1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955

76 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Trả Lương Tại Công Ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 121,51 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (8)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (8)
      • 1.1.1 Khát quát về công ty (0)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty (11)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (14)
      • 1.2.1. Về sơ đồ tổ chức (14)
      • 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (15)
    • 1.3. Kết quả hoạt động của Vietrans (18)
      • 1.3.1. Kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực (0)
        • 1.3.1.1. Dịch vụ kinh doanh giao nhận vận tải (19)
        • 1.3.1.2. Dịch vụ kinh doanh kho hàng (19)
        • 1.3.1.3. Một số nghiệp vụ khác: kinh doanh xuất nhập khẩu, Logistics, xây dựng (20)
        • 1.3.1.4. Hoạt động của hai liên doanh (23)
      • 1.3.2. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận (25)
      • 1.3.3. Kết quả về đóng góp ngân sách cho nhà nước và thu nhập của người lao động (0)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (31)
    • 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty (31)
      • 2.1.1. Các quy định của Nhà nước (31)
      • 2.1.2. Thị trường lao động (33)
      • 2.1.3. Đặc điểm lao động của công ty (33)
      • 2.1.4. Đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty (35)
      • 2.1.5. Đặc điềm về quản lý tại công ty (0)
      • 2.1.6. Đặc điểm về tình hình tài chính tại công ty (0)
      • 2.1.7. Đặc điểm về khách hàng và thị trường (38)
    • 2.2. Thực trạng và phương pháp trả lương tại công ty (40)
      • 2.2.1. Quy chế trả lương tại công ty (40)
        • 2.2.1.2. Cách thức xây dựng quy chế trả lương tại công ty (41)
      • 2.2.2. Quỹ lương tại công ty (43)
      • 2.2.3. Hình thức trả lương tại công ty (45)
        • 2.2.3.2. Trả lương khoán (lương kinh doanh) (53)
      • 2.2.4. Nhận xét chung về công tác trả lương tại công ty (60)
        • 2.2.4.1. Ưu điềm (60)
        • 2.2.4.2. Nhược điểm (60)
        • 2.2.4.3. Nguyên nhân của nhược điểm (61)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƠNG (62)
    • 3.1.1. Định hướng phát triển chung (62)
    • 3.1.2. Kế hoạch tiền lương của Vietrans (66)
    • 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác trả lương (0)
      • 3.2.1. Phân bổ lại quỹ tiền lương (66)
      • 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc (67)
      • 3.2.3. Hoàn thiện công tác chi trả lương cho nhân viên (68)
        • 3.2.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương cơ bản (68)
        • 3.2.3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương kinh doanh (68)
      • 3.2.4. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên (70)
      • 3.2.5. Hoàn thiện chính sách phúc lợi cho cán bộ công nhân viên (71)
    • 3.3 Một số kiến nghị (72)
      • 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước (72)
      • 3.3.2. Kiến nghị với tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương (73)
  • KẾT LUẬN ..................................................................................................................74 (73)
  • PHỤ LỤC......................................................................................................................76 (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Khái quát về công ty

Công ty giao nhận kho vận ngoại thương, tên tiếng anh là Vietrans được thành lập vào ngày ngày 13/08/1970 theo quyết định số 337/NT/TCCB của Bộ ngoại thương (nay là Bộ thương mại), giấy phép kinh doanh số 108376 và có trụ sở chính đặt tại Hải Phòng.

- Tên đầy đủ: Công ty giao nhận kho vận ngoại thương.

1 Kinh doanh giao nhận vận tải (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ).

3 Kinh doanh xuất nhập khẩu

6 Kinh doanh bất động sản.

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.

Sau gần 40 năm hoạt động, đến nay, Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương(VIETRANS) đã có một cơ ngơi đồ sộ gồm 4 công ty cổ phần, 2 công ty liên doanh, 2 chi nhánh, 1 trung tâm kinh doanh hàng điện máy và 1 trung tâm cho thuê văn phòng. Vietrans hiện có hệ thống mạng lưới trải khắp, bao gồm 8 công ty thành viên và chi nhánh trực thuộc với 1.250 lao động:

Trụ sở chính: 13 Lý Nam Đế, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04-38457417 Fax: 04-38455829

Email: vietrans@hn.vnn.vn

 Phòng Tổng hợp Pháp chế: 04 - 38 457 417

 Phòng Giao nhận vận tải Quốc tế: 04 - 37 471 249/50

 Phòng Xuất nhập khẩu Tổng hợp: 04 - 37 330 940 / 37 332 803

 Xí nghiệp Dịch vụ Xây dựng: 04 - 38 456 444

VIETRANS Nghệ An Địa chỉ: 103 Đường Nguyễn Du, Thành phố Vinh,Tỉnh Nghệ An Điện thoại: 84 (383) 551 795

E-mail: vietransna@hn.vnn.vn

VIETRANS Nha Trang Địa chỉ: 21 Đường Trần Quý Cáp, Thành phố Nha Trang Điện thoại: (84 - 903) 904 339

E-mail: vietrans-nt@hcm.fpt.vn

Xí nghiệp dịch vụ xây dựng Địa chỉ:13 Đường Lý Nam Đế, Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84 - 4) 38 456 444

E-mail: vietrans@hn.vnn.vn

VIETRANS Hải Phòng Địa chỉ: 5A Đường Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng Điện thoại: 84 (313) 842 007/ 842 180

E-mail: vietranshaiphong@hn.vnn.vn

VIETRANS Đà Nẵng Địa chỉ: 20 Đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (84 - 5113) 821 072

E-mail: vietransdng@dng.vnn.vn

VIETRANS Quy Nhơn Địa chỉ: số 85 Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định Điện thoại: (84 - 56) 946 176

E-mail: vietransqnh@dng.vnn.vn

VIETRANS Sài Gòn Địa chỉ: 23 Hoàng Diệu, P.12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84 - 8) 39 433 540

E-mail: vtrsaigon@hcm.fpt.vn

Các công ty liên doanh

Công ty Liên doanh Bông Sen Địa chỉ:1A Đường Nguyễn Văn Quỳ, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) (08) 38730 146/47/48

E-mail: lotusportvn@hcm.vnn.vn

Công ty TNHH chuyển phát nhanh TNT - VIETRANS

Trụ sở chính: 151 Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: (84) (04) 37150855

E-mail: tnt.vietnam@tnt.com

* 39B Đường Trường Sơn,Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

E-mail: tnt.vietnam@tnt.com

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) là đơn vị giao nhận vận tải quốc tế trực thuộc Bộ Công Thương VIETRANS chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho vận cho tất cả các loại hàng hoá của Việt Nam.

Ban đầu công ty chỉ là một đơn vị chuyên trách về vấn đề kho vận của Cục kho vận kiêm tổng công ty vận tải ngoại thương

Ngày 16/04/1973, Cục kho vận kiêm tổng công ty vận tải ngoại thương được chính thức tách thành hai đơn vị độc lập là Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương và tổng công ty vận tải ngoại thương Lúc này, công ty mang tên là Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương

Năm 1975, công ty mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 24/04/1976, công ty chính thức được đổi tên thành Công ty giao nhận kho vận ngoại thương (tên giao dịch quốc tế là VIETRANS) và trụ sở chính được chuyển ra

Hà Nội Cũng trong năm này, Thành lập các chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và văn phòng đại diện ở Bến Thủy – Nghệ An và Nha Trang.

Năm 1987, Trở thành thành viên của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Năm 1988, Trở thành thành viên của FIATA.

Năm 1989, Thành lập Xí nghiệp dịch vụ xây dựng

Năm 1991, Liên doanh với Blasco (Ukraine) thành lập công ty liên doanh Bông Sen, xây dựng và vận hành cảng Bông Sen ở thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1993, Đại lý hàng hóa cho Vietnam Airlines .

Năm 1994, Thành viên sáng lập của VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam).

Năm 1994, Là công ty đầu tiên kinh doanh kho ngoại quan ở Việt nam.

Năm 1994, Thành lập văn phòng đại diện ở Oddessa- Ukraine

Năm 1995, Thương hiệu và logo của Vietrans được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Năm 1995, công ty đã ký kết hợp đồng với hãng tàu Biển Đen của Ucraina để thành lập liên doanh “Lotus Joint Venture Company” ở Thành phố Hồ Chí Minh(Vietrans góp 65% vốn) và hợp đồng liên doanh với GD Express Worldwide (Hà Lan) thành lập nên liên doanh “TNT – Vietrans Express Worldwide Ltd” (45% vốn củaVietrans) Cùng thời gian này, công ty đã mở các văn phòng đại diện ở Oddessa(Ucraina) và Vladivostock.

Năm 1995, Thành lập văn phòng đại diện ở Vladivostock

Năm 1997, Đại lý hàng hóa cho IATA

Tháng 2/1999, Cung cấp dịch vụ môi giới hải quan

Năm 2001, Văn phòng đại diện ở Nha Trang trở thành chi nhánh Vietrans Nha Trang

Năm 2003, Văn phòng đại diện ở Bến Thủy trở thành chi nhánh Vietrans Nghệ

Năm 2005, Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa một số chi nhánh.

Năm 2006, Hoàn thành cổ phần hóa chi nhánh VIETRANS Quy Nhơn và thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2006, Khánh thành VIETRANS Centre tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2007, Hoàn thành cổ phần hóa Chi nhánh VIETRANS Hải Phòng và Đà Nẵng

Năm 2007, Khánh thành Trung tâm Điện máy VIETRANS Yên Viên

Ngày 05/08/2008, Thành lập công ty cổ phần hàng hải Bông Sen.

Trong suốt hơn ba thập kỷ qua, VIETRANS không chỉ đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên nhằm không ngừng đẩy mạnh chất lượng dịch vụ Tên tuổi và biểu tượng của VIETRANS đã được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Vietrans luôn luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận ở Việt Nam Vietrans là công ty đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ “door to door” trên toàn Thế giới Năm 1988, công ty đã trở thành thành viên của Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) và được phép phát hành vận đơn liên hợp FIATA Vietrans cũng là một trong những công ty dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho thuê kho ngoại quan Hơn thế nữa, với việc trở thành đại lý củaVietnam Airlines năm 1993 và ra nhập Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế (IATA) năm 1997, hoạt động của công ty trong lĩnh vực vận chuyển đường hàng không ngày càng được mở rộng.

Vietrans đã sáng lập ra Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) năm 1994 và giám đốc Vietrans đã trở thành tổng bí thư đầu tiên của Hiệp hội.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên có chất lượng, hệ thống phân phối, kho tàng trên toàn quốc hoạt động có hiệu quả và đáng tin cậy, có sự liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền, Vietrans có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu từ nhỏ đến lớn cho khách hàng cả trong và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

1.2.1 Về sơ đồ tổ chức

Vietrans là một đơn vị hạch toán độc lập Bộ máy quản lý của đơn vị được tổ chức thống nhất theo kiểu chức năng – trực tuyến hỗn hợp, vận hành theo chế độ một thủ trưởng Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo luôn nắm bắt được thông tin chính xác và kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường, cũng như khả năng tài chính của công ty.

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương.

Các phòng kinh doanh dịch vụ

Các chuyên viên trợ lý

Các đơn vi liên doanh

Các đại diện nước ngoài

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

√ Giám đốc : Là người lãnh đạo cao nhất và là đại diện hợp pháp của công ty trong các mối quan hệ Giám đốc thực hiện chỉ đạo chung về toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, giao dịch, ký kết các hợp đồng, thực hiện các chính sách,chế độ của Nhà nước, và phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Giám đốc cũng có thẩm quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong công ty, đảm bảo tinh giản và có hiệu quả.

√ Phó giám đốc : Là người giúp việc cho Giám đốc, được ủy quyền thay mặt

Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về các quyết định trong lĩnh vực mà mình đảm nhận.

√ Các phòng chức năng : Được tổ chức theo sự chuyên môn hóa chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cấp trên chuẩn bị các quyết định, theo dõi và hướng dẫn các bộ phận cũng như các cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn và kịp thời các quyết định quản lý, đảm bảo hoạt động trong đơn vị được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp.

Vietrans có ba phòng chức năng:

Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp… lực lượng lao động trong công ty một cách khoa học và có hiệu quả.

- Xây dựng bộ máy quản lý, đơn vị sản xuất, chức danh viên chức, sắp xếp bố trí công nhân viên chức vào các vị trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, tay nghề nhằm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ công nhân viên trong sản xuất kinh doanh Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất đạo đức, giác ngộ chính trị, có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được với sự cạnh tranh hiện nay.

- Làm thủ tục ký hợp đồng lao động, cho thôi việc, giải quyết hưu trí, thuyên chuyển công tác cho cán bộ công nhân viên…

- Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tham quan, thực tập cho công nhân viên chức, lập báo cáo về lao động tiền lương.

- Lập kế hoạch lao động tiền lương theo kỳ sản xuất kinh doanh, hàng tháng xây dựng quy chế trả lương, thưởng, phạt, duyệt công, nghiên cứu các chế độ chính sách, luật lao động, xây dựng quy chế để áp dụng vào công ty.

Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty nhằm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và hiệu quả nguồn vốn của công ty thông qua hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.

- Tổ chức sắp xếp thật hợp lý, khoa học, tập trung các bộ phận kế toán trong phòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công tác tài chính – kế toán.

- Ghi chép phản ánh được các số liệu có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của công ty

- Phản ánh chính xác tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn Xác định hiệu quả đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh Tham gia lập các dự toán phương án kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ khác, kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng kiến thiết cơ bản Quyết toán bóc tách các nguồn thu và tổng chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh Tính toán hiệu quả kinh tế, lợi nhuận đem lại trong toàn công ty.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán định kỳ việc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu giao nộp khoán của công ty cho các phòng nghiệp vụ Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động vi phạm pháp luật, tham ô lãng phí làm thất thoát tài sản, vi phạm chế độ kế toán tài chính.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của nhà nước Thực hiện đúng yêu cầu về quy định báo cáo quyết toán thống kê hàng quý, tháng, năm với chất lượng cao, chính xác, kịp thời, trung thực. Trích nộp đầy đủ với ngân sách nhà nước.

- Định kỳ phân tích hoạt động tài chính Tham gia tích cực trong khâu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu chi tài chính… Các kế hoạch định hướng lâu dài cho các năm sau.

Phòng kế hoạch và quan hệ quốc tế: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về các vấn đề thuộc tổ chức kinh doanh, theo dõi hoạt động và lập các báo cáo, kế hoạch kinh doanh Ngoài ra, phòng còn phụ trách các vấn đề có liên quan đến luật pháp, văn bản như ký kết hợp đồng, lo các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và phụ trách công tác đối ngoại.

√ Các phòng nghiệp vụ : Được tổ chức chuyên môn hóa theo các dịch vụ mà công ty cung cấp Có 9 phòng nghiệp vụ:

Phòng hàng không: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến vận chuyển đường hàng không.

Phòng đường biển: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến vận chuyển đường biển.

Phòng đường bộ và đường sắt: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến vận chuyển đường bộ và đường sắt.

Phòng Marketting: Phụ trách công tác đối ngoại, tìm kiếm nguồn hàng… Phòng triển lãm: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến hàng triển lãm…

Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Xí nghiệp xây dựng: Phụ trách dịch vụ xây dựng. Đội xe: Phụ trách hoạt động của đội xe.

Kho: Phụ trách hoạt động của kho.

Kết quả hoạt động của Vietrans

1.3.1 Kết quả kinh doanh theo từng lĩnh vực

Với chức năng của một tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải quốc tế, các dịch vụ mà Vietrans cung cấp rất phong phú và đa dạng bao gồm: vận chuyển đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ và vận chuyển đa phương thức, vận chuyển hàng dự án, hàng triển lãm, dịch vụ gom hàng, đại lý hải quan tàu biển, kho và cho thuê kho, vận chuyển quá cảnh, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ xây dựng… Các dịch vụ này được chia thành 3 nhóm chính:

1.3.1.1 Dịch vụ kinh doanh giao nhận vận tải.

Trong bối cảnh kinh tế Thế giới và trong nước đang gặp muôn vàn khó khăn thử thách, song những năm gần đây, hoạt động giao nhận vận tải của Vietrans vẫn phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực giao nhận vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và ở tất cả các thị trường trong và ngoài nước.

Hoạt động giao nhận vận tải được thúc đẩy là do có nguồn nhân lực với chất lượng cao, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi, có sức trẻ và sức khỏe nên đã tăng cường sức cạnh tranh trong nước và nước ngoài Ngoài lĩnh vực giao nhận vận tải truyền thống thì giao nhận hàng triển lãm cũng đã phát triển Trong năm 2008, Văn phòng công ty đã liên tiếp trúng thầu và ở mức cao hơn, còn được chỉ định thầu là nhà vận chuyển chính thức cho nhiều cuộc triển lãm lớn như: Triển lãm hàng hóa Quảng Tây, Metalex Thái Lan, Năng lượng Nepcon, Triển lãm CA – EXPO tại Nam Ninh – Trung Quốc, Triển lãm Giáo dục… Chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nhờ làm tốt công tác Marketting nên thị trường ngày càng mở rộng Công ty ngày càng có nhiều đối tác tiềm năng Nhờ đó mà có thêm nhiều hợp đồng giao nhận vận tải giá trị lớn, dài hạn như các Dự án Đài truyền hình Việt Nam với tổng giá trị hàng trăm triệu USD, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án điện miền Trung, Dự án thiết bị y tế Tây Nguyên, thiết bị y tế Hà Tây… Có được các thành tích này là nhờ Ban Giám đốc công ty đã tích cực cùng Lãnh đạo các phòng ban bươn trải mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế Đặc biệt, Ban Giám đốc công ty coi trọng công tác đối ngoại và công tác marketting, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác kinh doanh.

1.3.1.2 Dịch vụ kinh doanh kho hàng.

Do nắm bắt được nhu cầu thị trường, với phương châm và tác phong đi tắt đón đầu nên những năm gần đây Công ty đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tận dụng đất đai xây thêm nhiều kho, tăng năng lực kinh doanh nên kinh doanh kho trong thời gian qua đã thu được kết quả năm sau cao hơn năm trước, đóng góp một phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của công ty. Điều đáng nói là các kho của Vietrans đều được xây dựng hai tầng kiên cố Vì vậy, hệ số diện tích tăng gấp đôi Ở kho Yên Viên chỉ có diện tích 8.000 m 2 Đội xe chỉ có 1.000 m 2 mà doanh thu và lợi nhuận đạt được bằng 1/2 kinh doanh kho tại Hải Phòng trong khi Hải Phòng có 200.000 m 2 đất, gấp 20 lần Hà Nội Giải pháp xây kho hai tầng đã góp phần tăng thêm lợi nhuận để có tiền đóng thuế đất tăng lên 10 lần Nếu không thực hiện xây hai tầng thì chắc chắn kinh doanh kho sẽ âm

Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do có sự phối hợp tốt giữa các phòng kinh doanh với kho Yên Viên và Đội xe Đây là nét mới trong kinh doanh tại công ty Hàng của các phòng kinh doanh đều được đưa qua kho của Văn phòng công ty gửi, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho khối kho Trước đây khi các phòng có hàng thường gửi ở các kho khác vì giá cả của kho Yên Viên và Đội xe chưa hợp lý, chưa hấp dẫn và sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty chưa quyết liệt để tạo thành một dây chuyền khép kín Tình trạng này đã được khắc phục tạo điều kiện cho kho Yên Viên và Đội xe vươn lên.

Ngoài ra còn có sự phối hợp tốt giữa kho Yên Viên và phòng Logistics quốc tế. Đó là, ngoài kinh doanh tại chỗ, kho Yên Viên đã phối hợp với phòng Logistics quốc tế thuê kho ngoài 10.000 m 2 , lớn hơn diện tích hiện tại của kho Yên Viên để chứa hàng cho hãng xe Ford của Mỹ.

1.3.1.3 Một số nghiệp vụ khác: kinh doanh xuất nhập khẩu, Logistics, xây dựng.

Mục tiêu hướng tới toàn ngành Vietrans là năm 2012 trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh đa ngành nghề, đa doanh, đa chức năng Vì vậy, trong những năm gần đây công ty đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như xuất nhập khẩu,logistics, xây dựng, chuyển phát nhanh, cảng biển, bất động sản Sau đây là kết quả kinh doanh của các ngành nghề trong năm 2008.

− Kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong những năm gần đây, các phòng nghiệp vụ đều tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu Vì vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty đã đạt được kết quả cao, đã xác định được chỗ đứng của mình trong thị trường xuất nhập khẩu Đạt được điều đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc cùng sự mạnh dạn của sức trẻ trong các phòng Xuất nhập khẩu tổng hợp, Giao nhận vận tải quốc tế, Logistics quốc tế Cụ thể là ngoài xuất nhập khẩu ủy thác thiết bị y tế, thiết bị điện cho tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN còn tham gia nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu lương thực Nắm bắt thời cơ các phòng nghiệp vụ đã tham gia nhập khẩu rượu, mang lại doanh số không nhỏ cho công ty (như phòng giao nhận vận tải quốc tế, Logistics) Tuy nhiên, nhằm tránh rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu, Lãnh đạo công ty định hướng chỉ tập trung vào nhập khẩu một số mặt hàng có nhu cầu “hot” vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu thị trường và không gây tổn thất cho công ty Để phát huy tiềm năng của nguồn lực và vốn hiện có – một lợi thế mới được mang lại sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con của Công ty Công ty vẫn quyết định thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy có lượng vốn khá nhưng công ty vẫn rất thận trọng, chỉ tập trung vào một số thị trường quen thuộc, ít rủi ro, khả năng thanh khoản nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ…

− Lĩnh vực Logistics: Phòng Logistics quốc tế ra đời thay thế cho phòng Xúc tiến thương mại do làm ăn không hiệu quả Lĩnh vực Logistics tuy mới ra đời nhưng kết quả là hết sức khả quan Phòng Logistics quốc tế đã kết hợp với Kho Yên Viên thực hiện hợp đồng dài hạn 5 năm với hãng Ford tại Hải Dương Trong đó, phòng Logistics quốc tế đảm nhận toàn bộ việc giao nhận vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan; kho Yên Viên đảm nhận việc lưu kho bãi, bốc xếp hàng hóa Hiện nay, hai phòng đã thuê bao 10.000 m 2 kho tại Hải Dương để bảo quản hàng hóa cho khách hàng Dự kiến, trong năm 2009 sẽ thuê thêm 15.000 m 2 nữa mới đáp ứng được nhu cầu của hãng Ford.

Sự ra đời của phòng Logistics quốc tế khẳng định một mô hình đúng đắn mà Đảng ủy và Ban Giám đốc công ty thành lập để thay thế phòng xúc tiến thương mại Phòng này hiện nay có lực lượng cán bộ trẻ năng động và có trình độ chuyên môn cao như các phòng giao nhận vận tải quốc tế và Xuất nhập khẩu tổng hợp Có thể đưa ra nhận định rằng nếu tình hình kinh tế của Mỹ sớm ổn định thì đây là một lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao và đúng xu thế thời đại.

− Kinh doanh xây dựng: duy trì được công việc ổn định Các công trình thi công đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, tạo được uy tín với khách hàng Hiện nay, Xí nghiệp đang thi công nhiều công trình lớn như: Dự án xây dựng Nhà hỗn hợp phục vụ học tập cho sinh viên trường Đại học Công Đoàn, bến xà lan 2 tại cảng Lotus… Mỗi công trình đều có giá trị hàng chục tỷ đồng… Ngoài ra, xí nghiệp còn được giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án để xây dựng các khu kho tại Yên Viên, Vietrans Center tại Thành Phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty Hiện nay, xí nghiệp xây dựng đang cùng Ban quản lý dự án thúc đẩy nhanh hơn nữa nhằm đưa công trình Trụ sở làm việc 13 Lý Nam Đế đi vào thi công Đây là một công trình không những mang ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thành lập Vietrans mà còn là công trình tạo nguồn thu lâu dài ổn định cho Vietrans Có thể nói công trình này là tượng đài, là “cái máy in tiền” cho Vietrans trong thời gian tới, tạo nên tính ổn định lâu dài cho công ty, nâng vị thế và thương hiệu Vietrans lên một tầm cao mới trên thị trường trong và ngoài nước, mang lại niềm tự hào cho các thế hệ cán bộ Vietrans.

− Kinh doanh bất động sản: Trong những năm qua, kinh doanh bất động sản đã mang lại cho Vietrans nguồn doanh thu lớn và ổn định, góp phần vào doanh thu và lợi nhuận của Vietrans Đây là hướng đi mới trong cơ chế thị trường Chỉ riêng doanh thu từ Vietrans Center tại TP Hồ Chí Minh, 23 Tràng Thi và số 3 Hàng Khay tại Hà Nội đã mang lại lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng (trong năm 2008), bằng lợi nhuận 2 năm của các phòng kinh doanh tại công ty Kết quả này một lần nữa khẳng định tầm nhìn xa củaBan Giám Đốc công ty Đó là tầm nhìn vượt trước để tạo ra thế và lực mới Có thể nói,nếu không có tầm nhìn vượt trước, nước đến chân mới nhảy thì đến nay Vietrans không có được giấy phép kinh doanh bất động sản Vì vậy, việc cho thuê văn phòng làm việc tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ không thực hiện được và thất thu gần 5 tỷ đồng/năm (giấy phép kinh doanh bất động sản đã được xin cách đây 6 năm).

1.3.1.4 Hoạt động của hai liên doanh.

- Công ty liên doanh Bông Sen

Bước sang năm 2008, công ty liên doanh Bông Sen (LOTUS) có bước đột phá. Kinh doanh đạt kết quả cao: Doanh thu năm 2008 đạt 136% kế hoạch – bằng 169% so với năm 2007; lợi nhuận đạt 208% kế hoạch và bằng 270% so với cùng kỳ 2007. Được sự chỉ đạo phê duyệt của Hội đồng quản trị, công ty liên doanh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kho bãi, đầu tư mở rộng cảng (đang tiến hành xây dựng Dự án Bến xà lan 2), mua trang thiết bị xe nâng trọng tải lớn làm hàng sắt thép nặng trên

20 MT, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc mạng cáp quang, vận hành chương trình phần mềm quản lý container để nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Công ty liên doanh đã mở rộng loại hình dịch vụ tiếp nhận 14 tàu khách du lịch với hơn 40.000 lượt khách đem lại hiệu quả kinh tế cao Công ty liên doanh cũng liên kết với các đơn vị bạn mở rộng khả năng tiếp nhận tàu và hàng hóa, khả năng xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG

Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty

2.1.1 Các quy định của Nhà nước.

Thực tế trong nhiều năm qua, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Do nhận thức rõ vai trò, tác dụng lớn của chính sách tiền lương trong nền kinh tế xã hội nói chung và trong sản xuất kinh doanh nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng có những nghiên cứu, đề xuất cải tiến các chính sách tiền lương Công ty đã áp dụng những nghị định, thông tư sau để áp dụng vào công tác trả lương.

Ngày 14/12/2004, Chính phủ ban hành nghị định số 206/2004/NĐ – CP về quy định quản lý tiền lương, lao động và thu nhập trong các công ty Nhà nước Đối tượng áp dụng của nghị định này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Lao động và Phó tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng) Công ty được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm này công ty phải đảm bảo đủ các điều kiện:

1 Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2 Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân;

3 Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Việc xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương của công ty phải đảm bảo các quy định sau:

1 Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động tiên tiến và thông số tiền lương phù hợp.

2 Đơn giá tiền lương phải đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.

3 Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện, và trả lương cho người lao động theo quy chế của công ty.

Ngày 14/12/2004, Chính phủ còn ban hành nghị định số 205/2004/NĐ – CP về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước Đối tượng áp dụng là công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; viên chức chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, nghiệp vụ.

Ngoài ra còn có các thang lương, bảng lương của các đói tượng nói trên.

Từ đó làm cơ sở để:

1 Thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động.

2 Xây dựng đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;

3 Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

4 Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao đông;

5 Giải quyết các quyền lợi khác theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động và quy định của pháp luật lao động.

Việc chuyển lương, xếp lương phải đảm bảo theo nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ hoặc phụ cấp giữ chức vụ đó trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; tiêu chuẩn xếp hạng công ty.

Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp Hàng triệu người trên thế giới mất việc làm Kéo theo đó nền kinh tế Việt Nam đang lâm vào tình trạng suy thoái dẫn tới tình trạng các công ty tinh giảm biên chế, cắt giảm lao động để giảm chi phí hoạt động Ở Việt Nam cũng có hàng chục nghìn người không có việc làm. Điều này dẫn tới tình trạng thị trường lao động tăng đột biến, đặc biệt là sự tăng nhanh số lượng lao động phổ thông và lao động tay nghề thấp Trong các công ty, số lao động còn được giữ lại cũng luôn bị tình trạng tiền lương không đảm bảo đe doạ Các khoản thưởng và các khoản phụ cấp bị cắt giảm, chỉ còn lương cứng khiến cuộc sống của người lao động trở nên khó khăn hơn Trong khi nhiều cơ quan phải thay nhau nghỉ việc vì không có việc làm như các công ty may, thì ở Vietrans, mọi người đều có việc làm ổn định, không có áp lực về lao động Việc làm ổn định, thu nhập cao đã tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao trong cán bộ công nhân viên ở Vietrans Điều đó đã giúp cho Vietrans cạnh tranh được về lao động với các công ty giao nhận khác

2.1.3 Đặc điểm lao động của công ty.

Trong hoạt động quản trị kinh doanh nguồn nhân lực luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng, trong nhiều trường hợp còn là chủ thể quản trị Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại tới đâu thì nhân tố con người với trình độ tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỹ thuật, sự hợp tác, khả năng cập nhập thông tin vẫn tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình sứ dụng lao động của doanh nghiệp trong thời gian qua được thể hiện trên bảng số liệu sau:

Bảng2.1: Tình hình lao động qua các năm ( giai đoạn từ 2004-2008)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

1 Tổng số lao động Người 105 110 113 105 166

Lao động gián tiếp Người 40 40 45 40 60

Lao động trực tiếp Người 65 70 68 65 106

2 Trình độ lao động Đại học Người 60 65 70 71 112

(Nguồn: phòng tổ chức) Biểu đồ 2.1: Trình độ lao động trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008

2004 2006 2008 năm đại học cao đẳng trung cấp

Theo số liệu của bảng 1 ta thấy quy mô lao động của doanh nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5 người, tương ứng là tăng 4.76% Năm 2006 tăng so với năm

2005 là 3 người, tương ứng là tăng 2.73% Tuy nhiên năm 2006 giảm từ 113 người xuống 105 người năm 2007, giảm 8 người tương ứng tỷ lệ giảm xấp xỉ 7% Năm 2008 tăng 61 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 58% Như vậy, tốc độ và số lượng tăng của năm 2008 là rất lớn do việc tuyển mới để bổ sung nhu cầu của doanh nghiệp Về cơ cấu lao động, lao động có trình độ từ cao đẳng đại học rất cao, chiếm xấp xỉ 98% Năm 2007, số lao động có trình độ đại học tăng 1 người so với năm 2006, chiếm khoảng 4,1% trên tổng số lao động của doanh nghiệp.Năm 2008 số người có trình độ đại học tăng 41 người, chiếm khoảng 57,75%; cao đẳng tăng 20 người, tương ứng tăng 62,5% Số lao động có trình độ trung cấp mỗi năm đều giảm 1 người, tương ứng giảm 1,4% Như vậy, số tổng lao động trong doanh nghiệp có tăng nhưng nhìn chung cơ cấu ít có sự biên động điều này chứng tỏ công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho công nhân viên rất được chú trọng Nhân viên trong công ty đều có trình độ cao, đáp ứng được sự thay đổi của thị trường ngày nay.

Cơ cấu lao động qua các năm gần như không đổi, tỷ lệ nam – nữ luôn luôn xấp xỉ nhau.

2.1.4 Đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.

Với chức năng của một tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải quốc tế, các dịch vụ mà Vietrans cung cấp rất phong phú và đa dạng bao gồm: vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và vận chuyển đa phương thức, vận chuyển hàng dự án, hàng triển lãm, dịch vụ gom hàng, đại lý hải quan và tàu biển, kho và cho thuê kho, vận chuyển quá cảnh, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ xây dựng… Các dịch vụ này được chia làm 4 nhóm chính:

- Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế: Trước đây, dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế phát triển rất tốt với nhiều loại hình phong phú, đa phương thức Hoạt động này đem lại doanh thu rất lớn Tuy nhiên do tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường vận tải với sự tham gia của các công ty giao nhận quốc tế và sự góp mặt của các loại hình doanh nghiệp mới (công ty cổ phần, công ty TNHH…) trong lĩnh vực vận tải trong những năm gần đây, công ty không còn những khách hàng lớn, thường xuyên và không được làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài có chân hàng ổn định hoặc các hãng tàu container lớn Thêm vào đó, hàng trong nước hiện nay, chủ hàng thường đảm nhận phần giao nhận nội địa; hàng từ nước ngoài có doanh thu cao hơn vì thêm tác nghiệp đóng gói và làm công tác hải quan vì khả năng cạnh tranh thấp Tất cả điều đó đã làm cho từ dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế giảm sút.

- Dịch vụ kinh doanh kho hàng: Dịch vụ này đem lại lợi nhuận cao và ổn định. Năm 2004, lợi nhuận từ kinh doanh kho hàng ở Hải Phòng, Quảng Ninh đã chiếm từ 48% - 52.5% lợi nhuận cả công ty Hoạt động kinh doanh kho có hiệu quả, rủi ro thấp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được vì nó dựa trên cơ sở vật chất của đơn vị Hiện nay Vietrans có hệ thống kho tàng rộng lớn trên khắp đất nước.

- Dịch vụ vận tải ô tô: Hoạt động này hiện nay gặp nhiều khó khăn, lượng xe hiện tham gia kinh doanh hiện nay giảm nhiều Đầu tư cho dịch vụ vân tải ô tô cũng giảm Thay vào đó công ty chú trọng đầu tư cho dịch vụ kho hàng.

- Các dịch vụ khác: Bao gồm dịch vụ xây dựng và các dịch vụ do các liên doanh cung cấp Các dịch vụ này cũng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

2.1.5 Đặc điểm về quản lý tại công ty.

Thực trạng và phương pháp trả lương tại công ty

2.2.1 Quy chế trả lương tại công ty.

Công ty căn cứ vào các nghị định và thông tư sau để xây dựng lên quy chế trả lương cho nhân viên trong công ty:

- Nghị định 205/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

- Nghị định 206/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.

- Nghị định số 204/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về

- Nghị định só 203/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về mức tiền lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp là 290.000 đồng/tháng.

- Nghị định số 112/2005/NĐ – CP về mức tiền lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp là 350.000 đồng/tháng từ ngày 15/09/2005.

- Nghị định 94/2006/NĐ – CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ quy định từ ngày 01/10/2006 nâng mức tiền lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 112/2005/NĐ – CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ lên 450.000 đồng/tháng.

- Nghị định số 167/2007/NĐ – CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định nâng mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.

- Thông tư số 01/2005/TT – BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn chuyển lương cũ sang lương mới đối với cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty nhà nước.

- Thông tư số 07/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.

- Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, mô hình kinh doanh mà công ty đang áp dụng.

- Căn cứ vào các ván bản quy định chế độ tiền lương mới.

- Căn cứ vào đặc điểm, quy mô, trình độ lao động của công ty

Nguyên tắc chung: Phân phối tiền lương cho người lao động phải đúng nguyên tắc, tiết kiệm, có hiệu quả thúc đẩy năng suất làm việc của công nhân viên, nhưng vẫn đúng các với các chính sách của Nhà nước và quy chế của công ty.

2.2.1.2 Cách thức xây dựng quy chế trả lương tại công ty.

Một số quy định tại công ty:

- Một tuần làm việc 5 ngày, một tháng làm việc 22 ngày, nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

- Một ngày làm việc 8 giờ, nghỉ trưa 1,5h từ 11h30 đến 13h.

- Thanh toán tiền lương qua thẻ ATM.

- Mức thưởng phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh trong tháng.

- Cán bộ công nhân viên được nhận lương theo căn cứ:

+ Dựa vào bậc lương, hệ số lương đã được sắp xếp.

+ Dựa vào hệ số chức vụ chuyên môn.

+ Dựa vào thời gian làm việc thực tế.

+ Dựa vào bản chất công việc, điều kiện làm việc, môi trường làm việc. + Dựa vào các quy định của Nhà nước về mức lương tối thiểu, thang lương,bảng lương.

Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng thêm:

+ Phụ cấp ngoài lương theo quy định của công ty từ 6 – 11% lãi gộp.

+ Đối với công nhân viên lương được tính theo tháng và được trả làm 3 kỳ Kỳ 1 là lương cơ bản, kỳ 2 và 3 là lương khoán Theo định kỳ đến hạn nâng lương, người lao động sẽ được xem xét để nâng lương.

+ Người lao động được đề bạt chức vụ lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm và giữ nguyên mức lương đang hưởng.

+ Người lao động làm thêm giờ do yêu cầu của công việc sau khi đã hoàn thành quỹ ngày công theo chế độ trả lương theo tiền lương, cấp bậc của bản thân (kể cả phụ cấp nếu có) như sau:

 Vào ngày thường được trả 150% lương giờ của ngày thường.

 Vào ngày nghỉ hàng tuần được trả 200% tiền lương giờ thực tế của ngày thường.

 Vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ có lương được trả 300% tiền lương giờ thực tế của ngày thường.

 Nếu làm việc vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau phải được sự đồng ý của Giám đốc và được trả 135% lương làm vào ban ngày Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm được trả như làm thêm giờ vào ban ngày cộng với tiền lương trả khi làm việc vào ban đêm

+ Các khoản trợ cấp khác: tiền ăn trưa,…

* Một số nội dung quy chế trả lương tại công ty

- Cơ cấu tiền lương của công ty gồm có 2 loại là: tiền lương cơ bản và tiền lương khoán (tiền lương kinh doanh)

Tiền lương cơ bản là khoản tiền mà người lao động được nhận đều đặn hàng tháng Khoản tiền này dựa trên cơ sở các loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ, thâm niên của người lao động…

Tiền lương khoán là tiền lương được hưởng từ lợi nhuận của công ty Khi công ty vượt lãi kế hoạch đặt ra thì sau 1 quý công nhân viên sẽ được 50% mức lương cơ bản

Tiền lương của công ty được xác định thông qua hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định của nhà nước và của công ty Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có mức lương khác nhau tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thâm niên công tác, cấp bậc, lợi nhuận của công ty…

Mức thu nhập bình quân của Vietrans năm 2008 là 6.7 triệu đồng/tháng Cứ 3 năm người lao động được nâng một lần theo hệ số bậc lương do nhà nước quy định.

2.2.2 Quỹ lương tại công ty

Quỹ tiền lương tại công ty bao gồm các phần chính sau:

Quỹ tiền lương kế hoạch của công ty được xây dựng trên cơ sở số lao động kế hoạch, đơn giá tiền lương.

Quỹ tiền lương bổ sung

Quỹ lương dự phòng cho năm sau bằng 17% quỹ tiền lương kế hoạch.

Quỹ tiền lương của công ty được tính theo đơn giá tiền lương và doanh thu sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty theo công thức sau:

QTL kh = DT kh ×V đg

Trong đó: QTLkh : Quỹ lương kế hoạch

DTkh : Doanh thu kế hoạch

Vđg : Đơn giá tiền lương

[ L kh ×TL min cty ×(H cb+ Hpc)+ Vđt ] ×12 thang+V ttld

Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu

Lkh: Lao động kế hoạch, được xác định dựa vào mục tiêu, kế hoạch của công ty trong mỗi năm Trong đó:

Lkh = Lao động có mặt đến + Lao động dự kiến - Lao động xin thôi việc

31/12 năm trước tuyển dụng về hưu

Ví dụ: Lao động kế hoạch năm 2009 tuyển dụng là 7 người, lao động xin thôi việc là 3, lao động có mặt đến 31/12/2008 là 166 người.

Lao động kế hoạch năm 2009 là

Hpc, Hcb: Hệ số phụ cấp, Hệ số cơ bản Ứng với mỗi người lao động cụ thể có hệ số phụ cấp và hệ số cơ bản riêng.

Vđt : Đơn giá đầu tư (đoàn thể, công đoàn) Ở công ty Vđt thường bằng 0.

Vttlđ: Đơn giá làm thêm ngoài giờ Ở công ty Vttlđ ≈ 0.

∑ T kh : Tổng doanh thu kế hoạch.

Dự kiến tổng doanh thu kế hoạch của năm 2009 là 65 tỷ đồng.

Dự tính đơn giá tiền lương trong năm 2009 là 390,000 đồng/người.

TLmin : Tiền lương tối thiểu được trả theo công thức:

TL min cty = TL min × (1 + K đc )

Trong đó: TLmin = 540.000 đồng/tháng

K1 : Hệ số khu vực Do công ty ở thành phố Hà Nội nên K1 =0.3

K2: Hệ số theo ngành nghề kinh doanh của công ty K 2 = 1.5

Công ty có thể áp dụng mức tiền lương tối thiểu từ 540,000 đồng đến 1,512,000 đồng.

Công ty chọn mức tiền lương tối thiểu là 800,000 đồng/tháng.

Quỹ lương kế hoạch của công ty trong năm 2009 là:

QTLkh = 65,000 triệu đồng × 0.39 triệu đồng/người = 25,350 triệu đồng.

Bảng 2.3: Quỹ lương thực hiện giai đoạn 2004 – 2008

1 Lao động định biên (người) 105 110 113 105 166

2 Mức chi phí tiền lương (đồng/ người) 330,000 330,000 330,000 350,000 370,000

4 Quỹ lương làm thêm giờ (triệu đồng)

5 Quỹ dự phòng mất việc làm (triệu đồng) 100 120 130 150 170

6 Thu nhập bình quân của người lao động (đồng)

Từ bảng trên ta thấy quỹ lương của công ty qua các năm đều tăng Điều này một phần chứng tỏ thu nhập của người lao động đã được cải thiện Cụ thể, quỹ tiền lương của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 11.42%, tương ứng tăng 628 triệu đồng Năm

2006 tăng so với năm 2005 là 26,34%, tương ứng là 1,614 triệu đồng Tương tự năm

2007 so với năm 2006 là 35.78%, tương ứng là 2,770 triệu đồng Năm 2008 so với năm

2007 là 5,8%, tương ứng là 610 triệu đồng Sự tăng trên là do sự điều tiết để phù hợp với thị trường, khi thu nhập của người lao động tăng thì tất yếu quỹ lương cũng tăng.

2.2.3 Hình thức trả lương tại công ty.

2.2.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian (lương cơ bản)

 Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho tất cả các cán bộ công nhân viên tại công ty, bao gồm các viên chức lãnh đạo, quản lý, nhân viên kinh doanh, chuyên môn, nghiệp vụ,…

Tiền lương cơ bản được chia làm 3 kỳ.

Ta có tiền lương cơ bản tính theo công thức sau:

■ Tiền lương cơ bản kỳ 1 , người lao động được ứng vào mùng 10 hàng tháng và được tính theo công thức sau:

TL min cty ×(H CB +H PC )×N

TL1 Tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên kỳ 1

TLmin cty: Tiền lương min của công ty TLmin cty = 800,000 đồng/tháng

HCB : Hệ số cấp bậc.

HPC: Hệ số phụ cấp

N: Số ngày làm việc thực tế của người lao động.

► Hệ số cấp bậc: chính là hệ số lương theo chức danh danh được áp dụng cho lãnh đạo và công nhân viên trong công ty.

Bảng hệ số chức danh: Người lao động làm việc tại vị trí nào thì được hưởng theo ngạch lương chức danh tại vị trí đó

Bảng 2.4: Bảng lương công nhân viên giao nhận hàng hóa tại công ty. Đơn vị tính: nghìn đồng

Chức danh Hệ số, mức lương

1 Giao nhận, thanh toán quốc tế:

- Mức lương thực hiện từ 1/1/2000

2 Giao nhận, thanh toán nội địa; giao nhận hàng biển:

- Mức lương thực hiện từ 1/1/2000

3 Thủ kho, bảo vệ tuần tra, canh gác:

- Mức lương thực hiện từ 1/1/2000

4 Bảo quản và giao nhận hàng hóa trong các kho, giao nhận hàng sông

- Mức lương thực hiện từ 1/1/2000

(nguồn: phòng kế toán tài vụ)

Bảng 2.5: Hệ số lương cấp bậc

I Cán bộ lãnh đạo, quản lý

3.Trưởng phòng và chức vụ tương đương 3.27 – 5.65

4 Phó trưởng phòng và chức vụ tương đương 2.96 – 5.65

II Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên thừa hành

1 Nhóm cán bộ, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ 2.34 – 5.32

3 Nhóm nhân viên bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng 1.8

(nguồn: phòng kế toán tài vụ)

Bảng 2.6: Bảng hệ số phụ cấp chức vụ:

Chức danh Hệ số phụ cấp

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƠNG

Định hướng phát triển chung

Tình hình kinh tế thế giới diễn ra hết sức phức tạp vào năm 2008 Hàng loạt các tập đoàn, công ty tài chính lớn tại thành phố Wall của Mỹ bị phá sản đã gây ra cơn bão tài chính, kéo theo sự phá sản của nhiều công ty tài chính ở các Châu lục khác Điều này đã đưa lại bức tranh kinh tế hết sức ảm đạm Các thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh hãm Cơn bão tài chính còn gây ra lạm phát làm cả thế giới biến động rất phức tạp Cuối năm lại gây ra hiện tượng chuyển từ tình hình lạm phát sang thiểu phát.Sức mua trên thị trường kinh tế giảm do thiểu phát Điều này gây áp lực cho sản xuất trên thế giới cũng như trong nước, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhiều nhà máy đóng cửa Nhiều nhà máy thì thu hẹp sản xuất Các khu công nghiệp ở ViệtNam giảm năng lực sản xuất, có nơi giảm đến 20%, có nơi giảm đến 40% Hàng triệu người trên thế giới mất việc làm Ở Việt Nam cũng có đến hàng chục người không có việc làm Lãi suất ngân hàng 6 tháng cuối năm tuy có giảm so với 6 tháng đầu năm nhưng việc vay vốn chưa được mở rộng nhiều Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tín dụng, không có đủ vốn để kinh doanh Cùng với khó khăn nêu trên do lạm phát, tỷ giá đồng ngoại tệ thay đổi ở mức cao, giá vàng thay đổi liên tục không lường trước được, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu chi của doanh nghiệp Lĩnh vực giao nhận vận tải của công ty giao nhận kho vận ngoại thương cũng bị ảnh hưởng trực tiếp Do tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, có nước tăng trưởng âm, ở Việt Nam tăng trưởng dự kiến 9% nay chỉ đạt 6% Vì vậy nhiều công trình, nhiều dự án đầu tư bị cắt giảm và giãn tiến do không có vốn cũng đã ảnh hưởng đến kinh doanh giao nhận vận tải.

Tuy nhiên với tình hình như trên, doanh số và lợi nhuận của toàn Vietrans đã đạt được trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008 là rất lớn, đó là nhờ đóng góp to lớn của khối quản lý, là nhờ Lãnh đạo công ty đã chọn cho Vietrans một hướng đi thích hợp và đúng đắn Đó là chưa chuyển toàn ngành Vietrans sang hoạt động ngay theo mô hình công ty cổ phần mà chỉ chuyển các chi nhánh sang công ty cổ phần để từ đó Vietrans mặc nhiên trở thành công ty mẹ, nâng tầm hoạt động như mô hình một Tổng công ty trước đây Quyết định đúng hướng đó đã mang về cho công ty một lượng vốn hàng chục tỷ đồng thông qua công tác cổ phần hóa các Chi nhánh, mang lại sức cạnh tranh mới cho Vietrans, đã nâng Vietrans lên một tầm cao mới tại thị trường trong và ngoài nước, tạo sức mạnh cạnh tranh hùng mạnh cho Vietrans, tạo nên niềm tự tin cho các phòng kinh doanh, không phải vay của ngân hàng như trước đây Nếu cổ phần hóa toàn ngành một lúc thì gặp nhiều khó khăn vì sau cổ phần hóa toàn bộ tiền bán cổ phần sẽ chuyển về cho Cục nông sản Bộ tài chính quản lý Công ty không được chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Các chi nhánh vẫn giữ nguyên,không được trở thành một công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ Công ty hàng năm vẫn phải chia sẻ lợi nhuận cho các Chi nhánh thì mức thu nhập chắc chắn sẽ thấp, không được như hiện nay Việc quyết định hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là một hướng đi vô cùng sáng suốt thể hiện tầm nhìn vượt trội của Lãnh đạo công ty. Năm 2008, số tiền cổ tức được chuyển về từ các Công ty con (Công ty cổ phần) là gần

4 tỷ đồng Lần đầu tiên trong gần 40 năm qua, công ty không phải hỗ trợ tiền mà còn thu được lợi nhuận từ các đơn vị trực thuộc Cần tiếp tục tạo điều kiện và ủng hộ các Công ty cổ phần để ngày càng thu được nhiều cổ tức hơn Đây cũng sẽ là một trong những nguồn thu lâu dài cho Công ty mẹ Mô hình này trong giai đoạn kinh tế suy thoái càng khẳng định mô hình mà công ty lựa chọn là hết sức đúng đắn, phù hợp với chủ nghĩa Mac – LêNin và chủ trương của Đảng ta là phát triển kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước.

Trong khi nền kinh tế Thế giới đang lao xuống dốc không phanh hãm, tăng trưởng các nước được điều chỉnh thấp đưa đến khả năng hàng trăm triệu người không có việc làm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Vietrans Đây là một thách thức không nhỏ đối với Vietrans Với sức mạnh truyền thống và sức mạnh hiện tại của những con người có sức khỏe, có tầm trí tuệ cao, có ngoại ngữ, chuyên môn vững vàng, Vietrans sẽ đoàn kết thành một khối để vượt qua thách thức, phấn đấu với các chỉ tiêu chính: Doanh thu: 65 tỷ đồng

Nộp ngân sách: 01 tỷ đồng

Thu nhập bình quân: cố gắng đạt bằng năm 2008

Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tuyển dụng những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi tạo nguồn lực dồi dào. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, marketing tìm kiếm nguồn hàng theo chủ trương kích cầu của Chính phủ, không chỉ tập trung vào các dự án khu công nghiệp, dự án nước ngoài mà cần quay về tìm kiếm các dự án trong nước. Đầu tư, thúc đẩy dịch vụ Logistics.

Tiếp tục tập trung vốn, đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp kho hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mua thêm các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác kinh doanh kho Việc làm này không những tạo tính cạnh tranh trong kho kinh doanh kho hàng đơn thuần mà còn phục vụ hiệu quả dịch vụ Logistics.

Triển khai các công trình xây dựng Trụ sở làm việc 13 Lý Nam Đế, công trình đa chức năng tại Pháp Vân… Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng Tiết kiệm tối đa chi phí nhằm tăng lợi nhuận; Đề ra giải pháp cho các công ty con (công ty cổ phần) chuyển đổi mục đích một số địa điểm để nâng cao hiệu quả kinh doanh;

Thành lập thêm một số công ty liên doanh: Công ty liên doanh với K’line Nhật Bản, Sinotrans…

Tập trung, quan tâm chỉ đạo thúc đẩy hoạt động các Liên doanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu đạt kết quả kinh doanh cao hơn nữa Đặc biệt, tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động của cảng Lotus, đáp ứng xu hướng container hóa của thị trường nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận, xứng đáng với ngang tầm là công ty mẹ; Để thực hiện thành công những chỉ tiêu đề ra trong năm 2009 và hướng tới mục tiêu xây dựng Vietrans thành một tập đoàn kinh tế mạnh vào năm 2012, toàn bộ cán bộ công nhân viên Vietrans tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong thời gian vừa qua, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong khó khăn thách thức, thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, thi đua hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thiết thực, thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, tích cực vận động và thực hiện pháp luật và phòng chống tham nhũng, không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế do BộCông Thương giao, nâng cao doanh số và lợi nhuận, đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên, lập thành tích thiết thực để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Vietrans 2010.

Một số biện pháp hoàn thiện công tác trả lương

3.1.2 Kế hoạch tiền lương của Vietrans. Định hướng phát triển toàn diện cho công ty nói chung định hướng cho sự phát triển cho công tác tiền lương (cụ thể là các hình thức trả lương) nói riêng là một việc làm khó khăn nhưng để hoàn thiện công tác quản trị trong công ty và cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty trong tương lai thì là một việc làm mang tính chiến lược mà các nhà quản trị cần tính đến. Định hướng hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động tạo ra đòn bẩy kinh tế giúp Vietrans tăng hiệu quả kinh doanh. Những định hướng cụ thể như sau:

Công ty tiếp tục hướng tới quy chế trả lương theo quy định của nhà nước, đảm bảo tính dân chủ, công bằng cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho cán bộ công nhân viên có mức thu nhập ổn định và ngày càng tăng.

Vietrans tiếp tục trích quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề, đồng thời tiếp tục tăng quỹ tiền lương để bắt kịp với điều chỉnh của nhà nước.

Tiếp tục hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian và trả lương kinh doanh.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương.

3.2.1 Phân bổ lại quỹ tiền lương.

Quỹ lương gồm: - Quỹ lương theo đơn giá.

- Quỹ lương bổ sung: quỹ làm thêm giờ,…

- Quỹ dự phòng từ năm trước (17%)

- Quỹ lương từ hoạt động kinh doanh khác.

Về công thức tính quỹ lương

QTL TH = DT TH × V ĐG × I P

QTLTH : Quỹ tiền lương thực hiện

DTTH: Doanh thu thực hiện

VĐG: Đơn giá tiền lương

IP : Chỉ số giá tiêu dùng theo từng năm.

 Doanh thu thực hiện: là kết quả mà công ty đạt được trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm)

 Đơn giá tiền lương: vẫn tính theo công thức cũ

Hiện nay mối quan hệ giữa giá cả và tiền lương rất phức tạp Việc đưa chỉ số giá tiêu dùng vào công thức tính quỹ lương sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều chỉnh lương cho cán bộ công nhân viên theo kịp với biến động giá của thị trường.

3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc.

Năng suất lao động tăng lên không chỉ do các yếu tố chủ quan như: trình độ chuyên môn, sự cố gắng trong lao động mà còn do các điều kiện tổ chức phục vụ nơi làm việc Nếu tổ chức phục vụ chưa tốt thì trong cơ cấu hoạt động sẽ có nhiều lãng phí, làm giảm năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của cán bộ công nhân viên. Để hoàn thiện công tác trả lương thì cũng phải hoàn thiện những điều kiện về tổ chức và phục vụ nơi làm việc Có như vậy mới có tác dụng là đòn bẩy khích thích người lao động hăng say làm việc. Để làm tốt công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cần phải:

-Thiết kế nơi làm việc: theo yêu cầu của quá trình lao động

- Bố trí nơi làm việc: hợp lý.

Nơi làm việc cần được rà soát thường xuyên, xem xét tình hình tìm ra những cản trở trên phương diện bố trí để nơi làm việc có thể được bố trí sắp xếp lại cho phù hợp hơn.

- Phục vụ nơi làm việc:

+ Công nhân vệ sinh: Phân công phục vụ theo từng phòng, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ môi trường trong sạch làm tăng thêm hưng phấn cho cán bộ công nhân viên.

3.2.3 Hoàn thiện công tác chi trả lương cho nhân viên

3.2.3.1 Hoàn thiện hình thức trả lương cơ bản.

Nhìn chung việc trả lương cơ bản (trả lương theo thời gian) ở công ty là tốt. Nhưng để công tác này đạt kết quả cao hơn, công ty nên tiến hành một số công việc sau:

- Xác định mức tiền lương tối thiểu mà công ty áp dụng là: 1,000,000 đồng/tháng Do hiện nay công ty đang áp dụng mức tiền lương tối thiểu là 800,000 đồng/tháng là hơi thấp

- Gắn lương kỳ 2 với lương kỳ 3 trả làm một lần và theo công thức sau:

TLBQ: Tiền lương bình quân áp dụng là 1,200,000 đồng/tháng Công ty đang áp dụng mức tiền lương bình quân là 1,000,000 đồng/tháng.

H: Hệ số mức độ hoàn thành công việc. Được chia làm 3 mức A, B, C như đã trình bày ở chương II.

- Việc trả lương kỳ 1 và kỳ 2 khá xa nhau (lần 1: vào ngày 10 hàng tháng, lần 2 vào 25 hàng tháng) Nên trả lương kỳ 2 vào khoảng từ ngày 15 – 20 hàng tháng để đảm bảo cân đối thu chi cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

3.2.3.2 Hoàn thiện hình thức trả lương kinh doanh.

Hình thức trả lương kinh doanh thực chất là hình thức trả lương thời gian có thưởng Mức lương áp dụng khá cao (= 50% lãi vượt)

● Về đối tượng áp dụng: Nên áp dụng cả với các cán bộ quản lý công ty, và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Vì khi cán bộ quản lý được hưởng mức lương này họ mới có động lực để làm việc, sẽ quản lý tốt hơn, hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ cao hơn

● Về cách tính lương kinh doanh em thấy là khá hợp lý Tuy nhiên nên áp dụng cao hơn một chút.

Tuy nhiên mức tính lương cho nhân viên các phòng chuyên môn nghiệp vụ lại chủ yếu dựa vào sự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của họ thông qua sự đánh giá của trưởng phòng nên có thể dẫn tới sự chủ quan trong cách đánh giá Do đó có thể gây ra sự bất bình trong người lao động Do đó, công ty cần đưa ra một bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cùng các hệ số cụ thể, để các nhân viên trong phòng tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhau Sau đó trưởng phòng tổng hợp lại và đưa ra quyết định chính thức.

Lao động đạt loại A là những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có những cố gắng vượt ra ngoài so với nhiệm vụ đươc giao.

Lao động đạt loại B: là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khoảng cách giữa các hệ số sẽ tăng dần tùy theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động Theo cách phân loại này người lao động sẽ cố gắng làm việc tốt hơn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh tăng lên Do đó khuyến khích được người lao động hoàn thành vượt mức công việc được giao.

Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân viên phòng chuyên môn nghiệp vụ:

Hạng thành tích Hệ số Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc Loại A 2.0 - Hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

- Chấp hành tốt mọi quy định, chủ trương, chính sách, điều lệ của công ty.

- Có ý thức trách nhiệm trong giờ làm việc, làm tăng năng suất lao động.

- Có ý thức học tập, nâng cao trình độ.

- Đi làm đủ ngày công, không đi muộn về sớm.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của công ty.

- Đảm bảo ngày công từ 20 – 22 ngày công.

- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao từ 70- 80%.

- Chấp hành nội quy của công ty ở mức độ bình thường.

- Đảm bảo ngày công từ 18 – 20 ngày.

- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở mức bình thường nhưng không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Chấp hành nội quy kỷ luật của công ty chưa tốt, còn phải nhắc nhở.

- Ngày công đảm bảo: từ 15 – 18 ngày.

3.2.4 Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty thì công ty phải chú trọng tới vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình: Để có đội ngũ lao động vững mạnh thì ngay từ khâu tuyển chọn lao động vào công ty cần có những yêu cầu thực tế và sát thực để có thể tuyển chọn những người có đủ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công việc giao phó Cùng với quá trình tuyển chọn, công ty nên mạnh dạn loại bỏ những cán bộ công nhân viên có trình độ yếu kém không đáp ứng được yêu cầu công tác lâu năm giàu kinh nghiệm một cách hợp lý nhất.

Về đào tạo công ty có thể tiến hành theo các hình thức sau:

 Đào tạo tại chỗ: Công ty có thể mở các lớp nghiệp vụ về nghiên cứu thị trường, pháp luật, về giao nhận vận tải, logistics, nhằm mở rộng sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực cho cán bộ Thường xuyên mở các cuộc hội thảo mời các chuyên gia về các lĩnh vực này về trao đổi nói chuyện với cán bộ công nhân viên Ngoài ra để học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, công ty có thể sử dụng phương pháp kèm cặp để tạo ra nguồn cán bộ kế cận.

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước.

Mức tiền lương tối thiểu ở nước ta trong những năm gần đây đã có những sự điều chỉnh Nhưng nhìn vào chỉ số lạm phát trong những năm gần đây (đặc biệt là năm

2008) thì tình hình lạm phát lại chuyển sang thiểu phát Sức mua trên thị trường giảm do thiểu phát Tăng trưởng kinh tế giảm (đạt 6%) Do vậy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Thu nhập thực tế của người lao động đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được tốc độ tăng giá của thị trường Để khắc phục nhược điểm trên, nhà nước cần:

- Tiếp tục tăng mức tiền lương tối thiểu Hiện tại mức tiền lương tối thiểu là 650,000 đồng Nhà nước cần tăng thêm lên các mức như 800,000 đồng hoặc 950,000 đồng Vì hiện tại các công ty FDI đã tăng lên đến các mức đó

- Ổn định được giá cả thị trường

3.3.2 Kiến nghị với tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương.

Với những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương đã nêu thì phía công ty cũng phải có sự hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp trên.

- Kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo những người quản lý thực sự có trình độ và tâm huyết để thích ứng kịp thời với những thay đổi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

- Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ, nâng cao điều kiện làm việc của công nhân viên.

- Có những chính sách lương, thưởng hợp lý.

Ngày đăng: 09/08/2023, 08:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Tình hình đóng góp ngân sách Nhà nước của Công ty - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 1.2 Tình hình đóng góp ngân sách Nhà nước của Công ty (Trang 27)
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008 (Trang 37)
Bảng 2.3: Quỹ lương thực hiện giai đoạn 2004 – 2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.3 Quỹ lương thực hiện giai đoạn 2004 – 2008 (Trang 45)
Bảng hệ số chức danh: Người lao động làm việc tại vị trí nào thì được hưởng theo ngạch lương chức danh tại vị trí đó - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng h ệ số chức danh: Người lao động làm việc tại vị trí nào thì được hưởng theo ngạch lương chức danh tại vị trí đó (Trang 46)
Bảng 2.5: Hệ số lương cấp bậc - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.5 Hệ số lương cấp bậc (Trang 47)
Bảng 2.7: Bảng lương phòng kế toán tài vụ tháng 12/2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.7 Bảng lương phòng kế toán tài vụ tháng 12/2008 (Trang 48)
Bảng 2.9: Bảng lương kỳ 2 của phòng kế toán tài vụ của công ty tháng 12/2008. - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.9 Bảng lương kỳ 2 của phòng kế toán tài vụ của công ty tháng 12/2008 (Trang 50)
Bảng 2.10: Bảng lương kỳ 3 của phòng kế toán tài vụ của công ty tháng 12/2008. - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.10 Bảng lương kỳ 3 của phòng kế toán tài vụ của công ty tháng 12/2008 (Trang 51)
Bảng  2.11: Bảng lương cơ bản của phòng kế toàn tài vụ công ty giao nhận kho vận ngoại thương tháng 12/2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
ng 2.11: Bảng lương cơ bản của phòng kế toàn tài vụ công ty giao nhận kho vận ngoại thương tháng 12/2008 (Trang 52)
Bảng 2.13: Bảng tiền lương kinh doanh của phòng kế toán tài chính của công ty quý IV/2008. - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.13 Bảng tiền lương kinh doanh của phòng kế toán tài chính của công ty quý IV/2008 (Trang 57)
Bảng 2.14: Bảng kết quả kinh doanh của phòng Logistics quý IV/2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.14 Bảng kết quả kinh doanh của phòng Logistics quý IV/2008 (Trang 58)
Bảng 2.15: Bảng tiền lương kinh doanh của phòng Logistics quý IV/2008 - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 2.15 Bảng tiền lương kinh doanh của phòng Logistics quý IV/2008 (Trang 59)
Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân viên phòng chuyên môn nghiệp vụ: - Hoan thien cong tac tra luong tai cong ty giao 32955
Bảng 3.1 Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân viên phòng chuyên môn nghiệp vụ: (Trang 69)
w