KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình (Trang 66 - 70)

Kết luận

Trên thế giới hiện nay các nước giàu chi cho y tế càng nghiều hơn các nước nghèo dù sức khỏe của họ nói chung là tốt hơn so với các nước nghèo, khoảng cách giữa người giàu và nghèo ngày càng gia tăng, nhất trong lĩnh vực sức khỏe.

Ngày nay, nhà nước ta càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của người

dân, khoản chi từ ngân sách nhà nước cho y tế ngày càng tăng: năm 2006 là 11.528

tỷ đồng tăng 91,85% so với năm 2004.

Khơng chỉ có nhà nước mà người dân cũng đã biết quan tâm đến sức khỏe của mình. Như năm 2006 chi cho y tế bình quân đầu người/tháng trung bình là 29,30 nghìn đồng tăng 15,81% so với năm 2004 với 50% người có chi cho y tế/tháng trên 24,97 nghìn đồng. Về cơ cấu các khoản chi cho y tế năm 2006 cũng

tăng hơn so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng và lượng tăng còn thấp: chi cho khám, chữa bệnh là 21,3 nghìn đồng tăng 12,11% so với năm 2004; chi cho ngồi khám chữa bệnh chỉ tăng có 1,8 nghìn đồng nhưng trong đó chủ yếu là tăng do mua thuốc tự chữa hoặc dự trữ là chủ yếu với 72,22%.

Tuy nhiên vẫn có sự khơng đồng đều giữa các khu vực, các vùng, các dân

tộc, các nhóm dân cư và các nhóm chi tiêu. Và việc chi trả viện phí trực tiếp có thể

làm hạn chế việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ không chỉ đối với hộ nghèo mà ngay cả hộ khơng nghèo, và nó cũng gây ra sự mất cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe. Cụ thể: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng, tuy tốc độ tăng của nông thôn cao hơn của thành thị (15,57% > 12,11%) nhưng lượng tăng ở thành thị lại cao hơn (4,6 nghìn đồng > 3,3 nghìn đồng). Mặt khác đối với hộ có khám, chữa bệnh chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở khu vực nông thôn chỉ bằng 57,51% so với thành thị.

Trong các vùng địa lý Đơng Nam Bộ có nhu cầu sử dụng y tế nổi trội hơn hẳn so với các vùng khác (cao gấp 1,24 lần đến 3,56 lần đối với các vùng khác), sau đó đến Đồng Bằng Sơng Cửu Long và Đồng Bằng Sơng Hồng. Trong khi đó Tây Bắc là vùng nghèo nàn khi mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là khá thấp chỉ đạt trên dưới 11,54 nghìn đồng. Tây Bắc cũng là vùng có tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng số chi tiêu của hộ là thấp nhất 3,99%, và vùng có tỷ lệ này cao nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long với 6,73%

Khu vực thành thị của Đồng Bằng Sơng Hồng có chi tiêu cho y tế bình qn đầu người/tháng cao nhất 50,14 nghìn đồng; sau đó đến Đơng Nam Bộ với 45,69 nghìn đồng…và cuối cùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ với 29,54 nghìn đồng. Vùng cao nhất cao gấp từ: 1,1 lần đến 1,7 lần so với các vùng khác.

Ở nông thôn mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất lại là Đơng Nam Bộ với 35,84 nghìn đồng; sau đó đến Đồng Bằng Sơng Cửu Long với 30,06 nghìn đồng; Đồng Bằng Sơng Hồng chỉ đứng thứ 4 với 24,45 nghìn đồng; và vùng có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp nhất ở nơng thơn là Tây Bắc với 7,68 nghìn đồng kém hơn vùng cao nhất tới 28,26 nghìn đồng.

Nhìn chung mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn nơng thôn rất nhiều và cao gấp từ 1,23 lần (Duyên

Hải Nam Trung Bộ) đến 5,36 lần (Tây Bắc) so với mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở khu vực nông thôn.

Không chỉ chênh lệch về chi cho y tế bình quân đầu người/tháng mà khoản chi cho mua thuốc, dụng cụ, bảo hiểm, chữa bệnh ngoại trú hay điều trị nội trú thì khu vực thành thị ở các vùng cũng chi nhiều hơn so với khu vực nông thơn ở các vùng.

Khi chia nước ta thành 5 nhóm thu nhập (mỗi nhóm là 20% số hộ) ta thấy: nhóm có thu nhập càng cao thì mức chi cho y tế càng lớn nhưng tỷ lệ chi cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các nhóm thu nhập ngày càng giảm Có thể nói rằng, mức sống dân cư năm 2006 vẫn không đồng đều ở các nhóm thu nhập, nhóm có mức sống cao thì sẽ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, bảo vệ sức khỏe. Do đó chúng ta phải có biện pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng, các khu vực và các nhóm dân cư.

Bên cạnh đó ta thấy, cách có tiền để chi trả cho dịch vụ y tế của nhiều hộ gia đình khơng có hoặc khơng đủ tiền thanh tốn khám, chữa bệnh là vay mượn, vay lãi và bảo hiểm y tế. Những người nghèo phải vay mượn và vay lãi nhiều hơn những

hộ giàu (những hộ thuộc nhóm có thu nhập trung bình và cao), những người thuộc

nhóm có thu nhập trung bình khơng có bảo hiểm y tế cũng phải vay mượn với tỷ lệ khá cao. Như vậy: có thể thấy một thực tế là gánh nặng chi phí y tế khá lớn không chỉ đối với hộ nghèo mà cả các đối tượng có thu nhập trung bình.

Mặt khác, mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/tháng lại khác chênh lệch so với các vùng: Tây Bức đã nghèo (với nghiều hộ nằm trong nhóm nghèo) lại có mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân đầu người/tháng là q ít chỉ có 29,76 nghìn đồng; trong khi đó Đơng Nam Bộ có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe thì mức trợ giúp cho thành viên bị ốm/tháng lại khác lơn lên tời 91,09 nghìn đồng  điều này càng làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công giữa các vùngNhà nước phải có những chính sách thích hợp để vừa nâng cao mức

sống vừa giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

Kiến nghị

Chi tiêu về dịch vụ y tế không nhất thiết phải mua sức khỏe tốt hơn. Nó phải được sự quản lý hiệu quả và sử dụng các nguồn lực hợp lý, nguyên tắc bình đằng đối với người dân khơng chỉ ở các nhóm, các vùng, các khu vực mà còn ở các cơ hội truy cập vào các dịch vụ y tế trên cơ sở cần bình đẳng bất kể khả năng chi trả sau như thế nào.

Để nâng cao mức sống cũng như giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng các nhóm, các tổ chức. Nhà nước phải tăng chi tiêu ngân sách nhà nước cho y tế để giảm chi tiêu y tế trực tiếp từ túi tiền của hộ gia đình, các chính sách và giải pháp quản lý để tăng hiệu quả chi phí, chống lạm dụng dịch vụ y tế… đưa các đối tượng xóa đói giảm nghèo lên trên, phát triển các cơ hội học tập, đảm bảo việc làm và môi trường cũng như chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người dân như:

Tạo công ăn việc làm đến các vùng kém phát triển nhất là những vùng tập chung nhiều hộ nghèo như vùng Tây Bắc.

Các hộ ở nơng thơn chưa có đủ kiến thức y tế, cũng như điều kiện cơ sở vật chất như điện , đường, bệnh viện… Do vậy phải thường xuyên mở các lớp dạy học miễn phí về y tế, tuyên truyền, nâng cao kiến thức, trình độ văn hóa cũng như các phương pháp phịng tránh bệnh tật giúp người dân phòng bệnh; mặt khác tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất đầy đủ đặc biệt là bệnh viện cũng như các cơ sở y tế khác.

Khơng chỉ có nhà nước, yếu tố hộ gia đình cũng là nguyên nhân gây bất bình đẳng về sức khỏe của các hộ do đó ngồi các nhân tố thuộc nhóm quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ y tế thì người dân phải chủ động giảm chi tiêu y tế trực tiếp bằng việc chủ động phịng bệnh, chăm sóc sức khỏe, đi khám sớm khi có vấn đề sức khỏe…

Một phần của tài liệu phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w