1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình

75 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Được tính theo công thức: Chi tiêu bình quân đầu người/tháng của hộ kỳ báo cáo =Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong tháng báo cáo Số thành viên của hộ trong tháng báo cáo Chia theo tổng

Trang 1

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO

Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH (Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK năm 2004, 2006)

Giáo viên hướng dẫn : TH.S CHU THỊ BÍCH NGỌC Sinh viên : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Chuyên ngành : Thống kê kinh tế xã hội

Lớp : Thống kê 47A Khóa : 47

Trang 2

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 4

6 CHƯƠNG 1 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ 6

1.1 Các khái niệm cơ bản về chi tiêu cho y tế của hộ 6

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình 8

1.4 Đặc điểm số liệu và phương pháp nghiên cứu 19

1.4.1 Nguồn số liệu 19

1.4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 20

CHƯƠNG 2 24 THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH 24

2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình 24

2.1.1 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khu vực 25

theo khu vực 25

Nguồn: Tính toán dựa vào kết quả KSMS của TCTK năm 2006 25

2.1.3 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo dân tộc 30

2.1.4 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm và giới tính chủ hộ 32

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 44

2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựavào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 51

2.3.1 Phân tích biến động của tổng chi tiêu cho y tế 51

2.3.2 Phân tích chi tiêu cho y tế bình quân một người/tháng chung cả nước 54

2.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 552.4.1 Thực trạng đến cơ sở y tế của các thành viên trong hộ 55

2.4.2 Thực trạng thanh toán chi phí khám/chữa bệnh ở các hộ gia đình 59

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

A BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 4

6 6 CHƯƠNG 1 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ 6

1.1 Các khái niệm cơ bản về chi tiêu cho y tế của hộ 6

1.4 Đặc điểm số liệu và phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG 2 24 THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH 24

2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình 24

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 44

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 44

Trang 4

2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựavào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 51

2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựavào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 51

2.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 552.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 55

B ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU 4

6 6 CHƯƠNG 1 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ 6

1.1 Các khái niệm cơ bản về chi tiêu cho y tế của hộ 6

1.4 Đặc điểm số liệu và phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG 2 24 THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH 24

2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình 24

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 44

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 44

2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựavào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 51

2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựavào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 51

2.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 552.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 55

LỜI MỞ ĐẦU

Mức sống của người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Để tìm rabiện pháp nâng cao và phát triển mức sống dân cư của người dân, của hộ gia đìnhĐảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, đặc biệt với sự giúp đỡ của

Trang 5

các nước khác Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành các cuộc khảo sát mứcsống dân cư ở các năm 1993; 1999; 2002; 2004 và đặc biệt là năm 2006_cuộc khảosát gần đây nhất đã được TCTK công bố số liệu.

Trong thời hòa bình, giáo dục và y tế là hai vấn đề xã hội được quan tâmnhiều nhất Tại các nước Tây phương, mỗi lần tranh cử là một lần hai vấn đề nàyđược đem ra phân tích và bàn thảo Ở nước ta, trong thời gian qua, vấn đề giáo dục

đã được “mổ xẻ” nhiều, nhưng vấn đề y tế tuy nhức nhối hơn và nghiêm trọng hơnthì lại chưa nhận được quan tâm đúng mực của quần chúng và chính quyền địaphương

Thật vậy, mức sống của dân cư ngày càng tăng, chi cho y tế cũng vậy, ngàycàng có nhiều cơ sở y tế, nhiều nơi chăm sóc chữa bệnh cho người dân; nhưng cóthể thấy dù đã có nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều tình trạng bất cập ở các bệnh viện,viện điều dưỡng như: tình trạng quá tải bệnh viện xảy ra ở các tuyến, thiếu giườngbệnh, thiếu y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, thiếu các trang thiết bị trong khi

đó chính quyền lại tập trung vào việc xây dựng các trụ sở uy ban và đảng uy Đặcbiệt là tình trạng bất đồng đều giữa các khu vực, các vùng, các nhóm thu nhập vàcác nhóm chi tiêu vẫn còn rất cao

Ngày nay, ở nước ta người dân ngày càng quan tâm đến các vấn đề về sứckhỏe, về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình và của các thành viên trong hộ

Họ nhận thức được sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng trong hạnh phúcgia đình, đồng thời đóng góp rất lớn cho sản xuất (có sức khỏe tốt thì việc sản xuấtcàng hiệu quả→mang lại nhiều thu nhập) Người dân đã cân nhắc đến vấn đế antoàn của sản phẩm trong các quyết định mua sắm, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm

và giải khát…Vậy thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình năm 2006 như thếnào? chúng chiếm bao nhiêu % trong tổng số thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt nênchi cho y tế bao nhiêu là phù hợp mang lại lợi ích kinh tế là tốt nhất (chi phí điều trịchi ra và lợi ích thu về là bao nhiêu để phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất)?

Với mục tiêu như trên, trong đề tài này em sẽ nghiên cứu chi tiêu cho y tếcủa hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ để từ đó thấy

Trang 6

được phần nào thực trạng chi tiêu cho y tế và mức sống của dân cư năm 2006.

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần phục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài còn bao gồm 2 phần sau:

Chương 1: Khái quát chung về chi tiêu cho y tế của hộ gia đình Việt Nam

Chương 2: Phân tích chi tiêu cho y tế của hộ gia đình Việt Nam năm 2006

(Dựa trên số liệu KSMS của TCTK năm 2004, 2006)

Tuy có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nênbài trình bày không tránh khỏi thiếu sót, em kính mong được các thầy cô chỉ bảo vàcác bạn góp ý để bài trình bày được tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ

1.1 Các khái niệm cơ bản về chi tiêu cho y tế của hộ

1.1.1 Hộ gia đình

Trang 7

Là đơn vị cơ bản của phân tích trong cuộc khảo sát mức sống dân cư củaTổng cục Thống kê Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ănchung Những người này có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung; có thể cóhoặc không có mối quan hệ ruột thịt.

1.1.2 Chi tiêu cho y tế hộ gia đình

Là tổng số tiền của hộ gia đình phải chi cho tất cả các khoản có liên quanđến y tế, bao gồm phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và khám, chữa bệnh Chi của hộgia đình có thể là các khoản chi trước khi bị ốm (mua bảo hiểm y tế…) hoặc chitrực tiếp từ tiền túi khi sử dụng dịch vụ (trả viện phí, mua thuốc…)

Chi tiêu trực tiếp từ tiền túi cho y tế khi sử dụng dịch vụ là khoản tiền hộ

gia đình phải trả trực tiếp cho dịch vụ y tế khi sử dụng dịch vụ, chủ yếu là chi muathuốc, chi trả viện phí, phí xét nghiệm, chuẩn đoán cận lâm sàng và các chi phí khácliên quan đến khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân (trong đó cóviệc tự mua thuốc) Các khoản chi trực tiếp này thường tạo gánh nặng chi phí chongười bệnh, là một trong các nguyên nhân gây nghèo đói, bất công bằng trong chămsóc sức khỏe Để thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe, cần tăngchi ngân sách nhà nước cho y tế, tăng các hình thức chi trả trước (bảo hiểm y tế) vàgiảm tối thiểu các khoản chi trả trực tiếp từ tiền túi của người dân

Chi cho y tế bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị

hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tất cả các khoản có liênquan đến y tế bình quân cho một người trong một thời gian nhất định Và được tínhtheo công thức sau:

Chi cho y tế bình quân

đầu người/tháng của hộ

kỳ báo cáo

=

Tổng chi cho y tế của hộ trong tháng báo cáo

Số thành viên của hộ trong tháng báo cáoChi tiêu cho y tế của hộ gia đình là chỉ tiêu tương đối quan trọng vì đây là

Trang 8

khoản chi đảm bảo cho hộ gia đình, cho các thành viên trong gia đình đáp ứng nhucầu về y tế, chăm sóc sức khỏe, giúp tạo điều kiện để nâng cao thu nhập, đảm bảocuộc sống ấm no, hạnh phúc Khi mức sống dân cư thấp thì hộ gia đình sẽ không cóđiều kiện để đảm bảo đủ điều kiện điều trị, chăm sóc sức khỏe; khi mức sống ngàycàng tăng nên người dân sẽ càng chú y đến sức khỏe của mình, của các thành viêntrong gia đình nên khi phân tích mức sống dân cư chúng ta cần quan tâm sự biếnđộng của chi cho y tế của các hộ gia đình để đưa ra nhận xét về mức sống dân cư.

Mặt khác chi cho y tế, nhất là chi từ tiền túi, thường khác với chi cho dịch vụ

và háng tiêu dùng khác, vì đó là khoản chi không mong muốn và là một phản ứngđối với một sự kiện bất hạnh do sức khỏe, đôi khi bất ngờ, không dự đoán trướcđược, có tác động hoàn toàn tiêu cực tới phúc lợi của hộ gia đình, làm giảm nguồnlực có thể sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ khác Chính vì vậy chi phí trực tiếp

từ tiền tuic cho y tế cao là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo, ngoài racòn gây ra tình trạng mất cân bằng trong chăm sóc sức khỏe của các nhóm dân cư…

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình

- Đặc điểm hộ:

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các

thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định

Thu nhập của hộ gia đình bao gồm: Thu từ tiền công; tiền lương; Thu từ sản

xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); Thu từsản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuếsản xuất); Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tàisản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)

Thu nhập bình quân đầu người = Tổng thu nhập của dân cư

Dân số trung bìnhMức thu nhập bình quân đầu người phản ánh mức thu nhập đại biểu chungnhất của từng vùng, từng địa phương, từng nước

Trang 9

Chia theo tổng số hộ theo 5 nhóm thu nhập (mỗi nhóm 20% số hộ): Nhóm 1:

Nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất); Nhóm 2: Nhóm có thu nhập dướitrung bình; Nhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: Nhóm có thu nhậpkhá; Nhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm giàu nhất)

thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tựsản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chitiêu khác (biếu, đóng góp…) Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sảnxuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự

Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình trong một thời kỳ là toàn bộ số

tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùngbình quân cho một người trong một thời gian nhất định (thường là một tháng, mộtnăm) Được tính theo công thức:

Chi tiêu bình quân đầu

người/tháng của hộ kỳ

báo cáo

=Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong tháng báo cáo

Số thành viên của hộ trong tháng báo cáo

Chia theo tổng số hộ theo 5 nhómchi tiêu (mỗi nhóm 20% số hộ):

Nhóm 1: Nhóm có mức chi thấp nhất (nhóm nghèo nhất)

Nhóm 2: Nhóm có mức chi dưới trung bình

Nhóm 3: Nhóm có mức chi trung bình

Nhóm 4: Nhóm có mức chi khá

Nhóm 5: Nhóm có mức chi cao nhất (nhóm giàu nhất)

- Các nhân tố liên quan đến nơi cư trú của hộ gia đình

Khu vực: thành thị, nông thôn

Trang 10

Vùng địa lý: Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông CửuLong

1.2 Khái quát chung về sức khỏe của hộ gia đình Việt Nam qua số liệu cuộc KSMS của TCTK

Mức sống của hộ gia đình được biểu hiện qua rất nhiều chỉ tiêu như thu nhậpbình quân đầu người/tháng, chi tiêu cho đời sống, chi tiêu cho ăn, uống của hộ giađình, tình hình sức khỏe, chi tiêu cho y tế , tình hình công ăn việc làm, tài sản, điềukện sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình…Và qua kết quả của các cuộckhảo sát mức sống dân cư của TCTK ta thấy mức sống của hộ gia đình ngày càngtăng qua các năm Cụ thể:

Bảng 1.1: Lượng tăng và tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2004 của thu nhập,

chi tiêu, chi cho y tế bình quân đầu người/tháng và tỷ lệ hộ nghèo

Đơn vị: Nghìn đồng

2004 2006 Lượng

tăng

Tốc độ tăng (%)

Thu nhập bình quân đầu người/tháng 484,4 636,5 152,1 31,4Chi tiêu bình quân đầu người/tháng 396,8 511,4 114,6 28,88Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng 25,3 29,3 4 15,81

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư của TCTK 2004, 2006

Từ năm 2004 đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng từ

484,4 nghìn đồng năm 2004 lên tới 636,5 nghìn đồng năm 2006, lượng tăng tuyệtđối là 152,1 nghìn đồng, tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2004 đạt 31,4% Khiphân theo thành thị và nông thôn: ta thấy thu nhập bình quân đầu người/tháng ởthành thị và nông thôn ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng lại khác nhau:

Xét đến chi tiêu bình quân đầu người/tháng ta thấy chi tiêu bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình năm 2004 đến năm 2006 cũng tăng nhưng tốc độ tăng

Trang 11

thấp hơn so với thu nhập bình quân đầu người/tháng cụ thể: từ 396,8 nghìn đồng năm 2004 tăng lên 511,4 nghìn đồng năm 2006 tức tăng: 114,6 nghìn đồng, tốc độ

tăng là 28,88% Mặt khác, năm 2004 chi tiêu bình quân đầu người/tháng chiếm81,92% trong tổng số thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình, sangnăm 2006 tỷ lệ này là đã giảm xuống còn 80,35%

Đặc biệt khi phân tích chi tiêu bình quân đầu người/tháng theo các khoản chi

ta thấy năm 2006 chi cho đời sống đạt 460 nghìn đồng chiếm 90% trong tổng chitiêu và chi tiêu khác 51 nghìn đồng chỉ chiếm 10% Trong chi tiêu cho đời sống cótới 243 nghìn đồng chi ăn, uống, hút chiếm 52,83% trong tổng chi tiêu cho đời sống

và 218 nghìn đồng chi cho ăn uống hút Xét về lượng tuyệt đối các chỉ tiêu này đềtăng so với năm 2004 như chi tiêu cho đời sống năm 2004 chỉ có 360 nghìn đồng,chi cho ăn, uống, hút đạt 193 nghìn đồng chiếm 53,61% trong chi cho đời sống của

hộ gia đình Việt Nam vẫn là một nước nghèo vì tỷ trọng chi cho ăn, uống, hút sovới chi tiêu cho đời sống vẫn còn cao (53,61% năm 2004 và 52,83% năm 2006) tuynhiên mức sống của người dân năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2004 vì khi cònnghèo người dân dành phần lớn chi tiêu của mình đảm bảo nhu cầu ăn, uống Khimức sống được cải thiện thì chi tiêu cho ăn, uống của dân tăng về số tuyệt đối,nhưng tỷ trọng trong chi tiêu chung sẽ giảm do các hộ gia đình đã có khả năng đểchi nhiều hơn cho các nhu cầu không phải ăn, uống như may mặc, đi lại, giáo dục,sức khỏe, du lịch…

Do thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng khá, đời sống tầng lớp dân cư

ở các vùng, đặc biệt là tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện nên tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ 18,1 năm 2004 xuống còn 15,5 năm

2006 giảm 2,6% Theo kết quả bảng 1 phục lục 1 ta có đồ thị sau:

Đồ thị 1.1: Tỷ lệ nghèo phân theo vùng địa lý năm 2004, 2006

Đơn vị: %

Trang 12

Nguồn: Niên giám thống kê của TCTK năm 2007

Nhìn trên đồ thị ta thấy các vùng địa lý đều có tỷ lệ nghèo năm 2006 giảm sovới năm 2004 Đặc biệt trong các vùng, vùng Tây Bắc có tỷ lệ nghèo cao nhất với46,10% năm 2004 và 39,40% năm 2006 nhưng vùng này cũng là vùng có mức độgiảm cao nhất: giảm 6,7% Sau đó đến Bắc Trung Bộ với 29,40% năm 2004 xuốngchỉ còn 26,60% năm 2006 (giảm 2,8% tức 9,52% so với năm 2004) và Vùng ĐôngNam bộ có tỷ lệ nghèo thấp nhất với 6,10% năm 2004 còn 4,60% năm 2006

Về chi tiêu cho y tế bình quân đầu người tăng từ 25,3 nghìn đồng năm 2004

lên 29,3 nghìn đồng năm 2006; chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng chiếm6,38% trong tổng chi tiêu bình quân đầu người/tháng năm 2004 và 5,73% ở năm2006; khi xét so với thu nhập bình quân đầu người/tháng thì chi tiêu cho y tế bìnhquân đầu người/tháng chỉ chiếm 5,22% năm 2004 và đã giảm xuống chỉ còn 4,60%năm 2006 (giảm0,62%) Chứng tỏ mức sống người dân năm 2006 đã tăng so vớinăm 2004, người dân đã biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe của mình và của cácthành viên trong gia đình

Trang 13

Ta cũng biết, mục tiêu nhất quán của ngành y tế Việt Nam từ trước tới nayvấn là “mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”, tình trạng bất bình đảnggiữa các nhóm thu nhập, các khu vực được giảm thiểu Vì vậy, Nhà nước ta đã ngàycàng quan tâm và chi ngân sách nhiều hơn cho y tế Cụ thể:

Bảng 1.2: Quyết toán chi ngân sách nhà nước

Đơn vị: Tỷ đồng

Trong đó

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội 107.979 161.852

Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1.325 1.184

Nguồn: Niên giám thống kê của TCTK năm 2007

Từ bảng số liệu ta thấy, trong tổng chi của ngân sách nhà nước cho phát triển

sự nghiệp kinh tế năm 2006 thì chi sự nghiệp y tế đứng thứ 4 sau chi sự nghiệp giáodục, đào tạo; chi lương hưu, đảm bảo xã hội; chi quản lý hành chính và chi cho sựnghiệp kinh tế Tổng chi từ ngân sách cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng từ 6.009

tỷ đồng năm 2004 lên 11.528 tỷ đồng năm 2006 tăng 5.519 tỷ đồng và tăng 91,85%

so với năm 2004 (gần gấp đôi so với năm 2004) Trong năm 2004, chi sự nghiệp y

tế chiếm 6.009214.176*100 2,81%= trong tổng chi của ngân sách nhà nước; năm

2006 tỷ lệ này đã tăng lên là 11.528308.058*100 3,74%=

Trang 14

Do vậy, mạng lưới y tế Việt Nam được hình thành rộng khắp cả nước từ

trung ương đến địa phương, đến từng thôn xóm: tổng số cơ sở khám chữa bệnh tăng

từ 13.149 cơ sở năm 2004 lên 13.243 cơ sở năm 2005, đến năm 2006 giảm chỉ còn13.232 cơ sở (giảm 11 cơ sở so với năm 2005, nhưng tăng 83 cơ sở so với năm2004_tức tăng 0,63% so với năm 2004) Tuy giảm 11 cơ sở so với năm 2005 nhưngnguyên nhân giảm ở đây là do hai bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năngkhông còn hoạt động thay vào đó là sự tăng lên của các bệnh viện (từ 878 bệnh việnnăm 2004 lên 903 bệnh viện năm 2006) cùng với sự tăng đó là sự tăng lên của cáctrạm y tế xã phường với 10.613 cơ sở năm 2004 tăng lên 10.672 cơ sở năm 2006tức tăng lên 59 cơ sở Bên cạnh sự tăng lên của các cơ sở khám, chữa bệnh thì sốcán bộ y tế của nước ta tuy vẫn chưa đáp ứng và giải quyết được nhu cầu cấp bách

về tình trạng thiếu y bác sĩ ở các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt làcác bác sĩ, y tá có tay nghề cao hiện nay nhưng cũng đã và đang giải quyết nhằmhạn chế một phần nào đó các hiện tượng trên:

Bảng 1.3: Số cán bộ y tế của nước ta năm 2004 và 2006

Trang 15

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006

Ta thấy y sĩ, dược sĩ cao cấp, dược tá năm 2006 so với năm 2004 còn các cán

bộ y tế khác năm 2006 đều tăng so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng lại quá thấp cụthể: năm 2006 bác sĩ chỉ tăng có 2,7 nghìn người so với năm 2004, y tá tăng từ 49,2nghìn người năm 2004 lên 55,4 nghìn người năm 2006 tăng 6,2 nghìn người tứctăng 12,6% trong khi đó dân số trung bình của nước ta lại khá đông và tiếp tục tăng

từ 82.031,7 nghìn người năm 2004 lên 84155,8 nghìn người năm 2006_tăng hơn sovới năm 2004 là 2.124,1 nghìn người Mặt khác nhìn vào bảng ta thấy, bác sĩ bìnhquân cho một vạn người chỉ có 6,3 người và số bác sĩ trực thuộc sở y tế năm 2006thì tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Hồng với 9.866 bác sĩ trên 18.207,9 nghìnngười bác sĩ bình quân cho một vạn dân là 5,42 người và ở Đông Nam Bộ với7.544 bác sĩ trên 13.798,4 nghìn người (bác sĩ bình quân cho một vạn dân là 5,47bác sĩ) trong khi đó Tây Bắc chỉ có 1.130 bác sĩ trên 2.606,9 nghìn người (bác sõbình quân cho một vạn dân chỉ có 4,33 bác sĩ)

Bảng 1.4: Tình trạng sức khỏe của các nhóm thu nhập năm 2006

Đơn vị: %

Tỷ lệ người mắcbệnh/chấn thương

Tỷ lệ người có khám,chữa bệnh

Tỷ lệ dân số cóbảo hiểm y tê

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư của TCTK năm 2006

Đồ thị 1.2: Tình trạng sức khỏe của các nhóm thu nhập năm 2006

Trang 16

Đơn vị: %

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư của TCTK năm 2006

Ta thấy xét chỉ tiêu tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế thì nhóm 1 là nhóm có tỷ lệ

dân số có bảo hiểm cao nhất với 66,3% ; đứng thứ 2 là nhóm 5 với 57,1% Nhưng

đi sâu vào từng loại bảo hiểm y tế ta thấy bảo hiểm y tế bắt buộc ở nhóm 1 chỉ có66,4% trong khi đó ở nhóm 5 lên tới 95,9%; đặc biệt là phải kể đến bảo hiểm y tếcủa người nghèo: ở nhóm 1 tỷ lệ bảo hiểm này lên tới 30,8% gấp 1,79 lấn so vớinhóm 2 và gấp nhóm 5 tới 25,67 lần

Ta thấy nhóm 4 là nhóm có tỷ lệ người có khám, chữa bệnh cao nhất với36,5% , đứng thứ 2 là nhóm 5 với 36,3% còn nhóm 1 chỉ có 35,2% Trong khi đónhóm 1 có tỷ lệ người điều trị nội trú cao nhất với 7,1% và cũng là nhóm có tỷ lệ cóbảo hiểm y tế hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí khi điều trị nội trú cao nhất với5,3% trong khi đó nhóm 5 chỉ có 3,8% Đặc biệt, tỷ lệ người có điều trị ngoại trú ởnhóm 1 chỉ có 30,4% mà tỷ lệ có bảo hiểm y tế hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phílên tới 21,5% trong khi đó nhóm 5 với 34,3% người có điều trị ngoại trú mà chỉ có

Trang 17

20,8% có bảo hiểm y tế hoặc số khám chữa bệnh miễn phí thấp hơn nhóm 1 là0,7%.

Điều đó cho ta thấy: mức sống dân cư của người dân ngày càng cao, mức chicho y tế bình quân đầu người càng tăng qua các năm nhưng vẫn còn nhiều tìnhtrạng bất đồng đều giữa các vùng, các nhóm thu nhập Do vậy, nhà nước phải đạt racác chính sách thích hợp để vừa nâng cao mức sống của người dân vừa hạn chế tìnhtrạng bất bình đẳng giữa các nhóm, các vùng

1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình

Nếu như ở Mỹ vào năm 1986 chi phí y tế cho một đầu người chỉ có 1.872USD thì đến năm 2000 chi phí này đã tăng đến 5.039 USD và ước tính đến năm

2010 có thể lên đến 8.228 USD Vấn đề này có nhiều nguyên do trong đó có việcxuất hiện của ngày càng nhiều các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị đắt tiền nhất

là các trang thiết bị mới Ở nhiều nước tình trạng tăng chi phí dành cho y tế còn cónguyên do từ việc xuất hiện nhiều bệnh do lối sống trong đó có bệnh tim mạch, tiểuđường, các rối loạn tâm thần kể cả nhiều bệnh lây như AIDS, bệnh lây qua đườngtính dục…Vậy ở nước ta thì sao, chi cho y tế của hộ gia đình như thế nào? và ảnhhưởng của các yếu tố đến cho y tế ra sao?

Ta cũng biết, một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành y tế Việt Nam

là đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất

lượng Tuy nhiên vẫn có những chênh lệch về chi cho y tế của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn; ở các vùng với nhau Cụ thể, khi chia nước ta ra thành 8 vùng:

Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung

Bộ, Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long ta có: chi cho y tếbình quân đầu người/tháng của hộ gia đình ở Đông Nam Bộ là cao nhất lên tới40,14 nghìn đồng chiếm 3,77% trong tổng thu nhập bình quân đầu người/tháng ;sau đó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long là 32,31 nghìn đồng; và thấp nhất là TâyBắc chỉ có 11,54 nghìn đồng chiếm 3,09% trong tổng thu nhập bình quân đầungười/tháng và chỉ bằng 0,29 lần so với chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của

Trang 18

hộ gia đình ở khu vực Đông Nam Bộ.

Đặc biệt, thu nhập của hộ là nhân tố quan trọng quyết định khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nó cũng ảnh hưởng đến lợi ích thu được khi tìm

kiếm việc chăm sóc khi ta quan tâm đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của

hộ gia đình ta thấy: những khu vực có thu nhập cao thì chi cho y tế cũng cao vàngược lại Ví dụ như, Đông Nam Bộ là khu vực có thu nhập bình quân đầungười/tháng cao nhất lên tới 1.065 nghìn đồng và chi cho y tế cũng cao nhất VàTây Bắc là khu vực có thu nhập bình quân đầu người/tháng chỉ có 373 nghìnđồng_thấp nhất trong tất cả các khu vực thi chi cho y tế cũng thấp nhất

Nghèo đói cũng là nguyên nhân làm sức khỏe con người yếu kém không đủ dinhdưỡng, không có điều kiện chăm sóc sức khỏe y tế trong thời gian bệnh tật, không

đủ quần áo và nhà cửa…Và ngược lại sức khỏe cũng là nguyên nhân quan trọng dẫnđến nghèo đối vì nó dẫn đến những thiệt hại về thu nhập, chi phí y tế…vì vậy việcnâng cao sức khỏe đóng vai trò đáng kể vào mục tiêu tăng thu nhập, tăng trưởngcàng cao Do đó, để cải thiện tình hình y tế của hộ gia đình nói riêng và của cả nướcnói chung, chúng ta phải đặt ra các chính sách để cải thiện các vấn đề bắt cập hiệnnay như: quá tải trong bệnh viện, không đủ tài chính của người nghèo để chi trả cáckhoản viện phí, tình hình thiếu cán bộ, y bác sĩ chuyên môn….Ngoài các chính sáchnhư: nâng cao tỷ trọng các nguồn tài chính công trong tổng chi tiêu y tế quốc gia,phân bổ ngân sách cho các mục tiêu, cho các vùng sâu vùng xa, đặt ra các chínhsách phát triển bảo hiểm y tế….Chúng ta phải đặt ra các biện phát tăng thu nhập chongười dân, để người dân không chỉ đủ điều kiện chi cho đời sống mà còn có nguồntài chính để chi cho y tế, cho bảo hiểm

Ngoài thu nhập, giáo dục cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tời sức khỏe Chúng

ta thử đạt ra câu hỏi: Tại sao giáo dục lại ảnh hưởng tới sức khỏe? ta cũng biết: giáodục giúp chúng ta có khả năng kím tìm việc tốt nhất phù hợp với sức khỏe lại có thunhập giảm thiểu khả năng thất nghiệp xuống Thứ hai: giáo dục giúp ta nâng cao ythức cá nhân và xã hội, tránh được các hành động ảnh hưởng đến sức khỏe củangười xung quanh và sức khỏe của chính bản thân ta; giúp chúng ta có cuộc sống

Trang 19

lành mạnh, nhận thức và phòng tránh được những gì có hại cho sức khỏe Bên cạnh

đó, việc giáo dục còn giúp những bà mẹ nâng cao sức khỏe của mình và của trẻ emnhư khi mua kiến thức y tế cơ bản trong trường học sẽ cung cấp cho các bà mẹtương lai những thông tin hữu ích cho việc chuẩn đoán và điều trị các vấn đề của trẻ

em giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, bị tử vong… Ngoài ra các kỹ năng đọc,viết và số học ở trường và tiếp xúc với xã hội hiện đại nói chung thông qua học cóthể tăng cường khả năng của người mẹ để chữa trị bệnh tật trẻ em thay đổi thái độcủa mình đối với các phương pháp nâng cao điều trị các vấn đề về sức khỏe: biếtkết hợp các thức ăn và hàng hóa phù hợp với sức khỏe của trẻ cong…ngoài ra giáodục còn giúp phụ nữ tăng thu nhập cho gia đình Do đó giáo dục phải kết hợp vớisức khỏe

Sức khỏe chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố do đó để nâng cao sức khỏekhông chỉ là chăm sóc y tế mà còn là tổng thể phát triển của xã hội, văn hóa, kinh tế

bố trên trang web: http://www.gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê

Ngoài các thông tin về hộ như thu nhập, chi tiêu của hộ, đặc điểm chủ hộ(giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn…)…Cuộc điều tra cũng thu nhập số liệu vềcác điều kiện đường xá, cơ sở y tế…

1.4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chi tiêu cho y tế của các hộ gia đình Việt Nam năm

Trang 20

2006 phân theo các khoản chi; theo vùng; theo khu vực; theo dân tộc và theo 5nhóm (thu nhập; chi tiêu và theo chi tiêu cho y tế của hộ gia đình) Ngoài ra cònnguyên cứu chi phí một lần khám, chữa bệnh ngoại trú-nội trú, số lần đến cơ sở y tế

và lý do đến cơ sở y tế đó của các thành viên trong hộ gia đình Việt Nam năm 2006

Phạm vi nghiên cứu của đề tài cơ bản dựa vào kết quả của cuộc khảo sát

mức sống dân cư của TCTK năm 2004 và 2006

Tuy thu nhập và chi tiêu của hộ mang tầm quan trọng hàng đầu thể hiện mứcsống của dân cư nhưng tình hình y tế của cả nước và chi tiêu cho y tế của hộ giađình cũng phản ánh được mức sống thực tế của dân cư và hộ gia đình nên trong cácchỉ tiêu trên, em lựa chọn nghiên cứu chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam cho y tế đểđại diện cho mức sống

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã vận dụng các phương pháp như phương pháp phân tích thống kê(kỹ thuật phân tổ, phân tích dãy số thời gian, phân tích hồi quy và tương quan,phương pháp chỉ số) đặc biệt là việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS, kết hợp vớiviệc sử dụng bộ số liệu VLSS 2006 (bộ số liệu mới nhất về khảo sát mức sống dân

cư năm 2006 của TCTK)

Kỹ thuật phân tổ (phân tổ thống kê)

Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp quan trọng chủ chốt trongnghiên cứu thống kê, được sử dụng trong cả ba giai đoạn: điều tra, tổng hợp và phântích thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó đểphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có cácmức độ hoặc đặc điểm khác nhau Phân tổ thống kê là tất yếu để thực hiện cácphương pháp tiếp theo, nhằm hệ thống hóa các tài liệu ghi chép ban đầu, lập cácbảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê

Trong đề tài này, em phân chia chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/thángtheo khoản chi (mua thuốc, mua dụng cụ y tế, khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú và

Trang 21

mua bảo hiểm y tế); khu vực (thành thị, nông thôn); giới tính chủ hộ (nam, nữ); dântộc (Kinh, Hoa…); 5 nhóm thu nhập; 5 nhóm chi tiêu và theo vùng (với vùng 1:Đồng Bằng Sông Hồng; vùng 2: Đông Bắc; vùng 3: Tây Bắc; vùng 4: Bắc TrungBộ; vùng 5: Duyên Hải Nam Trung Bộ; vùng 6: Tây Nguyên; vùng 7: Đông NamBộ; vùng 8: Đồng Bằng Sông Cửu Long).

Phân tích dãy số thời gian

Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việcnghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu đượcsắp xếp theo thứ tự thời gian

Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ta có thể tínhcác chỉ tiêu sau: mức độ bình quân qua thời gian; lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối(liên hoàn hay từng kỳ, định gốc, bình quân); tốc độ phát triển (liên hoàn, định gốc,bình quân); tốc độ tăng hoặc giảm (liên hoàn, định gốc, bình quân); và cuối cùng làgiá trị tuyệt đối 1 % của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn

Trong chuyên đề này chủ yế em sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đốicủa chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình qua các năm: đểphản ánh sự biến động về mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tuyệtđối giữa hai thời gian Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triểncủa chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình qua 2 năm 2004 và2006: cho phép phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của chi tiêu cho y tế bìnhquân đầu người/tháng năm 2006 so với 2004

Phân tích hồi quy và tương quan

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độclập (biến thuyết minh) quy định các biến phục thuộc (biến được thuyết minh) nhưthế nào

Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức

Trang 22

nguyên nhân và tiêu thức kết quả: cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ cónhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả Các mối liên hệ này không hoàn toànchặt chẽ, không được biểu hiện một cách rõ ràng trên từng đơn vị cá biệt Do đó, đểphản ánh mối liên hệ tương quan thì phải nghiên cứu hiện tượng số lớn_tức là thuthập tài liệu về tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả của nhiều đơn vị.

Phân tích tương quan trước hết là đo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tươngquan được thực hiện thông qua việc tính toán các hệ số tương quan, tỷ số tươngquan, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng phần Dựa vào kết quả tính toán

có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, giúp việc nhận thức hiện tượngđược sâu sắc, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể

Nhiệm vụ của phân tích hồi quy là căm cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

để chọn ra một, hai, ba…tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả Các tiêuthức nguyên nhân được chọn là các tiêu thức có ảnh hưởng lớn đến tiêu thức kếtquả

Dạng đơn giản nhất của mô hình hồi quy là mô hình hồi quy đơn chứa mộtbiến phụ thuộc (biến được thuyết minh hay biến Y) và một biến độc lập (biến thuyếtminh hay biến X) mô hình này có thể là mô hình tuyến tính_một trương hợp rấtphổ biến trong thực tế (mô hình đường thẳng) hoặc mô hình phi tuyến (mô hìnhđường cong) Hoặc có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa hai, ba…tiêu thứcnguyên nhân và một tiêu thức kết quả: mô hình này thường được xây dựng dướidạng tuyến tính và được gọi là mô hình hồi quy tuyến tính bội

Bên cạnh phân tích mô hình ta tính tiếp hệ số tương quan: *

x y

xy x y r

Phương pháp chỉ số

Trang 23

Chỉ số thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độcủa một hiện tượng nghiên cứu Trong đề tài này em sử dụng hệ thống các chỉ sốsau:

- Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân:

- Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức

Các mô hình phân tích biến động chi tiêu cho y tế bình quân một nhânkhẩu/tháng của hộ gia đình năm 2006 so với năm 2004:

Tổng mức chi tiêu cho y tế ( ) * f i*

f : dân số trung bình năm i

+/ Mô hình 1: Tổng mức chi tiêu cho y tế một tháng năm 2006 so với năm 2004 doảnh hưởng của tổng chi tiêu cho y tế cá biệt và dân số trung bình từng khu vực

ff0: Dân số trung bình năm 2006, 2004

Qua mô hình trên ta sẽ phân tích được biến động của tổng mức chi tiêu cho y

tế năm 2006 tăng (giảm) so với năm 2004 do ảnh hưởng của tổng chi tiêu cho y tế

cá biệt và dân số trung bình từ khu vực; từ đó kết luận được tổng mức chi tiêu cho y

Trang 24

tế chịu ảnh hưởng chủ yếu vào nhân tố nào Qua đó có các biện pháp cụ thể, phùhợp để nâng cao mức sống dân cư

+/ Mô hình 2: Tổng mức chi tiêu cho y tế một tháng năm 2006 so với năm 2004 doảnh hưởng của chi tiêu cho y tế bình quân cả nước và tổng dân số cả nước

Được phân tích qua công thức: 1 1 1 1 0 1

(Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK năm 2004, 2006)

2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình

Như là một hệ quả của phát triển kinh tế, khoảng cách giữa người giàu vànghèo càng ngày càng gia tăng, nhất trong lĩnh vực sức khỏe Một xu hướng chungtrên thế giới ngày nay là các nước giàu có chi tiêu cho y tế nhiều hơn các nướcnghèo, dù sức khỏe của họ nói chung tốt hơn so với các nước nghèo Ở nước tacũng vậy, vẫn còn sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền trongnước và giữa các nhóm thu nhập

Trang 25

2.1.1 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khu vực

Bảng 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân

Nguồn: Tính toán dựa vào kết quả KSMS của TCTK năm 2006

Nhìn vào bảng ta thấy, mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng củanăm 2004 chỉ có 25,3 nghìn đồng và đã tăng lên 29,3 nghìn đồng tức tăng 15,81%

so với năm 2004 Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa các khu vực trong năm vàgiữa các năm với nhau Cụ thể, năm 2004 ở nông thôn chi tiêu cho y tế bình quânđầu người/tháng chỉ có 21,2 nghìn đồng trong khi đó ở thành thị lên tới 38 nghìnđồng lớn hơn ở nông thôn tới 1,801 lần Năm 2006 các chi tiêu cho y tế bình quânđầu người/tháng: Ở nông thôn đạt 24,5 nghìn đồng (tăng 3,3 nghìn đồng so với năm2004_tức tăng 15,57%); ở thành thị đạt 42,6 nghìn đồng (tăng 4,6 nghìn đồng _ tứctăng 12,11% so với năm 2004) và gấp 1,74 lần so với ở nông thôn Có thể thấy tuytốc độ tăng ở thành thị thấp hơn so với ở nông thôn nhưng lượng tăng tuyệt đối ởkhu vực thành thị lại cao hơn ở khu vực nông thôn tới 1,394 lần và vẫn có sự chênhlệch giữa hai khu vực

2.1.2 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo vùng

Bảng 2.2: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo vùng

Đơn vị: Nghìn đồng

Tồng số người(người)

Tổng chi tiêu cho ytế/tháng

Chi tiêu cho y tế bìnhquân đầu người/tháng

Trang 26

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Nhìn vào bảng ta thấy có sự chênh lệch về chi tiêu cho y tế bình quân đầungười/tháng giữa các vùng: Cụ thể, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng củaĐông Nam Bộ và cao nhất với 42,42 nghìn đồng; trong khi đó Tây Bắc chỉ có 15,2nghìn đồng thấp hơn Đông Nam Bộ tới 27,22 nghìn đồng

Bảng 2.3: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung và của những

người có khám, chữa bệnh

Đơn vị: Nghìn đồng

Chi cho y tế bình quân

đầu người/tháng nói

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Đồ thị 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của tống số hộ, của các

hộ có khám chữa bệnh và tỷ lệ hộ có khám chữa bệnh

Đơn vị: Nghìn đồng

Trang 27

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Từ đồ thị có thể thấy Đông Nam Bộ thể hiện là vùng có nhu cầu sử dụng y tếnổi trội hơn hẳn so với các vùng khác: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/thángcủa vùng nói chung hay chỉ tính riêng cho những người có khám, chữa bệnh đềucao hơn rất nhiều các vùng khác Cụ thể:

Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung ở Đông Nam Bộ là42,42 nghìn đồng cao hơn vùng đứng thứ 2 là Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1,27lần; và so với vùng có chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở vùng thấp nhất(Tây Bắc) là 2,79 lần

Chi tiêu cho y tế bình đầu người/tháng của những người có khám, chữa bệnhcủa Đông Nam Bộ đạt 69,62 nghìn đồng cao gấp từ 1,26 lần đến 2,44 lần so vớimức chi tiêu cho y tế bình quân người/tháng của các hộ khám chữa bệnh ở các vùngkhác Và tỷ lệ người có khám, chữa bệnh trong tháng đạt 38,7% chỉ thấp hơn ĐồngBằng Sông Cửu Long có 5,8% còn cao hơn các vùng còn lại

Trong khi đó Tây Bắc thể hiện là vùng nghèo nàn khi mức chi tiêu cho y tếbình quân đầu người/tháng nói chung và của những người có khám chữa bệnh nóiriêng là khá thấp, chỉ đạt trên dưới 15,2 nghìn đồng và 28,56 nghìn đồng trong khi

đó tỷ lệ người có khám chữa bệnh đạt mức 28,9% chỉ cao hơn vùng 2 có 0,4%nhưng chi tiêu bình quân đầu người/tháng của vùng này lại thấp hơn so với vùng 2

Trang 28

(15,2<20 và 28,56<40,15)

Tiếp tục xem xét về chi tiêu cho y tế bình quân người/tháng phân theo khu vực (thành thị, nông thôn) ở các vùng:

Bảng 2.4: Chi cho y tế bình quân người/tháng và tỷ lệ chi cho y tế của hộ có

khám chữa bệnh trong tổng chi tiêu các hộ phân theo khu vực

Đơn vị: Nghìn đồng

Tổng số người (người) Tổng chi tiêu Chi tiêu y tế bình quân

đầu người/thángThành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Đồ thị 2.2: Chi cho y tế bình quân người/tháng theo khu vực và vùng

Đơn vị: Nghìn đồng

Trang 29

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Từ đồ thị ta thấy một bức tranh khá chênh lệch về mức độ chi tiêu cho y tếbình quân đầu người/tháng giữa khu vực thành thị và nông thôn ở tất cả các vùng

Xét khu vực thành thị: thành thị ở Đồng Bằng Sông Hồng có chi tiêu cho y tế

bình quân đầu người/tháng cao nhất 52,89 nghìn đồng; sau đó đến Đông Nam Bộvới 48,56 nghìn đồng…và cuối cùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ với 32,42 nghìnđồng Đồng Bằng Sông Hồng cao nhất cao gấp từ: 1,09 lần đến 1,63 lần so với cácvùng khác

Ở nông thôn mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất lại là

Đông Nam Bộ với 37,11 nghìn đồng; sau đó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long với30,32 nghìn đồng; Đồng Bằng Sông Hồng chỉ đứng thứ 4 với 25,71 nghìn đồng; vàvùng có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp nhất ở nông thôn là Tây Bắcvới 8,76 nghìn đồng kém hơn so với Đông Nam Bộ tới 28,35 nghìn đồng

Nhìn chung mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình

ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn rất nhiều và cao gấp từ 1,28 lần (Duyên HảiNam Trung Bộ) đến 5,01 lần (Tây Bắc)

Trang 30

2.1.3 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo dân tộc

Bảng 2.5: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ theo dân tộc

Đơn vị: Nghìn đồng

Dân tộc Chi y tế bình quân

đầu người/tháng Dân tộc

Chi y tế bình quânđầu người/tháng

Trang 31

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Đồ thị 2.3 : Chi cho y tế bình quân đầu người/ tháng của hộ theo dân tộc

Đơn vị: Nghìn đồng

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Trong 41 dân tộc ở trên ta thấy: có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các dântộc, cụ thể: Chi cho y tế bình quân đầuss người/tháng của hộ gia đình ở dân tộc Hànhì là thấp nhất chỉ có 2,3 nghìn đồng/tháng;… Dân tộc kinh có chi cho y tế bìnhquân đầu ngưới là 32,94 nghìn đồng là dân tộc cao thứ 2 sau dân tộc Hoa (hán) Dântộc Hoa (hán) có chi cho y tế cao nhất lên tới 34,51 nghìn đồng (cao hơn dân tộcKinh là 1,05 lần; và cao hơn dân tộc thấp nhất là 15 lần)

Kết luận:

Đồng bào dân tộc thiểu số có mức sống kém, ngoài các điều kiện về nơi sinhsống dân tộc thiểu số thường vùng sâu, vùng xa thì trình độ văn hóa thấp, lao độngchủ yếu là lao động gian đơn trong nông nghiệp cùng với tỷ lệ trẻ em cao nên cũngkhông đủ điều kiện để tăng mức chi cho y tế

Trang 32

Bảng 2.6: Chi cho y tế bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình năm

2006 phân theo dân tộc và khu vực

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Bên cạnh đó ta cũng thấy khu vực nông thôn ở các dân tộc thiểu số có chicho y tế bình quân đầu người/tháng thấp hơn ở thành thị rất nhiều như ở dân tộcKinh chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị là 40,67 nghìn đồng; ởnông thôn là 27,49 nghìn đồng bằng 67,59%; trong khi đó ở dân tộc Giáy chi tiêucho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị chỉ có 10,48 nghìn đồng, ở nôngthôn chỉ có 1,68 nghìn đồng/người/tháng một mức chi tiêu quá thấp

2.1.4 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm và giới tính chủ hộ

Trang 33

• Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ

Bảng 2.7: Chi tiêu y tế bình quân một nhân khẩu/tháng năm 2004, 2006 phân

theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ

Đơn vị: Nghìn đồng

5 nhóm chi tiêu chung cả nước

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Nhìn vào bảng ta thấy, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm:

Đối với 5 nhóm chi tiêu: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng năm

2004 nhóm 5 gấp 9,13 lần so với nhóm 1, sang năm 2006 tỷ lệ này có giảm nhưngvẫn còn rất cao lên tới 8,26 lần (có thể nói: khi chia thành 5 nhóm chi tiêu thì sự bấtbình đẳng giữa người giàu và người nghèo được thể hiện càng rõ) Đặc biệt, nhóm 5

so với nhóm 4 cũng khá xa: nhóm 4 chỉ có 27,6 nghìn đồng, lên tới 34,2 nghìn đồngtrong khi đó nhóm 5 là 61,2 nghìn đồng, và lên tới 66,9 nghìn đồng năm 2006 gấp1,96 lần so với nhóm 4

Khi xét giới tính chủ hộ: ta nhận thấy khi nữ là chủ hộ thì khoản chi cho y tế

và chăm sóc sức khoẻ được chú trọng cao hơn rất nhiều khi nam là chủ hộ

• Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm thu nhập

Bảng 2.8: Thu nhập, chi cho y tế bình quân và tỷ lệ chi y tế bình quân trên thu

nhập bình quân phân theo 5 nhóm thu nhập

Trang 34

Đơn vị: Nghìn đồng

Thu nhập bình

quân đầungười/tháng

Chi tiêu cho đờisống bình quânđầu người/tháng

Chi y tế bìnhquân đầungười/tháng

Chi y tế/thunhập bìnhquân (%)

Chi cho ytế/chi tiêucho đời sốngbình quân(%)

2004 2006 2004 2006 2004 2006 2004 2006 2004 2006Chung 484,4 636,5 359,7 460,4 25,3 29,3 5,22 4,60 7,03 6,36Nhóm 1 141,8 184,3 160,4 202,2 11,0 13,8 7,76 7,49 6,86 6,82Nhóm 2 240,7 318,9 226,0 286,0 16,3 19,5 6,77 6,11 7,21 6,82Nhóm 3 347 458,9 293,8 376,9 20,2 25,8 5,82 5,62 6,88 6,85Nhóm 4 514,2 678,6 403,9 521,9 27,9 34,2 5,43 5,04 6,91 6,55Nhóm 5 1182,3 1541,7 715,2 916,8 51,1 53,5 4,32 3,47 7,14 5,84

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Từ năm 2004 đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các nhómđều tăng cụ thể nhóm 1 tăng từ 141,8 nghìn đồng lên 184,3 nghìn đồng năm 2006tăng 29,97%; nhóm 5 tăng từ 1182,3 nghìn đồng lên 1541,7 nghìn đồng tăng 359,4nghìn đồng tức 30,4% Chính vì sự tăng thu nhập như vậy lên chi tiêu cho y tế củacác nhóm năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2004 tuy nhiên tốc độ tăng lại thấphơn tốc độ tăng của thu nhập cụ thể: Nhóm 1 chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏebình quân đầu người/tháng là 11 nghìn đồng năm 2004 đã lên tới 13,8 nghìn đồngnăm 2006 tăng 25,45% so với năm 2004 Trong khi đó, nhóm 5 có chi cho y tế vàchăm sóc sức khoẻ là 51,1 nghìn đồng gấp 4,65 lần nhóm 1 năm 2004 nhưng năm

2006 chỉ tăng có 4,7% so với năm 2004 nhưng vẫn gấp nhóm 13,88 lần nhóm 1

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập

bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình

Đơn vị: %

Trang 35

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Ta thấy, nhóm có thu nhập càng cao thì mức chi cho y tế càng cao nhưng tỷ

lệ chi cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người giữacác nhóm thu nhập ngày càng giảm và càng giảm qua các năm: năm 2004 ở nhóm 1

là 7,76% và nhóm 5 chỉ còn 4,32%; sang năm 2006 nhóm 1 chỉ còn 7,49%, cònnhóm 5 là 3,47%

• Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quânđầu người/tháng

Để khảo sát kỹ hơn về chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta phân tổbiến này thành 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình,tương ứng với 5 nhóm: nhóm 1(nghèo); nhóm 2 (hơi nghèo hay cận nghèo); nhóm 3(trung bình); nhóm 4 (khá) và nhóm 5 ( giàu)

Trang 36

Bảng 2.9: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm chi

tiêu cho y tế của hộ gia đình

Đơn vị: Nghìn đồng

Chi tiêu cho y tế bình quân

đầu người/tháng Trung bình

Giá trị nhỏnhất Giá trị lớn nhất Trung vị

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Khi chia nước ta ra làm 5 nhóm theo chi tiêu cho y tế bình quân đầu người(mỗi nhóm là 20% số hộ) ta thấy chi tiêu cho y tế trung bình trung của các nước đạt29,3 nghìn đồng trong khi đó nhóm 1 chỉ có 1,45 nghìn đồng kém rất nhiều so vớitrung bình chung của cả nước đặc biệt kém rất nhiều so với nhóm 5 Mặt khác trungbình của nhóm 5 đạt tới 109,57 nghìn đồng cao gấp 75,57 lần so với nhóm 1 và 4,98lần so với nhóm 4 (nhóm 4 chỉ đạt 22,01 nghìn đồng; nhóm 3 là 10,26 nghìn đồng vànhóm 2 là 4,94 nghìn đồng) Nhìn tiếp sang cột trung bị (giá trị được gặp nhiều nhất)

ta thấy ở nhóm 1 giá trị được gặp nhỏ nhất là 1,43 nghìn đồng thấp hơn rất nhiềunhóm 5  Vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nước ta

Bảng 2.10: Phân bố hộ theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng

theo khu vực, vùng và quy mô hộ gia đình

Đơn vị: %

Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5Khu vực

Trang 37

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Từ bảng 2.10 có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các khu vực thành thị và nôngthôn: Ở thành thị có đến 27,87% hộ thuộc nhóm giàu, chỉ có 11,57% hộ thuộc nhómnghèo và 17,84% hộ thuộc nhóm cận nghèo Trong khi đó ở nông thôn nhóm giàu chỉ

có 17,38% hộ, còn nhóm nghèo và nhóm cận nghèo chiếm tới 23,44% và 20,16%

Khi chia nước ta ra làm 8 vùng ta thấy có sự phân bộ hộ giàu và nghèo theochi tiêu cho y tế ở các vùng là không đồng đều: Tây Bắc (vùng có thu nhập bình quânthấp nhất) có tới 43,28% hộ năm trong nhóm 1 trong khi đó nhóm giàu chỉ có 9,70%

hộ thuộc nhóm giàu Ở Đông Bắc cũng tương tự Tây Bắc với 33,95% thuộc nhóm 1;22,53% hộ thuộc nhóm 2; và chỉ có 13,70% hộ thuộc nhóm 5 Trái ngược với haivùng trên ta thấy Đông Nam Bộ (vùng có mức sống cao) có 28,64% hộ thuộc nhóm 5trong khi đó chỉ có 11,13% hộ chỉ bằng 32,78% so với Đông Bắc và bằng 25,72% so

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phan Thị Ngọc Trâm (2006), “Một số yếu tố tác động đến mức sống dân cư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố tác động đến mức sống dân cư
Tác giả: Phan Thị Ngọc Trâm
Năm: 2006
1. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008 Tài chính y tế Việt Nam, Hà nội 11-2008, Bộ y tế Việt Nam Khác
2. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2006 Khác
3. Tổng cục Thống kê, Kết quả khả sát mức sống dân cư năm 2006, tr 129-193 Khác
4. PGS.TS.Trần Ngọc Phác-TS.Trần Thị Kim Thu, Lý thuyết thống kê, Nxb Thống kê, năm 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Lượng tăng và tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2004 của thu nhập, chi tiêu, chi cho y tế bình quân đầu người/tháng và tỷ lệ hộ nghèo - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 1.1 Lượng tăng và tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2004 của thu nhập, chi tiêu, chi cho y tế bình quân đầu người/tháng và tỷ lệ hộ nghèo (Trang 10)
Bảng 1.2: Quyết toán chi ngân sách nhà nước - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 1.2 Quyết toán chi ngân sách nhà nước (Trang 13)
Bảng 1.3: Số cán bộ y tế của nước ta năm 2004 và 2006 - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 1.3 Số cán bộ y tế của nước ta năm 2004 và 2006 (Trang 14)
Bảng 1.4: Tình trạng sức khỏe của các nhóm thu nhập năm 2006 - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 1.4 Tình trạng sức khỏe của các nhóm thu nhập năm 2006 (Trang 15)
Bảng 2.2: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.2 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo vùng (Trang 25)
Đồ thị 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của tống số hộ, của các hộ có khám chữa bệnh và tỷ lệ hộ có khám chữa bệnh - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của tống số hộ, của các hộ có khám chữa bệnh và tỷ lệ hộ có khám chữa bệnh (Trang 26)
Đồ thị 2.2: Chi cho y tế bình quân người/tháng theo khu vực và vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.2: Chi cho y tế bình quân người/tháng theo khu vực và vùng (Trang 28)
Bảng 2.5: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ theo dân tộc - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.5 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ theo dân tộc (Trang 30)
Đồ thị 2.3 : Chi cho y tế bình quân đầu người/ tháng của hộ theo dân tộc - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.3 : Chi cho y tế bình quân đầu người/ tháng của hộ theo dân tộc (Trang 31)
Bảng 2.6: Chi cho y tế bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình năm 2006 phân theo dân tộc và khu vực - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.6 Chi cho y tế bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình năm 2006 phân theo dân tộc và khu vực (Trang 32)
Bảng 2.7: Chi tiêu y tế bình quân một nhân khẩu/tháng năm 2004, 2006 phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.7 Chi tiêu y tế bình quân một nhân khẩu/tháng năm 2004, 2006 phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ (Trang 33)
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.4: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (Trang 34)
Bảng 2.9: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế của hộ gia đình - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.9 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế của hộ gia đình (Trang 36)
Bảng 2.12: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.12 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực (Trang 41)
Đồ thị 2.5: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.5: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực (Trang 42)
Bảng 2.13: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi, theo vùng và theo khu vực - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.13 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi, theo vùng và theo khu vực (Trang 43)
Đồ thị 2.6: Thăm dò mối liên hệ giữa ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người/tháng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.6: Thăm dò mối liên hệ giữa ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người/tháng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng (Trang 49)
Bảng 2.14:  Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú năm 2004, 2006 chia theo loại cơ sở y tế - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.14 Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú năm 2004, 2006 chia theo loại cơ sở y tế (Trang 55)
Bảng 2.15: Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú chia theo loại CSYT - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.15 Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú chia theo loại CSYT (Trang 56)
Bảng 2.16: Lý do đến cơ sở  y tế của  thành viên trong hộ phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.16 Lý do đến cơ sở y tế của thành viên trong hộ phân theo vùng (Trang 57)
Bảng 2.17: Phương tiện thường dùng để đến cơ sở  y tế  phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 2.17 Phương tiện thường dùng để đến cơ sở y tế phân theo vùng (Trang 58)
Đồ thị 2.7: Mức chi phí của hộ gia đình cho một lần khám, chữa bệnh trong 12 tháng năm 2006 của cả nước và phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.7: Mức chi phí của hộ gia đình cho một lần khám, chữa bệnh trong 12 tháng năm 2006 của cả nước và phân theo vùng (Trang 59)
Đồ thị 2.8: Tỷ lệ  hộ có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.8: Tỷ lệ hộ có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 phân theo vùng (Trang 61)
Đồ thị 2.18: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh  theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.18: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh theo vùng (Trang 61)
Đồ thị 2.9: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh  theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.9: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh theo vùng (Trang 62)
Đồ thị 2.11: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.11: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng (Trang 63)
Đồ thị 2.12: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng và theo khu vực - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
th ị 2.12: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng và theo khu vực (Trang 64)
Bảng 3: Phân  tích biến động  tổng chi tiêu cho y tế - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 3 Phân tích biến động tổng chi tiêu cho y tế (Trang 74)
Bảng 4: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua năm 2006 phân theo vùng - phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Bảng 4 Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua năm 2006 phân theo vùng (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w