MỤC LỤC
Mục đích của các doanh nghiệp hiện nay là tìm cách để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới, theo trình bày của Tôn Thất Nguyễn Thiêm – tiến sĩ xã hội học, kinh tế - trong giáo trình thị trường cơ cấu và chiến lược thì để gia tăng vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tập trung vào các vấn đề về: chất lượng về sản phẩm, thời gian, không gian, dịch vụ, thương hiệu và giá cả. Khi bàn về chất lượng sản phẩm ông cho rằng đổi mới chất lượng sản phẩm liên tục là một cách để chứng minh với thị trường thực lực của doanh nghiệp vừa làm nản chí đối thủ cạnh tranh, hơn nữa việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm biến đổi ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.
Lượng hàng nhập khẩu các sản phẩm gia dụng bằng gỗ đều gia tăng dần qua các năm, đặc biệt là lượng hàng gia tăng từ các nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu và ngày một gia tăng thị phần của mình trên thị trường Mỹ trong những năm gần đây. Việc chi tiêu vào các sản phẩm gia dụng của dân Mỹ khác nhau ở các bang, việc chi tiêu hàng năm cao nhất được ghi nhận ở các bang miền Tây nước Mỹ, mức chi tiêu này cao hơn mức chi tiêu trung bình của nước Mỹ.
(Lưu ý: Tiêu chuẩn NAICS là tiêu chuẩn “hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ, 321 là mã dành cho hàng gỗ - wooden furniture). Trong khi đó lượng hàng nhập khẩu gỗ của Mỹ từ Châu Âu chỉ đạt được 8.8%, chỉ tính riêng thị trường nhập khẩu từ Canada đã chiếm đến 61.80%.
Nhìn vào bảng trên ta cũng nhận thấy được rằng lượng tăng xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ đang ở mức rất cao, điều này cũng khẳng định được rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu rất có triển vọng mà Việt Nam cần phải đầu tư và thâm nhập vào. Thời gian qua, số lượng các nhà nhập khẩu gỗ Hoa Kỳ sang khảo sát tình hình sản xuất gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng và nhiều doanh nghiệp đã đặt hàng đem về Hoa Kỳ để giới thiệu và tìm hiểu phản ứng của thị trường.
Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn Một Thành phố có số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 và mức sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên 3.000USD), Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của cả nước. Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông – Tây, đường Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn Thành phố, … đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng cũng như gia tăng khách du lịch bằng đường bộ.
Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu vực rừng đó đã được chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Do đó, xét về mặt thương hiệu, mặt hàng gỗ của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là kém cạnh tranh hơn hẵn so với các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc v.v… và một số doanh nghiệp ở nước ngoài tận dụng cạnh tranh về mặt giá cả của Việt Nam với thương hiệu của mình đã thiết lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc mua các sản phẩm gỗ của Việt Nam để xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, theo như hàng năm, đối với mặt hàng xuất khẩu gỗ, mùa cao điểm (mùa khách hàng đặt hàng nhiều) bao gồm từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, do đó trong mùa cao điểm các doanh nghiệp thường luôn luôn giao hàng không đúng trong hợp đồng (trung bình trễ từ 1-2 tuần/đơn hàng). Đã có không ít doanh nghiệp giao hàng trễ và bị phạt hợp đồng hoặc là bị hủy hợp đồng. Một nghịch lý là ngày nay vấn đề giao dịch hoàn toàn được thực hiện qua email là chủ yếu, nhưng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất xa lạ với việc sử dụng email trong giao dịch hằng ngày. Các công cụ bán hàng và tiếp thị cho thị trường Mỹ của các doanh nghiệp đa số là chưa hoàn chỉnh, đa số các doanh nghiệp bán hàng qua trung gian, sản xuất theo đơn hàng và mẫu mã của khách hàng. 2.3.2 Các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Tp. Hồ Chí Minh. Các yếu tố môi trường vĩ mô:. Yếu tố của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một ngành. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển năng động nhất của cả nước và là một đầu tàu, mũi nhọn trong việc đưa nền kinh tế của đất nước đi. Tốc độ phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ tăng trưởng rất cao trong những năm gần đây và là một trong bảy ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lọt vào câu lạc bộ “1 tỷ USD” về doanh số xuất khẩu trong năm 2004. ADB Reports, Publications by Ministry of Planning and Investment).
Tuy nhiên nhìn trên phương diện cạnh tranh rộng hơn, ra khỏi phạm vi quốc gia, so với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực, ở đây có thể kể đến một vài nước mà chúng ta chịu sự cạnh tranh gay gắt như Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ bổ sung cho sản phẩm gỗ như các vật liệu bằng sắt, nhôm, inox v.v… không phải bao giờ cũng dễ tìm kiếm ở Việt Nam, hầu hết các sản phẩm, nguyên liệu này đều được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v… và Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh đối với những nguồn nguyên liệu này. Chính những khó khăn về các ngành công nghiệp có liên quan và sự bất ổn định của nhà cung cấp nguyên liệu là một trong những lý do khiến cho các doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh kém cạnh tranh hơn so với một vài nước trong khu vực.
Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 03/12/2002 thì chương trình mục tiêu ngành chế biến gỗ cũng đã triển khai và thực hiện một số kế hoạch liên quan đến việc trồng rừng, xây dựng trung tâm thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, trung tân đào tạo công nghiệp chế biến gỗ, đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện quy trình quản lý chất. Ngoài ra, việc tiếp cận thị trường Mỹ cũng nên được thực hiện qua nhiều nguồn khác nhau như các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam, phòng thương mại, Bộ thương mại của Việt Nam, đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam ở Mỹ hoặc từ website, internet v.v… Qua cuộc khảo sát ta thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc thâm nhập, tìm kiếm khách hàng qua các tổ chức xúc tiến của chính phủ và phi chính phủ. Ví dụ chiến lược tập trung vào sự khác biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ, thu hút một phân khúc thị trường nhất định, giá có thể cao nhưng tạo được sự khác biệt hóa trong sản phẩm, chiến lược giá hạ áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, sản xuất đại trà, những mặt hàng thông dụng v.v….
9 Nhà nước ban hành mới và chỉnh sửa các luật hiện có để tạo sự thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật, phù hợp với hệ thống luật quốc tế và những cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, giúp các doanh nghiệp cả Việt Nam và các đối tác Hoa Kỳ yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, tích cực đầu tư và tìm kiếm các đối tác thương mại tại Việt Nam.