Chính trị luật pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam (Trang 35 - 36)

2. Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1.1 Chính trị luật pháp

Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng trong nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, đồng thời đƣợc hƣởng quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) do quốc hội Mỹ thơng qua. Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó các hạn chế về vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ đƣợc xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. Việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ đƣợc cho phép trên cơ sở “Xem xét nhu cầu của nền kinh tế”.

Lộ trình hội nhập theo cam kết WTO của Việt Nam là13

:

 Mở rộng dịch vụ phân phối bằng cách tự do hóa bán bn, bán lẻ và cấp quyền kinh doanh sau thời điểm gia nhập.

 Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn phân phối lớn của nƣớc ngoài đƣợc phép liên doanh với doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ kinh doanh bán sỉ và lẻ nhƣng tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngồi khơng đƣợc vƣợt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% đƣợc bãi bỏ.

 Kể từ ngày 1/1/2009, nhà đầu tƣ đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, đƣợc phân phối cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nƣớc, mở cửa dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đại lý môi giới cá nhân. Tuy nhiên ta không mở cửa thị trƣờng phân phối xăng dầu, dƣợc phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đƣờng và kim loại quý cho nƣớc ngoài.

13

Nguồn : Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), “WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương

 Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, cơng ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi trong lĩnh vực phân phối sẽ đƣợc phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và thực hiện thí điểm trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực phân phối, những ƣu đãi đầu tƣ trong thời gian trƣớc đã đƣợc sửa đổi bổ sung. Quan trọng nhất là danh mục ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (tháng 2/2002). Theo đó, các loại hình phân phối hiện đại theo mơ hình của các nƣớc tiên tiến nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng tiện lợi…đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 24/9/2004, Bộ thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị, trung tâm thƣơng mại nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của các siêu thị, trung tâm thƣơng mại; đồng thời bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Quy chế này quy định về tài chính, về hàng hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thƣơng mại. Đây đƣợc coi là bƣớc đột phá trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hiện đại kinh doanh bán lẻ hiện đại. Quy chế này là công cụ quản lý hiệu quả của nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi và định hƣớng phát triển cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chấm dứt tình trạng phát triển lộn xộn của các siêu thị, trung tâm thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)