Khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 33 - 37)

- 23 Chỉ tiêu so v ớ i c ả n ướ c

2.3.1.4. Khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp

Có thể nói giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá cả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá thành để sản xuất ra sản phẩm. Đối với những mặt hàng gỗ tiêu dùng thông dụng, những mặt hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được thì giá cả là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như

nước ngoài. Các yếu tố đầu vào quyết định đến tính cạnh tranh của giá cả bao gồm:

- Nguồn nhân công của doanh nghiệp:

Có thể nói nguồn lực lượng lao động của cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tương đối rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Malaysia,

- 34 -

Đài Loan, Hồng Kông, Singapore v.v… Một số lượng rất lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị Trường Mỹ là doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Singapore v.v… họ qua Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh giá lao

động rẻ.

Tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ ở

mức khoảng trên 500 USD/năm, thì điều này cũng chứng tỏđược rằng giá lao động của Việt Nam tương đối rẻ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê công nhân chỉ

khoảng 1.5USD- 2 USD một ngày trong khi đó giá thuê nhân công ở các tỉnh miền Trung lại càng thấp hơn chỉ khoảng 1USD/ngày. Thu nhập đầu người của Việt Nam thua xa các nước Việt Nam đang đối đầu trong cạnh tranh quốc tế trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, v.v…

Chỉ số GNI cũng một phần nào phản ánh được giá cả lao động của các nước trong khu vực, mức độ phát triển của một quốc gia và thu nhập của mỗi người dân và tất nhiên là chi phí lao động luôn luôn gắn liền với thu nhập bình quân trên đầu người. Qua bảng thống kê trong phụ lục 5 có thể dễ dàng nhận thấy GNI/người của Việt Nam (năm 2003) chỉ có 480 USD/năm, trong khi Trung Quốc là 1,094 USD, Malaysia là 4,164 USD và cũng dễ dàng nhận thấy rằng so với các nước trong khu vực (trừ Campuchia, Lào và Myanma), GNI/người của Việt Nam thấp hơn nhiều các nước này, điều này cũng phản ánh chi phí lao động của Việt Nam so với các nước này rất cạnh tranh, đặc biệt là nguồn lao động thủ công. Ởđây cũng xin nói rõ rằng chi phí lao động thủ công chính là yếu tố chính cấu thành nên chi phí của sản phẩm đối với mặt hàng gỗ, đều này cũng là một yếu tố chính quyết định khả năng cạnh tranh của ngành hàng chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và của Hồ Chí Minh nói riêng.

- Giá cả nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp:

Theo như phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phụ

thuộc nhiều vào gỗ nhập khẩu. Có đến 80% nhu cầu về gỗ phải nhập khẩu từ các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia, Lào, Cam pu chia v.v… và hầu như

- 35 -

tất cả gỗ mang nguồn gốc rừng trồng (FSC) phải được nhập từ Bắc Mỹ, Ba Lan, Phần Lan, Châu Phi, v.v… Do đó có thể khẳng định rằng giá cả nguyên liệu của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực và điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cả sản phẩm và giảm tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Trong những năm gần đây theo đánh giá của các doanh nghiệp ở phía Nam, giá nhập khẩu gỗ tăng từ 10-30%, điều này sẽ tăng thêm giá thành sản xuất sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ.

Theo thời báo kinh tế ngày nay (ngày 19/05/2005), giá các loại gỗ MDF tăng từ 210 USD lên 250 USD/m3. Các loại gỗ thông mua từ Bắc Âu tăng từ 180 USD lên 205 USD/m3. Các loại ván, gỗ nguyên liệu khác như Falcat tăng từ 265 USD lên 330 USD/m3, PB tăng từ 130 USD lên 160 USD/m3…

Mặt khác với nhu cầu sử dụng gỗ FSC ngày càng cao trong khi đó ở Việt Nam chưa có khu rừng nào đạt được chứng chỉ FSC, cho nên tất cả nguyên liệu gỗ FSC phải được nhập từ nước ngoài, do đó giá cả nguyên liệu rất cao do phải tốn tiền vận chuyển, chi phí nhập khẩu v.v…

Cũng theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, có đến 64% doanh nghiệp cho rằng giá cả nguyên liệu gỗ nhập khẩu cao hơn so với trong nước.

Có thể quy cho việc tăng giá gỗ gồm một số nguyên nhân sau:

- Đa số khách hàng nước ngoài chỉ ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gỗ đặc chuẩn nên các loại gỗ trong nước không đáp ứng được yêu cầu.

- Cầu đang vượt cung về nguyên liệu gỗ xuất khẩu, do các nguyên nhân sau:

+ Trên khắp thế giới người ta ngày càng quan tâm đến việc khai thác bất hợp lý rừng, đặc biệt là việc phá huỷ rừng nhanh chóng từ các rừng nhiệt đới.

- 36 -

khi nhu cầu về gỗ trên thị trường thế giới ngày một tăng nhanh, đẩy giá nhập khẩu gỗ tăng cao.

+ Tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thế giới, do đó nhu cầu gỗ vượt xa khả năng cung cấp.

+ Hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng số lượng nhập khẩu nguyên liệu, sự tăng trưởng nhanh kinh tế ở Trung Quốc và Hàn Quốc khiến cho nhu cầu sản phẩm tăng nhanh, do đó làm tăng nhanh lượng cầu trong khi cung không đổi.

- Giá cả nhiên liệu ngày một leo thang dẫn đến chi phí vận chuyển tăng lên, chi phí vận chuyển tăng lên từ 10-20 USD/m3.

- Giá cả các yếu tố liên quan đến giá thành/giá cả sản phẩm:

Giá các sản phẩm hỗ trợ cho các sản phẩm gỗ cũng tăng lên trong thời gian qua. Không chỉ giá các loại nguyên liệu gỗ tăng cao, giá các phụ liệu kèm theo như sắt, thép sử dụng trong chế biến đồ gỗ nội thất cũng tăng chóng mặt, giá inox tăng hơn 40% so cùng kỳ. Với mức tăng này giá thành sản phẩm gỗ

xuất khẩu tại các công ty tăng thêm 15% - 20%. Nơi nào chế biến mặt hàng sử

dụng nhiều phụ liệu, mức tăng có thể lên đến 30%.

Ngoài ra các chi phí khác như chi phí điện nước, chi phí điện thoại, chi phí thuê văn phòng v.v…. cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện tại chi phí điện thoại đường dài và quốc tế của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực, trong khi đó điện thoại nội hạt theo thống kê của ngân hàng Thế Giới thì Việt Nam thuộc loại thấp, thấp hơn so với mức trung bình của Châu Á Thái Bình Dương và thế giới. Tuy nhiên Philippines vẫn là nước ưu đãi về chi phí điện thoại nội hạt, theo số

liệu thống kê của ngân hàng Thế Giới, năm 2003 chi phí điện thoại nội hạt của Việt Nam tương đương với Malaysia và Singapore (0.02 USD/3’), trong khi đó Thái Lan là nước có chi phí điện thoại mắc nhất trong khu vực (0.07USD/3’)

- 37 -

Còn về chi phí điện, giá điện kinh doanh ở Việt Nam tuy không cao nhưng chất lượng của dịch vụ cung cấp còn bị hạn chế, trung bình gây thêm tổn thất về chi phí điện của doanh nghiệp từ 10-15%

Chi phí cho thuê mặt bằng của Việt Nam cũng thuộc loại không cao lắm so với các nước khác trong khu vực, ví dụ, mức giá thuê ở khu vực thành thị có 5 hạng từ khoảng mức trần sàn 0,18-2,16 USD/m2/năm lên tới 1-12 USD/m2/năm, đây là mức giá tuy không cao lắm nhưng có sự khác biệt rất nhiều về khả năng tiếp cận giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Nhà nước.

Ngược lại, chi phí văn phòng vào loại cao so với các thành phố lớn ở các nước khu vực. Tại thành phố Hồ Chí Minh giá thuê văn phòng loại tốt lên tới 15- 20 USD/m2/tháng.

Nhìn chung xét yếu tố cạnh tranh về mặt giá cả, với ưu thế về mặt chi phí nhân công (một yếu tố chính quyết định giá cả), mặt hàng gỗ của Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan v.v…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)