Giải pháp nâng cao thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 60 - 62)

- Nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa.

3.2.4.Giải pháp nâng cao thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp

PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3.1 Định hướng phát triển của ngành chế bi ế n g ỗ

3.2.4.Giải pháp nâng cao thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp

* Cơ sở đề xuất giải pháp.

- Thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được biết đến. - Các doanh nghiệp chưa coi trọng việc phát triển thương hiệu

- Các sản phẩm xuất khẩu thường qua trung gian và mang thương hiệu nước thứ ba.

* Thực hiện.

Các doanh nghiệp đã đến lúc nên coi trọng thương hiệu của sản phẩm mình và có chiến lược cụ thểđể giới thiệu thương hiệu của sản phẩm mình trên thị trường quốc tế và Mỹ. Để dễ dàng hơn trong việc nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp nên thực hiện các yêu cầu sau:

- 61 -

- Liên lạc với hội bảo hộ thương hiệu Việt thành phố Hồ Chí Minh, trang web thương hiệu Việt hay phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để

có sự hỗ trợ trong kế hoạch nâng cao thương hiệu của mình. Tháng bảy năm 2005. thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm chọn một số doanh nghiệp có nhiều năm đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và có chiến lược xuất khẩu rõ ràng và thị trường xuất khẩu ổn định để ủng hộ tài chính trong việc quảng bá thương hiệu Việt, trong thời gian tới chương trình này sẽ được tiến hành rộng rãi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá danh hiệu của mình.

- Luôn luôn đề cao thương hiệu doanh nghiệp trong xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, nhãn mác của mình trên sản phẩm và tránh sử dụng thương hiệu hay nhãn mác của người mua đối với những mẫu mã hàng hóa độc quyền của mình.

- Nâng cao hình ảnh, chất lượng của công ty, công ty nên tập trung nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của mình. Đối tác Mỹ chỉ có thể yên tâm làm ăn với công ty nào đã đạt chứng chỉ

chất lượng sản xuất nhà máy. Do đó các doanh nghiệp nên hệ thống và sắp xếp lại quy trình sản xuất, liên lạc với tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tếđểđược

đánh giá nhà máy, mục đích là đạt được các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO).

- Chứng chỉ COC cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ FSC và tạo ra các sản phẩm gỗ FSC. Đây là một yêu cầu ngày càng lớn của các đối tác và người tiêu dùng Mỹ nói chung và Châu Âu nói riêng. Các doanh nghiệp cũng nên liên kết với các cơ quan quốc tếđểđược đánh giá và xét được cấp chứng chỉ này khi có nhu cầu.

- Phong cách hoạt động chuyên nghiệp (có trang web để quảng bá hình

ảnh sản phẩm của mình, các bảng báo giá, cơ sở dữ liệu khoa học v.v…) cũng là cách để nâng cao chất lượng thương hiệu của mình.

- 62 -

- Càng ngày nâng cao thương hiệu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. - Giảm khâu mua bán qua trung gian và chuyển sang bán trực tiếp cho khách hàng qua việc phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 60 - 62)