Thực trạng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam (Trang 31 - 35)

AT Kearney là tập đoàn nghiên cứu, tƣ vấn thị trƣờng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2001, AT Kearney tiến hành công bố các nghiên cứu thƣờng niên về độ hấp dẫn đầu tƣ bán lẻ ở 30 thị trƣờng thông qua chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI)9. Chỉ số GRDI là nguồn thông tin khách quan đáng tin cậy giúp các tập đoàn bán lẻ ƣu tiên các chiến lƣợc đầu tƣ trên toàn cầu bằng việc đánh giá tiềm năng của các thị trƣờng mới nổi dựa trên 25 tiêu chí.

Năm 2007, với 74 điểm, Việt Nam đứng thứ 4 về độ hấp dẫn của thị trƣờng bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. So với năm 2006, Việt Nam bị thụt lùi 1 bậc, tuy nhiên thứ hạng này tiếp tục khẳng định triển vọng sáng sủa, sức hút đầu tƣ mạnh mẽ của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam.

Bảng 6: Xếp hạng 10 thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn nhất năm 200710Xếp Xếp hạng 2007 Quốc gia Độ hấp dẫn thị trƣờng (%) Rủi ro quốc gia(%) Độ bão hoà thị trƣờng(%) Áp lực thời gian(%) Điểm số 1 Ấn Độ 42 67 80 74 92 2 Nga 52 62 53 90 89 3 Trung Quốc 46 75 46 84 86 4 Việt Nam 34 57 76 59 74 5 Ukraina 43 41 44 88 69 6 Chile 51 80 42 43 69 7 Latvia 32 77 21 86 68 8 Malaysia 44 70 46 54 68 9 Mexico 58 83 33 33 64 10 Ả Rập Xê Út 40 85 66 35 64 9 Nguồn: http://www.atkearney.com/main.taf?p=5,3,1,141

10 Nguồn : 2007 A.T. Kearney Global Retail Development Index

Hãng nghiên cứu tồn cầu RNCOS trong báo cáo “Phân tích cơng nghiệp bán lẻ Việt Nam” đã khẳng định Việt Nam là 1 trong bảy thị trƣờng bán lẻ sinh lợi nhất thế giới11

.

Qua những kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy thị trƣờng bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và hầu nhƣ cịn chƣa đƣợc khai thác. Bên cạnh đó, điểm quan trọng nhất thúc đẩy các tập đoàn bán lẻ chú ý đến thị trƣờng Việt Nam là những thành quả thực tế mà các nhà đầu tƣ, các tập đoàn và doanh nghiệp đang hoạt động trong hệ thống bán lẻ hiện đại đạt đƣợc khi mạnh dạn đi đầu kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Những năm tới hứa hẹn sự phát triển bùng nổ của thị trƣờng bán lẻ nói chung và nhiều thay đổi lớn về chất với hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng.

Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống bán lẻ đƣợc phân thành hệ thống bán lẻ truyền thống và hệ thống bán lẻ hiện đại.

1. Hệ thống bán lẻ truyền thống: là hệ thống phân phối bán lẻ hình thành

một cách tự phát. Đó là mạng lƣới rời rạc, kết nối một cách lỏng lẻo với các nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Hệ thống này bao gồm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa…do các gia đình tự kinh doanh và quản lý. Đây là hình thức bán lẻ đã hình thành từ lâu đời, hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kênh phân phối của Việt Nam. Nhƣợc điểm của hệ thống này là các quan hệ buôn bán thƣờng không liên tục và thiếu tính ổn định, thiếu sự lãnh đạo tập trung, hiệu quả hoạt động kém. Đồng thời nhà nƣớc cũng khó kiểm sốt đƣợc hoạt động kinh doanh của hệ thống này.

Hiện nay mạng lƣới các chợ phân bố rộng khắp trên cả nƣớc với tổng số 9.603 chợ các loại, 160 chợ đầu mối cấp tỉnh thành và 4 chợ đầu mối cấp vùng bán hàng nông sản. Đa số các chợ có quy mơ nhỏ với diện tích bình qn mỗi điểm bán hàng ở chợ thành thị là 11,7m2, ở nông thôn là 12.5m2. Các chợ này hầu hết hình thành tự phát, khơng ít chợ lấn chiếm lịng đƣờng, vỉa hè gây mất

11

trật tự an toàn xã hội. Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày của ngƣời dân trong khu vực. chủ yếu dƣới dạng lều lán tạm bợ, chỉ có 11,6% số chợ trên tồn quốc đƣợc xây dựng kiên cố12. Hàng hóa ở chợ phần lớn không rõ nguồn gốc xuất xứ, khơng đảm bảo chất lƣợng, an tồn vệ sinh thực phẩm…

Theo thống kê chƣa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 350.000 cửa hàng truyền thống, tiệm tạp hóa. Diện tích trung bình chỉ vào khoảng 14,8 m2/cửa hàng; phần lớn là trƣng bày lộn xộn, cách tổ chức kinh doanh lạc hậu.

2. Hệ thống bán lẻ hiện đại: là hệ thống đƣợc tổ chức quy củ, hoạt động

chuyên nghiệp. Hệ thống này bao gồm các siêu thị, trung tâm thƣơng mại, các cửa hàng tiện lợi…với phƣơng thức quản lý và sử dụng công nghệ hiện đại. Hệ

thống này ngày càng mở rộng và là tương lai của ngành bán lẻ. Với ƣu thế

vƣợt trội so với phƣơng thức bán lẻ truyền thống, hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ dần dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống.

Chỉ trong vòng 10 năm (1996-2006), hàng loạt các siêu thị, trung tâm thƣơng mại, đã ra đời trên cả nƣớc. Hệ thống bán lẻ hiện đại theo mơ hình của các nƣớc tiên tiến (gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng tiện lợi…) đã mang lại diện mạo mới cho hệ thống bán lẻ của Việt Nam.

Cấu thành của hệ thống phân phối ở nƣớc ta chƣa vững chắc và thiếu tính liên kết. Theo đánh giá của Bộ cơng thƣơng, có tới 95% hoạt động phân phối bán lẻ hiện nay đang ở trong tình trạng manh mún, tự phát, thiếu ổn định và chƣa bền vững, dễ bị tổ thƣơng khi có biến động khách quan. Các doanh nghiệp chƣa có sự thống nhất, đồn kết trong phân phối hàng hóa. Khi nƣớc ta mở cửa thị trƣờng bán lẻ theo cam kết hội nhập, hàng loạt các tập đoàn nƣớc ngoài sẽ tràn vào thị trƣờng Việt Nam, lấn át và làm suy yếu nhanh chóng hình thức tổ chức phân phối bán lẻ nhỏ lẻ đang tồn tại.

12

Tính ƣu việt của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ giúp mơ hình này thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống. Theo một công ty nghiên cứu thị trƣờng, thị trƣờng bán lẻ sẽ chịu sự chi phối ngày càng nhiều bởi kênh phân phối hiện đại khi hệ thống này ngày một mở rộng hơn. Nghiên cứu kênh bán lẻ hiện đại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ trọng trong doanh thu bán lẻ của hệ thống phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005. Trong khi đó, kênh phân phối truyền thống giảm từ 82% xuống còn 77%. Xu hƣớng này cũng thể hiện rõ khi số lƣợng cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng. Các chuyên gia dự báo xu hƣớng này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới khi thị trƣờng bán lẻ Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

Vào thời điểm hiện nay, tuy thị trƣờng chƣa mở cửa hồn tồn nhƣng đã có nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Có thể kể đến nhƣ Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn quốc). Các tập đồn này đều đang hoạt động có hiệu quả và đang triển khai chiến lƣợc phát triển mạng lƣới siêu thị, trung tâm thƣơng mại đầy tham vọng của mình trên phạm vi tồn quốc. Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch và đầu tƣ thơng báo một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trƣờng Việt Nam và bày tỏ ý định đầu tƣ. Trong số đó có Walmart (Mỹ)- nhà bán lẻ lớn nhất thế giới; Carefour (Pháp)- nhà bán lẻ thứ 2 thế giới; Tesco (Anh), nhà bán lẻ lớn thứ 6 trên toàn cầu, cùng nhiều tập đoàn Châu Á khác nhƣ Dairy Farm (Hồng Kông), Lotte (Hàn quốc) và South Asia Investment (Singapore)…

Việc Việt Nam mở của thị trƣờng bán lẻ đã tạo điều kiện nhanh chóng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, đồng thời, tạo áp lực khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải tự đổi mới, hồn thiện mình theo hƣớng chun nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)