prob < 1%). Vì thế, việc tiến hành lấy sai phân chuỗi USD để loại bỏ tính xu hướng của dữ liệu cần được tiến hành.
Thông qua kiểm định phương sai có điều kiện (conditional variance) của tỷ giá USD/VND (USDt) phản ánh biến động của tỷ giá USD/VND tại thời điểm t dựa vào thông tin tỷ giá USD/VND ở giai đoạn quá khứ (t-s), do vậy việc. Phương trình phương sai có điều kiện ước lượng được sự bất định của tỷ giá USD/VND, theo đó mức độ biến động của thay đổi tỷ giá USD/VND ở thời điểm hiện tại t bất kỳ được giải thích bởi sự thay đổi của tỷ giá ở thời điểm trước đó 1 ngày (t-1) và trước đó 2 ngày (t-2).
Qua những phân tích ở trên có thể thấy, sự bất định của tỷ giá USD/VND được tác giả phân tích trong mục 4.1.2 về thực trạng biến động tỷ giá USD/VND là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu định lượng về ước lượng độ biến động của tỷ giá giữa USD và VND trong giai đoạn từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022. Trong chương 4 đã trình bày về chính sách tỷ giá tại Việt Nam cũng như đã tiến hành phân tích thực trạng biến động của tỷ giá USD/VND tại Việt Nam kể từ ngày 04/01/2016 đến ngày 06/04/2022 thông qua việc phân tích tỷ giá bán USD của Vietcombank, cũng như đã tìm ra được nguyên nhân của việc biến động tỷ giá USD/VND trong từng thời kỳ.