Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 38 - 40)

- 23 Chỉ tiêu so v ớ i c ả n ướ c

2.3.1.6. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp phản ánh trình độ, mức độ chuyên môn của doanh nghiệp và nó cũng là yếu tố tác động lên chuỗi giá trị của doanh nghiệp theo mô hình của Porter và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hầu hết khả năng chuyên môn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thấp, có nhiều doanh nghiệp cán bộ quản lý thiếu kỹ năng về ngoại ngữ.

- 39 -

Tuy nhiên trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏđang ngày một cải tiến. Theo kết quả khảo sát qua một số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thì có đến 73% các cán bộ quản lý, kinh doanh đã qua khóa đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ học vấncủa đội ngũ quản lý là 11% trên đại học, 69% ở bậc Đại học và cao đẳng, còn lại là bậc phổ thông.

Còn về trình độ ngoại ngữ thì theo khảo sát tỷ lệ người biết ngoại ngữ

khá cao, chiếm đến 96%, trong đó có 56.2% cán bộ có trình độ C và trên C, 27.3% cán bộ có trình độ B, 4.1% cán bộ có trình độ A và có 12.4% cán bộ biết 2 ngoại ngữ.

Còn về trình độ vi tính thì theo kết quả điều tra thì có đến 94% cán bộ

biết sử dụng vi tính, trong đó có 51% cán bộ có trình độ C.

Tuy nhiên khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì trình

độ tiếng Anh của Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 6 (đứng đầu là Singapore)

Đối với các doanh nghiệp, tỷ lệ người biết chữ là một yếu tố khách quan

đối với họ, tuy nhiên đối với phạm vi vĩ mô của một quốc gia, nó cũng phản ánh trình độ nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của quốc gia đó.

Theo số liệu thống kê trên thì tỷ lệ biết chữ của Việt Nam tương đương

đối với các nước trong khu vực, năm 2002 là 93.9% (xem phụ lục số 6)

Tuy nhiên có thể khẳng định rằng nguồn lao động của Việt Nam rất khéo léo và chịu khó học hỏi, nhiều sản phẩm cần đến sự khéo léo của tay nghề mà máy móc khó có thể thực hiện được đều được sản xuất tốt dựa vào bàn tay khéo léo của nhiều thợ Việt Nam. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của ngành của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Xét về lực lượng lao động, theo cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, lao động của thành phố Hồ Chí Minh khá dồi dào. Năm 2003 ở thành phố Hồ

- 40 -

Chí Minh có 2.503.213 người đang làm việc, năm 2004 là 2.561.104 người, trong đó có trên 1 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)