TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM HỒNG QUỲNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẦU TƯ HÀ NỘI 202[.]
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với phần lớn dự án, khi thiệt hại kinh tế xảy ra, các giải pháp khắc phục lần lượt được đưa ra nhưng chủ yếu là trong khâu thực hiện dự án Các giải pháp này chủ yếu chỉ xem xét tại sao nguồn vốn đầu tư của dự án bị đội lên, các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án lại lớn hơn so với dự kiến ban đầu mà chưa chú trọng tìm ra các giải pháp ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư - lập dự án
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng, với hơn 19 năm kinh nghiệm tư vấn xây dựng về lĩnh vực vật liệu xây dựng, trong khoảng từ 2016 đến 2021 đã tiến hành thực hiện khoảng 50 công việc tư vấn, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là công tác tư vấn lập dự án các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chiếm hơn 30% khối lượng công việc cũng như là giá trị hợp đồng của đơn vị Lập dự án đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng - công tác được coi là thế mạnh của Trung tâm, trong những năm trở lại đây, giá trị hợp đồng từ công tác này liên tục sụt giảm, từ 10.027 triệu đồng năm 2018 xuống còn 337 triệu đồng năm
2020, tức là giảm 97% Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật - Viện Vật liệu xây dựng” cho luận văn của mình với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị mình đang công tác.
Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng công tác Lập dự án đầu tư của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án, cùng với đó góp phần nâng cao hơn nữa năng lực và uy tín của đơn vị trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng, những thành tựu và hạn chế;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng.
Sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp điềhương; Phương pháp so sánh.
1.4 Kết quả nghiên cứu của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về lập dự án đầu tư tại đơn vị. Luận văn đã phân tích thực trạng công tác Lập dự án đầu tư của Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế của công tác lập dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Các nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng đã được nghiên cứu phân tích cụ thể trong nội dung của luận văn.
Trên cơ sở phân tích đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về lập dự án đầu tư xây dựng.
Chương 3: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng giai đoạn 2016-2021;
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
2.1 Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng được hiểu là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn và dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng dây chuyền hoặc nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại một địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian xác định nhằm thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai.
2.2 Đặc điểm các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
- Nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian vận hành và thu hồi vốn dài;
- Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng được đặt ở gần nguồn nguyên liệu đầu vào chính;
- Công nghệ sản xuất hiện đại và đòi hỏi tính đồng bộ cao;
- Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thường gây ô nhiễm môi trường;
- Các sản phẩm phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
2.3 Lý luận chung về Công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
2.3.1 Khái niệm công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng là một bước được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó, bao gồm việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thực hiện các công việc cần thiết khác.
2.3.2 Phương pháp lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Các phương pháp sử dụng: Phương pháp thu thập thông tin, Phương pháp tổng cộng chi phí, Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp dự báo, Phương pháp phân tích độ nhạy.
2.3.3 Quy trình triển khai lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Đối với các đơn vị tư vấn lập dự án thì quy trình triển khai lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thường có các bước công việc chủ yếu sau:
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về dự án và nhận diện dự án;
- Lập đề cương sơ bộ của dự án và dự trù kinh phí soạn thảo dự án để thống nhất với khách hàng;
- Phân công công việc cho các thành viên tham gia lập dự án;
- Gửi hồ sơ dự án bước đầu hoàn chỉnh cho khách hàng và lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
- Hồ sơ dự án hoàn thiện được in ấn và gửi khách hàng.
2.3.4 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
2.3.4.1 Sự cần thiết, mục tiêu, quy mô đầu tư dự án
Nghiên cứu sự cần thiết và mục tiêu của việc đầu tư dự án cho thấy vai trò, tầm quan trọng của dự án đối với chủ đầu tư, với các cơ quan quản lý nhà nước, với ngân hàng và các định chế tài chính, với các đối tượng thụ hưởng dự án đầu tư 2.3.4.2 Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư
- Nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp và cơ sở pháp lý của dự án;
- Nghiên cứu môi trường kinh tế vĩ mô;
- Nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội, nghiên cứu về tự nhiên – môi trường;
- Nghiên cứu về các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
2.3.4.3 Nghiên cứu thị trường của dự án
Nghiên cứu thị trường dự án là một khâu của quá trình lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chủng loại, quy mô, đặc tính sản phẩm, quy mô dự án; địa bàn đầu tư; xác định được thị phần mục tiêu của dự án; dự báo được cung cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai, từ đó đưa ra được các phương án tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp
2.3.4.4 Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lập dự án đầu tư nhận được sự quan tâm của không chỉ các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với các nhà nghiên cứu ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu nổi bật được thực hiện như sau:
Trần Đức Thành (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị tại Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” Luận văn này đã đưa ra lý luận chung về công tác lập dự án thuộc lĩnh vực bất động sản nói chung, và công tác lập dự án đầu tư khu đô thị nói riêng Tác giả đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới công tác lập dự án tại Tổng Công ty đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) Tuy nhiên, luận văn này có hạn chế là chỉ đánh giá dựa trên một dự án cụ thể, việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này chỉ trong phạm vi một dự án, do đó tính khái quát hóa là chưa cao.
Nguyễn Hồng Quyên (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Hapulico” Tác giả cũng đã đề cập tới các nội dung liên quan đến công tác lập dự án trong lĩnh vực đầu tư bất động sản một cách khá chi tiết Đề tài có tính ứng dụng cao thông qua việc nêu rõ được những thành tựu, chỉ ra những hạn chế,tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư của đơn vị mình.
Dương Đình Luật (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng” Tác giả đã nêu được cơ sở lý luận có liên quan đến việc lập dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản, đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung vào công tác phân tích nội dung dự án đầu tư mà chưa quan tâm đến quy trình thực hiện lập dự án đầu tư tại đơn vị và chưa đánh giá được mức độ hoàn thiện của công tác này tại Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng. Đào Thị Hà Phương (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Tin học, Thương mại, Công nghệ và Tư vấn ICT” Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án, chỉ ra được một số chỉ tiêu để đo lường và đánh giá kết quả của công tác này Luận văn này đã đề cập tới công tác lập dự án tại Công ty Tin học, Thương mại, Công nghệ và tư vấn ICT nhưng chưa được cụ thể, chi tiết về thực trạng cũng như các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác này của đơn vị Từ đó việc đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết và hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị là chưa thỏa đáng.
Thiều Thị Tâm (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Nước và môi trường Việt Nam” Tác giả đã có những đóng góp về lý luận căn bản về đầu tư và công tác lập dự án đầu tư Thông qua việc phân tích những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác lập dự án đầu tư, từ đó tác giả đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lập dự án đầu tư tại công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam Tuy nhiên, luận văn lập luận mà thiếu đi những minh chứng, khảo sát cụ thể, dẫn tới tính thuyết phục của luận văn là chưa cao, chưa nổi bật được những giải pháp trọng yếu được đưa ra để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị mình.
Dương Công Dũng (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và dịch vụ Thiên Sơn” Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư Luận văn cũng đã phân tích thực trạng lập dự án đầu tư tại cơ sở nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng đó là phương pháp phân tích thống kê mô tả trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hoạt động thực tế của công ty Tuy nhiên, nội dung và phương pháp trình bày còn chưa đầy đủ, chưa gắn kết giữa phần lý thuyết và thực trạng. Đỗ Thị Huyền (2020), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập và thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Tư vấn Đầu tư phát triển Xi măng” Luận văn này cũng đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích số liệu để làm rõ hơn những kết quả và hạn chế của hai công tác lập và thẩm định dự án đầu tư về lĩnh vực sản xuất xi măng Tuy nhiên, luận văn xây dựng cơ sở lý thuyết chưa chặt chẽ để kết nối với phần thực trạng của đơn vị, đồng thời thiếu những khảo sát cần thiết để tìm ra những nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hai công tác này.
Các đề tài đã nghiên cứu trên, về cơ bản đều có những ưu, nhược điểm riêng, và còn có những hạn chế nhất định tuy nhiên đã có đóng góp nhất định cho công tác lập dự án nói chung và cho đơn vị nơi đề tài được thực hiện Tuy nhiên, tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng – một trong những đơn vị tiên phong về tư vấn đầu tư xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về đề tài này Do đó,tác giả chọn đề tài nghiên cứu về công tác Lập dự án đầu tư nhằm mục đích đề ra các giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án đầu tư của đơn vị,nâng cao uy tín và vị thế của đơn vị, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội về công tác này.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng công tác Lập dự án đầu tư củaTrung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án,cùng với đó góp phần nâng cao hơn nữa năng lực và uy tín của đơn vị trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng, những thành tựu và hạn chế;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tạiTrung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác lập dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng khác do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng – Viện Vật liệu xây dựng thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu phục vụ trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016 - 2021 và định hướng giải pháp đến năm 2025.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng – Viện Vật liệu xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu phân tích công tác lập dự án với các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng khác do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng – Viện Vật liệu xây dựng thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng – Viện Vật liệu xây dựng Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo trình,các tài liệu là bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành cũng được sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu và sắp xếp theo thứ tự thời gian; Số liệu được thu thập từ các báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng, của các phòng ban chức năng trong Viện Vật liệu xây dựng nhằm mục đích phân tích các số liệu, dữ liệu đưa ra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm kiếm các dự án mà đơn vị đã và đang thực hiện để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.
- Phương pháp điều tra: Điều tra các cá nhân, tổ chức tham gia vào lập dự án đầu tư thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc khảo sát, từ đó phân tích tổng hợp và đưa ra kết luận.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, luận văn đã lượng hóa các nội dung phân tích theo các tiêu chí cụ thể để từ đó so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá và rút ra kết luận.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng được hiểu là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn và dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng dây chuyền hoặc nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại một địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian xác định nhằm thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai.
Đặc điểm các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
- Nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian vận hành và thu hồi vốn dài;
- Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng được đặt ở gần nguồn nguyên liệu đầu vào chính;
- Công nghệ sản xuất hiện đại và đòi hỏi tính đồng bộ cao;
- Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thường gây ô nhiễm môi trường;
- Các sản phẩm phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
Lý luận chung về Công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
2.3.1 Khái niệm công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng là một bước được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó, bao gồm việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thực hiện các công việc cần thiết khác.
2.3.2 Phương pháp lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Các phương pháp sử dụng: Phương pháp thu thập thông tin, Phương pháp tổng cộng chi phí, Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp dự báo, Phương pháp phân tích độ nhạy.
2.3.3 Quy trình triển khai lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Đối với các đơn vị tư vấn lập dự án thì quy trình triển khai lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thường có các bước công việc chủ yếu sau:
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về dự án và nhận diện dự án;
- Lập đề cương sơ bộ của dự án và dự trù kinh phí soạn thảo dự án để thống nhất với khách hàng;
- Phân công công việc cho các thành viên tham gia lập dự án;
- Gửi hồ sơ dự án bước đầu hoàn chỉnh cho khách hàng và lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
- Hồ sơ dự án hoàn thiện được in ấn và gửi khách hàng.
2.3.4 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
2.3.4.1 Sự cần thiết, mục tiêu, quy mô đầu tư dự án
Nghiên cứu sự cần thiết và mục tiêu của việc đầu tư dự án cho thấy vai trò, tầm quan trọng của dự án đối với chủ đầu tư, với các cơ quan quản lý nhà nước, với ngân hàng và các định chế tài chính, với các đối tượng thụ hưởng dự án đầu tư 2.3.4.2 Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư
- Nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp và cơ sở pháp lý của dự án;
- Nghiên cứu môi trường kinh tế vĩ mô;
- Nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội, nghiên cứu về tự nhiên – môi trường;
- Nghiên cứu về các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
2.3.4.3 Nghiên cứu thị trường của dự án
Nghiên cứu thị trường dự án là một khâu của quá trình lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chủng loại, quy mô, đặc tính sản phẩm, quy mô dự án; địa bàn đầu tư; xác định được thị phần mục tiêu của dự án; dự báo được cung cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai, từ đó đưa ra được các phương án tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp
2.3.4.4 Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
Trong nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án, người ta thường nghiên cứu các nội dung: Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án; lựa chọn hình thức đầu tư; xác định công suất máy móc thiết bị của dự án; lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án;xác định nguyên vật liệu đầu vào; cơ sở hạ tầng; địa điểm thực hiện dự án; xác định giải pháp xây dựng công trình dự án; đánh giá tác động môi trường của dự án; lịch trình thực hiện dự án.
2.3.4.5 Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án là nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư từ đó dự kiến được sơ bộ bộ máy quản lý cũng như là nhân công trực tiếp tham gia vào dự án; dự kiến nhân sự thực hiện dự án
2.3.4.6 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
Phân tích khía cạnh tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án thông qua xem xét nhu cầu và sự bảo đảm về các nguồn lực tài chính thực hiện cho việc đầu tư dự án để có hiệu quả, dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả mang lại từ hoạt động dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án
2.3.4.7 Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án
Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội, xem là các lợi ích mà nền kinh tế, xã hội nhận về có hơn là các chi phí, các thiệt hại mà xã hội phải bỏ ra hay không
2.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án đầu tư
2.3.5.1 Những nhân tố khách quan
- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác lập dự án đầu tư;
- Hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí phục vụ cho lập dự án đầu tư;
- Sự khác biệt về tính chất của từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau;
- Nguồn cung cấp thông tin phục vụ công tác lập dự án đầu tư
2.3.5.2 Những nhân tố chủ quan
- Số lượng, năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của các thành viên tham gia lập dự án đầu tư;
- Khả năng tổ chức và điều hành của đơn vị lập dự án;
- Sự phối kết hợp giữa các bộ phận, đơn vị có liên quan đến công tác lập dự án;
- Quy trình lập dự án;
- Phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án;
- Thời gian, kinh phí trong quá trình lập dự án;
-Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình lập dự án.
2.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
- Thời gian lập dự án đầu tư;
- Mức độ khoa học, toàn diện và chính xác của các nội dung phân tích khi lập dự án;
- Tỷ lệ dự án được phê duyệt, tỷ lệ dự án hoàn thành đúng thời hạn, tỷ lệ dự án thành công trên tổng số lượng dự án đầu tư mà đơn vị lập;
-Mức độ hài lòng của chủ đầu tư dựa trên số lượng các dự án đã thực hiện.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
Một số nét khái quát về Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng
3.1.1 Khái quát về Viện Vật liệu xây dựng
*) Lịch sử hình thành và phát triển
Viện Vật liệu xây dựng được thành lập ngày 04/11/1969 Qua nhiều lần đổi tên (Viện Vật liệu xây dựng, Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng), tên Viện Vật liệu xây dựng được sử dụng cho đến hiện tại.
Viện Vật liệu xây dựng - những chặng đường phát triển:
- Giai đoạn 1969 - 1973: Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thiết kế Silicat, gọi tắt là Viện Silicat (Quyết định số 326/HC-QLKT ngày 4/11/1969 của Tổng cục Hóa chất);
- Giai đoạn 1974 - 1993: Viện Vật liệu xây dựng (Quyết định số 108/BXD ngày 16/1/1974 của Bộ Xây dựng);
- Giai đoạn 1994 - 1998: Viện Vật liệu xây dựng (Quyết định số 176A/BXD- TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộ Xây dựng về việc khối thiết kế tách ra để thành lập Công ty Tư vấn xây dựng các công trình vật liệu xây dựng);
- Giai đoạn 1999 - 2002: Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng (Quyết định số 412/QĐ-BXD ngày 08/4/1999 của Bộ Xây dựng);
- Giai đoạn 2003 đến nay: Viện Vật liệu xây dựng (Quyết định số 755/QĐ- BXD ngày 30/5/2003 của Bộ Xây dựng).
Viện là cơ quan khoa học và công nghệ hàng đầu của cả nước về vật liệu xây dựng, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực vật liệu xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế và thông tin về khoa học công nghệ vật liệu xây dựng, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tổ chức khoa học và công nghệ với mã số thuế 0100105662 đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 07 năm 2011, thay đổi lần 3 ngày 16 tháng 10 năm 2019 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng số BXD – 00014387 ngày 26 tháng
7 năm 2018 do Bộ Xây dựng cấp.
Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động khoa học và công nghệ đăng ký lần đầu ngày 02/6/1993, đăng ký lần hai ngày 11/9/2007 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
Quyết định 96/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25 tháng 01 năm 2018 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Vật liệu xây dựng.
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO 9001:20015 số AQV-10029.0 ngày 15/11/2017 với phạm vi Sản xuất và cung cấp sản phẩm vật liệu chịu lửa và phụ gia hóa học; tư vấn xây dựng, dự báo và lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; đào tạo chuyên ngành vật liệu xây dựng; thử nghiệm vật liệu xây dựng; dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu xây dựng do tổ chức QRS của cấp.
*) Chức năng của Viện Vật liệu xây dựng
Chức năng của Viện Vật liệu xây dựng được quy định tại:
Quyết định số 96/QĐ-BXD ngày 25/01/2018 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Vật liệu xây dựng.
Viện Vật liệu xây dựng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, thông tin, thực hiện các dịch vụ, kinh doanh và phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực: xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường.
Viện Vật liệu xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của pháp luật.
*) Cơ cấu tổ chức Viện Vật liệu xây dựng
Ban lãnh đạo Viện Vật liệu xây dựng bao gồm 1 Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng.
Viện Vật liệu xây dựng có 3 đơn vị Nghiệp vụ - Quản lý phòng chức năng, bao gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Kế hoạch kỹ thuật và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tài chính - Kế toán.
Viện Vật liệu xây dựngcó 11 đơn vị Nghiên cứu - Triển khai, bao gồm:
- Trung tâm Xi măng - Bê tông;
- Trung tâm Gốm sứ - Thủy tinh;
- Trung tâm Vật liệu chịu lửa và chống cháy;
- Trung tâm Vật liệu Hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng;
- Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn lao động;
- Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Vật liệu xây dựng;
- Trung tâm Tư vấn và và Dịch vụ Kỹ thuật xây dựng;
- Trung tâm Kiểm định vật liệu xây dựng;
- Trung tâm Vật liệu công trình giao thông;
- Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam.
Viện Vật liệu xây dựng có 1 Công ty thành viên: Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng tính năng cao.
Cơ cấu tổ chức của Viện Vật liệu xây dựng được sơ đồ hóa như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Viện Vật liệu xây dựng
Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng
3.1.2 Khái quát về Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng được thành lập theo quyết định số 298/QĐ-VLXD ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Viện trưởng Viện Vật liệu
VIỆN TRƯỞNG, CÁC PHÓ VIỆN TRƯỞNG
PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
TRUNG TÂM XI MĂNG & BÊ TÔNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN VLXD
TRUNG TÂM GỐM SỨ- THỦY TINH TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ
TRUNG TÂM VẬT LIỆU CHỊU LỬA
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU
TRUNG TÂM VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ
HÓA PHẨM XÂY DỰNG VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN
TRUNG TÂM THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG
VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
PHÂN VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY
CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
TRUNG TÂM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG xây dựng trên cơ sở sắp xếp và kiện toàn tổ chức lại Trung tâm Ứng dụng và Phát triển vật liệu xây dựng và Trung tâm Tư vấn xây dựng và Vật liệu xây dựng
*) Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Chức năng: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực vật liệu xây dựng; thực hiện dịch vụ tư vấn xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật khác trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng.
1 Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý điều hành của Viện về lĩnh vực đầu tư xây dựng;
2 Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực vật liệu xây dựng theo sự chỉ đạo và yêu cầu của Bộ Xây dựng được Viện giao:
- Tham gia nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành ngành vật liệu xây dựng;
- Khảo sát, thăm dò trữ lượng tài nguyên khoáng sản đã được quy hoạch để sản xuất vật liệu xây dựng;
- Cung cấp thông tin khoa học công nghệ về lĩnh vực tư vấn xây dựng, dịch vụ kỹ thuật xây dựng;
3 Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, đánh giá, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới sản xuất vật liệu xây dựng của nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong nước.
4 Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng;
5 Thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án;
6 Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn xây dựng, hoạt động dịch vụ kỹ thuật xây dựng đối với các dự án và công trình xây dựng, cụ thể như sau:
Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng
vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng
3.2.1 Tổng quan tình hình công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
3.2.1.1 Số lượng công việc lập dự án tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng chia thành hai mảng chính, trong đó gồm: mảng tư vấn xây dựng – chiếm 81,97% và mảng dịch vụ kỹ thuật xây dựng chiếm 18,03% số công việc của đơn vị trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm
Bảng 3.1: Các công việc do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 - 2021
STT Đơn vị Số lượng Tỷ lệ
2 Dịch vụ kỹ thuật xây dựng 11 18,03%
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Công tác lập dự án đầu tư được coi là một phần của mảng tư vấn xây dựng, trong đó chiếm tỷ lệ 36% - một tỷ lệ không nhỏ về số lượng các công việc tư vấn xây dựng được thực hiện tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng.
Bảng 3.2: Các công việc Tư vấn xây dựng do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2021 Đơn vị tính: Dự án
STT Đơn vị Số lượng Tỷ lệ
1 Lập dự án đầu tư 18 36%
Tư vấn xây dựng khác (Tư vấn quản lý dự án, tư vấn đất thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra,…)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Phần còn lại trong những hạng mục công việc tư vấn xây dựng của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiên đó là công việc tư vấn xây dựng khác, các công việc thực hiện như Tư vấn quản lý dự án, tư vấn đất thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra… chiếm khoảng 64% tổng các hạng mục của tư vấn xây dựng của Trung tâm.
3.2.1.2 Giá trị theo hợp đồng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Về giá trị theo hợp đồng đối với công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ xây dựng có xu hướng biến động tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu 2016-2021:
Bảng 3.3: Giá trị theo hợp đồng các công việc do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2021 Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
2 Dịch vụ kỹ thuật xây dựng 0 0 6.112 41,33 1.271 4,2
STT Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
2 Dịch vụ kỹ thuật xây dựng 3.044 36,57 0 0 703 40,45
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Năm 2016, giá trị theo hợp đồng của Trung tâm thực hiện ở các hạng mục tư vấn xây dựng với giá trị hơp đồng khoảng 3.673 triệu đồng.
Từ năm 2017 đến năm 2029, các hạng mục thuộc mảng tư vấn xây dựng đã được Trung tâm quan tâm đẩy mạnh, các hạng mục này đã mang lại giá trị hợp đồng lớn cho Trung tâm Cụ thể,
Năm 2017, giá trị hợp đồng của các công trình tư vấn xây dựng khoảng 8.674 triệu đồng, trong khi đó con số này giảm xuống còn khoảng 960 triệu đồng năm 2020.
Trong khi đó, năm 2017, giá trị các hợp đồng thuộc dự án dịch vụ kỹ thuật xây dựng đạt khoảng 6.113 triệu đồng và giảm xuống còn khoảng 3.044 triệu đồng năm 2019.
Năm 2020, bắt đầu chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá trị của các hợp đồng trong ngành xây dựng nói chung và tư vấn xây dựng nói riêng đều bị ảnh hưởng lớn Năm 2020, dịch vụ kỹ thuật xây dựng đã không có hợp đồng cho hạng mục này.
Năm 2021, cuối năm, đại dịch Covid có dấu hiệu thuyên giảm, do đó, giá trị của cả 2 phần việc cũng đã bắt đầu có xu hướng nhích lên, tuy nhiên, so với khoảng thời gian trước đại dịch Covid –19 thì giá trị các hợp đồng vẫn tương đối nhỏ
Bảng 3.4: Giá trị theo hợp đồng công tác lập dự án đầu tư do Trung tâm Tư vấn và
Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2021 Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Lập dự án đầu tư 705 19,19 1.527 17,6 10.027 34,23
Tư vấn xây dựng khác (Tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra,…)
STT Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Lập dự án đầu tư 5.081 96,19 337 35,1 675 65,22
Tư vấn xây dựng khác (Tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra,…)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng Đối với công tác lập dự án đầu tư xây dựng, giá trị hợp đồng của các công tác do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện có sự biến động qua các năm Năm 2016, giá trị hợp đồng công tác lập dự án đầu tư xây dựng thực hiện khoảng 2.673 triệu đồng, con số này tăng lên khoảng 8.675 triệu đồng năm
2017 và đạt con số khoảng 29.295 triệu đồng năm 2018.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, các hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựng của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng cũng bị ảnh hưởng, giá trị của các hợp đồng năm 2020 chỉ đạt khoảng 960 triệu đồng, và đến năm 2021, mặc dù giá trị các hợp đồng có nhích lên nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy tác động tiêu cực của bối cảnh đối với công tác lập dự án của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng.
3.2.1.3 Các dự án được lập tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021, các dự án được lập tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng được thể hiện như sau:
Bảng 3.5: Các loại dự án được Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2021 phân theo nhóm dự án Đơn vị tính: Dự án
STT Nội dung Năm Tổng cộng
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Từ số liệu tổng hợp có thể thấy rằng, số lượng dự án nhóm B được thực hiện là nhiều nhất với hơn 77,78% tổng số dự án được thực hiện tại đơn vị, trong đó, số lượng dự án nhóm C là ít nhất, chỉ có duy nhất một dự án nhóm C được thực hiện là vào năm 2020 Ngoài ra, dự án nhóm A cũng không có tỉ trọng lớn trong số các dự án được thực hiện, chỉ chiếm 16,67% tương đương với 3 dự án trong tổng số 18 dự án.
-Theo tính chất dự án
Bảng 3.6: Các loại dự án được Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2021 phân theo tính chất dự án Đơn vị tính: Dự án
STT Nội dung Năm Tổng cộng
1 Dự án đầu tư sản xuất xi măng 1 2 2 2 1 1 9 50
2 Dự án đầu tư sản xuất vôi công nghiệp 1 1 1 0 0 0 3 16,66
3 Dự án đầu tư sản xuất đá ốp lát 1 0 0 0 0 0 1 5,56
4 Dự án đầu tư sản xuất gạch không nung 0 1 0 0 0 0 1 5,56
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Định hướng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
- Xây dựng chiến lược phát triển định kỳ cho Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng – Viện Vật liệu xây dựng dựa theo các chiến lược phát triển của Viện Vật liệu xây dựng;
- Phát huy tối đa vai trò trong việc đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng;
- Tạo mối quan hệ tốt và gắn bó lâu dài với các chủ đầu tư, đặc biệt là tìm kiếm thêm các chủ đầu tư mới thông qua việc đẩy mạnh tiếp thị, tiếp xúc doanh nghiệp.
Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
4.3.1 Phát triển nguồn nhân lực tư vấn của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Về phía Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng:
- Có kế hoạch tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là các bộ môn còn thiếu nhân sự
- Đào tạo đội ngũ nhân sự hiện tại
Về phía cán bộ tham gia
4.3.2 Hoàn thiện quy trình lập dự án tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng
Ngoài ra, trong quy trình lập dự án chưa có sự kiểm tra chéo, kiểm tra nội bộ, do đó chất lượng của sản phẩm lập dự án vẫn chưa đảm bảo được tính khách quan.
Do đó việc bổ sung kiểm tra chéo sản phẩm của dự án là cần thiết
4.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin dự án và chất lượng trang thiết bị công nghệ
4.3.4 Hoàn thiện phương pháp lập dự án
- Sử dụng phương pháp so sánh và lựa chọn trong phân tích kỹ thuật và hiệu quả tài chính của dự án;
- Hoàn thiện phương pháp phân tích độ nhạy;
- Hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin;
- Sử dụng phương pháp dự báo
4.3.5 Hoàn thiện nội dung lập dự án
- Hoàn thiện nội dung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng khu vực dự án;
- Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường;
- Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật của dự án;
- Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án;
- Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính dự án;
- Hoàn thiện nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án.
Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước
Kiến nghị các cơ quan nhà nước xây dựng một hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề điện tử với đầy đủ chức năng giám sát, đảm bảo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật;
Tạo ra các cuộc thi về các giải pháp sáng tạo cho các cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng;
Quản lý chặt chẽ hơn nữa các hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là hoạt động lập dự án đầu tư Lập dự án đầu tư tốt là cơ sở, tiền đề để có được các dự án hiệu quả
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT XÂY
DỰNG - VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẦU TƯ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CÙ THANH THỦY
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với một nền kinh tế, đầu tư có vai trò rất quan trọng Đầu tư không chỉ tác động tới tăng trưởng kinh tế mà còn tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, hàng nghìn các dự án đầu tư xây dựng được liên tục thực hiện từ các cấp độ khác nhau như dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C với quy mô và loại công trình đa dạng: hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, chung cư, nhà máy xi măng, bệnh viện, khu công nghiệp… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, vẫn còn rất nhiều dự án kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội, chi phí đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao gây ra thiệt hại cho nền kinh tế do đó không phải dự án nào cũng đem lại hiệu quả và lợi ích xứng đáng với các nguồn lực mà nền kinh tế đã hi sinh Đối với phần lớn dự án, khi thiệt hại kinh tế xảy ra, các giải pháp khắc phục lần lượt được đưa ra nhưng chủ yếu là trong khâu thực hiện dự án Các giải pháp này chủ yếu chỉ xem xét tại sao nguồn vốn đầu tư của dự án bị đội lên, các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án lại lớn hơn so với dự kiến ban đầu mà chưa chú trọng tìm ra các giải pháp ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư - lập dự án Sản phẩm của công tác lập dự án là cơ sở giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn là liệu có nên đầu tư dự án hay không, dự án thực sự có đem lại lợi ích cho chủ đầu tư hay không; sản phẩm của quá trình lập dự án cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cân nhắc về việc có cho các chủ đầu tư dự án vay vốn để thực hiện dự án này hay không, và nhà nước sẽ quan tâm liệu lợi ích dự án thu về có đủ bù đắp chi phí mà nền kinh tế đã bỏ ra hay không.
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng, với hơn 19 năm kinh nghiệm tư vấn xây dựng về lĩnh vực vật liệu xây dựng, trong khoảng từ 2016 đến 2021 đã tiến hành thực hiện khoảng 50 công việc tư vấn, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là công tác tư vấn lập dự án các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chiếm hơn 30% khối lượng công việc cũng như là giá trị hợp đồng của đơn vị Lập dự án đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng - công tác được coi là thế mạnh của Trung tâm, trong những năm trở lại đây, giá trị hợp đồng từ công tác này liên tục sụt giảm, từ 10.027 triệu đồng năm 2018 xuống còn 337 triệu đồng năm
2020, tức là giảm 97% Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư trên phương diện khoa học và thực tiễn là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật - Viện Vật liệu xây dựng” cho luận văn của mình với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị mình đang công tác.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lập dự án đầu tư nhận được sự quan tâm của không chỉ các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với các nhà nghiên cứu ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu nổi bật được thực hiện như sau:
Trần Đức Thành (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị tại Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” Luận văn này đã đưa ra lý luận chung về công tác lập dự án thuộc lĩnh vực bất động sản nói chung, và công tác lập dự án đầu tư khu đô thị nói riêng Tác giả đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới công tác lập dự án tại Tổng Công ty đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) Tuy nhiên, luận văn này có hạn chế là chỉ đánh giá dựa trên một dự án cụ thể, việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này chỉ trong phạm vi một dự án, do đó tính khái quát hóa là chưa cao.
Nguyễn Hồng Quyên (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Hapulico” Tác giả cũng đã đề cập tới các nội dung liên quan đến công tác lập dự án trong lĩnh vực đầu tư bất động sản một cách khá chi tiết Đề tài có tính ứng dụng cao thông qua việc nêu rõ được những thành tựu, chỉ ra những hạn chế,tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư của đơn vị mình.
Dương Đình Luật (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng” Tác giả đã nêu được cơ sở lý luận có liên quan đến việc lập dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản, đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung vào công tác phân tích nội dung dự án đầu tư mà chưa quan tâm đến quy trình thực hiện lập dự án đầu tư tại đơn vị và chưa đánh giá được mức độ hoàn thiện của công tác này tại Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng. Đào Thị Hà Phương (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Tin học, Thương mại, Công nghệ và Tư vấn ICT” Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án, chỉ ra được một số chỉ tiêu để đo lường và đánh giá kết quả của công tác này Luận văn này đã đề cập tới công tác lập dự án tại Công ty Tin học, Thương mại, Công nghệ và tư vấn ICT nhưng chưa được cụ thể, chi tiết về thực trạng cũng như các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác này của đơn vị Từ đó việc đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết và hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị là chưa thỏa đáng.
Thiều Thị Tâm (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Nước và môi trường Việt Nam” Tác giả đã có những đóng góp về lý luận căn bản về đầu tư và công tác lập dự án đầu tư Thông qua việc phân tích những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác lập dự án đầu tư, từ đó tác giả đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lập dự án đầu tư tại công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam Tuy nhiên, luận văn lập luận mà thiếu đi những minh chứng, khảo sát cụ thể, dẫn tới tính thuyết phục của luận văn là chưa cao, chưa nổi bật được những giải pháp trọng yếu được đưa ra để hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại đơn vị mình.
Dương Công Dũng (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và dịch vụ Thiên Sơn” Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư Luận văn cũng đã phân tích thực trạng lập dự án đầu tư tại cơ sở nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng đó là phương pháp phân tích thống kê mô tả trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hoạt động thực tế của công ty Tuy nhiên, nội dung và phương pháp trình bày còn chưa đầy đủ, chưa gắn kết giữa phần lý thuyết và thực trạng. Đỗ Thị Huyền (2020), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) “Hoàn thiện công tác lập và thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Tư vấn Đầu tư phát triển Xi măng” Luận văn này cũng đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích số liệu để làm rõ hơn những kết quả và hạn chế của hai công tác lập và thẩm định dự án đầu tư về lĩnh vực sản xuất xi măng Tuy nhiên, luận văn xây dựng cơ sở lý thuyết chưa chặt chẽ để kết nối với phần thực trạng của đơn vị, đồng thời thiếu những khảo sát cần thiết để tìm ra những nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hai công tác này.
Các đề tài đã nghiên cứu trên, về cơ bản đều có những ưu, nhược điểm riêng, và còn có những hạn chế nhất định tuy nhiên đã có đóng góp nhất định cho công tác lập dự án nói chung và cho đơn vị nơi đề tài được thực hiện Tuy nhiên, tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng – một trong những đơn vị tiên phong về tư vấn đầu tư xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về đề tài này Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu về công tác Lập dự án đầu tư nhằm mục đích đề ra các giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án đầu tư của đơn vị, nâng cao uy tín và vị thế của đơn vị, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội về công tác này.
Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng công tác Lập dự án đầu tư củaTrung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án,cùng với đó góp phần nâng cao hơn nữa năng lực và uy tín của đơn vị trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng, những thành tựu và hạn chế;