1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại sở giao dịch nhnoptnt việt nam số 2 láng hạ

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam Số 2 Láng Hạ
Tác giả Phạm Thị Hải
Trường học Học viện ngân hàng
Chuyên ngành Tín dụng
Thể loại Khoá luận tốt nghiệp
Thành phố Việt Nam số 2 Láng Hạ
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 97,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM (3)
    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán tín dụng chứng từ (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và các chủ thể tham gia (3)
      • 1.1.2. Quy trình về nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ (5)
      • 1.1.3. Thư tín dụng (Letter of credit – L/C ) (6)
    • 1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng của ngân hàng thương mại (11)
      • 1.2.1 Chất lượng là gì (11)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ (13)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh tóan tín dụng chứng từ (17)
      • 1.3.1. Nhân tố chủ quan (17)
      • 1.3.2. Các nhân tố khách quan (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo &PTNT SỐ 2 LÁNG HẠ (23)
  • số 2 Láng Hạ (23)
    • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (23)
    • 2.1.2. Nhiệm vụ của Sở giao dịch (24)
    • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (25)
    • 2.1.4. Khái quát một số hoạt động kinh doanh chính của Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (26)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán TDCT tại sở giao dịch NHNo&PTNT số 2 Láng Hạ (29)
      • 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C của Sở giao dịch NHNo &PTNT số (29)
      • 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (34)
    • 2.3. Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (43)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (43)
      • 2.3.2. Một số tồn tại (44)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại (47)
  • CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TÓAN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT SỐ 2 LÁNG HẠ (50)
    • 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (50)
      • 3.1.1 Định hướng chung của ngân hàng (50)
      • 3.1.2. Định hướng cho hoạt động TTQT và thanh toán TDCT (51)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ (52)
      • 3.2.1. Nâng cao năng lực của thanh toán viên (52)
      • 3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán (53)
      • 3.2.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng (53)
      • 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng (54)
      • 3.2.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (55)
      • 3.2.6. Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán52 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước (55)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT (59)
      • 3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (59)

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM

Những vấn đề cơ bản về thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1.Khái niệm và các chủ thể tham gia

Phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tin dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng.

Theo điều 2 UCP 600,Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”.

“ Tín dụng là một thoả thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào, nhưng không thể huỷ bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp”.

Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà NK, ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho nhà XK hưởng Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho nhà XK khi nhà XK tuân thủ những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán

Thuật ngữ "tín dụng- credit" ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là

"tín nhiệm", chứ không phải để chỉ "một khoản cho vay" theo nghĩa thông thường Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người NK ký quỹ

100% giá trị của L/C, thì thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào,mà chỉ cho người NK "vay" sự tín nhiệm của mình Ngay cả trong trường hợp nhà NK không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ có thể xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà XK và ghi nợ nhà NK Như vậy, thuật ngữ "tín dụng" trong phương thức TDCT chỉ thể hiện khoản "tín dụng trừu tượng" bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà NK, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn nhà NK

Như vậy, trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà NK thanh toán tiền hàng cho nhà XK, bảo đảm cho nhà XK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng Đồng thời, ngân hàng còn là người đảm bảo cho nhà

NK nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra

 Các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (The Applicant for The Credit): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá.

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng nhận L/C và thông báo cho người hưởng.

- Ngoài ra, trong từng trường hợp còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức này như ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả…

1.1.2.Quy trình về nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

-Đầu tiên người xuất khẩu và người nhập khẩu phải kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán tín dụng chứng từ.

(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở L/C, trong đó người thụ hưởng là người xuất khẩu gửi tới ngân hàng phục vụ mình.

(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng các yêu cầu quy định, ngân hàNg sữ phát hành L/C và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng.

(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được L/C sẽ thông báo và chuyển giao cho người xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì tiến hành giao hàng.

Ngân hàng thông ( Advising Bank)báo

Ngân hàng phát hành L/C (Issuing

(5) Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C gửi tới ngân hàng được chỉ định đề nghị thanh toán.

(6) Ngân hàng được chỉ định tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu( trả ngay, hoặc trả chậm, hoặc chiết khấu)

(7) Sau đó chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành đòi tiền

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền hay chấp nhận, ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ cho họ đi nhận hàng. Trong trương hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng không trao chứng từ cho họ.

(9) Ngân hàng phát hành thông báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã tới, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán

(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền hay chấp nhận, ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ cho họ đi nhận hàng Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng không trao chứng từ cho họ.

1.1.3 Thư tín dụng (Letter of credit – L/C )

1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm L/C

Thư tín dụng ((Letter of Credit - L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện của L/C

- Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa dịch vụ.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.

- L/C phải chỉ rõ là huy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy thì được coi là không hủy ngang

- Nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản trong L/C hay mâu thuẫn với nhau thì chứng từ đó được coi là không phù hợp với các điều khoản trong L/C

Chất lượng thanh toán tín dụng của ngân hàng thương mại

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng:

- “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông)

- “Chất lượng có nghĩa là chất lượng trong công việc, chất lượng trong dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng của quá trình, chất lượng của các bộ phận, chất lượng của con người, kể cả công nhân, kỹ sư, giám đốc và viên chức điều hành, chất lượng của công ty, chất lượng của các mục tiêu Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” (Theo Kaoru Ishikawa)

- “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” (Theo tiêu chuẩn Pháp NF X50- 109)

- “Chất lượng là tổng hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” (ISO 8402, TCVN 5814)

Vấn đề chất lượng là một vấn đề mang xu hướng hiện đại ngày nay, là một nhân tố không thể thiếu mà bất kỳ tổ chức hay cá nhân kinh doanh nào cũng phải hướng đến nhằm giữ vững vị thế của mình Toàn cầu hóa và hội nhập đã kéo theo nhu cầu trong xã hội ngày càng gia tăng và sự cạnh tranh gay gắt đã trở thành dòng chính của quy luật “thị trường” Hội nhập là một vấn đề tất yếu và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc, nhưng càng hội nhập,chúng ta lại càng phải đối đầu với thách thức về “Chất lượng” Chất lượng ngày nay không còn đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật mà nó đã trở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu và liên quan đến sự sống còn của tất cả các tổ chức khác nhau.Muốn tồn tại và phát triển, các tổ chức phải giải quyết khá nhiều yếu tố, và trong đó, chất lượng là một yếu tố then chốt

Hiện nay, đối với các nước công nghiệp và đang phát triển, các nguồn lực tự nhiên đã không còn là chiếc chìa khóa đem lại sự phồn vinh Lịch sử hiện đại đã chứng tỏ một quốc gia không có lợi thế về tài nguyên vẫn có thể trở thành một quốc gia hàng đầu về chất lượng và quản lý chất lượng

Tại các nước đang phát triển, chất lượng được biết đến vừa là một thách thức và cũng vừa là một cơ hội Là cơ hội, vì người tiêu dùng ngày nay trên mọi quốc gia ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua Là thách thức, vì các tổ chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, nó đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách quản lý đã hình thành từ lâu đời để tiếp cận với nền văn minh hiện đại toàn cầu

1.2.2 Chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ

Một sản phẩm làm ra được xem là có chất lượng khi nó phải thỏa mãn trước hết là nhu cầu của khách hàng một cách chính đáng về chất và về lượng và thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định về mặt kỹ thuật, sau đó phải đáp ứng đòi hỏi về thu nhập của người sản xuất Không một nhà sản xuất nào muốn cung cấp sản phẩm đem lại thu nhập thấp hoặc không có thu nhập trừ những chương trình trợ giúp của Chính phủ Ví dụ, một sản phẩm là bóng đèn, nó sẽ được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng khi nó có thể được sử dụng trong thời gian dài, độ sáng phù hợp, không làm ảnh hưởng đến mắt người tiêu dùng Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động như: giá cả, hình thức sản phẩm, sự thuận tiện trong việc lắp ráp, sử dụng…

Thế thì chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là gì? Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là những chất lượng trong nghiệp vụ, thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng đồng thời cũng thu lại giá trị hiện kim cho ngân hàng được thể hiện xuyên suốt từ khâu ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu xin mở L/C từ phía nhà nhập khẩu cho đến khi trả tiền xong cho nhà xuất khẩu và thu hồi lại vốn từ phía nhà nhập khẩu.

Người ta chỉ có thể đánh giá được mức độ thỏa mãn nhu cầu mà sản phẩm dịch vụ đem lại khi đã tiêu dùng, sử dụng dịch vụ đó Điều này hết sức khó khăn vì việc đánh giá này hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi người.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.3.1 Các chỉ tiêu định tính

 Tính an toàn và chính xác

Bất kỳ trong hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều cần sự chính xác và an toàn, và hoạt động thanh toán quốc tế cũng không nằm ngoài yêu cầu đó Điều này càng đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, bởi trong phương thức thanh toán này hầu như các bên liên quan chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và L/C mà không phụ thuộc vào thực tế của hàng hóa

Thông thường một nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng có liên quan đến nhiều bên, nhiều loại mặt hàng, với quy mô và giá trị lớn do đó trong nghiệp vụ này không cho phép ngân hàng có những sai sót dẫn đến rủi ro, nó đòi hỏi cán bộ ngân hàng nắm chắc quy trình nghiệp vụ, phát hiện và xử lý một cách kịp thời các tình huống gây ra tổn thất cho các bên Ngoài ra tính chính xác của nghiệp vụ còn thể hiện ở nhiều mặt về số lượng, chất lượng, về mặt thời gian, quá trình thực hiện thanh toán… Thực hiện tốt điều này không những sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín với khách hàng mà còn khẳng định chất lượng dịch vụ của mình với các đối tác nước ngoài

Trong hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, khách hàng đến với ngân hàng nhằm mong muốn hạn chế thấp nhất các rủi ro, nâng cao mức độ an toàn trong thanh toán vì vậy ngân hàng phải đảm bảo mức độ an toàn cho khách hàng, đây chính là điều kiện cho khách hàng thấy được tính hữu ích của ngân hàng mang lại.

Như vậy, tính chính xác an toàn là một yếu tố quyết định tới chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ Đồng thời đây cũng là điều kiện để đánh giá hiệu quả hoạt động của dịch vụ.

 Tính nhanh chóng và kịp thời

Nhanh chóng và kịp thời là một khái niệm để chỉ khả năng đáp ứng nhu cầu của một sản phẩm, dịch vụ nào đó so với yêu cầu thời gian đặt ra Trong hoạt động kinh doanh, tính nhanh chóng kịp thời đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng số vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Với một ngân hàng hoạt động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn có những biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian một cách tối đa cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng và kịp thời không những giúp ngân hàng đẩy nhanh hoạt động của mình mà còn giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu về mặt thời gian, giúp họ đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng kinh doanh Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào ngân hàng hơn khi họ thấy được rằng chính ngân hàng cũng đang giúp họ tiết kiệm từng giây quý báu.

 Giữ được uy tín với khách hàng

Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo nên doanh thu cho mọi hoạt động của ngân hàng, do vậy có thể nói khách hàng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mọi ngân hàng Trong thời gian gần đây khi mà cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt, các ngân hàng không ngừng thu hút những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng, và giữ được các khách hàng truyền thống bằng một loạt các hoạt động như: phục vụ khách hàng ngoài giờ hành chính, đến tận nơi để thu tiền… Để có thể cạnh tranh một cách lành mạnh, lâu dài các ngân hàng đã và đang không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung, hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng

1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh tóan tín dụng chứng từ

1.3.1.1 Tiềm lực của ngân hàng thương mại.

Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng phần lớn liên quan đến nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt luôn đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng khả năng thanh toán.

Do vậy một ngân hàng thương mại có nguồn vốn lớn về ngoại tệ sẽ luôn chiếm được ưu thế trong hoạt động thanh toán quốc tế Mặt khác quy mô, khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ quốc tế cũng tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức chứng từ của một ngân hàng.

Như vậy tiềm lực của ngân hàng thương mại là một nhân tố quyết định sự phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán của chính ngân hàng đó.

1.3.1.2.Uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế.

Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ thì uy tín và thương hiệu của một ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế rất quan trọng, nó có thể quyết định sự tồn tại hay không của ngân hàng Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả khi mà ngân hàng đó nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp Khi uy tín và thương hiệu đã được khẳng định và chiếm lĩnh trên thị trường sẽ giúp cho hoạt động nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của ngân hàng được mở rộng một cách đáng kể.

1.3.1.3.Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều khu vực khác nhau, do đó hệ thống mạng lưới các ngân hàng đại lý của một NHTM luôn chiếm một vị trí quan trọng Một ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi để các thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được tiến hành trôi chảy và có hiệu quả và ngược lại nếu bị hạn chế về mạng lưới ngân hàng đại lý thì nghiệp vụ thanh toán quốc tế chắc chăn sẽ không thể phát triển được.

1.3.1.4.Trình độ của thanh toán viên

Trong bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực thì yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, đây là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động Đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng thương mại luôn cần có những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc bởi họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ phức tạp do đó những bấp cập về trình độ của cán bộ thanh toán sẽ tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ này.

1.3.1.5.Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thanh toán.

Hiện nay tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên sự phát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng có thể cản trở việc ứng dụng các nghiệp vụ mang tính chất toàn ngành, gây khó khăn cho việc liên kết nhằm hợp tác khai thác các dịch vụ Hoạt động thanh toán quốc tế có là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi có sự tham gia của các thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc trợ giúp do đó một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và trình độ công nghệ trong thanh toán cao sẽ có điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động

1.3.1.6.Hoạt động marketing ngân hàng.

Có thể khẳng định các ngân hàng thương mại hiện nay đang cố gắng xây dụng thương hiệu cho mình thông qua các dịch vụ truyền thông, tiếp thị… Hoạt động marketing ngân hàng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo cho khách hàng truyền thống lòng tin vào các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường Hiệu quả của marketing ngân hàng cũng sẽ góp phần không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.

1.3.2.Các nhân tố khách quan

1.3.2.1.Môi trường kinh tế - tự nhiên - xã hội

Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự ổn định hay mất ổn định của kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng Các biến số vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng của nền kinh tế hay tình hình xã hội như chiến tranh, nổi loạn, đảo chính… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế.

Một nền kinh tế phát triển ổn định và tạo được uy tín, niềm tin với các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ giúp cho hoạt động giao thương thương mại phát triển nhanh chóng, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại từ đó được đẩy mạnh, nâng cao về chất lượng, quy mô Các cuộc khủng hoảng kinh tế làm cán cân thanh toán của quốc gia bị mất cân bằng dẫn đến đồng nội tệ bị mất giá mạnh so với đồng ngoại tệ, làm giảm khả năng chi trả của người mua. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường tự nhiên, xã hội Trong trường hợp xảy ra các biến động lớn như chiến tranh, nổi loạn, thiên tai thì thiệt hại rất dễ xảy ra cho ngýời xuất khẩu, ngýời nhập khẩu và cả ngân hàng Không có một thương gia nào lại muốn lựa chọn đối tác của mình ở một nước có những biến động về chính trị, họ có thể không nhận được hàng (trong trường hợp là nhà nhập khẩu) hoặc không nhận được tiền (trong trường hợp là nhà xuất khẩu), đây là những rủi ro bất khả kháng và thông thường không có những bảo hiểm cho rủi ro dạng này

1.3.2.2.Chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia

Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng việc hoạch định các chính sách vĩ mô, nó tác động lên toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế đối ngoại như mở của nền kinh tế, khuyến khích tự do thương mại đã sẽ tạo ra những thuận lợi đặc biệt đối với các loại hình dịch vụ như thanh toán quốc tế.

1.3.2.3.Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia

Chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, nó tác động tới mọi quan hệ kinh tế đối ngoại bằng ngoại tệ Nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ trong thanh toán Một chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước nếu phù hợp với cung, cầu trên thị trường sẽ giúp cho các ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chúng từ

Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của một nước, khi tỷ giá hối đoái tăng thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên, còn khối lượng hàng hóa xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm Để thực hiện các giao dịch ngoại thương đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục và nếu trong khoảng thời gian này có sự biến động đột ngột của tỷ giá tất yếu dẫn đến việc gây thiệt hại cho người mua hoặc người bán Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn tất một giao dịch thương mại quốc tế, đó là việc thanh toán, chi trả ngoại tệ giữa các bên liên quan Giá trị ngoại tệ thu được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến động về tỷ giá cho nên trong nhiều trường hợp biến động tỷ giá có thể khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại biến đổi theo.Với ngân hàng thì việc tỷ giá không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từ phí thanh toán và nguồn ngoại tệ để duy trì hoạt động thanh toán quốc tế bị xáo trộn Có những trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt để giữ uy tín.

Trong thanh toán quốc tế việc thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào thời gian xuất trình chứng từ cũng như sự hoàn hảo của bộ chứng từ đó Vì vậy trình độ hiểu biết của khách hàng trong nghiệp vụ ngoại thương rất quan trọng Với những khách hàng mới còn non yếu về chuyên môn, không nắm vững các thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp các nước đối tác sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, không am hiểu trong thanh toán quốc tế dẫn đến hợp đồng thiếu chặt chẽ, sai sót trong định giá…gây thiệt hại không những cho chính họ mà còn cho cả bản thân ngân hàng.

Thực lực tài chính của khách hàng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại Khi năng lực về tài chính của khách hàng yếu kém thì chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh tức là ảnh hưởng tới khả năng giao hàng hoặc thanh toán tiền Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh của khách hàng là một vấn đề mà mọi ngân hàng đều phải quan tâm, trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ thì việc việc thanh toán dựa trên bộ chứng từ nên có thể lập bộ chứng từ giả để đánh lừa ngân hàng Với công nghệ ngày càng phát triển thì việc lập bộ chứng từ giả trong thanh toán ngày càng tinh vi, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có kinh nghiệm nghiệp vụ và kỹ thuật tốt mới có thể phát hiện những trường hợp cố tình lừa đảo của khách hàng.

Láng Hạ

Lịch sử hình thành và phát triển

Sở giao dịch NHNo &PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc đại diện theo uỷ quyền của NHNNo & PTNT Việt Nam, được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNNo & PTNT Việt Nam, theo Quyết định số235/QD/HĐQT- 02 ngày 16/5/1999 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam Sở giao dịch có trụ sở tại tòa nhà số 2-Láng Hạ-

Ba Đình –HN, có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản riêng.

 Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

 Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp.

 Tên tiếng Anh: Banking Operatiens center of Vietnam Bank for

Từ khi thành lập cho đến nay, Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam luôn khẳng định được vị thế “anh cả” trong đại gia đình Agribank Không chỉ hoạt động như một chi nhánh của Agribank với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở Giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của Agribank, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác Trong thời gian qua, Sở Giao dịch luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống Agribank về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm̀ công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Nhiệm vụ của Sở giao dịch

*Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống NHNo&PTNT

 Quản lí, kinh doanh vốn, thực hiện điều chuyển vốn trên tài khoản tiền gửi của NHNNo tại Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức tín dụng khác.

 Trực tiếp thức hiện vay tái cấp vốn, vay thấu chi và vay vốn của các TCTD theo lện Tổng giám đốc.

 Đầu mối thực hiện mua bán ngoại tệ và các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT

 Và các nhiệm vụ cơ bản khác.

*Trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu doanh nghiệp lớn

 Huy động vốn: khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác do NHNo chuyển về.

 Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 Cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

 Bảo lãnh: Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài

 Cung ứng các dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ thanh toán bao gồm

+Cung ứng các phương tiện thanh toán

+Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

+Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, các dịch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàng

 Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua , bán ngoại tệ,

Phòng Thanh toán quốc tế Phòng SWIFT

Phòng Tín dụng Phòng Quản lý và kinh doanh vốn

Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

Phòng Dịch vụ và Marketing

Phòng Kế toán và ngân quỹ Phòng Dịch vụ kiều hối

Phòng Hành chính nhân sự Phòng Điện toán

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nôị bộ

Phòng Ngân hàng đại lý

Các phó giám đốc Giám đốc thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách theo Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNNo&PTNT Việt Nam.

+ Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng.

+ Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam.

+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sở giao dịch Agribank

Khái quát một số hoạt động kinh doanh chính của Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt luôn đề cao tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, coi đây là khâu tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh khác Tình hình huy động vốn đông vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam trong các năm 2009, 2010 được thế hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo cơ cấu thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010

So sánh với năm trước

Số tuyệt đối Tỷ lệ %

Tổng nguồn vốn 15035 24755 9720 64,65 Tiền gửi các tổ chức 11125 21024 9899 88,98 Tiền gửi dân cư 3910 3731 -179 -4,58

(Nguồn số liệu: Báo cáo nguồn vốn của SGD NHNNo & PTNT VN) Theo kết quả thu được từ bảng số liệu trên ta có một số nhận xét như sau: Tốc độ tăng trưởng của đối tượng tiền gửi từ các tổ chức tăng mạnh Cụ thể: Năm 2010 tiền gửi từ các tổ chúc kinh tế xã hội, các tổ chức tín dụng đạt

21024 tỷ đồng, tăng hơn 88,98% so với năm 2009 Điều này là do Sở giao dịch NHNo & PTNT VN có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, thu hút được lượng khách hàng lớn, nhất là các doanh nghiệp tới thực hiện giao dịch.

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo đồng tiền huy động Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 So sánh với năm trước

Số tuyệt đối Tỷ lệ %

(Nguồn số liệu: Báo cáo nguồn vốn của SGD NHNo & PTNT VN) Nhận xét:

 Nguồn vốn nội tệ đến 31/12/2010 đạt 21.377 tỷ đồng, tăng 9,288 tỷ đồng với 31/12/2009, chiếm tỷ trọng 86,35% trong tổng nguồn vốn.

 Nguồn vốn ngoại tệ đến 31/12/2010 quy ra VNĐ đạt 3.378, tăng 432 tỷ đồng so với 31/12/2009, chiếm tỷ trọng 13,65% tổng nguồn vốn

 Nguồn vốn bằng ngoại tệ năm 2010 tăng trưởng không cao Điều này là do năm 2010 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh, các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ gây khó khăn cho ngân hàng Do vậy, ngân hàng thiếu ngoại tệ trầm trọng, không đáp ứng đủ nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp.

2.1.4.2 Hoạt động cho vay vốn

Cũng giống như các NHTM khác, hoạt động cho vay luôn giữ vai trò chỉ đạo trong hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch, bởi vì đây là hoạt động đem lại phần thu nhập chính cho Sở giao dịch.

Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch NHNo &PTNT VN Đơn vị : tỷ đồng

So sánh với năm trước

Số tuyệt đối Tỷ lệ %

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng SGD NHNo & PTNT VN) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn trong năm qua có sự tăng trưởng trung bình Doanh số cho vay tính đến 31/12/2010 đạt 9280 tỷ đồng, tăng 19,39% so với năm 2009 Công tác thu nợ được thực hiện song song đạt 7836 tỷ đồng, tăng 17,32% so với năm 2009 Dư nợ đạt 7064 tỷ đồng, tăng

1590 tỷ đồng so với năm 2009 Đây là những con số có phần khá khiêm tốn so với những năm trước Điều này là do năm 2009, 2010 nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh và dè dặt trong việc đầu tư

2.1.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

- Thực hiện thanh tóan hàng nhập khẩu 1.590 món trị giá 545 triệu USD, tăng 42 triệu USD (tăng 8,2%) so với năm 2009.

- Thanh toán hàng xuất khẩu trị gía 84,8 triệu USD, tăng 27,6 triệu USD (tăng 48,3%) so với năm 2009.

- Chuyển tiền đến : 1070 món trị giá 170 triệu USD, tăng 92 triệu USD (tăng 118%) so với năm 2009.

- Mua bán ngoại tệ: Tổng mua: 307 triệu USD: tổng bán: 306 triệu USD.

- Thu phí dịch vụ đạt 13,6 tỷ VNĐ, tăng 1,3 tỷ đồng so với năm trước. Năm 2010, thanh toán hàng xúât nhập khẩu tăng thấp, nguyên nhân chủ yếu do hạn chế cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu, số L/C phát hành giảm 40% so với năm 2009.

Nhìn chung , các loại hình dịch vụ đều được Sở giao dịch NHNo &PTNT Việt Nam triển khai đầy đủ và đều có sư tăng trưởng cao cả về doanh số và số phí thu được.

 Dịch vụ tài khoản: Thực hiện mở 4.252 tài khoản mới Trong đó: Doanh nghiệp và các tổ chức là 365 tài khoản, cá nhân là 3908 tài khoản, nâng tổng số

(1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C

(2) Phát hành L/C (2’) Sửa đổi và huỷ

L/C (nếu có) tiền lên 22.406 tài khoản đang hoạt động tại Sở giao dịch

 Dịch vụ thẻ: Tổng số thẻ ATM phát hành mới năm 2010 là 4.932 thẻ, lũy kế 26.429 thẻ, tăng 23% so với năm 2008, phát hành thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế Visa cho 481 khách hàng mới, lũy kế là 592 khách hàng, tăng 433% so với năm 2009 Dư nợ: 2.394 triệu VNĐ, phát triển thêm 07 điểm chấp nhận thanh toán thẻ, lũy kế là 12 điểm chấp nhận thẻ.

 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:

 Trạng thái ngoai tệ ngày 31/12/2010 :11.41 triệu USD

 Chênh lệch từ kết quả kinh doanh ngoại tệ đạt 80 tỷ đồng Trong đó, thu về KDNT đạt 1.048 tỷ đồng Chi về KDNT đạt 464 tỷ đồng

Trong năm đã phát hành 350 tài khoản bảo lãnh cho các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước với tổng giá trị bảo lãnh là 466 tỷ đồng Số dư bảo lãnh đến 31/12/2010 là 931 tỷ đồng Tổng số phí phát hành bảo lãnh đã thu là 3,8 tỷ đồng.

Các khoản bảo lãnh do Sở giao dịch phát hành đều an toàn, chưa xảy ra tính trạng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nên không phát sinh cho vay bắt buộc.

Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán TDCT tại sở giao dịch NHNo&PTNT số 2 Láng Hạ

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C của Sở giao dịch NHNo

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập khẩu

Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán L/C hàng nhập khẩu

Phạm Thị Hải Lớp TTQTA-K10

Trong nghiệp vụ này, Sở giao dịch thực hiện chức năng là ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nước ngoài Nghiệp vụ này bao gồm các bước sau:

 Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn mở L/C

Trên cơ sở sau khi đã nhận được bản sao có xác nhận sao y bản chính gồm: hợp đồng nhập khẩu,văn bản cho phép nhập khẩu của bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số(đối với khách hàng giao dịch lần đầu), thanh toán viên sẽ kiểm tra tính chất hợp pháp, hợp lý của đơn xin mở L/C, so sánh với hợp đồng mua bán ngoại thương xem có gì mâu thuẫn và không phù hợp với thông lệ quốc tế hay không Khi phát hiện thấy sai sót hay mâu thuẫn gây bất lợi cho khách hàng, ngân hàng phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Mọi sự điều chỉnh bổ sung phải có chữ ký và dấu của tổ chức nhập khẩu.

Khi hồ sơ xin mở L/C của khách hàng đã đầy đủ các điều kiện quy định,thanh toán viên của ngân hàng tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng trên máy tính Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu của Sở giao

(1) Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C (2) Tạo thông báo

L/C, thông báo sửa đổi L/C dịch Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra đối chiếu lại đơn xin mở L/C của khách hàng và với hợp đồng ngoại thương, kiểm tra bút toán ký quỹ, thu phí, tài sản thế chấp.

Nếu trong quá trình phát hành có sai sót hay khách hàng huỷ L/C thì tiến hành thủ tục sửa đổi và huỷ L/C như quy định.

 Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán

Khi nhận được chứng từ từ ngân hàng nước ngoài gửi về, thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng Việc kiểm tra này đảm bảo rằng bộ chứng từ là hoàn toàn phù hợp với các quy định trong L/C Đó là kiểm tra tính chính xác trên bề mặt chứng từ, kiểm tra các chứng từ xuất trình có đúng thời hạn hiệu lực của L/C, việc giao hàng có đúng hạn, các chứng từ có đầy đủ về mặt số lượng và số loại phù hợp với quy định L/C hay không Sau khi kiểm tra chứng từ xong, nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng tiến hành thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho ngân hàng bạn, và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng.

 Bước 4: Đóng hồ sơ nhập khẩu

Việc đóng hồ sơ nhập khẩu được thực hiện khi: L/C nhập khẩu đã đước huỷ bỏ, đã thanh toán hết họăc không còn giá trị thanh tóan hoặc hết hạn, từ chối thanh tóan và bộ chứng từ đã được gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ, hoặc đóng hồ sơ do lỗi của ngân hàng.

 Bước 5: Lưu giữ chứng từ L/C nhập khẩu

Tất cả chứng từ có liên quan kể từ khi phát hành L/C, sửa đổi, cho đến khi L/C đã thanh toán hoặc L/C được huỷ đều phải được lưu giữ tại ngân hàng.

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh tóan L/C hàng xuất khẩu

Thanh tóan hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch được thực hiện qua các bước sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu

Phạm Thị Hải Lớp TTQTA-K10

Thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu có nghĩa là ngân hàng thay mặt cho nhà xuất khẩu giao dịch với bên đối tác của mình Đứng về phía nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ đóng vai trò là ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán, Ngân hàng chiết khấu Ngân hàng sẽ thay mặt cho người xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng của mình.

 Bước 1: Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C

Ngân hàng tiếp nhận thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng trong điều kiện sau khi đã nhận được L/C đã xác thực từ Hội sở chính hoặc nhận được L/C đã xác thực kèm thông báo L/C từ các ngân hàng khác trong nước.

 Bước 2: Tạo thông báo L/C, sửa đổi L/C

Sau khi nhận được L/C hoặc L/C sửa đổi, thanh toán viên phải kiểm tra, xác nhận mã khoá(nếu bằng telex), các mẫu điện (nếu bằng SWIFT) và mẫu chữ ký (nếu bằng thư) Sau khi kiểm tra nếu thấy:

- Mã hoá, mẫu điện hay chữ ký là đúng thì lập thông báo theo mẫu quy định gửi cho khách hàng.

- Mã khóa, mẫu điện hay chữ ký không đúng hay có nghi vấn thì phải thông báo cho ngân hàng mở L/C biết Những điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận đúng mã hoặc đúng mẫu điện thì được coi là văn bản hiệu lực.

Thư thông báo L/C hay sửa đổi L/C được làm thành 2 bản, bản gốc giao cho khách hàng, bản sao lưu lại tại hồ sơ.

 Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ đi đòi tiền

Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán kèm theo chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bán L/C gốc và các điều chỉnh có liên quan, thanh toán viên phải kiểm tra số loại chứng từ, số lượng từng loại, ghi rõ ngày giờ xuất trình và kí chứng nhận chứng từ.

Sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với quy định của L/C và UCP

600 thì chứng từ sẽ được gửi đi đòi tiền ngân hàng phát hành.

Nếu chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể Nếu sai sót là không thể sửa chữa, ngân hàng có điện cho ngân hàng nước ngoài về sai sót để xin sự chấp nhận hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng yêu cầu với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro.

 Bước 4: Thanh toán cho khách hàng

Khi nhận đựơc báo có của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên thực hiện chuyển báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã khấu trừ tiền chiết khấu(nếu có), lãi chiết khấu và thu phí theo quy định hiện hành cỉa NHNo&PTNT Trong trường hợp, khi chưa đến hạn thanh toán nhưng do khách hàng có nhu cầu về vốn thì khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ thanh toán (chiết khấu có truy đòi).

 Bước 5: Đóng hồ sơ bộ chứng từ hàng xuất Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C hàng xuất, thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ do chứng từ đã thanh toán, hoặc bị từ chối thanh toán, chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị trả lại.

 Bước 6: Lưu giữ chứng từ L/C

Toàn bộ bản gốc của L/C, các sửa đôỉ, bản copy của các chứng từ, điện thanh tóan, chấp nhận thanh toán đều phải được lưu trữ theo quy định.

2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại Sở giao dịch NHNo

2.2.2.1 Thực trạng thanh toán L/C nhập khẩu

Bảng 2.4 Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu Đơn vị: triệu USD Năm

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ)

Bảng 2.4 cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập tại Sở giao dịch NHNo

&PTNT số 2 Láng Hạ đang có xu hướng giảm.

Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

2.3.1 Những kết quả đạt được

Mặc dù Sở giao dịch NHNo&PTNT số 2 Láng Hạ mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa đầy 13 năm, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn là nghiệp vụ mới mẻ không riêng gì với Sở giao dịch mà là một thực trạng chung đối với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, song do chú trọng đẩy mạnh công tác kinh doanh đối ngoại, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, cho nên hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Sở giao dịch đã đạt được những thành tựu quan trọng.

 Thứ nhất, công tác phát hành L/C của Sở giao dịch đã được thực hiện tốt khi đã cố gắng thực hiện theo đúng hợp đồng thoả thuận với khách hàng. Việc mở L/C được tiến hành khá nhanh chóng chỉ trong vòng 1 ngày và theo 1 quy trình nhất định, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho nhà nhập khẩu khi thực hiện theo đúng yêu cầu về thời gian thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương Điều này góp phần hỗ trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liền mạch thuận lợi, không bị gián đoạn, tiết kiệm được thời gian Uy tín của ngân hàng cũng ngày một đựơc nâng cao trong việc nỗ lực không ngừng rút ngắn thời gian phát hành L/C nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn Bên cạnh đó, công tác kiểm tra hồ sơ phát hành L/C nhập khẩu cũng đã được quy định cụ thể trong bộ quy trình nhập khẩu của Sở giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh toán có cơ sở, dễ dàng tiến hành khâu kiểm tra hồ sơ phát hành L/C với mức độ chính xác cao nhất.

Mặt khác, nội dung của các L/C ít sai sót, rõ ràng, dể hiểu và thể hiện được hết những thoả thụân trong hợp đồng thương mại, những điều khoản và điều kiện của L/C rất chặt chẽ khônglàm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhập khẩu cũng như uy tín của ngân hàng.

 Thứ hai, khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo thì công tác kiểm tra bề mặt L/C được thực hiện khá tốt, ít khi thông báo nhầm L/C giả. Tuy nhiên, thời gian xác thực bề mặt L/C chân thật còn kéo dài 1 ngày làm việc.

 Thứ ba, ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hoá từ phía ngưòi nhập khẩu.

Theo quy định của UCP 600, khi nhận được bộ chứng từ thanh toán từ phía nhà xuất khẩu qua ngân hàng thông báo, cán bộ thanh toán quốc tế sẽ nhanh chóng kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ trong thời gian 5 ngày làm việc của ngân hàng để kịp thời thông báo cho ngân hàng thông báo nếu bộ chứng từ bất hợp lệ Sở giao dịch đã đáp ứng đúng theo quy định của UCP, và tiến hành kiểm tra bất hợp lệ của bộ chứng từ trong vòng 5 ngày Thực tế cho thấy tỉ lệ kiểm tra bộ chứng từ sai sót tại Sở giao dịch là rất thấp, chỉ khoảng 3% Tuy nhiên, những sự cố và bất ngờ luôn luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và điều này đòi hỏi phía cán bộ thanh toán của Sở giao dịch không nên chủ quan chỉ dựa vào hướng dẫn của quy trình mà phải tích cực học hỏi và tìm hiểu những kinh nghiệm của các ngân hàng bạn trong việc xử lý những trường hợp bất ngờ, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra bộ chứng từ của mình.

Trong hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT số 2 Láng Hạ bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được thì không thể tránh khỏi những khó khăn, hạn chế gây ảnh hưởng không ít tới chất lượng thanh toán.

 Thứ nhất, sự mất cân đối giữa doanh số L/C thanh toán XK và NK.

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu thấp hơn rất nhiều so với thanh toánL/C nhập khẩu Sự mất cân đối này đã làm cho Sở giao dịch rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tề đáp ứng cho nhu cầu thanh toán , vì thực chất chủ yếu nguồn ngoại tệ vẫn trông đợi vào lượng tiền đến từ hoạt động xuất khẩu.

 Thứ hai, bộ chứng từ thanh toán do các doanh nghiệp xuất khẩu

Việt Nam còn rất nhiều sai sót.

Trình độ nghiệp vụ ngoại thương, TTQT của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế, do đó quá trình đàm phán ký kết hợp đồng thường bị phía nước ngoài o ép, chấp nhận cả những điều khoản bất lợi nhằm xuất đựơc hàng, do đó khâu lập chứng từ đòi tiền hết sức khó khăn.

Do vậy sự giúp đỡ của ngân hàng trong trường hợp này là rất quan trọng. Nhằm giúp đỡ khách hàng của mình, các ngân hàng khi nhận đựơc chứng từ đều kiểm tra một cách tỷ mỷ và tư vấn cho khách hàng sửa chữa những sai sót nhằm có được bộ chứng từ hoàn hảo Tuy nhiên, công tác kiểm sóat tư vấn cho khách hàng sữa chữa những sai sót trên bộ chứng từ của Sở giao dịch vẫn còn hạn chế.

 Thứ ba, công nghệ thanh toán chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng với thực trạng chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, mặc dù Sở giao dịch NHNN&PTNT VN số 2 Láng Hạ đã cố gắng rất nhiều để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nhưng công nghệ thanh toán của Sở giao dịch còn rất thấp so với các ngân hàng trong khu vực và với thể giới Trong nhiều công đoạn của quá trình thanh toán, các cán bộ thanh toán còn phải làm thủ công, việc kiểm tra bộ chứng từ của các cán bộ thanh toán chủ yếu dựa trên kinh nghiêm của bản thân mà chưa có sự hỗ trợ của công nghệ Do vậy rủi ro là khó tránh khỏi nếu các chứng từ được làm giả mạo một cách tinh vi nhờ công nghệ ngày càng hiện đại hiện nay Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là một thách thức lớn với toàn ngành ngân hàng Theo cam kết, khoảng 2 - 3 năm sau khi gia nhậpWTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng tạiViệt Nam và được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc gia củaWTO Vì thế mà Sở giao dịch gặp phải những đối tượng “nặng ký” về thương hiệu, vốn, công nghệ, thị phần do đó có thể ngày càng bị thu hẹp

 Thứ tư, sản phẩm dịch vụ trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ còn nghèo nàn, đơn điệu.

Trong xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế thế giới hiện nay thì nhu cầu về đa dạng về sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế cũng như thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là điều tất yếu Tại hầu hết các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới việc thực hiện các loại L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng… đã khá quen thuộc thì tại Sở giao dịch NHNN

%PTNT số 2 Láng Hạ những phương thức thanh toán này dường như còn quá mới mẻ, và hầu như không có Các L/C được thực hiện ở Sở giao dich chủ yếu là L/C không hủy ngang và L/C xác nhận.

Sự đơn điệu về sản phẩm thanh toán như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mở rộng hoạt động của Sở giao dịch

 Thứ năm, thời gian xử lý nghiệp vụ chưa nhanh, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Tuy Sở giao dịch đã được đầu tư khá mạnh về trang thiết bị, máy móc nhưng hệ thống này chưa đồng bộ, chưa phải là hiện đại nhất trên thế giới, nhiều quy trình chưa được xử lý tự động Sự hoạt động không ổn định của hệ thống máy móc còn gây ra nhiều trục trặc kĩ thuật… làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ Trong một số trường hợp hệ thống điện thanh toán chuyển đi hoặc chuyển về xảy ra hiện tượng bị nghẽn không in ra được, phát trùng lặp điện, điện bị chập hay telex bị ngắt quãng … Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian xử lý nghiệp vụ của cán bộ thanh toán và thời gian của khách hàng vì phải đợi khác phục sự cố

 Thứ sáu, doanh số thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đang có xu hướng giảm

So với các ngân hàng trên địa bàn thì doanh số thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng Nno&PTNT vẫn còn thấp so với đúng thực lực và khả năng của Ngân hàng và đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hệ thống các NHTM trên địa bàn.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

 Thứ nhất, chính sách XNK còn thiếu tính ổn định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng XNK.

Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, có những mặt hàng trước thì được phép nhập khẩu, song do tình trạng hàng nhập khẩu quá nhiều, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước nên bộ chủ quản kiến nghị và Chính phủ lại cấm nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đã mở L/C để nhập khẩu Biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng cũng thiếu tính ổn định, thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng còn dài làm cho các doanh nghiệp ứ đọng vốn kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các thủ tục trong XNK còn rườm rà, các quy định còn chồng chéo, gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém chi phí và thời gian Ngoài ra, thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không có đủ để các doanh nghiệp dự tính, sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 Thứ hai, môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT chưa đồng bộ và thiếu hoàn thiện

PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TÓAN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT SỐ 2 LÁNG HẠ

Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

3.1.1 Định hướng chung của ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, NHNo&PTNT VN không ngừng phát triển cả về quy mô, công nghệ và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với phương châm “mang phồn thịnh đến với khách hàng”, mục tiêu của Sở giao dịch cũng như ngân hàng NHNo&PTNT VN là tiếp tục giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế, luôn đáp ứng nhu cầu về vốn để đẩu tư phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả,các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước.

Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng NHNo&PTNT VN, Sở giao dịch Láng Hạ đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cho những năm tiếp theo như sau:

- Tiếp tục nâng cao vị trí của Sở giao dịch bằng cách chiếm lĩnh thị trường,tăng cường thị phần.

- Tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn theo định hướng ổn định, bền vững, tiết kiệm và có cơ cấu hợp lý.

- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tương ứng với công nghệ mới.

- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

- Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT đến năm 2011, xây dựng gía trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.

3.1.2 Định hướng cho hoạt động TTQT và thanh toán TDCT

Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đó là việc Việt Nam gia nhập WTO, APEC, ASEAN, trong thời gian tới sẽ có một hệ thống ngân hàng với nhiều loại hình cùng hoạt động, với sự tham gia của các ngân hàng danh tiếng trên thế giới, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Chính vì vậy nó đã mở ra cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của ngân hàng NHNo &PTNT nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Trước tình hình đó, hoạt động thanh toán quốc tế mà trọng tâm là thanh toán theo phương thức TDCT tại Sở giao dịch trong những năm tới sẽ được triển khai theo những hướng sau:

- Phấn đấu tăng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu, nhất là thanh toán L/C Chú ý thu hút khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mở rộng dịch vụ thanh toán như chiết khấu chứng từ, tài trợ xuất nhập khẩu.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng, nâng cao số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập và xuất, thu hút nguồn ngoại tệ về Sở giao dịch.

- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, nghiên cứu điều chỉnh mô hình tổ chức, chức năng phù hợp với xu thế hội nhập.

- Phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động: mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

- Tiếp tục quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ để có được đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng cả về lý thuyết và thực tiễn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên đìa bàn.

- Phát triển các hoạt động mua bán ngoại tệ để chủ động nguồn ngoại tệ cân đối cho các hoạt động thanh toán quốc tế.

- Chú ý đến hoạt động Marketing ngân hàng để đề ra chính sách khách hàng hợp lý, dự đoán xu thế phát triển thị trường và nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian tới để có chính sách thích hợp.

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

Sở giao dịch NHNo &PTNT số 2 Láng Hạ

3.2.1 Nâng cao năng lực của thanh toán viên

Năng lực của thanh toán viên được thể hiện ở các khía cạnh: trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong công việc, xử lý thành thạo các quy trình nghiệp vụ cũng như thái độ, phong cách phục vụ khách hàng Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng với nền kinh tế và sự phát triển của đất nước do vậy luôn cần những cán bộ không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc.

Sở giao dịch NHNN&PTNT số 2 Láng Hạ cần có các khoá đào tạo thường xuyên hoặc các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ thanh toán viên, các cán bộ thanh toán có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm và cập nhập những quy định mới trong quá trình xử lý nghiệp vụ, tránh những sai sót do thiếu kinh nghiệm. Ngoài đào tạo về chuyên môn Sở giao dịch cũng cần phải nâng cao về đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, bởi không ít trường hợp rủi ro xảy ra nguyên nhân từ phía cán bộ ngân hàng sai phạm quy chế ngân hàng Có thể vì những lý do cá nhân mà có những cán bộ ngân hàng tiếp tay cho khách hàng lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng Họ lợi dụng sơ hở của ngân hàng để vụ lợi cá nhân Để tránh những trường hợp đáng tiếc như vậy xảy ra Sở giao dịch cần có những biện pháp khuyến khích như nâng lương, tăng thưởng tạo điều kiện phát huy tính độc lập sáng tạo của mỗi cán bộ.

3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán

Trong những năm qua được sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng luôn đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Sở giao dịch Tuy nhiên, quá trình hiện đại hoá ngân hàng phải tiến hành từng bước và đang trong giai đoạn đầu phát triển bởi nền tảng công nghệ vốn có chung của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam còn thấp kém so với ngân hàng trên thế giới Mặt khác quá trình trang bị hệ thống máy móc, đổi mới thiết bị của Sở giao dịch chưa mang tính hệ thống, còn mang tích chắp vá dẫn đến sự không đồng bộ và kém hiệu quả Do đó trong thời gian tới Sở giao dịch cần có một kế hoạch nâng cấp, đổi mới thiết bị một cách cụ thể. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, hiện nay Sở giao dịch đang sử dụng mạng SWIFT (Society for Woldwid Interbank Financial Telecommunication) để chuyển điện thanh toán Đây là công nghệ đang được áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế ở các nước Tuy nhiên trong quá trình xử lý nội bộ thì

Sở giao dịch cần phải đổi mới hơn nữa về công nghệ để đảm bảo quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán được thực hiện một cách khép kín và đồng bộ Tiến hàng chỉnh sửa và hoàn thiện các chương trình phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu để các chương trình này tạo ra mẫu điện chuẩn phù hợp với phương thức thanh toán và kết nối với các chi nhánh khác trong nước, với Hội sở chính và các ngân hàng đại lý trên thế giới, trên cơ sở đó cho phép xây dựng, chuẩn hóa và phát triển hệ thống thông tin khách hàng.

3.2.3 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng. Để thiết lập được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng, tránh tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các phòng liên quan trong việc hỗ trợ cho phòng thanh toán quốc tế xử lý nghiệp vụ một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả thì Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng cần phải có một quy trình thanh toán quốc tế cụ thể

Không những thế khi khách hàng tới Sở giao dịch để thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế họ cũng cần ngân hàng cung cấp một số dịch vụ có liên quan như: công tác tư vấn tín dụng, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán… như vậy sự đồng bộ hóa các dịch vụ không những giúp khách hàng được thuận tiện mà con giúp ngân hàng có thêm thu nhập từ các dịch vụ đi kèm.

Với sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban cũng là một trong những biện pháp giúp ngân hàng quản lý và nắm bắt kịp thời những thông tin khách hàng, qua đó việc xử lý nghiệp vụ đạt kết quả cao hơn, tránh được những rủi ro từ phía khách hàng.

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng

Có thể nhận thấy ở hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có một bộ phận chuyên trách mảng marketing ngân hàng với đội ngũ cán bộ có trình độ hiểu biết về marketing, năng động, nhiệt tình… điều này khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động marketing trong lĩnh vực ngân hàng Nhưng hiện nay, Sở giao dịch lại chưa có một bộ phận nào đảm nhiệm hoạt động marketing một cách chuyên nghiệp Đây là một trong những lý do khiến Sở giao dịch đang dần mất đi thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế

Tất cả các ngân hàng hiện nay đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng tronng chiến lược phát triển kinh doanh của mình và đã có nhiều biện pháp tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị phần của mình.

Do vậy, để mở rộng hoạt động và giữ được thị phần, Sở giao dịch cần tăng cường hoạt động marketing, thành lập một bộ phận marketing chuyên trách để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả.

3.2.5 Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển do đó hoạt động thanh toán quốc tế sẽ ngày càng đa dạng và phong phú, trong thời gian tới các loại hình L/C sẽ được mở rộng và áp dụng nhiều Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, Sở giao dịch không chỉ dừng lại ở việc phát triển L/C khôn hủy ngang hay L/C xác nhận mà cần mạnh dạn triển khai các loại hình L/C đặc biệt hơn nữa như: L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và cung cấp các dịch vụ tư vấn đi kèm cho khách hàng

Tăng cường mối quan hệ đại lý

Việc có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau là một yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao chất lương thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trong việc giảm thiểu thời gian thanh toán và hạn chế tối đa các rủi ro trong khâu thanh toán với đối tác nước ngoài Do vậy

Sở giao dịch cần thực hiện chính sách tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng nước ngoài lớn có mạng lưới toàn cầu, uy tín thương hiệu cao để hợp tác nhằm phát huy lợi thế về mạng lưới, về khách hàng, về kinh nghiệm và uy tín thương hiệu của đối tác chiến lược.

3.2.6 Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán

Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ dừng lại ở việc thực hiện thanh toán cho khách hàng, bởi trình độ và sự hiểu biết của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế, do đó việc tư vấn giúp cho khách hàng có được những lợi thế trong việc ký kết các hợp đồng ngoại thương là một lỗ lực giúp nâng cao chất lương hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Như vây để mở rộng và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ thì việc hỗ trợ hay tư vấn cho khách hàng là một trong những yêu cầu cần thiết, và Sở giao dịch cần có những biện pháp cụ thể như:

- Tổ chức các buổi trao đổi với các khách hàng nhằm phổ biến, cập nhập các thay đổi trong quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế Cung cấp thường xuyên cho khách hàng danh sách các ngân hàng có quan hệ đại lý với Sở giao dịch tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn được ngân hàng có uy tín tham gia vào quá trình thanh toán của doanh nghiệp.

- Thông tin cho các khách hàng mới về những ưu đãi từ phía ngân hàng dành cho khách hàng khi thực hiện thanh toán tại Sở giao dịch

3.3 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

Ngày đăng: 06/07/2023, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trọng Thuỷ: Toàn tập UCP – Quy tắc thực hành thống nhất TDCT. NXB Thống kê, năm 2010 Khác
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, năm 2010 Khác
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang Thanh toán quốc tế, xuất bản lần 2, NXB Thống kê, năm 2009 Khác
4. TS.Nguyễn Thanh Trúc: Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Học viện ngân hàng, năm 2007B. Báo, tạp chí, báo cáo thường niên Khác
1. Báo cáo thường niên các năm 2008,2009,2010 của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN số 2 Láng Hạ Khác
2. Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh các năm 2008,2009,2010 của Sở giao dịch Láng Hạ Khác
3. Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh ngoại hối và TTQT các năm 2008,2009,2010 của phòng kinh doanh ngoại hối của Sở giao dịch số 2 Láng Hạ Khác
1. Trang web Ngân hàng nhà nước Việt Nam http:// www.sbv.gov.vn Khác
2. Trang web Ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam http:// www.Agribank.com.vn Khác
3. Trang web Sở giao dịch NHNo&PTNT Láng Hạ http:// www.Agribanklangha.com.vnII. Tài liệu Tiếng Anh Khác
1. International Standard Bankinh Practice for the examination of documentary credits Khác
2. The Uniform custom and Practice for documentary credit, 2007 revision, ICC publication No 600, Paris Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w