1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam

96 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 818,17 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, các loại hình phân phối hiện đại theo mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-*** -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ

HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM

Hà Nội – Tháng 11/2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em mong muốn bày tỏ sự trân trọng và biết ơn với những sự hướng dẫn tận tình từ Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến, giáo viên trường Đại học Ngoại thương trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Em cũng chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Vũ Văn Quyền, vụ phó vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Thương mại đã giúp đỡ trong việc tiếp cận nguồn tài liệu, số liệu thực tế và đóng góp

ý kiến trong quá trình nghiên cứu

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện và phát triển đề tài hơn nữa

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI 3

1 Tổng quan về hệ thống phân phối 3

1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa 3

1.2 Đặc điểm và vai trò của hệ thống phân phối 3

1.2.1 Đặc điểm 3

1.2.2 Vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 4

1.3 Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại 6

2 Tổng quan về hệ thống bán lẻ và hệ thống bán lẻ hiện đại 8

2.1 Tổng quan về bán lẻ 8

2.1.1 Khái niệm 8

2.1.2 Vị trí và chức năng của bán lẻ trong kênh phân phối 8

2.1.3 Phân loại các nhà bán lẻ 10

2.2 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống bán lẻ hiện đại 11

2.2.1 Khái niệm 11

2.2.2 Đặc điểm 12

3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại một số nước 16

3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 16

3.1.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Thái Lan 16

3.1.2 Tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ 17

3.1.3 Chính sách của chính phủ Thái Lan 18

3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 19

3.2.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Trung Quốc 19

3.2.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ 20

3.2.3 Chính sách của chính phủ Trung Quốc 20

3.3 Bài học cho Việt Nam 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 25

1 Thực trạng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam 25

2 Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 29

Trang 4

2.1 Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ thống phân phối bán lẻ hiện

đại tại Việt Nam 29

2.1.1 Chính trị luật pháp 29

2.1.2 Kinh tế 30

2.1.3 Xã hội 32

2.1.4 Văn hóa 33

2.1.5 Khoa học công nghệ 34

2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 35

2.2.1 Các thành tựu đạt được 35

2.2.2 Các mặt tồn tại 46

2.3 Giới thiệu một số hình thức bán lẻ hiện đại tiêu biểu 54

2.3.1 Siêu thị (Super market) 55

2.3.2 Trung tâm thương mại (Shopping mall, shopping centre) 57

2.3.3 Cửa hàng tiện lợi 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 62

1 Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại 62 1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 62

1.2 Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam 63

1.3 Mức độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp 64

1.4 Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán lẻ truyền thống 64

2.1 Mục tiêu 65

2.2 Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại 66

3 Các giải pháp và kiến nghị 67

3.1 Đối với Chính phủ 67

3.2 Đối với các doanh nghiệp thuộc hệ thống bán lẻ hiện đại 76

3.3 Đối với các doanh nghiệp sản xuất 83

3.4 Đối với người tiêu dùng 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AVR : Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA : Hiệp định thương mại tự do

GCCI : Chỉ số lạc quan tiêu dùng toàn cầu

GDP : Tổng thu nhập quốc nội

GRDI : Chỉ số phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu

HTX : Hợp tác xã

MFN : Quy chế tối huệ quốc

NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

PNTR : Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất và tiêu dùng 5

Sơ đồ 2: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 9

Bảng 3: Các mô hình cửa hàng bán lẻ 11

Bảng 4: Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống 15

Bảng 5: Ước tính thị phần của loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại trong dịch vụ bán lẻ năm 1998 và 2002 16

Bảng 6: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 2007 25

Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế phân theo thành thị và nông thôn 31

Bảng 8: Phân bố dân số qua các năm 32

Biểu đồ 9: Tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua các phương thức phân phối 46

Bảng 10: Kênh phân phối một số mặt hàng tiêu dùng 47

Biểu đồ 11 : Phân hạng siêu thị năm 2005 theo tiêu chuẩn quy định trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 48

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… đã xuất hiện ngày càng phổ biến tại một số đô thị lớn tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân thành phố

và xu hướng xích lại gần đời sống sinh hoạt của một xã hội hiện đại

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy đây là hình thức tổ chức thương mại rất có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hình thức phân phối hàng hóa Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi các hệ thống phân phối kiểu truyền thống đang còn giữ vai trò chi phối thì việc hiện đại hóa hệ thống phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng đang là yêu cầu cấp bách hiện nay

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây song việc nghiên cứu và xác định chiến lược phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại còn là vấn đề tương đối mới mẻ Mặt khác, phần lớn các mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống bán lẻ hiện đại được đưa vào Việt Nam một cách thiếu chọn lọc, chưa được nghiên cứu để vận dụng sáng tạo cho phù hợp với đặc thù văn hóa và tâm lý tiêu dùng của nước ta

Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam” làm khóa luận tốt

nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm về hệ thống phân phối, vai trò, vị trí của mô hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối nói chung Đồng thời, nghiên

Trang 8

cứu chiến lược phát triển hệ thống phân phối của các nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Đánh giá thực trạng, tình hình phát triển, chỉ ra các thành tựu và mặt còn hạn chế của mô hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam và dự báo triển vọng trong tương lai

- Xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam,

hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực

bán lẻ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số mô hình bán lẻ hiện đại, bao gồm các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các trung tâm thương mại tại 2 đô thị lớn là

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề nêu, khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biên chứng; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu; phương pháp điều tra khảo sát hiện trường tại một số siêu thị, trung tâm thương mại như Vincom

Plaza, Metro, Big C…và phương pháp chuyên gia

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ HỆ

THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI

1 Tổng quan về hệ thống phân phối

1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ nhà sản xuất muốn đến tay người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua một chuỗi hoạt động mua và bán Hệ thống phân phối hàng hóa là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Đó là dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau tới người mua cuối cùng

Theo quan điểm tổng quát, “Hệ thống phân phối hàng hóa là một tập

hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng” 1

Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn dàng để người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng

1.2 Đặc điểm và vai trò của hệ thống phân phối

1Nguồn: Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội

Trang 10

Các hệ thống phân phối hàng hóa có sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng hệ thống Các tổ chức kinh doanh nhất định chuyên môn

hóa một hoặc một số công việc nhất định Sở dĩ những trung gian thương mại hoặc tổ chức hỗ trợ khác được sử dụng để thực hiện công việc phân phối bởi họ thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn so với các nhà sản xuất

Hàng hóa lưu thông trong các hệ thống phân phối hàng hóa thông qua

cơ chế “kéo-đẩy” Cơ chế “kéo” tức là doanh nghiệp dùng các biện pháp tác

động vào nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng để tạo lực hút hàng hóa ra thị trường Cơ chế “đẩy” là việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khuyến khích

hệ thống phân phối tăng cường hoạt động tiêu thụ, tạo thành lực đẩy hàng hóa

ra thị trường

1.2.2 Vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 2

 Vai trò với nền kinh tế

Hệ thống phân phối hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn cơ bản vốn có của các nền kinh tế thị trường, góp phần đảm bảo nền kinh tế hoạt động và phát triển bền vững Sau đây là ba mâu thuẫn cơ bản trong phân phối hàng hóa trên thị trường mà hệ thống có vai trò giải quyết:

Một là, mâu thuẫn giữa người sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa

với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt và đa dạng Các nhà sản xuất chuyên môn hóa và cung cấp ra thị trường một khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn, song những người tiêu dùng đơn lẻ lại chỉ có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng nhỏ

Hai là, sự khác biệt về không gian giữa người sản xuất và người tiêu

dùng Thông thường, việc sản xuất tập trung tại một địa điểm nhất định, còn tiêu dùng lại phân bố rộng khắp, hoặc ngược lại Sự xuất hiện cấu trúc của hệ

2

Nguồn: Lê Trịnh Minh Châu (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

Trang 11

thống phân phối hàng hóa nhiều cấp độ với các trung gian thương mại là để tạo

sự ăn khớp về không gian giữa người sản xuất và tiêu dùng

Ba là, sự khác biệt về thời gian khi thời điểm sản xuất và tiêu dùng

không trùng khớp Vì sản xuất thường không xảy ra trùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng nên nảy sinh nhu cầu sự trữ hàng hóa Sự ăn khớp về thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giải quyết thông qua dòng chảy của sp trong các kênh lưu thông và dự trữ hàng hóa trong hệ thống phân phối đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Sơ đồ 1 thể hiện vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa trong việc giải quyết những mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường

Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất và tiêu dùng

 Vai trò với các doanh nghiệp

Sự hoạt động nhịp nhàng thông suốt của hệ thống phân phối đã định hướng tốt cho các ngành sản xuất hướng tới thị trường, sản xuất ra những gì thị trường đang có nhu cầu Vì vậy mà quyền lợi của người sản xuất luôn gắn với

Khu vực sản xuất: chuyên môn hóa và phân công lao động dẫn đến khả năng cung cấp đa dạng

Khu vực sản xuất: chuyên môn hóa và phân công lao động dẫn đến khả năng cung cấp đa dạng

Xã hội hóa hệ thống phân phối hàng hóa cần thiết để giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn

Khu vực tiêu dùng: nhu cầu và mong muốn đa dạng về chủng loại, thời gian, địa điểm và quyền sở hữu

Trang 12

quyền lợi của nhà phân phối Theo xu hướng đó, quyền lực của hệ thống phân phối ngày càng lớn, chi phối thậm chí áp đặt cuộc chơi cho ngành sản xuất

Hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, tạo lập lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường Hệ thống phân phối hàng hóa là con đường mà

hàng hóa được lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng Việc phát triển

và quản lý được các hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhờ đó tăng tốc độ quay vòng vốn,

mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Hệ thống phân phối hàng hóa cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của người tiêu dùng Với chức năng tổ chức mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng,

những nhà phân phối là những người có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các thông tin từ thị trường Do vậy, các doanh nghiệp nên thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với nhà phân phối để trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhanh với nhu cầu của thị trường

 Vai trò với người tiêu dùng

Hệ thống phân phối mang lại nhiều sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Ngoài ra, hoạt động phân phối còn cung cấp cho người tiêu dùng hàng loạt các dịch vụ bổ sung như địa điểm thuận lợi, giao hàng tại nhà, tư vấn tiêu dùng…giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn, tăng thêm

sự thuận tiện khi mua hàng

1.3 Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại

Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối những năm cuối thập kỷ 90 đến nay là:

 Tập trung hoá hệ thống phân phối ngày càng cao Cùng với sự xuất hiện của các công ty khổng lồ trong lĩnh vực phân phối, mối quan hệ giữa nhà

Trang 13

sản xuất, người bán buôn và bán lẻ ngày càng mật thiết để tạo ra một hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng hiệu quả

 Trong bán lẻ, có sự thay thế các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, độc lập bằng những cửa hàng bách hóa với quy mô lớn

 Quy mô trung bình của các cửa hàng (diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên

 Ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị có quy mô cực lớn, kinh doanh theo chuỗi

 Phương thức kinh doanh nhượng quyền của các công ty lớn đã liên kết các cửa hàng quy mô nhỏ trong cùng một hệ thống nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

 Có sự tham gia của các nhà bán lẻ, những người sản xuất vào hệ thống phân phối truyền thống làm cho vai trò của các phương thức bán lẻ truyền thống ngày càng giảm, đặc biệt là với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày

 Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao của phương thức bán hàng không thông qua cửa hàng như bán hàng qua mạng, tivi, bưu điện…Thương mại điện tử tạo ra một xu hướng bán hàng mới, xuất hiện trong thời đại “số hoá” giúp cho khách hàng giao dịch nhanh, nhà kinh doanh tiết kiệm chi phí cửa hàng, đồng thời xoá bỏ rào cản địa lý giữa các quốc gia

 Sự mở rộng hoạt động của các tập đoàn phân phối bán lẻ khổng lồ: cùng với xu thế toàn cầu hoá và dỡ bỏ dần các rào cản thương mại của các quốc gia, các công ty phân phối lớn đang tích cực tiến hành khảo sát và điều tra để thâm nhập các thị trường tiềm năng

Trang 14

2 Tổng quan về hệ thống bán lẻ và hệ thống bán lẻ hiện đại

 Trong cuốn “Retail management”, Micheal Levy định nghĩa:

Bán lẻ là một loạt các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị cho sản phẩm dịch vụ được bán cho người tiêu dùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình 4

Như vậy có thể hiểu nhà bán lẻ hay công ty bán lẻ là nhà một công ty thương mại mà tổng doanh thu của nó chủ yếu từ hoạt động bán lẻ mang lại Bất kể tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều làm chức năng bán lẻ

2.1.2 Vị trí và chức năng của bán lẻ trong kênh phân phối

Vị trí của bán lẻ

Các nhà sản xuất thường đưa hàng hóa của mình ra thị trường thông qua các kênh phân phối Các nhà bán lẻ nằm ở vị trí cuối cùng trong kênh phân phối Họ mua lại hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn

để bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng Người bán lẻ không những là những người quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng ma còn hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng bằng cách xác định, lựa chọn hàng hóa, thỏa

Trang 15

thuận mức giá với nhà cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội

Sơ đồ 2: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 5

\

Chức năng của bán lẻ

Bán lẻ là một khâu của quá trình phân phối nên nó cũng đảm nhiệm đầy

đủ chức năng cơ bản của phân phối Tuy nhiên do đặc thù là kênh cuối cùng đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nên bán lẻ mang một số đặc điểm riêng

 Thứ nhất là nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và

tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi Nhà bán lẻ là người trực tiếp

tiếp xúc với người tiêu dùng nên có thể thu thập những thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng… để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Những thông tin này của nhà bán lẻ là rất cần thiết để người sản xuất có

Trang 16

thể nắm bắt được phản hồi từ phía khách hàng, kịp thời cải tiến hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường

 Thứ hai là kích thích tiêu thụ, cung cấp các thông tin về hàng hóa cho

người tiêu dùng Các nhà bán lẻ có thể tự tiến hành các biện pháp xúc

tiến bán hàng riêng của mình để tăng doanh thu bán lẻ Đồng thời, họ có thể đóng vai trò là người chuyển thông điệp quảng cáo hoặc các thông tin khuyến nghị của nhà sản xuất đến người tiêu dùng

 Thứ ba là hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu

của người mua Tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số mặt hàng có thể lên

tới 15.000 từ hơn 500 nhà sản xuất khác nhau Việc sắp xếp và phân loại này giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn phong phú các sản phẩm với đủ mọi thương hiệu, kiểu dáng, giá cả… Bên cạnh đó, dù các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ người sản xuất hay nhà bán buôn nhưng do đặc thù ngành bán lẻ, nhà bán lẻ phải tiến hành sơ chế, đóng gói…để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và hình thức phù hợp nhất

 Thứ tư là lưu kho bãi: Đây là chức năng quan trọng của người bán lẻ để

đảm bảo luôn có hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều hàng hóa vào mọi nơi mọi lúc Ngoài ra, một số hoạt động sản xuất có tính thời vụ, còn tiêu dùng diễn ra quanh năm, do đó cần tới chức năng dự trữ hàng hóa của người bán lẻ

 Thứ năm là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ: nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ

giúp cho người tiêu dùng dễ dàng mua và sử dụng sản phẩm hơn, bằng các biện pháp như cho người mua trả chậm, mời sử dụng hàng thử, tư vấn và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin về sản phẩm

2.1.3 Phân loại các nhà bán lẻ

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hoạt động bán lẻ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau rất đa dạng nên việc phân loại chúng gặp nhiều khó

Trang 17

khăn Tuy nhiên, dựa vào các tính chất như các chủng loại hàng hóa được bán, sự quan tâm tương đối về giá cả, tính chất phục vụ, loại cửa hàng và mức độ tập trung đối với cửa hàng có thể phân loại các mô hình cửa hàng bán lẻ như sau:

Bảng 3: Các mô hình cửa hàng bán lẻ 6

Chủng loại

hàng hóa

Sự quan tâm tương đối về giá cả

Tính chất gian hàng

Loại sở hữu cửa hàng

Mức độ tập trung các cửa hàng

- Kho cửa hàng

- Phòng trưng bày bán hàng theo

catalogue

- Bán lẻ trong cửa hàng

- Bán lẻ ngoài cửa hàng (bán theo đơn đặt hàng qua bưu điện, điện thoại, máy bán hàng tự động, phục vụ đơn hàng có chiết khấu, bán hàng lưu động

- Mạng lưới công ty

- Mạng lưới

tự nguyện của những người bán lẻ và hợp tác xã của những người bán lẻ

- Hợp tác xã tiêu thụ

- Liên hiệp những người được quyền

ưu đãi

- Tập đoàn bán lẻ

- Khu vực kinh doanh trung tâm

- Trung tâm thương mại khu vực

- Trung tâm thương mại quận, huyện

- Trung tâm thương mại phường, xã

2.2 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống bán lẻ hiện đại

2.2.1 Khái niệm

Cho đến nay tại Việt Nam chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra khái niệm của hệ thống bán lẻ hiện đại Tuy nhiên dựa vào tính chất của kênh phân

6

Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, trang 290

Trang 18

phối bán lẻ có thể chia ra làm 2 loại hệ thống bán lẻ là hệ thống bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại Hệ thống bán lẻ hiện đại có mô hình tiêu biểu là cửa hàng tiện dụng (convenience store), siêu thị nhỏ (mini-super), siêu thị (supermarket), đại siêu thị (hypermarket), cửa hàng bách hoá lớn (department store), cửa hàng bách hoá thông thường, cửa hàng đại hạ giá (hard discounter), trung tâm thương mại (commercial center, shopping mall)

Như vậy hệ thống bán lẻ hiện đại khác biệt với hệ thống bán lẻ truyền thống ở phương pháp quản lý kinh doanh, cách bài trí cửa hàng, phong cách phục vụ

lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh công nghiệp Ta cũng cần phân biệt giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ:

+ Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe

đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng

+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ

người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán Tại các trung tâm thương mại hoặc cửa hàng bách hóa có nhân viên giúp đỡ và sẵn sàng cung cấp thông tin cho khách hàng Tuy nhiên điểm khác biệt của phương thức bán hàng hiện đại là tính tự chủ và sự thoải mái lựa chọn của khách hàng luôn được đặt lên trên hết

Chính thức ra đời từ những năm 1930, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho ngành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển Tự phục vụ

Trang 19

đồng nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh) Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị ngăn trở từ phía người bán

Do áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các cửa hàng bán

lẻ hiện đại rất thuận tiện Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ Đặc điểm này đem đến cảm giác thoải mái, hài lòng,

tự tin và sự thỏa mãn cao nhất cho người mua sắm

Có thể khẳng định rằng phương thức tự phục vụ là điểm ưu việt nhất của hình thức bán lẻ hiện đại và là cuộc “đại cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ

● Hệ thống bán lẻ hiện đại áp dụng nghệ thuật trưng bày hàng hoá

(Merchandising)

Các siêu thị cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trình bày hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng Nhiều cửa hàng bán lẻ khác, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của siêu thị để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khách hàng sâu sắc hơn nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng

Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả

năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua Các cửa hàng hiện đại làm được điều

này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa, nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được

Trang 20

ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày bắt mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; các mặt hàng tiêu dùng có liên quan được sắp xếp cạnh nhau để khách hàng mua sắm được thuận tiện

● Các đặc trưng của hàng hóa

Hàng hóa trong siêu thị và cửa hàng tiện lợi chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử với chủng loại rất phong phú, đa dạng Điều này tạo sự thuận tiện khi người mua chỉ cần đến 1 nơi là có thể mua đủ những mặt hàng thiết yếu hàng ngày Với loại hình siêu thị, theo quan niệm của nhiều nước, đó phải là nơi người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần ở "dưới một mái nhà" và với một mức giá phải chăng Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh

Chất lượng hàng hóa bán trong hệ thống bán lẻ hiện đại được đảm bảo

Do bản thân những người bán lẻ cũng là một doanh nghiệp nên họ có ý thức bảo vệ thương hiệu của mình, tạo uy tín với khách hàng Hơn nữa, việc kinh doanh của các siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện lợi lại chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng chứ không được buông lỏng như với các chợ hay cửa hàng tạp hóa Do đó hàng hóa trong các siêu thị và cửa hàng hiện đại được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng

Trang 21

Bảng 4: Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống

- Giá cả cố định, hàng hóa được niêm yết giá rõ ràng

- Chất lượng hàng hóa bảo đảm

- Phương thức bán hàng văn minh lịch sự

- Mua bán theo thói quen truyền thống

- Phân bố rải rác tại các khu dân cư, thuận tiện cho việc đi lại mua sắm

- Giá cả linh hoạt

- Hàng thực phẩm tươi sống đa dạng, phong phú

Điểm yếu - Một số mặt hàng giá cao hơn

- Hàng thực phẩm tưới sống không đa dạng về chủng loại

- Phân bố chưa rộng khắp

- Đòi hỏi vốn đầu tư cao

- Người dân chưa có thói quen thường xuyên mua bán tại siêu thị

- Hàng hóa có thể không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, điều kiện vệ sinh kém

- Tồn tại tệ nói thách, bán đắt, gây mất thời gian mặc cả tại các chợ

- Kinh doanh thiếu bài bản

Cơ hội - Kinh tế tăng trưởng, nhu cầu

mua sắm tiện lợi ngày càng tăng

- Đô thị hóa mạnh mẽ

- Thói quen mua sắm tiêu dùng đang thay đổi

- Nếp sống công nghiệp làm tăng nhu cầu mua sắm tập trung tại 1 địa điểm

- Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn, ngoại ô thành phố

- Phát triển theo hướng chuyên doanh

- Thói quen tiêu dùng thay đổi

- Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng

Trang 22

3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại một số nước

Để có được những bài học kinh nghiệm tốt ứng dụng vào phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay, đề tài sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của 2 nước mà cơ cấu hệ thống phân phối bán lẻ của

họ có nhiều nét tương đồng với Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau: khái quát về hệ thống bán

lẻ, tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ và chính sách của chính phủ 2 nước Thái Lan và Trung Quốc

3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

3.1.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Thái Lan

Cũng như các nước khác, dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bao gồm 2 hình thức chủ yếu là hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại Nhóm đầu tiên còn được gọi là “các cửa hàng ở góc phố” hay là “các cửa hàng bình dân” Đa số các cửa hàng này nằm ở các khu vực dân cư nhỏ và đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, phương thức quản lý đơn giản Khách của cửa hàng này

đa số là dân cư sống trong khu vực Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tồn tại hệ thống các cửa hàng hiện đại với phương thức quản lý và có chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, thương mại truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ của Thái Lan, chiếm tới 70% tổng số doanh thu ngành bán lẻ, hệ thống hiện đại chỉ chiếm 30%

Bảng 5: Ước tính thị phần của loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại

Trang 23

3.1.2 Tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ

Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bắt đầu được tự do hóa từng bước từ nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 Là bộ phận chính của ngành thương mại, việc

mở cửa dịch vụ bán lẻ nằm trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ Thái Lan Từ những năm mở cửa này, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại Thái Lan tăng lên đáng kể, nhiều nhà phân phối nước ngoài đã tham gia vào hệ thống phân phối của Thái Lan Các số liệu thống

kê cho thấy ngành thương mại là 1 trong những ngành nhận được nhiều đầu tư nước ngoài nhất trong mấy thập kỷ qua

Với sự khởi sắc của nền kinh tế, sức mua của người dân Thái Lan tăng cao đã là nhân tố khiến việc kinh doanh dịch vụ phân phối của Thái Lan trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài Thêm vào đó, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi Người dân thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu không còn thích mua hàng trong những cửa hàng truyền thống rẻ tiền nữa mà

họ chuyển sang mua hàng tại các siêu thị hiện đại Chính sự thay đổi thói quen này đã tạo cơ hội cho việc phát triển hệ thống phân phối hiện đại

Hiện nay hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực bán lẻ truyền thống Thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại năm 2002 là 54%, hệ thống bán lẻ truyền thống chỉ còn chiếm 46% Thêm vào đó, tỷ lệ này tiếp tục tăng khi các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tham gia vào thị trường bán lẻ của Thái Lan

Theo ước tính, hiện nay tại Thái Lan có đến 130 siêu thị nằm trong các trung tâm thương mại Các siêu thị này thuộc quyền sở hữu của 15 tập đoàn bán

lẻ lớn tại Thái Lan Các tập đoàn này đang có ý định xây dựng hàng loạt siêu thị cỡ trung bình nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của các tầng lớp dân cư Các doanh nghiệp trong nước cũng liên doanh với các công ty nước ngoài để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài

Trang 24

Trung tâm thương mại là loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đang phát triển sôi động nhất tại Thái Lan, đồng thời đây cũng là loại hình thu hút nhiều khách hàng nhất tại nước này khi vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, vừa là nơi mua sắm giải trí hiện đại Các trung tâm thương mại thường cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn từ 20%-30% so với các cửa hàng bình thường Đây là loại hình bán lẻ quy mô lớn, có tiềm năng phát triển nhất tại Thái Lan Các trung tâm này phần lớn do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ, các tập đoàn bán lẻ nhỏ chiếm những phân đoạn thị trường nhỏ hơn

3.1.3 Chính sách của chính phủ Thái Lan

Chính phủ Thái Lan nhận định rằng việc mở cửa thị trường bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và có tác động tích cực tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế Do đó, chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện môi trường kinh doanh tự do thông thoáng cho hoạt động bán lẻ Chính nhờ sự tự do này mà ngay cả trong những năm sau khủng hoảng kinh tế 1997, đầu tư vào dịch vụ bán lẻ tại Thái Lan vẫn tiếp tục tăng cao

Hình thức bán lẻ hiện đại có tác động tích cực đến nền kinh tế Thái Lan như tăng thu ngoại tệ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng mạng lưới hạ tầng bán lẻ hiện đại, tạo cơ hội chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lý của nước ngoài Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ bán lẻ hiện đại Tuy nhiên, các hệ thống bán lẻ hiện đại phát triển quá nhanh đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động mua bán truyền thống Các nhà bán buôn, bán lẻ trong nước không thể cạnh tranh được với các nhà kinh doanh siêu thị hiện đại quy mô lớn Theo đó, các nhà sản xuất bị mất cân bằng trong phân phối và phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà bán lẻ nước ngoài

Áp lực cạnh tranh gay gắt với các nhà bán lẻ nhỏ khiến chính phủ Thái Lan phải thay đổi chính sách quản lý với các nhà bán lẻ nước ngoài Trước kia chính phủ mở cửa thị trường bán lẻ một cách tự do thì năm 2002, chính phủ đưa ra “Dự thảo luật bán lẻ” để kiểm soát đầu tư vào ngành bán lẻ Đồng thời,

Trang 25

chính phủ còn sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa với các nhà phân phối lớn, bao gồm kiểm soát địa điểm mở siêu thị, thời gian mở cửa…

Năm 2003, cơ quan nhà đất Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan Theo quy định mới, các cửa hàng bán lẻ có diện tích trên 1000m2

phải được xây dựng cách trung tâm thành phố tối thiểu là 15km Quy định này cũng đưa ra diện tích lưu không, diện tích trồng cây xanh đất tối thiểu mà các siêu thị cần có

Trước nguy cơ các nhà phân phối nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ thị trường, Bộ Thương mại Thái Lan đã phải sử dụng đến các biện pháp phòng chống các chiến lược về giá cả không lành mạnh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của một số tập đoàn nước ngoài Đồng thời, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ mở nhiều khóa đào tạo, bồ dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý, xây dựng mạng lưới bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước

3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.2.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Trung Quốc

Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất trên thế giới Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc

là khoảng 550 tỷ USD Dự báo trong 20 năm tới thị trường bán lẻ Trung Quốc

sẽ là 2,4 nghìn tỷ USD

Cơ sở bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phê chuẩn thành lập vào năm 1992 là cửa hàng bách hóa Yaohan Thượng Hải (liên doanh với Nhật Bản) Cho đến nay, đã có khoảng 70% trong 50 nhà phân phối hàng đầu thế giới có mặt tại Trung Quốc đại lục Các tập đoàn nổi tiếng đóng vai trò quan trọng ở thị trường Trung Quốc là: Wal-mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Metro (Đức), Lutus (Thái Lan), Itoyokado (Nhật Bản), Tô Quả và Vạn Giai (Hồng Kông), Hảo Ưu Đa (Đài Loan)… Các loại hình bán lẻ hiện đại tại Trung Quốc

là cửa hàng bách hóa (deparment stores), siêu thị (supermarket), đại siêu thị

Trang 26

(hypermarket), trung tâm thương mại (shopping mall), cửa hàng hội viên dạng nhà kho (warehouse membership store)- vừa bán buôn vừa bán lẻ, cửa hàng tiện lợi (convenience store), cửa hàng chuyên doanh (specialty store)…

Phần lớn các công ty bán lẻ ở Trung Quốc hoạt động dưới hình thức công

ty gia đình, phân tán và hiệu quả kinh doanh không cao Các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ của Trung Quốc có doanh thu lớn hơn 50 triệu nhân dân tệ (100 tỷ đồng Việt Nam)8

3.2.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ

Sau khi Trung Quốc thực hiện mở cửa, đã có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào thị trường Với hơn 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ, các công ty bán lẻ Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều công ty bị phá sản Họ không thể cạnh tranh được với các tập đoàn hùng mạnh

về vốn và nhiều knh nghiệm kinh doanh của nước ngoài Trong thời gian chưa tới 10 năm, các tập đoàn nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Trung Quốc Cuộc mở cửa thị trường bán lẻ ở Trung Quốc cho thấy 1 kinh nghiệm cay đắng khi người ta tính trong vòng bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu Carefour mở 1 đại siêu thị thì đồng thời có 3 nhà phân phối của Trung Quốc phá sản Sự thâm nhập của các nhà phân phối nước ngoài đã tạo sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp phân phối trong nước

3.2.3 Chính sách của chính phủ Trung Quốc

Để thực hiện các cam kết WTO, Trung Quốc phải tiến hành sửa đổi bổ sung và xây dựng mới hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp Trung Quốc

đã ban hành văn bản “Quy chế đầu tư nước ngoài” ngày 11/02/2002 có hiệu lực

từ ngày 01/04/2002 Vào ngày 16/04/2004, Bộ Thương Mại Trung Quốc đã ban hành luật “Biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại” có hiệu lực từ ngày 01/06/2004 thay thế cho “Các biện pháp thử nghiệm đối với

8

ThS Phạm Hữu Thìn (2005), “Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối hàng hóa nội địa”

Trang 27

doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài” ban hành từ tháng 6/1999 Đây là những văn bản pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối

Theo quy định trong “Danh mục các ngành kinh doanh dành cho đầu tư nước ngoài”, kể từ ngày 11/12/2001, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu

tư vào lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc, nhưng chưa được phép kinh doanh một số mặt hàng nhạy cảm Một năm sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO (tức là từ ngày 11/12/2002) tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài có thể lên tới 50% Hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (tức là từ ngày 11/12/2003), các nhà đầu tư nước ngoài được phép quản lý công ty và tới năm 2004, các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu toàn bộ công ty

Về mặt địa lý, khi mới gia nhập WTO, Trung Quốc chỉ cam kết cho phép đầu tư nước ngoài vào 13 nơi gồm 5 đặc khu kinh tế, 6 thành phố lớn vùng duyên hải và 2 thành phố ở miền Trung Sau 2 năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động ở thủ phủ của tất

cả các tỉnh Các hạn chế về mặt địa lý đối với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài được loại trừ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO

Chính quyền cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở có thể chấp thuận đơn xin mở cửa hàng mới nếu: (i) diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 3.000m2

và số cửa hàng trong tỉnh không vượt quá 3, đồng thời tổng số cửa hàng mở tại Trung Quốc không vượt quá 30 hoặc (ii) diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 300m2, số cửa hàng trong tỉnh đó không vượt quá 30 và số cửa hàng giống nhau mở tại Trung Quốc không vượt quá 300, với điều kiện doanh nghiệp nước ngoài không được tiếp thị bán hàng qua vô tuyến truyền hình, điện thoại, thư đặt hàng, internet, máy bán hàng tự động Tuy nhiên, việc chấp nhận của chính quyền cấp tỉnh phải được báo cáo cho Bộ Thương mại

Trang 28

Vào ngày 11/12/2004, tất cả các hạn chế về mặt đại lý với việc thành lập doanh nghiệp bán lẻ đều được bãi bỏ Vì vậy, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài

có thể mở doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ ở bất cứ địa phương nào tại Trung Quốc

Khi thực hiện mở cửa, trước những áp lực cạnh tranh gay gắt đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, chính phủ Trung Quốc đã ban hành

“Pháp lệnh bán lẻ” nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước giành lại thị phần Bên cạnh việc thu hút FDI, Trung Quốc cũng dành những ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kĩ thuật cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

Trong thời kỳ từ nay đến 2010, Trung Quốc chủ trương điều chỉnh cơ cấu của ngành lưu thông hàng hóa, nhanh chóng thúc đẩy các loại hình phân phối hiện đại phát triển, nâng cao tỷ trọng của ngành phân phối hàng hóa trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy phát triển của kinh doanh bán lẻ theo chuỗi Đặc biệt, Trung Quốc chủ trương xây dựng 5 đến 10 tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi đủ mạnh để có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và vươn ra quốc tế Để xây dựng các tập đoàn này, chính phủ Trung Quốc chủ trương liên kết các doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ chức, phát hành cổ phiểu để huy động vốn Về loại hình phân phối, Trung Quốc chủ trương đa dạng hoá, không chỉ phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại mà còn khuyến khích xây dựng các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, các siêu thị tổng hợp loại lớn, các kho bán buôn…Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ, hình thành nên các tập đoàn siêu thị lớn để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường tính hiệu quả trong kinh doanh

Tóm lại, tuy thời gian đầu Trung Quốc có đưa ra nhiều hạn chế khá nghiêm ngặt trong việc thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh

Trang 29

vực phân phối, nhưng về tổng thể chính sách áp dụng trong thời gian này vẫn được đánh giá cao vì nó thúc đẩy mở rộng đầu tư trong nước vào lĩnh vực thương mại Cùng với việc đầu tư vào Trung Quốc của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài , các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, phương thức quản lý, vận hành hệ thống quản lý kinh doanh với từng loại hình cửa hàng

3.3 Bài học cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc về phát triển hệ thống bán

lẻ hiện đại ta có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam Cùng với sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao, hệ thống bán lẻ hàng hóa ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân Mở cửa thị trường bán lẻ là tất yếu và cần thiết Nó mang đến cơ hội phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đặt

ra cho hệ thống bán lẻ truyền thống nhiều thách thức

Bài học của Thái Lan cho thấy việc các nhà đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện đầu tư quá dễ dàng đã làm cho trong một thời gian ngắn, thị trường bán lẻ nằm trong tay của các tập đoàn lớn, họ có được sức mạnh chi phối thị trường Việt Nam không nên mở cửa thị trường bán lẻ quá nhanh chóng mà cần

có lộ trình từng bước để tạo sức ép vừa đủ cho các nhà bán lẻ trong nước tự đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa có thể phát triển cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại Chính phủ có thể sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp để phát triển thị trường bán lẻ và trợ giúp các doanh nghiệp nội địa trong cạnh tranh Một trong những biện pháp mà Thái Lan và Trung Quốc đã áp dụng là quản lý đất đai, mặt bằng xây dựng, hạn chế số lượng siêu thị trong thành phố, đồng thời hỗ trợ thông tin, đào tạo kĩ năng quản lý cho các doanh nghiệp trong nước

Việt Nam cũng nên học hỏi chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc ban hành các quy định pháp lý trong hiện đại bán lẻ (Trung Quốc có Pháp

Trang 30

lệnh bán lẻ, Thái Lan có dự thảo luật bán lẻ) Trong giai đoạn đầu mở cửa hội nhập, những khung pháp lý này có vai trò quan trọng để điều chỉnh hoạt động của các công ty, tập đoàn bán lẻ

Mặt khác, mở cửa thị trường theo cam kết WTO phải đảm bảo nguyên tắc thương mại bình đẳng không phân biệt đối xử Do vậy, chính phủ Việt Nam phải vừa tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở, bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và hệ thống bán lẻ truyền thống từng bước nâng cao nội lực, hiện đại hóa hoạt động kinh doanh để đứng vững trước sự cạnh tranh của nước ngoài Song song với phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo xu thế tất yếu của hội nhập, cần phải đồng thời hiện đại hóa hệ thống bán lẻ truyền thống để hệ thống này có thể tồn tại song song với hệ thống bán lẻ hiện đại

Trang 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI

VIỆT NAM

1 Thực trạng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam

AT Kearney là tập đoàn nghiên cứu, tư vấn thị trường hàng đầu thế giới

có trụ sở tại Hoa Kỳ Kể từ năm 2001, AT Kearney tiến hành công bố các nghiên cứu thường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ ở 30 thị trường thông qua chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI)9 Chỉ số GRDI là nguồn thông tin khách quan đáng tin cậy giúp các tập đoàn bán lẻ ưu tiên các chiến lược đầu tư trên toàn cầu bằng việc đánh giá tiềm năng của các thị trường mới nổi dựa trên

25 tiêu chí

Năm 2007, với 74 điểm, Việt Nam đứng thứ 4 về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc So với năm 2006, Việt Nam bị thụt lùi 1 bậc, tuy nhiên thứ hạng này tiếp tục khẳng định triển vọng sáng sủa, sức hút đầu tư mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam

Rủi ro quốc gia(%)

Độ bão hoà thị trường(%)

Áp lực thời gian(%)

Trang 32

Hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS trong báo cáo “Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam” đã khẳng định Việt Nam là 1 trong bảy thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới11

Qua những kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và hầu như còn chưa được khai thác Bên cạnh

đó, điểm quan trọng nhất thúc đẩy các tập đoàn bán lẻ chú ý đến thị trường Việt Nam là những thành quả thực tế mà các nhà đầu tư, các tập đoàn và doanh nghiệp đang hoạt động trong hệ thống bán lẻ hiện đại đạt được khi mạnh dạn đi đầu kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam Những năm tới hứa hẹn sự phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ nói chung và nhiều thay đổi lớn về chất với hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng

Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống bán lẻ được phân thành hệ thống bán lẻ truyền thống và hệ thống bán lẻ hiện đại

1 Hệ thống bán lẻ truyền thống: là hệ thống phân phối bán lẻ hình thành

một cách tự phát Đó là mạng lưới rời rạc, kết nối một cách lỏng lẻo với các nhà sản xuất và người tiêu dùng Hệ thống này bao gồm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa…do các gia đình tự kinh doanh và quản lý Đây là hình thức bán lẻ đã hình thành từ lâu đời, hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kênh phân phối của Việt Nam Nhược điểm của hệ thống này là các quan hệ buôn bán thường không liên tục và thiếu tính ổn định, thiếu sự lãnh đạo tập trung, hiệu quả hoạt động kém Đồng thời nhà nước cũng khó kiểm soát được hoạt động kinh doanh của hệ thống này

Hiện nay mạng lưới các chợ phân bố rộng khắp trên cả nước với tổng số 9.603 chợ các loại, 160 chợ đầu mối cấp tỉnh thành và 4 chợ đầu mối cấp vùng bán hàng nông sản Đa số các chợ có quy mô nhỏ với diện tích bình quân mỗi điểm bán hàng ở chợ thành thị là 11,7m2, ở nông thôn là 12.5m2 Các chợ này hầu hết hình thành tự phát, không ít chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất

11

Nguồn: http://www.rncos.com/Report/IM502.htm

Trang 33

trật tự an toàn xã hội Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân trong khu vực chủ yếu dưới dạng lều lán tạm bợ, chỉ

có 11,6% số chợ trên toàn quốc được xây dựng kiên cố12 Hàng hóa ở chợ phần lớn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 350.000 cửa hàng truyền thống, tiệm tạp hóa Diện tích trung bình chỉ vào khoảng 14,8 m2/cửa hàng; phần lớn là trưng bày lộn xộn, cách tổ chức kinh doanh lạc hậu

2 Hệ thống bán lẻ hiện đại: là hệ thống được tổ chức quy củ, hoạt động

chuyên nghiệp Hệ thống này bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, các

cửa hàng tiện lợi…với phương thức quản lý và sử dụng công nghệ hiện đại Hệ

thống này ngày càng mở rộng và là tương lai của ngành bán lẻ Với ưu thế

vượt trội so với phương thức bán lẻ truyền thống, hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ dần dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống

Chỉ trong vòng 10 năm (1996-2006), hàng loạt các siêu thị, trung tâm thương mại, đã ra đời trên cả nước Hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến (gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) đã mang lại diện mạo mới cho hệ thống bán lẻ của Việt Nam

Cấu thành của hệ thống phân phối ở nước ta chưa vững chắc và thiếu tính liên kết Theo đánh giá của Bộ công thương, có tới 95% hoạt động phân phối bán lẻ hiện nay đang ở trong tình trạng manh mún, tự phát, thiếu ổn định

và chưa bền vững, dễ bị tổ thương khi có biến động khách quan Các doanh nghiệp chưa có sự thống nhất, đoàn kết trong phân phối hàng hóa Khi nước ta

mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết hội nhập, hàng loạt các tập đoàn nước ngoài sẽ tràn vào thị trường Việt Nam, lấn át và làm suy yếu nhanh chóng hình thức tổ chức phân phối bán lẻ nhỏ lẻ đang tồn tại

12

Nguồn: Bộ Công Thương (2005), Đánh giá thực trạng tổ chức phân phối hàng hóa ở Việt Nam hiện nay

Trang 34

Tính ưu việt của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ giúp mô hình này thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống Theo một công ty nghiên cứu thị trường, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối ngày càng nhiều bởi kênh phân phối hiện đại khi hệ thống này ngày một mở rộng hơn Nghiên cứu kênh bán lẻ hiện đại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ trọng trong doanh thu bán lẻ của hệ thống phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 Trong khi

đó, kênh phân phối truyền thống giảm từ 82% xuống còn 77% Xu hướng này cũng thể hiện rõ khi số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng Các chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới khi thị trường bán lẻ Việt Nam hoàn toàn mở cửa

Vào thời điểm hiện nay, tuy thị trường chưa mở cửa hoàn toàn nhưng đã

có nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam Có thể kể đến như Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn quốc) Các tập đoàn này đều đang hoạt động có hiệu quả và đang triển khai chiến lược phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đầy tham vọng của mình trên phạm vi toàn quốc Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trường Việt Nam và bày tỏ ý định đầu tư Trong số đó có Walmart (Mỹ)- nhà bán lẻ lớn nhất thế giới; Carefour (Pháp)- nhà bán lẻ thứ 2 thế giới; Tesco (Anh), nhà bán lẻ lớn thứ 6 trên toàn cầu, cùng nhiều tập đoàn Châu Á khác như Dairy Farm (Hồng Kông), Lotte (Hàn quốc) và South Asia Investment (Singapore)…

Việc Việt Nam mở của thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện nhanh chóng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, đồng thời, tạo áp lực khiến các doanh

nghiệp bán lẻ phải tự đổi mới, hoàn thiện mình theo hướng chuyên nghiệp

Trang 35

2 Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1 Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1.1 Chính trị luật pháp

Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng trong nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) do quốc hội Mỹ thông qua Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó các hạn chế về vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ được xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập Việc thành lập các đại

lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở “Xem xét nhu cầu của nền kinh tế”

Lộ trình hội nhập theo cam kết WTO của Việt Nam là13

 Kể từ ngày 1/1/2009, nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được phân phối cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, mở cửa dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đại lý môi giới cá nhân Tuy nhiên ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài

13

Nguồn : Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), “WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, trang 838, 839

Trang 36

 Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất

cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam

Nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và thực hiện thí điểm trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối, những ưu đãi đầu tư trong thời gian trước đã được sửa đổi bổ sung Quan trọng nhất là danh mục ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (tháng 2/2002) Theo đó, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam

Đặc biệt, ngày 24/9/2004, Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị, trung tâm thương mại nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại; đồng thời bảo vệ người tiêu dùng Quy chế này quy định về tài chính, về hàng hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại Đây được coi là bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước đối với hiện đại kinh doanh bán lẻ hiện đại Quy chế này là công cụ quản lý hiệu quả của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chấm dứt tình trạng phát triển lộn xộn của các siêu thị, trung tâm thương mại

2.1.2 Kinh tế

Trong năm 2006 vừa qua, kinh tế phát triển với mức tăng trưởng 8,17%, thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới, là năm thứ 25 tăng trưởng liên tục14

Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế đang mở cửa và phát triển năng động nhất khu vực Các chỉ số phát triển kinh tế đều cho kết quả khả

14

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007), “Kinh tế Việt Nam năm 2006”, NXB Tài chính

Trang 37

quan đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam

Trong các yếu tố kinh tế, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi lựa chọn thị trường để đầu tư là mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) Theo nghiên cứu của tập đoàn Carrefour, mức thu nhập bình quân đầu người ở một đô thị Châu Á phải đạt tối thiểu 1000 USD/năm thì một nhà phân phối mới nên nghĩ đến việc mở một siêu thị, và để mở một đại siêu thị, mức GDP ít nhất phải đạt 2000 USD Chỉ số này tại các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt mức này Điều này có thể giải thích tại sao thị trường bán lẻ Việt Nam trong vài năm trở lại đây lại thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến vậy

Kết quả các cuộc điều tra mức sống các hộ gia đình do Tổng cục thống

kê tiến hành cho thấy thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế đã tăng

từ 295.000đ/người/tháng năm 1999 lên 356.100đ/người/tháng năm 2001-2002

và 484.400đ/người/tháng năm 2003-2004

Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế

phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: nghìn đồng)15

15

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006): “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam”, trang 12

Trang 38

13,6% Đây là một thuận lợi căn bản để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trên cả nước.16

2.1.3 Xã hội

Hiện nay dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới với 84 triệu người Thị trường bán lẻ Việt Nam còn được đánh giá là tiềm năng do kết cấu dân số trẻ với hơn 50% dân số ở độ tuổi dưới 30, độ tuổi có mức tiêu dùng mạnh nhất

Trung tâm Xúc tiến thương mại-đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đưa ra kết quả nghiên cứu đáng chú ý là: người tiêu dùng có mức chi tiêu từ

500 nghìn đồng trở lên tập trung chủ yếu ở độ tuổi 22-55 tuổi; trong đó, người tiêu dùng độ tuổi 22-35 có mức cho tiêu từ 500 nghìn đồng trở lên chiếm tới 39,91%, mức cao nhất trong các độ tuổi Tiếp theo là những người từ 36-55 tuổi, chiếm 34,38% Như vậy, những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là những người chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70,29%.17

Đồng thời, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng là một nhân tố có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại Các đô thị lớn với mức sống ngày càng cao là những địa điểm tiềm năng để các nhà bán lẻ xem xét quyết định đầu tư

Bảng 8: Phân bố dân số qua các năm 18

Trang 39

Bảng thống kê trên cho thấy tỷ lệ dân cư sống tại thành thị tăng dần trong

cả thời kỳ 2001-2006 Theo ước tính, tỷ lệ người dân sống ở thành thị ước đạt 33% năm 2010 và 45% năm 2020.Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam trong những năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại

2.1.4 Văn hóa

Thói quen đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm tươi cho gia đình đã đi sâu vào đời sống của người dân Việt Nam, thậm chí đã trở thành nét văn hóa Ở vùng nông thôn, chợ và những cửa hàng truyền thống là hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa làng xã Những thói quen này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn

Tuy nhiên, đời sống công nghiệp ngày càng bận rộn khiến cho quỹ thời gian dành cho mua sắm của người dân, nhất là tại các thành thị, giảm đi rất nhiều Trên thực tế, mặc dù tâm lý mua sắm chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với số lượng nhỏ vẫn còn tồn tại, nhưng tác phong công nghiệp và việc phụ nữ ngày càng bận rộn hơn với công việc khiến cho thói quen mua sắm đang dần thay đổi Phụ nữ không có nhiều thời gian để đi chợ lựa chọn các sản phẩm riêng lẻ, thay vào đó là việc mua sắm tại một địa điểm tập trung các mặt hàng với khối lượng lớn đủ để tiêu dùng trong tuần hoặc 10 ngày cho gia đình

Do vậy, tiêu chí tiện lợi ngày càng được đề cao

Đời sống được cải thiện khiến cho thị hiếu và thói quen mua sắm của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có nhiều thay đổi lớn Ngày nay đi mua sắm không chỉ là để đáp ứng nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn là một hình thức giải trí và thư giãn Hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7% 19

19

Nguồn: Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công

Thương

Trang 40

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: Người tiêu

dùng Việt Nam xếp thứ năm trên toàn thế giới về chỉ số lạc quan tiêu dùng

GCCI (Global Consumer Confidence Index)20 Đây là cuộc khảo sát chỉ số niềm tin diễn ra từ tháng Tư đến tháng Năm và phản ánh tâm lý người tiêu dùng của 47 nước trong sáu tháng đầu năm 2007

Theo báo cáo này, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 12 điểm so với nửa đầu năm 2006 trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm hai điểm so với cuối năm 2006 Với việc xếp thứ 5 trong chỉ số GCCI này, người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá

là một trong top 5 quốc gia lạc quan nhất Cũng theo nghiên cứu này, Việt Nam nằm trong top 10 nước mà người tiêu dùng lạc quan nhất ở tình hình tài chính

cá nhân trong 12 tháng tiếp theo

Những nghiên cứu trên cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chi tiêu mua sắm nhiều hơn Bên cạnh đó, những thay đổi trong lối sống cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1.5 Khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin đang được các nhà bán lẻ hiện đại sử dụng rộng rãi Máy vi tính, mạng toàn cầu internet, mạng viễn thông liên lạc…phát triển cho phép các nhà bán lẻ dự báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng qua mạng với các nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, sử dụng email liên lạc giữa các đơn vị kinh doanh…

Công nghệ mới còn được áp dụng ở hệ thống thanh toán bằng máy quét, các máy camera theo dõi chống trộm cắp, chuyển khỏan điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hóa…

20

Nguồn: http://www2.acnielsen.com/reports/index_consumer.shtml, “Consumer Confidence, Concerns and Spending Intentions- July 2007”.

Ngày đăng: 28/05/2014, 18:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu (2004), “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2004
2. Bộ Thương mại (2006), “Thị trường dịch vụ Việt Nam- Những cơ hội khai thác”, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường dịch vụ Việt Nam- Những cơ hội khai thác”
Tác giả: Bộ Thương mại
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
3. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, NXB Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại
Tác giả: GS.TS Nguyễn Thị Mơ
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2005
4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2002), “Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Nhiễu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
5. TS. Nguyễn Thị Nhiễu chủ biên (2006), “Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Nhiễu chủ biên
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2006
6. Tổng cục thống kê (2006), “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội 2001- 2005”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái và thực trạng kinh tế xã hội 2001-2005”
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
7. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), “Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986-2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986-2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra”
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
8. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), “WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam”
Tác giả: Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), “Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ”, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ
Tác giả: Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
10. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) (2007), “Kinh tế Việt Nam năm 2006”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam năm 2006”
Tác giả: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
11. AT Kearney (2006), “Emerging market priorities for global retailers”, Global Retail Development Index Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emerging market priorities for global retailers”
Tác giả: AT Kearney
Năm: 2006
12. Phillip Kotler (2003), “Quản trị marketing”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Phillip Kotler
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
13. Phillip Kotler & Gary Amstrong (2002), “Principles of marketing”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Principles of marketing”
Tác giả: Phillip Kotler & Gary Amstrong
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
14. Micheal Levy (2003), “Retail management”, NXB McGraw Hill Higher Education.II/ Các văn kiện pháp luật, đề án, bài báo, tham luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Retail management”", NXB McGraw Hill Higher Education
Tác giả: Micheal Levy
Nhà XB: NXB McGraw Hill Higher Education. "II/ Các văn kiện pháp luật
Năm: 2003
1. Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”
4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), viện Nghiên cứu Thương mại, đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Nhiễu
Năm: 2005
5. Ngô Bình: “Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách hệ thống phân phối Việt”, Báo Nhà quản lý số tháng 6, 7, 8 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách hệ thống phân phối Việt”
6. Lan Hương (2006), “Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại”, Kỷ yếu của Bộ Thương mại năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại”
Tác giả: Lan Hương
Năm: 2006
7. Vũ Vinh Phú, “Những tiền đề để phát triển hệ thống phân phối Việt Nam”, Báo Thương mại, số 19/2006, trang 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những tiền đề để phát triển hệ thống phân phối Việt Nam”
8. Nguyễn Hồng Thanh, Ủy ban quốc gia Vụ đa biên, Bộ Công Thương, “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 5 - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
Sơ đồ 2 Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 5 (Trang 15)
Bảng 3: Các mô hình cửa hàng bán lẻ  6 Chủng loại - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
Bảng 3 Các mô hình cửa hàng bán lẻ 6 Chủng loại (Trang 17)
Bảng 4: Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống   Đặc điểm  Hệ thống bán lẻ hiện đại   Hệ thống bán lẻ truyền thống - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
Bảng 4 Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống Đặc điểm Hệ thống bán lẻ hiện đại Hệ thống bán lẻ truyền thống (Trang 21)
Cũng  như các  nước khác, dịch  vụ bán  lẻ  của Thái  Lan bao  gồm 2  hình  thức  chủ  yếu  là  hình  thức  bán  lẻ  truyền  thống  và  hình  thức  bán  lẻ  hiện  đại - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
ng như các nước khác, dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bao gồm 2 hình thức chủ yếu là hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại (Trang 22)
Bảng 6: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 2007 10 - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
Bảng 6 Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 2007 10 (Trang 31)
Bảng 8: Phân bố dân số qua các năm 18 Năm  Dân số trung bình - Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam
Bảng 8 Phân bố dân số qua các năm 18 Năm Dân số trung bình (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w