Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

71 755 1
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ

Trang 1

- 1 -

MỞ ĐẦU

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

Cạnh tranh trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế thị trường là một yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và của mỗi quốc gia Ngày nay những lợi thế riêng của một quốc gia không chỉ là những lợi thế truyền thống về đất đai, nhân lực, nguồn lực v.v nữa mà phần lớn đó chính là chiến lược phát triển, cạnh tranh của quốc gia và của từng doanh nghiệp Ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung thật sự chỉ mới khởi sắc và trở thành một trong những ngành xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam trong những năm gần đây Mặt khác trong xu thế hội nhập kinh tế của Việt Nam ra thị trường thế giới, thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn, đầy tiềm năng và cũng là thị trường tiêu thụ rất khó tính đối với tất cả các nước và việc chiếm thị phần trên thị trường này chỉ được quyết định bởi khả năng và năng lực cạnh tranh của từng quốc gia, từng doanh nghiệp Vấn đề cạnh tranh và tìm cách nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình chính là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp Chúng ta nên nhớ rằng “người chiến thắng hôm qua chưa chắc giành thắng lợi vào ngày mai”, do đó việc vận dụng các giải pháp, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và của doanh nghiệp ngày hôm nay chính là yếu tố quyết định đến chiến thắng ngày mai

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của luận văn này chính là tìm hiểu, phân tích vị thế cạnh tranh hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh so với khu vực và thế giới và những nguyên nhân chủ yếu quyết định đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của từng doanh nghiệp để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho từng doanh nghiệp và những kiến nghị để phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của thành phố Hồ Chí Minh sang thị

Trang 2

- 2 -

trường Mỹ - một thị trường tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường của mình

Phương pháp, phạm vi nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, dựa vào quan sát, phân tích và nhận định (thông qua các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các kết quả nghiên cứu đã công bố) về vai trò và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, thông qua khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận để tìm hiểu thêm nguyên nhân, những khó khăn và dựa vào những kinh nghiệm thức tế mà người viết có được trong nhiều năm liền hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ để từ đó tổng hợp ra, rút ra kết luận và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, khả thi nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường Mỹ

Phạm vi nghiên cứu được gói gọn trong những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ vừa và nhỏ ra thị trường thế giới (có thể bao gồm hoặc không bao gồm thị trường Mỹ) và nằm trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Bố cục:

Bài luận văn được chia ra làm 3 chương, nội dung từng chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, tình hình xuất khẩu hàng gỗ sang thị trường Mỹ

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ

Trang 3

- 3 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 1.1.1 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là lợi thế so với các đối thủ khác có được bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng những giá trị lớn hơn bằng hoặc là cung cấp với giá thấp hơn hoặc cung cấp giá trị dịch vụ lớn hơn phù hợp với giá cao hơn

Cần nên hiểu rằng cạnh tranh không phải loại trừ đối thủ cạnh tranh để từ đó không dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, dùng những thủ đoạn xảo quyệt nhằm tạo cho mình một vị thế độc tôn tranh trên thị trường, để khách hàng không có thể có sự lựa chọn nào khác

Cạnh tranh là một tiến trình đổi mới không ngừng, nếu doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế cạnh tranh hiện tại của mình thì chắc chắn sẽ rơi vào tụt hậu Do đó doanh nghiệp luôn luôn phải gia tăng không ngừng vị thế cạnh tranh của mình, luôn luôn có sự biến đổi và đổi mới, ngày càng tạo ra những giá gia tăng thêm cho khách hàng

1.1.2 Các quan điểm về lợi thế và chiến lược cạnh tranh 1.1.2.1 Quan điểm của Adam Smith

Theo quan điểm của Adam Smith, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác Lợi thế cạnh tranh có được tính bằng thời gian hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nào đó ngắn hơn so với các quốc gia khác

1.1.2.2 Quan điểm của David Recardo

Theo học thuyết của David Recardo, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể có lợi thế cạnh tranh tương đối, và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này

Trang 4

- 4 -

Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B của một quốc gia (quốc gia 1) thấp hơn quốc gia khác (quốc gia 2) và ngược lại quốc gia 2 sẽ có tỷ lệ tiêu hao nguồn lực giữa sản phẩm B so với sản phẩm A là thấp hơn quốc gia 1 mặc dù có thể quốc gia 1 có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cả hai sản phẩm A và B so với quốc gia 2 Do đó quốc gia 1 tiến hành chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm A và quốc gia 2 tiến hành chuyên môn hóa sản xuất ra sản phẩm B và hai quốc gia tiến hành trao đổi cho nhau thì cả hai quốc gia đều có lợi

Tuy nhiên theo quan điểm của hai quốc gia thì việc cạnh tranh chỉ được xét trên hai quốc gia mà thôi Trên thực tế, không chỉ có 2 quốc gia cạnh tranh lẫn nhau mà thị trường thế giới có sự tham gia của tất cả quốc gia trên thế giới và lý luận của David Recardo đã bỏ qua chi phí vận chuyển giữa 2 quốc gia Tuy nhiên đây là cơ sở cho việc mua bán trao đổi giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới

1.1.2.3 Quan điểm của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh Quốc gia – Mô hình viên kim cương

Michael Porter là giáo sư quản trị kinh doanh tại khoa kinh doanh đại học Harvard và là chuyên gia hàng đầu về chiến lược kinh doanh và tính cạnh tranh quốc tế

Theo quan điểm truyền thống, các lý thuyết kinh tế đề cập các yếu tố sau cho vấn đề tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các khu vực và quốc gia:

Trang 5

- 5 -

Porter cho rằng sự phát triển lâu dài giữa các ngành công nghiệp khó có thể dựa trên 5 yếu tố trên

Chiến lược, cấu trúc, cạnh tranh của doanh

Hình 1.1: Mô hình viên kim cương của Michael Porter

Michael Porter đã đưa ra mô hình phân tích tại sao một vài quốc gia lại có lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia khác Mô hình này đưa ra các yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, các yếu tố này được xem như là “viên kim cương của Michael Porter – Porter’s Diamond” Lý thuyết này cho rằng điểm tựa quốc gia của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu Porter đưa ra bốn yếu tố trong mô hình viên kim cương của mình như sau (xem hình 1.1):

- Các điều kiện của yếu tố đầu vào:

Hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố sản xuất như lao động kỹ năng, cơ cấu hạ tầng v.v… chúng có liên quan đến cạnh tranh cho những ngành riêng

Các yếu tố này có thể chia thành các nhóm như nguồn nhân lực (trình độ học vấn, chi phí lao động, sự cam kết v.v…), các nguồn nguyên liệu (nguồn

Trang 6

- 6 -

nguyên liệu tự nhiên, không gian v.v…), nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng Các yếu tố này cũng bao gồm các yếu tố như chất lượng nghiên cứu trường đại học, sự bãi bỏ các quy định của thị trường lao động, khả năng chu chuyển nhanh của thị trường chứng khoán của quốc gia v.v…

Các yếu tố quốc gia này thường cung cấp những lợi thế cạnh tranh đầu tiên và từ đó lợi thế cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở này Mỗi quốc gia có một nhóm các điều kiện yếu tố cụ thể vì thế nên mỗi quốc gia sẽ phát triển những ngành công nghiệp mà nhóm điều kiện các yếu tố đầu vào của nó là tối ưu Điều này cũng giải thích được sự tồn tại của các quốc gia gọi là “quốc gia có nguồn lao động rẻ”, các nước nông nghiệp (đất nước rộng lớn với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào)

Michael Porter chỉ ra rằng các yếu tố này không phải có từ thiên nhiên hay được thừa hưởng mà nó có thể thay đổi hay phát triển Ví dụ như các sáng kiến về chính trị, tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi về văn hóa xã hội có thể hình thành nên những yếu tố đầu vào của quốc gia

- Các điều kiện của cầu:

Các điều kiện của cầu ảnh hưởng đến việc hình thành nên các điều kiện yếu tố đầu vào của quốc gia Chúng tác động đến không gian, xu hướng cải tiến và phát triển sản phẩm Theo Porter các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính chính sau: sự hỗn hợp (sự hỗn hợp giữa nhu cầu và sở thích người tiêu dùng), phạm vi và tốc độ phát triển, phạm vi và tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó truyền những sở thích từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài

- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan:

Một ngành công nghiệp thành công trên toàn thế giới có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan Những ngành công nghiệp cung cấp có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hóa các ngành ở những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá trị Bên

Trang 7

- 7 -

cạnh những nhà cung cấp, những ngành công nghiệp có liên quan cũng rất quan trọng Đây là những ngành công nghiệp có thể sử dụng và phối hợp các hoạt động riêng lẻ với nhau trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung (ví dụ như phần cứng, phần mềm v.v…)

- Chiến lược, cơ cấu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:

Đây là điều kiện của một quốc gia mà nó quyết định cách các công ty được thành lập, được tổ chức và được quản lý và nó quyết định các đặc điểm của cạnh tranh trong nước

Ở đây các lĩnh vực văn hóa đóng một vai trò quan trọng Ở các quốc gia khác nhau, các yếu tố như cơ cấu quản lý, đạo đức làm việc, các tác động qua lại giữa các công ty được hình thành khác biệt nhau Điều này sẽ cung cấp những lợi thế và bất lợi thế cho những ngành công nghiệp riêng

Các mục tiêu tập thể tiêu biểu nhất liên quan đến các mô hình cam kết của công nhân là một yếu tố tối quan trọng Nó bị ảnh hưởng mạnh của cấu trúc sở hữu và sự kiểm soát Ví dụ như các công ty tư nhân hoàn toàn hoạt động khác biệt so với các công ty nhà nước

Porter cho rằng các đối thủ cạnh tranh trong nước và việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong một quốc gia có thể giúp cung cấp các tổ chức các cơ sở để đạt được lợi thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu

Porter cho rằng các ngành kinh tế của quốc gia sẽ thành công nếu “hệ thống kim cương” này vận hành thuận lợi Tác động tương hỗ của các nhóm nhân tố này thúc đẩy sự phát triển của ngành và lợi thế của một yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và phát triển các nhóm yếu tố khác

1.1.2.4 Hệ thống chuỗi giá trị của Michael Porter:

Phân tích chuỗi giá trị mô tả các hoạt động mà tổ chức thực hiện, liên kết chúng tới vị thế cạnh tranh của tổ chức

Trang 8

- 8 -

Phân tích chuỗi giá trị mô tả các hoạt động trong và xung quanh tổ chức và liên hệ chúng tới việc phân tích các thế mạnh cạnh tranh trong tổ chức Vì thế nó đánh giá các giá trị nào mà các hoạt động riêng rẽ sẽ tăng thêm cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức Ý tưởng này được xây dựng dựa trên các yếu tố bên trong của tổ chức hơn là sự tập hợp các yếu tố về máy móc, thiết bị, con người và tài chánh Chỉ có những điều này được sắp xếp vào hệ thống và các hoạt động hệ thống, thì điều hoàn toàn có thể xảy ra là khách hàng có thể trả cho nó một cái giá cao hơn

Porter cho rằng khả năng để thực hiện những hoạt động riêng biệt này và để quản lý kết nối giữa các hoạt động này là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh

Cơ sở hạ tầng

Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Khả năng thu mua

Hình 1.2 Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter

Porter phân biệt các hoạt động chính yếu và các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động chính yếu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra và phân phối các sản phẩm và dịch vụ Chúng có thể phân thành 5 nhóm: hậu cần đầu vào (bao gồm việc tiếp nhận, bảo quản, kiểm soát hàng tồn kho, vận chuyển v…), hoạt động sản xuất (bao gồm vận hành máy móc, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra và tất cả các hoạt động khác tạo nên giá trị mà nó truyền giá trị từ khâu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng), hậu cần đầu ra (hoạt động đòi hỏi việc cung cấp thành phẩm đến tay khách hàng: kho bãi, hoàn tất đơn hàng, vận chuyển, quản trị phân phối), tiếp thị và bán hàng (các hoạt động liên quan đến việc tìm cách

Các hoạt động chính

Trang 9

- 9 -

làm cho khách hàng mua hàng bao gồm lựa chọn kênh phân phối, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, chính sách giá cả, quản trị bán lẻ v.v…) và dịch vụ (các hoạt động duy trì và gia tăng giá trị sản phẩm bao gồm hỗ trợ khách hàng, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, đào tạo, phụ tùng, nâng cấp v.v…) Mỗi một yếu tố này sẽ được liên kết để giúp đỡ các hoạt động nhằm cải tiến hiệu quả Có 4 lĩnh vực của hoạt động hỗ trợ: khả năng thu mua được (thu mua các nguyên liệu, dịch vụ, phụ tùng, văn phòng, máy móc v.v…), phát triển công nghệ thông tin (nhằm để hỗ trợ cho các hoạt động của chuỗi giá trị như nghiên cứu và phát triển, tiến trình tự động, thiết kế, tái thiết kế v.v…), quản lý nguồn nhân lực (các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, phát triển, đào tạo, bồi thường cho nhân viên và quản lý v.v…) và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp (bao gồm quản trị tổng quát, quản trị kế hoạch, luật pháp, tài chính, kế toán, đối ngoại, quản trị chất lượng

v.v…)

1.1.2.5 Quan điểm của Michael Porter về chiến lược cạnh tranh

Khi bàn về lợi thế cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành thì Michael Porter đã đưa ra 4 chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ như sau:

• Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation)

Chiến lược khác biệt hóa tập trung vào chọn lựa một hay nhiều tiêu chuẩn được sử dụng bởi người tiêu dùng trên thị trường và định vị công việc kinh doanh duy nhất để đáp ứng được những tiêu chuẩn đó Với chiến lược này thường kết hợp với việc bán hàng hóa với giá cả cao hơn thông thường là để phản ánh chi phí sản xuất cao hơn và giá trị gia tăng tăng thêm cho người tiêu dùng

Sự khác biệt hóa thường cung cấp với giá cao, phần tăng lên cao hơn chi phí sản xuất tăng thêm, điều này có thể tạo cho người tiêu dùng lý do chính đáng để mua sản phẩm có sự khác biệt hóa

• Chiến lược sản xuất với giá thấp (Cost Leadership)

Trang 10

- 10 -

Với chiến lược này, mục tiêu của doanh nghiệp, công ty là trở thành người sản xuất với giá thấp nhất trong ngành dựa vào quy mô sản xuất lớn Nhiều phân khúc thị trường trong ngành được cung cấp với mục tiêu giảm thiểu chi phí Nếu giá bán được bằng hoặc gần ngang với mức trung bình của thị trường thì nhà sản xuất với chi phí thấp sẽ có lợi nhuận cao nhất Chiến lược này thường áp dụng cho các công ty hoạt động có quy mô lớn, cung cấp những sản phẩm tiêu chuẩn với ít sự khác biệt hóa

• Chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa (Differentiation Focus)

Trong chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa, công ty nhắm vào sự khác biệt hóa chỉ trong một hoặc một số nhỏ các phân khúc thị trường mục tiêu Nhà sản xuất sẽ có cơ hội cung cấp cho khách hàng đặc biệt cần phân khúc này sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn khác so với các đối thủ cạnh tranh tập trung vào nhóm khách hàng lớn hơn Để thực hiện được chiến lược này, cần phải xác định được khách hàng cần và muốn sự khác biệt này

• Chiến lược tập trung vào chi phí (Cost Focus)

Với chiến lược này công ty tìm kiếm lợi thế về giá hạ chỉ trong một lượng nhỏ phân khúc thị trường Sản phẩm cơ bản và tương tự như các sản phẩm khác với giá bán cao hơn Chiến lược này gọi là chiến lược ăn theo (me too)

1.1.3 Cái nhìn mới về cạnh tranh

1.1.3.1 Cách nhìn của Michael E Porter

Ngày nay với chiến lược ăn theo hầu như không còn phù hợp nữa, các công ty nên tìm ra con đường để phát triển và xây dựng lợi thế hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế

Các công ty với chiến lược giá hạ nghĩ rằng họ phải có được thị phần lớn, đó là cách để chiến thắng Tuy nhiên vẫn có những công ty với thị phần nhỏ nhưng vẫn đạt được lợi nhuận lớn Do đó cách nghĩ trên là sai lầm Để một chiến lược phát huy tác dụng tối đa của nó thì cần phải gắn liền với sự tiến hóa của ngành đó

Trang 11

- 11 -

Với chiến lược khác biệt hóa, điều quan trọng là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ bao hàm các tính chất bất lợi mà còn bao hàm tính chất bất lợi khi so sánh với các chiến lược khác Có nghĩa là công ty phải làm sao tạo ra sự khác biệt mà các công ty khác khó có thể sao chép được, nếu không thì sản phẩm của công ty sẽ bị sao chép một cách dễ dàng

Ngày nay với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty cần phải thích nghi với sự thay đổi, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ công nghệ đến phương pháp quản lý Quan sát một số công ty lớn chúng ta cũng thấy rằng họ thường không thay đổi chiến lược cạnh tranh của họ nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng có sự thay đổi liên tục các chi tiết trong sản phẩm của họ, chi tiết dịch vụ nhằm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Tuy nhiên đôi khi cần thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình khi nhu cầu của nhóm khách hàng lớn thay đổi, ví dụ như đời sống kinh tế của khách hàng ngày càng được tăng cao thì nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ tốt hơn ngày càng được nâng lên, do đó công ty cần phát hiện kịp thời những phân khúc thị trường mới để thực hiện chiến lược cạnh tranh của mình cho phù hợp

Hiện nay vai trò của công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh của một công ty, công nghệ mới sẽ xóa sạch những lợi thế tiềm năng và vì thế lợi thế còn lại sẽ ngày càng quan trọng hơn

1.1.3.2 Những vấn đề lưu ý về lợi thế cạnh tranh

Mục đích của các doanh nghiệp hiện nay là tìm cách để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới, theo trình bày của Tôn Thất Nguyễn Thiêm – tiến sĩ xã hội học, kinh tế - trong giáo trình thị trường cơ cấu và chiến lược thì để gia tăng vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tập trung vào các vấn đề về: chất lượng về sản phẩm, thời gian, không gian, dịch vụ, thương hiệu và giá cả

• Chất lượng sản phẩm:

Trang 12

- 12 -

Khi bàn về chất lượng sản phẩm ông cho rằng đổi mới chất lượng sản phẩm liên tục là một cách để chứng minh với thị trường thực lực của doanh nghiệp vừa làm nản chí đối thủ cạnh tranh, hơn nữa việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm biến đổi ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Việc thay đổi thường xuyên chất lượng và chi tiết sản phẩm cũng nằm trong nội dung chiến lược khác biệt hóa của Michael Porter

• Chất lượng thời gian:

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, khi tung ra một sản phẩm mới, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành nhanh, vì thời cơ không chờ một ai cả, nếu không sẽ không kịp với các đối thủ Thời gian cần phải đảm bảo để hàng hóa có mặt trên thị trường đúng thời điểm, đúng theo nhu cầu của khách hàng, đó là điều sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng thời gian kịp lúc nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tăng thêm

• Chất lượng không gian:

Không gian ở đây chính là không gian khách hàng cần để thỏa mãn nhu cầu của mình chứ không phải không gian mà doanh nghiệp cần để trưng bày và bán sản phẩm

• Chất lượng dịch vụ

Nhằm để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty mình, chất lượng dịch vụ cần phải được chú trọng đúng mức, hãy luôn ghi nhớ khách hàng là thượng đế, do đó cần phải chú trọng 3 yếu tố chính trong chất lượng dịch vụ đó là cơ sở vật chất, con người và dịch vụ hậu mãi Trong đó cần quan tâm nhiều đến dịch vụ hậu mãi và thực hiện đúng như những gì đã cam kết với khách hàng

• Chất lượng thương hiệu

Đó chính là tiếng tăm của thương hiệu, tiếng tăm của doanh nghiệp được định hình qua một quá trình mà doanh nghiệp chứng minh được với khách hàng là sản phẩm dịch vụ của họ đã mang lại một giá trị gia tăng nhất định Do đó các doanh nghiệp cần nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường, xây dựng cho

Trang 13

- 13 -

mình hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới

• Chất lượng giá cả

Giá cả phải hợp lý và hợp thời, phù hợp với chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường phù hợp với từng chiến lược cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi

1.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

Hiện tại năng lực cạnh tranh của Việt Nam được xếp vào thứ 77 trên 104 nước vào năm 2004, đều này có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ đạt ở mức trung bình và đã tụt 17 hạng so với năm 2003 (đạt 3.23 điểm năm 2004) So với nước dẫn đầu về năng lực cạnh tranh – Phần Lan đạt 5.95 điểm thì năng lực cạnh tranh chúng ta càng thua xa

Bảng 1.1.: So sánh năng lực cạnh tranh của một vài quốc gia trên thế giới

Nguồn: Diễn đàn kinh tế Thế Giới (WEF) – Global Information Technology report 2004-2005

Trang 14

- 14 -

Cần phải nói thêm rằng năng lực cạnh tranh thể hiện qua chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), chỉ số GCI của chúng ta cũng thua xa một số nước Đông Nam Á như Singapore (xếp hạng 7 đạt 5.56 điểm), Malaysia (xếp hạng 31 đạt 4.88 điểm), Thai Lan (xếp hạng 34 đạt 4.58 điểm), Indonesia (xếp hạng 69 đạt 3.72 điểm) và Philippines (xếp hạng 76 đạt 3.51 điểm) Năm 2003 năng lực cạnh tranh của Việt Nam đứng trên Philippines nhưng đến năm 2004 năng lực cạnh tranh của Việt Nam thì tụt hơn Philippines đến 7 bậc

Ngoài chỉ tiêu này, năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng được đo bằng chỉ số cạnh tranh kinh doanh (BCI), chiến lược và hoạt động của công ty và chất lượng của môi trường cạnh tranh quốc gia Trong các chỉ tiêu này thì Việt Nam cũng thua xa so với các nước trong khu vực

Trong bảng 1.1 sẽ cho ta thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước đứng đầu trên thế giới và ở trong khu vực

Môi trường kinh doanh quốc gia của Việt Nam được đánh giá chưa phải là môi trường kinh doanh tốt, chỉ xếp hạng 79 trên tổng cộng 103 nước được xem xét Môi trường kinh doanh cũng một phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia

(Để tham khảo vị thế cạnh tranh của các nước khác, xin xem phụ lục 1)

1.3 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỖ MỸ 1.3.1 Một vài thông số kinh tế của nước Mỹ

- Dân số: Theo nguồn U.S Bureau of Economics Analysis thì dân số hiện tại của nước Mỹ là 293.655.404 người (năm 2004), ước tính đến năm 2050 dân số đạt đến 403,943,147 người Điều này cũng chứng tỏ được rằng Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn

- Tổng diện tích: 9,629,091.00 km2, diện tích này bằng một nửa diện tích của nước Nga, bằng 3/10 diện tích của Châu Phi, bằng một nửa diện tích của

Trang 15

- 15 -

Nam Mỹ, lớn hơn Trung Quốc một ít và rộng gấp 2.5 lần diện tích của Đông Âu

- Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP): 46.939,80 tỷ USD (năm 2004) - Thu nhập bình quân đầu người được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2: Thu nhập bình quân quốc dân trên đầu người của Mỹ

Thu nhập- GDP /người (USD) 30,575.00 30,804.00 31,472.00 32,937.00 - Cán cân vãng lai của Mỹ luôn luôn bị âm, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và các khoản thu nhập nước ngoài luôn luôn thấp hơn lượng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và các khoản chi thu nhập cho nước ngoài Theo như sơ đồ bên dưới, thì các giao dịch của cán cân vãng lai luôn luôn ở mức âm và ngày càng tăng, ví dụ như năm 2000 âm 100 tỷ USD thì năm 2004 âm gần 200 tỷ USD

Giao dịch tài khoản vãng lai của Mỹ

Đơn Vị: tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và các khoản thanh toán thu nhập

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và các khoản thu nhập

Cán cân vãng lai

Nguồn: Cục phân tích kinh tế Mỹ

Hình 1.3 Sơ đồ giao dịch tài khoản vãng lai của Mỹ

- Xét về chênh lệch giữa xuất và nhập hàng hóa thì Mỹ luôn luôn ở trong tình trạng nhập siêu, theo như sơ đồ bên dưới, càng ngày Mỹ nhập siêu càng

Trang 16

- 16 -

lớn, như năm 1999, hàng tháng Mỹ nhập siêu khoảng 20 tỷ USD thì đến năm 2005 có tháng Mỹ nhập siêu lên đến 60 tỷ USD

Cán cân thương mại về hàng hóa và dịch vụ

(hàng tháng, số liệu đã điều chỉnh) Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Cục phân tích kinh tế Mỹ

Hình 1.4 Sơ đồ cán cân thương mại về hàng hóa dịch vụ của Mỹ

1.3.2 Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ

Thị trường Mỹ là một trong những thị trường quan trọng nhất thế giới, triển vọng để buôn bán với thị trường Mỹ rất có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà xuất khẩu mặt hàng gỗ Do đó các nhà xuất khẩu gỗ trên thế giới sẽ có cơ hội rất lớn để gia tăng quan hệ làm ăn với đối tác Mỹ nếu họ biết nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ

Chỉ giữa năm 1996 và 2000, tốc độ tăng trưởng tăng thêm của hàng nhập khẩu Mỹ đối với mặt hàng tiêu dùng (furniture) tăng thêm 19.5% Lượng hàng nhập khẩu các sản phẩm gia dụng bằng gỗ đều gia tăng dần qua các năm, đặc biệt là lượng hàng gia tăng từ các nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu và ngày một gia tăng thị phần của mình trên thị trường Mỹ trong những năm gần đây

Trang 17

- 17 -

Theo như các số liệu dự báo thị trường, lượng tiêu thụ hàng furniture ở Mỹ sẽ gia tăng 25.5% từ năm 2005-2010 trong khi ở Liên Minh Châu Âu người

ta dự đoán tốc độ này chỉ gia tăng 12% (theo nguồn www.csilmilano.com)

Việc chi tiêu vào các sản phẩm gia dụng của dân Mỹ khác nhau ở các bang, việc chi tiêu hàng năm cao nhất được ghi nhận ở các bang miền Tây nước Mỹ, mức chi tiêu này cao hơn mức chi tiêu trung bình của nước Mỹ Hiện tại California được xem là thị trường quan trọng nhất về furniture của nước Mỹ Hai bang Texas và Floria là hai bang lớn của Mỹ đang tăng trưởng một cách đáng kể và là những thị trường đang hấp dẫn các nhà xuất khẩu Furniture

Theo số liệu thống kê ngoại thương Mỹ thì Canada là nước xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất về mặt hàng gỗ, với 4 tháng đầu năm năm 2005 họ đã xuất sang Mỹ tổng kim ngạch đạt 4,771,379,000 USD, tăng hơn cùng kỳ năm 2003 là 11.39%, kế đến là Trung Quốc với tổng kim ngạch trong 4 tháng đầu năm 2005 là 647,358,000 USD, tăng 42.14% so với cùng kỳ năm 2004 Như vậy có thể nói rằng Trung Quốc là nước đang ngày một chiếm dần thị phần của Mỹ đối với mặt hàng gỗ So với các nước Đông Nam Á, thì Việt Nam đứng sau Indonesia, Malaysia và Philippines Trong 4 tháng đầu năm năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 13,312,000 USD tăng 35.45% so với cùng kỳ năm 2004 và đứng ở vị trí thứ 29 trên thế giới (tính trong 4 tháng đầu

Nguồn: Số liệu thống kê ngoại thương của Mỹ

Hình 1.5 Sơ đồ thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ - xếp theo tiêu chuẩn NAICS-321

Trang 18

- 18 -

(Lưu ý: Tiêu chuẩn NAICS là tiêu chuẩn “hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ, 321 là mã dành cho hàng gỗ - wooden furniture)

Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ của Mỹ rất lớn và là một tiềm năng cho những nhà xuất khẩu, tính trong 4 tháng đầu năm năm 2005 lượng hàng gỗ Mỹ nhập khẩu đạt 7,720,699,000 USD tăng 17.6% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó thị trường Mỹ nhập khẩu lớn nhất là Châu Mỹ (Canada, Mexico) Cũng theo số liệu tính toán từ bảng phụ lục 2 ta nhận thấy, lượng hàng nhập khẩu của Mỹ từ châu Á trong 4 tháng đầu năm 2005 chỉ đạt 12.86% so với trên toàn thế giới Trong khi đó lượng hàng nhập khẩu gỗ của Mỹ từ Châu Âu chỉ đạt được 8.8%, chỉ tính riêng thị trường nhập khẩu từ Canada đã chiếm đến 61.80% (Vui lòng xem số liệu trong bảng phụ lục 2)

1.3.3 Một số lưu ý khi tham gia kinh doanh buôn bán với thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là một thị trường tương đối khó tính, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp biết được và tìm hiểu các quy định, yêu cầu của Mỹ khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thì việc kinh doanh thì họ sẽ vượt qua được rào cản này Ở đây người nghiên cứu xin đưa ra một số điểm mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý như sau:

- Các quy định về kê khai hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, sự kê khai phải chính xác, rõ ràng và đầy đủ thông tin

- Những quy định về bao bì hàng hóa, nhãn mác, đóng gói và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm nếu sản phẩm có thể gây nguy hiểm trong sử dụng

- Những quy định về hóa đơn thương mại, cách ghi tên hàng, hàng hóa và những quy định về chất lượng, xử lý hàng hóa v.v…

(Để tìm hiểu thêm một vài quy định cụ thể về hàng hóa xuất sang thị trường Mỹ, xin mời xem phụ lục 3 – Một số quy định của Mỹ về nhập khẩu sản phẩm gỗ)

Trang 19

- 19 -

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GỖ Ở THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh vào thị truờng Mỹ trong thời gian qua

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thời gian gần đây đã vươn lên thành một trong bảy ngành dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ ra thị trường Mỹ

Nhìn chung Mỹ là thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ cho cả nước nói riêng và cho các tỉnh phía Nam nói chung Hiện tại Bình Dương được xem là tỉnh có doanh số xuất khẩu các sản phẩm gỗ cao nhất cả nước, kế đến các tỉnh có doanh số xuất khẩu gỗ cũng khá cao đó là Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai

Cùng với EU và Nhật Bản, Mỹ hiện tại là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng gỗ (trong đó chủ yếu là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đồng Nai) Trong năm 2004, xuất khẩu hàng furniture của Việt Nam sang Mỹ đạt 374 triệu USD so với chỉ 1 triệu USD năm 1998, xếp hạng thứ 10 những nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ

Nguồn: US Department of Commerce

Hình 2.1 Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu hàng furniture của Việt Nam sang Mỹ

Trang 20

- 20 -

Qua sơ đồ trên ta nhận thấy tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng gia tăng một cách đáng kể, năm 2003 từ 177 triệu USD đã tăng lên 374 triệu USD trong năm 2004 (tăng 111,23%)

Trong xu thế phát triển chung của toàn nước đối với mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, có thể nói doanh số xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2005 đã tăng lên 119.35% so với cùng kỳ năm 2004 Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh trọng điểm phía Nam theo đó cũng gia tăng đáng kể

Bảng dưới đây liệt kê thị trường các nước mà doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang trong 5 tháng đầu năm 2005 và so với cùng kỳ năm 2004

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Trang 21

- 21 -

Nhìn vào bảng trên ta cũng nhận thấy được rằng lượng tăng xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ đang ở mức rất cao, điều này cũng khẳng định được rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu rất có triển vọng mà Việt Nam cần phải đầu tư và thâm nhập vào

Theo thương vụ Việt Nam tại Mỹ, ước tính trong năm 2005 lượng hàng gia dụng gỗ của Việt Nam sang Mỹ ước tính đạt khoảng 500-550 triệu USD, tăng gần 50% so với năm 2004 (năm 2004, kim ngạch nội thất đồ gỗ nước ta sang thị trường này là khoảng 360 triệu USD)

Hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã bắt đầu có xu hướng chuyển nguồn cung cấp từ Trung Quốc sang Việt Nam Với diễn biến mới này, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam trong những tháng tới sẽ có bước đột phá mạnh

Thời gian qua, số lượng các nhà nhập khẩu gỗ Hoa Kỳ sang khảo sát tình hình sản xuất gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng và nhiều doanh nghiệp đã đặt hàng đem về Hoa Kỳ để giới thiệu và tìm hiểu phản ứng của thị trường

Sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ mới xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ từ cuối năm 2001 và hiện sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ đứng thứ 12 tại thị trường này, chiếm 0,86% tỷ trọng trong khối lượng nhập khẩu đồ gỗ tại đây

Yêu cầu của đối tác Mỹ đặt ra cho hàng xuất khẩu rất cao Họ thường khảo sát thị trường xem xét nhà xưởng, năng lực sản xuất rồi mới đi đến quyết định đặt hàng

Khi soạn thảo hợp đồng, hầu hết các doanh nghiệp Mỹ đều đưa ra những quy định rất rõ ràng về chủng loại gỗ, kích cỡ sản phẩm

Theo như kết quả khảo sát điều tra của tôi và một số bạn ở cơ sở II, trường Đại Học Ngoại Thương thực hiện trong tháng 4 năm 2005, số lượng doanh nghiệp điều tra là 370 doanh nghiệp của một số doanh nghiệp trên địa bàn

Trang 22

- 22 -

thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận thì có đến 82% doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tăng đều trong 3 năm gần đây

Cũng theo số liệu điều tra này thì số doanh nghiệp xuất sang thị trường Mỹ rất cao (121 doanh nghiệp chiếm 17.5%), chỉ sau các nước EU (158 doanh nghiệp, chiếm 23.2%)

(Xem phụ lục 4, kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và khu vực lân cận)

Hiện nay trên cả nước có khoảng 1200 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến khoảng 50% và chiếm đến khoảng 70% năng lực chế biến và tốc độ phát tăng trưởng trên 70%/năm Do đó có thể khẳng định rằng thành phố Hồ Chí Minh là một trong những khu vực đứng đầu về xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ

2.2 Ưu thế của thành phố Hồ Chí Minh, ưu thế khác biệt so với các khu vực trong nước

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước Qua 10 năm phát triển (1991 – 2000), tỷ trọng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất của cả nước, là nơi có nhiều cơ hội để các doanh

Trang 23

Cơ cấu khu vực kinh tế trong GDP của thành phố Hồ Chí Minh cũng rất khác biệt so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh:

Bảng 2.3: So sánh cơ cấu kinh tế của Hồ Chí Minh so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước năm 1995 và 2000

Tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp và dịch vụ của TPHCM, VKTTĐPN và cả nước giai đoạn 2001 – 2010

Trang 24

- 24 -

Bảng2.4: So sánh tốc độ tăng trưởng của Hồ Chí Minh so với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước và dự báo cho thời kỳ 2006-2010

Một Thành phố có số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 và mức sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên 3.000USD), Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của cả nước

Từ nay đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông – Tây, đường Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn Thành phố, … đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng cũng như gia tăng khách du lịch bằng đường bộ

Với vị thế về vị trí địa lý và với vai trò là trung tâm phát triển của cả nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ có rất nhiều ưu thế về lợi thế cạnh tranh so với các vùng khác trong nước

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Các yếu tố nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 25

- 25 -

2.3.1.1 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ

Hoạch định chiến lược là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình Việc ứng dụng quy trình hoạch định chiến lược, hầu như cho đến nay mới chỉ là "mảnh đất riêng" của các doanh nghiệp lớn Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạch định chiến lược có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm đến công tác này

Theo số liệu thống kê của diễn đàn kinh tế thế giới, trong bảng báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu 2004-2005, chiến lược và hoạt động công ty của Việt Nam đứng hạng 81 trên thế giới, thua xa Singapore xếp hạng 13, Malaysia xếp hạng 28, Trung Quốc xếp hạng 39 và Phillipines xếp hạng 50

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ vừa và nhỏ không có chiến lược cạnh tranh rõ ràng, có một số doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh, và chỉ làm hàng theo yêu cầu của khách hàng, theo những mẫu mã đã có sẵn từ phía khách hàng Tuy biết rằng thị trường Mỹ là một thị trường lớn và tiềm năng, các công ty vẫn cứ hoạch định là thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng không có một chiến lược khả thi để thâm nhập vào thị trường này Có thể quy cho những nguyên nhân sau:

- Do không có thời gian: ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh

nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn

- Do không quen với việc hoạch định chiến lược: có nhiều chủ doanh

nghiệp chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho rằng chiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ

Trang 26

- 26 -

- Do thiếu kỹ năng: các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ

nên thường thiếu những kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược, ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn

- Do thiếu niềm tin: có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với

những thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấy không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài

Những lý do trên làm cho hoạch định chiến lược ngày càng trở nên mờ nhạt trong quan niệm của các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Vậy làm thế nào để hoạch định chiến lược thực sự có một chỗ đứng như nó cần phải có trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Do không có chiến lược cạnh tranh rõ ràng nên việc khẳng định và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới là một vấn đề khó khăn và cần phải khắc phục

2.3.1.2 Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên liệu gỗ, nguyên liệu đầu vào tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nguồn nguyên liệu gỗ hiện tại có được từ nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (từ rừng trồng và rừng tự nhiên) và nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3 gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000m3 gỗ rừng tự nhiên

Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70% năng lực sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu trong cả nước, do đó nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu cũng rất cao (chiếm đến 70%)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai

Trang 27

- 27 -

thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại

Trang 28

- 28 -

cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam

Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD) Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia v.v ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (Forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha; sáng kiến rừng bền vững Mỹ (the American Sustainable Forestry Initiative) với 38 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha

Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi các tiêu chí của tổ chức phi chính phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì lợi ích lâu dài các mặt: xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau Để vào được các thị trường lớn như: EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước - trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC Do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam Thị trường gỗ của Malaysia, New Zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các thị trường Việt Nam đang hướng tới Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng

Trang 29

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn

Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể Theo ước tính của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu ha (FAO, 2001) Ở Việt Nam, năm 1943 tổng diện tích rừng cả nước khoảng 14,3 triệu ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có rừng khoảng 8 triệu ha Môi trường sống của nhiều loài động, thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng

Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả

Trang 30

- 30 -

cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản – giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững Giấy chứng chỉ này là thông điệp bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm rừng của đơn vị được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng (FSC) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỷ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có FSC Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu các nhà cung cấp của họ cung cấp cho họ gỗ đã được chứng chỉ

Trang 31

- 31 -

Có thể nêu đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu vực rừng đó đã được chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự Bước thứ 2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp các lâm sản khác Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA sẽ thiết lập một hệ thống cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm nó tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể

2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Có thể nói rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu gỗ Chất lượng nguồn nguyên liệu tốt thì sẽ dẫn đến chất lượng của sản phẩm tốt Theo đánh giá của các đối tác nước ngoài thì sản phẩm gỗ của Việt Nam so về chất lượng và kiểu dáng thì không thua kém gì so với các sản phẩm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia v.v…

Tuy nhiên vấn đề quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được thực hiện một cách chặt chẽ Chất lượng sản phẩm được hình thành từ các khâu riêng biệt của quá trình sản xuất, các khâu của quá trình sản xuất thường bao gồm:

- Khâu kiểm tra nguồn nguyên liệu gỗ, kiểm tra chất lượng sản phẩm gỗ, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm gỗ từ khâu sấy gỗ, ra phôi v.v… Các vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp không đạt được về mặt chất lượng như độ ẩm của sản phẩm, độ đồng màu của sản phẩm, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm

Trang 32

- 32 -

v.v… Hiện nay theo quy định chung của các khách hàng Mỹ, độ ẩm của sản phẩm gỗ thành phẩm an toàn là nhỏ hơn 12% cho sản phẩm trong nhà và nhỏ hơn 16-17% cho sản phẩm ngoài trời (độ ẩm này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên mua và bán) Do đó việc kiểm tra độ ẩm gỗ ngay từ khâu ra phôi là rất quan trọng, vì giải pháp để khắc phục giảm độ ẩm của sản phẩm khi là thành phẩm là rất khó khăn Vấn đề này được giải quyết từ khâu sấy gỗ

- Khâu kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, từng công đoạn một

- Khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói v.v…

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng nhiều đến khâu kiểm tra chất lượng cho từng công đoạn và các sai sót trong quá trình sản xuất trong từng khâu là khó phát hiện được

Ngoài ra chất lượng của các thành phần phụ (accessories) cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm mà vấn đề này chưa được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm

Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ FSC ngày một lớn không chỉ ở các nước Châu Âu mà là ở Mỹ là một nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, trong khi số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được chứng chỉ này không nhiều, đây là lý do khiến cho việc thâm nhập vào thị trường Mỹ khó khăn so với các doanh nghiệp lớn khác như Scancom, Ikea v.v… và các nước trong khu vực

Với cùng một loại gỗ như gỗ dầu (Keruing), nhưng loại gỗ có nguồn gốc FSC luôn luôn mắc hơn gỗ không có nguồn gốc FSC (đôi khi mắc hơn đến 1.5 lần) nhưng các công ty nước ngoài sẵn sàng mua với loại gỗ FSC

Điều kiện để doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm với loại gỗ FSC (thông thường sản phẩm được đóng biểu tượng FSC lên) thì bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng chỉ công nhận của quốc tế - chứng chỉ COC (Chuỗi hành trình của sản phẩm) và phải có số COC Ngoài cạnh được công nhận

Trang 33

- Kiểm tra trong sản xuất

- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho - Việc bán hàng

Ngoài ra doanh nghiệp phải có chứng từ phù hợp chứng minh thành phẩm có nguồn gốc từ rừng trồng và được xuất trình cho cơ quan thẩm tra khi có yêu cầu

Theo kết quả thống kê của tôi và sinh viên Trường Đại Học Ngoại Thương thực hiện trên các doanh nghiệp phía Nam, chỉ có khoảng 40% số doanh nghiệp cho rằng chất lượng sản phẩm gỗ là một trong những lợi thế cạnh tranh của họ

2.3.1.4 Khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp

Có thể nói giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Giá cả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá thành để sản xuất ra sản phẩm Đối với những mặt hàng gỗ tiêu dùng thông dụng, những mặt hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được thì giá cả là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài Các yếu tố đầu vào quyết định đến tính cạnh tranh của giá cả bao gồm:

- Nguồn nhân công của doanh nghiệp:

Có thể nói nguồn lực lượng lao động của cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tương đối rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Malaysia,

Trang 34

- 34 -

Đài Loan, Hồng Kông, Singapore v.v… Một số lượng rất lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị Trường Mỹ là doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Singapore v.v… họ qua Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh giá lao động rẻ

Tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ ở mức khoảng trên 500 USD/năm, thì điều này cũng chứng tỏ được rằng giá lao động của Việt Nam tương đối rẻ Ở thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê công nhân chỉ khoảng 1.5USD- 2 USD một ngày trong khi đó giá thuê nhân công ở các tỉnh miền Trung lại càng thấp hơn chỉ khoảng 1USD/ngày Thu nhập đầu người của Việt Nam thua xa các nước Việt Nam đang đối đầu trong cạnh tranh quốc tế trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, v.v…

Chỉ số GNI cũng một phần nào phản ánh được giá cả lao động của các nước trong khu vực, mức độ phát triển của một quốc gia và thu nhập của mỗi người dân và tất nhiên là chi phí lao động luôn luôn gắn liền với thu nhập bình quân trên đầu người Qua bảng thống kê trong phụ lục 5 có thể dễ dàng nhận thấy GNI/người của Việt Nam (năm 2003) chỉ có 480 USD/năm, trong khi Trung Quốc là 1,094 USD, Malaysia là 4,164 USD và cũng dễ dàng nhận thấy rằng so với các nước trong khu vực (trừ Campuchia, Lào và Myanma), GNI/người của Việt Nam thấp hơn nhiều các nước này, điều này cũng phản ánh chi phí lao động của Việt Nam so với các nước này rất cạnh tranh, đặc biệt là nguồn lao động thủ công Ở đây cũng xin nói rõ rằng chi phí lao động thủ công chính là yếu tố chính cấu thành nên chi phí của sản phẩm đối với mặt hàng gỗ, đều này cũng là một yếu tố chính quyết định khả năng cạnh tranh của ngành hàng chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và của Hồ Chí Minh nói riêng

- Giá cả nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp:

Theo như phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào gỗ nhập khẩu Có đến 80% nhu cầu về gỗ phải nhập khẩu từ các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia, Lào, Cam pu chia v.v… và hầu như

Trang 35

- 35 -

tất cả gỗ mang nguồn gốc rừng trồng (FSC) phải được nhập từ Bắc Mỹ, Ba Lan, Phần Lan, Châu Phi, v.v… Do đó có thể khẳng định rằng giá cả nguyên liệu của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực và điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cả sản phẩm và giảm tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực

Trong những năm gần đây theo đánh giá của các doanh nghiệp ở phía Nam, giá nhập khẩu gỗ tăng từ 10-30%, điều này sẽ tăng thêm giá thành sản xuất sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ

Theo thời báo kinh tế ngày nay (ngày 19/05/2005), giá các loại gỗ MDF tăng từ 210 USD lên 250 USD/m3 Các loại gỗ thông mua từ Bắc Âu tăng từ 180 USD lên 205 USD/m3 Các loại ván, gỗ nguyên liệu khác như Falcat tăng từ 265 USD lên 330 USD/m3, PB tăng từ 130 USD lên 160 USD/m3…

Mặt khác với nhu cầu sử dụng gỗ FSC ngày càng cao trong khi đó ở Việt Nam chưa có khu rừng nào đạt được chứng chỉ FSC, cho nên tất cả nguyên liệu gỗ FSC phải được nhập từ nước ngoài, do đó giá cả nguyên liệu rất cao do phải tốn tiền vận chuyển, chi phí nhập khẩu v.v…

Cũng theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, có đến 64% doanh nghiệp cho rằng giá cả nguyên liệu gỗ nhập khẩu cao hơn so với trong nước

Có thể quy cho việc tăng giá gỗ gồm một số nguyên nhân sau:

- Đa số khách hàng nước ngoài chỉ ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gỗ đặc chuẩn nên các loại gỗ trong nước không đáp ứng được yêu cầu

- Cầu đang vượt cung về nguyên liệu gỗ xuất khẩu, do các nguyên nhân sau:

+ Trên khắp thế giới người ta ngày càng quan tâm đến việc khai thác bất hợp lý rừng, đặc biệt là việc phá huỷ rừng nhanh chóng từ các rừng nhiệt đới Điều này có nghĩa là việc cung cấp gỗ cứng từ những rừng này giảm dần trong

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:06

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Mô hình viên kim cương của Michael Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Hình 1.1.

Mô hình viên kim cương của Michael Porter Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 1.2. Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Hình 1.2..

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter Xem tại trang 8 của tài liệu.
mình hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới.  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

m.

ình hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.2: Thu nhập bình quân quốc dân trên đầu người của Mỹ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 1.2.

Thu nhập bình quân quốc dân trên đầu người của Mỹ Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 1.4. Sơ đồ cán cân thương mại về hàng hóa dịch vụ của Mỹ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Hình 1.4..

Sơ đồ cán cân thương mại về hàng hóa dịch vụ của Mỹ Xem tại trang 16 của tài liệu.
2.1. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh vào thị - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

2.1..

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh vào thị Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng dưới đây liệt kê thị trường các nước mà doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang trong 5 tháng đầu năm 2005 và so với cùng kỳ năm 2004 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng d.

ưới đây liệt kê thị trường các nước mà doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang trong 5 tháng đầu năm 2005 và so với cùng kỳ năm 2004 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của Hồ Chí Minh so với cản ước qua 5 năm.  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.2.

So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của Hồ Chí Minh so với cản ước qua 5 năm. Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2.2. Sơ đồ so sánh các chỉ tiêu của thành phố Hồ Chí Minh so với cản ước qua các năm  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Hình 2.2..

Sơ đồ so sánh các chỉ tiêu của thành phố Hồ Chí Minh so với cản ước qua các năm Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.3: So sánh cơ cấu kinh tế của Hồ Chí Minh so với vùng kinh tế - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.3.

So sánh cơ cấu kinh tế của Hồ Chí Minh so với vùng kinh tế Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng2.4: So sánh tốc đột ăng trưởng của Hồ Chí Minh so với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước và dự báo cho thời kỳ  2006-2010 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.4.

So sánh tốc đột ăng trưởng của Hồ Chí Minh so với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước và dự báo cho thời kỳ 2006-2010 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.5. Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam qua các năm - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.5..

Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam qua các năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.6. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các nước/khu vực (đvt:1.000 USD)  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.6..

Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các nước/khu vực (đvt:1.000 USD) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hồ Chí Minh so với các nước trong khu vực.  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

Bảng 2.7.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hồ Chí Minh so với các nước trong khu vực. Xem tại trang 48 của tài liệu.
1. Chiến lược phát triển/ Chiến lược  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf

1..

Chiến lược phát triển/ Chiến lược Xem tại trang 48 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan