1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ việt nam trong điều kiện là thanh viên của wto

40 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 429 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO...24 3.1 Phương hướn phát triển của các doanh

Trang 1

trờng đại học kinh tế quốc dânkhoa quản trị kinh doanh thơng mại



ơ

đề án môn học kinh tế thơng mại

Đề tài:

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ việt nam trong điều kiện là thành viên của wto

Giáo viên hớng dẫn: gs.ts đặng đình đào

Sinh viên thực hiện : trần mạnh cờng

Lớp : thơng mại 48a

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2 1.1 Khỏi quỏt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2

Hà Nội - 2009

Trang 2

1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ 4

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh phản ánh năng lực thị trường 4

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ 6

1.2.1 Các nhân tố ngoài doanh nghiệp 6

1.2.1.1 Các nhân tố vĩ mô 6

1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành 8

1.2.2 Các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp 10

1.3 Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến phân phối bán lẻ 11

1.4 Tác động của gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIÊN LÀ TRÀNH VIÊN CỦA WTO 14

2.1 Khái quát chung về hệ thống các doanh nghiệp phân bán lẻ Việt Nam từ trước 2006 và từ 2007 đến nay 14

2.1.1 Giai đoạn từ 2006 trở về trước 14

2.1.2 Giai đoạn từ 2007 tới nay 15

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam 16

2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO 20

2.3.1 Những kết quả đạt được 20

2.3.2 Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân 21

Trang 3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT

NAM TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO 24

3.1 Phương hướn phát triển của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới 24

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới 25

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, toàn cầu hóa nền kinh tế là một yếu tố khách quan đối với sựphát triển của một quốc gia Một trong những mức độ cao nhất, thể hiện sựhội nhập của mỗi quốc gia vào nền kinh tế thế giới là sự gia nhập tổ chức

“WTO”

Năm 2006 Việt Nam trơ thành thành viên chính thức của WTO, và theo

lộ trình cam kết với WTO, chúng ta phải dần dần xóa bỏ những chính sáchbảo hộ như cắt giam hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đối xử công bằngvới tất cả các loại hình kinh tế…, nghĩa là khi là thành viên chính thức củaWTO sẽ có sự tham gia và cạnh tranh của các doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài với tiềm lực lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh đó thực trạng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam khi trởthành thanh viên chính thức của WTO còn mang nặng tính bảo hộ và sứccạnh tranh kém

Vì vậy, nâng vao doanh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ViệtNam nói chung, của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng là một việclàm hết sức cần thiết Giúp các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trướcnhững tác đông bất lợi do Wto mang lại, mà còn có thể vươn ra thị trườngquốc tế Chính vì vậy, đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong điều kiện là thanh viên củaWTO” đã được lựa chọn và nghiên cứu

Cạnh tranh doanh nghiệp là đề tài rộng lớn và phức tạp.Vì thế, mặc dù

em đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu, song chắc chắn nội dung đề tài khôngthể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của thầy giáo để nội dung đề tài được hoàn chỉnh hơn

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ

1.1 Khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để hiểu rõ khái niệm năng lực cạnh tranh, trước hết ta phải nắm đượcthế nào là cạnh tranh Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau diễn đạtkhái niệm cạnh tranh.Lý do là thuật ngữ canh tranh được sử dụng và đánh giácho tất cả cá doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả các khu vực lienquốc gia Trong khi đó những mục tiêu cơ bản lại được đặt ra khác nhau phụthuộc vào góc độ xem xét của doanh nghiệp hay của quốc gia Nhưng đối vớimột doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ

sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C Mac đã đề cập tới cạnh tranhkinh tế giữa các nhà tư bản như sau: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranhgay gắt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh nhằm dành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêungạch

Theo các học giả kinh tế thuộc trường phái tư sản cổ điển thì: “ Cạnhtranh là một quá trình bao gồm các hành vi, phản ứng, quá trình tạo ra chomỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoat động nhất định, mang lại chomỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình

Trong đại từ điển tiếng việt có ghi: Cạnh tranh là một khái niệm được sửdụng trong những lĩnh vực khác nhau Để đơn giản hóa có thể hiểu cạnh tranh

là một sự ganh đua giữa một nhóm người mà sự nâng cao vị thế của ngườinày sẽ làm giảm vị thế của người còn lại Điều kiện cho sự canh tranh trên thị

Trang 6

trường là: có ít nhất hai chủ thể đối kháng và có sự tương ứng giữa sự cốnghiến và phần được hưởng của mỗi thành viên trên thương trường.

Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, canh tranh doanh nghiệp là sựganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm tạo lợi thế cho minh vàthu được nhiều lợi nhuận hơn Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành vềlợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường

Để đánh giá sự canh tranh giữa các doanh nghiệp, người ta đánh giáthông qua “ Năng lưc cạnh tranh “

Có nhiều cách tiếp cận năng lực canh tranh, theo lý thuyết tổ chức cácdoanh nghiệp: ‘ Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh và đượcđánh giá có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi cá sản phẩm thaythế cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chấtlượng và dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến màkhông phải trợ cấp

Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác vàphát triển kinh tế (OECD) thì “ Năng lực canh tranh là khả năng của cácdoanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhậpcao hơn trong điều kiện canh tranh quốc tế “ Theo cách hiểu này thì năng lựccạnh tranh ở đây không chỉ là nguyên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

mà gồm cả ngành, quốc gia và khu vực, đây cũng là định nghĩa về năng lựccạnh tranh trong đó bao hàm nội dung của năng lực cạnh tranh, nội dung củađịnh nghĩa này thiên về các mục tiêu xã hội nhiều hơn là mục tiêu về kinh tế,nói đến cái đich cuối cùng của cạnh tranh kinh tế đó là làm cho ngày càngnhiều người được thỏa mãn nhu cầu ở mức ngày càng cao

Theo từ điển thuật ngữ chính sách thường mại thì: “ Năng lực canh tranh

là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, mọt ngành, một quốc giakhông bị doanh nghiệp khác, ngành khác hay quốc gia khác đánh bại về nănglực kinh tế

Trang 7

Tóm lại, năng lực cạnh tranh là khả năng sử dụng thực lực và vận dụngcác lợi thế của các chủ thể kinh tế, đó là khả năng đáp ứng ngày càng cao hơnnữa nhu cầu của con người, thưc chất năng lực canh tranh là sức cạnh tranh vàkhả năng canh tranh.

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh phản ánh năng lực thị trường

-Chỉ tiêu thị phần.

Thị phần của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Si = Qi/Tổng Qi x 100%

Trong đó: Si là thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Qi là tổng bán các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường

Tổng Qi là tổng lượng sản phẩm cùng loại được bán ra trên thị trường

Thị phần của doanh nghiệp cang lớn, thể hiện sức mạnh của doanhnghiệp trên thị trường càng lớn, phản ánh năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp lớn Thị phần của doanh nghiệp cang nhỏ, thể hiện sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường càng nhỏ

- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng

Doanh thu (TR) của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Các chỉ tiêu này phản ánh sức mạnh hệ thống kênh phân phối, khả năng

Trang 8

phát triển kênh phân phối của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu về năng lực quản lý trên thị trường

Số lượng các chính sách, các chương trình, các kế hoạch marketing vàbán hàng được thực hiện đầy đủ và thành công Mức độ kiểm soát giá, kiểmsoát hể thống kênh phân phối của doanh nghiệp Khả năng xác định và triểnkhai thực hiện các chiến lược marketing

Các tiêu chí này phản ánh khả năng quản lý của doanh nghiệp trên thịtrường

- Chỉ tiêu về năng lực nghiên cứu và phát triển ( R & D )

Số lượng sản phẩm, dịch vụ mới trong một thời gian nhất định

Thời gian sử dụng và thay thế công nghệ

- Chỉ tiêu phán ánh năng lực tài chính :

ROA được tính theo công thức sau:

ROA = ( Lãi ròng sau thuế / Tổng vốn đầu tư ) x 100%

Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoan vốn của công ty từ các khoản vốnđầu tư, tỷ số càng cao phán ánh khả năng hoàn vốn của công ty càng cao

- Tỷ số hoàn vốn chủ sở hữu:

ROE = ( Lãi ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu ) x 100%

Tỷ số này cho biết khả nằn hồi vốn cho các chủ sở hữu, tỷ số này càngcao phán ánh khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư – cổ đông càng lớn

- Tỷ số tổng công nợ trên vốn chủ sở hữu:

Được tính bằng phần trăm Tổng công nợ / Vốn chủ sở hữu

- Tỷ số thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng chi trả của

công ty với các khoản ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoan cao Tỷ sốđược tính bằng Phần trăm tiền mặt / nợ ngắn hạn

- Tỷ số thanh toán ngắn hạn: Được tính bằng phần trăm

tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Tỷ số này đánh giá khả năng về vốn lưu độngcủa công ty

Kết luận: Nghiên cứu, phân tích tất cả những yếu tố cấu thành và tác

Trang 9

động lên năng lực cạnh tranh của doanh sẽ cho ta thấy được những điểmmạnh và điểm yếu của từng doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể đưa ra đượcnhững giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của từng doanh nghiệp.

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ

1.2.1 Các nhân tố ngoài doanh nghiệp

1.2.1.1 Các nhân tố vĩ mô

- Điều kiên chính trị và môi trường luật pháp

Chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, ngược lạichính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Bên cạnh đó,doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế được điều chỉnh bởi hệ thốngluật pháp, những quy định có thể là cơ hội và cũng có thể là những khó khăncho doanh nghiệp, hệ thống pháp luật đầy đủ minh bạch sẽ tạo ra một môitrường cạnh tranh lành mạnh, làm nền tảng, cơ sở hình thành một môi trườngkinh doanh hấp dẫn

+ Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: Một trong những tác động xấu của lạmphát đến nền kinh tế là lạm phát có thể gây ra những xáo trộn trong nền kinh

tế, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại Trong dài han lạm phát sẽ làm chođầu tư của doanh nghiệp rất thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm cho đầu tư bịthu hẹp và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy lạm phátcao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 10

+ Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất thấp và ổn định là điều kiện thuân lợi chodoanh nghiệp phát triển và ngược lại là yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp.

+Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái luôn tác động trực tiếp đến các doanhnghiệp có yếu tố nước ngoài, như các doanh nghiệp tham gia vào xuất- nhậpkhẩu, các doanh nghiệp sử dụng đầu vào hay tiêu thụ đầu vào hay tiêu thụ đầu

ra ra nước ngoài

+ Độ mở của nên kinh tế: Trong môi trương của nền kinh tế quốc tế, sựcạnh tranh manh mẽ đến từ nhiều nền kinh tế sẽ thúc đẩy lỗ lực vươn lên củadoanh nghiệp trong cạnh tranh ngày càng nhanh hơn, những thay dổi trongmôi trường cạnh tranh quốc tế có thể tạo ra những nguy cơ, những cơ hội chocác doanh nghiệp trong việc mở rông hoạt đông của mình Độ mở của nềnkinh tế càng lớn thì khả năng cạnh tranh của các doan nghiệp ngày càng đượchoàn thiện hơn

- Cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ:

Cơ sở hạ tâng kinh tế bao gồm toàn bộ hệ thống cơ sở kỹ thuật của xãhội Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí đầu vào của doanh nghiệp, haytác động trực tiếp đến sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nội

bộ nền kinh tế

Khoa học công nghệ phát triển giúp các doanh nghiêp phân phối bán lẻtiến hanh thuận lợi hơn trong các hoạt động giao dịch và thông tin Doanhnghiệp nao sử dụng hiệu quả những thành quả khoa hoc ky thuật sẽ tạo đượclợi thế cạnh tranh lơn trên thương trường

- Nhân tố môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và dân cư:

Lợi thế tự nhiên là điều kiện khó có thể thay thế được, điều kiên tựnhiên thuân lợi, là lợi thế lớn cho doanh nghiệp, ngược lai sẽ là khó khăncho phát triển doanh nghiệp.Bên cạnh điều kiện về tự nhiên là các điềukiện về văn hóa xã hội và dân số, nghiên cứu về văn hóa và dân số củamột nên kinh tế cho ta thấy được xu hướng tiêu dùng của xã hội về sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ Yếu tố dân số phần nào cho ta biết những

Trang 11

thông tin để nghiên cứu và xác định cầu.

- Xu hướng toàn cầu hóa cạnh tranh và áp lực gia tăng:

Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế là tất yếu, cũng như là những yếu tốkhác tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, toàn cầu hóa mang lạinhiều áp lực như áp lực cạnh tranh tăng mạnh so nhiều đối thủ cạnh tranh hơntrong cùng một phân khúc thị trường, đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, tính chấtcạnh tranh ở mức độ cao hơn; Bên cạnh đó mối đe dọa là những điều kiệnthuận lợi, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, sẽ nhanh chóng tiếpthu được trình đọ khoa học kỹ thuật, trình đọ quản lý

1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành

- Tốc độ tăng trưởng ngành

Giống như tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát triển ngành vàcác nhanh liên quan cũng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp theo hai hướng, vừa là yếu tố thuận lợi vừa là yếu tố khôngthuận lợi

- Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành

Để nghiên cứu mức độ cạnh tranh của mộ ngành, chúng ta sử dụng mô hìnhphân tích 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter như sau:

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngành

Sự đe dọa của đối thủ

Trang 12

+ Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Các nhân tố ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp bao gồm: sốlượng, quy mô của các nhà cung cấp, khả năng thay thế sản phẩm của nhàcung cấp và thông tin về nhà cung cấp

Kết luân: Trong tất cả các ngành, nhà cung cấp cũng luôn gây ra áp lực cạnhtranh nhất định cho các doanh nghiệp và mức độ áp lực càng cao khi các nhàcung cấp có quy mô càng lớn, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực khanhiếm và sự gây áp lực sẽ giảm đi khi các nhà cung cấp là các nhà sản xuất nhỏ

lẻ như nông dan, thợ thủ công

+ Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế được hiểu là sản phẩm và dịch vụ có thể thỏamãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịc vụ trong ngành, và áp lựccanh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so vớicác sản phẩm trong ngành, bên cạnh đó còn có các nhân tố về giá cả, chấtlượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũnggây anhar hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thê.Khi nghiên cứu áp lực

từ sản phẩm thay thế cần lưu ý đến: tính bất ngờ, khó dự bào sản phẩm thaythế và chi phí chuyển đổi khi sử dụng sản phẩm thay thế

Trang 13

+ Áp lực của nội bộ ngành

Chính các doanh nghiệp dang kinh doanh trong ngành cũng sẽ cạnh tranhtrực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành, tạo một cường độ cạnh tranh lớnhơn, nhìn chung một ngành thì các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnhtranh lên các đối thủ trong ngành Áp lực cạnh tranh của nội bộ ngành phụthuộc vào tình trạng nhu cầu của ngành và cấu trúc ngành

+ Áp lực từ các bên liên quan

Về cơ vản thì trên đây chúng ta đã xem xét áp lực cạnh tranh đến ngành theo

mô hình phân tich của M.Porter, tuy nhiên trên thực tế chúng ta đều thấyngoài các yếu tố đó ra còn có các yếu tố áp lực từ phía các bên liên quan như:

Từ chính phủ, từ cộng đồng, từ các hiệp hội, từ các chủ nợ và nhà tài trọ, từcác cổ đông

1.2.2 Các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp

Giá trị đầu ra của một doanh nghiệp thường được đo bằng mức doanh thucủa doanh nghiệp đó Tuy nhiên, để phân tich toàn bộ quá trình hình thành giátrị của doanh nghiệp cho khách hàng, người ta thường dùng chuỗi giá trị đểphân tích, phương pháp phân tích này được Michael Porter mô tả dưới đây:(Hình 1.2)

Theo mô hình này, các hoạt động của một doanh nghiệp bao gồm cáchoạt động trực tiếp và các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động trực tiếp bao gồmhoạt động marketing, hoạt động bán hàng, hoạt động sản xuất, cung ứng nội

bộ và các dịch vụ; các hoạt động gián tiếp bao gồm hoạt động về cơ sở hạtầng, các hoạt động về quản trị nhân lực, các hoạt động về phát triển côngnghệ và mua sắm

Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp thường được tính bằng cách lấytổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi tổng chi phí của doanh ngiệp, phảnánh lượng giá trị mà doanh nghiệp tạo ra được trong một thời gian nhất định

Trang 14

Để lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tìm mọi phương pháp để tạo ragiá trị gia tăng với chi phí thấp hơn các đối thủ của mình trong cùng một giớihạn về chất lượng hoặc tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn thông qua cách

Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp của Michael Porter

Làm khác biệt hóa sản phẩm của mình, quá trình tạo ra giá trị gia tăngcủa một doanh nghiệp được mô tả như mô hình trên

1.3 Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến phân phối bán lẻ

Trong lĩnh vực phân phối, VN không mở cửa thị trường phân phối xăngdầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kimloại quí cho nước ngoài

Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, ximăng, phân bón chỉ mở cửathị trường sau ba năm Quan trọng nhất, VN hạn chế khá chặt chẽ khả năng

mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc mở điểmbán lẻ từ thứ hai trở đi phải được sự cho phép theo từng trường hợp cụ thể Cụ

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực

Marketing

và Bán hàng

Dich vụ

Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng

Trang 15

- Đối với kinh doanh thương mại trong nước: phải thành lập liên doanhvới doanh nghiệp VN và phần đóng góp không vượt quá 49% cổ phần Kể từ1-1-2008, bỏ qui định về 49% cổ phần Kể từ 1-1-2009 cho phép lập doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài

- Sau khi gia nhập WTO, các công ty phân phối nước ngoài được phép

ủy nhiệm cho các chi nhánh, các dịch vụ bán buôn và bán lẻ các mặt hàngngoại trừ ximăng và clinker, lốp xe, giấy, máy kéo, các loại xe có gắn động

cơ, ôtô và xe máy, sắt thép, các thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón Kể từ 1-2009, các công ty phân phối nước ngoài được phép phân phối các loại máykéo, xe có động cơ, ôtô và xe máy Ba năm sau khi gia nhập, các công ty cóthể kinh doanh không hạn chế các mặt hàng trên Tuy vậy, việc lập các điểmbán lẻ từ thứ hai trở lên sẽ phải xin phép cho từng mặt hàng cụ thể

1-* Đối với việc nhượng thương quyền:

Các công ty cũng sẽ phải lập liên doanh với đối tác VN và không nắmgiữ quá 49% cổ phần Kể từ 1-1-2008, hạn chế về 49% được bãi bỏ Kể từ 1-1-2009, được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

1.4 Tác động của gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam

“Việc gia nhập WTO đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam mà mộttrong những cơ hội và cũng là thách thức lớn là việc Việt Nam phải thực hiệncam kết WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ“

Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã nhận địnhnhư vậy tại Hội thảo "Việt Nam- WTO: Mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch

vụ phân phối và bán lẻ" do Ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với Hiệphội bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 13-10 tại Hà Nội

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, hoạt động dịch vụ phân phối, bán

lẻ có tầm quan trọng với nền kinh tế Việt Nam bởi lĩnh vực này đóng góp tới

Trang 16

trên 15% vào GDP hàng năm Sau khi gia nhập WTO, hệ thống phân phối vàbán lẻ của Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ và căn bản với việc xuấthiện những nhà phân phối, bán lẻ chuyên nghiệp cùng hệ thống bán hàng tiệnlợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết:Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp phân phối và bán lẻ ViệtNam vươn lên và phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, sự có mặt và kinh doanhthành công của một số doanh nghiệp phân phối và bán lẻ nước ngoài tại thịtrường Việt Nam cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, kíchthích các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong một môi trường kinh doanhbình đẳng tất cả cùng có lợi Hơn nữa, hoạt động phân phối, bán lẻ trên thịtrường Việt Nam chưa bao giờ phát triển sôi động như vào thời điểm này gópphần to lớn vào việc đẩy nhanh lưu thông, phân phối các loại hàng hoá, sảnphẩm của doanh nghiệp và nông dân trong cả nước

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép thành lập doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hoạt độngtrên thị trường Việt Nam Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phốiđang tăng nhanh với sự lớn mạnh của các nhà phân phối nội địa cũng như sựhiện diện nhiều hơn các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài

Cùng đó, cạnh tranh trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam tăng caokhi xuất hiện nhiều tập đoàn quốc tế Hiện, các tập đoàn bán lẻ lớn như Metrocủa Đức, Casino của Pháp, Parkson đều đã có mặt tại Việt Nam Tuy nhiên,

sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ nước ngoài đang đặt

ra nhiều thách thức như sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cònyếu kém; sự thu hẹp thị phần của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ảnhhưởng đến công việc làm ăn của hàng vạn người buôn bán nhỏ, xu hướng tiêudùng hàng ngoại và sức ép nhập siêu gia tăng

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIÊN

LÀ TRÀNH VIÊN CỦA WTO

2.1 Khái quát chung về hệ thống các doanh nghiệp phân bán lẻ Việt Nam từ trước 2006 và từ 2007 đến nay

2.1.1 Giai đoạn từ 2006 trở về trước

Theo số liệu của bộ thương tháng 8 năm 2006, kênh phân phối bán lẻchiếm khoảng 10% tổng mạng lưới phân phối bán lẻ của cả nước trong đókênh phân phối hiện đại của Việt Nam ( Thông qua hệ thống siêu thị, cửahàng tiện ích …) mới chiếm khoảng 16%, còn lại kênh phân phôi truyềnthống như chợ, tiệm tạp hóa, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ… chiếm khoảng 84%.Qua đây ta thấy, hàng hóa Việt Nam còn được phân phối chủ yếu qua chợ vàcửa hàng tạp hóa truyền thống Siêu thị chưa nhiều Từ đó cho thấy, tâm lýtiêu dùng của người dân chưa quen với phương thức phân phối hiện đại

Có thể nói, giai đoạn từ năm 2006 chở về trước là giai đoạn của kênhphân phối bán lẻ truyền thống Còn đối với kênh phân phối bán lẻ hiện đại thìphần lớn còn rất non trẻ Trong khi đó tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực phân phối

khoảng 72%, cao hơn rất nhiều so với những ngành khác như: Công nghiệp

20%, Thủy sản: 1%, Nông-lâm-ngư nghiệp: 7% Mà đa phần các nhàphân phối trong nước vốn ít (55% có vốn dưới 100 triệu đồng) Quy môdoanh nghiệp nhỏ Hệ thống phân phối yếu kém Nguồn nhân lực chưa quađào tạo nhiều Việc chuyên môn hóa và tính năng quản trị doanh nghiệp chưathật sự được tập trung do khởi nghiệp từ kinh doanh nhỏ đi lên Xác định lợithế cạnh tranh và tập trung vào xây dựng hệ thống phân phối là yếu tố bứcthiết, quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp thời nay

Trang 18

Quy mô về vốn của nhà phân phối Việt Nam: 14% trên 100 tỷ đồng 31% dưới 500 triệu đồng 55% dưới 100 triệu đồng

Năm 2006 cả nước đã có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại vàkhoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động trên 30/64 tỉnh, thành, nhưng quy

mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thứckinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế Mới chỉ có một số đơn vị cóphương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như Tổngcông ty Thương mại Sài Gòn SATRA với 40 doanh nghiệp trực thuộc, chuỗisiêu thị Citimax, hệ thống Maxi Mart, G7Mart, Co.opMart … Hầu hết các nhàbán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, trình độ, chuyên môn,vốn và thương hiệu

Trong giai đoạn này, dù thị trường chưa chính thức mở, cũng đã và sẽ có

sự góp mặt của một số một số nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng đầuthế giới đã và sẽ có mặt tại Việt Nam như: Metro Cash & Carry (Đức), Big Ccủa Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza(Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Lotte (Hàn Quốc), Tesco (Anh),Walmart (Mỹ), Dairy Farm (Singapore) Các nhà kinh doanh này với tiềmlực rất lớn về cả vốn và kinh nghiệm là một thách thức lớn mà các doanhnghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam phải vượt qua

2.1.2 Giai đoạn từ 2007 tới nay

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, là một ngày lịch

sử của đất nước Sự kiện này đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp phânphối bán lẻ và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng

Sau khi ra nhập WTO, các doanh nghiệp đã xây dựng được mạng lướibán lẻ văn minh và hiện đại hơn trước nhiều Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửahàng chuyên doanh, cửa hàng giá rẻ, cửa hàng nhượng quyền, cửa hàng tựchọn, cửa hàng phức hợp, trung tâm mua sắm… sánh vai về tiêu chuẩn vớicác nước mọc lên khắp nơi Song không vì thế mà nó đã đáp ứng được tất cả

Trang 19

các tiêu chuẩn quốc tế Xét về các tiêu chí như vị trí, quy mô diện tích, thiết

kế, xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất, tiện nghi vận hành, hàng hoá, giá

cả, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ khách hàng…, các mô hình này chưa hội đủnhững tiêu chuẩn là cơ sở bán lẻ văn minh

Ngày 1/9/2009 Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, cũngchính là thời điểm mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Các doanh nghiệp nước ngoàinhư Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Mỹ), Big C của Bourbon (Pháp)…với tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, tính chuyên nghiệp cao,

có khả năng cung cấp hàng hóa rộng khắp với mức giá hấp dẫn đang chiếmlĩnh thị trường hiện đại Cuối năm 2008, NPP và bán lẻ điện tử Best Denki(Nhật Bản) thông qua hợp đồng nhượng quyền của Carings, đã đi vào hoạtđộng với siêu thị điện máy tại tòa nhà Lotte ở quận 7, TP Hồ Chí Minh.Đến đầu năm 2009, Tập đoàn Metro (Đức) đã xây dựng 8 trung tâm phânphối hàng hóa tại các thành phố lớn trên cả nước… Trong khi đó, phần lớncác doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam với quy mô vốn ít và năng lựccạnh tranh kém, do phần lớn các doanh nghiệp đều phát triển từ các doanhnghiệp vừa và nhỏ mà lên Do vậy, phần lớn ý kiến đều cho rằng các DNphân phối Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam

Tạp chí cộng sản điện tử - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá caobởi yếu tố đông dân, với gần 90 triệu người và đang đứng thứ 13 trên thế giới,lại có nền kinh tế đang có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người(GDP) vượt ngưỡng 1000 USD và nền chính trị ổn định, đã trải qua hơn 20năm đổi mới… Bởi vậy, Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Trang 20

trong năm 2008, được đánh giá là vượt cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nga

Trong năm 2004 – 2005 chi tiêu của người dân Việt Nam tăng 16-18,5%,chi tiêu bình quân đầu người đạt 5,7 triệu đồng (gấp đôi so với mức 2,8 triệuđồng của năm 2000) Doanh số bán lẻ tăng 20%, đạt 335 nghìn đồng (tươngđương 21 tỉ USD) Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 15 –20%/năm Tính đến năm 2007 tổng doanh thu bán lẻ đã đạt 44 tỷ USD, tăng25% so với 2006, 11 tháng 2008 tăng trên 30,7% so với cùng kỳ năm 2007

Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 9.063 chợ; trong đó 6.788 chợ ởnông thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị Cũng tính đến năm 2005, cảnước có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và khoảng 1.000 cửa hàngtiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành, phần lớn tập trung ở Hà Nội (50) vàthành phố Hồ Chí Minh (60) Những năm gần đây số lượng siêu thị, trung tâmthương mại tăng nhanh chóng Đến nay Vịệt Nam có 400 siêu thị, 60 trungtâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện ích Dự kiến năm 2010 số siêu thị,trung tâm thương mại tăng lần lượt là 62,5% và 150%

Đáng chú ý là các Tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài cũng đã có mặt tạiViệt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Seiyu, Parkson(Malaysia) Số siêu thị và Trung tâm thương mại liên doanh với nước ngoàichưa đến 10% nhưng lượng hàng hoá lưu thông rất lớn (khoảng 60%)

Tuy nhiên, hệ thống phân phối và bán lẻ tại Việt Nam còn nhiều yếukém Những yếu kém này được bộc lộ ở nhiều mặt Nhìn tổng quát, hệ thốngthương mại bán lẻ của nước ta hiện nay còn mang nặng tính đại lý Hình thứcnày tuy có thuận lợi là cần ít vốn, phát huy lợi thế lao động dồi dào về sốlượng, còn thấp về trình độ kinh doanh, còn thiếu thốn về địa điểm kinhdoanh, ít bị rủi ro nhưng bản chất là “đi làm thuê” nên hoạt động phụ thuộcrất nhiều vào bên cung cấp, lợi nhuận thu được rất nhỏ bé

Một yếu kém khác là hệ thống bán lẻ của Việt Nam sau khi chuyển đổi

từ hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán mang nặng

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngànhSự đe dọa của đối thủ - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ việt nam trong điều kiện là thanh viên của wto
Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngànhSự đe dọa của đối thủ (Trang 10)
Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp của Michael Porter - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ việt nam trong điều kiện là thanh viên của wto
Hình 1.2 Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp của Michael Porter (Trang 13)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w