NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
LỊCH SỬ 10 - CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ưu.
Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình học tập thì có hình thức dạy học trên lớp, hình thức dạy học ngoài trời, hình thức dạy học trực tuyến, Xét về số lượng học sinh thì có hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học nhóm, hình thức dạy học cá nhân Căn cứ vào phương pháp, kĩ thuật dạy học đặc thù trong quá trình tổ chức dạy học thì có một số hình thức như dạy học dự án, dạy học STEM, tổ chức cuộc thi, tổ chức trò chơi,
Thực hành là quá trình vận dụng, áp dụng mọi kiến thức, phương pháp bản thân có sẵn hay học hỏi được, thực hành lại những gì đã cũ bằng những hành động cụ thể và đem lại kết quả thực tế Hành còn hiểu là đưa lý thuyết vào thực tế, thí nghiệm một cách khoa học nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Trong giáo dục, thực hành là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp học sinh củng cố lại những kiến thức, kĩ năng, phương pháp học và làm bài mà các em đã tiếp thu, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
1.1.1.3 Năng lực và phẩm chất cần hình thành cho người học trong chương trình GDPT 2018.
Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể
CT GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và HĐGD: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và HĐGD nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người CT GDPT 2018 hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất cơ bản là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Những phẩm chất này phù hợp với yêu cầu xây dựng con người Việt
Nam trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII và Nghị quyết số 33 khoá XI của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.1.2 Một số quan điểm, tư tưởng trong chương trình GDPT 2018 về đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường nội dung thực hành nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1.1.2.1 Tư tưởng chủ đạo của chương trình GDPT 2018.
Tư tưởng chủ đạo của Chương trình GDPT 2018 được thể hiện đầy đủ trong nội dung Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 1 năm 2013 của hội nghị Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nội dung cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân.
- Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn Chú trọng giáo dục khoa học xã hội - nhân văn, kỹ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng an ninh và hướng nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều” Bồi dưỡng ý thức học tập suốt đời Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học mới về đánh giá giáo dục nhằm cung cấp những cơ sở tin cậy cho việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học và điều chỉnh cách dạy, cách học Nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
1.1.2.2 Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018.
*Vai trò của môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, giáo dục lịch sử được thực hiện liên tục ở cả ba cấp học thông qua các môn Lịch sử và Địa lý (cấp tiểu học và trung học cơ sở), Lịch sử (cấp trung học phổ thông) Ở cấp trung học phổ thông, môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, đồng thời góp phần vào việc xây dựng những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Các năng lực này được hình thành trong quá trình học tập trên lớp và cả thông qua các hoạt động thực hành.
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10- CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018- GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN
THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10- CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018- GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN
2.1 Đề xuất cách sắp xếp các tiết thực hành trong phân phối chương trình (PPCT) môn Lịch sử 10- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống- NXB Giáo dục
Theo hướng dẫn của thông tư 13/2022/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình môn Lịch sử dành 20% thời lượng dạy học ở mỗi khối lớp cho nội dung thực hành (tương đương với 10 tiết học) Căn cứ vào nội dung và thời lượng dạy học các chủ đề trong chương trình Lịch sử 10- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chúng tôi xin đề xuất cách sắp xếp 10 tiết thực hành đó vào trong PPCT Lịch sử khối 10 như sau:
TT Tên tiết thực hành Vị trí tiết thực hành trong PPCT
1 Thực hành số 1 Sau chủ đề 1: Lịch sử và sử học
2 Thực hành số 2 Sau chủ đề 2: Vai trò của sử học
3 Thực hành số 3 Sau chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ- trung đại
4 Thực hành số 4 Sau bài 7 (của chủ đề 4):Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
5 Thực hành số 5 Sau bài 8 (của chủ đề 4):Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
6 Thực hành số 6 Sau chủ đề 5: Văn minh Đông Nam Á thời cổ- trung đại
7 Thực hành số 7 Sau bài 11( chủ đề 6): Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
8 Thực hành số 8 Sau bài 12( chủ đề 6): Văn minh Đại Việt
9 Thực hành số 9 Sau bài 13 (chủ đề 7): Các dân tộc ít người trên đất nước Việt Nam
10 Thực hành số 10 Sau bài 14 (chủ đề 7): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Các bộ sách Cánh diều và Chân trời sáng tạo vẫn có thể vận dụng đề xuất này để sắp xếp các tiết thực hành vào PPCT môn Lịch sử khối 10
2.2 Một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10- chương trình phổ thông 2018- góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.
Như chúng tôi đã đề cập ở cơ sở thực tiễn của đề tài, vấn đề mà giáo viên môn Lịch sử ở các trường THPT đang băn khoăn, trăn trở đó là các tiết thực hành trong chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử nên tổ chức bằng các hình thức dạy học như thế nào cho phù hợp Từ những băn khoăn, trăn trở đó, dựa vào hướng dẫn của thông tư 13/2022/TT-BGDĐT và những kinh nghiệm đúc rút của bản thân, nhóm chúng tôi một số hình thức tổ chức dạy học tích cực và cách thức tiến hành nó như sau:
2.2.1 Hình thức tổ chức xem phim tư liệu lịch sử
Dạy học bằng hình thức tổ chức xem phim tư liệu lịch sử là hình thức tổ chức phù hợp đối với tiết thực hành môn Lịch sử Hoạt động này giúp tạo được sự hứng thú đối với học sinh trong việc học tập bộ môn vốn được coi là khô khan, cứng nhắc, tránh được sự nhàm chán khi sử dụng lặp lại các phương pháp dạy học thực hành đã tiến hành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, hình thức tổ chức xem phim tư liệu lịch sử đã đem lại không khí mới trong hoạt động dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông.
2.2.1.1 Mục đích của hình thức xem phim tư liệu lịch sử
* Thông qua tiết thực hành được tổ chức bằng hình thức xem phim tư liệu Lịch sử, HS sẽ được hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực sau:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Từ nội dung của phim được xem, học sinh biết cách khai thác và sử dụng các tư liệu có trong phim để tìm hiểu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Hiện nay, đa số học sinh đang học lịch sử một cách thụ động, điều đó là một trong những nguyên nhân khiến học sinh cảm thấy Lịch sử là môn học khô khan Thông qua việc xem phim, các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử được tái hiện một cách trực quan, sinh động giúp học sinh có được sự cảm nhận chân thực, hiểu được bản chất nội dung lịch sử, qua đó nêu được những nhận định, đánh giá, nhận xét khách quan về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cách học thụ động khiến học sinh mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận kiến thức được giáo viên truyền thụ trên lớp mà ít có sự liện hệ với thực tiễn cuộc sống Với việc tổ chức tiết thực hành dưới hình thức xem phim, những nội dung học sinh tiếp nhận được từ những thước phim có thể giúp các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vừa rèn luyện được những kĩ năng học tập, vừa rèn luyện kĩ năng sống
Thông qua sưu tầm, xử lí các nguồn sử liệu ngoài SGK để hoàn thành nhiệm vụ học tập bộ môn, năng lực tự chủ và tự học tiếp tục được bồi dưỡng và phát triển.
Phim được lựa chọn để xem trong tiết thực hành có thể được học sinh xem lại kể cả sau khi đã kết thúc tiết học Để xem lại phim, giáo viên cung cấp đường link nguồn của phim đó để học sinh truy cập, hơn nữa học sinh còn có thể sử dụng một số đoạn phim để phục vụ cho các hoạt động học tập khác Những hoạt động đó sẽ góp phần phát triển năng lực tin học cho học sinh.
Thông qua viết và trình bày bài luận sau khi xem phim, học sinh được bày tỏ ý kiến cá nhân về một nội dung lịch sử Qua đó, học sinh sẽ phát triển tư duy độc lập, mạnh dạn trong giao tiếp, phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Qua nội dung của bộ phim, HS được giáo dục thái độ trân trọng và cảm phục về khả năng sáng tạo của con người, về những thành quả của quá trình lao động và đấu tranh của nhân dân, qua đó hình thành ý thức vượt khó vươn lên, tự tin vào năng lực của bản thân, không ngừng học hỏi và sáng tạo.
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Hình thức tổ chức dạy học này rèn luyện cho HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập, trong ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, lịch sử mà cha ông để lại.
* Bên cạnh việc góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, hình thức tổ chức xem phim tư liệu Lịch sử còn đem đến cho học sinh một sự hứng khởi trong học tập, giúp các em có thêm năng lượng để học tập có hiệu quả hơn.
2.2.1.2 Các bước tiến hành hình thức tổ chức: Xem phim tư liệu Lịch sử.
Dạy học thực hành môn Lịch sử dưới hình thức xem phim tư liệu được thực hiện thông qua 6 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn phim tư liệu phù hợp với nội dung chủ đề và mục tiêu cần đạt của tiết thực hành
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10- CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018- GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN
TRÌNH GDPT 2018 - GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
BỘ MÔN 3.1 Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tổ chức thực nghiệm một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 nhằm mục đích kiểm chứng và khẳng định giá trị quan trọng của các hình thức dạy học này trong việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.
3.1.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở đối tượng học sinh khối 10- trường THPT Nam Đàn 1 trong năm học 2022-2023 Cụ thể: Từ đầu năm học, chúng tôi chọn 9 lớp trong 13 lớp của trường làm lớp thực nghiệm các tiết thực hành được tổ chức bằng các hình thức dạy học mà chúng tôi đã xây dựng trong sáng kiến và 4 lớp còn lại làm các lớp đối chứng Các lớp chọn làm thực nghiệm và các lớp đối chứng đều có đối tượng học sinh có sức học và ý thức học tập tương đối ngang nhau
- Chúng tôi còn tiến hành dạy thực nghiệm tiết thực hành tiết thực hành số 7 (tiết
34 PPCT) của chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm
1858) trong chương trình Lịch sử 10 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống- NXB Giáo dục Việt Nam được tổ chức dưới hình thức là một cuộc thi tại buổi sinh hoạt cụm chuyên môn môn Lịch sử huyện Nam Đàn được tổ chức ngày 19/03/2023 tại trường THPT Nam Đàn 1 Buổi sinh hoạt có sự tham dự của cô Nguyễn Thanh Thủy- chuyên viên môn Lịch sử tỉnh Nghệ An, tất cả các giáo viên môn Lịch sử các trường THPT huyện Nam Đàn và một số giáo viên đại diện các huyện bạn.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn có sự trò chuyện và quan sát sự thay đổi về tư tưởng, tình cảm, năng lực của học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi còn tiến hành khảo sát học sinh ở 2 đối tượng ( thực nghiệm và đối chứng) của lớp khối 10 và trao đổi với các đồng nghiệp môn Lịch sử như sau:
Nội dung khảo sát 1 Để nắm được mức độ hứng thú học tập và mức độ quan tâm của học sinh đối với môn Lịch sử sau khi giáo viên tiến hành tổ chức các hình thức tổ chức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát qua google Forms với 2 mẫu sau:
Nội dung khảo sát 2 Chúng tôi đánh giá năng lực học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua kết quả điểm trung bình môn Lịch sử -học kì 1- năm học 2022-2023 giữa 4 lớp/ 13 thực nghiệm ( 10A1, 10D3, 10A5, 10D5) với 4 lớp đối chứng( 10A2, 10A3, 10D2, 10D6) có lực học tương đối ngang nhau Ý kiến của giáo viên qua phiếu khảo sát và qua trao đổi, góp ý tại buổi sinh hoạt cụm chuyên môn Lịch sử huyện Nam Đàn( ngày 19/03/2023):
- Đánh giá các hình thức dạy học tiết thực hành Lịch sử mà đề tài nghiên cứu là một sự đổi mới mạnh dạn và hữu ích trong bối cảnh hiện nay giáo viên bộ môn Lịch sử đang lúng túng trong việc tiến hành dạy chương trình thực hành
- Đánh giá tiết dạy thể nghiệm của chúng tôi tại buổi sinh hoạt cụm có sự đầu tư, có tính sáng tạo cao và phù hợp với nội dung thực hành Các hoạt động học trong tiết thực hành mà chúng tôi tổ chức đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia hoạt động học của học sinh, tạo nên giờ dạy lí thú và hiệu quả.
Bảng 1 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS đối với các tiết thực hành
Bảng 2 Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm của HS đối với môn Lịch sử sau khi được học các tiết thực hành Lịch sử được tổ chức bằng các hình thức dạy học trên:
Bảng 3: Kết quả khảo sát kết quả học tập trong học kì 1- năm học 2022-2023
- Qua phân tích kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy:
Các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng
+ HS đã chủ động tham gia vào việc tìm kiếm tri thức của bài học Việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực đã kích thích được sự hứng thú của học sinh trong quá trình học các tiết thực hành Tiết học tạo được không khí thoải mái cho học sinh trong quá trình khám phá và sáng tạo Các em thấy hấp dẫn và mong muốn tìm tòi, khám phá tri thức làm cho giờ học sôi nổi Các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình, được thể hiện những sở trường, thế mạnh riêng của cá nhân Môn Lịch sử trong mắt học sinh không còn khô khan, nặng về lí thuyết mà rất lý thú, gần gũi với thực tế đời sống quanh các em, giúp cho các em rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống Từ các tiết thực hành được tổ chức với các hình thức đa dạng, các em hiểu sâu, hiểu đa chiều các chủ đề trong chương trình nên giúp các em làm các bài kiểm tra tốt hơn.
+ Qua các tiết thực hành Lịch sử được tổ chức với nhiều hình thức như trong đề tài nghiên cứu, HS đã biết vận dụng những kiến thức của chủ đề vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống Tinh thần tự học, thái độ học tập của các em được nâng cao HS không chỉ hiểu sâu về mặt kiến thức mà các em còn được trang bị cả các năng lực quan trọng trong cuộc sống như năng lực giao tiếp và hợp tác theo nhóm, năng lực quản lí, điều hành công việc, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực thẩm mĩ, năng lực hùng biện, diễn thuyết trước đám đông, kĩ năng xử lí tình huống…, đặc biệt là các năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử Bên cạnh đó, các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trong các tiết thực hành cũng góp phần hình thành và phát triển nhiều phẩm chất tốt đẹp cho các em như phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm trong công việc, phẩm chất nhân ái, biết chia sẻ với bạn bè, phẩm chất yêu nước, tự hào và biết trân trọng, gìn giữ, phát huy các thành quả lao động, sáng tạo của cha ông Những năng lực và phẩm chất đó rất quan trọng đối với học sinh, giúp các em có một hành trang tốt để vững bước vào đời, tự tin để hội nhập với thế giới.
Phần lớn các giáo viên áp dụng đề tài và dự giờ các tiết thực nghiệm đều nhận thấy tính hiệu quả của đề tài Vì thế, các đồng nghiệp của chúng tôi đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn các hình thức tổ chức dạy học này.
3.2 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất của đề tài 3.2.1 Mục đích khảo sát:
Cuộc khảo sát nhằm mục đích là đánh giá được tính cấp thiết và khả thi của đề tài đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay Qua đó góp phần đánh giá được giá trị của đề tài trong thực tiễn dạy học của bộ môn.
3.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính sau:
1) Tính cấp thiết của các giải pháp được đề xuất đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay
2) Tính khả thi của các giải pháp được đề xuất đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay
3.2.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
- Phương pháp khảo sát mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là Trao đổi bằng bảng hỏi thiết kế trên phần mềm google Forms, với thang đánh giá 04 mức (tương ứng với điểm số từ 1 đến 4):
Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết.
Không khả thi; Ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi.
- Chúng tôi thiết kế 3 phiếu khảo sát cho 3 đối tượng theo 3 đường link dưới đây: https://docs.google.com/forms/d/1icNKeDGyW- t_crQhFq84Wx9vs7mYq0mIzO207XCJA6o/edit https://docs.google.com/forms/d/1AlaoQ-PRqkP0g6B3eld-
MOolyFKWTfLYAyGj3OAcYOY/edit https://docs.google.com/forms/d/1Vu4RF- pxMNImF4RbLAQ2XKRyrZsislRmCAczNQS4vWo/edit
- Chúng tôi tính điểm trung bình theo phần mềm Exel
Tổng hợp các đối tượng khảo sát:
1 Giáo viên bộ môn Lịch sử trên địa bàn huyện Nam Đàn-
2 Giáo viên tổ Khoa học Xã hội trường THPT Nam Đàn 1 17
3 Học sinh các lớp dạy thực nghiệm 10- trường THPT Nam Đàn 1
3.2.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 3.2.4.1 Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất
Sau khi khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Kết quả thu được từ đối tượng 1: Giáo viên bộ môn Lịch sử trên địa bàn huyệnNam Đàn- Thanh Chương:
- Kết quả thu được từ đối tượng khảo sát 2: Giáo viên tổ Khoa học Xã hội trường THPT Nam Đàn 1:
- Kết quả thu được từ đối tượng khảo sát 3: Học sinh các lớp dạy thực nghiệm 10- trường THPT Nam Đàn 1
Bảng 4 Tổng hợp kết quả thu được qua 3 đối tượng khảo sát về tính cấp thiết của các giải phát được đề xuất:
Các hình thức tổ chức dạy tiết thực hành Lịch sử 10
Mức độ của đánh giá
Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết
SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1 Xem phim tư liệu Lịch sử
2 Dạy học dựa trên dự án học tập
3 Cuộc thi tìm hiểu lịch sử
4 Tham quan hoặc dạy học tại di sản
Từ bảng khảo sát trên có thể thấy rằng: