Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 26 - 31)

- 23 Chỉ tiêu so v ớ i c ả n ướ c

2.3.1.2.Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên liệu gỗ, nguyên liệu đầu vào tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nguồn nguyên liệu gỗ hiện tại có được từ nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (từ rừng trồng và rừng tự nhiên) và nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3 gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000m3 gỗ rừng tự nhiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70% năng lực sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu trong cả nước, do đó nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu cũng rất cao (chiếm đến 70%)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ. Để

- 27 -

thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất

đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.

Bảng 2.5. Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam qua các năm

Năm Tổng số ( Nghìn m3 ) Chỉ số phát triển ( Năm trước =100 ) - % 1990 3445.5 105.6 1991 3209.6 93.2 1992 2686.5 83.7 1993 2883.8 107.3 1994 2853.2 98.9 1995 2793.1 97.9 1996 2833.5 101.4 1997 2480.0 87.5 1998 2216.8 89.4 1999 2122.5 95.7 2000 2375.6 111.9 2001 2397.2 100.9 2002 2504.0 104.5 2003 2500.0 99.8 Nguồn: Tổng cục thống Kê

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại

- 28 -

cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD)... Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự

nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia v.v... ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong

đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (Forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha; sáng kiến rừng bền vững Mỹ (the American Sustainable Forestry Initiative) với 38 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha.

Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi các tiêu chí của tổ chức phi chính phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì lợi ích lâu dài các mặt: xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau. Để vào được các thị trường lớn như: EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước - trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử

dụng chứng chỉ FSC. Do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, New Zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các thị trường Việt Nam đang hướng tới. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng.

- 29 -

Bảng 2.6. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các nước/khu vực (đvt:1.000 USD) Nước/khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Campuchia 11.698 17.580 28.022 28.9000 Indonesia 20.431 22.718 14.475 17.3000 Lào 36.024 34.778 36.181 Malaysia 27.560 30.438 61.448 59.500 Thái Lan 9.295 5.753 11.114 Singapore 11.018 2.779 5.222 Đài Loan 4.361 6.399 11.265 New Zealand 2.796 4.154 8.885 Mỹ 745 4.934 16.658 17.3000 Các nước khác 27.654 31.779 56.417 Tổng cộng 151.582 161.312 249.687 250.000 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ

ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn.

Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v... nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất

đi khoảng 9 triệu ha (FAO, 2001). Ở Việt Nam, năm 1943 tổng diện tích rừng cả

nước khoảng 14,3 triệu ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động, thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự

nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả

- 30 -

cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản – giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã đáp ứng

đầy đủ những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững. Giấy chứng chỉ này là thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điệp bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm rừng của đơn vị được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng (FSC) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng

đã gia tăng với tỷ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có FSC. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ

Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu các nhà cung cấp của họ cung cấp cho họ gỗ đã được chứng chỉ.

- 31 -

Có thể nêu đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không

được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu vực rừng đó đã được chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Bước thứ 2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp các lâm sản khác. Để kiểm tra các thành tựu

đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA sẽ thiết lập một hệ thống cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm nó tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 26 - 31)